You are on page 1of 57

CHUYÊN ĐỀ 1

CÁC QUÁ TRÌNH CƠ HỌC, VẬN CHUYỂN VÀ


CƠ THỂ SỐNG
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong chuyên đề này, học viên phải:
1. Nắm được các quy luật chất lưu.
2. Ứng dụng các quy luật đó vào dòng máu trong hệ tuần hoàn.
3. Hiểu các quá trình vận chuyển qua màng.
4. Nắm được các ứng dụng của âm và siêu âm trong y học.

DẨN NHẬP:
1.1. CHẤT LỎNG VÀ DÒNG CHẤT LỎNG:
1.1.1. MỞ ĐẦU:
Chất lỏng được nghiên cứu từ lâu trong lịch sử với những tên tuổi lớn trong
quá khứ như Archimedes (thế kỷ thứ 3 trước CN), Pascal (thế kỷ 17), Bernoulli
(thế kỷ 18) hay Stokes (thế kỷ 19); và hiện nay vẫn còn là một lĩnh vực đang phát
triển. Chẳng hạn, các nguyên lý về dòng chất lỏng được dùng để thiết kế máy bay
hay ô tô, để dự báo thời tiết hay khảo sát các dòng chất lưu trong cơ thể sống.

1.1.2. ÁP SUẤT THỦY TĨNH:


Xét bình chất lỏng hình trụ. Lực tác dụng lên đáy bình là kết quả của trọng
lượng chất lỏng. Định nghĩa áp suất là lực trên một đơn vị diện tích:

P = F/A = mg/A (1.1)

Hình 1.1: Áp suất thủy tĩnh.

1
trong đó: m – khối lượng chất lỏng
g – gia tốc trọng trường
A – diện tích đáy bình
Đơn vị đo áp suất là N/m2 hay pascal (Pa). Bảng 1.1. cho biết một số đơn vị
đo áp suất khác cùng mối tương quan với đơn vị chuẩn.

Bảng 1.1: Một số đơn vị đo áp suất


Giá trị
Tên (N/m2 = Pa)
1 pascal (Pa) 1
1 bar 1.00 x 105
1 atmosphere (atm) 1.01 x 105
1 mm Hg 1.33 x 102
1 torr 1.33 x 102

Sử dụng khái niệm mật độ, có thể viết (1.1) dưới dạng:

P = mg/A = Vg/A = hAg/A = hg


hay:
P = gh (1.2)

trong đó:  - mật độ chất lỏng


h – độ cao chất lỏng
Như vậy áp suất trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu chứ không vào
diện tích thiết diện bình chứa.

Hình 1.2: Áp suất thủy tĩnh không phụ thuộc vào diện tích thiết diện bình chứa.

2
Thí dụ 1.1: Một kỹ thuật viên truyền dung dịch saline vào tĩnh mạch bệnh nhân.
Mật độ dung dịch là 1.0 x 103 kg/m3 và áp suất trong lòng tĩnh mạch là 2,4 x 10 3
Pa. Hỏi cần treo bình saline cao bao nhiêu để đủ áp lực truyền saline cho bệnh
nhân?

Giải: Bình phải treo đủ cao để áp suất thủy tĩnh ít nhất là bằng áp suất trong lòng
tĩnh mạch:

Psaline = gh = 2,4 x 103 Pa


suy ra:
h = (2,4 x 103)/g = 0,24 m = 24 cm

Hình 1.3: Khi truyền dịch, bình phải treo đủ cao.

Muốn chất lỏng chảy qua kim truyền cho bệnh nhân, bình phải treo cao hơn
độ cao đó.

1.1.3. NGUYÊN LÝ PASCAL


Nói chung khi biết áp suất tại một điểm trong chất lỏng, có thể biết nó tại
các điểm khác. Áp suất tại một điểm phụ thuộc vào độ sâu của nó và vào áp suất
bên ngoài, chẳng hạn áp suất không khí, tác động lên chất lỏng. Áp suất tại điểm B
có độ sâu h trong chất lỏng trong một bình hở sẽ có giá trị:

PB = Patm + gh (1.3)

Nếu áp suất trên bề mặt (như P atm ) tăng thì áp suất tại B cũng tăng tương
ứng. Blaise Pascal (1623-1662) nhận ra điều này qua nguyên lý Pascal: Ap suất

3
tác động lên một điểm trong một chất lỏng kín sẽ được truyền không suy giảm tới
mọi điểm trong chất lỏng và tới thành bình.
Nguyên lý Pascal có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống, chẳng hạn trong việc
đo huyết áp gián tiếp bằng huyết áp kế hay trong bơm thủy lực.

Hình 1.4: Nguyên lý Pascal

Hình 1.5: Bơm thủy lực.

Thí dụ 1.2: Đo huyết áp bằng huyết áp kế


Muốn đo huyết áp nói chung, huyết áp tối đa (tâm thu) và tối thiểu (tâm
trương) nói riêng, có thể dùng cách đo trực tiếp khi đưa ống chất lỏng của một áp
kế vào trong lòng động mạch. Tuy chính xác nhưng cách đo đó không tiện dụng
trong thực hành, nên thường dùng cách đo gián tiếp qua huyết áp kế. Một tấm

4
quấn không co giãn với một túi hơi có thể thổi căng lên được đặt ở cẳng tay,
khoảng cùng độ cao với tim. Tấm quấn được nối với một đồng hồ đo áp suất. Khi
tấm quấn được thổi căng lên, cẳng tay cũng bị ép. Nếu áp lực đủ lớn , dòng máu
trong động mạch có thể dừng lại. Nếu tấm băng quấn đủ dài và buộc đủ chặt, áp
suất trong mô cẳng tay sẽ bằng áp suất thổi căng và cũng băng áp suất trong động
mạch. Ở đây nguyên lý Pascal được áp dụng cho hệ gồm tấm quấn, tay và động
mạch.
Khi dòng máu bị chặn lại, bắt đầu giảm áp suất tấm quấn bằng cách cho khí
thoát ra. Khi áp suất tấm quấn giảm đúng bằng huyết áp cực đại, dòng máu bắt dầu
chảy lại trong mạch. Dòng máu gia tốc đó tạo nên âm thanh đặc trưng, có thể nhận
biết qua ống nghe. Khi âm thanh đặc trưng đó xuất hiện, áp kế chỉ giá trị huyết áp
tâm thu. Áp suất tấm quấn tiếp tục giảm, âm thanh thứ hai xuất hiện, đặc trưng cho
giá trị huyết áp tối thiểu hay tâm trương. Vấn đề sẽ được trình bày rõ hơn ở phần
hệ tuần hoàn.

1.1.4. SỨC CĂNG MẶT NGOÀI VÀ MAO DẪN:


Các phân tử chất lỏng hút nhau, nếu không chất lỏng không thể có thể tích
xác định (theo dạng bình chứa). Trong lòng một chất lỏng tĩnh, lực tác động lên
một phân tử chất lỏng bằng không, vì các lực phân tử riêng rẽ cân bằng nhau. Tuy
nhiên trên bề mặt, lực tác động khác không và hướng vào lòng chất lỏng. Lực
hướng vào này khiến mặt ngoài giống như mặt trống căng. Mặt ngoài chất lỏng
chống lại bất kỳ cố gắng nào nhằm tăng diện tích của nó.

Hình 1.6: Tương tác phân tử trong lòng và tại mặt ngoài chất lỏng.

Có thể xác định sức căng mặt ngoài bằng cách đo lực cần thiết để nâng một
cái vòng ra khỏi chất lỏng. Lực nâng tỉ lệ với C, chu vi vòng. Khi nâng, có một lớp
chất lỏng dính vào vòng cho đến khi trọng lượng lớp chất lỏng vượt lực tương tác
giữa các phân tử chất lỏng. Lớp nước đó có hai mặt trong và ngoài vòng. Như vậy,
độ dài tổng cộng mà lực nâng tác động là 2C. Sức căng mặt ngoài  là tỉ số của lực
bề mặt và độ dài mà nó tác dụng:

5
 = F / 2C (N/m) (1.4)

Hình 1.7: Xác định sức căng mặt ngoài.

Có thể xem sức căng mặt ngoài như năng lượng trên một đơn vị diện tích
mặt ngoài. Điều đó là chính xác vì N/m = N.m/m 2 = J/m2 . Hình dáng mặt ngoài
tương ứng với năng lượng cực tiểu. Một hệ quả là chất lỏng có xu hướng tối thiểu
hóa diện tích bề mặt, do đó chất lỏng thường có dạng hình cầu, vì đó là hình dạng
có diện tích bề mặt (và do đó năng lượng) nhỏ nhất ứng với một thể tích đã cho.
Giọt mưa, bọt xà phòng… tuân theo qui cách đó.

Hình 1.8: Ảnh chụp giọt sữa rơi xuống nền cứng.

6
Nếu lực hút giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực hút giữa phân tử chất
lỏng với các phân tử thành bình, chất lỏng không dính ướt thành bình và mặt ngoài
có dạng hình cầu lồi. Ngược lại, chất lỏng sẽ dính ướt thành bình và có dạng cầu
lõm.
Khi nhúng một ống dường kính nhỏ vào chất lỏng dính ướt, chất lỏng sẽ
dâng lên trong ống, do lượng chất lỏng trong ống quá nhỏ nên lực hút nội chất
lỏng không thắng được lược hút giữa chất lỏng và các phân tử thành ống. Đó là
hiện tượng mao dẫn. Chất lỏng sẽ dâng lên cho đến khi lực hướng lên cân bằng
với trọng lượng chất lỏng trong ống.

Hình 1.9: Hiện tượng mao dẫn.

Sức căng mặt ngoài của một chất lỏng có thể giảm đáng kể nhờ các hoạt
chất bề mặt, chẳng hạn như bột giặt. Việc giảm sức căng mặt ngoài của nước khi
hòa bột giặt làm cho nước tăng khả năng “dính ướt” bề mặt. Điều đó cho phép
nước thấm sâu hơn vào sợi quần áo và tẩy sạch các vết bẩn.

Thí dụ 1.3: Sức căng mặt ngoài và phổi.


Mỗi một hơi thở ẩn giấu nhiều quá trình vật lý thú vị. Dòng khí vào hai lá
phổi sẽ rẽ nhánh và rẽ nhánh mãi (23 bậc rẽ nhánh) cho đến khi kết thúc ở các túi
khí nhỏ, gọi là phế nang. Đó là nơi phổi trao đổi khí với máu. Sự rẽ nhánh giúp
cực đại hóa diện tích trao đổi khí của phổi. Phổi người trưởng thành có khoảng
600 triệu phế nang, với bán kính trung bình 100 m (100 x 10-6 m) khi hít căng ¾
khả năng có thể. Do có cấu trúc fractal, tuy với thể tích khiêm tốn, nhưng phổi có
diện tích trao đổi khí tổng cộng bằng một sân tennis(*)! Sức căng mặt ngoài của
loại chất liệu phủ bên trong phế nang điều khiển nhiều chức năng quan trọng của
phổi.
Đầu tiên, xét hai bong bóng xà phòng nối với nhau qua một đường ống có
khóa đóng. Điều gì sẽ xẩy ra khi mở khóa? Khi đó bong bóng lớn hơn sẽ phồng

7
lên, còn bong bóng nhỏ sẽ xẹp dần cho đến khi biến mất. Tại sao? Câu trả lời là
giống như giọt chất lỏng tự do có dạng cầu để tối tiểu hóa năng lượng mặt ngoài
toàn phần, hai bong bóng thay đổi kích thước tương đối để tối thiểu hóa diện tích
mặt ngoài tổng cộng. Diện tích mặt ngoài một bóng bóng nhỏ hơn 30% diện tích
mặt ngoài của hai bong bóng, khi thể tích trong hai trường hợp như nhau. Do đó,
khi mở khóa, hai bóng bóng biến thành một hệ và tạo nên một bong bóng lớn hơn.

Hình 1.10: Phổi với 23 bậc rẽ nhánh.

Nếu hiệu ứng bóng lớn hấp thụ bóng nhỏ hơn xẩy ra trong phổi thì các phế
nang nhỏ hơn sẽ xẹp và phế nang lớn hơn sẽ phồng lên. Quá trình có thể tiếp diễn
mãi khiến cho diện tích trao đổi khí giảm xuống mức tối thiểu. Trên thực tế, điều
đó không xẩy ra vì có hoạt chất bề mặt, loại chất liệu phủ bên trong phổi (chất
hoạt diện). Sức căng mặt ngoài của chúng tăng theo diện tích, ngược với nước và
hầu hết các chất lưu khác. Điều đó có nghĩa, năng lượng mặt ngoài của phế nang
kích thước lớn, cho dù có tỉ số của diện tích đối với thể tích nhỏ hơn, cũng tương
đương của phế nang kích thước nhỏ. Vì thế các phế nang lớn và nhỏ có thể tồn tại
bên nhau.
Khi hít một hơi thật sâu rồi giãn cơ ngực, khí từ phổi sẽ thoát ra. Nhiều bộ
phận tham gia vào quá trình này, nhưng phần đóng góp lớn thuộc về sức căng mặt
ngoài của phế nang, giúp phế nang co lại và ép khí ra. Nói chung sự hô hấp chỉ có
thể diễn ra bình thường khi hoạt chất bề mặt có số lượng và sức căng mặt ngoài
thỏa đáng.

(*) Diện tích trao đổi khí của một phế nang khi hít căng ¾ khả năng là:
s = 4  r2 = 4  (100.10-6 m)2 = 4  10-8 m2
Vậy tổng diện tích trao đổi khí của phổi là:
S = 600 x 106 x 4  10-8 m2 = 24   75 m2

8
Hình 1.11: Khi mở van, khí sẽ từ bong bong nhỏ dồn hết sang bong bóng lớn.

1.1.5. PHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỤC. ĐỊNH LUẬT BERNOULLI:


Xét chất lỏng chuyển động trong một ống cứng từ đoạn có tiết diện cắt
ngang A1 sang đoạn có tiết diện cắt ngang A 2. Vì chất lỏng không chịu nén, nên
trong một đơn vị thời gian, có bao nhiêu thể tích chất lỏng chảy qua A 1 thì cũng có
bấy nhiêu chảy qua A2 . Ta có:

v1A 1 = v2A 2 (1.5)

Hình 1.12: Phương trình liên tục.

9
Đó là phương trình liên tục, phát biểu rằng lượng chất lỏng qua một ống
có tiết diện cắt ngang thay đổi là như nhau nếu mật độ chất lỏng không thay đổi,
tức không chịu nén. Nói cách khác, đó là định luật bảo toàn khối lượng, một
trường hợp riêng của định luật bảo toàn vật chất.

Xét dòng chất lỏng không chỉ không chịu nén, mà còn không có ma sát nội
hay độ nhớt (chất lỏng lý tưởng). Giả sử chất lỏng chảy thành lớp (khi vận tốc
chảy đủ nhỏ). Để thiết lập mối tương quan giữa các đại lượng mô tả dòng chảy
lớp, cần dùng nguyên lý bảo toàn năng lượng.

Daniel Bernoulli (1700-1782) người Thụy Sĩ năm 1738 đã tìm ra định luật:

P1 + gh1 + ½. v12 = P2 + gh2 + ½. v22 (1.6)

trong đó P là áp suất ngoài, gh là áp suất thủy tĩnh, ½ v2 là áp suất động.

Nếu ống nằm ngang, h1 = h2 , phương trình Bernoulli rút về:


P1 + ½ v12 = P2 + ½ v22 = const (1.7)

Nói cách khác, dòng chất lỏng lý tưởng chảy qua đoạn ống tiết diện cắt
ngang nhỏ hơn sẽ có vận tốc lớn hơn (phương trình liên tục), và do đó có áp suất
tĩnh (có nguồn gốc ngoại lai) nhỏ hơn (định luật Bernoulli).

Thí dụ 1.4: Máy bay bay như thế nào?


Về nguyên tắc, cánh máy bay được thiết kế để tạo lực nâng khi cất và hạ
cánh.

Hình 1.13: Cánh máy bay cụp xuống khi cất và hạ cánh để tạo lực nâng theo định
luật Bernoulli.

10
1.1.6. ĐỘ NHỚT VÀ ĐỊNH LUẬT POISEUILLE:
Phương trình Bernoulli cho rằng trong ống tiết diện không đổi nằm ngang,
áp suất trong chất lỏng chuyển động là không đổi. Điều đó chỉ đúng với chất lỏng
không độ nhớt. Với chất lỏng có độ nhớt khác không, áp suất chất lỏng giảm theo
khoảng cách theo hướng chuyển động.
Độ nhớt là tính chất dùng để chỉ ma sát nội chất lỏng, nó ngăn cản các vật
chuyển động tự do trong chất lỏng hay chất lỏng chảy tự do trong ống dẫn. Độ
nhớt giảm khi tăng nhiệt độ.

Hình 1.14: Chất lỏng thực trong ống dẫn cứng.

Xét dòng chất lỏng chảy qua ống nằm ngang. Thành ống sẽ tạo lực cản lên
các lớp chất lỏng tiếp sát nó, do đó làm giảm vận tốc của chúng. Đến lượt mình,
các lớp này lại làm giảm vận tốc của các lớp phía trong dòng chất lỏng… Kết quả
là vận tốc nhỏ nhất ở kề thành ống, lớn nhất ở tâm ống. Hiệu số áp suất tại hai
điểm dọc ống có liên quan với hệ số nhớt hay độ nhớt của chất lỏng theo định luật
Poiseuille:

P = P1 - P2 = 8QL / (R4) (1.8)

trong đó: Q - tốc độ dòng chảy (m3/s)


 - hệ số nhớt
R – bán kính ống
L – khoảng cách giữa hai điểm xét

Nếu L đo bằng mét, áp suất bằng pascal thì đơn vị đo của độ nhớt là
pascal-giây (Pa.s). Phương trình trên thường được dùng để xác định hệ số nhớt
của một chất lưu bằng thực nghiệm.

11
Có thể nhận thấy định luật Poiseuille cho dòng chất lỏng có dạng tương tư
định lật Ohm cho dòng điện, V = U = IR; trong đó P thay thế vai trò hiệu điện
thế, Q thay cường độ dòng điện và R tđ  8L / (R4) thay điện trở. Vì thế R tđ còn
được gọi là trở thủy động của dòng chất lỏng. Điểm khác nhau ở đây là, độ dẫn
điện tăng tỷ lệ với bình phương của bán kính dây dẫn, còn tốc độ dòng chảy của
chất lỏng tăng tỉ lệ với bậc bốn của bán kính ống dẫn.

Thí dụ 1.5: Dòng máu trong tiểu động mạch.


Máu ở chi chảy qua các tiểu động mạch, đường kính khoảng 0.1 mm.
Thành mạch có thể co và làm giảm đường kính mạch, do đó làm giảm dòng máu,
một chất lỏng nhớt. Hãy tính xem tiểu động mạch co bao nhiêu khi dòng máu
giảm còn 30% so với ban đầu với giả thiết chênh lệch huyết áp không thay đổi.

Giải: Dùng dịnh luật Poiseuille cho hai trường hợp trước và sau khi co mạch. Vì
chênh lệch huyết áp không đổi, nên:

8Q11L / (R14) = 8Q22L / (R24)

Giả sử độ nhớt máu không đổi trong phạm vi xét, có thể thu được:

R 2 4 / R 1 4 = Q 2 / Q1 hay R2 / R1 = ( Q2 / Q1 )1/4

Vì dòng chảy giảm còn 30%, nên Q2 / Q1 = 0,30

Nên R2 / R1 = (0.30)1/4 = 0,74

Như vậy, đường kính mạch co 26% so với ban đầu. Ta thấy sự giảm ở dòng
chảy (70%) lớn hơn nhiều sự giảm ở đường kính mạch (chỉ 26%). Đó là lý do các
tác nhân gây co mạch, như khói thuốc lá, có tác dụng rất xấu lên tuần hoàn máu,
nhất là tuần hoàn ngoại vi.

1.1.7. SỐ REYNOLDS. CHẢY TẦNG VÀ CHẢY RỐI:


Đưa ngón tay chậm chạp qua một chất lỏng, ví dụ nước, ta thấy một sức
cản nhẹ. Sức cản này xuất hiện do hai nguyên nhân: sức cản quán tính đối với gia
tốc của nước và sức cản do độ nhớt. Đưa tay nhanh hơn, sức cản sẽ lớn hơn vì ta
đang làm chuyển động một lượng nước nhiều hơn trong cùng một thời gian. Tỉ số
của sức cản quán tính đối với sức cản ma sát được gọi là số Reynolds, một tham
số hữu ích để mô tả dòng chất lỏng và xác định sự xuất hiện của chảy rối
(turbulence). Nó được xác định bằng biểu thức:

Re = vL/ (1.9)

12
trong đó:  và  là mật độ và độ nhớt chất lỏng,
v là vận tốc vật chuyển động,
L là độ dài đạc trưng của vật xét (ngón tay).

Giá trị Re lớn có nghĩa chất lỏng chuyển động nhanh. Khi vượt quá một
vận tốc tới hạn nào đó, dòng chảy tầng sẽ trở thành dòng rối rất phức tạp. Năm
1883, kỹ sư người Ireland Osborne Reynolds (1842-1912) phát hiện ra rằng, dòng
chảy tầng sẽ thành dòng rối nếu vận tốc đủ lớn. Với dòng chảy trong ống dẫn, số
Reynolds trở thành:

Re = vD/ (1.10)

với D là đường kính ống dẫn. Thực nghiệm cho thấy, trong ống dẫn, Re nhỏ hơn
2000 ứng với chảy tầng, Re lớn hơn 3000 ứng với chảy rối, còn với các giá trị nằm
giữa 2000 và 3000, dòng chảy không ổn định và có thể thay đổi giữa hai dạng
dòng chảy một cách bất ngờ.

Hình 1.15: Chảy tầng và chảy rối.

Lực ma sát trong dòng rối tăng rất mạnh so với dòng chảy tầng, vì thế cần
tránh chảy rối, dù là dòng nước trong ống dẫn hay dòng máu trong hệ mạch. Có
thể đạt được điều đó bằng cách giảm vận tốc chảy hoặc tăng đường kính ống (khi
tăng D chẳng hạn 2 lần, thì tuy trực tiếp làm Re tăng 2 lần, nhưng theo phương
trình liên tục thì lại gián tiếp làm tốc độ giảm 4 lần, nên cuối cùng số Reynolds sẽ
giảm 2 lần).

13
1.2. HỆ TUẦN HOÀN:
1.2.1. MỞ ĐẦU:
Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu kín, với ba chức năng cơ bản: vận
chuyển, điều hòa và bảo vệ. Máu vận chuyển oxy và dưỡng chất từ phổi và hệ tiêu
hóa tới mọi tế bào của cơ thể và mang chất thải của quá trình chuyển hóa từ các tế
bào tới cơ quan bài tiết. Máu cũng là kênh truyền đạt các thông tin thể dịch trên
toàn cơ thể. Tuần hoàn máu cũng tham gia quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể.
Cuối cùng, hệ tuần hoàn bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương, vi khuẩn hay độc tố từ
bên ngoài. Cơ chế đông máu giúp chống mất máu khi mạch máu bị phá hủy, còn
các bạch cầu tạo ra sức đề kháng đối với nhiều loại dị nguyên. Để thực hiện được
các chức năng đó, hệ tuần hoàn vận hành đồng bộ với các hệ thống chức năng
khác của cơ thể như hô hấp, bài tiết, tiêu hóa, nội tiết và da.
Vật lý nghiên cứu hệ tuần hoàn chủ yếu ở hoạt động điện và cơ học của
tim, cũng như quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch một cách định lượng dựa
trên các qui luật chuyển động của dòng chất lỏng thực.

1.2.2. HOẠT ĐỘNG CỦA TIM:


1.2.2.1. Cấu trúc tim:
Tim được chia thành bốn buồng: nhĩ phải và nhĩ trái nhận máu từ hệ tĩnh
mạch; thất phải và thất trái bơm máu vào hệ động mạch. Nhĩ và thất phải (đôi khi
gọi là bơm phải) tách khỏi nhĩ và thất trái (bơm trái) bằng vách ngăn. Vách này
ngăn không cho máu từ hai phía hòa trộn với nhau. Giữa nhĩ và thất phải là van ba
lá, giữa nhĩ và thất trái là van hai lá. Các van này chỉ cho máu đi từ nhĩ xuống thất.

14
Hình 1.16: Cấu trúc của tim.

15
Hình 1.17: Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Do trao đổi khí ở các mao mạch mô, máu bị giảm oxy, tăng carbonic sẽ
theo hệ tĩnh mạch quay trở về nhĩ phải. Từ đó nó xuống thất phải rồi được bơm
vào hệ động mạch phổi để tới phổi, nơi sự trao đổi khí xẩy ra giữa hệ mao mạch
phổi và các phế nang. Oxy khuếch tán từ phế nang tới máu trong mao mạch, còn
carbonic khuếch tán theo chiều ngược lại.
Do đó máu về nhĩ trái qua hệ tĩnh mạch phổi rất giầu oxy và nghèo
carbonic. Máu từ tim (thất phải) tới phổi và quay về tim (nhĩ trái) là hoàn tất một
vòng tuần hòan. Đó là tuần hoàn phổi hay vòng tuần hoàn nhỏ.
Máu giầu oxy từ nhĩ trái tới thất trái và được bơm vào động mạch chủ.
Động mạch chủ đi lên một đoạn ngắn, tạo thành chữ U (cung động mạch chủ) rồi
đi xuống qua khoang ngực và khoang bụng. Hệ động mạch phân nhánh từ động
mạch chủ cung cấp máu giầu oxy cho toàn cơ thể, tạo thành một phần của tuần
hoàn hệ thống hay vòng tuần hoàn lớn.

16
1.2.2.2. Chu trình tim và tiếng tim:
Để bơm máu vào hệ động mạch, tim phải hoạt động như một cái bơm. Chu
trình tim là hình thái co giãn lặp nhịp nhàng của tim trong quá trình hoạt động. Sự
co giãn của tim có tính kế tiếp nhau theo chiều dọc và đồng thời theo chiều ngang,
tức hai nhĩ co đồng thời rồi mới đến hai thất co. Pha co gọi là thì tâm thu, còn pha
giãn gọi là thì tâm trương. Khi các thuật ngữ này được dùng đơn lẻ thì mang nghĩa
tâm thất thu và tâm thất trương. Tâm nhĩ co xuất hiện ở cuối thì tâm trương, khi
các thất giãn; Khi các thất co trong thì tâm thu, các nhĩ giãn.
Như vậy tim bơm qua hai bước. Đầu tiên hai nhĩ co hầu như đồng thời;
khoảng 0,1 - 0,2 giây sau thì hai thất co. Khi cả nhĩ và thất giãn thì máu từ tĩnh
mạch đổ đầy vào nhĩ. Vì áp suất nhĩ tăng nên van nhĩ thất (van hai và ba lá) mở và
máu chảy từ nhĩ vào thất. Hai thất đầy máu khoảng 80% dung tích trước khi nhĩ
bắt đầu co. Tâm nhĩ co chỉ bơm nốt 20% lượng máu vào thất ngay trước khi tâm
thất bắt đầu co. Vì thế lượng máu bơm vào thất do nhĩ co hầu như không quyết
định sự sống. Người già bị rung nhĩ (loại rối loạn mà thất không thể co) có tỷ lệ tử
vong không cao hơn người có nhĩ bình thường. Tuy nhiên họ dễ mệt hơn khi hoạt
động hay tập luyện vì thất phải làm việc nhiều hơn để bù cho sự tăng tải.
Tâm thất co trong thì tâm thu bơm được 2/3 lượng máu mà nó chứa. Đó là
thể tích tống máu hay lưu lượng tâm thu. Hai thất sẽ lại đầy máu ở chu trình tiếp
sau. Ở nhịp tim trung bình 75 nhịp/phút, mỗi chu trình tim kéo dài 0,8 giây, trong
đó thì tâm thu là 0,5 giây, thì tâm trương là 0,3 giây.
Ta có các quan hệ cơ bản:

f = 1/T

trong đó: f là nhịp tim trong một phút


T là chu kì tim, tức thời gian một chu trình tim tính bằng phút

Và:

Vp = f.Vt

với: f là nhịp tim trong một phút


Vt là lưu lượng tâm thu, tính bằng mililít
Vp là lưu lượng phút của tim, là thể tích máu do thất bơm vào động
mạch trong một phút.

Van nhĩ thất và van tổ chim (giữa thất và động mạch) đóng sẽ tạo ra tiếng
tim, nghe được bằng ống nghe trên lồng ngực như tiếng lúp - đúp. Tiếng thứ nhất,
“lúp”, được tạo ra khi van nhĩ thất đóng lúc thất bắt đầu thu. Tiếng thứ hai, “đúp”,
là khi van tổ chim đóng lúc thất bắt đầu trương. Nói cách khác tiếng thứ nhất nghe
được khi bắt đầu thì tâm thu, tiếng thứ hai bắt đầu thì tâm trương.

17
1.2.2.3. Lực tâm thu, công của tim:
Lực tác dụng lên máu, đẩy máu vào hệ động mạch khi tim co bóp gọi là lực
tâm thu, kí hiệu là F. Ta có:

F = p.S

trong đó p là áp suất trong thất, S là diện tích phía trong khoang tâm thất. Xem
khoang tâm thất có dạng cầu, bán kính r, thể tích V, khi đó:

S = 4.π.r2

và: V = (4/3).π.r3

Khác với bơm pít-tông thông thường, tim có diện tích làm việc (diện tích
khoang tâm thất) luôn thay đổi trong một chu kì tim. Chẳng hạn đầu thì tâm thu V
= 85 ml, p = 70 mmHg; cuối thì tâm thu V = 25 ml, p = 120 mmHg. Dựa vào hai
công thức trên tính được: đầu thì tâm thu F = 89 N; cuối thì tâm thu F = 67 N. Như
vậy do thể tích tim thay đổi nên lực tâm thu cũng thay đổi trong một chu trình tim;
thể tích khoang thất càng lớn thì lực tâm thu càng lớn và ngược lại.
Khi cần tăng lưu lượng phút của tim, như hoạt động mạnh hay luyện tập thể
thao, cần tăng nhịp tim và/hoặc lưu lượng tâm thu, trong đó chủ yếu là tăng nhịp
tim. Có nhiều cơ chế tham gia vào hai quá trình này.

Như đã nói, năng lượng của dòng máu chủ yếu do cơ tim cung cấp. Nhờ
thủy phân các hợp chất cao năng, cơ tin có thể co và sinh công một cách trực tiếp,
trong đó phần chủ yếu thuốc về thất trái (gấp 5 - 6 lần công do thất phải sinh ra).
Công của tim được chia thành hai thành phần: thành phần tĩnh và thành phần
động.
Thành phần tĩnh At được dùng để giúp máu thắng áp suất trong lòng động
mạch chủ; thành phần này tạo và duy trì một sự chênh lệch áp suất trong động
mạch chủ. Đó chính là thế năng áp suất:

At = p.Vt

với p là áp suất trung bình trong động mạch chủ.


Thành phần động Ađ được dùng để tạo cho máu có vận tốc v trong lòng
động mạch chủ. Đó là động năng:

Ađ = ½ mv2 = ½ ρ.Vt.v2

Trong đó m là khối lượng máu tương ứng với thể tích V t, ρ là khối lượng riêng, v
là tốc độ máu trung bình trong động mạch chủ.

18
Vậy công toàn phần do tâm thất tạo ra khi co là:
A = At + Ađ = p.Vt + ½ ρ.Vt.v2

Với các giá trị thực nghiệm:


p = 100 mmHg = 1,3 x 104 N/m2
Vt = 60 ml = 6 x 10-5 m3
ρ = 1,05 x 103 kg/m3
v = 0,5 m/s

Ta có: At = 0,8 J
Ađ = 0,008 J

Vậy: Atp = 0,81 J

Nếu tính thêm công của thất phải, thì công toàn phần của một lần tim co
bóp xấp xỉ 1 J, trong đó thành phần động năng chỉ chiếm khoảng 1%. Nói cách
khác tim hoạt động chủ yếu để thắng sức cản ở hệ mạch máu.

Thí dụ 1.6: Hãy tính công do tim thực hiện trong một đời người.

Giải: Với tuổi thọ 70 năm, nhịp tim trung bình 75 nhịp/phút (1,25 nhịp/giây), ta
có:
A = 70 năm x 365 ngày đêm x 24 giờ x 3600 giây x 1,25 nhịp x 1 J
= 2,6 x 109 J = 2,6 x 109 N.m
= 2,6 x 106 N.km = 2,6 x 105 kg.km
= 26 x 104 kg.km
= 52 kg x 5000 km
Đó là công mang một vật nặng khoảng 50 kg đi xa tới 5200 km!

19
1.2.3. DÒNG MÁU TRONG HỆ MẠCH:
Với tốc độ khá nhỏ, chỉ 0,5 m/s trong động mạch chủ, nên nói chung trong
động mạch máu chảy thành lớp, chảy rối chỉ thường xuất hiện ngay sau các van.
Ngoài ra với tính chất hầu như không chịu nén, nên một cách gần đúng, có thể
dùng các qui luật của dòng chất lỏng thực để khảo sát dòng máu trong hệ mạch
một cách định lượng.

1.2.3.1. Phương trình liên tục:


Theo định luật bảo toàn vật chất, trong một đơn vị thời gian, có bao nhiêu
lượng chất lỏng chảy qua một tiết diện này thì cũng có bấy nhiêu chất lỏng chảy
qua một tiết diện khác (với giả thiết chất lỏng không chịu nén). Một cách định
lượng ta có:
v1 . S1 = v2 . S2

hay: v1 / v2 = S2 / S1

tức tốc độ chất lỏng tỷ lệ nghịch với diện tích tiết diện ống dẫn. Nói cách khác,
theo phương trình liên tục, ở nơi có tiết diện nhỏ, tốc độ dòng chảy sẽ lớn, còn nơi
tiết diện lớn hơn sẽ có tốc độ dòng chảy nhỏ hơn. Qui luật này có thể áp dụng cho
dòng máu chảy trong hệ mạch.

20
Hình 1.18: Tương quan về diện tích thiết diện và huyết áp trong hệ tuần hoàn.

Hệ mao mạch có tổng tiết diện ngang lớn gấp 600 - 800 lần tiết diện ngang
của động mạch chủ. Vì thế nếu ở động mạch chủ, tốc độ dòng máu trung bình đạt
0,5 m/s, thì ở mao mạch, nó giảm chỉ còn 0,0003 - 0,0005 m/s. Vì tốc độ nhỏ như
vậy nên quá trình trao đổi ở hệ mao mạch mới xẩy ra thuận lợi. Khi về tới hệ tĩnh
mạch, tổng tiết diện giảm đi nên tốc độ dòng máu lại tăng lên. Tuy nhiên có nhiều
quá trình phức tạp ảnh hưởng tới dòng máu trong tĩnh mạch mà ta không xét ở
đây.

1.2.3.2. Định luật Bernoulli:


Áp dụng nguyên lý bảo toàn năng lượng cho dòng chất lỏng lý tưởng
(không có nội ma sát hay độ nhớt bằng không) sẽ dẫn tới định luật Bernoulli:

21
pV + ½ mv2 = const

Hoặc:
p + ½ ρv2 = const

Với chất lỏng lý tưởng, định luật Bernoulli cho rằng, khi tốc độ giảm thì áp
suất động ½ ρv2 giảm, còn áp suất tĩnh p tăng. Nếu áp dụng qui luật định lượng
này cho dòng máu trong hệ mạch thì tại mao mạch, do tốc độ máu nhỏ nên huyết
áp phải cao! Mâu thuẫn này xuất hiện là do máu là chất lỏng thực có hệ số nội ma
sát lớn. Nếu lưu ý tới thực tế là 99% công của tim được dùng để thắng ma sát, có
thể giải thích được mâu thuẫn đó: thay vì có giá trị lớn theo định luật Bernoulli, thì
áp suất tĩnh lại có giá trị rất nhỏ, vì 99% đã bị tiêu phí do nội ma sát và ma sát với
thành mạch. Nói cách khác, tinh thần định luật Bernoulli vẫn đúng, mặc dù về
định lượng thì cần phải bổ chính.
Tuy nhiên sự giảm huyết áp trong hệ mạch chỉ có thể giải thích tương đối
thỏa đáng bằng phương trình Poiseuille.

1.2.3.3. Định luật Poiseuille:


Ta có phương trình Poiseuille cho dòng chất lỏng thực (độ nhớt khác
không):

P = P0 - P = 8Ql / (R4) = Q.Rtđ

với Q là tốc độ dòng chảy (m3/s)


Rtđ = 8l/(R4) là trở thủy động của dòng chất lỏng
P là độ giảm áp suất ở đoạn mạch khảo sát
P0 và P là áp suất tâm thu và áp suất tại đoạn mạch đang xét.

Như vậy độ giảm áp suất tỷ lệ thuận với độ lớn của trở thủy động. Các kết
quả đo đạc cho thấy, trở thủy động của tiểu động mạch và mao mạch chiếm
khoảng 70 - 80% tổng trở của toàn hệ mạch, trong đó ¾ là trở tiểu động mạch, ¼
là trở mao mạch. Đo đạc cũng cho thấy sự giảm huyết áp ở hệ tiểu động mạch là
lớn nhất, tiếp sau là ở mao mạch, nói chung phù hợp với hệ quả rút ra từ định luật
Poiseuille. Vì vậy chỉ còn lại vấn đề: tại sao trở thuỷ động tiểu động mạch lớn
nhất? Câu trả lời nằm chủ yếu ở hai khía cạnh: 1) hiệu ứng thành mạch; và 2) sự
phân nhánh của hệ mạch.

Hiệu ứng thành mạch xảy ra khi máu ma sát với thành mạch dẫn tới suy
giảm áp suất tĩnh của máu. Hiệu ứng này phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc
độ dòng chảy. Ở tiểu động mạch, tuy tổng diện tích thành tuy không lớn bằng ở
mao mạch, nhưng do tốc độ máu còn khá cao (hàng chục cm/s), nên hiệu ứng

22
thành mạch ở tiểu động mạch cao hơn ở mao mạch nhiều. Đó là nguyên nhân thứ
nhất khiến sự giảm áp ở tiểu động mạch cao hơn ở mao mạch.
Nguyên nhân thứ hai nằm ở sự phân nhánh. Ta biết tiểu động mạch và mao
mạch là các hệ mạch có độ phân nhánh cao, với các đoạn mạch mắc song song với
nhau. Khi đó trở thủy động tổng cộng của một hệ gồm n nhánh được xác định
bằng biểu thức:

1/Rtc = 1/R1 + 1/R2 + … + 1/Rn

Nếu trở của các nhánh bằng nhau và bằng R thì:

Rtc = R/n

Nói cách khác, khi mắc song song, tổng trở giảm đi n lần, càng nhiều phân
nhánh thì tổng trở càng nhỏ.
Trong trường hợp mao mạch, tuy trở của một phân nhánh lớn hơn ở tiểu
động mạch, nhưng do sự phân nhánh lớn hơn nhiều lần, nên cuối cùng tổng trở
mao mạch vẫn nhỏ hơn tổng trở tiểu động mạch.
Tóm lại, do hiệu ứng thành mạch và hiệu ứng phân nhánh mà tổng trở tiểu
động mạch lớn hơn tổng trở mao mạch, cho dù trở thủy động của một phân nhánh
ở mao mạch lớn hơn.

1.2.3.4. Đo huyết áp bằng huyết áp kế:


Khi tạo ra dòng chảy rối trong động mạch, có thể tiến hành đo gián tiếp
huyết áp tiện lợi và chính xác bằng cách nghe các âm Korotkoff (Nikolai
Korotkoff, thầy thuốc Nga, 1876 - 1920). Minh họa cho quá trình đó thể hiện ở các
sơ đồ dưới đây.

23
Hình 1.19: Đo huyết áp.

24
1.3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN QUA MÀNG TẾ BÀO:
1.3.1. MỞ ĐẦU:
Cơ thể sống có một hay nhiều tế bào. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự
sống. Cơ thể người có khoảng 50-100 ngàn tỷ (5.10 13 - 1014) tế bào. Tế bào gồm
màng, bào tương, nhân và các bào quan, với chức năng đa dạng nhằm đảm bảo các
hoạt động sống.
Màng tế bào là đối tượng của nhiều bộ môn khoa học. Ở đây chỉ trình bày
một số kiến thức về sự vận chuyển qua màng trên quan điểm vật lý.

1.3.2. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG MÀNG TẾ BÀO:


Mô hình cấu trúc màng tế bào xuất hiện đầu tiên vào năm 1935 dựa trên các
dữ liệu về các thành phần màng. Trải qua sự cải biến liên tục, cho đến nay mô
hình khảm lỏng (liquid mosaic) được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa
học. Theo mô hình này, màng là tập hợp các phân tử lipid và protein liên kết nhau
bằng tương tác không đồng hóa trị (sơ đồ). Các phân tử lipid sắp xếp thành một
lớp kép liên tục độ dày 4 - 5 nm, gồm tuyệt đại đa số là phospholipid và
cholesterol. Lớp lipid kép này tạo ra cấu trúc cơ bản của màng và đóng vai trò một
hàng rào khó thấm đối với hầu hết các phân tử hòa tan trong nước. Protein được
“nhúng” vào lớp lipid và thực hiện nhiều chức năng của màng: một số vận chuyển
các phân tử chuyên biệt xuyên màng; một số là men (ở phía trong màng) có tác
dụng xúc tác các phản ứng gắn với màng; một số là các liên kết cấu trúc giữa
khung tế bào và hệ cấu trúc bên ngoài; và một số là thụ thể để tiếp nhận và chuyển
tải các thông điệp hóa học từ môi trường ngoại bào. Ngoài ra màng còn có glucid,
bao giờ cũng hóa hợp với lipid và protein thành dạng glycolipid và glycoprotein.
Phần lớn protein xuyên màng là glycoprotein và khoảng một phần mười lipid là
glycolipid. Glycoprotein thường có phần protein nằm chìm trong màng, còn các
đầu carbohydrate thò dài ra ngoài.

25
Hình 1.20: Sơ đồ màng tế bào với lớp lipid kép và các protein xuyên màng.

Màng là cấu trúc lỏng và linh động, với hầu hết lipid và protein có khả năng
dịch chuyển khá nhanh trên mặt phẳng màng. Nó cũng là một cấu trúc bất đối
xứng, với thành phần lipid và protein ở mặt trong và mặt ngoài màng khác nhau,
phản ánh sự khác nhau về chức năng giữa hai phía.
Màng tế bào có nhiều chức năng cơ bản như: bao bọc, phân định ranh giới
và bảo vệ tế bào; nhận, truyền đạt và xử lý thông tin, dẫn tới đáp ứng với môi
trường; trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường để thực hiện chức năng
sống.

1.3.3. CÁC CON ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN QUA MÀNG:


Ngoài các chất tan trong lipid như rượu, carbonic, oxy… qua lại rất dễ
dàng, do ở giữa lớp lipid kép có tính kị nước, nên màng là một hàng rào khó thấm
đối các phân tử tạo cực (ưa nước). Đó là cơ chế ngăn chặn các phân tử hòa tan
trong nước thoát ra khỏi tế bào. Do đó màng phải có những con đường đặc biệt để
vận chuyển các yếu tố ưa nước qua màng. Chẳng hạn tế bào phải tiêu hóa dưỡng
chất và bài tiết chất thải. Nồng độ ion nội bào cũng cần được điều hòa, nên cần
vận chuyển ion ra và vào màng. Chính protein xuyên màng đóng vai trò vận
chuyển các chất không tan trong lipid. Chúng có thể tạo thành kênh cho phép các
ion và các phân tử qua lại tự do nhờ khuếch tán. Kênh có tính chất đặc hiệu, tức
chỉ cho một loại phân tử hay một nhóm phân tử đi qua, như kênh K +, kênh Na+,
kênh Ca++… Cũng có những protein đóng vai trò chất mang mà khi gắn với phần
tử chọn lọc, nó biến đổi cấu hình để chuyển phần tử đó về phía bên kia màng. Nói

26
cách khác, có ba cách vận chuyển qua màng là khuếch tán qua lớp lipid, khuếch
tán qua kênh và vận chuyển nhờ chất mang.
Màng có tính thấm chọn lọc đối với các loại phân tử và ion (xem hai minh
họa với màng nhân tạo). Vì thế trong và ngoài màng có nồng độ ion khác nhau
(xem bảng). Điều đó cho phép màng tạo ra thế năng dưới dạng các chênh lệch
nồng độ (các gradient nồng độ). Chúng có vai trò thiết yếu trong cấu trúc hóa và
chức năng hóa tế bào. Các gradient ion xuyên màng được dùng để tạo ATP (ở
màng ti thể), thực hiện các quá trình vận chuyển và biến đổi các tín hiệu điện.

Thành Nồng độ nội bào Nồng độ ngoại bào


phần (mM) (mM)
Cation:
Na+ 5 - 15 145
K+ 140 5
Mg2+ 30 1-2
Ca2+ 1-2 2,5 - 5
(≤10-7 M xem bằng 0)
H+ 4 x 10-5 (pH 7,4) 4 x 10-5 (pH 7,4)

Anion
Cl- 4 110

Một số protein chỉ vận chuyển một chất tan qua màng; đó là quá trình độc
vận (uniport). Một kiểu khác là hiệp vận (co-transport), khi sự vận chuyển chất
này phụ thuộc vào sự vận chuyển đồng thời hay tiếp nối của chất khác, hoặc cùng
chiều (đồng vận, symport) hoặc ngược chiều nhau (đối vận, antiport). Chẳng hạn
vận chuyển đường vào nhiều loài vi khuẩn xuất hiện khi đồng vận với H +, trong
khi bơm Na+-K+ ở cơ thể đa bào hoạt động theo kiểu đối vận, bơm Na + ra khỏi tế
bào và K+ vào bào tương.

27
Hình 1.21: Các hình thức vận chuyển qua màng.

Các phân tử và ion có thể vận chuyển qua màng thuận hay ngược chiều
gradient nồng độ. Trường hợp thứ nhất là vận chuyển thụ động (khuếch tán),
trường hợp thứ hai là vận chuyển tích cực. Trong trường hợp vận chuyển tích cực,
cần năng lượng thủy phân ATP hay các nguồn năng lượng khác để thắng thế năng
nồng độ.

Hình 1.22: Vận chuyển thụ động và vận chuyển tích cực.

1.3.4. KHUẾCH TÁN:


Khuếch tán là quá trình vật chất đi từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ
thấp hơn do chuyển động nhiệt. Quá trình khuếch tán qua màng được chia thành
ba loại: khuếch tán đơn giản qua lớp lipid kép, khuếch tán đơn giản qua kênh
protein và khuếch tán tăng cường hay tạo thuận với sự tham gia của chất mang.

28
1.3.4.1. Khuếch tán đơn giản qua lớp lipid kép:
Với các chất tan trong lipid, sự khuếch tán xảy ra rất thuận lợi, với tốc độ tỉ
lệ thuận với tính thấm qua màng hay hay độ tan trong lipid. Tuy không tan trong
lipid nhưng nước cũng khuếch tán qua màng rất nhanh, có lẽ do kích thước nhỏ,
độ linh động cao. Tuy có kích thước nhỏ nhưng các ion không qua được lớp lipid
kép vì có vỏ hydrad cồng kềnh và vì tương tác tĩnh điện.
Theo định luật Fick, tốc độ khuếch tán tỉ lệ với gradient nồng độ và diện
tích khuếch tán:

dm/dt = - D.S.dC/dx

trong đó: dm/dt là tốc đô khuếch tán


D là hệ số khuếch tán, phụ thuộc vào chất khuếch tán và nhiệt độ
S là diện tích khuếch tán
dC/dx là gradient nồng độ

Dấu (-) cho biết sự khuếch tán xẩy ra theo hướng từ nơi có nồng độ cao tới
nơi có nồng độ thấp hơn. Hệ số khuếch tán có đơn vị cm -1.s-1, với ý nghĩa vật lý
như sau: nếu S = 1 và dC/dx = 1 thì D = dm/dt. Vậy hệ số khuếch tán chính là
lượng chất khuếch tán qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian khi
gradient nồng độ bằng đơn vị.

Do khó xác định gradient nồng độ qua màng vì độ dày màng luôn thay đổi
nên định luật Fick được viết lại dưới dạng:

dm/dt = - P.S.(C1 – C2)

với Ci là nồng độ chất ở hai phía của màng; P là hệ số thấm, ngoài bản chất chất
khuếch tán và nhiệt độ, còn phụ thuộc vào tính chất và trạng thái của màng.
Ngoài thế năng do chênh lệch nồng độ tạo ra, quá trình khuếch tán còn chịu
tác động của điện thế màng, nhất là với các ion. Vì thế cần thay gradient nồng độ
bằng gradient điện hóa tổng cộng.

1.3.4.2. Khuếch tán đơn giản qua kênh protein:


Những phần tử không khuếch tán được qua lớp lipid kép sẽ dùng một con
đường vận chuyển riêng, đó là các kênh protein xuyên màng. Do có cấu hình phù
hợp, chúng tạo nên các “đường ống” nối ngoại bào với nội bào. Các kênh này có
tính thấm rất chọn lọc nên chỉ cho một loại phần tử đi qua. Tính thấm này do kích
thước, cấu trúc và phân bố điện tích trong kênh quyết định.
Ở đây cơ chế và qui luật cũng giống như khuếch tán qua lớp lipid, ngoại trừ
một điểm quan trọng là quá trình đóng mở cổng. Có hai cơ chế kiểm soát cổng
kênh là đóng mở bằng điện thế và đóng mở bằng chất kết nối. Cơ chế kiểm soát
bằng điện thế có vai trò then chốt trong việc tạo thế hoạt động ở dây thần kinh khi

29
có xung điện tác dụng. Còn cơ chế ligand quan trọng đối với sự truyền tin giữa các
tế bào thần kinh.

1.3.4.3. Khuếch tán tăng cường:


Đây là sự khuếch tán với sự tham gia của chất mang là protein xuyên màng.
Muốn vậy chất khuếch tán phải gắn với protein mang tạo thành phức cơ chất - chất
mang. Khi đó chất mang biến đổi cấu hình, giúp chất khuếch tán đi qua màng
thuận chiều gradient nồng độ. Đây là cơ chế khuếch tán của glucose, các
aminoacid…

Ta có: C + M → CM

với C là cơ chất, M là chất mang, CM là phức chất. Khi đó có thể viết biểu thức
cho mật độ dòng vật chất qua màng dưới dạng:

Φ = - P ( [CM]i - [CM]o )

trong đó: Φ là mật độ dòng vật chất qua màng


P là hệ số thấm
[CM]i và [CM]o là nồng độ phức chất trong và ngoài tế bào

Hình thức này khác với khuếch tán qua kênh ở tốc độ khuếch tán. Nếu ở
khuếch tán đơn giản tốc độ tỉ lệ với nồng độ, nồng độ càng cao tốc độ càng tăng,
thì ở khuếch tán tăng cường, tốc độ chỉ tăng đến một giá trị giới hạn rồi không
tăng thêm nữa. Tốc độ cực đại đó không phụ thuộc vào nồng độ chất khuếch tán,
mà vào cơ chế vận hành của chất mang, chính là thời gian biến đổi cấu hình
(tương tự như khi xúc tác, với tốc độ phản ứng phụ thuộc vào sự quay vòng của
men chứ không phải nồng độ cơ chất).

1.3.4.4. Khuếch tán nước:


Màng tế bào có tính bán thẩm, và nước qua màng chủ yếu bằng thẩm thấu.
Đó là sự chuyển động của nước qua màng bán thẩm từ nơi có nồng độ chất tan
thấp (tức nồng độ nước cao) tới nơi có nồng độ chất tan cao hơn (tức nồng độ
nước thấp hơn). Đó chính là sự khuếch tán của các phân tử nước.
Theo định luật van Hoft, áp suất thẩm thấu của dung dịch tỷ lệ với nồng độ
chất tan và nhiệt độ tuyệt đối:

P = i.R.C.T

trong đó: R là hằng số khí


i là hệ số đẳng trương; nếu phân tử không phân ly i = 1; nếu phân tử
phân ly thành hai ion, i = 2;…

30
Khi đó định luật Fick có dạng:

dm/dt = k.S.(P1 – P2)

với: dm/dt là tốc độ thẩm thấu nước


S là diện tích thẩm thấu
P1 – P2 là chênh lệch áp suất thẩm thấu qua màng bán thẩm
k là hệ số thẩm thấu
Dấu (+) cho biết sự thẩm thấu xảy ra ngược gradient áp suất

1.3.5. VẬN CHUYỂN TÍCH CỰC:


Vận chuyển thụ động như trên luôn có xu hướng làm giảm các gradient
điện hóa giữa hai phía trong và ngoài màng. Vì thế ở màng, vận chuyển tích cực
chính là cách thức để duy trì những chênh lệch nồng độ vốn thiết yếu cho hoạt
động của tế bào. Để vận chuyển ngược chiều gradient như thế, cần tiêu tốn năng
lượng, nhờ thủy phân ATP là chính.
Vận chuyển tích cực được chia thành hai loại nguyên phát và thứ phát. Vận
chuyển tích cực nguyên phát là quá trình vận chuyển ngược chiều gradient nồng
độ với việc sử dụng năng lượng ATP. Vận chuyển tích cực thứ phát là quá trình
một chất vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ khi hiệp vận với sự khuếch tán
Na+ từ ngoài vào trong tế bào. Ở cả hai quá trình, đều có sự bão hòa, tức tốc độ
vận chuyển không bao giờ vượt quá một giá trị cực đại, giống như trong khuếch
tán tăng cường.
Vận chuyển tích cực nguyên phát có ba hình thức là bơm Na +-K+, vận
chuyển ion Ca++ và vận chuyển proton H+.
Điển hình nhất của vận chuyển nguyên phát là bơm Na+-K+. Nó là hệ thống
đối vận, bơm Na+ ra khỏi tế bào và K+ vào trong ngược các gradient nồng độ (với
Na+ thì ngược cả gradient điện thế). Các gradient Na + và K+ đó không chỉ cần thiết
cho điện thế màng, mà còn cho vận chuyển tích cực thứ phát đường và axit amin.
Vì thế hơn một phần ba mức năng lượng của tế bào động vật được dùng để vận
hành hệ bơm này; ở tế bào thần kinh, do luôn phải tái cực, con số đạt tới 70%.
Bản chất bơm Na+-K+ bắt đầu được khám phá từ 1957, khi thấy ouabain,
một chất ức chế hệ bơm, cũng ức chế men ATPase. Nói cách khác bơm Na +-K+ ở
màng chính là ATPase. ATPase chứa một tiểu thể xúc tác xuyên màng (trọng
lượng khoảng 100.000 dalton) và một glycoprotein liên hợp (khoảng 45.000
dalton). Thành phần đầu có điểm liên kết cho Na + và ATP ở mặt trong (nơi nó
được phosphoryl hóa) và cho K+ và oubain ở mặt ngoài màng (nơi nó được khử
phosphoryl hóa). Glycoprotein thì chưa rõ chức năng. Khi được ba ion Na + gắn
vào, protein thể hiện tác dụng xúc tác, phân hủy ATP ở mặt trong màng thành
ADP và giải phóng năng lượng. Năng lượng đó làm biến dạng cấu hình protein

31
mang, khiến ba ion Na+ được đẩy ra ngoài, đồng thời đẩy hai ion K + vào trong,
như một quá trình đối vận.

Hình 1.23: Bơm Na+-K+.

Bơm Na+-K+ dùng để duy trì điện thế màng và giúp kiểm soát thể tích tế
bào nhờ điều hòa nồng độ chất tan trong tế bào, tức điều hòa áp suất thẩm thấu. Do
đó quá trình khuếch tán nước qua màng được kiểm soát chặt chẽ, giúp tế bào duy
trì thể tích cần thiết. Bơm Ca ++ luôn bơm các ion Ca++ ra ngoài, duy trì được
gradient nồng độ từ ngoài vào trong. Nếu có sự phân bố bất đối xứng các kênh thụ
động và các bơm tích cực thì trong tế bào sẽ xuất hiện dòng ion Ca ++ chạy từ phía

32
kênh tới phía bơm. Với phôi của một số loài, dòng ion canxi đó chính là nguồn tín
hiệu để phát triển (trường phát sinh hình thái).
Ở tế bào động vật, gradient Na+ qua màng thường trở thành nguồn năng
lượng để vận chuyển glucose và axit amin ngược chiều nồng độ của chúng (vận
chuyển tích cực thứ phát). Khi Na+ khuếch tán vào trong theo các kênh, nó kéo
glucose đi theo (đồng vận). Ngoài ra ion canxi và hydro cũng có thể vận chuyển
đối vận với Na+.

Hình 1.24: Vận chuyển tích cực thứ phát đối với glucose.

1.3.6. VẬN CHUYỂN TÍCH CỰC CÁC PHẦN TỬ KÍCH THƯỚC LỚN: BÀI
XUẤT VÀ NHẬP BÀO
Các protein xuyên màng có thể vận chuyển các phân tử phân cực kích
thước nhỏ qua màng, chứ không chuyển được các đại phân tử, như protein, chuỗi
nucleotide hay đa đường. Trong khi đó hầu hết các tế bào đều có khả năng nhận
các đại phân tử qua màng; một số còn có thể tiêu hóa các hạt kích thước lớn. Khi
đó tế bào sử dụng các cơ chế hoàn toàn khác các cơ chế vận chuyển nói trên.
Chẳng hạn để bài tiết insulin qua màng, các tế bào tạo insulin gói các phân tử
insulin trong các bọc nội bào, có khả năng hợp với màng tế bào và mở ra bên
ngoài. Bằng cách đó chúng phóng thích insulin ra ngoài. Đó là quá trình bài xuất.
Tế bào tiêu hóa đại phân tử và các hạt bằng cơ chế tương tự nhưng với thứ
tự đảo ngược. Chất cần tiêu hóa được màng bao lại và tạo thành các bọc trong tế
bào. Đó là quá trình nhập bào. Nhập bào được chia thành hai loại, tùy thuộc vào
kích thước các bọc: ẩm bào liên quan với tiêu hóa chất lỏng và chất tan nhờ các
bọc nhỏ; thực bào liên quan với tiêu hóa các hạt lớn, như vi khuẩn hay các mảnh
tế bào nhờ các bọc lớn (các không bào).

33
Hình 1.25: Xuất và nhập bào.

Hình 1.26: Bạch cầu đa nhân thực bào một vi khuẩn đang phân chia.

34
1.4. ÂM VÀ SIÊU ÂM TRONG Y SINH HỌC:
1.4.1. ÂM:
Trong một môi trường đàn hồi, là môi trường mà do tương tác giữa các
phần tử, mỗi phần tử chỉ có thể dao động quanh vị trí cân bằng, có thể lan truyền
các sóng ngang hoặc sóng dọc. Sóng ngang là loại sóng mà các phần tử dao động
vuông góc với phương truyền sóng, chẳng hạn sóng trên mặt nước; còn sóng dọc
là sóng có các phần tử dao động dọc phương truyền, chẳng hạn sóng âm.
Sóng âm trong không khí là sóng dọc. Dao động của mặt trống hay màng
loa tạo ra áp suất thay đổi trong không khí, khiến các phân tử không khí nén và
giãn đối với xung quanh. Đến lượt mình, các phân tử xung quanh lại nén và giãn
rồi tác động đến các phân tử kế tiếp. Kết quả là xung khí bị nén chuyển động ngày
càng xa nguồn áp suất. Khi sự nén đi qua, các phân tử khí riêng lẻ trở về vị trí ban
đầu. Như vậy trong khi sóng lan truyền dọc theo phương truyền, các phân tử chỉ
dao động quanh vị trí cân bằng. Ta nói sóng là sự lan truyền dao động trong môi
trường đàn hồi. Vì thế sóng âm không lan truyền được trong chân không.
Tốc độ truyền âm trong không khí phụ thuộc vào áp suất khí quyển, nhiệt
độ và độ ẩm. Với áp suất tiêu chuẩn (mực nước biển) và 0 oC, vận tốc âm trong
không khí khô là 331,5 m/s. Ở các nhiệt độ khác, ta có biểu thức:

v(T) = (331,5 + 0,6T) m/s

với T là nhiệt độ Celcius. Trong cuộc sống hàng ngày, thường dùng giá trị 340
m/s. Đó là vận tốc âm tại T = 15 oC. Trong cơ thể, vận tốc âm khoảng 1540 m/s,
lớn hơn vận tốc âm trong nước một chút. Nói chung âm lan truyền đủ chậm để ta
nhận ra vận tốc hữu hạn của nó. Trong mưa giông, ta thường nhìn thấy tia chớp
trước khi nghe thấy tiếng sấm vì âm có vận tốc rất nhỏ so với ánh sáng.
Ngoài chất khí, âm cũng có thể truyền trong chất lỏng và chất rắn, với vận
tốc lớn hơn nhiều (do mật độ vật chất lớn hơn). Sóng âm trong chất lỏng cũng là
sóng dọc như trong không khí. Tuy nhiên trong chất rắn dao động có thể lan
truyền theo cả hai hướng vuông góc và song song, với vận tốc có thể khác nhau.
Dưới đây bảng tốc độ âm trong một số vật liệu.
Khi sóng âm tới tai người, tai biến sự thay đổi áp suất do sóng âm sinh ra
thành các xung thần kinh được não xử lý và cảm nhận như các âm thanh. Mặc dù
quá trình này rất phức tạp và chưa được khám phá đầy đủ, dưới đây là vài nét đại
cương về thính giác.

35
Vận tốc âm trong một số vật liệu
tại T = 15oC
Vật liệu Vận tốc (m/s)
Không khí 340
Polyethylene 920
Helium 961
Nước 1500
Hổ phách 3810
Gỗ (dọc thân) 3850
Nhôm 5000
Sắt 5120

Các nhạc công thường mô tả những gì mà họ nghe được bằng các thuật ngữ
như cao độ, mức to và chất lượng âm. Có mối tương quan giữa các khái niểm chủ
quan đó với các đặc trưng vật lý của âm thanh, mặc dù chúng khá phức tạp. Cao
độ liên quan với tần số, mức to liên quan với cường độ, còn chất lượng liên quan
với dạng sóng âm.
Tai người chỉ đáp ứng với dải tần số từ 16 - 20 Hz tới 20 kHz. Khi tuổi tác
tăng thì giới hạn trên thấp đi. Âm có tần số nằm trong khoảng 20 - 20.000 Hz gọi
là âm nghe thấy. Các tần số lớn hơn 20 kHz nằm ngoài khả năng thính giác và
được gọi là tần số siêu âm. Tương tự, âm cực thấp được gọi là hạ âm. Nhiều loài
động vật nghe được siêu âm và hạ âm. Dơi bắt được muỗi là nhờ hệ thống định vị
siêu âm siêu việt. Ngựa, chó và một số động vật khác nghe được hạ âm, nên nhiều
khi biết trước một số thảm họa như động đất, núi lửa phun nham thạch, đổ vỡ các
kiến trúc…

Hình 1.27 : Dơi săn mồi nhờ hệ sonar siêu âm.

36
Âm nghe thấy có thể ít tắt dần và nhiều tính tuần hoàn, chẳng hạn âm nhạc.
Nó cũng có thể là tạp âm nếu tắt nhanh và ít tính tuần hoàn. Ngoài ra còn có xung
âm tắt rất nhanh, thường với biên độ lớn.

1.4.1.1. Tần số và cao độ:


Ta xét cấu trúc tai người theo giản đồ sau đây. Tai ngoài thu và truyền sóng
âm vào tai giữa qua màng nhĩ. Các xương ở tai giữa kiểm soát biên độ dao động
truyền vào tai trong. Các dây thần kinh ở ốc tai đáp ứng với sóng âm, tạo các thế
gợi giác (auditory evoked potentials), chúng tạo các xung điện theo thần kinh
thính giác về vỏ não để xử lý và nhận diện.

Hình 1.28: Giản đồ cấu trúc tai người.

Vai trò quyết định thuộc về tương quan giữa vị trí các tế bào thần kinh của
lớp màng đáy chạy dọc theo suốt chiều dài ốc tai với tần số âm mà các tế bào đó
đáp ứng. Màng đáy vùng đầu ốc tai đo các tần số gần 20 kHz, các vùng tiếp theo
đo các tần số thấp hơn. Vùng cuối ốc tai đo các tần số gần giá trị 20 Hz. Tổng
cộng màng đáy dài khoảng 33 - 35 mm, cứ mỗi 3,3 - 3,5 mm dọc nó thì tần số mà
dây thần kinh đáp ứng giảm đi một nửa. Kết quả là một thanh niên khoẻ mạnh
nghe được 210 ≈ 1000 tần số, các tần số cách nhau 20 Hz trong khoảng từ 20 tới
20.000 Hz.

37
Hình 1.29: Sơ đồ lớp màng đáy.

Với sóng âm điều hòa (hình sin), tần số càng cao thì cao độ càng lớn hay
âm nghe càng bổng. Ngược lại, tần số càng thấp thì cao độ càng bé hay âm nghe
càng trầm. Nói cách khác, cao độ hay độ trầm bổng của âm phụ thuộc vào tần số.
Có lẽ do hình học các vùng nhạy cảm của màng đáy mà hai tần số khác nhau một
thừa số 2 (chẳng hạn 20 và 40 Hz) tạo cảm giác dễ chịu khi nghe cùng nhau.
Chúng được xem là cách nhau một quãng tám hay bát độ (octave).

38
Hình 1.30: Tương quan giữa tần số âm và vị trí lớp màng đáy.

1.4.1.2. Cường độ và mức to:


Để đặc trưng cho âm thanh về mặt năng lượng, dùng đại lượng vật lý là
cường độ âm I. Đó là năng lượng sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích trong

39
một đơn vị thời gian. Đơn vị đo của I là W/m 2. Dưới đây là cường độ của một số
loại âm thanh ở tần số 1000 Hz.

Loại Cường độ (W/m2)


âm thanh tại 1000 Hz

Ngưỡng nghe 10-12


Tiếng thì thào 10-10
Nói thầm 10-8
Nói thường 10-7
Nói to 10-6
Tạp âm đường phố 10-5
Nhạc rock 10-1
Ngưỡng đau 1

Tai người là một hệ đo đạc cực kì nhạy cảm, có khả năng nghe được âm
thanh trong một vùng cường độ rất rộng, Chẳng hạn, đoàn xe lửa đang chạy có thể
tạo cường độ âm gấp 104 - 106 lần cường độ tiếng muỗi, nhưng ta đều nghe rõ cả
hai. Tuy nhiên sự cảm nhận chủ quan của ta về mức to của âm không tương ứng
trực tiếp với độ lớn của cường độ. Trên thực tế, con người thấy mức to tăng lên
gấp 2 lần khi cường độ của âm khảo sát lớn gấp 10 lần cường độ âm so sánh. Một
âm được cho là to gấp 4 lần âm so sánh khi cường độ tăng gấp 100 lần. Một cách
gần đúng, đó là qui luật logarít: mức to tỉ lệ với logarít của cường độ âm thanh.
Đơn vị của mức to là Deciben hay Ben (để tôn vinh nhà phát minh điện
thoại người Mĩ Alexander Graham Bell, 1847 - 1922). Ta có mức cường độ âm:

N (dB) = 10.lg(I/I0)

trong đó I0 là cường độ ngưỡng nghe, I là cường độ âm khảo sát. Từ đó ta thấy


ngưỡng nghe có mức to là 0 dB, nói chuyện là 60 dB, nhạc rock là 110 dB,
ngưỡng đau là 120 dB.
Nghe âm thanh to một thời gian sẽ làm tăng ngưỡng nghe tạm thời. Cường
độ và thời gian tăng sẽ gây điếc. Điếc trở thành vĩnh viễn khi nghe quá 90 dB
trong thời gian dài.
Tai không đáp ứng như nhau với mọi tần số. Nó nhạy nhất với các tần số
nằm giữa 2000 và 5000 Hz. Hình dưới đây cho ta biết cảm nhận chủ quan của con
người về mức to của các sóng điều hòa tần số khác nhau.

40
Hình 1.31: Mức to phụ thuộc vào cường độ (và tần số).

Thí dụ 1.7: Xác định sự thay đổi mức âm tính theo dB.
Trong một dạ hội, dàn thiết bị âm thanh hai loa đang mở hết công suất. Bất
ngờ do tuột dây mà một thùng loa ngưng phát. Hãy tính sự giảm mức âm theo dB.

Giải: Giả sử hai loa có công suất bằng nhau, tức có mức âm như nhau. Khi một
loa ngưng, cường độ âm giảm chỉ còn một nửa so với trước. Ta có:

Sự thay đổi cường độ tính ra dB = 10 lg (1/2) = - 3 dB

Sự giảm mức âm khi hệ âm thanh hỏng một nửa chỉ vẻn vẹn có 3 dB. Như
vậy sự giảm 3 dB ở mức âm tương ứng với cường độ giảm 2 lần. Điều đó cũng có
nghĩa, mức âm tăng chỉ 3 dB tương ứng với việc tai phải chịu một cường độ tăng
gấp hai lần.
Như vậy từ mức nói chuyện thông thường (60 dB) tới buổi hòa nhạc rock
(110 dB), mức âm chỉ tăng 50 dB, nhưng cường độ âm đã tăng 2 50/3 ≈ 217 ≈ 100
ngàn lần!

41
Các qui luật vật lý tâm lý của sự cảm nhận cường độ kích thích

Các nhà tâm vật lý đầu tiên - Weber, Fechner, Helmholz và von
Frey - đã phát triển các hệ hình thực nghiệm đơn giản để xem hai kích
thích biên độ khác nhau được phân biệt như thế nào. Họ đã định lượng
hóa cường độ cảm giác dưới dạng các qui luật toán học cho phép tiên
đoán mối tương quan giữa biên độ kích thích và mức độ cảm giác. Năm
1834, Weber cho rằng độ nhạy của giác quan đối với sai khác ở mức kích
thích phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của kích thích. Ta dễ dàng thấy 1 kg
khác 2 kg, nhưng rất khó phân biệt giữa 100 kg và 101 kg. Ở cả hai
trường hợp, sự sai khác đều là 1 kg! Tương quan đó được biết dưới dạng
định luật Weber:

S0 = K.S

Với S là sự sai khác tối thiểu về độ lớn giữa kích thích chuẩn và kích
thích khảo sát mà ta có thể phân biệt được; K là hằng số. Đó là sai khác
bắt đầu nhận biết được. S0 tăng theo S, và đó là lý do ta không phân biệt
được 101 so với 100 kg.
Fechner mở rộng qui luật Weber vào năm 1860 để mô tả tương
quan giữa độ lớn kích thích S và cường độ cảm giác I như sau:

I = K log S/S0

Với S0 là biên độ kích thích ngưỡng và K là hằng số. Qui luật Weber-
Fechner rất phù hợp với thính giác.
Năm 1953 Stanley Stevens nhận thấy rằng, ở nhiều loại kích thích,
cường độ cảm giác được mô tả tốt nhất bằng hàm lũy thừa hơn là hàm
logarit:

I = K (S - S0)n

Với một số cảm giác, chẳng hạn cảm giác áp suất lên tay, có mối
liên hệ tuyến tính giữa biên độ kích thích và mức độ cảm nhận. Đó chính
là minh họa của hàm lũy thừa với lũy thừa đơn vị (n = 1).

1.4.1.3. Dạng sóng và chất lượng âm:


Một thuộc tính chủ quan của âm thanh - chất lượng - liên quan với dạng
sóng hơn là tần số hay cường độ âm. Để khảo sát tính chất này, cần xét phép phân
tích Fourier trong toán học.

42
Mặc dù không thiếu các sóng điều hòa hình sin, hầu hết các âm được quan
tâm có cấu trúc tuần hoàn (phức tạp hơn cấu trúc điều hòa). Dưới đây là một minh
họa cho các cấu trúc như thế. Đó là dạng sóng của hai loại kèn flute và fagôt khi
chơi cùng một nốt, với chu kì tương ứng với tần số cơ bản 440 Hz. Những âm đó
có dạng sóng không điều hòa (tuần hoàn nhưng không có dạng sin). Hai âm được
nghe với cùng cao độ nhưng với chất lượng hay sắc thái khác nhau. Đó là vì cao
độ liên quan với tần số (như nhau với hai âm), còn chất lượng liên quan các chi
tiết của dạng sóng (khác nhau với hai âm).

Hình 1.32: Dạng sóng của hai loại kèn khi chơi cùng một nốt nhạc.

Nhà khoa học Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier chứng tỏ rằng, các sóng
tuần hoàn phức tạp có thể xem là tổng của các sóng điều hòa:

y(t) ≈ ΣA n sin (nωt + Фn) ; n = 1, 2, …, N

với = 2/T = 2f là tần số góc (f là tần số thẳng), Фn là pha ban đầu. N cần lớn đến
mức nào để thu được một xấp xỉ thỏa đáng thì phụ thuộc vào dạng sóng. Minh họa
dưới đây cho thấy điều đó. Nói chung chỉ sau số ít các số hạng là ta thu được dạng
sóng mong muốn.

43
Hình 1.33: Theo Fourier, các song tuần hoàn là tổ hợp của các song điều hòa.

Quá trình xác định các hệ số A n và hằng số pha Фn đối với một dạng sóng đã
cho được gọi là phân tích Fourier. Trong phép phân tích đó, tần số nhỏ nhất được
gọi là tần số cơ bản f0; bội của tần số này được gọi là các họa âm cao. Sự khác
nhau trong sắc thái của hai âm do flute và fagôt chơi cùng một nốt nhạc sinh ra là
do sự khác nhau ở các họa âm cao.

Ta có:
f0 là tần số cơ bản hay tần số họa âm thứ nhất
f1 = 2f0 là tần số họa âm thứ hai hay họa âm cao thứ nhất
f2 = 3f0 là tần số họa âm thứ ba hay họa âm cao thứ hai
.....

Ngược với quá trình trên là tổng hợp Fourier, khi các dạng sóng tuần hoàn
mới được tạo ra bằng điện tử nhờ thêm vào hòa âm cơ bản một số hòa âm cao của
nó. Một số âm nhạc hiện đại được chơi trên một thiết bị tổng hợp hơn là trên một
nhạc cụ chơi bằng tay.

1.4.1.4. Nguồn âm:


Có nhiều loại nguồn âm như giọng nói con người, loa phóng thanh, nhạc
cụ… Nhạc cụ là nguồn âm trong không khí khá phổ biến, trong đó âm thoa là loại
nhạc cụ đơn giản nhất. Khi gõ, âm thoa liền dao động dưới dạng gần điều hòa và
sinh ra sóng âm điều hòa trong không khí. Cường độ sóng âm trong không khí phụ
thuộc vào phần không khí mà âm thoa có khả năng chuyển dịch khi nó dao động.

44
Nói chung âm thoa dao động nghe được trong khoảng cách không quá một vài
mét.

Hình 1.34: Các nguồn âm.

Loại nhạc cụ phức tạp hơn là dây đàn dao động, như dây đàn ghita, với hai
đầu dây cố định. Khi được gảy một cách tuần hoàn, nó sẽ đáp ứng bằng cách dao
động cùng tần số với lực tác động. Tuy nhiên biên độ dao động sẽ lớn hơn nếu dây
được gảy ở tần số cộng hưởng. Còn khi dây đàn được kéo căng và cho tự dao
động, chỉ các tần số cộng hưởng mới được duy trì.
Tần số dao động cộng hưởng nhỏ nhất của dây (hay đối tượng dao động
khác) gọi là tần số cơ bản của nó. Các tần số cộng hưởng bằng tích nguyên lần tần
số cơ bản gọi là các tần số họa âm. Với dây đàn của chúng ta, tần số cơ bản là họa
âm thứ nhất, tần số gấp hai lần giá trị đó là họa âm thứ hai v.v… Mọi tần số cộng
hưởng lớn hơn tần số cơ bản, dù có là nguyên lần hay không, đều được gọi là họa
âm cao. Chẳng hạn các họa âm cao của mặt trống lý tưởng không phải là điều hòa
mà xếp theo tỉ lệ tần số 1,0 : 1,6 : 2,1 : 2,3.

Mỗi tần số cộng hưởng tương ứng một kiểu dao động của toàn sợi dây. Với
hai đầu cố định, chúng là các nút dao động - là điểm có biên độ dao động zero - và
khoảng cách giữa hai nút kề nhau luôn bằng một nửa bước sóng. Giữa hai nút là

45
phản nút - tức điểm có biên độ dao động lớn nhất. Như vậy dao động cơ bản của
một sợi dây hai đầu cố định có hai nút ở hai đầu và một phản nút ở chính giữa. Và
độ dài l của dây là một nửa bước sóng . Khi đó tần số dao động cơ bản của dây là:

f = v/ = v/2l

với là v là tốc độ sóng dọc dây. Các tần số cộng hưởng khác cũng xuất hiện. Vì hai
đầu là node nên độ dài l phải là số nguyên lần của một nửa bước sóng. Nói cách
khác, các bước sóng cộng hưởng phải thỏa mãn:

l = n (/2) ; n = 1, 2, 3, …

Với l cố định, ta có bước sóng n ứng với với mỗi số nguyên n:

n = 2l/n

Vậy tần số dao động: fn = ν/n = n (v/2l )

Với dây dẻo, tốc độ sóng có dạng:

v = T/(m/l)

ở đây T là sức căng của dây tính theo newton và (m/l) là mật độ khối lượng tuyến
tính tính theo kg/m. Cuối cùng, tần số cộng hưởng của một dây dẻo kéo căng là:

fn = (n/2l) . T/(m/l)

Từ biểu thức này có thể nhận thấy, có ba cách để thay đổi tần số là thay loại
dây khác để có khối lượng m khác, thay đổi sức căng và thay đổi độ dài. Nhạc
công chỉnh đàn trước khi chơi chính là thay đổi sức căng của dây. Khi chơi, nhạc
công thường bấm tay lên dây chính là để thay đổi độ dài. Bằng cách đó họ có thể
chơi nhiều nốt nhạc trên một dây đàn.

Kèn hay sáo là loại nhạc cụ tạo ra sóng âm trong các cột khí dao động. Ta
có ba loại cột khí: loại hai đầu mở, loại một đầu mở một đầu kín và loại hai đầu
kín. Thuộc về loại hai đầu mở là kèn oboe, flute, trombone. Clarinet và xylophone
có một đầu mở một đầu kín.
Sự dịch chuyển không khí ở đầu kín bằng zero, vậy đầu kín chính là nút.
Ngược lại dịch chuyển ở đầu mở đạt cực đại nên đầu mở là phản nút. Giữa hai nút

46
(hay hai phản nút) là phản nút (hay nút); cạnh nút (hay phản nút) là phản nút (hay
nút). Đây chính là nguyên tắc để xác định các tần số cộng hưởng của nhạc cụ thổi.

Hình 1.35: Giàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam.

Đầu tiên ta xét trường hợp hai đầu kín, tức hai đầu là hai nút. Trường hợp
này giống dây dao động xét ở trên (cũng có hai đầu là hai nút) nên mọi tần số cộng
hưởng đều xuất hiện:
fn = /n = n (v/2l ) ; n = 1, 2, 3, …

Trường hợp hai đầu mở cho kết quả tương tự, vì hai đầu là hai phản nút nên
bước sóng cộng hưởng cơ bản cũng có giá trị  = 2l như trường hợp hai đầu kín.
Trường hợp kín - mở phức tạp hơn; vì đầu mở là phản nút, đầu kín là nút, nên
bước sóng cộng hưởng cơ bản bằng 4l. Họa âm cao thứ nhất xuất hiện khi có thêm
một nút và một phản nút giữa hai đầu, nên bước sóng của nó bằng 1/3 bước sóng
cơ bản, vậy nó là họa âm thứ ba. Tương tự như thế, họa âm cao thứ hai chính là
họa âm thứ năm. Ta có:

fn = (2n – 1).( v/4l ) ; n = 1, 2, …

Điều đó có nghĩa, chỉ các họa âm lẻ (f1 , 3f1 , 5f1 , … ) mới xuất hiện trong cột khí
kín - mở. Chất lượng âm thanh từ ống đàn organ một đầu kín khác với từ ống hai
đầu mở, dù cao độ của hai âm như nhau. Đó là vì số họa âm khác nhau. Ở ống hai
đầu mở, cả họa âm chẵn và lẻ đều xuất hiện, trong khi ở ống một đều kín, chỉ các

47
họa âm lẻ xuất hiện. Và người nghe có thể nhận biết sự sai khác do thiếu các họa
âm chẵn.
Chất lượng âm thanh của tiếng nói con người cũng phụ thuộc vào các
khoang cộng hưởng một cách tương tự. Các khoang đó đóng mở thích hợp để tạo
ra các nguyên âm và phụ âm của ngôn ngữ. Có giả định rằng, người tinh khôn hiện
đại có nhiều khoang cộng hưởng hơn, nên có khả năng nói nhiều hơn, và do đó
trao đổi được nhiều thông tin hơn, trong một thời gian xác định. Đó là một ưu thế
sinh tồn. Và đó có thể là lý do người Neanderthal tuyệt chủng khoảng 28 ngàn
năm trước, dù về thể chất họ ưu thế hơn tổ tiên chúng ta.

1.4.2. HIỆU ỨNG DOPPLER:


Nghe tiếng còi của chiếc ô tô chạy ngang qua, ta có thể thấy sự thay đổi rất
rõ rệt ở cao độ âm thanh. Cao độ do tần số quyết định, nên điều đó có nghĩa tần số
của âm mà ta nghe được đã thay đổi. Sự dịch chuyển tần số như vậy gọi là hiệu
ứng Doppler hay dịch chuyển Doppler. Nó là kết quả của sự thay đổi số dao động
mà tai nghe được trong một đơn vị thời gian do nguồn âm chuyển động. Hiện
tượng này do Christian Doppler (1803 - 1853) phát hiện năm 1842 khi nghiên cứu
sự dịch chuyển tần số ánh sáng do các sao trong hệ sao đôi phát ra. Thời đó các
phương tiện giao thông chưa phát triển nên Doppler không phát hiện hiệu ứng liên
quan với âm thanh.
Dịch chuyển Doppler xuất hiện ở nhiều loại sóng; chẳng hạn ở sóng nước
do một đầu dao động chuyển động sang phải đối với nước. Bước sóng phía trước
nguồn chuyển động bị ngắn lại, còn phía sau thì dài ra. Vì vận tốc sóng như nhau
theo mọi hướng nên tần số f = v/ của các sóng chạy tới một điểm phía trước
nguồn sẽ lớn hơn tần số các sóng chạy tới điểm phía sau.
Khi nguồn sóng và người quan sát chuyển động đối với nhau, sẽ có một sai
khác giữa tần số phát của nguồn f s và tần số thu của người quan sát f o. Cần xác
định hệ thức giữa các tần số này. Để đơn giản ta xét trường hợp vector vận tốc của
nguồn và người quan sát trùng với đường nối chúng với nhau.

Hình 1.36: Hiệu ứng Doppler.

48
Đầu tiên xét chuyển động của nguồn. Vì nguồn phát một ngọn sóng trong
một chu kì Ts, nên mỗi ngọn sóng đi được một khoảng vTs trước khi nguồn phát
ngọn sóng khác. Nhưng nguồn cũng chuyển động với vận tốc v s, nên ngọn sóng
tiếp theo sẽ được phát với khoảng cách (vTs - vsTs) phía sau ngọn sóng trước nó.
Như vậy bước sóng trong môi trường là khoảng cách sóng đi được trong một chu
kì vTs trừ đi khoảng cách mà nguồn đi được cũng trong một chu kì vsTs:

 = vTs - vsTs

Tiếp theo xét chuyển động của người quan sát hay máy thu. Giả sử máy thu
chuyển động xa nguồn với vận tốc vo. Khi đó thời gian To để hai đỉnh sóng chạm
máy thu sẽ lớn hơn, vì máy thu chạy ra xa. Trong khoảng thời gian T o, máy thu di
chuyển một khoảng voTo. Để ngọn sóng A đạt tới vị trí A’, sóng phải di chuyển
một khoảng vTo . Khoảng cách này chính bằng bước sóng  cộng với khoảng cách
mà máy thu di chuyển, vTo =  + voTo. Vậy ta có:

 = (v - vo) To

Từ hai phương trình trên, thu được hệ thức:

(v - vs) Ts = (v - vo) To

biểu thị mối liên hệ giữa chu kì sóng của nguồn phát và chu kì sóng mà máy thu
nhận được. Vì tần số là nghịch đảo của chu kì, nên công thức dịch chuyển Doppler
có dạng:
fo = fs (v - vo)/(v - vs)

Có thể dẫn ra công thức tổng quát hơn:


fo = fs (v ± vo)/(v ± vs)

trong đó: dấu (+) ở tử số ứng với trường hợp máy thu lại gần nguồn
dấu (-) ở tử số ứng với trường hợp máy thu ra xa nguồn
dấu (+) ở mẫu số ứng với trường hợp nguồn ra xa máy thu
dấu (-) ở mẫu số ứng với trường hợp nguồn lại gần máy thu

Khi các vector vận tốc của nguồn và máy thu không trùng với đường nối
giữa chúng, công thức trên có dạng:

fo = fs (v ± vo cosθo)/(v ± vs cosθs)

49
với o và s là góc giữa các vector vận tốc của máy thu nguồn với đường nối chúng
với nhau. Khi nguồn và máy thu đứng yên, vs = 0, vo = 0, ta có: fo = fs.

Thí dụ 1.8: Chùm siêu âm vận tốc v chiếu tới hệ mạch có vận tốc dòng máu v m.
Góc giữa chùm siêu âm và dòng chảy là . Hãy tìm hệ thức cho sự thay đổi giữa tần
số phát và thu của đầu dò(tần số dịch chuyển Doppler). Áp dụng kết quả cho thiết
bị đo tốc độ dòng máu bằng siêu âm Doppler 5 MHz, với tốc độ máu v m = 30 cm/s
và góc Doppler = 45o.

Giải:
Khi chùm siêu âm từ đầu dò tới dòng máu thì dòng máu đóng vai trò máy
thu và đang chuyển động xa nguồn với tốc độ v m cos. Khi chùm siêu âm phản xạ
và dội trở lại đầu dò thì dòng máu đóng vai trò nguồn phát đang di chuyển ra xa
máy thu (đầu dò), cũng với tốc độ vm cos. Áp dụng công thức dịch chuyển
Doppler, tần số Doppler mà đầu dò thu được có dạng:

f1 = f (v - vm cosθ)/(v + vm cosθ)

với f và f1 là tần số siêu âm do đầu dò phát ra và thu về. Khi đó tần số Doppler
được viết:
Δf = f - f1 = f [1 – (v – vm cosθ)/(v + vm cosθ)]
= f (2 vm cosθ)/(v + vm cosθ) ≈ f (2vm cosθ)/v

vì vm « v (vm ở mạch ngoại vi chỉ cỡ hàng chục cm/s, trong khi v đạt tới hàng trăm
ngàn cm/s).

Áp dụng cho trường hợp cụ thể, ta có:

f = ( 2 x 30 cm/s x cos(45o) x 5 x 106/s ) / ( 1.54 x 105 cm/s ) = 1414 Hz

Ở đây tần số dịch Doppler nằm trong vùng nghe thấy.

Hiệu ứng Doppler có nhiều ứng dụng trong thực tế. Những năm 1920 nhà
thiên văn người Mĩ Hubble phát hiện Tinh vân Tiên nữ - thiên hà sánh đôi với
Ngân hà - đang tiến lại gần chúng ta vì phổ của nó “dịch về phía xanh”, tức về
vùng có bước sóng ngắn hơn, do đó có tần số cao hơn. Ông cũng thấy các thiên hà
khác đang tản ra xa vì phổ của chúng “dịch về phía đỏ” (nơi có tần số thấp hơn).
Đó là bằng chứng thực nghiệm của thuyết vũ trụ giãn nở. Các thiết bị siêu âm
Doppler cũng được dùng để đo tốc độ xe cộ trong giao thông vận tải, tìm máy bay
bằng radar hay xác định tốc độ dòng máu trong y học.

50
Lưu ý rằng, biểu thức dịch Doppler nói trên có hai giới hạn.
Nếu nguồn và máy thu chạy xa nhau nhanh hơn hơn tốc độ truyền
âm, âm không thể “bắt kịp” máy thu. Do đó biểu thức trên mất ý
nghĩa. Ngược lại, nếu nguồn tiến lạigần máy thu nhanh hơn tốc độ
âm (vs ≥ v), ta sẽ có  = vTs - vsTs ≤ 0. Vì bước sóng zero hay âm
không có ý nghĩa vật lý nên biểu thức trên cũng mất ý nghĩa.
Điều gì xẩy ra khi vs ≥ v? Khi đó sẽ xuất hiện sóng xung kích
(shock wave). Hình vẽ kèm theo chỉ rõ hình nón hình thành khi
một vật chuyển động nhanh hơn sóng do nó phát ra. Trong nón đó
các ngọn sóng chồng chất lại, nên biên độ âm rất lớn. Trong
không khí sóng xung kích được hình thành làm tăng áp suất định
xứ đủ làm thủng màng nhĩ hay vỡ cửa kính. Chính sóng xung kích
gây ra “tiếng nổ siêu thanh” khi máy bay vượt qua hàng rào âm
thanh. Khi đó ta có góc nửa nón thỏa mãn hệ thức sin = v/ vs .

Hình 1.37: Sóng xung kích xuất hiện khi chuyển động vượt tốc độ âm thanh.

1.4.3. ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRONG Y HỌC


Các phương pháp thu phát siêu âm xuất hiện từ thế kỉ 19; tuy nhiên việc
ứng dụng siêu âm trên qui mô rộng chỉ được thực hiện trong Đại chiến Thế giới
lần 2 với hệ thống định hướng và đo đạc siêu âm SONAR chuyên dùng để phát
hiện tàu ngầm nhờ sự phản xạ siêu âm trên bề mặt mục tiêu. Kỹ thuật phản âm đó
được cải tạo và phát triển để tạo ảnh trong y học, giúp thày thuốc “nhìn” được một

51
số chi tiết trong cơ thể. Siêu âm cường độ cao hơn cũng được dùng để tạo nhiệt
trong các tổ chức giầu collagen như gân hay dây chằng với mục đích điều trị đã
hơn 50 năm. Tác dụng phi nhiệt cũng được phát hiện hơn 20 năm trước. Siêu âm
xung cường độ thấp như thế được dùng để kích thích vết thương mau lành, kiểm
soát quá trình viêm hay giúp thuốc thâm nhập cơ thể qua da dễ dàng hơn.

1.4.3.1. Một số đại lượng đặc trưng:


Siêu âm là loại sóng âm tần số lớn hơn 20 kHz. Trong y học, tần số siêu âm
được chọn trong khoảng MHz (1 MHz = 106 Hz) để năng lượng sóng hấp thụ
nhiều nhất ở độ sâu khoảng 1 - 5 cm trong mô mềm. Trong chẩn đoán thường
dùng các tần số nằm trong khoảng 2 - 50 MHz, còn trong điều trị thường dùng tần
số 1 MHz và 3 MHz.
Mọi vật liệu đều có trở kháng âm hay âm trở, đại lượng vật lý đặc trưng cho
sự cản trở quá trình truyền âm. Âm trở của một tổ chức sinh học bằng tích của mật
độ và độ đàn hồi của nó. Trong môi trường đồng nhất và đẳng hướng, âm truyền
thẳng; còn khi gặp mặt phân cách đủ lớn giữa hai môi trường có âm trở khác nhau,
sóng âm tuân theo định luật phản xạ và khúc xạ, tương tự như ánh sáng.
Hệ số phản xạ K được định nghĩa là tỉ số giữa cường độ tia phản xạ và
cường độ tia tới. Nó phụ thuộc vào tính chất hai môi trường như sau:

K = [(Z2 cosθr - Z1 cosθi )/( Z2 cosθr + Z1 cosθi )]2

trong đó Zi là âm trở của môi trường i, θi và θr là góc tới và góc khúc xạ. Nếu
sóng âm vuông góc với bề mặt phân cách, ta có góc tới và góc khúc xạ bằng 0 o,
nên cosθi = cosθr = 1. Khi đó:

K = [( Z2 - Z1 )/( Z2 + Z1)]2

Như vậy sự phản xạ âm phụ thuộc vào sự sai khác âm trở giữa hai môi
trường. Để sóng lan truyền tốt giữa hai môi trường, âm trở của chúng phải như
nhau. Nếu âm trở khác nhau thì sự phản xạ âm ở mặt tiếp xúc giữa hai môi trường
sẽ lớn và chỉ một phần năng lượng nhỏ được truyền qua. Bảng dưới đây là các
tính chất âm của một số vật liệu liên quan với thực tiễn y học:

Vật liệu Tốc độ (m/s) Mật độ (kg/m3) Âm trở (kg/m2.s)


Không khí 340 0.625 213
Mô mỡ 1450 940 1,4 x 106
Cơ 1550 1100 1,7 x 106
Xương 2800 1800 5,1 x 106
Nước 1500 1000 1,5 x 106
Thép 5850 8000 47 x 106

52
Sai khác âm trở lớn nhất là ở giao diện giữa thép và không khí, là bề mặt
đều tiên mà âm phải vượt qua để từ nguồn phát tới cơ thể. Vì thế sự phản xạ âm ở
bề mặt giữa đầu phát và không khí là lớn nhất. Để khắc phục ta phải dùng các môi
trường truyền âm tốt như gel chuyên dụng hay nước. Một lớp không khí rất nhỏ
giữa đầu phát và da cũng có thể phản xạ 99,998% tổng năng lượng, khiến cho sự
truyền âm trên thực tế bằng không.
Ngoài hệ số phản xạ, các đại lượng vật lý như hệ số hấp thụ, độ tản mát hay
độ sâu một nửa (độ sâu mà cường độ sóng âm chỉ còn một nửa so với ban đầu)…
cũng thường được dùng trong thực tiễn. Dưới đây là giá trị của chúng ứng với các
tổ chức sinh học.

Hệ số hấp thụ ở 1 và 3 MHz


(dB/cm)
Tổ chức 1 MHz 3 MHz

Máu 0,028 0,084


Mỡ 0,14 0,42
Thần kinh 0,2 0,6
Cơ (song song) 0,28 0,84
Cơ (vuông góc) 0,76 2,28
Mạch máu 0,4 1,2
Da 0,62 1,86
Gân 1,12 3,36
Sụn 1,16 3,48
Xương 3,22 -
Độ tản mát ở 1 MHz
(dB/cm)
Tổ chức Độ tản mát %/cm

Máu 0,12 3
Mỡ 0,61 13
Thần kinh 0,88 -
Cơ 1,2 24
Mạch máu 1,7 32
Da 2,7 39
Gân 4,9 59
Sụn 5,0 68
Xương 13,9 96

Độ sâu một nửa ở 1 và 3 MHz


(mm)
Tổ chức 1 MHz 3 MHz

53
Nước 11.500,0 3833
Mỡ 50,0 16,5
Cơ (song song) 24,6 8,0
Cơ (vuông góc) 9,0 3,0
Da 11,1 4,0
Gân 6,2 2,0
Sụn 6,0 2,0
Xương 2,1 -

1.4.3.2. Siêu âm trong chẩn đoán:


Đầu dò trong chẩn đoán vừa là máy phát vừa là máy thu các tín hiệu siêu
âm, dựa trên hiệu ứng áp điện. Khi phát, do hiệu ứng áp điện nghịch (biến tín hiệu
điện thành tín hiệu cơ học), khi nhận tín hiệu điện từ nguồn nuôi, tinh thể gốm áp
điện trong đầu dò bị biến dạng và tạo sóng siêu âm cường độ nhỏ (cỡ mW/cm 2).
Khi truyền vào cơ thể, do bị phản xạ trên bề mặt các tổ chức sinh học, tín hiệu
siêu âm sẽ dội lại đầu dò. Dưới tác dụng của tín hiệu phản hồi, do hiệu ứng áp điện
thuận (biến tín hiệu cơ học thành tín hiệu điện), tinh thể gốm sẽ tạo ra các tín hiệu
điện tương ứng. Các tín hiệu này được máy tính xử lý để chẩn đoán.

Hình 1.38: Thiết bị siêu âm chẩn đoán.

54
Siêu âm dùng trong chẩn đoán với hai kỹ thuật cơ bản: siêu âm tạo hình và
siêu âm Doppler. Trong kỹ thuật tạo hình, tín hiệu phản xạ trên bề mặt một bộ
phận cơ thể được biến đổi thành hình ảnh của tổ chức đó trên màn hình. Trong kỹ
thuật Doppler, tần số dịch Doppler được dùng để xác định tốc độ dòng máu, khảo
sát chuyển động của thành mạch, hệ cơ… Đó là những nội dung nằm ngoài giáo
trình này.

Hình 1.39: Siêu âm Doppler theo dõi các van tim.

1.4.3.3. Siêu âm trong điều trị:


Trong siêu âm điều trị, các tần số 1 và 3 MHz thường được chọn để năng
lượng được hấp thụ chủ yếu ở độ sâu 2 - 5 cm. Khi tương tác với tổ chức sinh học,
siêu âm có thể gây các hiệu ứng nhiệt và hiệu ứng cơ học (phi nhiệt). Hiệu ứng
nhiệt là khả năng làm tăng nhiệt độ của tổ chức; còn hiệu ứng phi nhiệt là khả
năng tạo các dòng, vi dòng và tạo các khoang khí, do đó có thể làm thay đổi tính
thấm màng tế bào.
Các vi dòng luôn xuất hiện quanh một vật thể nhỏ dao động. Ở đây chúng
xuất hiện quanh các bọt khí bắt đầu dao động nhờ sự tạo khoang. Nếu liên quan
với dịch tế bào, chuyển động tròn và kích thước lớn hơn, ta có các dòng. Nó được
xem là có thể thay đổi hoạt tính tế bào nhờ vận chuyển vật chất giữa các vùng
khác nhau trong trường siêu âm. Tạo khoang là quá trình hình thành, phát triển và
rung động của các bọt khí trong tổ chức dưới tác dụng của siêu âm. Trong pha nén
của siêu âm, bọt khí có kích thước nhỏ hơn; còn trong pha giãn chúng nở ra. Sự
tạo khoang có thể ổn định hay không ổn định. Trong chế độ ổn định, kích thước
khoang dao động trong nhiều chu trình nhưng không bị vỡ. Ngược lại, các khoang
nở căng ra sau một số chu trình và bất ngờ nổ tung. Điều đó tạo ra các vùng áp
suất lớn và tức thời, tăng nhiệt độ và tạo các gốc tự do. Tạo khoang ổn định được

55
xem là cơ chế phi nhiệt của siêu âm, vì ở cường độ được Tổ chức Y tế Thế giới
cho phép trong điều trị (không quá 3 W/cm 2), siêu âm không có khả năng tạo
khoang không ổn định.

Hình 1.40: Thiết bị phá sỏi bằng siêu âm.

Trong lâm sàng, siêu âm thường được dùng để điểu trị đau, một số tổn
thương cơ xương khớp, tổn thương gân và dây chằng, giảm tạo sẹo… Kỹ thuật
siêu âm di đưa thuốc qua da cũng là một ứng dụng nổi bật của loại tác nhân này.
Chi tiết về các ứng dụng này thuộc ngành vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
Trong niệu khoa, siêu âm cường độ cực lớn có thể dùng để phá sỏi từ ngoài cơ thể.
Đây là một kỹ thuật cao trong công nghệ y học mới được phát triển trong khoảng
20 năm nay.

CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ:


1. Áp suất thủy tĩnh phụ thuộc và không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
2. Nguyên lý Pascal và khả năng ứng dụng thực tế?
3. Bản chất của sức căng mặt ngoài? Sức căng mặt ngoài trong cấu trúc hóa
và chức năng hóa phổi?
4. Bản chất của phương trình liên tục và định luật Bernoulli?
5. Định luật Poiseuille?
6. Công của tim chủ yếu để làm gì?
7. Các qui luật chất lưu có thể áp dụng cho dòng máu trong hệ mạch được
không? Tại sao?

56
8. Các con đường và các hình thức vận chuyển vật chất và năng lượng qua
màng tế bào?
9. Âm là gì? Các đặc trưng cơ bản của âm và tương quan giữa sự cảm nhận
của tai người với chúng?
10. Siêu âm là gì? Dải tần siêu âm nào thường được dung trong y học? Những
ứng dụng chủ yếu của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


Tiếng Việt:
1. Phan Sỹ An (2005) (chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học
2. Vũ Công Lập (1986) (chủ biên), Giáo trình Vật lý - Lý sinh, HVQY

Tiếng Anh:
1. Davidovits P (2001) Physics in Biology and Medicine, 2nd edition, Elsevier
2. Fox SI (1991), Perspectives on Human Biology, Wm. C. Brown
3. Gettys WE, Keller FJ, Skove MJ (1989), Physics, McGraw-Hill
4. Herman IP (2007), Physics of the Human Body, Springer
5. Hobbie RK, Roth BJ (2007), Intermediate Physics for Medicine and
Biology, 4th edition, Springer
6. Jones ER, Childers RL (1990), Contemporary College Physics, Addison-
Wesley
7. Kane SA (2005), Introduction to Physics in Modern Medicine, Taylor &
Francis

57

You might also like