You are on page 1of 11

1

CÂU HỎI ĐÚNG SAI GIẢI THÍCH GDTMQT

1. Các điều kiện cơ sở giao hàng chỉ được sử dụng trong vận tải đường biển và
thủy nội địa là CIF, CFR, DAP.
Đúng: DAP là điều kiện cơ sở giao hàng dung cho mọi phương thức vận tải. Có 4
điều kiện chỉ sử dụng trong vận tải biển và thủy nội địa là CIF, CFR, FAS, FOB.
2. Khi giao hàng theo điều kiện FAS, Incoterms 2010 người bán không thể lấy
được Shipped on board B/L.
Sai: Vẫn có thể nhé, chẳng hạn sau khi giao hàng người chuyên chở chưa cấp B/L cho
người chuyên chở, mà chờ đến khi hàng hóa lên tàu rồi mới cấp vận đơn Shipped on
board; hoặc người bán và người chuyên chở có quan hệ tốt họ thông đồng, mặc dù
hàng hóa chưa lên tàu nhưng người chuyên chở vẫn cấp vận đơn shipped on board.
3. Theo CIP, Incoterms 2010 người bán có nghĩa vụ thuê tàu.
Đúng: Theo điều kiện CIP tuy người bán hết trách nhiệm với hàng hóa khi được giao
cho người chuyên chở tại nơi đi chỉ định, tuy nhiên người bán phải thuê phương tiện
vận tải để chở hàng hóa sang một nơi đến chỉ định, tuy nhiên rủi ro hàng hóa trong
quá trình vận chuyển thì người bán không chịu.
4. Khi người xuất khẩu am hiểu thủ tục hải quan của nước xuất khẩu thì có thể
sử dụng điều kiện EXW.
Sai: Theo điều kiện EXW trách nhiệm của người bán là tối thiểu, theo đó người là thủ
tục xuất khẩu là do người mua chịu.
5. Khi giao hàng theo điều kiện FCA người bán có nghĩa vụ cung cấp chứng từ
vận tải cho người mua.
Đúng: người gửi hàng ở đây là người bán, không cấp chứng từ vận tải cho người
mua, nó lấy hàng kiểu gì? 
6. Điều kiện CFR, CPT, Incoterms 2010 người bán có trách nhiệm mua bảo
hiểm hàng hóa.
Sai: Hai điều kiện này người bán chỉ có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải chở
hàng hóa sang bên nước người mua, không có trách nhiệm mua bảo hiểm. Với hai
điều kiện này rủi ro trong quá trình vận chuyển là thuộc về người mua, người mua nên
mua bảo hiểm trong trường hợp này. Chỉ có duy nhất CIF và CIP là quy định rõ trách
nhiệm mua bảo hiểm thuộc người bán, các điều kiện khác không bắt buộc ai phải mua
hết.
2

7. Sử dụng điều kiện CIF án toàn cho người nhập khẩu hơn điều kiện FOB.
Sai: - Thứ nhất, hai điều kiện này địa điểm chuyển giao rủi ro là như nhau (hàng hóa
on board tại cảng đi). Thứ hai, nói một cách khách quan FOB người mua chủ động
thuê phương tiện vận tải có thể chủ động hành trình cũng như bảo vệ hàng hóa tốt
hơn. Thứ ba, để lựa chọn một điều kiện nó phụ thuộc vào bản thân nhà nhập khẩu, có
đủ năng lực cũng như điều kiện để lựa chọn một điều kiện cơ sở giao hàng nào đó.
8. Khi giao hàng theo điều kiện EXW, Incoterms 2010 người bán phải xuất
trình chứng từ vận tải cho bên mua.
Sai: Với điều kiện này các bạn để ý, người bán giao hàng cho người mua tại xưởng
của mình, sau đó người mua sẽ giao cho người chuyên chở của mình. Như vậy người
mua là người gửi hàng, theo nguyên tắc thì ai là người gủi hàng thì người chuyên chở
sẽ cấp chứng từ vận tải cho người đó. Đến đây thì hiểu rồi nhé.
9. Nếu trong hợp đồng chỉ ghi là đẫn chiếu Incoterms có nghĩa là dẫn chiếu
Incoterms 2010.
Sai: Incoterms mang tính tùy ý, mọi ấn bản đề có hiệu lực tại thời điểm hiện tại. vì thế
chỉ nói incoterms không thôi thì không thể biết là ấn bản nào, và coi như không sử
dụng Incoterms.
10. Theo điều kiện EXW người bán có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu.
Sai: Cái này là trách nhiệm của người mua.
11. Incoterms cũng có thể áp dụng trong các hợp đồng mua bán nội địa.
Đúng: Điều này được thể hiện ngay trên phần giải thích tiêu đề trong Incoterms 2010
“ICC rules for the use of domestic and international trade terms”. P/S thực ra từ
ấn bản 2010 mới nói rõ điều này.
12. Incoterms được sửa đổi lần sau hoàn thiện hơn lần trước, nhưng phủ định lần
trước nên trong hợp đồng người ta có quyền lựa chọn Incoterms tùy theo ý
muốn của mình và cần phải ghi rõ ràng vào trong hợp đồng.
Sai: Đúng là ấn bản sau hoàn thiện hơn ấn bản trước, nhưng nó không phủ định ấn
bản ra đời trước nó. Bởi thế nên ta nói Incoterms có tính tùy ý.
13. Theo EXW, Incoterms 2010 người mua giúp người bán thực hiện thủ tục
thông quan xuất khẩu.
Sai: Đó là trách nhiệm của người mua phải làm, và người bán chỉ có nghĩa vụ trợ giúp
người mua thực hiện.
3

14. Theo điều kiện CIP, Incoterms 2010, hợp đồng bảo hiểm là nghĩa vụ đối với
người bán.
Đúng: Cùng với CIF thì CIP là 2 điều kiện duy nhất quy định rõ ràng trách nhiệm bảo
hiểm thuộc về ai, cụ thể là thuộc về người bán.
15. Nếu giao hàng theo điều kiện CFR (Incoterms 2010), người bán phải trả chi
phí bốc hàng và chi phí dỡ hàng nếu chi phí này không nằm trong cước phí
vận tải.
Sai: Với chi phí bốc hàng thì hiển nhiên người bán phải chịu rồi, tuy nhiên Incoterms
chỉ quy định người bán thuê phương tiện vận tải chở đến cảng đích chỉ định và không
phải dỡ hàng hóa xuống, vì thế nếu cước vận tải không bao gồm phí dỡ hàng thì việc
dỡ hàng này người mua phải tự thực hiện và trả phí.
16. Incoterms chỉ ra thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa từ người bán sang
người mua.
Đúng: Incoterms chỉ rõ địa điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa từ người bán và người
mua, từ đó quy định trách nhiệm của mỗi bên trong việc thuê phương tiện vận tải, trả
chi phí, mua bảo hiểm, là thủ tục hải quan…
17. Theo điều kiện CIF, Incoterms 2010 có lợi cho người bán hơn điều kiện FOB.
Sai: Lợi hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, với cả người bán và người
mua việc lựa chọn điều kiện nào cho có lợi nhất cần phải xét đến điều kiện, hoàn cảnh
của chính bản thân mình và điều kiện hoàn cảnh của môi trường kinh doanh. Chẳng
hạn người bán không có kinh nghiệm thuê tàu, đội tàu bên nước người bán lạc hậu
không có loại tàu phù hợp thì tốt nhất nên bán theo FOB… P/S: những câu nói kiểu
điều kiện này lợi hơn điều kiện kia thì luôn là sai nhé.
18. Khi giao hàng theo điều kiện EXW, Incoterms 2010 người bán phải chuyển
chứng từ bảo hiểm cho bên mua.
Sai: Thứ nhất, điều kiện này đâu có bắt buộc người bán là người mua bảo hiểm. Thứ
hai, điều kiện này rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa là của người mua, người
mua mới là người nên mua bảo hiểm ở đây.
19. Theo điều kiện EXW, Incoterms 2010, hợp đồng vận tải là nghĩa vụ đối với
người mua.
Đúng: Cái này miễn giải thích.
20. Khi giao hàng theo điều kiện FAS, Incoterms 2010 người bán không lấy được
chứng từ vận tải từ người vận chuyển vì hàng chưa được xếp lên tàu.
4

Sai: Theo đúng lý thuyết, thì theo điều kiện FAS người bán giao hàng cho người
chuyên chở tại dọc mạn tàu (chủa on board) khi đó người chuyên chở sẽ cấp vận đơn
Received for shipment, sau đó khi hàng hóa lên tàu họ sẽ ghi chú hoặc đóng dấu
onboard sau.
21. Giao hàng theo điều kiện CIF, Incoterms trên B/L không được phép ghi
Freight to collect.
Đúng: đối với B/L Freight to collect là để chỉ người trả cước phí là người mua, mà ở
đây người thuê phương tiện vận tải là người bán, vì thế phải được ghi Freight prepaid.
P/S: vấn đề này môn vận tải các thánh cãi nhau nhiều, anh vẫn giữ quan điểm trên.
22. Theo Incoterms 2010, điều kiện cơ sở giao hàng CIP và DAP là có cùng địa
điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua.
Sai: Đối với CIP địa điểm chuyển giao rủi ro một điểm chỉ định bên nước người bán,
còn DAP thì là một điểm chỉ định bên nước người mua. Hai điều kiện này chỉ có địa
điểm chuyển giao chi phí là tương tự nhau.
23. Điều kiện cơ sở giao hàng CIF, CIP người bán mua bảo hiểm đối với điều
kiện bảo hiểm mọi rủi ro.
Sai: Sai với hai điều kiện này nếu hợp đồng không nói gì người bán chỉ mua với điều
kiện bảo hiểm tối thiều (như loại C ICC1982) và giá trị bảo hiểm cũng là tối thiểu.
24. Điều kiện FOB và CIF có thể áp dụng cho vận tải đường hàng không.
Sai: Chính vì sự hiểu nhầm tai hại này nên ấn bản 2010 đã phải nói rõ 4 điều kiện
FOB, CIF, FAS, CFR chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa.
25. Theo điều kiện CFR, CPT và CIP địa điểm chuyển giao rủi ro là ở bên nước
xuất khẩu nên người mua có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải.
Sai: Địa điểm chuyển giao rủi ro đúng là bên nước người bán, tuy nhiên người có
trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và chịu chi phí là người bán.
26. Sử dụng điều kiện CIF an toàn hơn cho nhà nhập khẩu so với điều kiện FOB.
Sai: hình như câu này bị lặp.
27. Giao hàng theo điều kiện FAS người bán không thể lấy được vận đơn
Shipped on board.
Sai: như câu 26.
28. Giao hàng bằng container phải dùng các điều kiện FCA, CPT, CIP.
Sai: Không phải là “phải” dung mà là nên dung thôi nhé, vì với hàng hóa chuyên chở
bằng container việc giao nhận hàng hóa nó không nằm ở cảng biển mà ở CFS hoặc
CY.
5

29. Với điều kiện FOB người bán thuê phương tiện vận tải thì người chuyên chở
phải giao chứng từ vận tải (B/L) cho người mua.
Sai: Nhắc lại lần nữa, giao chứng từ vận tải cho người gủi hàng, mà FOB người gửi
hàng là người bán.
30. Theo Incoterms 2010 địa điểm chuyển giao rủi ro và tổn thất từ người bán
sang người mua chính là địa điều chuyển giao hàng hóa từ người bán sang
người mua.
Sai: Địa điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa không có nghĩa là hàng hóa được chuyển
từ người bán sang người mua. Chẳng hạn với điều kiện CIF chuyển giao rủi ro hàng
hóa là khi người bán giao hàng cho người chuyên chở tại cảng đi, rồi chở sang cảng
đích mới giao lại cho người mua. P/S: chỉ có các điều kiện nhóm D thì 2 cái này mới
trùng nhau.
31. Incoterms đề cập đến những nghĩa vụ chủ yếu liên quan đến hàng hóa: giao
nhận, vận tải, bảo hiểm… nên có thể thay thế hợp đồng ngoại thương.
Sai: Đúng là Incoterms quy định các nghĩa vụ chủ yếu liên quan đế hàng hóa như:
giao hàng, vận tải, bảo hiểm… nhưng nó không thể thay thế hợp đồng, có nhiều trách
nhiệm Incoterms không quy định thì cần được quy định thêm trong hợp đồng.
32. Incoterms là văn bản pháp lý mang tính chất tùy ý.
Đúng: Các trình bày: nêu ra 3 lý do mà nó được coi là tùy ý.
33. Incoterms có thể áp dụng cho giao dịch hàng hóa hữu hình và vô hình.
Sai: Chỉ áp dụng cho giao dịch hàng hóa vật chất hữu hình.
34. Nhóm F, Incoterms 2010 quy định người mua mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Sai: Nhắc lại lần thứ 3, chỉ có duy nhất CIF và CIP quy định ai là người phải mua bảo
hiểm cho hàng hóa, cụ thể là người bán. Các điều kiện khác, 2 bên tự ý thức rủi ro
trong quá trình giao nhận hàng hóa thuộc về mình thì tự mua để bảo vệ chính mình. Ở
đây nhóm F người mua là người NÊN mua bảo hiểm.
35. Theo điều kiện FCA, Incoterms để bảo vệ quyền lợi cho chính mình người
bán nên mua bảo hiểm.
Sai: Như đã nói ở trên với các điều kiện nhóm F, địa điểm chuyển giao rủi ro ở bên
nước người bán, nên người nên mua bảo hiểm là người mua.
36. Trong vận chuyển và giao nhận hàng hóa bằng container trên đường biển
nên sử dụng các điều kiện FCA, CIP và CPT thay thế cho các điều kiện FOB,
CIF và CFR.
6

Đúng: Câu này đã nói nhiều trong môn vận tải, anh nghĩ không cần phải nói lại, thi
vận tải vừa rồi ở trong phân tự luận có thì phải. 
37. Incoterms giúp hạn chế sử dụng các tập quán, thói quen thương mại hình
thành tự phát trong hoạt động mua bán.
Đúng: Bản chất của Incoterms là tổng hợp những tập quán thương mại quốc tế hay
gặp nhất, nó ra đời để thống nhất theo một tập quán trung, tránh những tranh chấp xảy
ra do tập quán khác nhau giữa các bên tham ra giao dịch.
38. Khi sử dụng các ấn bản Incoterms, các bên phải tuân theo mọi điều kiện của
nó và không thể thỏa thuận sửa đổi các nội dung của Incoterms.
Sai: Nhắc lại lần nữa Incoterms có tính tùy ý, nên mọi điều kiện có thể sửa đồi hoặc
thậm chí thay thế theo thỏa thuận của các bên tham gia mua bán.
39. Incoterms 2010 là các điều kiện thương mại quốc tế nên chỉ áp dụng được cho
các hợp đồng mua bán thương mại quốc tế không sử dụng được cho thương
mại nội địa.
Sai: Đã giải thích trong câu 11.
40. Với điều kiện EXW trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua là tối thiểu.
Sai: Với điều kiện này trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán là tối thiểu và của
người mua là tối đa.
41. F trong điều kiện cơ sở giao hàng FAS là để chỉ cước phí vận chuyển hàng
hoá của chặng vận tải chính.
Sai: FAS – Free alongside ship, Free ở đây được hiểu là miễn trách nhiệm từ đâu. 
42. Hỏi hàng và chào hàng cố định ràng buộc nghĩa vụ giao hàng và nhận hàng
giữa các bên vì xem như hợp đồng đã được ký kết.
Sai: Hỏi hàng không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi hàng, còn chào hàng cố
định ràng buộc nghĩa vụ giao hàng đối với người chào hàng nếu bên kia chấp nhận
chào hàng.
43. Chào hàng được người bán thực hiện trên cơ sở hỏi hàng của người mua là
hình thức chào hàng cố định.
Sai: Đơn giản thế này, hỏi hàng nó gần như một dạng hỏi xin báo giá của người mua,
khi đó người bán có thể gủi lại một chào hàng tự do coi như một lời báo giá; hoặc
cũng có thể đưa là một chào hàng cố định để đề nghị đi vào hợp đồng giao dịch luôn.
44. Chào hàng phải bắt buộc phải có 6 điều khoản bắt buộc: tên hàng, số lượng,
chất lượng, giá cả, giao hàng và thanh toán.
7

Sai: Chào hàng cố định mới bắt cuộc phải có 6 điều khoản trên, còn chào hàng tự do
thì không.
45. Một hợp đồng ở điều khoản chất lượng quy định “Quality of goods must be
according to sample”. Đây là cách quy định chất lượng hàng hóa dựa vào
Nhãn hiệu hàng hóa.
Sai: đây là các quy định chất lượng dựa theo mẫu nhé.
46. Mục đích của việc kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu là để hướng dẫn cách thức
vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ hàng hóa.
Đúng: ngoài mục đích nêu trên việc ký mã hiệu hàng hóa còn để hướng dẫn đảm bảo
an toàn cho người sử dụng.
47. Trình tự của mua bán thông thường là: Chào hàng, Hỏi hàng, Hoàn giá, Xác
nhận, Chấp nhận, Đặt hàng.
Sai: Thứ tự thông thường: Hỏi hàng, chào hàng, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác
nhận.
48. Giá cả được tính toán vào lúc ký kết hợp đồng trên cơ sở tính tới các yếu tố
cấu thành nên giá có sự thay đổi là phương pháp quy định giá co giãn.
Sai: Đây là mô tả về phương pháp định giá di động. P/S: các trả lời nêu khái niệm
phương pháp giá co giãn ra rồi nói nhận định trên đây là của phương pháp giá di
động.
49. Bao bì là điều khoản bắt buộc trong một hợp đồng thương mại.
Sai: đây không phải là điều khoản bắt buộc. Chỉ có 6 điều khoản bắt buộc phải có là:
Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, giao hàng và thanh toán.
50. Hàng hóa XNK là hàng hóa được di chuyển qua biên giới của 1 quốc gia.
Sai: Hàng hóa di chuyển qua biên giới một quốc gia có thể không phải là hàng hóa
XNK. Ví dụ như hàng hóa mua bán qua lại vs khu chế xuất. Hàng hóa XNK là hàng
hóa được di chuyển qua biên giới hải quan của 1 quốc gia.
51. Đấu thầu quốc tế là do người mua tổ chức thực hiện và mua hàng với giá thấp
nhất và được thanh toán thuận lợi nhất.
Sai: Đấu thầu quốc tế là do người mua tổ chức thực hiện và mua hàng với mức giá và
ác điều kiện khác (giao nhận, thanh toán, vận tải, bảo hiểm …) thuận lợi nhất, điều đó
không có nghĩa cứ giá thấp và thanh toán thuận lợi là mua.
52. Để bảo vệ quyền lới của người mua thì giấy chứng nhận chất lượng nên được
cấp bởi bên thứ 3.
8

Đúng: Giấy chứng nhận chất lượng nếu do người bán cấp thì không thể tránh khỏi
tính chủ quan trong đó. Nếu người mua không thực sự tin tưởng người bán thì nên
yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng được cấp bởi bên thứ 3 để tạo tính khách quan
trong đánh giá.
53. Theo UCP 600, hóa đơn thương mại có số tiền vượt quá giá trị của L/C là
không được chấp nhận thanh toán.
Sai: số tiền của của hóa đơn theo UCP 600 hoàn toàn có thể vượt quá giá trị của L/C,
và phần chênh lệch đó thường được thanh toán bằng 1 phương thức khác (thường là
nhờ thu). Hóa đơn chỉ không được phép nhỏ hơn L/C trừ khi là được phép giao hàng
từng phần.
54. Trong trường hợp người xuất khẩu và người nhập khẩu không tin tưởng lẫn
nhau thì nên sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Đúng: Về bản chất thì tổng rủi ro là như nhau, với mỗi phương thức thì sự phân bố
rủi ro cho các bên là khác nhau, rủi ro nhiều cho người bán thì người mua sẽ ít hơn và
ngược lại. Với phương thức than toán tín dụng chứng từ thì rủi ro được chuyển 1 phần
sang cho ngân hàng nên hiện tại đây là phương thức dung hòa nhất rủi ro cho người
bán và người mua. Vì vậy nếu 2 bên không tin tưởng lẫn nhau thì nên sử dụng nó.
55. Đồng tiền tính toán phải là đồng tiền tự do chuyển đổi.
Sai: Việc lựa chọn đồng tiền tính toán là thỏa thuận giữa 2 bên nên tùy thuộc vào điều
kiện thực tế có thể lựa chọn đồng tiền bất kỳ để tính toán.
56. Giao hàng từng phần là bất lợi cho người bán.
Sai: Việc bất lợi hay không còn tùy thuộc vào tình hình thực thế. Ví dụ: khi người
bán không thể thực hiện giao tổng số hàng trong hợp đồng trong một lần, do điều kiện
sản xuất không cho phép, thì việc giao hàng từng phần là có lợi đó chứ.
57. Trong một hợp đồng mua bán quốc tế có thể sử dụng 2 đồng tiền khác nhau.
Đúng: Có thể sử dụng một đồng tiền để tính toán, một đồng tiền khác để thanh toán.
58. Chấp nhận chào hàng cố định được coi là ký hợp đồng.
Đúng: Chào hàng cố định ràng buộc trách nhiệm giao hàng của người chào hàng, khi
người nhận chào hàng chấp nhận coi như là đã ký kết hợp đồng và bên chào hàng phải
thực hiện nghĩa vụ như đơn chào hàng đã quy định.
59. Nhà xuất khẩu Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa phải xin giấy phép xuất
khẩu.
9

Sai: Còn tùy thuộc vào mặt hàng xuất khẩu có nằm trong diện phải xin giấy phép
hoặc hạn ngạch hay không.
60. Tỷ lệ dung sai số lượng là bao nhiêu thì tỷ lệ đơn giá phải tương ứng bấy
nhiêu.
Sai: Có thể quy định dung sai số lượng khác với tỷ lệ dung sai trên đơn giá.
61. Giảm giá lũy tiến là phương pháp tính trên tổng giá trị hàng hóa.
Sai: Giảm giá lũy tiến là giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng hóa được mua
bán trong một lần giao dịch nhất định. Giảm giá lũy tiến chỉ tính với một loại hàng
hóa chứ không phải trên tổng giá trị của hàng hóa.
62. Không phải hóa đơn thương mại nào cũng có điều khoản trọng tài.
Câu này có chút nhầm lẫn, phải sửa lại là Hợp đồng thương mại nhé, và khi đó câu
trả lời là đúng bởi điều khoản trọng tài không phải là một trong 6 điều khoản bắt
buộc phải có trong hợp đồng.
63. Đối với hợp đồng ngoại thương việc thanh toán được tiến hành bằng ngoại tệ
với ít nhất là một bên.
Đúng: Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của một trong 2 quốc gia của 2 bên
giao dịch trong hợp đồng hoặc là đồng tiền của một nước thứ 3, vì vậy nên việc thanh
toán được tiến hàng bằng ngoại tệ với ít nhất một bên.
64. Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế chính là người ký hợp đồng.
Sai: chủ thể đồng thương mại là thương nhân, mà thương nhân là cá nhân hoặc có thể
là tổ chức. Khi chủ thể hợp đồng thương mại là tổ chức thì người ký chỉ là người đại
diện cho tổ chức đó mà thôi.
65. Phương pháp quy định số lượng chính xác thường được sử dụng cho các đơn
vị tính như khối lượng, chiều dài, diện tích...
Sai: Phương pháp quy định số lượng chính xác thường được sử dụng cho các đơn vị
rời rạc đếm được như cái, chiếc, bao kiện… còn với các đơn vị nêu trên thường áp
dụng phương pháp quy định phỏng chừng.
66. Trọng lượng nửa bì là trọng lượng hàng hóa và trọng lượng của bao bì bên
trong.
Sai: Trọng lượng nửa bì là trọng lượng bao gồm trọng lượng hàng hóa và trọng lượng
bao bì trực tiếp. Mà hàng hóa có thể được gói bằng nhiều lớp bao bì.
67. Theo Incoterms 2010 địa điểm chuyển giao rủi ro và tổn thất từ người bán
sang người mua chính là địa điều chuyển giao hàng hóa từ người bán sang
người mua.
10

Sai: đã phân tích ở câu nào đó bên trên, địa điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa từ
người mua khác với địa điểm chuyển hàng hóa từ người bán snag người mua. Các bạn
có thể thấy rõ nhất ở các điều kiện nhóm C.
68. Theo phương pháp giá co giãn: giá cả hàng hóa được xác định trong lúc ký
hợp đồng nhưng có ghi kèm mức độ tăng giảm cho phép. Điều đó có nghĩa là
nếu giá thị trường thay đổi thì giá cả hàng hóa không được vượt quá mức cho
phép đó.
Sai: Nhận định này chỉ sai 1 điểm là hàng hóa sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường
nếu nó biến động vượt mức tăng giảm cho phép.
69. Với phương pháp giá di động, giá cả được xác định sau khi ký hợp đồng.
Sai: Phương pháp giá di động là giá cả của hàng hóa đã được xác định VÀO LÚC KÝ
HỢP ĐỒNG trên cơ sở tính tới các yếu tố cấu thành nên giá có sự thay đổi.
70. Trong hợp đồng thương mại quốc tế chỉ sử dụng một đồng tiền duy nhất.
Sai: Có thể sử dụng đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán khác nhau.
71. Đặt hàng không cần thiết phải có 6 điều khoản bắt buộc của một hợp đồng.
Sai: Đặt hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ người mua đề nghị người
bán ký hợp đồng theo những điều khoản mà phía người mua đưa ra. Vì thế nó cũng
phải có 6 điều khoản bắt buộc của một hợp đồng.
72. Chảo hàng + chấp nhận thì coi như hợp đồng đã được ký kết.
Sai: Chỉ có chào hàng cố định + Chấp nhận mới coi như hợp đồng đã ký kết.
73. Có hai loại đặt hàng là đặt hàng cố định và đặt hàng tự do.
Sai: Đặt hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ người mua đề nghị người
bán ký hợp đồng theo những điều khoản mà phía người mua đưa ra. Vì thế đặt hàng
được coi như cố định ràng buộc trách nhiệm của người mua.
74. Thư chào hàng cố định là loại chào hàng được gửi cho nhiều người tại một
thời điểm.
Sai: Với chào hàng cố định thư chào hàng chỉ được gửi cho một khách hàng duy nhất
trong một thời điểm.
75. Đối tượng mua bán trong gia công quốc tế là nguyên vật liệu và thành phẩm
được sản xuất ra từ nguyên vật liệu đó.
Đúng: Gia công quốc tế là giao dịch mà một bên cung cấp NVL cho một bên thực
hiện gia công sản xuất thành phẩm qua đó thu phí gia công. Vì thế nhận định trên là
đúng.
11

76. Trong gia công quốc tế, bên nhận gia công có quyền sử dụng nhãn hiệu của
mình.
Sai: bên nhận gia công không được quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho sản phẩm.
77. Đại lý khác môi giới ở chỗ, đại lý phải chịu trách nhiệm về sự thực hiện hợp
đồng của hai bên mua bán.
Đúng: môi giới chỉ là bên kết nối giới thiệu cho người bán và người mua gặp nhau,
họ không tham gia thực hiện, ký kết hợp đồng. Nhưng đại lý thì ngược lại, nó bị ràng
buộc với bên ủy thác bằng hợp đồng đại lý và nó tham gia vào việc ký kết cũng như
thực hiện hợp đồng.
78. Đấu thầu thích hợp với việc mua bán những hàng hoá giá tri cao và yêu cầu
kỹ thuật phức tạp.
Đúng: Câu này mang tính hiểu biết thực tế, Đấu thầu quốc tế thường áp dụng với các
hàng hóa là máy móc thiết bị có giá trị rất lớn, và nó yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tiêu
chuẩn hóa cao… Khi đó người mua sẽ lựa chọn người bán đưa ra hàng hóa phù hợp
nhất mà người mua cần. P/S: cẩn thận như vận tải câu về hàng siêu trường, siêu trọng
là những câu mang nặng tính thực tế.
79. Chấp nhận chào hàng là không thể hủy bỏ.
Sai: Chấp nhận chào hàng có thể hủy bỏ khi lời hủy bỏ đến cùng một lúc hoặc đến trước
thư chấp nhận chào hàng.
80. Theo điều kiện DDP người bán có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải
tại địa điểm đích rồi giao cho người mua.
Sai: với điều kiện này người bán chỉ có nghĩa vụ giao hàng cho người mua tại một
điểm đến chỉ định tại nước người mua và sẵn sang để dỡ trên phương tiện vận tải của
người bán.

You might also like