You are on page 1of 15

Mức độ vận dụng - Đề 3

Câu 1: Cho các chất hữu cơ X, Y, Z có công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các tính chất sau:
 X có cấu tạo mạch cacbon phân nhánh, phản ứng được với Na và NaOH.
 Y tác dụng được với dung dịch NaOH và được điều chế từ ancol và axit có cùng số
nguyên tử cacbon trong phân tử.
 Z có cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh, tác dụng được với dung dịch NaOH và
có phản ứng tráng bạc.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
B. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3.
C. CH3[CH2]2COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2(CH3)2.
D. CH3[CH2]2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 17,72 gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O 2 thu được CO2
và 1,06 mol nước. Mặt khác, cho 26,58 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH
thì khối lượng muối thu được là:
A. 18,56 gam B. 27,42 gam C. 18,28 gam D. 27,14 gam
Câu 3: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml
H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30% và đun sôi nhẹ khoảng 5 phút. Kết luận
nào sau đây là đúng?
A. Chất lỏng trong ống nghiệm thứ 2 trở thành đồng nhất.
B. Chất lỏng trong cả 2 ống nghiệm phân thành 2 lớp.
C. Chất lỏng trong cả 2 ống nghiệm trở thành đồng nhất.
D. Chất lỏng trong ống nghiệm thứ nhất trở thành đồng nhất.
Câu 4: Hợp chất X (chứa vòng benzen) và có tỉ lệ khối lượng m C : mH : mO = 14:1:8. Cho 2,76
gam X phản ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu
được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá
trị của a là
A. 6,12. B. 5,40. C. 6,10. D. 5,24.
Câu 5: Este X (có khối lượng phân tử bằng 103) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ
khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 325 ml
dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị
của m là
A. 24,25. B. 26,82. C. 27,25. D. 26,25.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X ta thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam H2O. Mặt
khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 0,7. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,4.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O 2,
thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch
KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a
mol muối Y và b mol muối Z (M Y>MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a:b

A. 2:3. B. 2:1. C. 1:5. D. 3:2.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam một este đơn chức X thu được 4,48 lít khí CO 2 (đktc) và 3,6
gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H8O2. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C5H10.O2.
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol; 2,78 gam natri
panmitat và m gam natri oleat. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử X có 5 liên kết π.
B. 1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.
C. Giá trị của m là 3,04.
D. Khối lượng phân tử của X là 858.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm các este đơn chức, no, mạch hở. Hấp thụ toàn bộ
sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6 gam
và thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 30,0. B. 37,2. C. 15,0. D. 18,6
Câu 11: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử
X, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung
dịch KOH (dư) thì thu được 15,5 gam etylen glicol. Giá trị của m là
A. 33,0. B. 66,0. C. 16,5. D. 15,5.
Câu 12: Cho 20,4 gam este no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu
được muối và 9,2 gam ancol etylic.Tên của X là
A. etyl fomat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. etyl propionat.
Câu 13: Từ chất X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
Công thức phân tử của X là
A. C3H4O4. B. C8H8O2. C. C4H6O4. D. C4H4O4.
Câu 14: Cho 34 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở đều thuộc hợp chất thơm (tỉ
khối hơi của X so với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ mol của 2 este). Cho X tác dụng vừa đủ với
175 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được dung dịch Y gồm hai
muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng 2 muối trong Y lần lượt là
A. 46,58% và 53,42%. B. 35,6% và 64,4%. C. 56,67% và 43,33%. D. 55,43% và 55,57%.
Câu 15: Cho este X chỉ chứa một loại nhóm chức trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X
thu được không quá 8,96 lít CO2 đktc. Nếu thủy phân X trong môi trường kiểm đun nings thu
được 1 muối và 1 ancol cùng số mol, có cùng số cacbon. Số cấu tạo phù hợp của X là :
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 16: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo trong dung dịch NaOH dư thu được 9,12 g muối
và 0,92 g glixerol. Giá trị của m là
A. 10,44 B. 10,04 C. 8,84 D. 9,64
Câu 17: Este X hai chức mạch hở có CTPT là C6H8O4, không có khả năng tham gia phản ứng
tráng bạc, được tạo ra từ ancol Y và axit cacboxylic Z,. Đun Y với H 2SO4 đặc pử 170oC không
tạo ra được anken. Y không phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường. Nhận xét nào sau đây là
đúng
A. Trong phân tử chất Z có số nguyên tử C bằng số nguyên tử oxi
B. Chất Z không làm mất màu dung dịch Brom
C. Trong X có ba nhóm –CH3
D. Chấy Y là ancol etylic
Câu 18: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức với lượng dư dung dịch KOH thì có
tối đa 11,2 gam KOH phản ứng, thu được ancol Y và dung dịch chứa 24,1 gam muối. Đốt cháy
hoàn toàn Y thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Giá trị của m là
A. 20,3 B. 21,2 C. 12,9 D. 22,1
Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn 33,3 gam hỗn hợp 2 este HCOOC 2H5 và CH3COOCH3 bằng
dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H 2SO4 đặc ở
140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là:
A. 8,10. B. 4,05. C. 18,00. D. 2,025.
Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 4,73 gam một este X trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu
được 5,17 gam muối. Mặt khác 18,92 gam chất X có thể làm mất màu vừa hết 88 gam dung dịch
Br2 40%. Biết rằng trong phân tử X có chứa 2 liên kết π. Tên gọi của X là:
A. metyl acrylat. B. metyl metacrylat. C. vinyl propionat. D. vinyl axetat.
Câu 21: Hỗn hợp E gồm chất X (C 4H12N2O4) và chất Y (C2H8N2O3); trong đó X là muối của axit
hữu cơ đa chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho 7,36 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch
NaOH (đun nóng), thu được dung dịch T và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức
(đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn T, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,38. B. 3,28. C. 4,92. D. 6,08.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một este no 2 chức mạch hở X. Sục toàn bộ sản phẩm cháy vào
dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 5,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm
2,08 gam. Biết khi xà phòng hóa X chỉ thu được muối của axit cacboxylic và ancol. Số đồng
phân của X là
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam một este X đơn chức, không no ( phân tử có một liên kết đôi
C=C), mạch hở cần vừa đủ 0,405 mol O2, thu được 15,84 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng
vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch thu được x gam muối khan và 3,96 gam một chất
hữu cơ. Giá trị của x là
A. 7,38. B. 8,82. C. 7,56. D. 7,74.
Câu 24: Đun 0,2 mol este đơn chức X với 300 ml NaOH 1M. Sau khi kết thúc phản ứng, chưng
cất lấy hết ancol Y và chưng khô được 20,4 gam chất rắn khan. Cho hết ancol Y vào bình Na dư
khối bình đựng Na tăng 9 gam. Công thức
A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 25: Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3
bằng dung dịch NaOH 1M đun nóng. Thể tich dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là
A. 150 ml B. 400 ml C. 300 ml D. 200 ml
Câu 26: Cho este no, đa chức, mạch hở X (có công thức phân tử CxHyOz với x≤5) tác dụng với
dung dịch NaOH thu được sản phẩm chỉ gồm một muối của axit cacboxylic và một ancol. Biết X
có tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 27: Hai este X, Y là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C 9H8O2 ; X và Y đều cộng
hợp với brom theo tỉ lệ 1: 1. X tác dụng với xút cho một muối và một anđehit. Y tác dụng với xút
dư cho hai muối và nước. Công thức cấu tạo của X và Y là
A. HCOOC6H4CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5.
B. C6H5COOCH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
C. HCOOC6H4CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
D. C6H5COOCH=CH2 và C6H5CH=CH-COOH.
Câu 28: Trieste X được tạo thành từ glixerol và các axit cacboxylic đơn chức.Trong phân tử X,
số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Cho m gam X tác dụng hết với lượng dư
dung dịch NaOH thì có 12 gam NaOH phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, cần thể tích O 2
(đktc) tối thiểu là
A. 17,92 lít. B. 8,96 lít. C. 14,56 lít. D. 13,44 lít.
Câu 29: Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 25 gam dung dịch KOH
11,2%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 gam muối của một axit hữu cơ và 1,6 gam một
ancol. Công thức của X là
A. CH3COOCH=CH2. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 30: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 15,45 gam X phản ứng vừa
đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm
giấy quỳ ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung
dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 12,3. C. 14,1. D. 14,4.
Câu 31: Hỗn hợp X chứa hai chất béo được tạo bởi từ axit stearic và axit oleic. Xà phòng hóa
hoàn toàn m gam X, thu được 13,8 gam glixerol. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng
12,105 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị gần nhất của m là
A. 135. B. 130. C. 140. D. 145.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn x mol este E chỉ chứa chức este cần dùng 3,5x mol O 2, thu được a
mol CO2 và b mol H2O với a – b = x. Số đồng phân este của E là
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 33: Cho este đa chức X ( có công thức phân tử C 6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu
được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng
tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 34: Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp
nhau trong dãy đồng đẳng ( MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2
(đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương
ứng là
A. HCOOCH3 và 6,7. B. CH3COOCH3 và 6,7.
C. HCOOCH2CH3 và 9,5. D. (HCOO)2C2H4 và 6,6.
Câu 35: Hợp chất X có công thức phân tử C 5H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch
NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và ancol Z. Biết dung dịch của ancol Z hòa tan
được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2OOCCH3. B. HCOOCH2CH2CH2OOCH.
C. CH3COOCH2CH2OOCCH3. D. HCOOCH2CH(CH3)OOCH.

Đáp án
1-A 2-B 3-C 4-B 5-C 6-C 7-C 8-B 9-C 10-A
11-A 12-D 13-A 14-C 15-A 16-C 17-B 18-B 19-B 20-A
21-D 22-B 23-B 24-A 25-C 26-A 27-B 28-C 29-B 30-C
31-A 32-B 33-A 34-B 35-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT


Câu 1: Đáp án A
C4H8O2 có độ bất bão hòa k = 2
X tác dụng được với Na và NaOH => X là axit có nhánh: CH3CH(CH3)-COOH
Y tác dụng được với NaOH và được điều chế từ acol và axit có cùng số nguyên tử C => Y là
este: CH3COOC2H5.
Z t/d được với NaOH và AgNO3/NH3  và không phân nhánh => Z là HCOOCH2CH2CH3
Câu 2: Đáp án B
BTKL => mCO2 = m chất béo + mO2 – mH2O = 17,72 + 1,61.32 – 1,06.18 = 50,16 gam => n CO2 =
1,14 mol
BTNT O: nO(chất béo) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 1,14.2 + 1,06 – 1,61.2 = 0,12 mol
=> n chất béo = nO(chất béo)/6 = 0,02 mol
Khi cho chất béo tác dụng với NaOH vừa đủ:
nNaOH = 3n chất béo = 0,06 mol
n glixerol = n chất béo = 0,02 mol
BTKL: m muối = m chất béo + mNaOH – m glixerol = 17,72 + 0,06.40 – 0,02.92 = 18,28 gam
Tỉ lệ:
17,72 gam chất béo thu được 18,28 gam muối
26,58 gam 27,42 gam
Câu 3: Đáp án C

Ống 1:

=> Chất lỏng đồng nhất


Ống 2:
=> Chất lỏng đồng nhất
Câu 4: Đáp án B
Gọi công thức của X là CxHyOz

x:y:z=

= 7/6 : 1: 0,5
=7:6:3
Vậy CTPT của X là C7H6O3
nX = 2,76/138 = 0,02 (mol); nKOH = 0,06 (mol)
nKOH/ nX = 3 lần => X phải chứa vòng bezen và có 3 trung tâm phản ứng với KOH
=> CTCT của X là HCOO-C6H4-OH
HCOO-C6H4-OH + 3KOH → HCOOK + OK-C6H4-OK + 2H2O
0,02 →0,04
Bảo toàn khối lượng ta có:
mX + mKOH = mRẮN + mH2O
=> mRẮN = 2,76 + 0,06.56 – 0,04.18 = 5,4(g)
Câu 5: Đáp án C
Mancol> 32 => ancol > CH3OH
=> este X là: NH2-CH2-COOC2H5
nX = 25,75/ 103 = 0,25 (mol) ; nNaOH = 0,325 (mol)
NH2-CH2-COOC2H5 + NaOH → NH2-CH2-COONa + C2H5OH
BTKL mX + mNaOH = mRẮN + mC2H5OH
=> mRẮN = 25,75 + 0,325.40 – 0,25.46 = 27,25 (g)
Câu 6: Đáp án C
nCO2 = 5,7 mol
nH2O = 5 mol
Số C = 5,7/0,1 =57
Số H = 10/0,1 = 100
Vậy công thức phân tử của chất béo đó là C 57H100O6. Độ bất bão hòa: k = (2C + 2 – H)/2 =
(57.2+2-100)/2 = 8
Số liên kết π có khả năng phản ứng với Br2: 8 – 3 (trong 3 gốc COO) = 5
=> nBr2 = 0,5 mol => V = 0,5 lít
Câu 7: Đáp án C
nO2 = 0,21 mol
nCO2 = 0,18 mol
nH2O = 0,18 mol
nCO2 = nH2O => Este no, đơn, hở
BTNT O: 2neste + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => neste = [(2.0,18+0,18) – 0,21.2]/2 = 0,06
Số C = 0,18/0,06 = 3 => C3H6O2
=> Y là CH3COOK (a mol) và Z là HCOOK (b mol) (tương ứng với hai este CH3COOCH3 và
HCOOC2H5)
m chất rắn = m muối + mKOH dư => 7,98 = 98a+84b+0,05.56 (1)
a+b = 0,06 (2)
Giải (1) và (2) được a = 0,01; b = 0,05
=> a:b = 1:5
Câu 8: Đáp án B
nCO2 = 0,2 (mol) ; nH2O = 0,2 (mol) => este no, đơn chức
Gọi CTPT của este là CnH2nO2

=> neste = 1/2 nO = 0,1 (mol)


=> Meste = 6/ 0,1 = 60
=> 14n + 32 = 60 => n = 2
Vậy CTPT của este là C2H4O2
Câu 9: Đáp án C
nglixerol = 0,92: 92 = 0,01 (mol); nC15H31COONa = 2,78/ 278 = 0,01 (mol)
X + 3NaOH → C15H31COONa + 2C17H33COONa + C3H5(OH)3
0,01 0,01 (mol)
Vì thu được glixerol nên X là este 3 chức => nC17H33COONa = 0,02 (mol)
=> CTCT của X là

=> X có 5 liên kết pi trong phân tử


A. Đúng
B. Đúng ( mất màu ở nhóm C17H33)
C. Sai vì m = 0,02. 304 = 6,08 (g)
D. Đúng
Câu 10: Đáp án A
Gọi CT của axit no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2
Đốt cháy CnH2nO2 luôn cho nCO2 = nH2O
Gọi nCO2 = nH2O = x ( mol)
=> mtăng = mCO2 + mH2O
=> 44x + 18x = 18,6
=> x = 0,3 (mol)
BTNT C: nCaCO3 = nCO2 = 0,3 (mol) => mCaCO3 = 0,3.100 = 30 (g)
Câu 11: Đáp án A
nC2H4(OH)2 = 15,5 : 62 = 0,25 (mol)
Trong X số nguyên tử C nhiều hơn số nguyên tử O là 1 => X có 5 nguyên tử C
Vậy CTCT của X là: HCOOCH2CH2OOCCH3
HCOOCH2CH2OOCCH3 + NaOH → HCOONa + CH3COONa + C2H4(OH)2
0,25 ← 0,25 (mol)
=> m HCOOCH2CH2OOCCH3 = 0,25. 132 = 33 (g)
Câu 12: Đáp án D
nC2H5OH = 9,2/46 = 0,2 mol
n este = nC2H5OH = 0,2 mol => M este = 20,4/0,2 = 102 (C5H10O2)
CTCT este: CH3CH2COOCH2CH3. Tên gọi etyl propionat.
Câu 13: Đáp án A
HCOOH (T) + Br2 CO2 + 2HBr
=> Y là HCOONa
HCOONa (Y) + HCl → HCOOH + NaCl
=> Z là HCHO
HCHO (Z) + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr
=> X : HCOOCH2OOCH
HCOOCH2OOCH (X) + 2NaOH 2HCOONa (Y) + HCHO (Z) + H2O
=> CTPT của X là: C3H4O4
Câu 14: Đáp án C
Do tỉ khối hơi của X so với O 2 không đổi với mọi tỉ lệ mol của 2 este nên 2 este là đồng phân
của nhau.
MX = 136 => C8H8O2
Do X tác dụng với NaOH sau phản ứng thu được hai muối khan nên 2 este trong X là:
HCOOCH2C6H5 (x mol) và HCOOC6H4CH3 (y mol)
x+y = nX = 34/136 = 0,25
x + 2y = nNaOH = 0,35
=> x = 0,15; y = 0,1
Muối gồm HCOONa (0,25 mol) và CH3C6H4ONa (0,1 mol)
=> Phần trăm từng muối là 56,67% và 43,33%
Câu 15: Đáp án A
nCO2 ≤ 0,4 nên số C ≤ 4
TH1 : muối và ancol 1 C → axit và ancol đều 1 C : HCOOH và CH3OH → 1 CTHH của X
TH2 : muối và ancol 2 C → Axit và ancol đều 2 C : CH3COOH và C2H5OH
→ có 2 CTHH thỏa mãn X
Câu 16: Đáp án C
Chất béo + 3NaOH → muối + glixerol
Ta có nglixerol = 0,01 mol
Suy ra nNaOH = 0,03 mol
Bảo toàn khối lượng có m + 0,03.40 = 9,12 + 0,92 nên m = 8,84 g
Câu 17: Đáp án B
X không tạo bởi axit HCOOH
Y không tạo anken nên Y là ancol 2 chức
Y không tác dụng với Cu(OH)2 nên Y có 2 nhóm OH không liền kề

X là
Y là HO – CH2 – CH2- CH2 OH
Z là CH2 (COOH)2
A sai
B đúng
C sai
D sai
Câu 18: Đáp án B
Đốt cháy ancol Y → 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O→ ancol Y no
→nY = nH2O – nCO2 = 0,1 mol
Y có số C = 4, số H = 1 :0,1 =10
Y là ancol đơn chức nên Y là C4H10O : 0,1 mol
Vì nKOH > nancol nên X phải có este của phenol → neste của phenol = 0,05 mol
→ phản ứng tạo ra nước : 0,05 mol
X + 0,2 mol KOH → 24,1g muối và 0,1 mol C4H10O + mH2O
→ m = 24,1 + 0,1.74 +0,05.18 – 0,2.56= 21,2
Câu 19: Đáp án B
neste = 33,3 : 74 = 0,45 mol
=> nancol = neste = 0,45 mol
Khi ete hóa thì ta luôn có: nH2O = nancol/2 = 0,225 mol
=> mH2O = 4,05 gam
Câu 20: Đáp án A
*TN2: mBr2 = 88.(40/100) = 35,2 gam => nBr2 = 0,22 mol
Do X có 2 liên kết π nên X có chứa 1 liên kết đôi
=> nX = nBr2 = 0,22 mol => MX = 18,92/0,22 = 86 (C4H6O2)
*TN1: nX = 4,73:86 = 0,055 mol
=> M muối = 5,17:0,055 = 94 (CH2=CH-COONa )
Vậy X là CH2=CH-COOCH3 (metyl acrylat)
Câu 21: Đáp án D
X có thể là: CH3NH3OOC-COONH3CH3 hoặc NH4OOC-COONH3C2H5
Y là CH3CH2NH3NO3
Do E tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra hỗn hợp khí gồm 2 chất hữu cơ đơn chức (đều
làm xanh giấy quỳ tím ẩm) nên X là CH3NH3OOC-COONH3CH3 (X không thể là NH4OOC-
COONH3C2H5 vì sinh ra NH3 không phải là chất hữu cơ)
G/s: nX = x, nY = y mol
152x + 108y = 7,36 (1)
2x + y = 0,08 (2)
Giải (1) và (2) => x = 0,02; y = 0,04
Muối khan gồm có NaOOC-COONa (0,02) và NaNO3 (0,04)
=> m muối = 0,02.134 + 0,04.85 = 6,08 gam
Câu 22: Đáp án B
nCO2 = nCaCO3 = 0,05 mol
m dunng dịch giảm = mCaCO3 – mCO2 – mH2O => 2,08 = 5 – 0,05.44 – mH2O
=> mH2O = 0,72 gam => nH2O = 0,04 mol
CnH2n-2O4 → nCO2 + (n-1)H2O
neste = nCO2 – nH2O = 0,01 mol
Số C = 0,05:0,01 = 5 => C5H8O4
Các đồng phân của X là:

Câu 23: Đáp án B


Gọi CTPT của este X: CnH2n-2O2: a (mol) ( có độ bất bão hòa k = 2)
Gọi số mol H2O là b (mol) ; nCO2 = 15,84/44 = 0,36 (mol)

Vậy CTPT của X là C4H6O2: 0,09 (mol)


X + KOH dư→ muối + 3,96 g hữu cơ

Vậy CTCT của este X là: CH3COOCH=CH2


=> mmuối = mCH3COOK = 0,09.98 = 8,82 (g)
Câu 24: Đáp án A
nNaOH dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol => m muối = m chất rắn – mNaOH dư = 20,4 – 0,1.40 = 16,4 (g)
=> M muối = 16,4:0,2 = 82 (CH3COONa)
*ROH (Y) + Na: nY = neste = 0,2 mol => nH2 = nancol/2 = 0,1 mol
m bình tăng = m ancol – mH2 => 9 = 0,2(R+17) – 0,1.2 => R = 29 (C2H5)
Vậy este X là CH3COOC2H5
Câu 25: Đáp án C
neste = 22,2 : 74 = 0,3 mol
HCOOC2H5 + NaOH → HCOONa + C2H5OH
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
→ nNaOH = neste =0,3 mol → VNaOH = 300 ml
Câu 26: Đáp án A
X là este no, đa chức => z ≥ 4 => 2 < x ≤ 5
CTPT của X thoản mãn là: C4H6O2 và C5H8O2
CTCT thoản mãn X có tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với NaOH chỉ thu được một
muối của axit cacboxylic và một ancol là:

=> có 3 công thức thỏa mãn


Câu 27: Đáp án B

C9H8O2 có độ bất bão hòa:

X, Y + Br2 theo tỉ lệ mol 1: 1 => X, Y có 1 liên kết đôi C= C


X, Y tác dụng được với xút (NaOH) => X, Y là este
X + NaOH → anđehit => X có dạng R1COOC=C-R2
Y + NaOH → 2 muối + nước => Y có dạng RCOOC6H4R’
Kết hợp với đáp án => X, Y là C6H5COOCH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
C6H5COOCH=CH2 + NaOH → C6H5COONa + CH3CHO
CH2=CH-COOC6H5 + NaOH → CH2=CH-COONa + C6H5ONa + H2O
Câu 28: Đáp án C
nNaOH = 12/40 = 0,03 (mol)
Gọi CTPT của X là: C7HyO6
=> nC7HyO6 = 1/3 nNaOH = 0,01 (mol)
Vì X có 7 nguyên tử C và tạo bởi glixerol và các axit cacboxylic đơn chức => y có giá trị duy
nhất = 10
=> CTPT của X là C7H10O6: 0,1 (mol)
C7H10O6 + 6,5O2 → 7CO2 + 5H2O
0,1 → 0,65 (mol)
=> VO2(đktc) = 0,65. 22,4 = 14,56 (lít)
Câu 29: Đáp án B

Câu 30: Đáp án C


X có CTCT là CH2=CH-COONH3CH3
nX = 0,15 mol => nCH2=CH-COONa = 0,15 mol
n muối = mCH2=CH-COONa = 0,15.94 = 14,1 (g)
Câu 31: Đáp án A
nglixerol = 13,8:92 = 0,15 mol
=> nX = n chất béo = nglixerol = 0,15 mol
Mặt khác, axit stearic và axit oleic đều chứa 18C nên số C của chất béo là 18.3 + 3 = 57C
=> nCO2 = 57.nX = 0,15.57 = 8,55 mol
BT “O”: nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2 = 6.0,15 + 2.12,105 – 2.8,55 = 8,01 mol
BTKL: m = mCO2 + mH2O – mO2 = 8,55.44 + 8,01.18 – 12,105.32 = 133,02 (g) gần nhất với
135 (g)
Câu 32: Đáp án B
nE = nCO2 – nH2O nên độ bất bão hòa k = 2
Gọi công thức chung của este là: CnH2n-2O2k

CTCT của E là:


(HCOO)2C2H4
(COOCH3)2
(HCOO)2CHCH3
HCOOCH2OCOCH3
Câu 33: Đáp án A

=> este no, hai chức

X không có phản ứng tráng bạc => Không được tạo bởi axit HCOOH
X + NaOH → một muối Y + một ancol Z
=> CTCT của X thỏa mãn là:
H3C-OOC-CH2-CH2-COOCH3
CH3CH2-OOC-COO-CH2CH3
H3C-OOC-CH(CH3)-COOCH3
(CH3COO)2C2H4
=> có 4 CTCT thỏa mãn
Câu 34: Đáp án B
nCO2 = nH2O = 0,25 (mol) => X,Y no, đơn chức. mạch hở
nO2 = 0,275 (mol)
Bảo toàn nguyên tố O => nO(trong Z) = 2. 0,25 + 0,25 – 0,275.2 = 0,2 (mol)
=> nZ = ½ nO = 0,1 (mol)
=> Số C trung bình = nCO2/nZ = 0,25/0,1 = 2,5
=> X là HCOOCH3 và Y là CH3COOCH3
Bảo toàn khối lượng => mZ = 6,7 (g)
Câu 35: Đáp án D
Chất X: C5H8O2 có độ bất bão hòa k = 2
X + NaOH → muối Y + ancol Z
Ancol Z hoàn tan được Cu(OH)2 tạo thành dd màu xanh lam => Z phải là ancol có 2 nhóm –
OH kề nhau
=> X là este tạo bởi ancol đa chức có 2 nhóm OH kề nhau và 1 axit cacboxylic
CTCT của X thỏa mãn: HCOOCH2CH2(CH3)-OOCH
HCOOCH2CH2(CH3)-OOCH +2NaOH → 2HCOONa + HOCH2CH2(CH3)OH

You might also like