You are on page 1of 30

Chương 1

Khái niệm và định luật cơ bản


Chương 1

▪ Giới thiệu
▪ Các biến trạng thái
▪ Các phần tử trong mạch điện
▪ Kết cấu hình học của mạch điện
▪ Các định luật Kirchhoff
▪ Phân loại và các chế độ làm việc của mạch điện
Giới thiệu

KỸ THUẬT ĐIỆN
Lý thuyết mạch Lý thuyết trường
Giới thiệu

Mạch điện là sự kết nối giữa các phần tử điện


Giới thiệu

• Dòng điện
Mạch phản ứng ra sao với 1
tín hiệu đầu vào? • Điện áp
• Công suất
Phân tích mạch điện • Năng lượng
Các phần tử mạch tương tác • Các phần tử mạch
với nhau như thế nào?
Các biến trạng thái
Dòng điện i

Dòng điện là sự biến thiên của điện tích theo


thời gian, đơn vị là amperes (A).
Các biến trạng thái
Điện áp u
Điện áp (hiệu điện thế) là năng lượng cần
𝑑𝑤 thiết để dịch chuyển 1 đơn vị điện tích đi qua 1
𝑢𝑎𝑏 ≜ = 𝜑𝑎 - 𝜑𝑏 phần tử, đơn vị là volts (V).
𝑑𝑞

uab 𝑢𝑎𝑏 = - 𝑢𝑏𝑎


Các biến trạng thái
Công suất p
𝑑𝑤 Công suất là độ biến thiên theo thời gian của năng
p≜ lượng tiêu hao hoặc hấp thụ, đơn vị là watts (W).
𝑑𝑡
𝑑𝑤 𝑑𝑤 𝑑𝑞
p≜ = . = u.i
𝑑𝑡 𝑑𝑞 𝑑𝑡

Quy ước dấu thụ động (Passive sign convention):


Dòng điện đi vào từ cực (+) của điện áp thì p = + u.i.
Nếu dòng điện đi vào từ cực (-) của điện áp thì p = – u.i.
Các biến trạng thái
Công suất p

p = 12 W p = - 12 W

Định luật bảo toàn năng lượng:


Các biến trạng thái
Năng lượng w

Đơn vị: joules (J)

Điện năng tiêu thụ của phụ tải chính là năng lượng được tính theo đơn vị Wh (kWh).
1 Wh = 3600 J
Các phần tử trong mạch điện

Phần tử tích cực: Có khả năng phát ra năng lượng

Nguồn sức điện Nguồn dòng


động (sđđ)

Vd: Máy phát, pin (ắc quy)

Phần tử thụ động: Không có khả năng phát ra năng lượng, chỉ tiêu thụ NL

R L C
Các phần tử trong mạch điện
Nguồn sđđ e Nguồn dòng j
i
i i

e e
j

Nguồn sđđ là phần tử cung cấp 1 Nguồn dòng là phần tử tạo ra 1


điện áp giữa 2 đầu cực của nó dòng điện để cung cấp cho mạch
Các phần tử trong mạch điện
Điện trở R 𝑢 1 𝑖
Định luật Ôm: u = R. i 𝑅= 𝐺= =
𝑖 𝑅 𝑢
Điện trở R của 1 phần tử đặc trưng cho khả
năng cản trở dòng điện của phần tử đó.

u u

𝑙
R=ρ
𝑆 Ngắn mạch: R = 0 Hở mạch: R = ∞
Các phần tử trong mạch điện
Điện trở R
Điện trở tuyến tính Điện trở phi tuyến

Đặc tính i-u Biến trở

2
𝑢
Công suất tiêu tán trên điện trở: 𝑝 = 𝑢. 𝑖 = 𝑅. 𝑖 2 =
𝑅
Các phần tử trong mạch điện
Điện trở R

Fixed resistors

Variable resistors
Các phần tử trong mạch điện
Cuộn cảm L 𝑑𝑖
Điện áp cảm ứng: 𝑢 = 𝐿 với L = const
𝑑𝑡
L là điện cảm hoặc hệ số tự cảm, đơn vị Henry (H)

✓ Trong mạch DC, cuộn dây tương đương


ngắn mạch

✓ Dòng điện qua cuộn cảm không thể thay


đổi đột ngột
u u u
✓ Cuộn cảm không tiêu tán năng lượng. Nó
lưu trữ năng lượng nhận từ mạch và sau đó
giải phóng trở lại.
Các phần tử trong mạch điện
Cuộn cảm L
Các phần tử trong mạch điện
Tụ điện C 𝑑𝑞 𝑑𝑢
Quan hệ dòng - áp: 𝑖 = =𝐶 với C = const
𝑑𝑡 𝑑𝑡
1 𝑡
hay u= ‫𝑡𝑑𝑖 ׬‬
𝐶 −∞

✓ Trong mạch DC, tụ điện tương đương hở


mạch

✓ Điện áp qua tụ không thể thay đổi đột ngột

✓ Tụ điện không tiêu tán năng lượng. Nó lưu trữ


u năng lượng nhận từ mạch và sau đó giải phóng
trở lại.
u
Các phần tử trong mạch điện
Tụ điện C
Các phần tử trong mạch điện
Hiện tượng hỗ cảm
i i

Hiện tượng tự cảm: Hiện tượng hỗ cảm:


Điện áp cảm ứng xuất hiện trên Điện áp cảm ứng xuất hiện trên
cuộn dây do chính dòng điện cuộn dây do dòng điện ở cuộn
chạy qua cuộn dây đó sinh ra. dây khác sinh ra.
Các phần tử trong mạch điện
Hiện tượng hỗ cảm
i1 i2

u1 u2 u1 u2

𝜙1 = 𝜙11 + 𝜙12 𝜙2 = 𝜙21 + 𝜙22


𝑑𝜙 𝑑𝜙 𝑑𝑖 𝑑𝑖 Điện áp 𝑑𝜙2 𝑑𝜙2 𝑑𝑖2 𝑑𝑖2
𝑢1 = 𝑁1 1 = 𝑁1 1 1 = 𝐿1 1 𝑢2 = 𝑁2 = 𝑁1 = 𝐿2
𝑑𝑡 𝑑𝑖1 𝑑𝑡 𝑑𝑡 tự cảm 𝑑𝑡 𝑑𝑖2 𝑑𝑡 𝑑𝑡

𝑑𝜙12 𝑑𝜙12 𝑑𝑖1 𝑑𝑖1 Điện áp 𝑢 = 𝑁 𝑑𝜙21 = 𝑁 𝑑𝜙21 𝑑𝑖2 = 𝑀 𝑑𝑖2


𝑢2 = 𝑁2 = 𝑁2 = 𝑀21 hỗ cảm
1 1 𝑑𝑡 1 𝑑𝑖 𝑑𝑡 12 𝑑𝑡
𝑑𝑡 𝑑𝑖1 𝑑𝑡 𝑑𝑡 2
Các phần tử trong mạch điện
Hiện tượng hỗ cảm

𝑀12 = 𝑀21 = 𝑀 M 𝑙à ℎệ 𝑠ố ℎỗ 𝑐ả𝑚 𝑔𝑖ữ𝑎 2 𝑐𝑢ộ𝑛 𝑑â𝑦, đơ𝑛 𝑣ị 𝑙à 𝐻𝑒𝑛𝑟𝑦 (𝐻)

Quy tắc dấu chấm:

✓ Nếu dòng điện đi vào đầu có đánh dấu của cuộn 1 thì điện áp hỗ
cảm sẽ có cực tính dương tại đầu có đánh dấu của cuộn 2
✓ Nếu dòng điện đi ra đầu có đánh dấu của cuộn 1 thì điện áp hỗ cảm
sẽ có cực tính âm tại đầu có đánh dấu của cuộn 2
Các phần tử trong mạch điện
Hiện tượng hỗ cảm
Quy tắc dấu chấm:

+ _

_ +

_ +

+ _
Các phần tử trong mạch điện
Hiện tượng hỗ cảm

Nối tiếp thuận từ Nối tiếp nghịch từ

u = uL1 + uL2 + uM1 + uM2 u = uL1 + uL2 - uM1 - uM2


L = L1 + L2 + 2M L = L1 + L2 - 2M
Kết cấu hình học của mạch điện

• Nhánh:
Một hay một số phần tử mắc nối tiếp với
nhau có cùng dòng điện chạy qua

• Nút:
Điểm gặp nhau của 2 hay nhiều nhánh

• Mạch vòng:
Đường đi khép kín qua các nhánh
Các định luật Kirchhoff
Định luật Kirchhoff 1 (Kirchhoff về dòng điện, 𝐾1):

Tổng đại số các dòng điện tại 1 nút phải bằng 0


Các định luật Kirchhoff
Định luật Kirchhoff 2 (Kirchhoff về điện áp, 𝐾2):

Tổng đại số các điện áp trong 1 mạch vòng kín phải bằng 0
𝑀

෍ 𝑢𝑚 = 0
𝑚=1

u1 u2
− 𝑒1 + 𝑢1 + 𝑢2 - 𝑒2 + 𝑢3 = 0
e1 e2
𝑢1 + 𝑢2 + 𝑢3 = 𝑒1 + 𝑒2
u3
Phân loại và các chế độ làm việc
Phân loại mạch điện

➢ Theo tính chất các phần tử trong mạch:


• Mạch tuyến tính
• Mạch phi tuyến

➢ Theo tính chất của dòng điện trong mạch:


• Mạch dòng điện không đổi
• Mạch dòng điện xoay chiều
Phân loại và các chế độ làm việc
Các chế độ làm việc của mạch i
i i1 i2
I
I t
2
1
t 0
0 t t
Chế độ xác lập: Chế độ quá độ:
• Chế độ làm việc lâu dài và ổn định • Chế độ trung gian giữa 2 chế độ xác
lập, thời gian rất ngắn
• u và i biến thiên theo thời gian cùng
quy luật với nguồn • u và i biến thiên theo thời gian không
cùng quy luật với nguồn
• Nghiệm xác lập không phụ thuộc giá
trị của nó ở đầu quá trình xác lập • Nghiệm quá độ phụ thuộc giá trị của
nó ở đầu quá trình xác lập
Bài tập
1.1. Xác định điện áp v và dòng điện ix trong hình sau:

1.2. Xác định điện áp Vab và dòng điện I trong hình sau:

You might also like