You are on page 1of 2

Câu 1:

a)
- Trong tình huống trên, ông H có thể sử dụng quyền tố cáo
- Ông H có thể sử dụng quyền tố cáo vì:
+ Khái niệm: Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
+ Ông H là công dân
+ Sự việc nhân viên của công ty lâm sản X khai thác trái phép rừng phòng hộ đầu nguồn để chế biến tại
chỗ và đóng bè để vận chuyển gỗ về xuôi bằng đường sông là hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
b) Sự khác nhau về mục đích của khiếu nại và tố cáo:
- Mục đích của khiếu nại: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của thể khiếu nại
- Mục đích của tố cáo: Nhằm phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà
nước, tổ chức và công dân.
Câu 2:
- Trong tình huống trên, chị S và bà Q đã không thực hiện đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã
hội
- Vì:
+ Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước xã hội:
 Quyền tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương
 Quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng phát triển kinh
tế - xã hội
 Gắn với dân chủ trực tiếp
+ Chị S sau khi được bầu làm tổ trưởng đã giới thiệu người thân của mình vào tổ này. Như vậy, chị đã
lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xâm phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
+ Chị Q sau khi quyết liệt phản đối, bị ông N chủ tọa cuộc họp yêu cầu dừng phát biểu đã bực tức, rủ chị
M bỏ họp ra về. Như vậy, chị Q đang gây rối trật tự, làm ảnh hưởng đến quyền tham gia quản lí nhà nước
và xã hội của chị M.
Câu 3:
a)
- Trong tình huống trên, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, anh S có thể sử dụng quyền tố cáo
- Anh sử dụng quyền tố cáo vì:
+ : Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về
hành vi vi phạm pháp luật của bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
đến lợi ích của Nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
+ Trong trường hợp trên, anh S là người tiêu dùng, là công dân
+ Bà S có hành vi vi phạm pháp luật về quy định an toàn thực phẩm, xâm phạm đến lợi ích của công dân,
sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng: Sử dụng một số lượng lớn động vật chết cho dịch bệnh để chế biến
thành thức ăn và phân phối rộng rãi trên thị trường.
b)
- Mục đích của khiếu nại: nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm.
- Mục đích của tố cáo: nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích Nhà
nước, tổ chức và công dân.
Câu 4:
 Trong tình huống trên, những người đã vi phạm nguyên tắc bầu cử là: ông N, anh V, anh S
 Phân tích cụ thể các hình thức vi phạm:
- Ông N vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín (đề nghị anh H và S bỏ phiếu cho cháu mình là Y ): can thiệp
vào việc bỏ phiếu bầu của cử tri
- Anh V vi phạm nguyên tắc trực tiếp (nhờ em là anh H đi bỏ phiếu giúp): Trong trường hợp không thể
đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bẩu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri
nhận phiếu bầu và thực hiện các thủ tục bỏ phiếu.
- Anh S vi phạm nguyên tắc trực tiếp. Vì bà Q đang hôn mê không thể ủy quyền cho anh S, không thể
hiện ý chí và nguyện vọng của bà Q.
 Các nguyên tắc bầu cứ:
+ Nguyên tắc trực tiếp: Cử tri trực tiếp đi bầu, trực tiếp viết phiếu và trực tiếp bỏ phiếu vào hòm phiếu
 Trường hợp cử tri không thể tự viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ
phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không thể tự bỏ phiếu được thì
nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu
 Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang
hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện các thủ tục bỏ
phiếu.
+ Bỏ phiếu kín: Viết chỗ kín đáo, hòm phiếu kín, không để lại tên tuổi trên phiếu, được độc lập, tự do thể
hiện sự lựa chọn của mình
Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu
không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp
vào việc viết phiếu bầu của cử tri
Câu 5:
- Trong tình huống trên, cụ M, chị M và anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử
- Phân tích cụ thể các hình thức vi phạm:
+ Cụ M vi phạm nguyên tắc trực tiếp: nhờ chị K bỏ phiếu hộ
+ Chị K vi phạm nguyên tắc trực tiếp và bỏ phiếu kín:
 Trực tiếp: chị K chọn đại biểu không đúng với ý của cụ M
 Bỏ phiếu kín: chị K đã bỏ phiếu của cụ M vào hòm phiếu rồi cùng cụ ra về
+ Anh T vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín: Anh T phát hiện việc chị K chọn đại biểu không đúng với ý
của cụ M
- Các nguyên tắc bầu cử đó:
+ Nguyên tắc trực tiếp: Cử tri trực tiếp đi bầu, trực tiếp viết phiếu và trực tiếp bỏ phiếu vào hòm phiếu
 Trường hợp cử tri không thể tự viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ
phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không thể tự bỏ phiếu được thì
nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu
 Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang
hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện các thủ tục bỏ
phiếu.
+ Bỏ phiếu kín: Viết chỗ kín đáo, hòm phiếu kín, không để lại tên tuổi trên phiếu, được độc lập, tự do thể
hiện sự lựa chọn của mình
Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu
không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp
vào việc viết phiếu bầu của cử tri

You might also like