You are on page 1of 109

CHƯƠNG SINH LÝ HỌC MÁU VÀ CÁC DỊCH CƠ THỂ

1. Chức năng của máu:


A. Đào thải các chất cặn bã
B. Vận chuyển oxy, các chất dinh dưỡng, hormone, chất truyền tin,…
C. Điều khiển các hoạt động cơ thể
D. Tạo nhiệt độ cơ thể
2. Sự điều hòa vận chuyển nước giữa máu và dịch kẽ giúp cân bằng lượng nước giữa 2
bên là do áp suất thẩm thấu đóng vai trò quan trọng, chất tạo nên áp suất thẩm thấu
đó là:
A. Chất hòa tan trong huyết tương
B. Nước
C. Glucid huyết tương
D. Lipid huyết tương
3. pH của máu bình thường:
A. 7,25 – 7,35
B. 7,35 – 7,45
C. 7,45 – 7,55
D. 7,55 – 7,65
4. Đặc tính của máu:
A. Trọng lượng riêng chiếm 60 – 80% trọng lượng cơ thể
B. Thể tích máu ở người trưởng thành 6 – 8 lít
C. pH máu hơi kiềm
D. Áp suất thẩm thấu máu 500 mOsm/l
5. Áp suất thẩm thấu của máu được điều hòa bởi hormone:
A. Aldosteron
B. Angiotensin II
C. Insulin
D. Thyroxin
6. Áp suất thẩm thấu máu được điều hòa bởi:
A. ADH, oxytocin
B. ADH, ANP
C. Androgen, ADH
D. Androgen, ANP
7. Protein trong máu tạo ra áp suất gì trong máu:
A. Áp suất thẩm thấu
B. Áp suất keo
C. Áp suất thủy tĩnh
D. Áp suất tĩnh
8. Vai trò của áp suất keo trong máu:
A. Giữ nước lại trong mô kẽ
B. Giữ nước lại trong lòng mạch
C. Đẩy nước từ lòng mạch vào mô kẽ
D. Đẩy nước từ mô kẽ vào lòng mạch
9. Áp suất keo trong máu có giới hạn bình thường:
A. 15 – 18 mmHg
B. 25 – 28 mmHg
C. 35 – 38 mmHg
D. 45 – 48 mmHg
10. Hematocrit là gì:
A. Tỷ số khối hồng cầu và huyết tương
B. Tỷ lệ huyết cầu và huyết tương
C. Tỷ số hồng cầu và bạch cầu
D. Tỷ lệ khối hồng cầu và máu toàn phần
11. Hematocrit tăng khi:
A. Thiếu máu kéo dài
B. Xơ gan
C. Bỏng
D. Suy tim
12. Hematocrit tăng khi: CHỌN CÂU SAI
A. Suy thận
B. Shock giảm thể tích tuần hoàn
C. Bệnh Vaquez
D. Suy hô hấp mạn
13. Hematocrit giảm khi: CHỌN CÂU SAI
A. Máu bị pha loãng
B. Suy tim
C. Xơ gan
D. Máu bị cô đặc
14. Phương pháp cho máu có chất chống đông vào ống nghiệm có chia vạch, để tĩnh sau
1 thời gian thì các tế bào máu lắng xuống đáy ống và phía trên là huyết tương. Đánh giá
chiều cao huyết tương này sau 1h và 2h, là đo:
A. Tốc độ lắng huyết tương
B. Hematocrit
C. Tốc độ lắng huyết cầu
D. Tốc độ tách của huyết tương
15. Tốc độ lắng máu tăng khi nào:
A. Đa hồng cầu
B. Nhiễm độc máu
C. Dị ứng
D. Đái tháo đường
16. Tốc độ lắng máu giảm khi:
A. Viêm cấp tính
B. Viêm mạn tính
C. Chấn thương nặng
D. Tăng lipid máu
17. Vì sao nói xét nghiệm máu có giá trị đánh giá tình trạng sức khỏe và giúp chẩn đoán
bệnh:
A. Máu và các dịch não tủy, bạch huyết, dịch kẽ tế bào, dịch màng bụng, dịch khớp,
dịch màng phổi,… hợp thành nội bào
B. Máu và các dịch não tủy, bạch huyết, dịch kẽ tế bào, dịch màng bụng, dịch khớp,
dịch màng phổi,… hợp thành nội môi, trong đó máu là quan trọng nhất
C. Máu là nguồn gốc tạo ra các dịch não tủy, bạch huyết, dịch kẽ tế bào, dịch màng
bụng, dịch khớp, dịch màng phổi,…
D. Các dịch não tủy, bạch huyết, dịch kẽ tế bào, dịch màng bụng, dịch khớp, dịch
màng phổi,… là nguồn gốc tạo ra máu.
18. Quá trình tạo máu là:
A. Quá trình sản sinh hồng cầu
B. Quá trình sản sinh bạch cầu
C. Quá trình sản sinh tiểu cầu
D. Cả 3 quá trình
19. Quá trình tạo máu ở giai đoạn bào thai là cơ quan nào tham gia:
A. Tủy xương
B. Hệ tuần hoàn
C. Lá thai trước
D. Cả 3
20. Khi trưởng thành, nơi nào sản sinh và dự trữ những tế bào máu:
A. Tủy xương
B. Gan
C. Lách
D. Hạch bạch huyết
21. Chất nào kích thích tế bào gốc ở tủy xương biệt hóa thành hồng cầu:
A. G-CSF
B. EPO
C. TPO
D. M-CSF
22. Chất nào kích thích tế bào gốc ở tủy xương biệt hóa thành bạch cầu đa nhân:
A. G-CSF
B. EPO
C. TPO
D. M-CSF
23. Chất nào kích thích tế bào gốc ở tủy xương biệt hóa thành tiểu cầu:
A. G-CSF
B. EPO
C. TPO
D. M-CSF
24. Chất nào kích thích tế bào gốc ở tủy xương biệt hóa thành bạch cầu đơn nhân:
A. G-CSF
B. EPO
C. TPO
D. M-CSF
25. Hồng cầu hình đĩa lõm 2 mặt có lợi ích:
A. Giảm diện tích tiếp xúc
B. Giảm tốc độ khuếch tán khí khi qua hồng cầu
C. Biến dạng dễ dàng khi qua các mao mạch hẹp
D. Tất cả đều đúng
26. Bên trong hồng cầu chứa: CHỌN CÂU SAI
A. Nhiều ion Na+
B. Glucose
C. G6-PD
D. Pyruvatkinase
27. Cấu trúc của hemoglobin: CHỌN CÂU SAI
A. Porphyrin
B. Fe3+
C. Globin
D. 4 hem + 4 globin
28. Đặc điểm của hem trong hemoglobin:
A. Cấu tạo bởi vòng pyrrole
B. Cấu tạo bởi Fe3+
C. Chiếm 64% phân tử hemoglobin
D. Là một sắc tố có màu đỏ
29. Đặc điểm của globin trong hemoglobin:
A. 4 chuỗi đều khác nhau
B. 4 chuỗi giống nhau từng đôi một
C. Là những chuỗi polysaccharids
D. Chiếm 64% phân tử hemoglobin
30. Hb (hemoglobin) trong máu người trưởng thành chủ yếu là các chuỗi:
A. α2β2
B. α2γ2
C. α2δ2
D. α2ε2
31. Hb (hemoglobin) trong máu thời kỳ bào thai chủ yếu là các chuỗi:
A. α2β2
B. α2γ2
C. α2δ2
D. α2ε2
32. Trong bệnh HbS, hồng cầu có dạng hình liềm gây thiếu máu tán huyết là do thay thế
1 acid amin:
A. Ở vị trí thứ 6 trên chuỗi α: từ glutamic thành valin
B. Ở vị trí thứ 6 trên chuỗi β: từ glutamic thành valin
C. Ở vị trí thứ 6 trên chuỗi α: từ valin thành glutamic
D. Ở vị trí thứ 6 trên chuỗi β: từ valin thành glutamic
33. Trong bệnh Thalassemias gây thiếu máu tán huyết là do:
A. Thiếu hẳn 4 phân tử hem trong mỗi hemoglobin
B. Thiếu bất kỳ 1 phân tử hem trong mỗi hemoglobin
C. Thiếu hẳn một chuỗi γ trong mỗi phân tử hemoglobin
D. Thiếu hẳn một chuỗi β trong mỗi phân tử hemoglobin
34. Số lượng hồng cầu bình thường dao động:
A. 4 – 5 T/l
B. 4 – 5 G/l
C. 2 – 6 T/l
D. 2 – 6 G/l
35. Nguyên nhân gây tăng hồng cầu sinh lý:
A. Mất nước
B. Xơ gan
C. Sống ở độ cao
D. Sau ăn no
36. Nguyên nhân gây tăng hồng cầu bệnh lý:
A. Trẻ sơ sinh
B. Lao động nặng, kéo dài
C. Suy thận
D. Suy tim
37. Nguyên nhân gây giảm số lượng hồng cầu sinh lý:
A. Trẻ sơ sinh
B. Bệnh Vaquez
C. Có thai 3 tháng cuối
D. Thiếu máu
38. Nguyên nhân gây giảm số lượng hồng cầu bệnh lý:
A. Thiếu máu
B. Suy hô hấp
C. Sau ăn no
D. Mất nước
39. Đời sống hồng cầu trung bình bao lâu:
A. 30 – 60 ngày
B. 60 – 90 ngày
C. 100 – 120 ngày
D. 120 – 150 ngày
40. Khi hồng cầu già cỗi và bị phá hủy thì các thành phần hồng cầu được xử lý: CHỌN
CÂU SAI
A. Acid amin được tái sử dụng cho tổng hợp globin
B. Sắt được dự trữ ở gan cho những lần sau
C. Globin sẽ được chuyển thành một chất có màu vàng là bilirubin
D. Bilirubin được bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và tiết niệu
41. Ở đứa trẻ sau sinh khoảng 3 – 4 ngày có hiện tượng vàng da sinh lý là do:
A. Trẻ đó mắc bệnh thalassemia gây tan huyết bẩm sinh
B. Trẻ đó mắc bệnh hồng cầu hình liềm (HbS) gây tan huyết bẩm sinh
C. Do vỡ những hồng cầu chứa HbA1 của thời kỳ bào thai
D. Do vỡ những hồng cầu chứa HbF của thời kỳ bào thai
42. Chức năng của hồng cầu:
A. Vận chuyển
B. Điều hòa thăng bằng nhiệt độ cơ thể
C. Điều hòa thăng bằng chuyển hóa cơ thể
D. Bảo vệ
43. Khi nào HbO2 phân ly cho O2 và Hb, cung cấp O2 ở dạng phân tử cho tế bào sử
dụng:
A. Phân áp oxy cao
B. Nhiệt độ tăng
C. pH tăng
D. Nồng độ CO2 giảm
44. 1 gam Hb có thể kết hợp tối đa với bao nhiêu oxy:
A. 0,34 ml
B. 1,34 ml
C. 2,34 ml
D. 3,34 ml
45. Nồng độ Hb là 140 g/l thì khả năng vận chuyển oxy của người đó là:
A. 140 ml O2/lít máu
B. 187,6 ml O2/lít máu
C. 280 ml O2/lít máu
D. 375,2 ml O2/lít máu
46. Ái lực của Hb với CO như thế nào so với oxy:
A. Cao gấp 200 lần
B. Thấp hơn 200 lần
C. Cao gấp 100 lần
D. Thấp hơn 100 lần
47. Yếu tố điều hòa tủy xương sản sinh hồng cầu:
A. Erythropoietin
B. Thrombopoietin
C. Colony stimulator factor
D. Testosteron
48. Chất tham gia cấu tạo hồng cầu:
A. Vitamin B1
B. Vitamin B3
C. Vitamin B9
D. Vitamin B12
49. Khi cơ thể thiếu sắt thì gây thiếu máu:
A. Đẳng sắc, đẳng bào
B. Hồng cầu to, ưu sắc
C. Hồng cầu nhỏ, nhược sắc
D. Hồng cầu to, nhược sắc
50. Nhu cầu sắt ở 1 người trưởng thành bình thường:
A. 1 mg/ngày
B. 1 g/ngày
C. 5 mg/ngày
D. 5 g/ngày
51. Thiếu acid folic ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản sinh hồng cầu:
A. Không thể tổng hợp DNA của hồng cầu
B. Không thể tổng hợp hemoglobin của hồng cầu
C. Không thể tổng hợp hem của hồng cầu
D. Không thể tổng hợp globin của hồng cầu
52. Khi cơ thể thiếu acid folic hoặc vitamin B12 thì gây thiếu máu:
A. Đẳng sắc, đẳng bào
B. Hồng cầu to, ưu sắc
C. Hồng cầu nhỏ, nhược sắc
D. Hồng cầu to, nhược sắc
53. Để xác định có thiếu máu hay không thì căn cứ vào trị số:
A. Nồng độ hemoglobin
B. Số lượng hồng cầu
C. Hematocrit
D. Cả 3
54. Xác định nhóm máu hệ ABO là dựa vào:
A. Kháng nguyên trong huyết tương
B. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu
C. Kháng thể trong huyết tương
D. Kháng thể trên bề mặt hồng cầu
55. Người nhóm máu B+, trong máu có:
A. Kháng nguyên B, kháng nguyên D và kháng thể A
B. Kháng thể B, kháng thể D và kháng nguyên A
C. Kháng nguyên B, kháng nguyên D, kháng thể A và kháng thể D
D. Kháng thể B, kháng thể D, kháng nguyên D và kháng nguyên A
56. Người nhóm máu A, trong máu có:
A. Kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương
B. Kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu hoặc kháng thể B trong huyết tương
C. Kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu hoặc kháng nguyên A trong huyết tương
D. Kháng thể A trên bề mặt hồng cầu hoặc kháng thể A trong huyết tương
57. Máu A+ có thể truyền tốt nhất cho nhóm máu nào:
A. B+
B. O+
C. AB+
D. A-, không có anti D
58. Phương pháp xác định nhóm máu: phương pháp Beth-Vincent là
A. Phương pháp huyết thanh mẫu
B. Phương pháp hồng cầu mẫu
C. Phương pháp kháng nguyên mẫu
D. Tất cả đều đúng
59. Phương pháp xác định nhóm máu: phương pháp Simonin là:
A. Trộn huyết thanh mẫu đã biết trước kháng thể với máu người thử
B. Trộn huyết tương mẫu đã biết trước kháng thể với máu người thử
C. Trộn huyết thanh mẫu đã biết trước kháng nguyên với máu người thử
D. Trộn hồng cầu đã biết rõ kháng nguyên với huyết tương người thử

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN

1. Vị trí của mỏm tim trên ngực:


A. Giao giữa liên sườn III và đường giữa xương đòn trái
B. Giao giữa liên sườn III và đường giữa xương đòn phải
C. Giao giữa liên sườn V và đường giữa xương đòn trái
D. Giao giữa liên sườn V và đường giữa xương đòn phải
2. Nhĩ phải nhận máu về tim từ:
A. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới
B. 4 tĩnh mạch phổi
C. Động mạch chủ trên và động mạch chủ dưới
D. 4 động mạch phổi
3. Tim có mấy buồng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
4. Xoang tĩnh mạch chủ nằm ở:
A. Cung động mạch chủ
B. Nơi phình ra phía sau của tĩnh mạch chủ trên đổ vào nhĩ phải
C. Nơi phình ra phía sau của tĩnh mạch chủ dưới đổ vào nhĩ phải
D. Trong nhĩ phải và gần nơi đổ vào của tĩnh mạch chủ trên
5. Nhĩ trái nhận máu từ:
A. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới
B. 4 tĩnh mạch phổi
C. Nhĩ phải
D. Thất trái
6. Các mặt của tim:
A. 2 mặt: ức sườn, phổi
B. 2 mặt: ức sườn, cột sống
C. 3 mặt: ức sườn, hoành, phổi
D. 3 mặt: ức sườn, hoành, cột sống
7. Mặt ức sườn của tim tương ứng với sụn sườn từ:
A. I đến III
B. II đến IV
C. III đến VI
D. IV đến VIII
8. Mặt hoành của tim liên quan với:
A. Cơ hoành, thuỳ phải của gan và đỉnh của dạ dày
B. Cơ hoành, thuỳ trái của gan và đỉnh của dạ dày
C. Cơ hoành, thuỳ phải của gan và đáy của dạ dày
D. Cơ hoành, thuỳ trái của gan và đáy của dạ dày
9. Hai tâm nhĩ của tim nằm ở phần:
A. Ức sườn
B. Đáy
C. Đỉnh
D. Đáy và ức sườn
10. Tật bẩm sinh thông liên nhĩ là do:
A. Có lỗ bầu dục ở vách liên nhĩ
B. Không có vách liên nhĩ
C. Hẹp van nhĩ thất
D. Hở van nhĩ thất
11. Tâm nhĩ phải nhận máu về tim từ: CHỌN CÂU SAI
A. Tĩnh mạch chủ trên
B. Tĩnh mạch chủ dưới
C. Xoang tĩnh mạch vành
D. Tĩnh mạch phổi
12. Van nhĩ thất bên phải là van:
A. 2 lá
B. 3 lá
C. Bán nguyệt
D. Tổ chim
13. Van nhĩ thất bên trái là van:
A. 2 lá
B. 3 lá
C. Bán nguyệt
D. Tổ chim
14. Tật bẩm sinh thông liên thất thường do:
A. Phần cơ vách liên thất bị khiếm khuyết
B. Phần màng vách liên thất bị khiếm khuyết
C. Hẹp van nhĩ thất
D. Hở van nhĩ thất
15. Đặc điểm phân bố cơ tim của tim:
A. 2 nhĩ móng
B. Thất dày
C. Thất trái dày hơn thất phải
D. Tất cả đều đúng
16. Chức năng của nhĩ:
A. Lấy máu từ ngoài về tim
B. Đẩy máu từ tim ra ngoại vi
C. A và B đúng
D. A và B sai
17. Chức năng của thất:
A. Lấy máu từ ngoài về tim
B. Đẩy máu từ tim ra ngoại vi
C. A và B đúng
D. A và B sai
18. Chức năng của nhĩ phải:
A. Nhận máu từ tĩnh chủ trên, chủ dưới và xoang tĩnh mạch vành về
B. Nhận máu từ 4 tính mạch phổi về
C. Đẩy máu vào động mạch phổi lên phổi
D. Đẩy máu vào động mạch chủ ra khắp cơ thể
19. Chức năng của nhĩ trái:
A. Nhận máu từ tĩnh chủ trên, chủ dưới và xoang tĩnh mạch vành về
B. Nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi về
C. Đẩy máu vào động mạch phổi lên phổi
D. Đẩy máu vào động mạch chủ ra khắp cơ thể
20. Chức năng của thất phải:
A. Nhận máu từ tĩnh chủ trên, chủ dưới và xoang tĩnh mạch vành về
B. Nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi về
C. Đẩy máu vào động mạch phổi lên phổi
D. Đẩy máu vào động mạch chủ ra khắp cơ thể
21. Chức năng của thất trái:
A. Nhận máu từ tĩnh chủ trên, chủ dưới và xoang tĩnh mạch vành về
B. Nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi về
C. Đẩy máu vào động mạch phổi lên phổi
D. Đẩy máu vào động mạch chủ ra khắp cơ thể
22. Đóng vai trò chủ yếu trong khởi phát, điều chỉnh sự co bóp nhịp nhàng và tự động
của tim là do hệ thống nút: CHỌN CÂU SAI
A. Nút xoang nhĩ
B. Nút nhĩ thất
C. Bó His
D. Nút xoang thất
23. Động mạch vành nuôi tim xuất phát từ:
A. Cung động mạch chủ
B. Động mạch phổi
C. Tĩnh mạch phổi
D. Động mạch dưới đòn
24. Đặc điểm nút xoang nhĩ:
A. Nằm trong thành cơ tâm nhĩ trái
B. Nằm trong thành cơ tâm nhĩ phải
C. Nằm trong thành cơ tâm thất trái
D. Nằm trong thành cơ tâm thất phải
25. Đặc điểm nút nhĩ thất:
A. Nằm trong lớp nội tâm mạc của tâm nhĩ trái
B. Nằm trong lớp nội tâm mạc của tâm nhĩ phải
C. Nằm trong thành cơ của tâm nhĩ trái
D. Nằm trong thành cơ của tâm nhĩ phải
26. Đặc điểm của động mạch vành phải của tim:
A. Chạy trong rãnh gian nhĩ thất phải
B. Xuất phát từ cung động mạch chủ
C. Chạy trong rãnh gian thất sau
D. Tất cả đều đúng
27. Đặc điểm của động mạch vành trái của tim:
A. Chạy trong rãnh gian nhĩ thất trái
B. Xuất phát từ cung động mạch chủ
C. Chạy trong rãnh gian thất trước
D. Tất cả đều đúng
28. Động mạch vành phải cấp máu cho: CHỌN CÂU SAI
A. Tâm nhĩ phải
B. Tâm thất phải
C. Mặt sau của tâm thất trái
D. Nửa trước vách gian thất
29. Nhánh mũ của động mạch vành trái cấp máu cho:
A. Tâm nhĩ trái
B. Tâm thất trái
C. Tâm nhĩ trái và tâm thất trái
D. Vách liên thất trước
30. Thần kinh tim được chi phối bởi:
A. Hệ thần kinh cao cấp
B. Hệ thần kinh tự chủ
C. Hệ thống dẫn truyền của tim và hệ thần kinh tự chủ
D. Hệ thống dẫn truyền của tim và hệ thần kinh cao cấp
31. Cơ tim có tính chất sinh lý gì mà khi cường độ kích thích tim yếu hơn ngưỡng thì
tim không co; kích thích hơn ngưỡng thì tim co và kích thích tăng cao hơn ngưỡng
của cơ tim rất nhiều nhưng cơ tim vẫn co ở mức tối đa và giữ ở mức này (Định
luật “Không hoặc tất cả”):
A. Tính hưng phấn của cơ tim
B. Tính dẫn truyền của cơ tim
C. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim
D. Tính nhịp điệu của cơ tim
32. Trong trường hợp có block nhĩ thất từng phần thì trên điện tâm đồ thấy:
A. Sóng P kéo dài
B. Khoảng PQ kéo dài
C. Phức bộ QRS kéo dài
D. Sóng T kéo dài
33. Hội chứng Adam – Stokes trong rối loạn dẫn truyền của cơ tim là: CHỌN CÂU
SAI
A. Khi bó His bị tắc nghẽn hoàn toàn
B. Tâm nhĩ co theo nhịp xoang, tâm thất co theo nhịp mạng purkinje
C. Tình trạng phong bế hoàn toàn
D. Sự dẫn truyền nhĩ thất bị chậm hoặc do tắc nhánh bó his
34. Khi tim đang co thì cơ tim không đáp ứng bất kỳ một kích thích nào từ bên ngoài
cũng như từ nút xoang đi tới là thuộc giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
35. Cơ tim lúc nào cũng co từng nhịp đơn giản mà không bao giờ co cứng như cơ vân
được là nhờ:
A. Giai đoạn trơ tuyệt đối kéo dài
B. Giai đoạn trơ tương đối kéo dài
C. Giai đoạn hưng vượng kéo dài
D. Giai đoạn hồi phục hoàn toàn kéo dài
36. Ngoại tâm thu có thể xuất hiện trong giai đoạn nào của chu kỳ của cơ tim: CHỌN
CÂU SAI
A. Giai đoạn trơ tuyệt đối
B. Giai đoạn trơ tương đối
C. Giai đoạn hưng vượng
D. Giai đoạn hồi phục hoàn toàn
37. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim, trong giai đoạn trơ tuyệt đối là ứng với trạng thái:
A. Khử cực
B. Tái cực
C. Khử cực và 2 pha đầu của trạng thái tái cực
D. Tái cực và 2 pha đầu của trạng thái khử cực
38. Có thể dùng kích thích mới có cường độ cao hơn ngưỡng gây co cơ tim. Đáp ứng
này có biên độ thấp hơn so với mức bình thường là thuộc giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
39. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim, ứng với lúc tế bào tái cực trở về mức ban đầu thuộc
giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
40. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim, kích thích dưới ngưỡng cũng có thể gây đáp ứng,
thuộc giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
41. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim, sau tái cực thì màng tế bào trở lại phân cực, khả
năng hưng phấn của tế bào trở về mức ban đầu, thuộc giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
42. Sau co bóp phụ của tâm thất, tim nghỉ dài hơn bình thường gọi là nghỉ bù, sau đó
tim co bóp trở về nhịp cũ, là ngoại tâm thu:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
43. Sau co bóp phụ của tâm thất thì tim co bóp trở về nhịp cũ, không có thời gian nghỉ
bù, là ngoại tâm thu:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
44. Sau co bóp phụ của tâm thất, không có giai đoạn nghỉ bù, tâm thất vẫn duy trì nhịp
sớm hơn so với nhịp đó mà không bắt lại nhịp cũ, là ngoại tâm thu:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
45. Ngoại tâm thu nào có tình trạng xung động từ nút xoang đến tim rơi vào thời kỳ
trơ tuyệt đối của co bóp phụ nên co tim không đáp ứng cho đến khi có xung động
tiếp theo:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
46. Ngoại tâm thu nào có tình trạng xung động từ nút xoang phát ra sớm hơn nhịp
bình thường, rồi sau đó nhịp này cứ tiếp tục duy trì đều đặn:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
47. Tần số tim do nút xoang khởi phát bình thường:
A. 70 – 80 nhịp/phút
B. 40 – 60 nhịp/phút
C. 30 – 40 nhịp/phút
D. 20 – 40 nhịp/phút
48. Tần số tim do nút nhĩ thất khởi phát bình thường:
A. 70 – 80 nhịp/phút
B. 40 – 60 nhịp/phút
C. 30 – 40 nhịp/phút
D. 20 – 40 nhịp/phút
49. Tần số tim do bó His khởi phát bình thường:
A. 70 – 80 nhịp/phút
B. 40 – 60 nhịp/phút
C. 30 – 40 nhịp/phút
D. 20 – 40 nhịp/phút
50. Sự hoạt động của tim trong 1 chu kỳ gắn liền với:
A. Sự đóng các van
B. Sự mở các van
C. Sự biến đổi áp lực trong buồng tim
D. Tất cả đều đúng
51. Hoạt động của một chu kỳ tim trong điều kiện bình thường:
A. Nhịp tim khoảng 120 lần/phút
B. Thời gian của 1 chu kỳ tim là 0,8 phút
C. Gồm 2 thì cơ bản: tâm thu và tâm trương
D. Tất cả đều đúng
52. Thì tâm thu diễn ra theo thứ tự:
A. Tâm nhĩ thu đẩy ¼ lượng máu còn lại xuống thất – tâm thất co đẳng thể tích
lúc đầu gây mở van bán nguyệt – tâm thất co đẳng thể tích lúc sau gây đóng
van nhĩ thất – tâm thất co tống máu nhanh – tâm thất co tống máu chậm.
B. Tâm nhĩ thu đẩy ¼ lượng máu còn lại xuống thất – tâm thất co đẳng tích lúc
đầu gây đóng van nhĩ thất – tâm thất co đẳng thể tích lúc sau gây mở van bán
nguyệt – tâm thất co tống máu nhanh – tâm thất co tống máu chậm.
C. Tâm nhĩ thu đẩy ¼ lượng máu còn lại xuống thất – tâm thất co đẳng tích lúc
đầu gây mở van nhĩ thất – tâm thất co đẳng thể tích lúc sau gây đóng van bán
nguyệt – tâm thất co tống máu nhanh – tâm thất co tống máu chậm.
D. Tâm nhĩ thu đẩy ¼ lượng máu còn lại xuống thất – tâm thất co đẳng thể tích
lúc đầu gây đóng van bán nguyệt – tâm thất co đẳng thể tích lúc sau gây mở
van nhĩ thất – tâm thất co tống máu nhanh – tâm thất co tống máu chậm.
53. Thì tâm trương diễn ra theo thứ tự:
A. Đầu thời kỳ thất giãn đẳng tích gây mở van nhĩ thất – cuối thời kỳ thất giãn
đẳng tích, cơ thất giãn đẳng trương gây đóng van động mạch – thời kỳ đầy
máu thất nhanh – thời kỳ đầy máu thất chậm
B. Đầu thời kỳ thất giãn đẳng tích gây đóng van nhĩ thất – cuối thời kỳ thất giãn
đẳng tích, cơ thất giãn đẳng trương gây mở van động mạch – thời kỳ đầy máu
thất nhanh – thời kỳ đầy máu thất chậm
C. Đầu thời kỳ thất giãn đẳng tích gây mở van động mạch – cuối thời kỳ thất giãn
đẳng tích, cơ thất giãn đẳng trương gây đóng van nhĩ thất – thời kỳ đầy máu
thất nhanh – thời kỳ đầy máu thất chậm
D. Đầu thời kỳ thất giãn đẳng tích gây đóng van động mạch – cuối thời kỳ thất
giãn đẳng tích, cơ thất giãn đẳng trương gây mở van nhĩ thất – thời kỳ đầy
máu thất nhanh – thời kỳ đầy máu thất chậm
54. Lưu lượng tim là:
A. Lượng máu tim bơm vào tĩnh mạch trong một phút
B. Lượng máu tim bơm vào động mạch trong một phút
C. Lượng máu từ tĩnh mạch trở về tim trong một phút
D. Lượng máu từ động mạch trở về tim trong một phút
55. Thể tích máu tim bơm ra trong một nhát bóp là 70 ml, tần số tim 80 lần/phút. Lưu
lượng tim bằng bao nhiêu:
A. 70 ml/phút
B. 150 ml/phút
C. 5600 ml/phút
D. 336000 ml/giờ
56. Tỷ lệ % giữa thể tích tâm thu với thể tích thất cuối tâm trương gọi là:
A. Cung lượng tim
B. Lưu lượng của tim
C. Phân số tống máu
D. Phân suất tâm thu
57. Tiếng tim T1 là: CHỌN CÂU SAI
A. Đóng van nhĩ thất 3 lá
B. Đóng van nhĩ thất 2 lá
C. Đóng van bán nguyệt
D. Nghe rõ ở mỏm tim
58. Tiếng tim T2 là:
A. Đóng van nhĩ thất 3 lá
B. Đóng van nhĩ thất 2 lá
C. Đóng van bán nguyệt khi tâm thu
D. Nghe rõ vùng đáy tim
59. Thời gian giữa tiếng T1 và tiếng T2 tương ứng với khoảng:
A. Tâm thu
B. Tâm trương
C. A và B đúng
D. A và B sai
60. Thời gian giữa tiếng T2 và tiếng T1 tương ứng với khoảng:
A. Tâm thu
B. Tâm trương
C. A và B đúng
D. A và B sai
61. Trong chu kỳ tim, khoảng thời gian phân bố giữa các thời kỳ:
A. Tâm thu ngắn hơn tâm trương
B. Tâm thu kéo dài hơn tâm trương
C. Tâm thu tương đương tâm trương
D. Tất cả đều đúng
62. Trong đo điện tâm đồ, đạo trình DI được mắc:
A. Cổ tay phải và cổ chân trái
B. Cổ tay phải và cổ chân phải
C. Cổ tay trái và cổ chân phải
D. Cổ tay phải và cổ tay trái
63. Trong đo điện tâm đồ, đạo trình DII được mắc:
A. Cổ tay phải và cổ chân trái
B. Cổ tay phải và cổ chân phải
C. Cổ tay trái và cổ chân phải
D. Cổ tay phải và cổ tay trái
64. Trong đo điện tâm đồ, đạo trình DIII được mắc:
A. Cổ tay phải và cổ chân trái
B. Cổ tay phải và cổ chân phải
C. Cổ tay trái và cổ chân trái
D. Cổ tay phải và cổ tay trái
65. Trong đo điện tâm đồ, cực thăm dò cổ tay phải:
A. aVL
B. aVR
C. aVF
D. aVLeg
66. Trong đo điện tâm đồ, cực thăm dò cổ tay trái:
A. aVL
B. aVR
C. aVF
D. aVLeg
67. Trong đo điện tâm đồ, cực thăm dò cổ chân trái:
A. aVL
B. aVR
C. aVF
D. aVLeg
68. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V1:
A. Khoang liên sườn IV sát bờ phải xương ức
B. Khoang liên sườn IV sát bờ trái xương ức
C. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
69. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V2:
A. Khoang liên sườn IV sát bờ trái xương ức
B. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
C. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách giữa
70. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V4:
A. Khoảng nối hai điểm đặt cực thăm dò V3 và V5
B. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
C. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách giữa
71. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V5:
A. Khoảng nối hai điểm đặt cực thăm dò V3 và V5
B. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
C. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách giữa
72. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V6:
A. Khoảng nối hai điểm đặt cực thăm dò V3 và V5
B. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
C. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách giữa
73. Trên điện tâm đồ, song P có ý nghĩa:
A. Sóng khử cực của tâm nhĩ
B. Sóng tái cực của tâm nhĩ
C. Sóng khử cực của tâm thất
D. Sóng tái cực của tâm thất
74. Giới hạn bình thường của sóng P trên ECG:
A. Thời gian (chiều dài) tối đa 0,11 giây và biên độ (chiều cao) trung bình 0,12
mV
B. Thời gian (chiều dài) tối thiểu 0,11 giây và biên độ (chiều cao) tối thiểu 0,12
mV
C. Thời gian (chiều dài) tối đa 0,11 giây và biên độ (chiều cao) trung bình 0,25
mV
D. Thời gian (chiều dài) tối thiểu 0,11 giây và biên độ (chiều cao) tối thiểu 0,25
mV

CHƯƠNG GIẢI PHẪU – SINH LÝ HÔ HẤP

1. Quá trình thực hiện chức năng trao đổi khí liên tục của hệ hô hấp: CHỌN CÂU
SAI
A. Thông khí phổi
B. Trao đổi khí
C. Sử dụng O2 ở phổi
D. Điều hòa hô hấp
2. Trong hô hấp, quá trình thông khí phổi là:
A. Liên tục đưa không khí ra vào phổi để khí ở khí quản thường xuyên được đổi
mới
B. Liên tục đưa không khí ra vào phổi để khí ở phế quản thường xuyên được đổi
mới
C. Liên tục đưa không khí ra vào phổi để khí ở tiểu phế quản thường xuyên được
đổi mới
D. Liên tục đưa không khí ra vào phổi để khí ở phế nang thường xuyên được đổi
mới
3. Trong hô hấp, quá trình trao đổi khí là: CHỌN CÂU SAI
A. Trao đổi khí ở phổi
B. Vận chuyển khí ở phổi
C. Vận chuyển khí của máu
D. Trao đổi khí ở mô
4. Trong hô hấp, thay đổi hoạt động hô hấp để phù hợp với nhu cầu của cơ thể là
thuộc quá trình:
A. Thông khí phổi
B. Trao đổi khí
C. Sử dụng O2 ở phổi
D. Điều hòa hô hấp
5. Trong hệ hô hấp, đường dẫn khí theo thứ tự:
A. Mũi, miệng – họng – khí – thanh – phế nang – phế quản – tiểu phế quản
B. Mũi, miệng – họng – khí – thanh – phế quản – tiểu phế quản – phế nang
C. Mũi, miệng – họng – thanh – khí – phế quản – tiểu phế quản – phế nang
D. Mũi, miệng – họng – thanh – khí – phế nang – phế quản – tiểu phế quản
6. Trong hệ hô hấp, đường hô hấp trên là từ:
A. Mũi, miệng, hầu và thanh quản
B. Mũi, miệng, hầu và khí quản
C. Mũi, miệng, hầu và phế quản
D. Mũi, miệng, hầu và phế nang
7. Thanh quản nằm ngang mức đốt sống cổ:
A. I – III
B. II - IV
C. III – V
D. IV – VI
8. Phổi là:
A. Bao gồm toàn bộ hệ hô hấp
B. Là nơi trao đổi giữa máu và không khí
C. Là nơi thông khí hệ hô hấp và trao đổi khí giữa máu với không khí
D. Được ngăn cách với các tạng trong ổ bụng bởi cơ thẳng bụng
9. Sự phân chia cấu trúc giải phẫu của phế quản trong hệ hô hấp theo thứ tự:
A. Phế quản chính – phế quản phân thùy – phế quản thùy – phân thùy phế quản-
phổi – tiểu phế quản tận – phế nang
B. Phế quản chính – phế quản thùy – phế quản phân thùy – phân thùy phế quản-
phổi – tiểu phế quản tận – phế nang
C. Phế quản chính – phân thùy phế quản-phổi – phế quản phân thùy – phế quản
thùy – tiểu phế quản tận – phế nang
D. Phế quản chính – phân thùy phế quản-phổi – phế quản thùy – phế quản phân
thùy – tiểu phế quản tận – phế nang
10. Trong động tác hít vào thì khi cơ hoành co làm hạ thấp 1cm thì có thể làm tăng thể
tích lồng ngực lên:
A. 50 cm3
B. 150 cm3
C. 250 cm3
D. 350 cm3
11. Khi hít vào gắng sức thì lượng không khí có thể di chuyển thêm vào phổi khoảng:
A. 0,5 – 1 lít
B. 1,5 – 2 lít
C. 2,5 – 3 lít
D. 3,5 – 4 lít
12. Thể tích khí của một lần hít vào hoặc thở ra bình thường:
A. TV
B. IRV
C. ERV
D. RV
13. Dung tích sống:
A. Là thể tích khí thở ra tối đa sau khi đã hít vào tối đa
B. Ký hiệu: TV
C. = IRV + ERV
D. Ký hiệu: TLC
14. 14. Chỉ số Tiffeneau:
A. FEV1
B. FEV1/VC
C. TV/VC
D. VC
15. FEV1 giúp đánh giá:
A. Khả năng tối đa của 1 lần hô hấp
B. Khả năng chứa đựng tối đa của phổi
C. Mức độ thông thoáng đường dẫn khí và khả năng giãn nở của phổi và lồng
ngực
D. Lượng khí ra hay vào phổi trong 1 phút ở trạng thái nghỉ
16. Tốc độ khuếch tán khí qua màng hô hấp thay đổi:
A. Diện tích khuếch tán giảm làm tăng cường độ khuếch tán
B. Độ tan của khí giảm làm tăng cường độ khuếch tán
C. Bề dày màng hô hấp giảm làm tăng cường độ khuếch tán
D. Chênh lệch phân áp khí giảm làm tăng cường độ khuếch tán
17. Hệ số khuếch tán của oxy:
A. 0,55
B. 0,81
C. 1,0
D. 20,3
18. O2 được vận chuyển trong máu dưới dạng:
A. Hòa tan
B. Kết hợp
C. Hòa tan và kết hợp
D. Hòa tan hoặc kết hợp
19. Trong hô hấp, sự phân ly HbO2 tăng khi:
A. Phân áp O2 tăng
B. Nồng độ CO2 tăng
C. Nhiệt độ của máu giảm
D. pH máu tăng
20. Phân áp oxy trong máu tới phổi và phân áp oxy trong phế nang lần lượt là:
A. 40 mmHg, 100 mmHg
B. 46 mmHg, 40 mmHg
C. 100 mmHg, 40 mmHg
D. 40 mmHg, 46 mmHg

CHƯƠNG GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA

1. Chức năng bộ máy tiêu hóa được thực hiện thong qua hoạt động: CHỌN CÂU SAI
A. Hoạt động cơ học
B. Hoạt động vận chuyển
C. Hoạt động bài tiết
D. Hoạt động hấp thu
2. Hoạt động chức năng nào của tuyến tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn thành các dạng
đơn giản có thể hấp thu được vào máu:
A. Hoạt động cơ học
B. Hoạt động vận chuyển
C. Hoạt động bài tiết
D. Hoạt động hấp thu
3. Hoạt động cơ học của ống tiêu hóa có tác dụng:
A. Nghiền nhỏ thức ăn thành dạng đơn giản có thể hấp thu vào máu
B. Giảm diện tích tiếp xúc thức ăn với dịch tiêu hóa và niêm mạc tiêu hóa
C. Giảm sự trộn lẫn thức ăn và dịch tiêu hóa
D. Tăng tốc độ các phản ứng hóa học để tiêu hóa thức ăn
4. Hoạt động chức năng nào của tuyến tiêu hóa có tác dụng vận chuyển các sản phẩm
tiêu hóa từ lòng ống tiêu hóa vào máu:
A. Hoạt động cơ học
B. Hoạt động vận chuyển
C. Hoạt động bài tiết
D. Hoạt động hấp thu
5. Hệ tiêu hóa gồm:
A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già
B. Gan, tuyến tụy và các tuyến nước bọt
C. Dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến nước bọt
D. Ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
6. Cấu tạo ống tiêu hóa theo thứ tự:
A. Miệng – thực quản – dạ dày – ruột già – ruột non
B. Miệng – thực quản – dạ dày – ruột non – ruột già
C. Miệng – dạ dày – thực quản – ruột non – ruột già
D. Miệng – dạ dày – thực quản – ruột già – ruột non
7. Răng: CHỌN CÂU SAI
A. Cắm vào các huyệt răng ở xương hàm
B. Được giữ chặt bởi lợi
C. Được giữ chặt bởi các sợi mạch máu và thần kinh ở chân răng
D. Được giữ chặt bởi các dây chằng hốc răng
8. Cấu tạo từ ngoài vào trong của răng:
A. Ngà răng – chất xương răng - ống tủy
B. Men răng – chất xương răng - ống tủy
C. Chất xương răng – ngà răng - ống tủy
D. Men răng – chất xương răng - ống tủy
9. Răng sữa:
A. Là răng vĩnh viễn
B. Mọc lúc 1 – 10 tuổi
C. Rụng dần và được thay răng mới trong giai đoạn 6 – 11 tuổi
D. Có 24 chiếc răng
10. Răng vĩnh viễn:
A. Có 28 chiếc răng
B. Có 30 chiếc răng
C. Có 32 chiếc răng
D. Có 34 chiếc răng
11. Gai lưỡi có chức năng vị giác:
A. Gai đài
B. Gai chỉ
C. Gai nấm
D. Gai lá
12. Cấu tạo của lưỡi:
A. Mặt trên, trước V lưỡi chứa các hạnh nhân lưỡi
B. Mặt trên, trước V lưỡi có các gai lưỡi chức năng xúc giác
C. Mặt dưới, có nhiều tĩnh mạch, hãm lưỡi và lỗ đổ tuyến 3 nhóm tuyến nước bọt
D. Mặt trên, sau V lưỡi có các gai lưỡi chức năng vị giác
13. Giải phẫu của thực quản:
A. Phía trên nối với khoang miệng
B. Phía dưới nối với dạ dày qua lỗ môn vị
C. Phía trên nối với hầu
D. Phía dưới nối với dạ dày qua lỗ phế vị
14. Giải phẫu của thực quản:
A. Nằm trong ổ bụng
B. Nối với dạ dày qua lỗ môn vị
C. Là một ống cơ dài 25 cm
D. Có 3 chỗ hẹp: eo giáp, eo phế chủ, eo hoành
15. Cấu tạo của thành thực quản từ ngoài vào trong:
A. Lớp cơ – lớp dưới niêm mạc – lớp niêm mạc
B. Lớp cơ – lớp niêm mạc – lớp dưới niêm mạc
C. Lớp niêm mạc – lớp dưới niêm mạc – lớp cơ
D. Lớp niêm mạc – lớp cơ – lớp dưới niêm mạc
16. Cấu tạo lớp cơ thực quản:
A. 2 lớp cơ: cơ vòng ở ngoài, cơ dọc ở trong
B. 2 lớp cơ: cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài
C. 3 lớp cơ: cơ vòng ở ngoài, cơ chéo ở giữa, cơ dọc ở trong
D. 3 lớp cơ: cơ vòng ở trong, cơ chéo ở giữa, cơ dọc ở ngoài
17. Thần kinh chi phối vận động của thực quản:
A. IX
B. X
C. XI
D. XII
18. Vận động co bóp của thực quản:
A. 1/3 trên cơ hoạt động theo ý muốn, 2/3 dưới được chi phối bởi sợi phó giao
cảm của dây X và sợi giao cảm
B. 2/3 trên cơ hoạt động theo ý muốn, 1/3 dưới được chi phối bởi sợi phó giao cảm
của dây X và sợi giao cảm
C. 1/3 trên cơ hoạt động theo ý muốn, 2/3 dưới được chi phối bởi sợi phó giao cảm
của dây IX và sợi giao cảm
D. 2/3 trên cơ hoạt động theo ý muốn, 1/3 dưới được chi phối bởi sợi phó giao
cảm của dây IX và sợi giao cảm
19. Hoạt động nhai ở miệng:
A. Hàm trên di chuyển
B. Hàm dưới cố định
C. Luôn là phản xạ không điều kiện
D. Có thể nhai một cách có ý thức
20. Vai trò của nhai: CHỌN CÂU SAI
A. Tăng cường tốc độ phân giải tinh bột chín
B. Tăng cường phân giải thức ăn thành dạng đơn giản có thể hấp thu vào máu
C. Tăng cường tạo điều kiện tiêu hóa và hấp thu phần dinh dưỡng nằm bên trong
rau, quả
D. Tăng cường nghiền thức ăn thành thức ăn nhỏ trộn lẫn nước bọt làm thức ăn dễ
trơn, dễ nuốt.
21. Thứ tự hoạt động cơ học trong quá trình nuốt:
A. Giai đoạn nuốt không có ý thức – giai đoạn họng – giai đoạn hầu
B. Giai đoạn nuốt có ý thức – giai đoạn họng – giai đoạn thực quản
C. Giai đoạn họng – giai đoạn nuốt không có ý thức – giai đoạn thực quản
D. Giai đoạn họng – giai đoạn hầu – giai đoạn thực quản
22. Người ăn chủ động ngậm miệng, lưỡi nâng lên ép vào vòm miệng, dồn thức ăn từ
miệng vào vòm họng, là thuộc giai đoạn nào của nuốt:
A. Giai đoạn nuốt có ý thức
B. Giai đoạn nuốt không có ý thức
C. Giai đoạn họng có ý thức
D. Giai đoạn họng không có ý thức
23. Khi thức ăn kích thích phần nào gây co các cơ của họng và tạo động tác nuốt theo
trình tự:
A. Thiệt hầu kéo lưỡi gà xuống để đóng thanh quản – Thanh quản bị kéo ra trước
giúp nắp thanh quản kéo ra sau che kín thanh quản
B. Thiệt hầu kéo lưỡi gà lên trên đóng lỗ mũi sau – Thanh quản bị kéo lên trên và
ra trước giúp nắp thanh quản kéo ra sau che kín thanh quản
C. Thanh quản bị kéo ra trước giúp nắp thanh quản kéo ra sau che kín thanh quản
– Thiệt hầu kéo lưỡi gà xuống để đóng thanh quản
D. Thanh quản bị kéo lên trên và ra trước giúp nắp thanh quản kéo ra sau che kín
thanh quản – Thiệt hầu kéo lưỡi gà lên trên đóng lỗ mũi sau
24. Trong quá trình nuốt thức ăn, ở giai đoạn thực quản:
A. Thức ăn đến đoạn nào thì đoạn đó và đoạn trước giãn ra, đoạn tiếp theo co lại
B. Khi sóng nhu động của thực quản đến gần dạ dày, cơ thắt dạ dày – thực quản
giãn ra để tránh trào ngược thức ăn
C. Chủ yếu đưa thức ăn từ họng đến dạ dày
D. Giai đoạn này kéo dài 8 – 10 phút
25. Trong hệ tiêu hóa có mấy cặp tuyến nước bọt lớn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
26. Trong hệ tiêu hóa, vị trí của tuyến nước bọt mang tai:
A. Sau ngành trên của xương hàm trên và trên ống tai ngoài
B. Nằm ở mặt trong xương hàm dưới, dưới nền miệng
C. Sau ngành trên của xương hàm dưới và dưới ống tai ngoài
D. Nằm ở mặt trong xương hàm trên, trên vòm miệng
27. Vị trí lỗ đổ của tuyến nước bọt mang tai vào miệng:
A. Ở mặt trong má ngang mức răng hàm trên số 7
B. Ở mặt trong má ngang mức răng dưới trên số 7
C. Ở mặt trong má ngang mức răng hàm trên số 8
D. Ở mặt trong má ngang mức răng hàm dưới số 8
28. Nước bọt có thể thủy phân 1 loại chất dinh dưỡng từ thức ăn là:
A. Tinh bột
B. Mỡ
C. Đạm
D. Vitamin
29. Trong nước bọt có loại men nào giúp xúc tác thủy phân tinh bột thành dextrin và
maltose:
A. Muxin
B. Maltase
C. Ptyalin
D. β – amylase
30. pH của nước bọt:
A. 1,6 – 3,2
B. 3 – 3,5
C. 6 – 7,4
D. 7,5 – 8
31. Thành phần của nước bọt:
A. β – amylase
B. Các ion: K+, Na+, Cl-, Ca++, Mg++, Fe++
C. Ngưng kết nguyên bạch cầu
D. Chất nhầy
32. Thành phần nước bọt:
A. Nồng độ ion K+ cao gấp 7 lần trong huyết tương
B. Nồng độ ion Na+ cao gấp 7 – 10 lần trong huyết tương
C. Nồng độ ion Cl- cao gấp 7 – 10 lần trong huyết tương
D. Nồng độ ion HCO3- chỉ bằng 1/3 lần trong huyết tương
33. Nước bọt có vai trò bảo vệ niêm mạc miệng do: CHỌN CÂU SAI
A. Làm ướt niêm mạc miệng
B. Làm tan rã các thức ăn, tăng bám dính ống tiêu hóa
C. Trung hòa một số chất toan, kiềm
D. Giảm tính kích thích của số chất: cay, chua, đắng.
34. Nếu nước bọt bị mất khỏi cơ thể trong 1 thời gian dài gây liệt là do sự mất của:
A. Ion Na+
B. Ion Ca++
C. Ion K+
D. Ion HCO3-
35. Nếu có nhiều thành phần này trong nước bọt có thể kết tủa tạo thành sỏi ống nước
bọt:
A. Ion Na+
B. Ion Ca++
C. Ion K+
D. Ion HCO3-
36. Nước bọt nhờ có chất gì mà có tính diệt khuẩn ở miệng giúp khoang miệng không
bị loét và sâu răng: CHỌN CÂU SAI
A. Thiocynat
B. Pepsin
C. Lysozym
D. Kháng thể
37. Điều hòa bài tiết nước bọt theo cơ chế:
A. Thần kinh
B. Nội tiết
C. Thần kinh và nội tiết
D. Thần kinh và chỉ nhờ các phản xạ không có điều kiện
38. Cung phản xạ điều hòa tiết nước bọt được truyền theo thứ tự:
A. Thức ăn kích thích giác quan hoặc suy nghĩ về thức ăn – nhân nước bọt ở đại
não – thần kinh giao cảm – các tuyến nước bọt
B. Thức ăn kích thích giác quan hoặc suy nghĩ về thức ăn – nhân nước bọt ở đại
não – thần kinh phó giao cảm – các tuyến nước bọt
C. Thức ăn kích thích giác quan hoặc suy nghĩ về thức ăn – nhân nước bọt nằm
giữa hành não và cầu não – thần kinh giao cảm – các tuyến nước bọt
D. Thức ăn kích thích giác quan hoặc suy nghĩ về thức ăn – nhân nước bọt nằm
giữa hành não và cầu não – thần kinh phó giao cảm – các tuyến nước bọt
39. Sự bài tiết nước bọt được điều hòa bởi:
A. Kích thích giao cảm gây tăng tiết nước bọt
B. Kích thích phó giao cảm gây tăng tiết nước bọt
C. Kích thích vỏ não gây tăng tiết nước bọt
D. Kích thích não thất IV gây tăng tiết nước bọt
40. Vị nào gây tăng tiết nước bọt nhiều nhất:
A. Đắng
B. Cay
C. Chua
D. Mặn
41. Giải phẫu của dạ dày:
A. Nối giữa thực quản và kết tràng
B. Nằm sát vòm hoành phải
C. Ngay trên vòm hoành trái
D. Phần lớn nằm ở hạ sườn trái, một phần ứng với thượng vị và hạ sườn phải
42. Khả năng chứa đựng của dạ dày:
A. 1 – 1,5 lít
B. 2 – 2,5 lít
C. 3 – 3,5 lít
D. 4 – 4,5 lít
43. Cấu tạo giải phẫu dạ dày theo thứ tự từ trên xuống:
A. Đáy vị - Tâm vị - Hang môn vị - Thân vị - Ống môn vị - Môn vị
B. Tâm vị - Thân vị - Hang môn vị - Ống môn vị - Môn vị - Đáy vị
C. Tâm vị - Thân vị - Hang môn vị - Đáy vị - Ống môn vị - Môn vị
D. Tâm vị - Đáy vị - Thân vị - Hang vị - Ống môn vị - Môn vị
44. Cấu tạo giải phẫu dạ dày có giới hạn phía trên là mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị,
phía dưới là mặt phẳng ngang qua khuyết góc của bờ cong nhỏ, là thuộc:
A. Hang vị
B. Thân vị
C. Đáy vị
D. Môn vị
45. Cấu tạo giải phẫu dạ dày theo thứ tự từ ngoài vào trong lòng ống:
A. Lớp thanh mạc – Lớp cơ – Lớp niêm mạc – Lớp dưới niêm mạc
B. Lớp cơ – Lớp dưới niêm mạc – Lớp niêm mạc – Lớp thanh mạc
C. Lớp thanh mạc – Lớp cơ – Lớp dưới niêm mạc – Lớp niêm mạc
D. Lớp niêm mạc – Lớp dưới niêm mạc – Lớp cơ – Lớp thanh mạc
46. Cấu tạo lớp cơ dạ dày thuộc:
A. Cơ trơn
B. Cơ vân
C. Cơ tim
D. Cơ trơn và cơ vân
47. Cấu tạo giải phẫu lớp cơ dạ dày theo thứ tự từ ngoài vào trong lòng ống:
A. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
B. Cơ vòng – cơ chéo – cơ dọc
C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo
D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo
48. Giải phẫu lỗ tâm vị của dạ dày:
A. Lỗ thông dạ dày với tá tràng
B. Được đóng kín nhờ cơ vòng dày
C. Được đóng kín nhờ cơ dọc dày
D. Lỗ thông thực quản với dạ dày
49. Trong sự bài tiết dịch của tuyến tiêu hóa, phần tế bào biểu mô ở thân vị của dạ
dày bài tiết: CHỌN CÂU SAI
A. Pepsinogen
B. Acid clohydric
C. Gastrin
D. Yếu tố nội
50. Phần giải phẫu nào trong dạ dày có tế bào biểu mô bài tiết gastrin:
A. Đáy vị
B. Thân vị
C. Hang vị
D. Môn vị
51. Phần giải phẫu nào trong dạ dày có tế bào biểu mô tiết ra dịch kiềm:
A. Đáy vị
B. Thân vị
C. Hang vị
D. Môn vị
52. Đặc điểm của tâm vị:
A. Cơ thắt tâm vị dày giúp đóng kín tâm vị
B. Tâm vị mở khi thức ăn bị dồn tới đoạn cuối dạ dày
C. Tâm vị đóng lại khi thức ăn xuống dạ dày làm môi trường kiềm hơn
D. Khi bài tiết acid dịch vị tăng làm tâm vị đóng chặt để tránh trào ngược dạ dày -
thực quản
53. Tác dụng của co bóp nhu động: CHỌN CÂU SAI
A. Co bóp nhu động ở thực quản làm đẩy thức ăn từ miệng vào dạ dày
B. Co bóp nhu động thân vị làm dịch vị ngấm sâu vào thức ăn và đẩy xuống đáy vị
C. Co bóp hang vị để đẩy thức ăn xuống môn vị
D. Co bóp nhu động thân vị, hang vị và một phần cơ thắt môn vị giúp đẩy thức ăn
vào tá tràng
54. Môn vị đóng, mở khi:
A. Dạ dày không có thức ăn và khi lượng acid dạ dày ít làm đóng môn vị.
B. Trước bữa ăn, acid dạ dày được tiết một ít và xuống tá tràng làm mở môn vị.
C. Khi dạ dày có thức ăn, sau 1 giờ do tác động cơ học và hóa học trở thành vị
trấp, vị trấp tính acid làm tăng co bóp hang vị gây đóng môn vị
D. Hang vị co bóp đẩy vị trấp xuống tá tràng kích thích phản xạ ruột gây đóng
môn vị
55. Co bóp của dạ dày có: CHỌN CÂU SAI
A. Co bóp đói
B. Co bóp trương lực
C. Co bóp nhu động
D. Co bóp phản xạ
56. Diễn tiến của co bóp đói:
A. Khi dạ dày không có thức ăn thì co bóp mạnh, co bóp ngày càng yếu dần, thời
gian dạ dày bị rỗng càng kéo dài thì các co bóp đói ngày càng trở nên yếu hơn
B. Khi dạ dày không có thức ăn thì co bóp mạnh, co bóp ngày càng mạnh dần, thời
gian dạ dày bị rỗng càng kéo dài thì các co bóp đói ngày càng trở nên rất mạnh.
C. Khi dạ dày không có thức ăn thì co bóp yếu, co bóp ngày càng mạnh dần, thời
gian dạ dày bị rỗng càng kéo dài thì các co bóp đói ngày càng trở nên mạnh hơn
D. Khi dạ dày không có thức ăn thì co bóp yếu, co bóp ngày càng yếu dần, thời
gian dạ dày bị rỗng càng kéo dài thì các co bóp đói ngày càng trở nên rất yếu
57. Loại tín hiệu nào được coi là quan trọng của ống tiêu hóa để thúc đẩy con người
ăn khi bị đói:
A. Co bóp đói
B. Co bóp đói + cảm giác đói
C. Co bóp nhu động
D. Co bóp nhu động + cảm giác đói
58. Tốc độ tống thức ăn ra khỏi dạ dày được điều hòa bởi:
A. Hormon
B. Thần kinh
C. Hormon và thần kinh
D. Hoarmon hoặc thần kinh
59. Thần kinh phát xung gây ra co bóp có chu kỳ của dạ dày thuộc:
A. Thần kinh cao cấp
B. Thần kinh thực vật
C. Phó giao cảm
D. Giao cảm
60. Hoạt động của thần kinh nào có tác dụng làm giảm trương lực cơ và giảm co bóp
dạ dày là:
A. Trung não
B. Hành tủy
C. Phó giao cảm
D. Giao cảm
61. Hoạt động của thần kinh nào có tác dụng tăng co bóp, tăng trương lực cơ của ống
tiêu hóa và tăng tiết dịch tiêu hóa:
A. Vỏ não
B. Hành tủy
C. Phó giao cảm
D. Giao cảm
62. Trong điều hòa hoạt động cơ học của dạ dày, hormon kích thích có tác dụng tăng
co bóp dạ dày là:
A. Gastrin
B. Secretin
C. Glucagon
D. Adrenalin
63. Trong điều hòa hoạt động cơ học của dạ dày, hormon kích thích có tác dụng tăng
co bóp dạ dày là:
A. Cholecystokinin
B. Noradrenalin
C. Bombesin
D. VIP
64. Trong điều hòa hoạt động cơ học của dạ dày, hormon kích thích có tác dụng tăng
co bóp dạ dày là:
A. Motilin
B. ACTH
C. Thyroxin
D. Aldosterol
65. Trong điều hòa hoạt động cơ học của dạ dày, hormon ức chế có tác dụng giảm co
bóp dạ dày là: CHỌN CÂU SAI
A. CCK
B. Acetylcholin
C. VIP
D. Glucagon
66. Tín hiệu từ tá tràng giúp điều hòa khi có nhiều vị trấp xuống tá tràng:
A. Điều hòa ngược dương tính
B. Tăng lực “”bơm môn vị”
C. Giảm trương lực cơ thắt môn vị
D. Giảm lượng vị trấp xuống tá tràng
67. Tín hiệu từ tá tràng để điều hòa lượng vị trấp xuống tá tràng được chi phối bởi:
A. Thần kinh
B. Hormon
C. Thần kinh và hormone
D. Thần kinh hoặc hormone
68. Phản xạ ruột dạ dày gây:
A. Ức chế co bóp nhu động vùng thân vị
B. Tăng trương lực co thắt tâm vị
C. Ức chế co bóp nhu động vùng đáy vị
D. Tăng trương lực co thắt môn vị
69. Mục đích của phản xạ ruột dạ dày:
A. Làm chậm hoặc ngừng tống thức ăn xuống tá tràng
B. Làm tăng tống thức ăn vào ruột non để nhanh tiêu hóa và hấp thu
C. Ngăn trào ngược thức ăn từ ruột lên dạ dày
D. Làm tăng tống thức ăn xuống tá tràng để nhanh tiêu hóa
70. Khi nào sự co bóp nhu động vùng hang vị bị ức chế và trương lực co thắt môn vị
tăng làm thức ăn chậm xuống tá tràng:
A. Vị trấp dạ dày có độ acid cao
B. Vị trấp dạ dày có trung tính
C. Dịch tá tràng trở nên ưu trương
D. Dịch tá tràng trở nên ưu trương hoặc nhược trương
71. Khi nào sự co bóp nhu động vùng hang vị bị ức chế và trương lực co thắt môn vị
tăng làm thức ăn chậm xuống tá tràng: CHỌN CÂU SAI
A. Vị trấp làm tá tràng bị căng
B. pH tá tràng tăng
C. Các sản phẩm phân giải của protein
D. Các sản phẩm phân giải của mỡ
72. Điều gì kích thích các tế bào tá tràng tăng tiết một số hormone CCK, secretin,
VIP,… vào máu đến dạ dày gây ức chế hoạt động của “”bơm môn vị” và làm tăng
trương lực cơ thắt môn vị làm giảm vị trấp dạ dày xuống tá tràng
A. Khi mỡ vào tá tràng và thành tá tràng bị căng
B. Các sản phẩm phân giải của protein vào tá tràng
C. Thành tá tràng bị căng
D. Mỡ và các sản phẩm phân giải của protein vào tá tràng
73. Đặc điểm cảu dịch vị:
A. Chất dịch đục
B. Màu vàng nhạt
C. Quánh
D. pH = 1 – 4
74. pH dạ dày thường trong khoảng:
A. 1 – 2
B. 2 – 3
C. 3 – 4
D. 4 – 5
75. Thành phần chức năng dịch vị ở người trưởng thành: CHỌN CÂU SAI
A. Nhóm các enzyme tiêu hóa
B. Nhóm các chất vô cơ, các ion
C. Nhóm các chất nhầy
D. Yếu tố Stuart
76. Thành phần enzyme tiêu hóa có trong dịch vị của người trưởng thành: CHỌN
CÂU SAI
A. Pepsin
B. Lipase
C. Rennin
D. Gelatinase
77. Enzym tiêu hóa có ở trẻ nhỏ giúp hấp thu sữa: CHỌN CÂU SAI
A. Chymosin
B. Trypsin
C. Prerua
D. Men đông sữa
78. Thành phần ion có trong dịch vị:
A. Ca2+
B. K+ nồng độ gấp 7 lần trong huyết tương
C. H+
D. HCO3- nồng độ gấp 3 lần trong huyết tương
79. Thành phần các chất nhầy có trong dịch vị: CHỌN CÂU SAI
A. Acetylglucosamin
B. Chondroitin
C. Fucose
D. Galactose
80. Trong thành phần chất nhầy có ion giúp trung hòa acid khi H+ xâm nhập lớp
nhầy:
A. HCO3-
B. Cl-
C. HPO42-
D. SO42-
81. Thành phần chất nhầy trong dịch vị có bản chất là:
A. Lipid
B. Glycoprotein
C. Lipoprotein
D. Mucoprotein
82. Yếu tố nội hay còn gọi là:
A. Yếu tố Castle
B. Yếu tố Christmas
C. Yếu tố Hageman
D. Yếu tố chống hemophilia A
83. Yếu tố nội được bài tiết bởi tế bào:
A. Chính
B. Viền
C. G
D. D
84. Tế bào nào của niêm mạc dạ dày tiết HCl:
A. Tế bào chính
B. Tế bào viền
C. Tế bào G
D. Tế bào D
85. Trong tế bào niêm mạc dạ dày tiết H+, H+ từ tế bào được bài tiết vào lòng kênh
thông qua bơm:
A. H+/K+ ATPase
B. H+/Na+ ATPase
C. H+/Cl- ATPase
D. H+/HCO3- ATPase
86. Trong tế bào niêm mạc dạ dày có HCO3- được tạo thành để trao đổi với Cl-, Cl-
vào lòng kênh kết hợp H+ tạo HCl. Vậy HCO3- được tạo thành trong tế bào do CO2
+ OH- nhờ enzyme:
A. Carboxypolypeptidase
B. Enterokinase
C. Carbonic anhydrase
D. Hydroperoxy delyase
87. Acetazolamide có tác dụng giảm nồng độ HCl dịch vị do:
A. Ức chế kênh H+/K+ ATPase
B. Ức chế men CA
C. Ức chế sự trao đổi HCO3- và Cl-
D. Ức chế thụ thể H2
88. Pepsinogen được tiết ra bởi tế bào nào trong dạ dày:
A. Tế bào chính
B. Tế bào viền
C. Tế bào G
D. Tế bào D
89. pH dạ dày bằng bao nhiêu thì pepsinogen chuyển thành pepsin có hoạt tính:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 6
90. Vai trò của chất nhầy trong dạ dày: CHỌN CÂU SAI
A. Bôi trơn thức ăn
B. Ngăn chặn xâm nhập ion H+ vào các lớp sâu niêm mạc dạ dày
C. Diệt khuẩn
D. Trung hòa acid dịch vị

91. Yếu tố nội dạ dày giúp hấp thu:


A. Vitamin B6
B. Vitamin B1
C. Vitamin B9
D. Vitamin B12

CHƯƠNG GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ NỘI TIẾT

1. Tuyến nội tiết có đặc điểm:


A. Tuyến có ống dẫn tiết các chất tiết vào máu
B. Tuyến không có ống dẫn nên các chất tiết ngấm thẳng vào máu
C. Tuyến có ống dẫn tiết các chất tiết ra ngoài
D. Tuyến không có ống dẫn tiết nên các chất tiết được tiết vào những khoang trong
cơ thể
2. Chức năng của hệ nội tiết: CHỌN CÂU SAI
A. Điều hòa tốc độ các phản ứng hóa học ở tế bào
B. Tiếp nhận các thông tin từ ngoài và xử lý các thông tin
C. Điều hòa sự vận chuyển chất qua màng tế bào
D. Điều hòa quá trình chuyển hóa trong cơ thể
3. Hormon tuyến vỏ thượng thận có bản chất là:
A. Steroid
B. Dẫn xuất acid amin của tyrosin
C. Protein
D. Peptide
4. Hormon bản chất protein gắn vào receptor đặc hiệu trên bề mặt màng tế bào đích,
hoạt hóa enzyme adenylcyclase (AC) xúc tác phản ứng ……………….. trong bào
tương, tạo thành chất hoạt hóa proteinkinase.
A. Gắn calmodulin và Ca++
B. Chuyển ATP thành 3’ – 5’ AMPv
C. Chuyển phospholipid màng (PIP2) thành IP3
D. Chuyển phospholipid màng thành DAG
5. Điều hòa có tác dụng làm tăng nồng độ một hormone, khi nồng độ chất đó đang
giảm và ngược lại. Là kiểu điều hòa:
A. Âm tính
B. Dương tính
C. Ngược âm tính
D. Ngược dương tính
6. Vùng dưới đồi chứa hormone:
A. ACTH
B. ADH
C. MRH
D. TSH
7. Sự điều hòa bài tiết các hormone giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi chủ yếu
là do: CHỌN CÂU SAI
A. Nồng độ hormone tuyến đích
B. Nồng độ hormone tuyến yên
C. Nồng độ hormone vùng dưới đồi
D. Thần kinh
8. Hormon nào được tổng hợp ở thân tế bào của vùng dưới đồi rồi rồi theo sợi trục
xuống dự trữ ở thùy sau tuyến yên:
A. Oxytocin
B. TSH
C. ACTH
D. GH
9. Tuyến nội tiết nào nằm ở sàn não thất III trong hố yên thân xương bướm:
A. Tuyến giáp
B. Tuyến yên
C. Tuyến tụy
D. Tuyến thượng thận
10. ADH được dự trữ ở tuyến nội tiết nào:
A. Thùy trước tuyến yên
B. Thùy sau tuyến yên
C. Vỏ thượng thận
D. Tủy thượng thận
11. Thùy giữa tuyến yên chứa hormone:
A. ACTH
B. TSH
C. MSH
D. Oxytocin
12. GH có tác dụng:
A. Kích thích mạnh tế bào hủy xương
B. Kích thích sinh tổng hợp protein làm tăng kích thước các tạng phủ
C. Kích thích tổng hợp lipid để dự trữ ở mô mỡ
D. Kích thích tế bào tăng sử dụng glucose để tạo năng lượng phát triển cơ thể
13. Trước tuổi trưởng thành, thiếu hormone nào gây trẻ không lớn được, gây bệnh
lùn tuyến yên (cơ thể phát triển cân đối, nhưng tốc độ phát triển thì giảm rõ rệt):
A. GH
B. TSH
C. ACTH
D. LH
14. GH được tiết vào máu đạt đỉnh điểm lúc:
A. 20h
B. 22h
C. 2h sau ngủ
D. 2h sau ngủ say
15. TSH của tuyến yên có tác dụng:
A. Tăng kích thước và chức năng các tạng
B. Tăng kích thước và chức năng tuyến giáp
C. Tăng kích thước và chức năng vỏ thượng thận
D. Tăng kích thước và chức năng tuyến sinh dục
16. Tuyến yên giảm bài tiết hormone nào có thể gây: đần độn, trí tuệ kém phát triển,
chứa nước trong da và tổ chức liên kết dưới da do xuất hiện mucopolysaccharid ưa
nước:
A. MSH
B. ACTH
C. TSH
D. ADH
17. Trong điều hòa bài tiết TSH của tuyến yên, yếu tố nào làm giảm bài tiết TSH:
A. Nồng độ hormone tuyến giáp trong máu thấp
B. Nồng độ iod hữu cơ trong máu giảm
C. Nồng độ TRH trong máu giảm
D. Nồng độ thyrosin trong máu giảm
18. Tuyến yên bài tiết loại hormone nào có tác dụng kích thích vỏ thượng thận:
A. Oxytocin
B. ADH
C. ACTH
D. CRH
19. Nồng độ ACTH trong máu thay đổi như thế nào trong ngày:
A. Thấp nhất vào 6 – 8h sáng và cao nhất lúc 20h
B. Thấp nhất vào 4 – 6h sáng và cao nhất lúc 23h
C. Cao nhất vào 4 – 6h sáng và thấp nhất lúc 20h
D. Cao nhất vào 6 – 8h sáng và thấp nhất lúc 23h
20. Tác dụng của ACTH là làm tăng sinh tế bào, tăng quá trình tổng hợp và bài tiết
các hormon của tuyến đích sau:
A. Tuyến vỏ thượng thận
B. Tuyến tủy thượng thận
C. Tuyến thượng thận
D. Tuyến tụy
21. Thiếu hormone nào gây bạch tạng:
A. Cortisol
B. ACTH
C. Aldosteron
D. GHRH
22. Hormon nào khi đến tuyến đích, kích thích tuyến đích tiết ra các loại hormon và
các loại hormone này có tác dụng: tăng huy động mỡ, tăng đồng hóa protein, tăng
đào thải urê qua nước tiểu, tăng ứ động Na+ và nước, tăng bài xuất K+, tăng bài tiết
các hormone sinh dục:
A. Cortisol
B. Aldosteron
C. ACTH
D. Androsteron
23. Ở người, thừa hormone nào gây các mảng sắc tố ở da:
A. ACTH
B. MSH
C. Cortisol
D. TSH
24. ACTH có chứa chuỗi gì mà khi thừa ACTH gây da sẫm màu:
A. α – MSH
B. α – MRH
C. β – MSH
D. β – MRH
25. Yếu tố điều hòa sự bài tiết ACTH:
A. Nồng độ CRH của tuyến yên
B. Nồng độ cortisol trong máu theo cơ chế điều hòa ngược âm tính
C. Stress, điều hòa theo cơ chế điều hòa ngược âm tính
D. Nồng độ glucagon trong máu theo cơ chế điều hòa ngược âm tính
26. Ở bệnh Addision, triệu chứng: da màu sạm, mệt mỏi, tụt huyết áp, là do rối loạn
bài tiết hormone nào:
A. Tăng tiết ACTH
B. Giảm tiết ACTH
C. Tăng tiết MSH
D. Giảm tiết MSH
27. Ở hội chứng Cushing, triệu chứng: mặt, cổ béo tròn (mặt tròn như mặt trăng), tích
mỡ nữa than trên, bụng to, tay chân gầy, là do rối loạn bài tiết hormone nào:
A. Tăng tiết ACTH
B. Giảm tiết ACTH
C. Tăng tiết GH
D. Giảm tiết GH
28. Prolactin được bài tiết bởi:
A. Vùng dưới đồi
B. Thùy trước tuyến yên
C. Thùy sau tuyến yên
D. Tuyến tụy
29. Vai trò của prolactin:
A. Kích thích phát triển tuyến vú và bài tiết sữa
B. Kích thích phát triển tinh trùng
C. Kích thích co bóp tử cung
D. Kích thích phát triển nang trứng
30. Yếu tố điều hòa bài tiết prolactin:
A. PRH vùng dưới đồi ức chế tuyến yên bài tiết prolactin
B. Dopamin vùng dưới đồi kích thích tuyến yên bài tiết prolactin
C. Kích thích trực tiếp vào núm vú gây kích thích bài tiết prolactin
D. PIH tuyến yên ức chế bài tiết prolactin
31. FSH và LH là những hormone được bài tiết bởi tuyến nội tiết sau:
A. Tuyến yên
B. Tuyến giáp
C. Tuyến tụy
D. Tuyến thượng thận
32. FSH tác động lên tuyến sinh dục nữ:
A. Kích thích phát triển nang trứng
B. Kích thích hình thành hoàng thể
C. Kích thích tăng sinh tế bào hạt lớp áo ngoài của nang trứng
D. Kích thích hoàng thể bài tiết testosterone
33. FSH tác động lên tuyến sinh dục nam gây:
A. Tăng số lượng tế bào kẽ leydig
B. Kích thích tế bào sertoli ở thành ống sinh tinh phát triển và bài tiết các chất
tham gia sản xuất tinh trùng.
C. Kích thích tế bào leydig phát triển, tổng hợp và bài tiết testosterone
D. Kích thích thể vàng tồn tại, phát triển và bài tiết estrogen và progesterone
34. LH tác động lên tuyến sinh dục nam gây:
A. Tăng kích thích các tế bào sertoli
B. Tăng kích thước tinh hoàn
C. Tăng kích thích các tế bào leydig
D. Tăng kích thích phát triển tinh tử thành tinh trùng
35. Yếu tố điều hòa bài tiết FSH và LH:
A. Testosteron điều hòa ngược trực tiếp lên tuyến yên bài tiết FSH và LH thường
gặp
B. Estrogen và progesterone điều hòa ngược trực tiếp lên tuyến yên bài tiết FSH
và LH thường gặp
C. Aldosteron điều hòa ngược trực tiếp lên tuyến yên bài tiết FSH và LH
D. Androgen điều hòa ngược trực tiếp lên tuyến yên bài tiết FSH và LH
36. Tuyến yên bắt đầu bài tiết FSH và LH vào lứa tuổi:
A. Ngay từ phôi thai
B. Ngay mới sinh
C. 9 – 10 tuổi
D. Tuổi dậy thì
37. Trong chu kỳ kinh nguyệt: vào thời điểm 24 – 48 giờ trước khi phóng noãn, nồng
độ estrogen trong máu rất cao đã kích thích tăng bài tiết FSH và LH. Đây là kiểu điều
hòa:
A. Điều hòa dương tính
B. Điều hòa âm tính
C. Điều hòa ngược dương tính
D. Điều hòa ngược âm tính
38. Inbihin do tế bào sertoli và tế bào hạt của hoàng thể bài tiết có tác dụng ức chế
bài tiết hormone nào ở cả nam và nữ:
A. LH
B. FSH
C. Estrogen
D. Testosteron
39. Đặc điểm của hormone thùy sau tuyến yên:
A. ACTH và oxytocin
B. Hormon được bài tiết ở vùng dưới đồi
C. Hormon bài tiết ở vùng dưới đồi và di chuyển theo hệ thống cửa – dưới đồi yên
D. Bản chất là steroid
40. Tác dụng của oxytocin:
A. Dãn cơ trơn tử cung
B. Kích thích bài tiết sữa
C. Kích thích phát triển các tuyến vú
D. Tái hấp thu nước ở ống lượn xa, ống góp
41. Tác dụng của ADH – vasopressin:
A. Co cơ trơn tử cung
B. Tái hấp thu Na+ và bài tiết K+ ở ống lượn xa và ống góp
C. Tái hấp thu glucose, acid amin ở ống lượn gần
D. Tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp
42. Nếu thiếu hormone nào gây thận không tái hấp thu được nước, làm mất một
lượng lớn nước qua đường nước tiểu (đái tháo nhạt):
A. Aldosteron
B. ADH
C. ACTH
D. Cortisol
43. Yếu tố điều hòa bài tiết oxytocin: CHỌN CÂU SAI
A. Kích thích trực tiếp núm vú
B. Kích thích cổ tử cung
C. Kích thích tâm lý
D. Kích thích phó giao cảm
44. Yếu tố điều hòa bài tiết ADH:
A. Nồng độ Na+ máu tăng → ức chế bài tiết ADH
B. Dịch ngoại bào loãng → ức chế bài tiết ADH
C. Thể tích máu tăng → kích thích bài tiết ADH
D. Máu về tâm nhĩ trái nhiều → ức chế bài tiết ADH
45. Ở người trưởng thành, tuyến yên bị rối loạn gây bài tiết GH nhiều sẽ gây bệnh:
A. Bệnh lùn tuyến yên
B. Bệnh khổng lồ
C. Bệnh to đầu chi
D. Bệnh gầy Simmonds
46. Đặc điểm cấu tạo của tuyến giáp: CHỌN CÂU SAI
A. Tế bào nang chế tiết thyroglobulin
B. Tế bào cạnh nang tiết calcitonin
C. Lòng nang tuyến chứa chất keo
D. Tế bào nang là nơi tổng hợp và dự trữ hormone
47. Chất cần thiết để tạo hormone tuyến giáp là:
A. Calci (canxi)
B. Iodine (Iod)
C. Iron (Sắt)
D. Zinc (Kẽm)
48. Tác dụng của calcitonin do tuyến giáp bài tiết:
A. Tăng calci huyết
B. Giảm calci huyết
C. Tăng bài tiết T3, T4
D. Giảm bài tiết T3, T4
49. Hormon chính của tuyến giáp:
A. Diiodotyrosin (DIT)
B. Triiodothyronin (T3)
C. DIT và T3
D. T3 và T4
50. Các hormone tuyến giáp được tổng hợp tại:
A. Tế bào nang giáp
B. Tế bào cạnh nang giáp
C. Lòng nang tuyến giáp
D. Tế bào sáng
51. Hormon tuyến giáp khi giải phóng vào máu:
A. Nồng độ T4 = nồng độ T3
B. Nồng độ T4 < nồng độ T3
C. Nồng độ T4 > nồng độ T3
D. Nồng độ DIT < nồng độ T3
52. Hormon tuyến giáp ở ngoại vi:
A. T3 chuyển thành T4
B. T4 chuyển thành T3
C. DIT chuyển thành T3
D. T3 chuyển thành DIT
53. Sự vận chuyển iod từ máu vào tuyến giáp:
A. Vận chuyển tích cực, đồng vận cùng Na+
B. Vận chuyển tích cực, đồng vận cùng K+
C. Vận chuyển tích cực, đồng vận cùng Ca++
D. Vận chuyển thụ động theo bậc thang nồng độ
54. Trong tế bào nang tuyến giáp, iodua phải được oxy hóa tạo thành iod nguyên tử
mới có thể gắn vào tyrosin để tạo thành hormone giáp. Quá trình oxy hóa iodua là
nhờ enzym:
A. Iodinase
B. Peroxidase
C. Proteinase
D. Deiodinase
55. Trong tế bào nang tuyến giáp, iod dạng oxy hóa gắn với tyrosin nhờ xúc tác của
men đặc hiệu:
A. Iodinase
B. Peroxidase
C. Proteinase
D. Deiodinase
56. Vai trò của hormone tuyến giáp:
A. Làm xương phát triển theo chiều dài
B. Giảm nhanh cốt hóa xương dài
C. Giảm phát triển tổ chức thần kinh và cơ
D. Phối hợp LH điều hòa phát triển cơ thể
57. Hormon nào có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển não trong thời kỳ
bào thai, những năm đầu sau khi sinh:
A. GH
B. T3, T4
C. ACTH
D. Insulin
58. Nếu ở thời kỳ bào thai lượng hormone này không được bài tiết đầy đủ thì sự phát
triển và trưởng thành của não bị chậm lại gây não nhỏ và trí tuệ kém phát triển:
A. GH
B. T3, T4
C. FSH, LH
D. Prolactin
59. Nhược năng tuyến giáp ở trẻ đang lớn gây hậu quả:
A. Phát triển cơ thể chậm và lùn cân đối
B. Cấu trúc hầu hết các cơ quan bị suy giảm
C. Trí tuệ kém phát triển
D. Chức năng hầu hết các cơ quan bị rối loạn theo hướng tăng cường
60. Tác dụng của hormone tuyến giáp lên chuyển hóa:
A. Tăng hoạt động các mô trong cơ thể: tăng sử dụng oxy ở tế bào, giảm tốc độ
các phản ứng hóa học và giảm chuyển hóa vật chất
B. Tăng tổng hợp glucose thành glycogen ở gan
C. Tăng tổng hợp lipid ở mô mỡ
D. Tăng tổng hợp protein ở hầu hết các mô
61. Tác dụng của hormone tuyến giáp lên hệ tim mạch:
A. Gây co mạch ngoại vi
B. Nhịp tim đập nhanh và mạnh
C. Giảm huyết áp tâm thu
D. Tăng huyết áp tâm trương
62. Tác dụng của hormone tuyến giáp lên hệ thần kinh cơ:
A. Ức chế hệ thần kinh
B. Thúc đẩy phát triển kích thước và chức năng tổ chức thần kinh
C. Ức chế hoạt hóa các synap
D. Thúc đẩy ngủ nhiều khi ưu năng giáp
63. Hormon nào đóng vai trò quan trọng nhất trong phát triển trí tuệ:
A. GH
B. T3, T4
C. ACTH
D. FSH, LH
64. Yếu tố điều hòa bài tiết hormone giáp:
A. TSH tăng tiết → TRH tăng tiết → T3, T4 được bài tiết nhiều
B. Nồng độ iod vô cơ trong tuyến giáp cao → kích thích bài tiết T3, T4
C. Nồng độ iod hữu cơ cao → tăng thu nhận iod → tăng tổng hợp T3, T4
D. Thời tiết lạnh, stress → tăng tiết TRH, TSH → tăng tiết T3, T4
65. Hormon calcitonin do tuyến nội tiết nào bài tiết và vai trò của nó:
A. Tuyến giáp, giảm nồng độ ion Ca++ máu
B. Tuyến giáp, tăng nồng độ ion Ca++ máu
C. Tuyến cận giáp, giảm nồng độ ion Ca++ máu
D. Tuyến cận giáp, tăng nồng độ ion Ca++ máu
66. Cơ chế tác dụng của hormone calcitonin:
A. Giảm hoạt động của các tế bào tạo xương
B. Giảm hoạt động của các tế bào hủy xương
C. Tăng hình thành các tế bào tạo xương mới
D. Tăng hình thành các tế bào hủy xương mới
67. Hormon calcitonin có tác dụng trên xương: CHỌN CÂU SAI
A. Tăng lắng đọng các muối calci ở xương
B. Di chuyển calci từ xương vào máu
C. Giảm hoạt động của tế bào hủy xương
D. Giảm hình thành tế bào hủy xương mới
68. Yếu tố điều hòa bài tiết calcitonin:
A. Nồng độ TRH huyết tương
B. Nồng độ TSH huyết tương
C. Nồng độ Ca++ huyết tương
D. Nồng độ T3, T4 huyết tương
69. Bệnh nhân có triệu chứng: bướu cổ, run tay, nhịp tim nhanh, hay hồi hộp, lo lắng,
khó ngủ, sút cân, mệt mỏi, chuyển hóa cơ sở tăng, phản xạ gân xương tăng. Là hậu
quả của rối loạn:
A. Ưu năng tuyến giáp
B. Nhược năng tuyến giáp
C. Ưu năng vỏ thượng thận
D. Nhược năng vỏ thượng thận
70. Bệnh Basedow là bệnh điển hình của:
A. Ưu năng tuyến yên
B. Nhược năng tuyến yên
C. Ưu năng tuyến giáp
D. Nhược năng tuyến giáp
71. Đặc điểm của bệnh Basedow:
A. TSH, T3, T4 trong máu giảm
B. T3 và T4 trong máu tăng; TSH giảm
C. TSH, T3, T4 trong máu tăng
D. T3 và T4 trong máu giảm; TSH tăng
72. Biểu hiện của suy giáp:
A. Thao tác nhanh
B. Nhịp tim nhanh
C. Phù niêm dịch
D. Khó vào giấc ngủ
73. Bệnh bướu cổ đơn thuần có nguyên nhân chủ yếu là:
A. Do phá hủy cấu trúc tuyến giáp
B. Do phá hủy chức năng tuyến giáp
C. Do thiếu iod trong tức ăn, nước uống
D. Do kích thích tuyến giáp xuất hormone
74. Vị trí giải phẫu của tuyến cận giáp:
A. Gồm 4 tuyến rất nhỏ dính vào mặt sau tuyến giáp
B. Gồm những tế bào cạnh nang giáp, nằm xen kẽ với các tế bào nang tuyến giáp
C. Gồm 2 thùy, mỗi thùy áp vào mặt trước bên của sụn giáp
D. Một tuyến nhỏ nằm ở sàn não thất III, trong hố yên của thân xương bướm
75. Tuyến cận giáp bài tiết hormone:
A. Monoiodotyrosin (MIT)
B. Calcitonin
C. Parahormon (PTH)
D. Adrenalin
76. Vai trò của parahormon (PTH) trong cơ thể:
A. Điều hòa chuyển hóa natri
B. Điều hòa chuyển hóa kali
C. Điều hòa chuyển hóa iod
D. Điều hòa chuyển hóa calci
77. Tác dụng của PTH trong cơ thể gây:
A. Tăng nồng độ ion calci huyết tương
B. Tăng nồng độ ion calci và nồng độ ion phosphate huyết tương
C. Giảm nồng độ ion calci huyết tương
D. Tăng nồng độ ion calci và giảm nồng độ ion phosphate huyết tương
78. Tác dụng của PTH trên xương:
A. Tăng giải phóng calci từ xương vào máu gây tiêu xương
B. Bất hoạt các tế bào hủy xương có sẵn
C. Ức chế quá trình hình thành tế bào hủy xương mới
D. Bất hoạt các tế bào xương và tế bào tạo xương
79. Tại sao khi cường tuyến cận giáp, PTH được bài tiết vào máu nhiều gây trong
xương xuất hiện các hốc lớn nên xương dễ gãy:
A. Quá trình hủy xương tăng > Quá trình tạo xương tăng
B. Quá trình hủy xương tăng > Quá trình tạo xương bình thường
C. Quá trình hủy xương bình thường > Quá trình tạo xương bị giảm do PTH ức
chế
D. Quá trình hủy xương giảm < Quá trình tạo xương giảm
80. Tác dụng của PTH trên thận:
A. Tăng bài xuất ion calci
B. Giảm hấp thu ion calci và ion magie ở ống lượn xa và ống góp
C. Giảm hấp thu ion calci và ion phosphate ở ống lượn xa và ống góp
D. Giảm tái hấp thu ion phosphate ở ống lượn gần
81. Tác dụng của PTH trên ruột:
A. Giảm hấp thu calci ở ruột
B. Tăng hấp thu phosphot ở ruột
C. Tăng hấp thu calci và phosphate ở ruột
D. Tăng hấp thu calci và giảm hấp thu phosphate ở ruột
82. Yếu tố điều hòa bài tiết PTH:
A. Nồng độ calci và phosphate trong máu
B. Nồng độ calci và phosphate ở ruột
C. Nồng độ calci và phosphate trong xương
D. Nồng độ calci và phosphate trong nước tiểu
83. Nhược năng tuyến cận giáp gây:
A. Tăng nồng độ calci trong máu
B. Dấu hiệu co giật phát triển
C. Tăng tiêu xương mạnh, xương dễ gãy
D. Ức chế thần kinh
84. Hormon của tuyến tụy: CHỌN CÂU SAI
A. Insulin
B. Glucagon
C. Somatostatin
D. Dopamin
85. Tác dụng của hormone insulin được bài tiết từ tuyến tụy:
A. Giảm glucose máu
B. Giảm tổng hợp acid béo từ glucid
C. Giảm tổng hợp triglyceride từ acid béo
D. Giảm tổng hợp protein
86. Trong các loại hormone sau, hormone nào giúp giảm đường huyết:
A. Adrenalin
B. Glucagon
C. Insulin
D. Somatostatin
87. Điều hòa tụy bài tiết glucagon:
A. Nồng độ glucose máu cao → tăng tiết glucagon
B. Nồng độ acid amin máu cao → tăng tiết glucagon
C. Nồng độ lipid máu cao → tăng tiết glucagon
D. Luyện tập, vận động, lao động → ức chế tiết glucagon
88. Hormon của vỏ thượng thận:
A. ADH
B. Cortisol
C. Noradrenalin
D. Thyroxin
89. Vai trò của hormone aldosteron do vỏ thượng thận bài tiết:
A. Tăng tái hấp thu Na+
và bài tiết K+
B. Tăng tái hấp thu nước
C. Tăng nồng độ glucose máu
D. Tăng tái hấp thu Ca++
90. Yếu tố giúp điều hòa sự bài tiết hormone aldosteron:
A. Nồng độ Na+ dịch ngoại bào tăng → tăng tiết aldosteron
B. Nồng độ Na+ dịch ngoại bào giảm → giảm tiết aldosteron
C. Nồng độ K+ dịch ngoại bào giảm → tăng tiết aldosteron
D. Nồng độ K+ dịch ngoại bào tăng → tăng tiết aldosteron
91. Tác dụng của hormone cortisol trên chuyển hóa:
A. Ức chế tân tạo đường
B. Tăng sử dụng glucose ở tế bào
C. Giảm tổng hợp và tăng thoái hóa protein ở tế bào
D. Giảm huy động mỡ ở gan và mô mỡ
92. Tác dụng của hormone cortisol: CHỌN CÂU SAI
A. Chống viêm
B. Chống dị ứng
C. Chống đông máu
D. Chống stress
93. Điều hòa bài tiết cortisol máu:
A. Nồng độ cortisol máu cao → ức chế trực tiếp vỏ thượng thận
B. Nồng độ cortisol máu thấp → kích thích trực tiếp vỏ thượng thận
C. Nồng độ cortisol máu cao → ức chế vùng dưới đồi, tuyến yên bài tiết CRH,
ACTH → ức chế vỏ thượng thận
D. Nồng độ cortisol máu thấp → ức chế vùng dưới đồi, tuyến yên bài tiết CRH,
ACTH → ức chế vỏ thượng thận
94. Tủy thượng thận bài tiết hormon:
A. Alosteron
B. Cortisol
C. Catecholamin
D. Acetylcholin
95. Tác dụng của hormone tủy thượng thận trên tim:
A. Giảm tần số tim
B. Giảm co bóp cơ tim
C. Giãn mạch vành
D. Giảm dẫn truyền
96. Tác dụng của hormone tủy thượng thận trên mạch máu:
A. Adrenalin làm giãn mạch ngoại vi
B. Adrenalin làm giãn mạch vành
C. Noradrenalin làm giãn mạch máu nhỏ
D. Noradrenalin làm giãn mạch não
97. Tác dụng của hormone tủy thượng thận trên hệ cơ:
A. Tăng trương lực cơ vân
B. Giãn cơ tia gây giãn đồng tử
C. Co cơ trơn ruột
D. Co cơ trơn bàng quang, tử cung
98. Yếu tố làm tăng bài tiết catecholamine:
A. Stress
B. Nóng
C. Tăng đường huyết
D. Tăng huyết áp
99. Hormon tại chỗ GABA có tác dụng:
A. Ức chế bài tiết HCl
B. Giãn cơ trơn phế quản
C. Ức chế trước synap trong dẫn truyền thần kinh
D. Kích thích tế bào gốc biệt hóa thành tiền nguyên hồng cầu
100. Hormon tại chỗ prostaglandin cò tác dụng:
A. PG F2 làm giãn cơ trơn phế quản
B. PG I2 gây ức chế kết dính tiểu cầu
C. PG gây co mạch
D. PG A làm giảm ngưỡng đau của các receptor

CHƯƠNG GIẢI PHẪU – SINH LÝ HỆ SINH DỤC

1. Hệ thống sinh dục nam có: CHỌN CÂU SAI


A. Tinh hoàn
B. Tuyến hành niệu đạo
C. Niệu quản
D. Dương vật
2. Cấu tạo bên trong tinh hoàn có: CHỌN CÂU SAI
A. Ống sinh tinh
B. Ống dẫn tinh
C. Tế bào Leydig
D. Tế bào Sertoli
3. Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn:
A. Bài tiết testosterone
B. Bài tiết dihydrotestosteron
C. Bài tiết inhibin
D. Sản sinh tinh trùng
4. Tinh trùng được sản xuất tại:
A. Ống sinh tinh
B. Mào tinh
C. Túi tinh
D. Ống dẫn tinh
5. Vị trí giải phẫu tuyến tiền liệt:
A. Dưới bàng quang và trước niệu đạo tiền liệt
B. Dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo tiền liệt
C. Trên bàng quang và trước niệu quản tiền liệt
D. Trên bàng quang và bao quanh niệu quản tiền liệt
6. Ống sinh tinh bắt đầu sản sinh tinh trùng từ lúc:
A. Phôi thai
B. Mới sanh
C. Tuổi dậy thì
D. Khoảng 25 tuổi
7. Hormon nào kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng:
A. LH
B. FSH
C. GH
D. TSH
8. Quá trình sinh tinh trùng từ tinh nguyên bào đến tinh trùng mất bao lâu:
A. 30 ngày
B. 45 ngày
C. 56 ngày
D. 64 ngày
9. Tinh trùng tạo thành được đưa đến mào tinh, ở mào tinh bao lâu thì tinh trùng sẽ
có khả năng thụ tinh:
A. 18 – 24 giờ
B. 36 – 48 giờ
C. 5 – 7 ngày
D. 10 – 14 ngày
10. Ở người đàn ông trẻ, khỏe, mỗi ngày có khả năng sản sinh số lượng tinh trùng:
A. 70 ngàn tinh trùng
B. 120 ngàn tinh trùng
C. 70 triệu tinh trùng
D. 120 triệu tinh trùng
11. Trong tử cung, tinh trùng có thể sống được:
A. Vài giờ
B. 24 – 72 giờ
C. 1 tuần
D. 2 tuần
12. Trong tinh hoàn, tế bào nào bài tiết hormon testosteron:
A. Leydig
B. Sertoli
C. Tinh bào I
D. Tinh bào II
13. Trong tinh hoàn, tế bào nào nuôi dưỡng, bảo vệ và kiểm soát quá trình sản sinh
tinh trùng:
A. Leydig
B. Sertoli
C. Tinh bào I
D. Tinh bào II
14. Điều hòa sản sinh tinh trùng:
A. Tinh trùng được sản xuất nhiều → tế bào Leydig bài tiết hormone inhibin →
giảm bài tiết FSH
B. Tinh trùng được sản xuất nhiều → tế bào Leydig bài tiết hormone inhibin →
giảm bài tiết LH
C. Tinh trùng được sản xuất nhiều → tế bào Sertoli bài tiết hormone inhibin →
giảm bài tiết FSH
D. Tinh trùng được sản xuất nhiều → tế bào Sertoli bài tiết hormone inhibin →
giảm bài tiết LH
15. Yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng:
A. GHRH điều hòa bài tiết FSH, LH
B. FSH kích thích tế bào Leydig bài tiết testosterone
C. LH kích thích tế bào Sertoli tạo chất dinh dưỡng cho tinh trùng
D. GH thúc đẩy phân chia tinh nguyên bào
16. Yếu tố ảnh hưởng đến sản sinh tinh trùng:
A. Nhiệt độ cơ thể là nhiệt độ thích hợp giúp tinh trùng được sinh ra
B. pH kiềm làm giảm hoạt động hoặc tiêu diệt tinh trùng
C. Kháng thể có trong máu và dịch thể, không thể tiêu diệt tinh trùng
D. Rượu, ma túy, căng thẳng thần kinh kéo dài làm giảm sản sinh tinh trùng
17. Hormon sinh dục nam testosterone được bài tiết bởi: CHỌN CÂU SAI
A. Tế bào Sertoli
B. Tế bào Leydig
C. Buồng trứng
D. Vỏ thượng thận
18. Bản chất của hormone testosterone là:
A. Steroid
B. Acid amin
C. Protein
D. Glucid
19. Tác dụng của testosterone:
A. Khoảng tuần thứ 20 bào thai, kích thích và phát triển đường sinh dục ngoài của
bào thai theo
kiểu nam
B. 2 – 3 tháng cuối thai kỳ, ức chế đưa tinh hoàn từ bụng xuống bìu
C. 5 – 7 tuổi, kích thích sản sinh tinh trùng
D. Tuổi dây thì, làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nam thứ phát
20. Hormon testosterone được bài tiết bắt đầu vào thời điểm:
A. Thai nhi tuần thứ 5
B. Thai nhi tuần thứ 7
C. Thai nhi tuần thứ 9
D. Dậy thì
21. Tác dụng của testosterone:
A. Giảm chuyển hóa protein ở cơ
B. Giảm tổng hợp protein xương
C. Giảm chuyển hóa cơ sở 5 – 10%
D. Tăng số lượng hồng cầu 20%
22. Điều hòa bài tiết testosterone:
A. Trong bào thai, được điều hòa do GnRH
B. Trong bào thai, được điều hòa do GH
C. Người trưởng thành, được điều hòa do LH
D. Người trưởng thành, được điều hòa do FSH
23. Trong hệ sinh dục nam, hormone inhibin do cơ quan nào bài tiết:
A. Tế bào Sertoli
B. Tế bào Leydig
C. Tinh bào I
D. Tinh bào II
24. Trong hệ sinh dục nam, tác dụng của hormone inhibin:
A. Khi tinh trùng được sản xuất ít, hormone inhibin điều hòa ngược âm tính làm
tăng bài tiết FSH
B. Khi tinh trùng được sản xuất nhiều, hormone inhibin điều hòa ngược âm tính
làm giảm bài tiết FSH
C. Khi testosteron được sản xuất ít, hormone inhibin điều hòa ngược âm tính làm
tăng bài tiết LH
D. Khi testosteron được sản xuất nhiều, hormone inhibin điều hòa ngược âm tính
làm giảm bài tiết LH
25. Trong hệ sinh dục nam, dịch túi tinh có chức năng: CHỌN CÂU SAI
A. Đẩy tinh trùng
B. Cung cấp chất dinh dưỡng khi di chuyển ở đường sinh dục nữ
C. Tăng tiếp nhận tinh trùng ở cơ quan sinh dục nữ
D. Giảm co bóp tử cung và vòi trứng
26. Đặc điểm của dịch tuyến tiền liệt:
A. Dịch trong suốt, pH kiềm
B. Bảo vệ tinh trùng khỏi pH acid âm đạo
C. Thành phần dịch: acid citric, prostaglandin, fibrinogen
D. Lượng dịch chiếm 70% tinh dịch
27. Tinh dịch bao gồm dịch từ: CHỌN CÂU SAI
A. Ống dẫn tinh
B. Mào tinh
C. Túi tinh dịch
D. Tuyến tiền liệt
28. Cương dương vật và phóng tinh được điều hòa bởi:
A. Phản xạ tủy đoạn ngực
B. Phản xạ tủy đoạn thắt lưng
C. Phản xạ tủy đoạn cùng
D. Phản xạ tủy đoạn cụt
29. Yếu tố kích thích cương dương vật và phóng tinh:
A. Tâm lý
B. Kích thích cơ quan sinh dục
C. Tâm lý và kích thích cơ quan sinh dục cùng lúc
D. Tâm lý hoặc kích thích cơ quan sinh dục hoặc cả hai
30. Ở trẻ trai, mốc để đánh dấu tuổi dậy thì bắt đầu là khi:
A. Thể tích tinh hoàn tăng trên 4 ml
B. Thể tích tinh hoàn tăng trên 8 ml
C. Thể tích tinh hoàn tăng trên 12 ml
D. Xuất tinh lần đầu tiên
31. Ở trẻ trai, mốc để đánh dấu dây thì hoàn toàn là:
A. Thay đổi thể chất
B. Thay đổi tâm lý
C. Xuất tinh lần đầu tiên
D. Thay đổi cơ quan sinh dục
32. Cơ chế dậy thì là: CHỌN CÂU SAI
A. Quá trình trưởng thành vùng limbic
B. Kích thích tuyến yên bài tiết GH
C. Kích thích vùng dười đổi bài tiết GnRH
D. Tăng hoạt động chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục
33. Sự bài tiết testosterone sẽ giảm dần, bắt đầu từ tuổi:
A. 40 – 50 tuổi
B. 68 tuổi
C. 80 tuổi
D. Được bài tiết liên tục trong suốt đời còn lại
34. Trung bình tuổi chấm dứt quan hệ tình dục ở nam giới:
A. 48
B. 68
C. 88
D. 108
35. Cơ chế gây u xơ tiền liệt tuyến:
A. Rối loạn bài tiết testosterone
B. Rối loạn bài tiết cortisol
C. Rối loạn bài tiết FSH
D. Rối loạn bài tiết LH
36. Ung thư tiền liệt tuyến:
A. Phát triển nhanh do testosterone kích thích
B. Phát triển nhanh do estrogen kích thích
C. Tăng khi cắt bỏ tinh hoàn
D. Tăng khi tiêm estrogen
37. Suy giảm chức năng sinh dục nam, nguyên nhân bẩm sinh:
A. Tinh hoàn không hoạt động trong thời kỳ bào thai
B. Mất tinh hoàn khi lớn lên
C. Tinh hoàn không hoạt động trong thời kỳ dậy thì
D. Cơ quan sinh dục bị thoái hóa
38. Thiếu hormone nào ở thời kỳ bào thai dẫn đến rối loạn hình thành cơ quan sinh
dục phụ của nam ở thai nhi là nam; thay thế vào đó, các cơ quan sinh dục nữ tạo
thành:
A. Dihydrotestosteron
B. Testosteron
C. Estrogen
D. Androstenedion
39. Nơi vừa sản sinh ra noãn, vừa tiết ra các nội tiết tố quyết định đặc điểm giới tính
nữ là thuộc bộ phận:
A. Buồng trứng
B. Tử cung
C. Vòi tử cung
D. Âm đạo
40. Vị trí giải phẫu của tử cung trong ổ bụng:
A. Nằm giữa chậu hông lớn
B. Trước bàng quang
C. Trước trực tràng
D. Dưới âm đạo
41. Chức năng ngoại tiết của buồng trứng:
A. Phóng noãn
B. Tiết estrogen
C. Tiết progesterone
D. Tiết kích dục tố nhau
42. Cấu tạo niêm mạc tử cung:
A. 1 lớp: lớp chức năng mất đi sau mỗi lần rụng trứng
B. 2 lớp: lớp chức năng mất đi sau mỗi lần rụng trứng, lớp nền phát triển thay thế
vào đó
C. 1 lớp: lớp nền mất đi sau mỗi lần rụng trứng
D. 2 lớp: lớp nền mất đi sau mỗi lần rụng trứng, lớp chức năng phát triển thay thế
vào đó
43. Màng trinh là:
A. Nếp niêm mạc che phủ lỗ âm đạo
B. Nếp niêm mạc che phủ cổ tử cung
C. Nếp niêm mạc che phủ âm hộ
D. Nếp niêm mạc che phủ lỗ niệu đạo
44. Âm đạo có đặc điểm:
A. Dự trữ lượng lớn lipid
B. Sinh ra các kiềm hữu cơ
C. Môi trường âm đạo ức chế vi khuẩn phát triển
D. Môi trường âm đạo tạo thuận lợi cho tinh trùng xâm nhập tử cung
45. Bộ phận nào tiết ra chất nhầy tác dụng bôi trơn tiền đình trong lúc giao hợp:
A. Tiền đình âm đạo
B. Tuyến tiền đình lớn
C. Biểu mô niêm mạc âm đạo
D. Biểu mô tử cung
46. Ở thời kỳ nào của chu kỳ kinh nguyệt, FSH và LH kích thích 6 – 12 nang trứng
phát triển:
A. Đầu chu kỳ kinh nguyệt
B. Giữa chu kỳ kinh nguyệt
C. Gần cuối chu kỳ kinh nguyệt
D. Cuối chu kỳ kinh nguyệt
47. Ở thời kỳ nào của chu kỳ kinh nguyệt, nang phát triển nhanh nhất sẽ chin sớm
nhất, vỡ ra và
phóng noãn:
A. Đầu chu kỳ kinh nguyệt
B. Giữa chu kỳ kinh nguyệt
C. Gần cuối chu kỳ kinh nguyệt
D. Cuối chu kỳ kinh nguyệt
48. Trong lúc nang trứng chín, các tế bào lót thành nang sản xuất:
A. Estrogen
B. Progesteron
C. FSH
D. LH
49. Trong hệ sinh dục nữ, hoàng thể được hình thành khi:
A. Khi trứng chin, những tế bào lót thành nang dưới tác dụng FSH gây biến đổi
cấu trúc
B. Khi trứng chin, những tế bào lót thành nang dưới tác dụng LH gây biến đổi cấu
trúc
C. Sau khi trứng rụng, những tế bào lót thành nang dưới tác dụng FSH gây biến
đổi cấu trúc
D. Sau khi trứng rụng, những tế bào lót thành nang dưới tác dụng LH gây biến đổi
cấu trúc
50. Hoàng thể sản xuất nhiều hormon:
A. Estrogen
B. Progesteron
C. Testosteron
D. Androstenedion
51. Trong đường sinh dục nữ, thời gian sống của noãn là:
A. 24 – 48 giờ
B. 36 – 72 giờ
C. 1 tuần
D. 2 tuần
52. Trong chu kỳ kinh nuyệt, ngày phóng noãn:
A. Cách ngày có kinh lần sau 13 – 14 ngày
B. Sau ngày có kinh đầu tiên 13 – 14 ngày
C. Cách ngày có kinh lần sau 25 – 28 ngày
D. Sau ngày có kinh đầu tiên 25 – 28 ngày
53. Estrogen được bài tiết bởi:
A. Khi có thai, nhau thai bài tiết
B. Không có thai, nửa đầu chu kỳ do hoàng thể, nửa sau chu kỳ do nang trứng
C. Tủy thượng thận
D. Tuyến yên
54. Tác dụng của estrogen:
A. Sơ sinh: xuất hiện và duy trì đặc tính giới tính nữ
B. Chu kỳ kinh nguyệt: phát triển niêm mạc tử cung
C. Giảm khối lượng cơ tử cung
D. Giảm sinh tuyến, tế bào biểu mô vòi tử cung
55. Tác dụng của estrogen lên các cơ quan, hệ thống:
A. Âm đạo: ức chế bài tiết acid
B. Tuyến vú: phát triển ống tuyến, tăng lắng đọng mỡ
C. Xương: ức chế tạo xương
D. Chuyển hóa: giảm tổng hợp protein, tăng lắng đọng mỡ dưới da
56. Điều hòa bài tiết estrogen do:
A. FSH
B. LH
C. GH
D. TSH
57. Progesteron được bài tiết bởi:
A. Khi có thai, nhau thai bài tiết
B. Không có thai, nửa đầu chu kỳ do hoàng thể, nửa sau chu kỳ do nang trứng
C. Tủy thượng thận
D. Tuyến yên
58. Tác dụng của hormone progesterone:
A. Tăng co bóp tử cung
B. Vòi tử cung: bài tiết dịch chứa chất dinh dưỡng nuôi trứng
C. Ức chế phát triển tuyến vú
D. Tăng thân nhiệt nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt
59. Điều hòa bài tiết progesteron do:
A. FSH
B. LH
C. GH
D. TSH
60. Hormon được gọi là hormon dưỡng thai:
A. Estrogen
B. Progesteron
C. HCG
D. HCS
61. Chu kỳ kinh nguyệt là:
A. Chảy máu niêm mạc tử cung qua niệu đạo ra ngoài
B. Chảy máu niêm mạc tử cung qua âm đạo ra ngoài
C. Chảy máu niêm mạc âm đạo
D. Chảy máu niêm mạc vòi tử cung qua âm đạo ra ngoài
62. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt:
A. Từ ngày chảy máu cuối cùng của chu kỳ đến ngày chảy máu đầu tiên của chu
kỳ tiếp theo
B. Từ ngày chảy máu cuối cùng của chu kỳ đến ngày chảy máu cuối cùng của chu
kỳ tiếp theo
C. Từ ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ đến ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ
tiếp theo
D. Từ ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ đến ngày chảy máu cuối cùng của chu
kỳ tiếp theo
63. Độ dài 1 chu kỳ kinh nguyệt thường trong khoảng:
A. 7 – 14 ngày
B. 14 – 21 ngày
C. 21 – 28 ngày
D. 28 – 30 ngày
64. Hoàng thể thoái hóa → giảm estrogen, progesterone đột ngột → niêm mạc tử
cung bị thoái hóa, động mạch xoắn co thắt → vỡ mạch máu, lớp niêm mạc chức năng
hoại tử → bong tróc. Đây là hiện tượng:
A. Mãn kinh
B. Dậy thì
C. Chu kỳ kinh nguyệt
D. Mãn kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt
65. Thời gian chảy máu trung bình trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt:
A. 1 – 3 ngày
B. 3 – 5 ngày
C. 5 – 7 ngày
D. 7 – 10 ngày
66. Trong chu kỳ kinh nguyệt, sau khi ngừng chảy máu, niêm mạc tử cung được tái
tạo là nhờ hormone:
A. Estrogen
B. GnRH
C. GH
D. FSH
67. Dậy thì ở nữ có đặc điểm: CHỌN CÂU SAI
A. Hai buồng trứng hoạt động mạnh hơn lúc mới sinh do hormone tuyến yên kích
thích
B. Phát triển cấu trúc và chức năng bộ phận sinh dục
C. Có kinh lần đầu tiên
D. Phát triển hình thể ngoài
68. Thời điểm bắt đầu dậy thì ở nữ thường được đánh dấu bằng:
A. Biểu hiện tuyến vú bắt đầu phát triển
B. Lần có kinh đầu tiên
C. Biểu hiện phát triển tử cung
D. Biểu hiện phát triển thân hình, tâm lý
69. Thời điểm dậy thì hoàn toàn ở nữ được đánh dấu bằng:
A. Biểu hiện tuyến vú bắt đầu phát triển
B. Lần có kinh đầu tiên
C. Biểu hiện phát triển tử cung
D. Biểu hiện phát triển thân hình, tâm lý
70. Độ tuổi mãn kinh phổ biến:
A. 30 – 40 tuổi
B. 40 – 50 tuổi
C. 50 – 60 tuổi
D. 60 – 70 tuổi
71. Mãn kinh ở nữ có đặc điểm: CHỌN CÂU SAI
A. Không kinh nguyệt
B. Không phóng noãn
C. Nồng độ hormone estrogen giảm
D. Nồng độ hormone testosterone giảm
72. Khi nồng độ estrogen giảm có thể gây biểu hiện:
A. Phì đại tử cung
B. Vú căng
C. Tăng mô mỡ vùng sinh dục dưới
D. Tăng mạnh lớp mỡ dưới da vùng bụng
73. Để giảm các rối loạn bệnh lý trong thời kỳ mãn kinh thì tốt nhất là:
A. Tập luyện thường xuyên
B. Liệu pháp hormone thay thế
C. Liệu pháp hormone thay thế, ăn nhiều rau và tập luyện
D. Liệu pháp hormone thay thế, ăn nhiều thịt và tập luyện
74. Thụ tinh là:
A. Sau khi giao hợp
B. Hiện tượng phá vỡ noãn và tinh trùng vào tử cung
C. Tinh trùng vào tử cung
D. Hiện tượng phá vỡ noãn và tinh trùng chui sâu vào noãn
75. Nơi gặp nhau của trứng và tinh trùng và sau đó xảy ra hiện tượng thụ tinh:
A. 1/3 ngoài vòi tử cung
B. 2/3 ngoài vòi tử cung
C. Thân tử cung
D. Cổ tử cung
76. Cấu tạo của nhau thai:
A. Màng đệm, lá nuôi của phôi thai
B. Màng đệm, lá nuôi của phôi thai, nội mạc thân tử cung của mẹ
C. Màng đệm, lá nuôi của phôi thai, nội mạc vòi tử cung của mẹ
D. Màng đệm, lá nuôi của phôi thai, nội mạc cổ tử cung của mẹ
77. Chức năng của nhau thai:
A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho thai
B. Bài tiết các sản phẩm chuyển hóa của mẹ
C. Bài tiết các hormone estrogen, testosterone, HCG
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho thai, bài tiết các sản phẩm chuyển hóa của mẹ và
bài tiết hormone estrogen, testosterone, HCG
78. Đặc điểm của nhau thai:
A. Máu con truyền sang máu mẹ
B. Máu con không truyền sang máu mẹ
C. Máu con truyền sang máu mẹ và máu mẹ truyền sang máu con
D. Máu con không truyền sang máu mẹ, nhưng máu mẹ truyền sang máu con.
79. Nhau thai bài tiết hormone: CHỌN CÂU SAI
A. Estrogen
B. Testosteron
C. Progesteron
D. HCG
80. Phôi làm tổ trong niêm mạc tử cung thường bắt đầu xảy ra vào khoảng ngày thứ
mấy, tính từ sau khi phóng noãn:
A. 1 – 3 ngày
B. 5 – 7 ngày
C. 8 – 9 ngày
D. 10 – 14 ngày
81. Hormon nào được bài tiết sớm nhất từ nhau thai vào máu mẹ, được tìm thấy trong
máu hoặc nước tiểu của mẹ ngay sau khi phôi cấy vào niêm mạc tử cung:
A. Progesteron
B. Testosteron
C. Estrogen
D. HCG
82. HCG có tác dụng:
A. Tăng thoái hóa hoàng thể
B. Ức chế hoàng thể bài tiết progesterone
C. Ức chế hoàng thể bài tiết estrogen
D. Kích thích tế bào Leydig bài tiết testosterone
83. HCS có tác dụng:
A. Giống như GnRH nhưng yếu hơn
B. Tăng nhạy cảm insulin ở cơ thể mẹ
C. Kích thích giải phóng acid béo từ mô mỡ dự trữ của mẹ
D. Ức chế đồng hóa đạm ở cơ thể mẹ
84. Sổ thai là:
A. Quá trình phá thai
B. Quá trình sinh đứa bé
C. Thời điểm thai rời khỏi cơ thể mẹ
D. Quá trình sinh non
85. Hormon có tác dụng phát triển tuyến vú:
A. Estrogen
B. Progesteron
C. Estrogen và progesteron
D. Estrogen, testosterone và progesteron
86. Hormon nào kích thích nang tuyến sữa bài tiết sữa:
A. Prolactin và HCS
B. Prolactin và HCG
C. Estrogen và progesteron
D. Estrogen và testosterone
87. Hormon giúp bài xuất sữa mẹ từ bọc tuyến vào ống tuyến là:
A. Prolactin
B. HCS
C. Oxytocin
D. Estrogen
88. Sự bài xuất sữa bị ức chế bởi:
A. Cho bú sớm
B. Căng thẳng kéo dài
C. Vuốt ve âu yếm con
D. Nghe tiếng con khóc
89. Sữa mẹ chứa thành phần quan trọng cung cấp cho trẻ:
A. Lactose và protein
B. Lactose và kháng thể
C. Protein và kháng thể
D. Protein và ion calci
90. Để tránh mang thai thì cần phải can thiệp vào quá trình:
A. Thụ tinh
B. Di chuyển trứng đã thụ tinh
C. Trứng làm tổ trong buồng tử cung
D. 1 trong 3 quá trình trên
91. Dụng cụ tử cung có tác dụng phòng tránh thai là do can thiệp vào quá trình:
A. Thụ tinh
B. Di chuyển trứng đã thụ tinh
C. Trứng làm tổ trong buồng tử cung
D. 1 trong 3 quá trình trên
92. Biện pháp phòng tránh thai: phương pháp Ogino – Knaus là:
A. Thuốc kết hợp 2 thành phần: estrogen và progestin
B. Tránh giao hợp vào ngày phóng noãn
C. Biện pháp cơ học
D. Thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng
93. Biện pháp phòng tránh thai bằng thuốc: loại kết hợp hai thành phần estrogen và
progestin giúp phòng tránh thai theo cơ chế:
A. Ức chế tuyến yên bài tiết FSH và LH → ức chế phóng noãn
B. Ức chế vùng dưới đồi bài tiết GnRH → ức chế phóng noãn
C. Giảm tiết dịch nhầy cổ tử cung, teo mỏng nội mạc tử cung → ngăn cản tinh
trùng di chuyển vào tử cung, ngăn cản quá trình làm tổ
D. Gây phù nề mô đệm, làm các tuyến ở tử cung không có khả năng chế tiết →
ngăn cản quá trình làm tổ
94. Biện pháp phòng tránh thai bằng thuốc: viên progestin giúp phòng tránh thai theo
cơ chế:
A. Ức chế tuyến yên bài tiết FSH và LH → ức chế phóng noãn
B. Ức chế vùng dưới đồi bài tiết GnRH → ức chế phóng noãn
C. Giảm tiết dịch nhầy cổ tử cung, teo mỏng nội mạc tử cung → ngăn cản tinh
trùng di chuyển vào tử cung, ngăn cản quá trình làm tổ
D. Gây phù nề mô đệm, làm các tuyến ở tử cung không có khả năng chế tiết →
ngăn cản quá trình làm tổ
95. Biện pháp phòng tránh thai bằng thuốc: viên thuốc khẩn cấp giúp phòng tránh
thai theo cơ chế:
A. Ức chế tuyến yên bài tiết FSH và LH → ức chế phóng noãn
B. Ức chế vùng dưới đồi bài tiết GnRH → ức chế phóng noãn
C. Giảm tiết dịch nhầy cổ tử cung, teo mỏng nội mạc tử cung → ngăn cản tinh
trùng di chuyển vào tử cung, ngăn cản quá trình làm tổ
D. Gây phù nề mô đệm, làm các tuyến ở tử cung không có khả năng chế tiết →
ngăn cản quá trình làm tổ
96. Thời gian cố định từ lúc phóng noãn đến ngày có kinh đầu tiên của chu kỳ kế tiếp
vào khoảng:
A. 7 ngày
B. 14 ngày
C. 21 ngày
D. 28 ngày
97. Dựa vào phương pháp tính vòng kinh để xác định thời gian “an toàn” (khoảng
thời gian chắc chắn không có hiện tượng phóng noãn) giúp phòng tránh thai. Thời
gian giao hợp an toàn là khoảng:
A. 7 ngày trước ngày có kinh lần sau
B. 7 ngày sau ngày có kinh đầu tiên
C. 14 ngày trước ngày có kinh lần sau
D. 14 ngày sau ngày có kinh đầu tiên
98. Điều nào sau đây là đúng đối với biện pháp tránh thai vĩnh viễn:
A. Không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết
B. Thắt ống dẫn tinh làm tinh trùng không được sản xuất
C. Thắt ống dẫn trứng làm noãn không được phóng
D. Nhu cầu và hoạt động tình dục suy giảm
99. Hormon nào có tác dụng làm chuyển tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu lúc thai nhi:
A. Estrogen
B. Testosteron
C. FSH
D. LH
100. Mang thai là kết quả của quá trình diễn ra theo thứ tự:
A. Trứng di chuyển trong vòi tử cung → buồng tử cung: thụ tinh → làm tổ và phát
triển trong buồng tử cung
B. Thụ tinh 1/3 ngoài vòi tử cung → di chuyển trứng từ vòi vào buồng tử cung →
làm tổ và phát triển trong buồng tử cung
C. Trứng di chuyển trong vòi tử cung → làm tổ và phát triển trong buồng tử cung
→ thụ tinh
D. Thụ tinh trong buồng trứng → di chuyển phôi từ vòi vào buồng tử cung → làm
tổ và phát triển trong buồng tử cung

SINH LÝ HỆ TIẾT NIỆU

1. Hệ tiết niệu có:


A. Thận, bàng quang
B. Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo
C. Thận, niệu quản, bàng quang
D. Thận

2. Vị trí giải phẫu của thận trong cơ thể:


A. Từ đốt sống ngực IX đến thắt lưng III
B. Từ đốt sống ngực XI đến thắt lưng III
C. Từ đốt sống ngực IX đến cùng III
D. Từ đốt sống ngực XI đến cùng III

3. Đơn vị chức năng nhu mô thận:


A. Nephron
B. Neuron
C. Neutrophil
D. Cầu thận

4. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm:


A. Cầu thận và ống lượn gần
B. Cầu thận và ống lượn xa
C. Cầu thận và ống thận
D. Cầu thận, ống thận và quai Henlé

5. Vai trò của cầu thận:


A. Lọc huyết tương
B. Bài tiết một số chất
C. Tái hấp thu một số chất
D. Bài tiết và tái hấp thu
6. Vai trò của ống thận:
A. Lọc huyết tương
B. Bài tiết một số chất
C. Tái hấp thu một số chất
D. Bài tiết và tái hấp thu

7. Mỗi cầu thận được cấu tạo bởi:


A. Bọc Bowman
B. Quai Henlé
C. Búi mao mạch cầu thận và bọc Bowman
D. Búi mao mạch cầu thận và quai Henlé

8. Búi mao mạch cầu thận là mạng lưới mao mạch nằm giữa:
A. Động mạch thận và tĩnh mạch thận
B. Tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi
C. Tiểu động mạch đến và tiểu tĩnh mạch đi
D. Tiểu tĩnh mạch đến và tiểu tĩnh mạch đi

9. Ống thận bao gồm:


A. Ống lượn gần, ống lượn xa
B. Ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa
C. Ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp
D. Ống lượn gần, quai Henlé, ống lượn xa, ống góp

10. Vị trí giải phẫu của nephron trong nhu mô thận:


A. Cầu thận và ống thận nằm trong vỏ thận
B. Cầu thận và ống thận nằm trong tủy thận
C. Cầu thận và các ống lượn nằm trong vỏ thận; quai Henlé nằm trong tủy thận
D. Cầu thận và các ống lượn nằm trong vỏ thận; quai Henlé và ống góp nằm trong
tủy thận

11. Cấu tạo của màng lọc cầu thận theo thứ tự từ huyết tương tạo nước tiểu đầu
vào bao Bowman:
A. Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận - Màng đáy - Lớp tế bào biểu mô của
bọc Bowman
B. Màng đáy - Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận - Lớp tế bào biểu mô của
bọc Bowman
C. Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman - Màng đáy - Lớp tế bào nội mô mao
mạch cầu thận
D. Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman - Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận -
Màng đáy

12. Ở màng lọc cầu thận, lớp tế bào biểu mô có chân, giữa các chân có các khe
nhỏ có đường kính khoảng 70 Ao là thuộc:
A. Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman
B. Màng đáy
C. Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận
D. Lớp tế bào biểu mô mao mạch cầu thận

13. Ở màng lọc cầu thận, màng đáy có cấu tạo:


A. Gồm các sợi elastin và collagen
B. Các lỗ lọc có đường kính 50 Ao
C. Tích điện âm
D. Là lớp trong cùng của màng lọc cầu thận

14. Ở màng lọc cầu thận, lớp nào có các lỗ lọc được gọi là "cửa sổ", với đường
kính 160 Ao
A. Lớp tế bào biểu mô của bọc Bowman
B. Màng đáy
C. Lớp tế bào nội mô mao mạch cầu thận
D. Lớp tế bào biểu mô mao mạch cầu thận

15. Động mạch thận xuất phát từ động mạch nào:


A. Động mạch chậu
B. Động mạch cảnh
C. Động mạch chủ
D. Động mạch phổi

16. Mạng mao mạch thứ nhất của thận nằm giữa tiểu động mạch đến và tiểu động
mạch đi (búi mao mạch nằm trong bọc Bowman) có chức năng:
A. Cấp máu cho nhu mô thận
B. Quyết định áp suất lọc
C. Trao đổi chất
D. Cấp máu cho ống thận

17. Mạng mao mạch thứ hai của thận xuất phát từ tiểu động mạch đi: CHỌN CÂU
SAI
A. Bao quanh các ống thận
B. Vai trò trao đổi chất
C. Vai trò lọc
D. Vai trò dinh dưỡng

18. Trong cấu tạo thận, tế bào macula densa thuộc:


A. Tế bào ống lượn gần
B. Tế bào quai Henlé
C. Tế bào ống lượn xa
D. Tế bào ống góp

19. Trong cấu tạo thận, các tế bào cơ trơn ở thành tiểu động mạch đến và tiểu động
mạch đi, nơi tiếp xúc với các tế bào biểu mô dày của ống lượn xa, nở to và chứa
một vài loại hormon được gọi là:
A. Tế bào macula densa
B. Tế bào cận cầu thận
C. Tế bào cận ống lượn gần
D. Tế bào cận ống lượn xa

20. Phức hợp cạnh cầu thận được tạo thành từ:
A. Tế bào macula densa và tế bào cận cầu thận
B. Tế bào cận cầu thận và tế bào cận ống lượn xa
C. Tế bào cận cầu thận và tế bào cận ống lượn gần
D. Tế bào macula densa và tế bào cận ống lượn xa

21. Tế bào macula densa có chức năng:


A. Bài tiết chất điều hòa huyết áp
B. Bài tiết chất kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu
C. Điều hòa ngược cho tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi
D. Điều hòa sự tái hấp thu và bài tiết của ống thận

22. Các tế bào cận cầu thận có chức năng:


A. Bài tiết các chất điều hòa huyết áp và kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu
B. Lọc
C. Bài tiết
D. Tái hấp thu

23. Chức năng nội tiết của thận có tác dụng kích thích tủy xương sản sinh hồng
cầu là vai trò của hormon:
A. Thrompoietin
B. Renin
C. Erythropoietin
D. Adrenalin

24. Chức năng nội tiết của thận có tác dụng điều hòa huyết áp là vai trò của
hormon:
A. Renin
B. Angiotensin II
C. Aldosterol
D. Adrenalin

25. Trong cấu tạo thận, các tế bào cận cầu thận tiết ra chất nào:
A. Thrompoietin và erythropoietin
B. Renin và erythropoietin
C. Renin và thrompoietin
D. Aldosterol và erythropoietin

26. Thần kinh chi phối lớp cơ của mạch máu thận giúp tham gia điều hòa lưu
lượng tuần hoàn thận:
A. Giao cảm
B. Phó giao cảm
C. Vỏ não
D. Tủy sống

27. Điều hòa lưu lượng tuần hoàn ở thận được chi phối bởi: CHỌN CÂU SAI
A. Giao cảm
B. Phó giao cảm
C. Renin
D. Angiotensin II
28. Thần kinh nào không có các sợi đến thận:
A. Giao cảm
B. Phó giao cảm
C. A và B đúng
D. A và B sai

29. Chức năng của niệu quản:


A. Bài xuất nước tiểu từ bàng quang ra ngoài
B. Ống dẫn nước tiểu từ bể thận đến bàng quang
C. Lọc huyết tương tạo nước tiểu
D. Chứa nước tiểu

30. Niệu quản được chia làm mấy đoạn:


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

31. Đoạn niệu quản đi từ thận đến bờ trên xương chậu, nằm ép vào thành bụng
sau, thuộc:
A. Đoạn bụng
B. Đoạn chậu
C. Đoạn chậu hông
D. Đoạn bàng quang

32. Đoạn niệu quản đi từ bờ trên xương chậu đến eo trên, nằm trong chậu hông
lớn, thuộc:
A. Đoạn bụng
B. Đoạn chậu
C. Đoạn chậu hông
D. Đoạn bàng quang

33. Đoạn niệu quản đi từ eo trên đến bàng quang, nằm trong chậu hông bé, thuộc:
A. Đoạn bụng
B. Đoạn chậu
C. Đoạn chậu hông
D. Đoạn bàng quang

34. Giải phẫu và vị trí bàng quang:


A. Trong chậu hông trước khớp mu
B. Bàng quang nữ nằm trước âm đạo và sau tử cung
C. Bàng quang nam nằm trước trực tràng và túi tinh
D. Nối phía trên với niệu đạo và phía dưới với niệu quản

35. Dung tích trung bình của bàng quang:


A. 400 - 500 ml
B. 700 - 800 ml
C. 1000 - 1500 ml
D. 1500 - 2000 ml

36. Đoạn cuối cùng thải nước tiểu từ hệ tiết niệu ra ngoài là:
A. Thận
B. Niệu đạo
C. Bàng quang
D. Niệu quản

37. Thứ tự dẫn nước tiểu của hệ tiết niệu:


A. Thận - niệu đạo - bàng quang - niệu quản
B. Thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo
C. Thận - niệu quản - niệu đạo - bàng quang
D. Thận - niệu đạo - niệu quản - bàng quang

38. Giải phẫu niệu đạo nam:


A. Dài khoảng 12 cm
B. Lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang
C. Lỗ niệu đạo ngoài ở đuôi quy đầu
D. Là đường dẫn niệu và song song với đường xuất tinh

39. Giải phẫu niệu đạo nữ:


A. Dài khoảng 10 cm
B. Lỗ niệu đạo trong ở đáy bàng quang
C. Niệu đạo đi chếch xuống dưới và ra trước ở ngay trước xương cụt
D. Lỗ niệu đạo ngoài nằm giữa âm vật và lỗ âm đạo
40. Chức năng chính của thận:
A. Bài tiết hầu hết các sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể
B. Kiểm soát nồng độ các chất
C. Kiểm soát thể tích dịch cơ thể
D. Tất cả đều đúng

41. Thận có chức năng: CHỌN CÂU SAI


A. Điều hòa nồng độ các chất trong huyết tương
B. Điều hòa áp suất thẩm thấu trong huyết tương
C. Điều hòa pH
D. Điều hòa thể tích dịch nội bào

42. Hoạt động của thận:


A. Cầu thận: lọc, tái hấp thu
B. Ống thận: tái hấp thu
C. Cầu thận: lọc, tái hấp thu - Ống thận: bài tiết
D. Cầu thận: lọc - Ống thận: tái hấp thu, bài tiết

43. Hoạt động nội tiết của thận:


A. Điều hòa huyết áp
B. Điều hòa sản sinh bạch cầu
C. Điều hòa huyết áp và sản sinh hồng cầu
D. Điều hòa huyết áp và sản sinh bạch cầu

44. Màng lọc ở cầu thận có tính thấm chọn lọc rất cao, tính thấm chọn lọc của
màng phụ thuộc:
A. Kích thước lỗ lọc
B. Điện tích thành lỗ lọc
C. Kích thước lỗ lọc và điện tích thành lỗ lọc
D. Kích thước lỗ lọc và sự chênh lệch điện tích lỗ lọc

45. Trong quá trình lọc ở cầu thận, những chất có trọng lượng phân tử lớn hơn bao
nhiêu thì không qua được màng:
A. 15.000 Dalton
B. 70.000 Dalton
C. 80.000 Dalton
D. 100.000 Dalton

46. Trong quá trình lọc ở cầu thận, những chất có kích thước phân tử nhỏ hơn bao
nhiêu thì qua được màng:
A. 40 Ao
B. 70 Ao
C. 80 Ao
D. 100 Ao

47. Trong quá trình lọc ở cầu thận, những chất có trọng lượng phân tử nhỏ hơn bao
nhiêu thì qua được màng:
A. 10.000 Dalton
B. 15.000 Dalton
C. 20.000 Dalton
D. 25.000 Dalton

48. Các chất không được lọc qua màng lọc cầu thận do: CHỌN CÂU SAI
A. Kích thước lớn hơn 70 Ao
B. Tích điện dương
C. Gắn với protein
D. Trọng lượng phân tử lớn hơn 15.000 Dalton

49. Vì sao albumin không được lọc qua cầu thận:


A. Kích thước lớn hơn 70 Ao
B. Tích điện âm
C. Gắn với protein
D. Trọng lượng phân tử lớn hơn 15.000 Dalton

50. Cơ chế lọc ở cầu thận là cơ chế:


A. Khuếch tán
B. Nhập bào
C. Vận chuyển thụ động
D. Xuất bào

51. Quá trình lọc ở cầu thận phụ thuộc:


A. Sự chênh lệch giữa các áp suất
B. Số lượng kênh protein trên tế bào cầu thận
C. Số lượng ATP ở tế bào cầu thận
D. Số lượng tế bào cầu thận

52. Áp suất tham gia quá trình lọc ở cầu thận:


A. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch ống thận
B. Áp suất keo của bao Bowman
C. Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman
D. Tất cả đều đúng

53. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận có tác dụng:
A. Giữ lại nước và chất hòa tan ở lại lòng mạch
B. Đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi lòng mạch vào bao Bowman
C. Đẩy nước và các chất hòa tan từ bao Bowman vào trong lòng mạch
D. Giữ lại nước và các chất hòa tan ở lại bao Bowman

54. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận có giá trị:
A. 60 mmHg
B. 32 mmHg
C. 18 mmHg
D. 10 mmHg

55. Áp suất keo của huyết tương có tác dụng:


A. Giữ lại nước và chất hòa tan ở lại lòng mạch
B. Đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi lòng mạch vào bao Bowman
C. Đẩy nước và các chất hòa tan từ bao Bowman vào trong lòng mạch
D. Giữ lại nước và các chất hòa tan ở lại bao Bowman

56. Áp suất keo của huyết tương ở mao mạch cầu thận có giá trị:
A. 60 mmHg
B. 32 mmHg
C. 18 mmHg
D. 10 mmHg

57. Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman có tác dụng:


A. Giữ lại nước và chất hòa tan ở lại lòng mạch
B. Đẩy nước và các chất hòa tan ra khỏi lòng mạch vào bao Bowman
C. Đẩy nước và các chất hòa tan từ bao Bowman vào trong lòng mạch
D. Giữ lại nước và các chất hòa tan ở lại bao Bowman

58. Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman có giá trị:


A. 60 mmHg
B. 32 mmHg
C. 18 mmHg
D. 10 mmHg

59. Áp suất thủy tĩnh của máu mao mạch cầu thận, ký hiệu: Ph
Áp suất keo của huyết tương ở mao mạch cầu thận, ký hiệu: Pk
Áp suất thủy tĩnh của bao Bowman, ký hiệu: Pb
→ Áp suất lọc được tính theo công thức:
A. Pl = Pb - (Pk + Ph)
B. Pl = Ph - (Pk + Pb)
C. Pl = Pk - (Ph + Pb)
D. Pl = Pb - Pk + Ph

60. Áp suất lọc bình thường ở cầu thận có giá trị:


A. 10 mmHg
B. 30 mmHg
C. 50 mmHg
D. 70 mmHg

61. Quá trình lọc ở cầu thận chỉ được xảy ra khi áp suất lọc Pl có giá trị:
A. Pl > 0 mmHg
B. Pl > 10 mmHg
C. Pl > 30 mmHg
D. Pl > 50 mmHg

62. Dịch lọc từ huyết tương qua màng lọc vào trong bao Bowman được gọi là:
A. Huyết thanh
B. Nước tiểu đầu
C. Thanh dịch
D. Dịch Bowman

63. Thành phần dịch chứa trong bao Bowman (sau khi được lọc từ huyết tương
qua màng lọc cầu thận):
A. Tất cả các chất hòa tan giống như huyết tương
B. Chứa các chất có phân tử lượng lớn hơn 80.000 Dalton
C. Không có các thành phần hữu hình của máu
D. Dịch lọc nhược trương so với huyết tương

64. Thành phần dịch chứa trong bao Bowman (sau khi được lọc từ huyết tương
qua màng lọc cầu thận):
A. pH dịch lọc < pH huyết tương
B. Không có bất kỳ protein nào trong dịch lọc
C. Không có bất kỳ chất hòa tan nào có phân tử lượng trên 80.000 Dalton
D. Nồng độ Cl- và HCO3- cao hơn 25% so với huyết tương

65. Cân bằng Donan là gì:


A. Cân bằng về điện tích
B. Cân bằng về áp suất thủy tĩnh
C. Cân bằng về áp suất keo
D. Cân bằng về áp suất thểm thấu

66. Do có sự chênh lệch về nồng độ protein giữa huyết tương và dịch lọc (chênh
lệch điện tích âm) nên trong dịch lọc sẽ có chất gì để cân bằng về điện tích với
huyết tương:
A. Na+, Cl-
B. Na+, K+
C. Cl- , HCO3-
D. H+, HCO3-

67. Cân bằng Donan liên quan ion:


A. Na+, Cl-
B. Na+, K+
C. Cl- , HCO3-
D. H+, HCO3-

68. Trung bình lượng dịch được lọc trong 1 ngày:


A. 100 - 120 lít
B. 140 - 160 lít
C. 170 - 180 lít
D. 200 - 250 lít
69. Hệ số lọc của cầu thận được ký hiệu:
A. Cl
B. Kf
C. GFR
D. FF

70. Hệ số lọc:
A. Tỷ lệ giữa lưu lượng và áp suất lọc
B. Số ml dịch lọc được tạo thành trong 1 phút
C. Thể tích huyết tương (ml) được thận lọc sạch chất đó trong 1 phút
D. Tỷ lệ % giữa lưu lượng dịch lọc (ml) và lượng huyết tương qua thận (ml) trong
1 phút

71. Hệ số lọc phụ thuộc:


A. Diện tích của cầu thận
B. Tính thấm của màng lọc
C. Diện tích của cầu thận và tính thấm của màng lọc
D. Diện tích của mao mạch và tính thấm của màng lọc

72. Hệ số lọc bình thường có giá trị:


A. 12,5 ml/phút
B. 125 ml/phút
C. 12,5 ml/phút/mmHg
D. 125 ml/phút/mmHg

73. Lưu lượng lọc cầu thận được ký hiệu:


A. Cl
B. Kf
C. GFR
D. FF

74. Lưu lượng lọc cầu thận:


A. Tỷ lệ giữa lưu lượng và áp suất lọc
B. Số ml dịch lọc được tạo thành trong 1 phút
C. Thể tích huyết tương (ml) được thận lọc sạch chất đó trong 1 phút
D. Tỷ lệ % giữa lưu lượng dịch lọc (ml) và lượng huyết tương qua thận (ml) trong
1 phút

75. Lưu lượng lọc cầu thận phụ thuộc:


A. Tỷ lệ thuận với hệ số lọc
B. Tỷ lệ nghịch với áp lực lọc cầu thận
C. Tỷ lệ thuận với hệ số lọc và áp lực lọc cầu thận
D. Tỷ lệ nghịch với hệ số lọc và áp lực lọc cầu thận

76. Lưu lượng lọc cầu thận bình thường ở người lớn có giá trị:
A. 12,5 ml/phút
B. 125 ml/phút
C. 12,5 ml/phút/mmHg
D. 125 ml/phút/mmHg

77. Phân số lọc của cầu thận được ký hiệu:


A. Cl
B. Kf
C. GFR
D. FF

78. Phân số lọc của cầu thận:


A. Tỷ lệ giữa lưu lượng và áp suất lọc
B. Số ml dịch lọc được tạo thành trong 1 phút
C. Thể tích huyết tương (ml) được thận lọc sạch chất đó trong 1 phút
D. Tỷ lệ % giữa lưu lượng dịch lọc (ml) và lượng huyết tương qua thận (ml) trong
1 phút

79. Phân số lọc của cầu thận bình thường có giá trị:
A. 10%
B. 20%
C. 30%
D. 40%

80. Các yếu tố ảnh hưởng đến áp suất lọc: CHỌN CÂU SAI
A. Lưu lượng máu tới thận
B. Áp suất keo của bao Bowman
C. Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đến
D. Ảnh hưởng của co tiểu động mạch đi

82. Yếu tố làm giảm áp suất lọc:


A. Tăng lưu lượng máu tới thận
B. Tăng áp suất keo của bao Bowman
C. Co tiểu động mạch đi khỏi cầu thận trong giai đoạn đầu
D. Co tiểu động mạch đến cầu thận

83. Áp suất lọc của cầu thận tăng, liên quan áp suất keo huyết tương khi:
A. Áp suất keo huyết tương toàn thân giảm
B. Áp suất keo huyết tương mao mạch cầu thận giảm
C. Áp suất keo huyết tương toàn thân tăng
D. Áp suất keo huyết tương mao mạch cầu thận tăng

84. Áp suất lọc của cầu thận tăng, liên quan tiểu động mạch đến và tiểu động mạch
đi:
A. Giãn tiểu động mạch đến
B. Co tiểu động mạch đi trong thời gian dài
C. Giãn tiểu động mạch đi
D. Co tiểu động mạch đến trong thời gian dài

85. Cơ chế tự điều hòa huyết áp tại thận khi huyết áp trung bình trong động mạch:
A. < 50 mmHg
B. > 50 mmHg
C. < 70 mmHg
D. > 70 mmHg

86. Cơ chế tự điều hòa huyết áp tại thận do bộ phận nào chi phối:
A. Macula densa
B. Tế bào cận cầu thận
C. Phức hợp cạnh cầu thận
D. Macula densa và phức hợp cạnh cầu thận

87. Khi lưu lượng lọc giảm thấp thì nồng độ ion nào giảm gây kích thích macula
densa phát tín hiệu làm giãn tiểu động mạch đến, máu đến cầu thận nhiều làm tăng
lưu lượng lọc:
A. Na+, Cl-
B. Na+, K+
C. Cl- , HCO3-
D. H+, HCO3-

88. Khi lưu lượng lọc thấp, nồng độ Na+, Cl- trong quai Henlé được tăng tái hấp
thu nên nồng độ đến macula densa giảm, macula densa làm tăng lọc ở cầu thận
như thế nào:
A. Phát tín hiệu làm giãn tiểu động mạch đi
B. Kích thích các tế bào cạnh cầu thận giải phóng rennin, xúc tác tạo angiotensin II
gây co tiểu động mạch đi
C. Macula densa làm giãn tiểu động mạch đến và rennin xúc tác angiotensin II gây
co tiểu động mạch đi
D. Macula densa làm giãn tiểu động mạch đi và rennin xúc tác angiotensin II gây
co tiểu động mạch đi

89. Tác động của thần kinh giao cảm đến quá trình lọc của cầu thận:
A. Kích thích nhẹ giao cảm gây co các tiểu động mạch đến
B. Kích thích càng mạnh giao cảm gây co càng mạnh các tiểu động mạch đến, làm
tăng lưu lượng lọc
C. Kích thích càng mạnh và càng kéo dài giao cảm thì co mạnh và lâu các tiểu
động mạch đến, làm giảm lưu lượng lọc
D. Kích thích mạnh và kéo dài giao cảm thì lưu lượng lọc từ giảm trở về mức bình
thường.

90. Trong thận, hormone gây co tiểu động mạch: CHỌN CÂU SAI
A. Adrenalin
B. Noradrenalin
C. Angiotensin I
D. Angiotensin II

91. Noradrenalin gây co tiểu động mạch:


A. Co mạnh tiểu động mạch đến
B. Co mạnh tiểu động mạch đi
C. Co mạnh tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi
D. Co mạnh tiểu động mạch đến hoặc tiểu động mạch đi
92. Hậu quả ở thận khi cường giao cảm, tiết nhiều noradrenalin trong giai đoạn
đầu:
A. Co tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi gây giảm lọc
B. Co tiểu động mạch đến và giãn tiểu động mạch đi gây giảm lọc
C. Giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi gây tăng lọc
D. Giãn tiểu động mạch đến và giãn tiểu động mạch đi gây tăng lọc

93. Angiotensin II gây co tiểu động mạch:


A. Nồng độ thấp gây co tiểu động mạch đến gây giảm lọc
B. Nồng độ thấp gây co tiểu động mạch đi gây tăng lọc
C. Nồng độ cao gây co tiểu động mạch đến và đi gây tăng lọc
D. Nồng độ cao gây giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi gây tăng lọc

94. Trong thận, hormone gây giãn tiểu động mạch: CHỌN CÂU SAI
A. Prostaglandin I2
B. Prostaglandin E2
C. Prostacyclin
D. Thromboxan A2

95. PGE2 và PGI2 làm tăng lưu lượng máu đến thận và tăng lưu lượng lọc cầu
thận do:
A. Giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi
B. Giãn tiểu động mạch đến
C. Giãn tiểu động mạch đến và đi
D. Giãn tiểu động mạch đi

96. Trong 24h, lượng huyết tương được lọc qua cầu thận và lượng nước tiểu được
thải ra ngoài:
A. 5 - 10 lít; nước tiểu: 1 - 1,5 lít
B. 50 - 100 lít; nước tiểu 5 - 10 lít
C. 170 - 180 lít; nước tiểu 1 - 1,5 lít
D. 300 - 350 lít; nước tiểu 5 - 10 lít

97. Quá trình tái hấp thu một số chất ở ống lượn gần:
A. Tái hấp thu hoàn toàn
B. Tái hấp thu 1 phần
C. Không được tái hấp thu
D. Tất cả đều đúng

98. Tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần:


A. Vận chuyển tích cực
B. Vận chuyển thụ động
C. Vận chuyển tích cực và thụ động
D. Vận chuyển tích cực hoặc thụ động

99. Ở ống lượn gần, Na+ được tái hấp thu:


Từ lòng ống lượn gần --------(1)---------- Vào tế bào ----------(2)-------- Vào khoảng
kẽ
Thông qua các quá trình vận chuyển như thế nào (1), (2):
A. (1) Kênh Na+ - K+ - ATPase; (2) Theo bậc thang điện hóa
B. (1) Khuếch tán tự do, không cần kênh; (2) Theo bậc thang điện hóa
C. (1) Theo bậc thang điện hóa; (2) Kênh Na+ - K+ - ATPase
D. (1) Khuếch tán tự do, không cần kênh; (2) Kênh Na+ - K+ - ATPase

100. Ở ống lượn gần, glucose trong lòng ống thận được tái hấp thu vào tế bào như
thế nào:
A. Vận chuyển thụ động không cần kênh protein
B. Vận chuyển tích cực thứ phát (cùng với Na+)
C. Vận chuyển thụ động thông qua kênh protein
D. Vận chuyển tích cực nguyên phát

101. Ở ống lượn gần, acid amin trong lòng ống thận được tái hấp thu vào tế bào
như thế nào:
A. Vận chuyển thụ động không cần kênh protein
B. Vận chuyển tích cực thứ phát (cùng với Na+)
C. Vận chuyển thụ động thông qua kênh protein
D. Vận chuyển tích cực nguyên phát

102. Ở ống lượn gần, H+ từ tế bào được bài tiết vào lòng ống thận và thải ra ngoài
do:
A. Vận chuyển thụ động không cần kênh protein
B. Chính sự chênh lệch điện hóa cao của Na+
C. Vận chuyển thụ động thông qua kênh protein
D. Vận chuyển tích cực thứ phát
103. Na+ trong lòng ống thận được tái hấp thu nhiều nhất là ở:
A. Ống lượn gần
B. Ống lượn xa
C. Quai Henlé
D. Ống góp

104. Na+ được tái hấp thu ở ống lượn gần với tỷ lệ:
A. 100%
B. 80%
C. 65%
D. 50%

105. Glucose trong lòng ống thận được tái hấp thu:
A. 100% ở ống lượn gần
B. 80% ống lượn gần, 20% ống lượn xa
C. 60% ống lượn gần, 40% ống lượn xa
D. 50% ống lượn gần, 50% ống lượn xa

106. Ngưỡng glucose của thận là:


A. Glucose máu 1,8 g/l
B. Glucose nước tiểu cuối cùng 1,8 g/l
C. Glucose nước tiểu đầu 1,8 g/l
D. Glucose trong lòng ống lượn gần 1,8 g/l

107. Khi nào xuất hiện glucose trong nước tiểu:


A. Nồng độ glucose máu cao hơn ngưỡng glucose của thận
B. Nồng độ glucose trong lòng ống lượn gần cao hơn ngưỡng glucose của thận
C. Nồng độ glucose nước tiểu đầu cao hơn ngưỡng glucose của thận
D. Nồng độ glucose nước tiểu cuối cùng cao hơn ngưỡng glucose của thận

108. Protein phân tử lượng nhỏ và acid amin trong lòng ống thận được tái hấp thu:
A. 100% ở ống lượn gần
B. 80% ống lượn gần, 20% ống lượn xa
C. 60% ống lượn gần, 40% ống lượn xa
D. 50% ống lượn gần, 50% ống lượn xa
109. Protein phân tử lượng nhỏ trong lòng ống lượn gần được tái hấp thu vào tế
bào theo cơ chế:
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển tích cực
C. Ẩm bào
D. Thực bào

110. Protein phân tử lượng nhỏ trong lòng ống lượn gần được tái hấp thu vào tế
bào theo cơ chế (1) và được xuất ra khỏi tế bào vào khoảng kẽ theo cơ chế (2):
A. (1): ẩm bào - protein trong tế bào bị phân cắt bởi các enzyme - (2): khuếch tán
có chất mang
B. (1): ẩm bào - protein trong tế bào bị phân cắt bởi các enzyme - (2): ẩm bào
C. (1): vận chuyển tích cực thứ phát - protein trong tế bào bị phân cắt bởi các
enzyme - (2): khuếch tán có chất mang
D. (1): vận chuyển tích cực thứ phát - protein trong tế bào bị phân cắt bởi các
enzyme - (2): khuếch tán tự do

111. Các acid amin tự do trong lòng ống lượn gần được tái hấp thu nhờ:
A. Vận chuyển thụ động không cần kênh protein
B. Vận chuyển thụ động cần kênh protein
C. Vận chuyển tích cực không cần kênh protein
D. Vận chuyển tích cực cần kênh protein

112. Mỗi ngày thận tái hấp thu số lượng protein từ lòng ống thận:
A. 10g
B. 30g
C. 50g
D. 100g

113. Trong 24h lọc của cầu thận, lượng HCO3- bị lọc theo dịch lọc và lượng
HCO3- bị thải ra theo nước tiểu lần lượt là:
A. Dịch lọc: 4000 mEq; nước tiểu cuối cùng: 1 - 2 mEq
B. Dịch lọc: 4000 mEq; nước tiểu cuối cùng: 4000 mEq
C. Dịch lọc: 8000 mEq; nước tiểu cuối cùng: 2000 mEq
D. Dịch lọc: 8000 mEq; nước tiểu cuối cùng: 4000 mEq

114. Enzym giúp tái hấp thu HCO3- trong lòng ống thận vào tế bào:
A. Angiotensin II
B. Aldosterol
C. Renin
D. Carbonic anhydrase

115. HCO3- trong dịch lọc được tái hấp thu vào tế bào ống lượn gần theo cơ chế
vận chuyển tích cực thông qua:
A. Sự khuếch tán của H+ từ tế bào vào lòng ống
B. Sự khuếch tán của CO2 từ lòng mạch vào tế bào
C. Sự khuếch tán của H+ từ lòng ống vào tế bào
D. Sự khuếch tán của CO2 từ lòng ống vào tế bào

116. K+ trong dịch lọc được tái hấp thu ở ống thận:
A. 100% ở ống lượn gần
B. 80% ống lượn gần, 20% ống lượn xa
C. 60% ống lượn gần, 40% ống lượn xa
D. 50% ống lượn gần, 50% ống lượn xa

117. K+ trong dịch lọc được tái hấp thu ở ống lượn gần theo cơ chế:
A. Theo bậc thang điện tích
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển thụ động
D. Khuếch tán tự do

118. Cl- trong dịch lọc được tái hấp thu ở ống lượn gần theo cơ chế:
A. Theo bậc thang điện tích
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển thụ động
D. Khuếch tán tự do

119. Urê trong dịch lọc được tái hấp thu ở ống lượn gần theo cơ chế:
A. Vận chuyển thụ động theo bậc thang điện tích
B. Vận chuyển tích cực cần protein mang
C. Vận chuyển thụ động theo bậc thang nồng độ
D. Vận chuyển tích cực không cần protein mang

120. Ống lượn gần tái hấp nước theo cơ chế:


A. Na+ và Cl- được hấp thu vào khoảng kẽ tế bào làm tăng áp lực thẩm thấu hút
nước từ lòng ống vào khoảng kẽ tế bào
B. Na+ và K+ được hấp thu vào khoảng kẽ tế bào làm tăng áp lực thẩm thấu hút
nước từ lòng ống vào khoảng kẽ tế bào
C. HCO3- và Cl- được hấp thu vào khoảng kẽ tế bào làm tăng áp lực thẩm thấu hút
nước từ lòng ống vào khoảng kẽ tế bào
D. Na+ và glucose được hấp thu vào khoảng kẽ tế bào làm tăng áp lực thẩm thấu
hút nước từ lòng ống vào khoảng kẽ tế bào

121. Nước tiểu đi khỏi ống lượn gần là dung dịch:


A. Ưu trương
B. Nhược trương
C. Đẳng trương
D. Ưu trương hoặc nhược trương

122. Creatinin trong nước tiểu được hình thành do:


A. Lọc ở cầu thận
B. Tái hấp thu 1 phần ở ống lượn xa
C. Lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống lượn gần
D. Lọc ở cầu thận và tái hấp thu ở ống lượn xa

123. Ở thận, chất nào được bài tiết và tái hấp thu ở ống lượn gần:
A. Tái hấp thu: nước, glucose, acid amin, ure, creatinin
B. Bài tiết: K+, H+, creatinin
C. Tái hấp thu: nước, glucose, acid amin, ure, Na+, K+, H+, Cl-, HCO3-
D. Bài tiết: H+, creatinin

124. Trong thận, quai Henlé có chức năng:


A. Tái hấp thu: nước, Na+ và Cl-
B. Tái hấp thu: nước, ure và Na+
C. Bài tiết: creatinin, H+
D. Bài tiết: ure, creatinin, H+

125. Trong thận, ở nhánh xuống quai Henlé, tế bào biểu mô có tính thấm cao với:
A. Nước và Na+
B. Nước và ure
C. Na+ và ure
D. Na+, nước và ure

126. Trong thận, ở nhánh xuống quai Henlé, tế bào biểu mô không cho ..... thấm
qua:
A. Na+
B. Ure
C. Na+ và ure
D. Nước

127. Trong thận, ở phần đầu của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô có tính
thấm cao với:
A. Nước và Na+
B. Nước và ure
C. Na+ và ure
D. Na+, nước và ure

128. Trong thận, ở phần đầu của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô không cho
..... thấm qua:
A. Na+
B. Ure
C. Na+ và ure
D. Nước

129. Trong thận, ở phần đầu của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô tái hấp thu
Na+ theo cơ chế:
A. Khuếch tán thụ động
B. Vận chuyển tích cực nguyên phát
C. Vận chuyển tích cực thứ phát
D. Khuếch tán thụ động theo bậc thang điện tích

130. Trong thận, ở phần cuối của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô có tính
thấm cao với:
A. Nước và Na+
B. Nước và ure
C. Na+ và ure
D. Không có chất nào
131. Trong thận, ở phần cuối của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô không cho
..... thấm qua:
A. Na+
B. Ure
C. Na+ và ure
D. Nước và các chất hòa tan

132. Trong thận, ở phần cuối của nhánh lên quai Henlé, tế bào biểu mô tái hấp thu
Na+ theo cơ chế:
A. Vận chuyển thụ động do chênh lệch nồng độ
B. Vận chuyển thụ động do chênh lệch điện tích
C. Vận chuyển tích cực
D. Ẩm bào

133. Áp suất thẩm thấu phân bố như thế nào trong dịch kẽ của nhu mô thận:
A. Tăng dần từ vùng vỏ thận đến vùng tủy thận
B. Giảm dần từ vùng vỏ thận đến vùng tủy thận
C. Tương tự nhau ở vùng vỏ và tủy thận
D. Giảm dần từ vùng vỏ thận đến vùng tủy thận, nhưng càng đi sâu vào vùng tủy
thận thì áp suất thẩm thấu dịch kẽ tăng cao trở lại

134. Trong thận, dịch còn lại trong lòng ống sau khi ra khỏi quai Henlé là dịch:
A. Ưu trương
B. Nhược trương
C. Đẳng trương
D. Ưu trương hoặc nhược trương

135. Trong thận, ống lượn xa có vai trò:


A. Tái hấp thu: nước, Na+, K+, HCO3-
B. Bài tiết: K+, H+, ammoniac, ure
C. Tái hấp thu: nước, Na+, HCO3-, glucose, acid amin
D. Bài tiết: K+, H+, ammoniac, creatinin, thuốc, chất độc, acid mạnh, phenol,
PAH

136. Trong thận, chức năng của ống lượn xa:


A. Bài tiết một số chất
B. Tái hấp thu một số chất
C. Bài tiết và tái hấp thu một số chất theo sự chênh lệch nồng độ
D. Bài tiết và tái hấp thu một số chất theo nhu cầu cơ thể

137. Ở ống lượn xa, Na+ được tái hấp thu:


Từ lòng ống lượn xa --------(1)---------- Vào tế bào ----------(2)-------- Vào khoảng
kẽ
Thông qua các quá trình vận chuyển như thế nào (1), (2):
A. (1) Kênh Na+ - K+ - ATPase; (2) Theo bậc thang điện hóa
B. (1) Khuếch tán tự do, không cần kênh; (2) Theo bậc thang điện hóa
C. (1) Theo bậc thang điện hóa; (2) Kênh Na+ - K+ - ATPase
D. (1) Khuếch tán tự do, không cần kênh; (2) Kênh Na+ - K+ - ATPase

138. Ở ống lượn xa của thận, kênh Na+ - K+ - ATPase chịu tác dụng của
hormone:
A. Renin
B. Angiotensin II
C. Aldosteron
D. Erythropoietin

139. Cơ chế tác dụng của aldosteron lên kênh Na+ - K+ - ATPase:
A. Hoạt hóa gen tổng hợp protein mang
B. Hoạt hóa gen tổng hợp protein enzyme
C. Hoạt hóa gen tổng hợp protein mang và protein enzyme ở tế bào ống lượn gần
D. Hoạt hóa gen tổng hợp protein mang và protein enzyme ở tế bào ống lượn xa

140. Enzym giúp tái hấp thu HCO3- trong lòng ống lượn xa vào tế bào:
A. Angiotensin II
B. Aldosterol
C. Renin
D. Carbonic anhydrase

141. HCO3- trong dịch lọc được tái hấp thu vào tế bào ống lượn gần theo cơ chế
vận chuyển tích cực thông qua:
A. Sự khuếch tán của H+ từ tế bào vào lòng ống
B. Sự khuếch tán của CO2 từ lòng mạch vào tế bào
C. Sự khuếch tán của H+ từ lòng ống vào tế bào
D. Sự khuếch tán của CO2 từ lòng ống vào tế bào

SINH LÝ HỆ THẦN KINH

1. Thần kinh trung ương:


A. Bộ não
B. 12 đôi thần kinh sọ
C. Bộ não và 12 đôi thần kinh sọ
D. Bộ não và tủy sống

2. Đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh:


A. Nephron
B. Neuron
C. Neutrophil
D. Chất xám

3. Đơn vị cấu tạo của thần kinh ngoại biên:


A. Hành não
B. 12 đôi thần kinh sọ
C. Cầu não
D. Tiểu não

4. Thành phần của não trước:


A. Bán cầu đại não
B. Cầu não
C. Hành não
D. Tiểu não

5. Cấu tạo của 1 tế bào thần kinh:


A. Thân và sợi trục
B. Đầu và đuôi gai
C. Thân, sợi trục và đuôi gai
D. Đầu, sợi trục và đuôi gai

6. Trong cấu tạo neuron, phần chứa nhiều receptor cảm thụ đặc biệt với chất
truyền đạt thần kinh là:
A. Màng của thân neuron và sợi trục
B. Màng của thân neuron và sợi gai
C. Sợi trục và sợi gai
D. Màng của thân neuron, sợi trục và sợi gai

7. Phần chất xám của hệ thần kinh được cấu tạo từ các:
A. Đuôi gai neuron
B. Thân neuron
C. Sợi trục có myêlin
D. Sợi gai neuron

8. Phần chất trắng của hệ thần kinh được cấu tạo từ các:
A. Sợi trục có myêlin
B. Thân neuron
C. Sợi trục không có myêlin
D. Sợi gai neuron

9. Synap là chỗ tiếp xúc giữa: CHỌN CÂU SAI


A. Sợi trục neuron này - sợi trục neuron khác
B. Sợi trục neuron này - thân neuron khác
C. Neuron - tế bào đáp ứng
D. Sợi trục neuron này - đuôi gai neuron khác

10. Phân loại neuron theo chức năng cơ bản:


A. Neuron cảm giác, neuron vận động, neuron tín hiệu
B. Neuron cảm giác, neuron liên hợp, neuron tín hiệu
C. Neuron vận động, neuron liên hợp, neuron tín hiệu
D. Neuron cảm giác, neuron liên hợp, neuron vận động

11. Neuron nào có vai trò dẫn truyền thông tin cảm giác từ các bộ phận thụ cảm về
não và tủy sống:
A. Neuron tín hiệu
B. Neuron cảm giác
C. Neuron vận động
D. Neuron liên hợp
12. Neuron nào có vai trò xử lý, phân tích, lưu giữ thông tin cảm giác và đưa ra
đáp ứng thích hợp:
A. Neuron tín hiệu
B. Neuron cảm giác
C. Neuron vận động
D. Neuron liên hợp

13. Neuron nào có vai trò dẫn truyền thông tin vận động từ não và tủy sống đến
các bộ phận đáp ứng ở ngoại vi:
A. Neuron tín hiệu
B. Neuron cảm giác
C. Neuron vận động
D. Neuron liên hợp

14. Đặc điểm của sự dẫn truyền điện thế hoạt động trên sợi trục:
A. Ở sợi trục, xung động được dẫn truyền theo 1 chiều
B. Sợi trục đường kính to dẫn truyền nhanh hơn đường kính nhỏ
C. Cường độ kích thích càng lớn thì biên độ sợi thần kinh càng cao
D. Sợi trục không có myêlin dẫn truyền nhanh hơn sợi trục có myêlin

15. Ion nào tham gia vào việc giải phóng các chất truyền đạt thần kinh từ bọc nhỏ
ra khe synap rồi đến màng sau synap:
A. Na+
B. K+
C. Ca++
D. Cl-

16. Chất dẫn truyền thần kinh gắn vào receptor của neuron sau synap, có tác dụng
ức chế màng sau synap là nhờ làm mở kênh ion:
A. Na+
B. Ca++
C. K+ và Cl-
D. HCO3- và Cl-

17. Chất dẫn truyền thần kinh gắn vào receptor của neuron sau synap, có tác dụng
kích thích màng sau synap là nhờ làm mở kênh ion:
A. Na+
B. Ca++
C. K+ và Cl-
D. HCO3- và Cl-

18. Dẫn truyền xung động thần kinh qua synap theo một chiều với thứ tự lần lượt
là:
A. Từ cúc tận cùng → khe synap → màng sau synap
B. Từ khe synap → cúc tận cùng → màng sau synap
C. Từ màng sau synap → khe synap → cúc tận cùng
D. Từ khe synap → màng sau synap → cúc tận cùng

19. pH máu động mạch như thế nào thì xuất hiện động kinh do tăng tính hưng
phấn của neuron:
A. Acid
B. Kiềm
C. Trung tính
D. Kiềm hoặc acid

20. Tăng ion nào làm thần kinh tăng dẫn truyền qua synap:
A. Na+
B. K+
C. Ca++
D. Cl-

21. Bệnh nhân bị mất tri giác khi thiếu máu não trong bao lâu:
A. 3 - 5 giây
B. 3 - 5 phút
C. 10 - 30 phút
D. 30 - 50 phút

22. pH máu động mạch giảm dưới bao nhiêu thì gây hôn mê:
A. < 5
B. < 6
C. < 7
D. < 8

23. Yếu tố làm tăng tính hưng phấn thần kinh:


A. Kiềm máu
B. Toan máu
C. Thiếu oxy ở neuron
D. Tăng ion magiê máu

24. Chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất bởi neuron sau hạch phó giao cảm:
A. Dopamin
B. Noradrenalin
C. Acetylcholin
D. GABA

25. Chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất bởi neuron sau hạch giao cảm:
A. Dopamin
B. Noradrenalin
C. Acetylcholin
D. GABA

26. Chất dẫn truyền thần kinh được các neuron của chất đen và các nhân nền giải
phóng:
A. Dopamin
B. GABA
C. Serotonin
D. Glycin

27. Chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ức chế đường dẫn truyền cảm giác đau ở
tủy sống, vai trò trong hoạt động cảm xúc và giấc ngủ:
A. Dopamin
B. GABA
C. Serotonin
D. Glycin

28. Chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng hoạt hóa một số receptor ở một số nơi
và ức chế một số receptor ở nơi khác:
A. Acetylcholin
B. Dopamin
C. Glycin
D. GABA
29. Giải phẫu tủy sống:
A. Nằm trong ống xương sống
B. Đoạn trên nối bán cầu đại não
C. Phía trên ngang nền sọ
D. Phía dưới ngang mức đốt sống cùng 2

30. Vị trí chọc dò dịch não tủy:


A. Khe liên đốt sống ngực 7 và 8
B. Khe liên đốt sống ngực 11 và 12
C. Khe liên đốt sống thắt lưng 1 và 2
D. Khe liên đốt sống thắt lưng 4 và 5

31. Tủy sống có bao nhiêu đốt:


A. 12 đốt sống
B. 28 đốt sống
C. 31 đốt sống
D. 36 đốt sống

32. Đặc điểm chất xám và chất trắng ở tủy sống:


A. Chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài
B. Chất xám cấu tạo từ các thân neuron và các sợi trục có myêlin
C. Chất trắng được cấu tạo từ các sợi trục có myêlin
D. Chất trắng được cấu tạo từ các sợi trục tế bào thần kinh

33. Đặc điểm chất xám của tủy sống:


A. Hai sừng trước tiếp nhận các sợi cảm giác
B. Hai sừng trước có các sợi vận động đi ra
C. Hai sừng sau tiếp nhận các sợi cảm giác
D. Hai sừng sau có các sợi vận động đi ra

34. Đặc điểm chất trắng của tủy sống:


A. Đường cảm giác đi từ cơ quan cảm thụ đi vào rễ sau thần kinh sống
B. Đường vận động đi từ cơ quan vận động đi vào rễ trước thần kinh sống
C. Đường cảm giác đi từ cơ quan cảm thụ đi vào rễ trước thần kinh sống
D. Đường vận động đi từ não xuống tủy sống đi ra rễ sau thần kinh sống
35. Chức năng của tủy sống:
A. Dẫn truyền cảm giác đi lên và bắt chéo đối bên
B. Dẫn truyền cảm giác đi xuống từ não bộ và bắt chéo đối bên
C. Dẫn truyền vận động đi lên và bắt chéo đối bên
D. Chất trắng là trung tâm của một số phản xạ

36. Trong tủy sống, dẫn truyền vận động theo đường tháp là dẫn truyền những
thông tin vận động xuất phát từ:
A. Thùy trán của vỏ não, chi phối vận động không tùy ý
B. Thùy trán của vỏ não, chi phối vận động tùy ý
C. Thùy chẩm của vỏ não, chi phối vận động không tùy ý
D. Thùy chẩm của vỏ não, chi phối vận động tùy ý

37. Trong tủy sống, dẫn truyền vận động theo đường ngoại tháp là dẫn truyền
những thông tin vận động xuất phát từ:
A. Thùy trán của vỏ não, chi phối vận động tùy ý
B. Các nhân dưới vỏ, chi phối vận động tùy ý
C. Thùy trán của vỏ não, chi phối vận động không tùy ý
D. Các nhân dưới vỏ, chi phối vận động không tùy ý

38. Phản xạ của tủy sống: CHỌN CÂU SAI


A. Phản xạ giác mạc
B. Phản xạ thực vật
C. Phản xạ trương lực cơ
D. Phản xạ gân - cơ

39. Phản xạ gân gót là do đoạn nào tủy sống chi phối:
A. Lưng 11 - 12
B. Thắt lưng 1 - 2
C. Thắt lưng 3 - 4
D. Cùng 1 - 2

40. Phản xạ đại tiểu tiện, cương sinh dục là thuộc phản xạ gì của tủy sống:
A. Phản xạ trương lực cơ
B. Phản xạ gân - cơ
C. Phản xạ thực vật
D. Phản xạ da
41. Vỏ não điều hòa tủy sống bằng cách:
A. Ức chế các phản xạ gân - cơ và phản xạ da của tủy sống
B. Kích thích các phản xạ thực vật và phản xạ gân - cơ của tủy sống
C. Ức chế các phản xạ tủy
D. Kích thích các phản xạ tủy

42. Hiện tượng choáng tủy xảy ra khi:


A. Đứt ngang nửa tủy đột ngột
B. Đứt ngang nửa tủy từ từ
C. Tủy sống đứt ngang đột ngột
D. Tủy sống đứt ngang từ từ

43. Hiện tượng choáng tủy có triệu chứng:


A. Tăng huyết áp
B. Mất mọi cảm giác
C. Tăng vận động
D. Tăng trương lực cơ

44. Qua cơn choáng tủy, bệnh nhân có triệu chứng:


A. Tăng vận động dưới chỗ đứt
B. Tăng cảm giác dưới chỗ đứt
C. Tăng phản xạ trương lực cơ trên chỗ đứt
D. Tăng phản xạ gân - cơ dưới chỗ đứt

45. Trong tổn thương thần kinh, hội chứng Brown - Séquard có đặc điểm :
A. Đứt ngang tủy
B. Mất toàn bộ vận động dưới nơi tổn thương
C. Mất toàn bộ cảm giác sâu dưới nơi tổn thương
D. Mất toàn bộ cảm giác đau, nhiệt dưới nơi tổn thương

46. Khi bị tổn thương vỏ não thì biểu hiện rối loạn thần kinh ở:
A. Nửa người đối bên tổn thương
B. Nửa người cùng bên tổn thương
C. Hai bên đồng đều
D. Nửa người trên
47. Thành phần chính của não:
A. Đại não và tiểu não
B. Đại não, thân não và tiểu não
C. Đại não, thân não, tiểu não và hành não
D. Đại não, thân não, tiểu não và gian não

48. Phản xạ giác mạc do vùng nào của não chi phối:
A. Hành não
B. Cầu não
C. Tiểu não
D. Trung não

49. Thân não gồm: CHỌN CÂU SAI


A. Hành não
B. Gian não
C. Cầu não
D. Trung não

50. Đôi dây thần kinh sọ xuất phát từ hành não và cầu não:
A. II
B. III
C. IV
D. V

51. Hành - cầu não là trung tâm của phản xạ:


A. Phản xạ thực vật
B. Phản xạ gân - cơ
C. Phản xạ điều hòa hô hấp
D. Phản xạ da

52. Phản xạ điều hòa tim mạch do vùng nào của não chi phối:
A. Hành não
B. Cầu não
C. Tiểu não
D. Trung não

53. Phản xạ tiêu hóa do vùng nào của não chi phối:
A. Hành não
B. Cầu não
C. Tiểu não
D. Trung não

54. Ở hành não có nhân gì có tác dụng làm tăng trương lực cơ làm hành não tham
gia vào hình thành phản xạ tư thế và chỉnh thế, giữ thăng bằng:
A. Nhân tiền đình
B. Nhân đỏ
C. Nhân đậu
D. Nhân đuôi

55. Nếu cắt ngang qua vị trí nào của não thì con vật có trạng thái duỗi cứng mất
não: trương lực các cơ đều tăng, cơ duỗi khỏe hơn cơ gấp nên con vật ở tư thế
duỗi:
A. Dưới trung não và trên hành não
B. Dưới hành não và trên tủy sống
C. Dưới đại não và trên gian não
D. Dưới đại não và trên tiểu não

56. Chức năng của tiểu não: CHỌN CÂU SAI


A. Giữ thăng bằng
B. Điều hòa các động tác của nửa người đối bên
C. Phối hợp các động tác tùy ý phức tạp
D. Điều hòa trương lực cơ cùng bên

57. Rối loạn chức năng tiểu não thì gây triệu chứng:
A. Cử động sai tầm, sai hướng
B. Mất vận động tùy ý
C. Mất cảm giác đau ngoại biên
D. Mất cảm giác nóng - lạnh ngoại biên

58. Chức năng vùng dưới đồi: CHỌN CÂU SAI


A. Điều hòa hoạt động nội tiết
B. Chức năng sinh dục trong thời kỳ bào thai
C. Chức năng chuyển hóa
D. Chức năng bảo vệ hô hấp
59. Vùng vận động của vỏ não:
A. Nằm trước rãnh trung tâm, thuộc thùy trán
B. Nằm trước rãnh trung tâm, thuộc thùy đỉnh
C. Nằm sau rãnh trung tâm, thuộc thùy trán
D. Nằm sau rãnh trung tâm, thuộc thùy đỉnh
B

60. Vùng nằm ngay trước rãnh trung tâm:


A. Vùng vận động sơ cấp
B. Vùng tiền vận động
C. Vùng vận động bổ sung
D. Vùng Broca

61. Vùng vận động sơ cấp có chức năng:


A. Chi phối vận động đối bên
B. Chi phối vận động cùng bên
C. Chi phối vận động nửa người trên
D. Chi phối vận động nửa người dưới

62. Vùng vận động bổ sung có chức năng:


A. Tạo tư thế tay, vai cho phù hợp với bàn tay
B. Phối hợp tham gia vận động nhiều cơ
C. Kích thích mạnh gây co cơ
D. Chi phối vận động đối bên

63. Khi tổn thương vùng Broca, bệnh nhân biểu hiện:
A. Không nói được
B. Không hiểu lời nói
C. Không hiểu chữ viết
D. Mất thăng bằng

64. Vị trí giải phẫu vùng Broca trong vỏ não, thuộc:


A. Thùy trán
B. Thùy đỉnh
C. Thùy thái dương
D. Thùy chẩm
65. Vị trí giải phẫu vùng Wernicke trong vỏ não, thuộc:
A. Thùy trán
B. Thùy đỉnh
C. Thùy thái dương
D. Thùy chẩm

66. Khi tổn thương vùng Wernicke, bệnh nhân biểu hiện:
A. Không nói được
B. Hiểu lời nói
C. Hiểu chữ viết
D. Mất thăng bằng

67. Vùng cảm giác thị giác trong vỏ não, thuộc:


A. Thùy trán
B. Thùy đỉnh
C. Thùy thái dương
D. Thùy chẩm

68. Các dây thần kinh sọ xuất phát từ cầu não:


A. I, II
B. III, IV
C. V, VI, VII, VIII
D. IX, X, XI,XII

69. Thần kinh thị giác là đôi dây thần kinh sọ:
A. I
B. II
C. III
D. IV

70. Sợi thần kinh chi phối vận động cho các cơ bám da mặt, đầu, cổ; chi phối tiết
nước bọt và vị giác 2/3 trước lưỡi là thuộc đôi dây thần kinh sọ:
A. V
B. VII
C. IX
D. XI
71. Hệ thần kinh thực vật: CHỌN CÂU SAI
A. Dẫn truyền cảm giác từ các thụ thể hóa học và cơ học ở tạng và mạch máu
B. Nơi tiếp nhận thông tin và phát xung vận động nằm ở dưới mức vỏ não
C. Hoạt động tự động
D. Bản thân nhận thức được các cảm giác này

72. Trung tâm của hệ giao cảm nằm ở sừng bên chất xám tủy từ đốt sống:
A. Đốt tủy ngực 1 đến đốt tủy ngực 10
B. Đốt tủy ngực 1 đến đốt tủy ngực 12
C. Đốt tủy ngực 1 đến đốt tủy thắt lưng 2
D. Đốt tủy ngực 1 đến đốt tủy thắt lưng 5

73. Trung tâm của hệ phó giao cảm nằm ở thân não cho các sợi đi theo dây thần
kinh sọ:
A. III, V, VII, XII
B. III, VII, IX, X
C. I, II, V, VII
D. IV, VI, IX, XI

74. Trong hệ thần kinh thực vật, sợi cholinergic bài tiết chất dẫn truyền thần kinh:
A. Adrenalin
B. Noradrenalin
C. Acetylcholin
D. Dopamin

75. Trong hệ thần kinh thực vật, hệ phó giao cảm có các sợi trước hạch và sau
hạch lần lượt là:
A. Cholinergic - cholinergic
B. Adrenergic - cholinergic
C. Cholinergic - adrenergic
D. Adrenergic - adrenergic

76. Trong hệ thần kinh thực vật, đa số hệ giao cảm có các sợi trước hạch và sau
hạch lần lượt là:
A. Cholinergic - cholinergic
B. Adrenergic - cholinergic
C. Cholinergic - adrenergic
D. Adrenergic - adrenergic

77. Trong hệ thần kinh thực vật, receptor cholinergic tiếp nhận acetylcholin ở cơ
quan đáp ứng:
A. Receptor muscarinic và receptor alpha
B. Receptor muscarinic và receptor nicotinic
C. Receptor nicotinic và receptor bêta
D. Receptor nicotinic và receptor alpha

78. Tác động lên thụ thể nào của hệ giao cảm gây giãn mạch vành:
A. α1
B. α2
C. β1
D. β2

79. Khi não bỏ qua những thông tin không liên quan do ức chế quá trình dẫn
truyền xung động thần kinh qua các synap, thuộc phân loại trí nhớ:
A. Nhớ dương tính
B. Nhớ âm tính
C. Nhớ nguyên phát
D. Nhớ thứ phát

80. Nhớ việc ngay lúc xảy ra là thuộc phân loại trí nhớ:
A. Nhớ dương tính
B. Nhớ âm tính
C. Nhớ nguyên phát
D. Nhớ thứ phát

81. Loại trí nhớ nào chỉ có ở người:


A. Trí nhớ hình tượng
B. Trí nhớ ngôn ngữ - logic
C. Trí nhớ cảm xúc
D. Trí nhớ vận động

82. Cấu tạo lớp màng xơ của mắt gồm:


A. Màng mạch, thể mi và mống mắt
B. Giác mạc và củng mạc
C. Lớp sắc tố, điểm vàng và đĩa thần kinh thị
D. Thủy dịch, nhân mắt và thủy tinh dịch

83. Bộ phận của mắt tham gia chức năng hệ thống quang học:
A. Giác mạc, thủy tinh thể và thủy dịch
B. Giác mạc, thủy tinh thể và thủy tinh dịch
C. Giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc
D. Giác mạc, thủy tinh thể và mống mắt

84. Để nhỉn rõ một vật thì các tia sáng từ mỗi điểm của vật đó phải tập trung vào
đúng tiêu điểm và phải hội tụ đúng trên:
A. Giác mạc
B. Củng mạc
C. Võng mạc
D. Thủy tinh thể

85. Cơ ở mắt giúp điều tiết khả năng nhìn của mắt là:
A. Cơ thẳng trong
B. Cơ thẳng ngoài
C. Cơ thể mi
D. Cơ nâng mi

86. Đơn vị đo chỉ số khúc xạ hệ thống quang học của mắt:


A. Mét
B. Diop
C. Lux
D. Ampe

87. Một diop (D) là trị số khúc xạ của 1 thấu kính có tiêu cự:
A. 10 cm
B. 50 cm
C. 100 cm
D. 500 cm

88. Tiêu cự của mắt không nằm trên võng mạc mà nằm trước võng mạc, trong
thủy tinh dịch là tật gì của mắt:
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Loạn thị
D. Đục nhân mắt

89. Cấu tạo của tai giữa:


A. Vòi Eustache
B. Ốc tai
C. Tiền đình
D. Ống tai ngoài

90. Cấu tạo của tai trong:


A. Hòm nhĩ
B. Tiền đình
C. Loa tai
D. Các xoang của xương chũm

91. Cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi được ghi nhận bởi dây thần kinh:
A. Theo dây V rồi qua nhánh thừng nhĩ vào dây thần kinh VII
B. Theo dây V rồi qua nhánh thừng nhĩ vào dây thần kinh VIII
C. Theo dây V rồi qua nhánh thừng nhĩ vào dây thần kinh IX
D. Theo dây V rồi qua nhánh thừng nhĩ vào dây thần kinh X

92. Cảm giác vị giác 1/3 sau lưỡi được ghi nhận bởi dây thần kinh:
A. VII
B. VIII
C. IX
D. X

93. Trong tế bào nón thuộc võng mạc của mắt, nhờ có chất nào mà võng mạc có
thể phân biệt được màu:
A. Retinal
B. Photopsin
C. Opsin
D. Rhodopsin
94. Khi mắt không phân biệt được màu đỏ, lục, vàng, cam thì võng mạc không có
tế bào nón nhạy cảm màu:
A. Đỏ
B. Lục
C. Lam
D. Đỏ và lục

95. Tai cũng tham gia vào cảm giác thăng bằng của cơ thể do bộ phận nào đảm
nhiệm:
A. Hòm nhĩ
B. Vòi tai
C. Tiền đình
D. Ốc tai

96. Phân loại cảm giác xúc giác: CHỌN CÂU SAI
A. Cảm giác nông
B. Cảm giác sâu
C. Cảm giác đau
D. Cảm giác nhiệt

97. Cảm giác xúc giác gồm: cảm giác sờ mó, cảm giác áp lực, cảm giác rung xóc
là thuộc nhóm:
A. Cảm giác nông
B. Cảm giác sâu
C. Cảm giác đau
D. Cảm giác nhiệt

98. Cảm giác xúc giác về nhận cảm nóng là do thụ thể:
A. Tiểu thể Rupphini
B. Tiểu thể Paxini
C. Tiểu thể Meissner
D. Tiểu thể Krause

99. Cảm giác xúc giác về nhận cảm lạnh là do thụ thể:
A. Tiểu thể Rupphini
B. Tiểu thể Paxini
C. Tiểu thể Meissner
D. Tiểu thể Krause

100. Cảm giác đau có các thụ thể cảm giác đau với đặc điểm:
A. Có thể ức chế dưới tác dụng của nhiều loại kích thích
B. Có thể kích thích dưới tác dụng của nhiều loại kích thích
C. Có khả năng thích nghi với mọi kích thích
D. Có khả năng thích nghi với một vài loại kích thích

You might also like