You are on page 1of 29

Group: Chìa khóa FTU

Mục lục
Case study 1: Ký kết hợp đồng: Chào hàng bằng hành vi ............................................................................ 2
Case study 2: Ký kết hợp đồng: Linh hoạt điều khoản giá ........................................................................... 3
Case study 3: Bán hàng đang tranh chấp ...................................................................................................... 4
Case study 4: Hợp đồng khung và Công ước Viên ....................................................................................... 6
Case study 5: Bồi thường “lãi mất hưởng” ................................................................................................... 8
Case study 6: Giải thích hợp đồng .............................................................................................................. 10
Case study 7: Người mua có dấu hiệu vi phạm : Được hủy hợp đồng ? ..................................................... 11

om
Case study 8: L/C có thể sửa đổi hợp đồng ? .............................................................................................. 13
Case study 9: Hủy hợp đồng do chậm giao hàng ........................................................................................ 15

.c
Case study 10: Tranh chấp thay đổi hàng hóa ............................................................................................ 16
Case study 11: Tính toán tiền bồi thường thiệt hại ..................................................................................... 18

ng
Case study 12: Điều chỉnh giá trong hợp đồng ........................................................................................... 20
co
Case study 13: Vi phạm cơ bản hợp đồng .................................................................................................. 21
Case study 14: Sự kiện bất khả kháng ........................................................................................................ 22
an

Case study 15: Sửa chữa chào hàng ............................................................................................................ 24


th

Bonus: Tranh chấp về nghĩa vụ vận chuyển trong hợp đồng C&F ............................................................. 26
o ng
du
u
cu

1
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Tổng hợp 15 bài tập tình huống của cô Nguyễn Minh Hằng khoa Luật đại học Ngoại Thương.

Case study 1: Ký kết hợp đồng: Chào hàng bằng hành vi


Từ nay, DĐDN xin giới thiệu một số án lệ liên quan đến Công ước Vienna năm 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) với hi vọng cung cấp cho DN VN những bài học kinh
nghiệm quý báu khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đồng thời giúp
DN tiếp cận và nắm bắt nội dung của CISG. Bắt đầu từ số báo này, BBT trân trọng giới thiệu bài
viết của TS Nguyễn Minh Hằng - Giảng viên Luật - Trường ĐH Ngoại Thương.
Khi nhận được đơn chào hàng của đối tác nước ngoài, DN có thể chấp nhận bằng văn bản, bằng
lời nói. Thậm chí, bằng việc thực hiện một số hành vi nhất định, người được chào hàng sẽ bị coi

om
là đã chấp nhận chào hàng. Tranh chấp giữa nguyên đơn là một Cty của Argentina và bị đơn là
một Cty của Italia trong quá trình giao kết hợp đồng. Hai bên tranh cãi về việc liệu hành vi của bị
đơn có được coi là một hành vi chấp nhận chào hàng có hiệu lực hay không. Tranh chấp được

.c
giải quyết tại Tòa án Argentina. Các điều 18 và 19 của Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi tắt là CISG) đã được áp dụng để giải quyết tranh chấp.

ng
Diễn biến tranh chấp co
Người mua Argentina đàm phán ký hợp đồng với người bán Italia để mua một số máy móc công
nghiệp. Người bán đã gửi cho người mua bản chào hàng căn cứ trên một mẫu đơn chào hàng
chuẩn. Người mua không có ý kiến gì về nội dung của chào hàng. Sau đó, người mua đã ký vào
an

đơn chào hàng và gửi đơn chào hàng đó đến một ngân hàng để xin cấp tín dụng cho
thương vụ này.
th

Tuy nhiên, sau đó, người mua lại làm đơn kiện người bán ra toà án Argentina với lý do là hợp
ng

đồng chưa được thành lập. Người mua cho rằng chào hàng và chấp nhận chào hàng chưa cấu
thành một hợp đồng có hiệu lực. Người mua dẫn điều 18 CISG, theo đó, im lặng hay không hành
o

động (inaction) không được coi là chấp nhận chào hàng.


du

Quyết định của toà án


Vì Argentina và Italia là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng CISG để giải
u

quyết tranh chấp. Toà án bình luận rằng theo điều 18 CISG thì im lặng hay không hành động
cu

(inaction) tự nó không cấu thành chấp nhận chào hàng. Trường hợp này, mặc dù người mua
không chính thức trả lời người bán bằng văn bản hay bằng lời nói nhưng người mua đã ký vào
đơn chào hàng và gửi nó đến ngân hàng; đây chính là hành động mà người mua thực hiện liên
quan đến thanh toán tiền hàng, và hành vi này có ý nghĩa là đã chấp nhận chào hàng theo quy
định tại điều 18 khoản 1- CISG.
Ngoài ra, người mua có một số thay đổi về kích cỡ của một số phụ tùng kèm theo nhưng những
thay đổi này không được coi là những sửa đổi, bổ sung cơ bản chào hàng ban đầu và vì thế
không ảnh hưởng đến hiệu lực của chấp nhận chào hàng theo quy định tại điều 19 khoản 2 và
khoản 3- CISG. Chỉ các yếu tố bổ sung hay thay đổi liên quan đến các điều khoản giá cả, thanh
toán, phẩm chất, số lượng, địa điểm và thời gian giao hàng, phạm vi trách nhiệm các bên, việc
giải quyết các tranh chấp mới được coi là thay đổi cơ bản nội dung của chào hàng.

2
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Với những lập luận đó, tòa án cho rằng người mua đã chấp nhận chào hàng của người bán Italia.
Toà án kết luận hợp đồng đã được thành lập và không thể bị bác bỏ.
Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, theo quy định của điều 18-CISG, im lặng và không có hành động gì (inaction) thì
không được coi là chấp nhận chào hàng. Tuy vậy, việc thực hiện một số hành vi lại được coi là
chấp nhận chào hàng, ví dụ như hành vi liên quan đến việc gửi hàng, mở thư tín dụng hay trả tiền
chẳng hạn, dù người chấp nhận không thông báo cho người chào hàng. Tuy vậy, pháp luật về
hợp đồng của VN lại không có quy định gì về vấn đề này. Vì thế, khi chấp nhận chào hàng, nên
chấp nhận bằng văn bản, trong đó nêu rõ những nội dung chấp nhận và những đề xuất chỉnh sửa
nếu có, tránh trường hợp chấp nhận bằng hành vi.
Thứ hai, khi nhận được chào hàng, nếu có những ý kiến trái với chào hàng thì cần xem xét và

om
đưa ra các đề nghị sửa đổi kịp thời, đầy đủ. Sau khi gửi chấp nhận chào hàng (trong đó có một số
sửa đổi, bổ sung) thì nên yêu cầu bên chào hàng khẳng định lại một lần nữa có đồng ý với những
sửa đổi, bổ sung đó hay không. Như vậy sẽ tránh được những tranh chấp khi hai bên đàm phán

.c
giao kết hợp đồng một cách gián tiếp thông qua việc gửi các đơn chào hàng và chấp nhận chào
hàng.

ng
Case study 2: Ký kết hợp đồng: Linh hoạt điều khoản giá
co
Điều khoản giá là một trong những điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Vì thế, các DN khi ký
kết hợp đồng cần có những lưu ý thích đáng để tránh những tranh chấp phát sinh từ việc hiểu lầm
an

hay không thống nhất về mức giá và cách thức xác định giá.
Tranh chấp giữa người mua Pháp - Cty Fauba Fidis GC Electronique và người bán Đức - Cty
th

Fujitsu Mikroelectronik Gmbh. Tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết hợp đồng và liên
quan đến việc xác định giá của hàng hóa. Tranh chấp được giải quyết tại Tòa Phúc thẩm Paris.
ng

Điều 14 của Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) đã được
áp dụng để giải quyết tranh chấp.
o
du

Diễn biến tranh chấp


Người mua gửi một đơn chào mua các linh kiện điện tử đến người bán. Trong đơn chào mua có
u

quy định, giá mua do người mua đưa ra có thể được xem xét theo sự suy giảm của giá thị trường
cu

vào thời điểm giao hàng. Nhận được đơn chào mua, người bán trả lời là giá cần được xem xét
theo cả sự tăng lên và sự suy giảm của giá thị trường vào thời điểm giao hàng. Người mua đã
đồng ý về việc này. Hàng hóa được người bán gửi cho người mua theo đúng đơn chào mua,
nhưng người mua lại đơn phương hủy đơn chào mua của mình và không nhận hàng. Người mua
cho rằng điều khoản giá quy định như vậy là chưa đủ rõ ràng để hình thành hợp đồng giữa hai
bên. Vì Pháp và Đức là hai quốc gia thành viên của CISG nên tòa án áp dụng CISG để giải quyết
tranh chấp. Tòa Phúc thẩm Paris trích dẫn điều 14 khoản 1 CISG, theo đó “Một đề nghị ký kết
hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu nó đủ chính xác
và chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận
chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả
một cách rõ ràng hoặc ngầm định hoặc quy định các yếu tố để xác định số lượng và giá cả”.
Trong tranh chấp này, đơn chào hàng của người mua đã ghi rõ: giá của hàng hóa được xác định
theo sự suy giảm của giá thị trường. Người mua đã đưa ra căn cứ để xác định giá, đó là tham

3
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

chiếu đến giá thị trường vào một thời điểm cụ thể là thời điểm giao hàng. Như vậy, theo điều 14
khoản 1 CISG, điều khoản giá với giá được xác định theo sự tăng giảm của giá thị trường là đã
đủ chính xác, rõ ràng. Với những lập luận đó, tòa án cho rằng hợp đồng đã thành lập giữa hai
bên, người mua không thể hủy chào hàng. Người mua phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
Bài học kinh nghiệm
Việc “thả nổi” giá hàng hóa theo sự tăng, giảm của giá thị trường là rất phổ biến trong các hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là những hợp đồng có thời hạn thực hiện dài, giao hàng
nhiều lần hoặc những hợp đồng mà thời điểm giao hàng chưa được xác định cụ thể. Đó là những
hợp đồng có giá mở, đáp ứng yêu cầu về giá linh hoạt theo diễn biến thị trường. Về mặt pháp lý,
sự linh hoạt này giúp đảm bảo sự cân bằng cho hợp đồng, hạn chế thiệt thòi quá mức cho một
bên khi thị trường biến động, hạn chế tranh chấp phát sinh.

om
Các DN VN cũng luôn có thói quen xác định một mức giá cố định ngay khi ký kết hợp đồng.
Đây là quan điểm về mặt pháp lý, chưa phù hợp với pháp luật hợp đồng hiện đại và về mặt thực
tiễn, chưa phù hợp với diễn biến “nóng” của giá hàng hóa trên thị trường hiện nay. Công ước

.c
Vienna và pháp luật hợp đồng của các nước đều chấp nhận hiệu lực của các hợp đồng có giá mở,
trong đó, điều khoản giá được dẫn chiếu đến giá thị trường. Vì thế, các DN VN cần chú ý, trong

ng
một số tình huống cụ thể phải quy định điều khoản giá hợp lý và linh hoạt. Nên đưa ra mức giá
chính xác ban đầu để có thể tính toán lợi nhuận, nhưng không quên có sự điều chỉnh giá theo sự
co
biến động của thị trường.
an

Case study 3: Bán hàng đang tranh chấp


Khi các bên đang có tranh chấp về hàng hóa thì không nên bán lô hàng đó vì như vậy sẽ không
th

còn bằng chứng cho việc khiếu nại, kiện tụng. Hơn nữa hành vi bán hàng thường bị coi là hành
vi chấp nhận hàng.
ng

Tranh chấp giữa bị đơn là người bán Singapore và nguyên đơn là người mua Trung Quốc. Đối
o

tượng hợp đồng là gỗ tròn Merbau Indonesia. Hai bên tranh cãi về số lượng và chất lượng hàng
du

được giao và các biên bản giám định liên quan. Tuy vậy, quá trình giải quyết tranh chấp khó
khăn do người mua đã bán một phần lô hàng. Tranh chấp được giải quyết tại Ủy ban trọng tài
thương mại và kinh tế Trung Quốc. Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
u

quốc tế đã được áp dụng.


cu

Diễn biến tranh chấp


Ngày 10/11/1998, người mua ký hợp đồng với người bán để mua gỗ tròn Merbau Indonesia.
Trong hợp đồng có mô tả rõ ràng và cụ thể về đặc tính của hàng hóa, đơn giá, đóng gói, điều
kiện thanh toán và thời gian giao hàng; quy định về kiểm tra giám định, phương pháp đo lường
số lượng hàng. Hợp đồng cũng quy định về thời gian khiếu nại và điều khoản trọng tài.
Sau khi ký hợp đồng, người mua thanh toán bằng thư tín dụng cho người bán theo quy định trong
hợp đồng. Khi hàng đến cảng đích, người mua yêu cầu Cục giám định hàng hóa Trung Quốc tỉnh
Quảng Đông giám định hàng hóa. Biên bản giám định ngày 2/3/1999 kết luận thể tích của gỗ bị
thiếu và nguyên nhân là do việc đo lường không phù hợp trước khi gửi hàng. Biên bản cũng kết
luận về các vi phạm chất lượng, kèm theo 9 bức ảnh chụp tình trạng bị lỗi của hàng hóa.

4
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Dựa vào Biên bản giám định, người mua đòi người bán bồi thường. Người bán đã trả lời yêu cầu
bồi thường của người mua bằng việc gửi cho người mua một bức fax nói rõ nếu người mua cho
rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người bán sẵn sàng nhận lại hàng hóa và trả lại tiền
cho người mua. Tuy nhiên Người mua đã không trả lời bức fax này của Người bán và đã bán 270
khúc gỗ mà không thông báo. Do bất đồng giữa hai bên, người mua đã kiện ra trọng tài ngày
4/6/1999 yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại.
Lập luận của bị đơn
Người bán cho rằng biên bản giám định không phản ánh đầy đủ tình trạng của hàng hóa. Ngay
sau khi nhận được biên bản giám định từ Người mua, Người bán đã cử hai chuyên gia đến Cty
Người mua để kiểm tra số hàng còn lại trong xưởng của Người mua để xác minh xem biên bản
giám định có phản ánh chính xác tình trạng của hàng hóa không. Hai chuyên gia đã kiểm tra thận

om
trọng từng khúc gỗ trong 556 khúc gỗ còn lại. Người bán chỉ ra rằng khối lượng của số gỗ còn
lại nhiều hơn so với bản kê nhận hàng của Người mua, và Người bán đã thực sự giao nhiều hơn

.c
8,18% so với hợp đồng. Người bán chỉ ra rằng biên bản giám định chỉ dựa trên 9 bức ảnh là
không đủ chứng cứ chứng minh hơn 15% số hàng bị lỗi. Người bán cũng cung cấp Giấy chứng

ng
nhận được cấp bởi Cục lâm nghiệp Indonesia chứng nhận gỗ sau khi kiểm tra có chất lượng loại
A phù hợp cho xuất khẩu. co
Quyết định của trọng tài
Người mua đòi tiền bồi thường đối với Người bán với lí do hàng hóa bị thiếu hụt, tuy nhiên lại
an

không yêu cầu Cục giám định đo lường hàng hóa theo phương pháp đã quy định trong hợp đồng.
th

Người bán phải cử chuyên gia sang nước Người mua để giám định lại theo đúng phương pháp
quy định trong hợp đồng thì cho thấy hàng hóa không hề bị thiếu hụt. Về chất lượng, trọng tài
ng

cho rằng 9 bức ảnh không đủ chứng minh sự không phù hợp về chất lượng. Vì vậy, các giám
định của Người mua về số lượng và chất lượng là chưa đủ cơ sở pháp lý.
o

Trong trường hợp này, Người bán đã thể hiện thiện chí đối với Người mua khi chấp nhận nhận
du

lại hàng và hoàn trả tiền cho Người mua. trọng tài cho rằng việc không trả lời bức fax của Người
bán là hành động thiếu hợp tác, thiếu thiện chí của Người mua. Hơn nữa, trong khi các bên đang
u

tranh cãi về số lượng và chất lượng của hàng hóa, Người mua vẫn bán 270 khúc gỗ. Người mua
cu

đã không thông báo cho Người bán ý định bán hàng. Theo các Điều 86(1), 88 CISG, trong
trường hợp này, Người mua bị coi là đã chấp nhận hàng và không có cơ sở để khiếu nại đòi bồi
thường.
Lưu ý đối với DN Việt
Về vấn đề giám định hàng hóa ở cảng đến làm cơ sở pháp lý khiếu nại, kiện tụng, Người mua
cần giám định theo các quy định, tiêu chuẩn, phương pháp đã quy định trong hợp đồng. Nếu có
mâu thuẫn giữa biên bản giám định với Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng mà Người bán
cung cấp ở cảng đi, cần có sự đàm phán với Người bán yêu cầu Người bán cử đại diện sang làm
giám định đối tịch (có mặt cả hai bên). Biên bản giám định đối tịch ràng buộc cả hai bên, là căn
cứ pháp lý cuối cùng để giải quyết tranh chấp.

5
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên cần có thái độ hợp tác, thiện chí. Cần thông báo
cho nhau về mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp và cũng cần trả lời không chậm trễ về những đề
xuất giải quyết tranh chấp của bên kia. Trong tranh chấp này, việc Người mua không trả lời đề
xuất của Người bán về việc nhận lại hàng bị coi là hành động thiếu hợp tác và sẽ gây bất lợi cho
Người mua khi tranh tụng trước trọng tài.
Lưu ý cuối cùng là phải giữ nguyên trạng hàng hóa đang tranh chấp để làm bằng chứng giải
quyết tranh chấp. Người mua không được bán lại, hay đưa hàng hóa vào sử dụng nếu chưa thông
báo và chưa có sự đồng ý của Người bán. Trong tranh chấp này, Người mua đã bán khoảng 1/3
số hàng mà không hề thông báo cho Người bán. Hành động này đồng nghĩa với việc chấp nhận
hàng đã giao về số lượng và chất lượng.

om
Case study 4: Hợp đồng khung và Công ước Viên
Công ước Viên (CISG) thường được quy định để điều chỉnh các hợp đồng cụ thể, nhưng hợp
đồng khung cũng không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của CISG.

.c
Hợp đồng khung là hợp đồng được kí kết dài hạn gồm những điều khoản cơ bản nhằm điều chỉnh

ng
mối quan hệ giữa các bên; trước mỗi chuyến hàng, các bên sẽ ký các hợp đồng cụ thể với các
quy định về giá cả, số lượng... Bị đơn - Cty CNH (Ba Lan); Nguyên đơn: Cty DBGmbH (Đức).
co
Tòa án Tối cao Ba Lan, bản án tuyên ngày 27/1/2006.
Diễn biến tranh chấp
an

Người bán Ba Lan và người mua Đức kí kết hợp đồng khung dài hạn để mua bán cát tinh luyện.
th

Đây là thành phần chính được sử dụng để sản xuất tấm lợp ngói theo công nghệ mới của Đức.
Việc giao hàng được thực hiện một phần thì hợp đồng bị chấm dứt. Bên Ba Lan đã thông báo với
ng

Đức về việc không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình. Bởi vậy, Đức buộc phải quay về
công nghệ sản xuất cũ sử dụng xi măng thay vì cát tinh luyện. Sau đó, người mua Đức đã kiện
o

người bán Ba Lan ra tòa án Ba Lan, yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại do chấm dứt hợp đồng
du

với tổng số tiền là 2.996.750 DEM (đơn vị tiền tệ của Đức) tính cả lãi.
Tuy nhiên bị đơn cho rằng không thể áp dụng Công ước Viên để xét xử tranh chấp này vì Công
u

ước này không điều chỉnh hợp đồng khung. Bị đơn viện dẫn điều 14 Công ước Viên, trong đó
cu

một chào hàng để cấu thành hợp đồng phải có ít nhất 3 điều khoản chủ yếu: hàng hóa, số lượng
và giá cả.
Quyết định của toà án
Toà tối cao không đồng tình với bị đơn khi bị đơn cho rằng CISG không áp dụng đối với hợp các
đồng khung trong buôn bán quốc tế. Các qui tắc của CISG không loại trừ các hợp đồng mà việc
thực hiện các hợp đồng này đòi hỏi việc đặc định hàng hoá được giao từng phần. Việc bị đơn
viện dẫn điều 14 Công ước Viên không cấu thành bất cứ lập luận có giá trị nào bởi vì điều luật
này chỉ áp dụng cho chào hàng và không được dùng để định ra phạm vi áp dụng của Công ước
trong bất cứ trường hợp nào.
Vì người bán không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng nên người mua phải mua hàng thay thế. Số
tiền bồi thường thiệt hại được người mua tính toán là 2.996.750 DEM, bao gồm cả tổn thất và lợi

6
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

nhuận bị mất do phải quay trở lại với phương pháp sản xuất cũ đắt hơn. Nguyên đơn tính toán
thiệt hại dựa trên điều 75 CISG, theo đó nguyên đơn được đòi chênh lệch giá đối với khối lượng
xi măng được mua để thay thế là 120.000 tấn. Tòa tối cao cho rằng điều 75 CISG được áp dụng
trong trường hợp này để tính toán số tiền đòi bồi thường thiệt hại là không hợp lý bởi điều 75 chỉ
được áp dụng khi hợp đồng đã thực sự bị hủy. Trong trường hợp này, hợp đồng không bị hủy mà
là không được hoàn thành. Thực tế thì người bán đã thực hiện một phần hợp đồng và sau đó
tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Từ cách nhìn này, tòa tối cao cho rằng số tiền bồi thường phải
được tính toán dựa vào một tiêu chí khách quan hơn chứ không chỉ dựa vào giá hàng thay thế
được đưa ra bởi bên bị thiệt hại.
Bình luận và lưu ý
Theo điều 1 của Công ước Viên: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa

om
giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Điều khoản này cũng như toàn bộ
Công ước không đưa ra một định nghĩa cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng có thể rút

.c
ra một mô tả khái quát từ điều 30 và điều 53: một hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc phạm vi
điều chỉnh của Công ước là hợp đồng giữa người bán và người mua theo đó, người bán phải giao

ng
hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và người mua có nghĩa vụ nhận hàng và
thanh toán tiền hàng. co
Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, những đối tác làm ăn lâu dài, buôn bán hàng hóa khối
lượng lớn thường kí kết hợp đồng khung để làm cơ sở cho các giao dịch cụ thể. Như vậy, hợp
an

đồng khung không bao gồm các thành tố mâu thuẫn với phạm vi điều chỉnh của Công ước.
Chính vì vậy, trong vụ việc này, tòa án áp dụng Công ước Viên để xét xử.
th

Như vậy, nếu DN VN ký kết hợp đồng khung với các đối tác nước ngoài thì cũng hoàn toàn có
ng

thể quy định luật áp dụng là CISG.


Mặt khác, như trên đã phân tích thì mặc dù người mua phải mua hàng thay thế cho phần nghĩa vụ
o

hợp đồng chưa được hoàn thành nhưng giá mua hàng thay thế đó không được xác định như một
du

tiêu chí để tính toán tiền đòi bồi thường thiệt hại. Tòa án cũng chưa đưa ra một tiêu chí cụ thể để
xác định số tiền đòi bồi thường thiệt hại mà chỉ dừng lại ở kết luận chung chung: “số tiền bồi
u

thường phải được tính toán dựa vào một tiêu chí khách quan hơn chứ không chỉ dựa vào giá hàng
cu

thay thế được đưa ra bởi bên bị thiệt hại”.


Mặc dù phải có tuyên bố hủy hợp đồng thì mới có thể áp dụng điều 75 để tính toán bồi thường
thiệt hại nhưng theo chúng tôi, điều 75 vẫn có thể áp dụng trong trường hợp này. Ở đây, người
bán rõ ràng đã không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng và đã thông báo với người mua về
việc đó, do đó người mua phải mua hàng thay thế. Tuy người mua chưa có tuyên bố về hủy hợp
đồng nhưng một cách hợp lý, có thể áp dụng điều 75 để tính toán thiệt hại của người mua: chênh
lệch giá trong trường hợp này chính là tổn thất thực tế mà người mua phải gánh chịu. Nếu tòa án
áp dụng linh hoạt điều 75 CISG thì sẽ làm tăng tính an toàn cho các bên trong thương mại quốc
tế. Tòa án Ba Lan cho rằng không thể áp dụng điều 75 nhưng cũng đưa ra một cách thức tính
toán thiệt hại cho người mua mà tòa án cho rằng là hợp lý. Rõ ràng trong vụ việc này, người mua
phải gánh chịu thiệt hại của mình do quyết định chưa thỏa đáng của tòa án.

7
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Quy định về tính toàn tiền bồi thường thiệt hại trong Công ước Viên là chi tiết, cụ thể hơn pháp
luật VN. Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2005 không có quy định tương tự
như điều 75 CISG. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo điều 75 để tính toán tiền bồi
thường thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng, vì đây là cách tính đã được áp dụng rộng rãi
trên thế giới.

Case study 5: Bồi thường “lãi mất hưởng”


Khi một bên vi phạm cơ bản hợp đồng khiến cho hợp đồng bị hủy, bên bị vi phạm có quyền đòi
bồi thường thiệt hại. Trong các khoản thiệt hại đòi bồi thường, lãi mất hưởng là khoản thường
gây tranh cãi. Trên thực tế, việc chứng minh lãi mất hưởng một cách hợp lý là điều không dễ
dàng.

om
Tranh chấp giữa Cty Delchi Carrier, S.p.A. (Italia) và Cty Rotorex Corp (Mỹ). Delchi đặt mua
máy nén khí từ Rorotex để sản xuất máy điều hòa không khí. Rorotex cung ứng máy nén khí
không phù hợp. Delchi hủy hợp đồng và đòi bồi thường lãi mất hưởng do không cung ứng đủ

.c
máy điều hòa cho thị trường vì vậy hai bên tranh cãi về số tiền bồi thường. Tranh chấp được xét
xử ở Tòa án liên bang Mỹ tại New York, bản án ngày 14/7/1994.

ng
Diễn biến tranh chấp co
Rotorex và Delchi ký hợp đồng mua bán máy nén khí. Những máy này sẽ được Delchi sử dụng
để sản xuất máy điều hòa không khí hiệu Ariele. Trước khi thực hiện hợp đồng, người bán
an

Rotorex đã gửi cho người mua Delchi một máy nén mẫu kèm theo một bản thông số kỹ thuật.
th

Rotorex đã giao hàng và Delchi đã thanh toán cho lô hàng này bằng thư tín dụng. Tuy vậy, sau
đó, Delchi phát hiện ra rằng lô hàng không phù hợp: 93% máy nén khí có khả năng làm lạnh thấp
ng

hơn và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn so với mẫu và so với thông số kỹ thuật. Sau những nỗ lực
không thành công của Rotorex để khắc phục các lỗi kỹ thuật này, Delchi yêu cầu Rotorex cung
o

ứng máy nén khí mới phù hợp với quy cách phẩm chất quy định. Rotorex từ chối. Delchi tuyên
du

bố hủy hợp đồng và đòi Rotolex bồi thường thiệt hại, trong đó có lãi mất hưởng. Rotolex không
bồi thường, Delchi đã kiện Rotolex ra tòa án Mỹ dựa trên quy định của Công ước Viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
u
cu

Delchi đòi khoản lãi mất hưởng do nguyên nhân trực tiếp từ vi phạm của bị đơn, bao gồm những
khoản như sau: 421.187.095 Lia mất do không cung ứng được 2.395 sản phẩm Ariele cho các
Cty chi nhánh khắp Châu Âu. 31.310.200 Lia mất do không giao 100 sản phẩm Ariele cho Cty
White – Westinghouse - Đức. 266.057.772 Lia mất đi do không có 604 sản phẩm Ariele nhãn
hiệu Delchi để giao ở Italia; và 280.319.840 Lia mất do không có được 653 sản phẩm Ariele
nhãn hiệu White – Westinghouse để giao ở Italia; tổng cộng 546.377.612 Lia lợi nhuận mất
hưởng ở Italia.
Quyết định của tòa án
Về luật áp dụng, Tòa tuyên bố rằng Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
(CISG) sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp vì Italia và Mỹ là thành viên của công ước này.

8
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Trước hết, tòa án xét hành động huỷ hợp đồng trong trường hợp này có hợp lý không. Ở đây,
máy nén khí không phù hợp với quy cách do công suất làm mát thấp và tiêu thụ nhiều năng
lượng. Mà công suất làm mát và khả năng tiêu thụ năng lượng là những yếu tố cơ bản tạo nên giá
trị của một chiếc máy nén khí. Vi phạm này khiến cho người mua không thực hiện được mục
đích của mình là sản xuất ra những chiếc điều hoà đạt tiêu chuẩn, tiêu thụ được trên thị trường.
Do đó nó được coi là một vi phạm cơ bản theo điều 25 CISG. Delchi vì thế có quyền hủy hợp
đồng (điều 49 CISG).
Về khoản lãi mất hưởng mà Delchi yêu cầu bồi thường, tòa án nhận định: theo điều 74 Công ước
Viên 1980, Delchi được quyền đòi lãi mất hưởng do vi phạm hợp đồng của Rotorex; tuy vậy bên
bị vi phạm phải cung ứng đủ bằng chứng để chứng minh thiệt hại hợp lý. Tòa xem xét từng
khoản mà Delchi yêu cầu bồi thường như sau:

om
Khoản 1: Chi phí sản xuất 1 đơn vị Ariele với máy nén Rotorex là 478.783 Lia. Giá bán đơn vị
trung bình của Delchi cho các Cty chi nhánh ở các nước Châu Âu ngoài Italia là 654.644 Lia.

.c
Delchi không phải trả hoa hồng. Vì vậy, Delchi đã mong đợi lợi nhuận bán hàng cho một đơn vị
Ariele cho các Cty chi nhánh Châu Âu là 175.861 Lia (654.644 Lia – 478.783 Lia). Do hành vi

ng
vi phạm hợp đồng của Rotorex mà Delchi đã không đáp ứng được hết 2.395 đơn vị từ các đơn
đặt hàng của các chi nhánh Cty khắp Châu Âu, có chi tiết các đơn đặt hàng là minh chứng.
co
421.197.095 lia là lợi nhuận mất hưởng. Tòa án cho rằng cách tính toán và chứng minh khoản
thiệt hại này là hợp lý.
an

Khoản 2: Giá bán đơn vị trung bình của Delchi cho chi nhánh ở Đức – White – Westinghouse là
799.876 Lia. Delchi đã trả tiền bản quyền 7991 Lia cho mỗi sản phẩm cho White –
th

Westinghouse. Vì vậy, Delchi mong đợi lợi nhuận trên mỗi sản phẩm Ariele từ White –
Westinghouse là 313.102 Lia. Delchi có đưa ra bằng chứng là đơn đặt hàng 500 đơn vị của
ng

White – Westinghourse, trong số đó chỉ có 250 đơn vị được cung ứng. Tuy vậy, Delchi chỉ đòi
được 31.310.200 Lia là lợi nhuận mà Delchi mất hưởng do không giao 100 sản phẩm.
o
du

Khoản 3: Các đại lý của Italia đã xác nhận rằng họ sẽ đặt thêm sản phẩm Ariele nếu như bên
Delchi có thể cung ứng thêm. Số lượng sản phẩm Ariele có thể được đặt thêm đã được ghi trong
u

bản tổng hợp các đơn đặt hàng dự kiến của Delchi; nhưng theo tòa án, bản này không có giá trị
cu

pháp lý, mang tính chất suy đoán. Vì vậy, tòa án đã bác bỏ khoản lợi mất hưởng tại Italia do
Delchi đã không cung ứng được những chứng từ liên quan đến số lượng hàng bán bị bỏ lỡ ở
Italia do lỗi trực tiếp vi phạm hợp đồng của bên Rotorex.
Bài học kinh nghiệm
Để đòi lãi mất hưởng, bên bị vi phạm phải cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh khoản lãi mất
hưởng là hợp lý và phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm của bên kia. Việc chứng minh là không
dễ dàng do bên bị vi phạm phải chứng minh những khoản thu nhập mà trên thực tế mình đã
không có được. Thông thường, những đơn đặt hàng chính thức, hay các hợp đồng đã ký với
khách hàng được coi là những bằng chứng hợp lý. Những khoản lãi mang tính chất suy đoán mà
không được chứng minh sẽ bị từ chối bồi thường.

9
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Case study 6: Giải thích hợp đồng


Trong nhiều trường hợp, khi soạn thảo hợp đồng, các bên sử dụng những thuật ngữ không chính
xác hoặc tối nghĩa, dẫn đến bất đồng về cách hiểu. Vậy, cần giải thích những thuật ngữ đó theo
nguyên tắc nào ?
Tranh chấp giữa một Cty của Mỹ và một Cty của Áo về thuật ngữ “consignment” - “ủy thác”
trong hợp đồng kí kết giữa hai bên. Hai bên có cách hiểu khác nhau về nghĩa của thuật ngữ này.
Tranh chấp đã được xét xử tại Tòa án phúc thẩm Mỹ, Bản án số 05-13995, tuyên ngày
12/09/2006.
Diễn biến tranh chấp
Hai Cty đã ký hai hợp đồng theo đó, nguyên đơn - Cty Áo đồng ý bán một lượng bột kim loại

om
công nghiệp là Tantalum Carbide (TaC) cho bị đơn - Cty Mỹ, giao hàng tháng 10 và tháng
12/2000. Nguyên đơn đã giao hàng theo đúng hai hợp đồng. Bị đơn đã trả một phần tiền cho
những phần hàng mà bị đơn đã sử dụng. Song đến ngày 23/8/2001, bị đơn từ chối thanh toán cho

.c
phần hàng mà mình không muốn dùng của nguyên đơn.
Nguyên đơn đành phải bán số TaC mà bị đơn từ chối nhận với giá rẻ hơn so với giá ghi trong

ng
hợp đồng thỏa thuận với bị đơn. Sau đó, nguyên đơn gửi đơn kiện bị đơn đòi bồi thường thiệt hại
theo hai hợp đồng nói trên. Hai bên tranh luận với nhau về nghĩa của thuật ngữ “ủy thác” trong
co
Điều khoản giao hàng tại hai hợp đồng đã ký kết.
Bị đơn cho rằng, theo CISG (điều 9.2) về áp dụng các tập quán, một thuật ngữ trong hợp đồng
an

được hiểu theo nghĩa thông thường trong ngành, trừ khi hai bên thỏa thuận với nhau cách hiểu
khác. Bị đơn đã mời các chuyên gia trong ngành công nghiệp kim loại để xác nhận rằng thuật
th

ngữ “ủy thác” theo cách dùng thông thường trong ngành có nghĩa là: Không có mối quan hệ mua
bán nào xảy ra trừ khi hoặc cho đến khi bị đơn thực sự sử dụng mặt hàng TaC. Vì thế, bị đơn chỉ
ng

trả tiền cho những phần hàng đã sử dụng là hợp lý và có quyền trả lại phần hàng mình không sử
dụng.
o
du

Nguyên đơn lại đưa ra tài liệu và các hợp đồng đã được ký kết trước đó giữa hai bên (trong vòng
7 năm), trong đó có thuật ngữ “Ủy thác”. Nguyên đơn chứng minh rằng nội hàm của thuật ngữ
mà hai bên đã công nhận trong các hợp đồng trước, đó là: “bị đơn có nghĩa vụ phải thanh toán
u

mặt hàng TaC trong mỗi hợp đồng, nhưng nguyên đơn sẽ lùi ngày đòi tiền cho đến khi bị đơn
cu

thực sự sử dụng nguyên liệu TaC”. Về bản chất, đây vẫn là hợp đồng mua bán chứ không phải là
hợp đồng ủy thác. Vì vậy, bị đơn có nghĩa vụ phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng, nếu không
phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn.
Phán quyết của Tòa án
Tòa án căn cứ vào điều 8 và điều 9 của CISG để giải thích ý nghĩa của thuật ngữ “ủy thác” trong
hợp đồng. Căn cứ theo Điều 9.1 CISG thì “Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa
thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ”. Điều 8 cũng khẳng
định khi giải thích hợp đồng “cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán,
mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ, các tập quán và mọi hành vi sau đó
của các bên”.

10
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Tòa án nhận định rằng, trên thực tế, từ năm 1993 đến năm 2000, đã có một loạt hợp đồng trong
đó nguyên đơn bán bột kim loại nặng cho bị đơn. Đối với mỗi hợp đồng như vậy, sau khi nguyên
đơn giao hàng, bị đơn lưu hàng nhận được từ nguyên đơn trong “kho ủy thác”, nơi các sản phẩm
được dán nhãn là của nguyên đơn và tách biệt với các mặt hàng khác. Khi đưa nguyên liệu vào
sử dụng, bị đơn sẽ đưa ra “báo cáo sử dụng” trong đó có liệt kê số lượng nguyên liệu đã dùng.
Dựa trên báo cáo đó, nguyên đơn gửi hóa đơn cho bị đơn với giá đã được ghi trong hợp đồng. Bị
đơn sau đó thanh toán hóa đơn khi đến hạn. Trong những hợp đồng ấy, bị đơn thực hiện thanh
toán đầy đủ toàn bộ lượng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngoài ra, Tòa án còn trích một bằng chứng cụ thể mà nguyên đơn đưa ra như sau: Tháng 2/2000,
một nhân viên của bị đơn tên ông Atchley gửi email cho ông Hinterhofer thuộc Cty nguyên đơn,
biểu lộ ý muốn trả lại số nguyên liệu bột kim loại không dùng mà nguyên đơn đã cung ứng. Ông

om
Hinterhofer đã điện thoại lại cho ông Atchey giải thích rằng bị đơn không thể gửi lại hàng vì
trong hợp đồng bị đơn đã ký kết mua toàn bộ nguyên liệu. Bị đơn sau đó không có ý kiến phản
đối. Điều này chứng tỏ, phía bị đơn hiểu rõ nghĩa thuật ngữ “ủy thác” được dùng trong hợp đồng

.c
cũng như nghĩa vụ phải thanh toán tất cả số lượng hàng hóa được ký kết trong hợp đồng.

ng
Vì vậy, Tòa án phán quyết rằng, theo CISG, cả hai bên đều hiểu thuật ngữ “ủy thác” có nghĩa là
mua bán hàng hóa, nhưng hóa đơn sẽ được lùi cho đến khi nguyên liệu được thực sự đưa vào sản
co
xuất. Với cách hiểu đó, bị đơn phải có nghĩa vụ thanh toán số lượng hàng hóa đã ký kết trong
hợp đồng với Nguyên đơn. Toà án quyết định bị đơn sẽ phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền
là 5.327.042,85 USD cả lãi.
an

Bài học kinh nghiệm


th

Cần phải soạn thảo hợp đồng với sự cẩn trọng lớn nhất. Tránh những thuật ngữ không rõ ràng,
ng

tối nghĩa hoặc có nhiều nghĩa khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng khi DN ký các hợp đồng
“ngoại” với các đối tác nước ngoài. Qua tranh chấp này, CISG thể hiện sự hiệu quả trong việc
o

giải quyết tranh chấp từ trong mua bán hàng hóa quốc tế. CISG cung cấp các nguyên tắc giải
du

thích hợp đồng phù hợp với thực tiễn kinh doanh quốc tế (điều 7, 8, 9 CISG), theo đó, thói quen
được hình thành giữa các bên là một yếu tố rất quan trọng.
u
cu

Case study 7: Người mua có dấu hiệu vi phạm : Được hủy hợp
đồng ?
Khi người mua có dấu hiệu vi phạm nghĩa vụ, người bán có quyền ngừng thực hiện nghĩa vụ
tương ứng của mình. Tương tự, khi một bên lý do xác đáng rằng bên kia sẽ vi phạm cơ bản hợp
đồng (mặc dù chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ) thì bên đó có quyền hủy hợp đồng.
Tranh chấp giữa bị đơn là Cty Doll của Mỹ và nguyên đơn là Cty Doolim, Hàn Quốc. Cty Hàn
Quốc đã xuất một số chuyến hàng theo đúng quy định trong hợp đồng, nhưng Cty Mỹ lại chậm
trễ trong việc thanh toán. Vì vậy, Cty Hàn Quốc đã ngừng giao các lô hàng còn lại và hủy hợp
đồng với những lô hàng đó. Tranh chấp đã được giải quyết tại Toà án quận Nam New York, theo
Công ước Vienna (CISG).
Diễn biến tranh chấp

11
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Tháng 4/2007 Cty Hàn Quốc Doolim ký chuỗi hợp đồng với Cty Mỹ Doll cung ứng khoảng
500.000 quần áo phụ nữ, bao gồm quần len, váy và các phụ kiện được sản xuất theo thông số kỹ
thuật của Doll. Trong đó, khoảng 460.000 sản phẩm may mặc đã được gắn thương hiệu Doll.
Theo hợp đồng, Doolim sẽ giao hàng cho Doll trong 5 lần và Doll phải thanh toán tiền hàng theo
mỗi lần giao, trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hàng.
Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, Doolim vận chuyển 77.528 sản phẩm may mặc mà Doll đã
đặt mua với giá mua tổng cộng là 381,026.10 USD. Tuy nhiên cho đến tận cuối tháng 9 Doll vẫn
chưa thanh toán cho Doolim. Vào tháng 10, Doolim nhận được Cam kết bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ thanh toán tiền hàng tháng 7 và 8 của Doll do Cty tài chính Rosenthal (có trụ sở tại
New York) bảo lãnh. Vì vậy Doolim tiếp tục giao thêm 2 lô hàng nữa cho Doll vào tháng 10 và
tháng 11 gồm 157.092 sản phẩm với tổng giá mua là 659,059.74 USD; nâng tổng giá trị hàng đã

om
giao cho Doll là 977,085.84 USD.
Vào ngày 21/ 11/ 2007, Doll trả USD 200,000.00 cho Doolim.

.c
Nhưng đến giữa tháng 1/ 2008, Doll đã không thực hiện bất kỳ trả góp nào theo lịch trình bởi
vậy, Doolim đình chỉ không giao chuyến hàng cuối cùng cho Doll.

ng
Quyết định của trọng tài co
Theo thỏa thuận giữa hai bên về thời hạn thanh toán trong hợp đồng, Doll phải thanh toán cho
Doolim trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao hàng và phải thanh toán tiền hàng theo mỗi lần giao.
an

Nhưng kể từ lần giao hàng đầu tiên vào tháng 7 - 8/2007, Doll đã có hành vi vi phạm đầu tiên:
tận cuối tháng 9 vẫn chưa thanh toán tiền hàng cho phía Doolim. Việc vi phạm hợp đồng của
th

Doll chưa dừng lại ở đây khi Doolim tiếp tục giao lô hàng tiếp theo cho Doll vào tháng 10 và
tháng 11 nhưng chỉ nhận được 20% tổng giá trị thanh toán cho 4 đợt giao hàng trước đó. Chính
ng

vì vậy, Doolim đã không giao lô hàng cuối cùng cho Doll vào 25/11/2007. Theo điều 71 CISG,
“một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu hiệu cho thấy rằng sau khi
o

hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi
du

lẽ có một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay trong khi thực hiện hợp
đồng”.
u
cu

Hơn nữa, vào tháng 11/2007, Doll thanh toán cho Doolim 200.000 USD, chưa đến 20% giá trị
của các lô hàng trước đó. Bên cạnh đó, vào trước cuối tháng 1 năm 2008, Doll vẫn không thanh
toán số tiền còn lại là 530.000 USD có hạn thanh toán là ngày 14 và 18 tháng 12/2007 và ngày
11 và 25/1/2008, và cũng không đưa ra một sự đảm bảo nào cho phía Doolim rằng sẽ hoàn thành
nghĩa vụ thanh toán. Hành vi vi phạm của Doll gây thiệt hại đáng kể cho Doolim. Do đó, tòa
tuyên rằng vi phạm mà Doll gây ra là vi phạm cơ bản (theo điều 25). Việc Cty Doll không thanh
toán tiền hàng cho Cty Doolim là một hành vi vi phạm cam kết trong hợp đồng đã kí giữa hai
bên. Vì vậy người bán là Cty Doolim được quyền nhận số tiền bồi thường là 840,085.94 USD.
Bình luận và lưu ý
Về bản chất, hợp đồng mua bán là một loại hợp đồng song vụ. Theo truyền thống, việc giao hàng
và thanh toán phải được thực hiện cùng lúc. Tuy nhiên, trong thương mại quốc tế, trong nhiều
trường hợp, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước khi được đảm bảo có nghĩa vụ đối

12
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

ứng xảy ra. Điều 71 CISG đã đưa ra một hướng khắc phục cho những rủi ro khi có sự chênh lệch
thực hiện nghĩa vụ giữa hai bên. Đặc điểm chính của điều 71 là không yêu cầu phải có vi phạm
thực tế xảy ra, mà chỉ cần một bên có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, thì bên còn lại có quyền tạm
ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong vụ tranh chấp này, chậm thanh toán của Doll được
xem là vi phạm chủ yếu nên Doolim ngừng thực hiện nghĩa vụ giao hàng là hoàn toàn hợp lý.
Quy định này của CISG sẽ tránh cho việc Doolim sẽ phải tiếp tục giao các lô hàng còn lại theo
hợp đồng mà lại không được đảm bảo thanh toán từ phía Doll.
Khác với Luật Thương mại VN, CISG cho phép bên bị vi phạm có thể hủy hợp đồng khi có dấu
hiệu vi phạm xảy ra và vi phạm đó phải là vi phạm cơ bản. Qua đó cho thấy, so với luật quốc gia,
CISG điều chỉnh các vấn đề pháp lý cặn kẽ hơn và bảo vệ lợi ích của các bên tham gia hợp đồng
nhiều hơn.

om
Trong hoạt động thương mại quốc tế, rủi ro lớn nhất đối với người xuất khẩu chính là rủi ro
thanh toán. Với đặc tính các chủ thể hợp đồng nằm ở các quốc gia khác nhau, vì thế việc thanh

.c
toán tiền hàng thường được diễn ra khó khăn hơn. Sai lầm của Cty Doolim mà chúng ta có thể
rút ra đó chính là đã quá tin tưởng vào đảm bảo thanh toán của Doll, thậm chí đến lần giao hàng

ng
cuối cùng mới tạm hoãn. Doolim đã không lưu ý đến giá trị pháp lý của đảm bảo thanh toán do
Cty Rosenthal bảo lãnh cho Doll. Đây là một lưu ý quan trọng mà các doanh nghiệp khi tham gia
co
thương mại quốc tế cần coi trọng : về tư cách pháp lý và mức độ uy tín của bên thứ ba đứng ra
bảo đảm. Để hạn chế rủi ro, DN xuất khẩu nên yêu cầu một bên thứ ba có uy tín cao trong lĩnh
vực tài chính đứng ra bảo lãnh thanh toán cho bên nhập khẩu.
an
th

Case study 8: L/C có thể sửa đổi hợp đồng ?


Đôi khi, khi mở L/C, người mua sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng. Là một công cụ
ng

thanh toán, L/C có chức năng sửa đổi hợp đồng hay không?
Hợp đồng được ký giữa bị đơn - người mua là Cty thương mại Tây Ninh (VN) và nguyên đơn -
o

người bán là DN Ng Nam Bee (Singapore). Đối tượng hợp đồng là bột ngọt. Sau khi hết hạn
du

L/C, người mua sửa đổi L/C ban đầu, theo đó kéo dài thời hạn giao hàng. Khi hết thời hạn giao
hàng ban đầu, người bán đòi hủy hợp đồng, trong khi đó, người mua điều tàu đến nhận hàng.
u

Tranh chấp được xét xử tại Toà phúc thẩm - tòa án tối cao TP HCM, tòa án đã áp dụng các điều
cu

29, điều 53, điều 64.1 Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG) để giải quyết tranh chấp.
Diễn biến tranh chấp
Do hạn chế về hạn ngạch, HTX tư nhân Tân Lộc đã kí hợp đồng uỷ thác với Cty Thương mại
Tây Ninh (DN nhà nước - Tanico) để XK 300 tấn bột ngọt, trị giá 312.000 USD theo điều kiện
FOB Quy Nhơn cho đối tác Singapore là Ng Nam Bee.
Ngày 25/1/1995, Tanico đã kí hợp đồng mua bán với Ng Nam Bee. Theo đó thanh toán được
thực hiện bằng thư tín dụng không hủy ngang, với điều kiện đỏ (bên mua ứng trước 50%); thời
gian giao hàng là bất kì lúc nào cho đến 28/2/1995. Ngày 5/1/1995, Ng Nam Bee phát hành một
L/C không huỷ ngang, điều kiện đỏ, có hiệu lực đến ngày 15/3/1995. Ngày 21/1/1995: điều kiện
đỏ được thực hiện - bên mua ứng 156.000 USD cho bên bán. Ngày 28/2/1995, ngày cuối cùng

13
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

của thời hạn thực hiện hợp đồng, Ng Nam Bee đã gửi bản sửa đổi L/C, theo đó giá trị của L/C
được kéo dài đến 4/4/1995. Trong L/C phía Singapore cũng hoãn ngày giao hàng đến 20/3. Ngày
1/3/1995, ngân hàng tại VN nhận được bản L/C sửa đổi và gửi tới cho Tanico ngày 2/3/1995.
Ngày 8/3/1995, Tanico gửi cho Tân Lộc.
Tân Lộc sau khi chờ đợi đến ngày 4/3 mà không thấy bên người mua nước ngoài nhận hàng thì
đã coi hợp đồng bị huỷ bỏ và đã gửi trả lại khoản tiền ứng trước cho Tanico để Tanico gửi trả
người mua. Ngày 9/3/1995, khi nhận được bản bổ sung L/C, Tân Lộc tuyên bố chấm dứt hợp
đồng với lý do là phía người mua đã vi phạm thời gian nhận hàng.
Ngày 10/3/1995, Ng Nam Bee gửi 2 bản sao xác nhận về việc tàu Hei Hu Quan sẽ đến cảng Quy
Nhơn vào đêm 11/3. Ngày 13/3/1995, tàu đến cảng Quy Nhơn mà không được giao hàng.

om
Ng Nam Bee phát đơn kiện Tanico đòi bồi thường, và cho rằng trong L/C đầu tiên có điều khoản
cho phép người phát hành có quyền thay đổi thời hạn giao hàng.

.c
Quyết định của toà án
Hợp đồng quy định cụ thể không cho phép các bên được sử dụng những chứng cứ ngoài hợp

ng
đồng. Trong khi đó, bên mua lại căn cứ theo quy định của L/C để thay đổi thời hạn giao hàng của
hợp đồng; mà L/C chỉ đơn thuần công cụ thanh toán. Có thể thấy, rõ ràng bên mua vi phạm điều
co
khoản về việc sử dụng các chứng cứ ngoài hợp đồng của hợp đồng mua bán.
Mặt khác, theo UCP 500 thì thấy rằng, theo quy tắc 9 khoản D điểm I đối với một L/C không
an

huỷ ngang, người phát hành không được phép thay đổi nội dung trừ khi có sự đồng ý của ngân
th

hàng phát hành, ngân hàng chấp nhận, người bán. Trong trường hợp này, không có một hành
động nào của người bán thể hiện rằng anh ta chấp nhận sự sửa đổi này của người mua.
ng

Theo điều 29 của CISG, một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thoả thuận đơn
thuần giữa các bên. Phân tích các tình tiết thì rõ ràng chưa hề có sự thoả thuận nào giữa hai bên.
o
du

Tham chiếu đến điều 53 CISG ta thấy rằng, người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận
hàng theo quy định của hợp đồng nhưng ở đây sau 4 ngày của thời hạn cuối cùng vẫn chưa thấy
u

người mua đến nhận hàng. Theo điều 64 khoản 1 CISG khi người mua không thi hành nghĩa vụ
cu

nào đó trong thời gian đã gia hạn thêm, người bán mới có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng. Về mặt
lý thuyết, 4 ngày không được coi là đã gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ, nhưng đối tượng của
hợp đồng mua bán này - bột ngọt- lại là mặt hàng rất dễ hư hỏng, thì huỷ hợp đồng là hợp lý. Tòa
án đã tuyên bố người bán có quyền hủy hợp đồng và người mua phải chịu trách nhiệm về việc đã
không điều tàu đến cảng nhận hàng đúng thời hạn.
Bình luận và lưu ý
Hợp đồng là văn bản có giá trị hiệu lực cao nhất ràng buộc hai bên mua bán, nếu muốn sửa đổi
hợp đồng thì cần có sự thống nhất, thỏa thuận của cả hai bên. Cần chú ý là các chứng cứ ngoài
hợp đồng như L/C không thể có giá trị ràng buộc bằng hợp đồng.
Huỷ hợp đồng là chế tài nặng nhất khi xử lý vi phạm liên quan đến hợp đồngg. Theo CISG,
người bán chỉ có thể hủy hợp đồng khi người mua không nhận hàng trong thời hạn đã được gia

14
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

hạn thêm hoặc khi người mua vi phạm cơ bản hợp đồng (điều 25 CISG). Tuy nhiên, nếu đối
tượng hợp đồng là hàng hóa mau hỏng thì việc áp dụng chế tài huỷ hợp đồng trên thực tế có thể
linh hoạt hơn nhằm hạn chế tổn thất cho các bên. Ở đây, tòa án VN cho rằng bột ngọt là hàng
hóa mau hỏng nên người bán có thể hủy hợp đồng ngay mà không cần gia hạn thêm. Quyết định
này của tòa án VN là phù hợp.
Tuy nhiên, Tanico nhận được bản L/C sửa đổi ngày 2/3, nhưng ngày 9/3, Tân Lộc mới nhận
được bản L/C sửa đổi này. Hơn nữa, khi quyết định huỷ hợp đồng thì đáng lẽ ra người bán VN
cần thông báo bằng văn bản, tránh việc họ vẫn tiếp tục điều tàu đến cảng Quy Nhơn, tức là tránh
thiệt hại cho người mua. Đáng tiếc là tòa án đã không đề cập vấn đề này.
Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận việc tòa án VN áp dụng CISG. Trên thực tế, trong tranh
chấp này, luật áp dụng là luật VN (cụ thể là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989) và tòa án đã

om
áp dụng CISG như một nguồn luật bổ sung để làm rõ thêm lập luận của mình.

.c
Case study 9: Hủy hợp đồng do chậm giao hàng
Thông thường, khi người bán chậm giao hàng, người mua không được quyền hủy hợp đồng mà

ng
chỉ được đòi bồi thường thiệt hại. Tuy vậy, trong một số tình huống nhất định, người mua có
quyền hủy hợp đồng ngay khi người bán không thể giao hàng khi hết thời hạn.
co
Tranh chấp giữa Cty Diversitel Communications Inc. (Canada) và công ty Glacier Bay Inc.
(Mỹ). Người bán Mỹ không giao hàng khi hết thời hạn quy định trong hợp đồng. Hai bên tranh
an

cãi về việc liệu người mua Canada có quyền hủy hợp đồng hay không. Tranh chấp được xét xử
th

tại Tòa Công lý tối cao tại Ontario (Ontario Supreme Court of Justice), phán quyết tuyên ngày
6/10/2003.
ng

Diễn biến tranh chấp


o

Người mua Canada và người bán Mỹ đã ký kết một hợp đồng mua bán hệ thống cách nhiệt chân
du

không. Để đáp ứng những thỏa thuận đã tồn tại từ trước tới nay với Bộ Quốc phòng Canada về
chất lượng thiết bị và quá trình lắp đặt hệ thống tại một nhà máy ở Bắc Cực, người mua đã cố
u

định một lịch trình giao hàng cụ thể.


cu

Người mua đã thanh toán theo giá hợp đồng nhưng người bán không giao hàng trong thời gian
đã thỏa thuận. Người mua đã kiện người bán ra Tòa án Công lý tối cao bang Ontario yêu cầu hủy
hợp đồng. Người bán không đồng ý, cho rằng người bán không có đủ căn cứ để hủy hợp đồng.
Phân tích và quyết định của Tòa án
Về luật áp dụng, Tòa tuyên bố rằng Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
(CISG) sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp vì Canada và Mỹ đều là thành viên của công
ước này. Để xem xét hợp đồng có thể bị hủy hay không, Tòa đã dẫn chiếu điều 25 CISG: “Một
sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị
thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi
trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí
minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”.

15
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Tòa cho rằng lịch trình giao hàng đã ấn định trong hợp đồng và đây là yếu tố vô cùng quan trọng
đối với người mua. Lý do là vì thiết bị do người bán cung ứng sẽ phải được lắp đặt trong một
khoảng thời gian ngắn tại Bắc Cực. Mùa hè ở Bắc Cực rất ngắn nên nếu người bán giao hàng
chậm, người mua sẽ không lắp đặt được thiết bị theo thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Canada và
như vậy, người mua sẽ không đạt được mục đích của mình khi giao kết hợp đồng với người bán.
Người bán cũng biết về tầm quan trọng đó vì trên thực tế, người bán đã biết rằng những thiết bị
do người bán cung ứng sẽ được lắp đặt tại Bắc Cực tuân theo những thỏa thuận có trước giữa
người mua với Bộ Quốc phòng Canada. Do vậy, người bán đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp
đồng.
Với lập luận nói trên, Tòa tuyên bố người mua có quyền hủy hợp đồng (theo điều 49, khoản 1-
CISG), đòi lại số tiền đã thanh toán cho người bán.

om
Bình luận và bài học kinh nghiệm
Án lệ này là ví dụ điển hình về việc chậm giao hàng cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng. Về

.c
nguyên tắc, trong mua bán hàng hóa quốc tế, việc người bán chậm giao hàng thường không cấu
thành vi phạm cơ bản, nếu sau đó, hàng hóa vẫn có thể được người mua sử dụng cho mục đích

ng
của mình. Tuy vậy, trong án lệ trên, và trong một số trường hợp khác đã được tổng kết từ thực
tiễn xét xử (hàng mùa vụ, thời hạn giao hàng là một ngày cụ thể, người mua đã thông báo về nhu
co
cầu hàng gấp của mình), khi thời hạn giao hàng là một yếu tố quan trọng của hợp đồng thì thì
người mua có quyền hủy hợp đồng khi người bán không thể giao hàng trong thời hạn đã thỏa
an

thuận.
th

Case study 10: Tranh chấp thay đổi hàng hóa


ng

Chậm nhận hàng có được coi là vi phạm cơ bản hợp đồng ? Bồi thường thiệt hại khi người mua
phải mua hàng thay thế thế nào ? Đó là những tranh chấp được giải quyết thông qua Công ước
o

Vienna mà VN là một thành viên.


du

Tháng 5/1996, người mua Pháp đã đặt hàng từ người bán Tây Ban Nha 860,000 lít nước cam ép
u

nguyên chất. Hợp đồng quy định rằng, hàng sẽ được giao từng đợt từ tháng 5 đến tháng 12. Theo
cu

một sửa đổi hợp đồng được hai bên thỏa thuận, hai bên đồng ý rằng đợt hàng giao tháng 9 sẽ
được giao vào cuối tháng 8, đồng thời người bán sẽ giảm giá hàng cho người mua. Vào thời gian
giao hàng tháng 8, người mua không nhận hàng. Tuy nhiên, đến tháng 9, người mua lại yêu cầu
giao hàng. Ngày 3/9 người bán thông báo rằng không còn nước cam ép để giao. Vì người bán
không giao hàng, người mua đã phải tìm một nhà cung ứng khác với giá cao hơn và từ chối
thanh toán tiền những lô hàng trước. Người mua đã cung cấp hóa đơn mua hàng từ 2 Cty
khác với chi phí phát sinh thêm.
Người bán kiện người mua ra Tòa thương mại Romans. Tòa án đã yêu cầu Cty Pháp phải thanh
toán tiền hàng với lý do là người bán có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình vì người mua
chậm trễ nhận hàng. Người mua kháng cáo tại Tòa phúc thẩm Grenoble.
Người mua cho rằng, Tòa án cấp dưới đã không căn cứ các điều khoản của Công ước Viên năm
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là các điều 25, 63, 64 trong phán quyết

16
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

của mình, theo đó, người mua hiểu rằng: “Nếu người bán muốn hủy hợp đồng, một cách hợp lý
phải yêu cầu bên mua thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của mình và cho thêm một thời hạn bổ sung
hợp lý để thực hiện nghĩa vụ nhận hàng”. Người bán không giao hàng khi người mua yêu cầu,
như vậy là vi phạm hợp đồng. Người bán nhấn mạnh rằng việc người mua chậm trễ nhận hàng đã
gây ra những vấn đề phải cất trữ hàng hóa vào kho và buộc người bán phải cô đặc nước cam ép
để đảm bảo nước cam ép nguyên chất không bị hỏng và vì vậy không thể tiếp tục giao hàng.
Quyết định của tòa án
Căn cứ vào Điều 1.1- CISG, vì người mua và người bán trong vụ tranh chấp có trụ sở thương
mại ở các quốc gia là thành viên của Công ước (Pháp và Tây Ban Nha), nên Tòa phúc thẩm áp
dụng CISG là nguồn luật giải quyết tranh chấp.

om
Để khẳng định người bán có quyền hủy hợp đồng không, Tòa án xem xét liệu người mua có vi
phạm cơ bản hợp đồng không.

.c
Hợp đồng ban đầu quy định rằng, việc nhận hàng vào tháng 9. Việc giao hàng vào cuối tháng 8
là đề xuất sửa đổi hợp đồng của người bán, và được người mua chấp nhận. Tòa án thấy rằng,

ng
trong hợp đồng ban đầu, trong hợp đồng được sửa đổi cũng như khi người mua chậm nhận hàng,
người bán chưa từng đề cập tới việc nước cam ép không bền và cần thiết phải cô đặc lại nếu để
co
đến sau tháng 8. Đối với người mua, việc giao hàng vào cuối tháng 8 đơn giản là sự tương xứng
với một lợi ích tài chính. Người mua không thể hiểu rằng việc chậm một vài ngày nhận hàng bị
coi như là một vi phạm cơ bản hợp đồng chiểu theo Điều 25- CISG. Hơn nữa, tòa án cũng thấy
an

rằng, đơn hàng thay thế của người mua cho tới tháng 12/1996 có đối tượng là nước cam ép
th

nguyên chất của mùa năm 1996, điều đó cho thấy, việc cô đặc nước cam ép của người bán ngay
lập tức khi người mua chậm nhận hàng là chưa thuyết phục. Như vậy, đáng lẽ người bán phải gia
ng

hạn một thời gian bổ sung hợp lý để người mua nhận hàng, nếu người mua không nhận hàng
trong thời hạn bổ sung này thì người bán mới được hủy hợp đồng. Ở đây, người bán đã hủy hợp
o

đồng không có căn cứ. Điều 74, 75 - CISG cho phép người mua đòi bồi thường thiệt hại do
du

chênh lệch giá giữa giá hợp đồng và giá mua hàng thay thế.
Theo các lý lẽ trên, Toà phúc thẩm: Tuyên hủy bỏ quyết định của tòa án cấp sơ thẩm. Quyết định
u

người bán đã vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại chênh lệch giá mua hàng thay thế cho
cu

người mua (theo Điều 75 CISG).


Bình luận và lưu ý :
Trong tranh chấp này, người bán đã lập luận rằng việc mình bảo quản hàng là hợp lý, đặc biệt
hàng trong trường hợp này là hàng nhanh hỏng, tuy nhiên việc bảo quản bằng cách cô đặc hàng
hóa đã làm thay đổi đối tượng hàng hóa theo hợp đồng là nước cam ép nguyên chất. Đặc biệt,
người bán không thông báo và nêu lý do về sự cần thiết phải làm điều đó khi người mua chậm
nhận hàng. Như vậy, người mua không thể tiên liệu được thiệt hại đó, người mua hiểu rằng họ
được cho một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện hợp đồng chiểu theo Điều 63- CISG.
Như vậy, tính dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm được CISG nhấn mạnh (tại Điều
25 và Điều 74). Pháp luật VN chưa có những quy định tương tự, vì thế các DN VN cần chú ý
nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.

17
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Điều 75 CISG đã quy định về một trường hợp rất thường gặp trong thực tế, đó là trường hợp khi
người bán không giao hàng dẫn đến việc người mua phải mua hàng thay thế. Điều 75 quy định
rất rõ ràng trong trường hợp này, người mua có thể đòi người bán bồi thường chênh lệch giữa giá
hợp đồng và giá mua thay thế. Quy định này rất dễ áp dụng, giúp bên bị vi phạm có thể tính toán
ngay lập tức khoản tiền đòi bồi thường. Pháp luật VN chưa có quy định tương tự, vì thế, các bên
trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể tham khảo quy định này của CISG để tính toán tiền bồi
thường trong trường hợp mua hàng thay thế.

Case study 11: Tính toán tiền bồi thường thiệt hại
Một trong những vấn đề khó khăn và hay gây tranh cãi trong các tranh chấp, đó là việc tính toán
số tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Để đòi bồi thường thành

om
công, các bên cần phải lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.
Tranh chấp giữa một Cty Pháp (người mua) và một Cty Italia (người bán). Do hàng hóa người

.c
bán giao không phù hợp với hợp đồng, người mua hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Hai
bên tranh cãi về số tiền bồi thường. Tranh chấp được xét xử tại Tòa Phúc thẩm tại thành phố

ng
Rennes (Pháp), bản án ngày 27/05/2008. Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (cụ thể là các điều 25, 35, 47, 49, 75 và 77) đã được áp dụng để giải quyết tranh
co
chấp.
Diễn biến tranh chấp
an

Cty Pháp đã ký với Cty Italia một số hợp đồng mua miếng lót ngực để sản xuất áo bơi với tổng
th

số lượng là 17.600 đôi. Hàng hóa được giao đến cho một Cty Tunisie để gia công. Trong quá
trình gia công, người mua phát hiện ra các miếng lót ngực không phù hợp với yêu cầu về chất
ng

lượng đã được quy định trong hợp đồng và trả lại hàng. Ngày 3/11/2003, người bán Italia đề nghị
sẽ sửa chữa hàng hóa và sẽ giao hàng hóa phù hợp trong thời gian 5 tuần. Tuy vậy, người bán đã
o

không thực hiện được việc sửa chữa hàng hóa trong thời gian nói trên. Ngày 11/12/2003, người
du

mua tuyên bố hủy hợp đồng và đòi người bán bồi thường 32.490 eur, bao gồm 2 khoản sau:
1. Chi phí sản xuất lô áo bơi tại Tunisie từ miếng lót ngực không đạt chất lượng: 16.290 eur
u

(1800 áo x chi phí 9,05 eur/áo)


cu

2. Thiệt hại (do chênh lệch giá) khi mua miếng lót ngực để thay thế. Cty người mua, vào tháng
12/2003 đã phải đặt hàng mua gấp 16.200 đôi miếng lót ngực từ một nhà cung cấp T khác và vì
mua gấp cũng như không có vị thế đàm phán nên phải chấp nhận mức giá cao hơn 1 eur so với
mức giá trong hợp đồng, dẫn đến thiệt hại là 16.200 eur.
Người bán phản đối các khoản bồi thường nói trên và cho rằng các khoản này là không hợp lý.
Phán quyết của Tòa án:
Tòa án cho rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp Quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) vì cả Pháp và Italia đều là thành viên của Công
ước này.

18
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Tòa áp dụng các điều 25, 35, 47 và 49 CISG để khẳng định trong trường hợp này, người mua có
quyền hủy hợp đồng do người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng và không thể sửa chữa hàng hóa
trong khoảng thời gian mà người mua đã gia hạn thêm.
Về các khoản mà người mua đòi bồi thường, tòa án lập luận như sau:
Khoản 1: Theo các thư từ trao đổi giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, vào thời
điểm phát hiện ra sự không phù hợp của hàng hóa, mới có 860 đôi miếng lót ngực được đưa vào
sản xuất. Tuy vậy, phải đợi 3 ngày sau thì Cty người mua mới cho lệnh dừng dây chuyền sản
xuất áo bơi tại Tunisie, làm cho số lượng áo bơi được sản xuất tăng lên 1800. Tòa dẫn chiếu đến
điều 77 CISG liên quan đến nguyên tắc hạn chế tổn thất, theo đó, bên bị vi phạm phải áp dụng
những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợp
đồng gây ra.

om
Tòa cho rằng, trong trường hơp này, đáng lẽ người mua phải hành động nhanh chóng hơn để
giảm bớt thiệt hại. Hơn nữa, chi phí sản xuất áo bơi (9,05 eur/áo) do người mua tính là chưa hợp

.c
lý vì chi phí nhân công trung bình để sản xuất áo bơi tại Tunisie thấp hơn ở Pháp rất nhiều, chỉ
khoảng 1 eur/áo. Với những lập luận đó, Tòa án cho rằng người mua chỉ được đòi bồi thường

ng
thiệt hại số tiền là 3.000 eur. co
Khoản 2: Để xem xét khoản thiệt hại do mua hàng thay thế, tòa án áp dụng điều 75 CISG: Khi
hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp
đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thường
an

thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế hay bán lại
th

hàng. Khi so sánh giá một đôi miếng lót ngực theo hợp đồng là 0,93 và 0,98 eur và giá mua thay
thế là 1,98, tòa án thấy rằng chênh lệch giá là quá lớn và bất hợp lý. Tòa cho rằng, việc mua hàng
ng

thay thế vì thế đã không đáp ứng được yêu cầu về tính hợp lý được quy định tại điều 75 CISG.
Vì thế, khoản thiệt hại này bị tòa bác bỏ.
o

Tòa án ra phán quyết rằng người mua chỉ đòi được 3.000 eur chứ không phải là 32.490 eur.
du

Bài học kinh nghiệm


u

Tranh chấp này cho thấy, để đòi bồi thường thiệt hại thành công, bên bị vi phạm phải tuân thủ
cu

hai nguyên tắc rất quan trọng sau đây:


Thứ nhất, nguyên tắc hạn chế tổn thất. Theo đó, bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng những
biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Trong trường hợp này, một cách hợp lý, người mua Pháp
đáng lẽ có thể hạn chế đáng kể thiệt hại bằng cách ngừng ngay dây chuyền sản xuất khi phát hiện
sự không phù hợp của hàng hóa.
Thứ hai, nguyên tắc các khoản thiệt hại phải được tính toán và chứng minh một cách hợp lý.
Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ,
bất hợp lý. Trong tranh chấp này, tòa án đã dựa vào giá hàng, giá nhân công cũng như mức giá
của thị trường để nhận định rằng các thiệt hại mà người mua tính toán là bất hợp lý, không khách
quan, không phù hợp với thực tiễn.

19
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Cả hai nguyên tắc này đều được ghi nhận bởi pháp luật hợp đồng thương mại của VN (Điều 302
và 305 Luật Thương mại 2005). Như vậy, các nguyên tắc về đòi bồi thường thiệt hại của VN và
CISG là khá tương thích và vì vậy, các DN VN có thể tham khảo các tranh chấp về CISG để rút
ra bài học kinh nghiệm cho mình.

Case study 12: Điều chỉnh giá trong hợp đồng


Trong mua bán quốc tế các hàng hóa mà giá cả biến động mạnh, các bên nên đưa vào hợp đồng
điều khoản về điều chỉnh giá. Nếu không, khi giá thay đổi sẽ rất dễ dẫn đến tranh chấp.
Hợp đồng mua bán thép giữa Cty Pháp (Scafom International BV)- người bán và Cty Hà Lan
(Lorraine Tubes S.A.S)- người mua. Tranh chấp phát sinh khi giá thép trên thị trường tăng 70%
khiến hai bên bất đồng về việc điều chỉnh giá trong hợp đồng. Tranh chấp được giải quyết tại

om
Tòa phá án (Cour de Cassation) của Bỉ, số C.07.0289.N, ngày 19/6/2009. Hợp đồng được điều
chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) và Bộ
Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế.

.c
Tranh chấp về giá

ng
Người mua Hà Lan đã ký một số hợp đồng với người bán Pháp về việc giao ống thép. Sau đó,
giá thép bất ngờ tăng 70%. Hợp đồng không bao gồm điều khoản điều chỉnh giá. Người bán cho
co
rằng gặp khó khăn do giá thép tăng và yêu cầu đàm phán lại giá hợp đồng. Tuy nhiên, người mua
không chấp nhận và muốn người bán giao hàng theo giá hợp đồng vì hợp đồng không có điều
an

khoản về điều chỉnh giá.


Phiên tòa đầu tiên thừa nhận rằng sự tăng giá không lường trước được đã dẫn đến một sự mất cân
th

bằng nghiêm trọng và việc tiếp tục thực hiện hợp đồng với giá hợp đồng sẽ làm người bán thiệt
hại, trừ khi người bán có quyền đàm phán lại giá. Công ước Vienna không có quy định cụ thể
ng

cách xử lý trong trường hợp khó khăn làm mất cân bằng nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Tuy
vậy, Toà phá án của Bỉ chỉ ra rằng thực tế là điều 79 (1) Công ước Vienna quy định rõ ràng về
o

bất khả kháng như một sự kiện miễn trách không có nghĩa là nó hoàn toàn tuyệt đối loại trừ
du

những khó khăn xác đáng và khả năng đàm phán lại giá như trường hợp đang giải quyết. Thứ
nhất, theo quan điểm của toà án, một sự thay đổi không lường trước được như trường hợp đang
giải quyết có thể tạo thành một sự kiện miễn trách theo điều 79 (1) Công ước Vienna. Thứ hai,
u

toà án nhắc lại rằng theo điều 7 (1) và 7 (2) Công ước Vienna, công ước được bổ sung bởi những
cu

nguyên tắc chung mà từ đó công ước được hình thành, đồng thời cũng nhấn mạnh đến nguyên
tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng.
Toà án đã quyết định áp dụng Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
để bổ sung cho Công ước Vienna. Theo điều 6.2.2 của Bộ Nguyên tắc này, một bên có thể yêu
cầu bên kia đàm phán lại nếu có những sự kiện xảy ra làm thay đổi cơ bản sự cân bằng của hợp
đồng (những trường hợp như vậy được gọi là hardship - tạm dịch là hoàn cảnh khó khăn). Hơn
nữa, nguyên tắc thiện chí trong kinh doanh quốc tế cũng yêu cầu các bên phải hợp tác để cùng
khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Với những lập luận trên, Tòa phá án Bỉ cho rằng người bán có quyền yêu cầu đàm phán lại giá
và bác bỏ khiếu kiện của người mua.
Bài học kinh nghiệm

20
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà đối tượng hợp đồng là những mặt hàng có giá cả
biến động mạnh với xu hướng khó nắm bắt, hoặc những hợp đồng có thời hạn thực hiện dài, các
bên nên có điều khoản về điều chỉnh giá cả để tránh thiệt hại cho người bán và người mua cũng
như các tranh tranh chấp có thể xảy ra. Dù trong hợp đồng không có điều khoản về điều chỉnh
giá thì khi giá của hàng hóa biến động quá lớn (trường hợp hardship), các bên nên có thiện chí
đàm phán lại giá nhằm xác định lại một mức giá hợp lý, cho phép đảm bảo lợi ích của cả hai bên,
giữ được mối quan hệ làm ăn hữu hảo.
Lý thuyết về hardship là một lý thuyết mới trong pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy lý
thuyết này bắt nguồn từ các nước Common law và chưa được công nhận tại nhiều quốc gia Civil
law nhưng thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy nhiều tòa án và trọng tài đã áp dụng lý thuyết
này nhằm xử lý công bằng tranh chấp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong
hợp đồng mua bán, đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp như hiện nay.

om
Case study 13: Vi phạm cơ bản hợp đồng

.c
Khi một bên vi phạm hợp đồng và vi phạm đó là vi phạm cơ bản thì bên kia có quyền hủy hợp
đồng. Thực tiễn tranh chấp trong kinh doanh quốc tế cho thấy không dễ dàng để xác định đâu là

ng
vi phạm cơ bản.
Tranh chấp giữa Bên mua là các Cty của Argentina và của Hungary, Bên bán là một Cty của
co
Nga. Bên mua kiện bên bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì đã không giao hàng như cam kết.
Bên bán cho rằng Bên mua đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì đã chậm thanh toán. Tranh chấp được
an

xét xử tại Hội đồng trọng tài Zurich, phán quyết tuyên ngày 31/5/1996. Công ước Vienna năm
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi tắt là CISG) đã được áp dụng.
th

Diễn biến tranh chấp


ng

Từ năm 1991, người bán Nga (một tổ chức của Chính phủ) ký kết một số hợp đồng bán nhôm
cho một số người mua có trụ sở kinh doanh ở Argentina và Hungary (bên mua). Việc giao hàng
o

được tiến hành đúng thời hạn cho tới khi Cty người bán chuyển quyền sở hữu cho một Cty tư
du

nhân của Nga. Cty này ngay lập tức tuyên bố sẽ không tiếp tục thực hiện việc giao hàng. Trong
quá trình trao đổi thư từ giữa hai bên sau đó, bên mua lưu ý rằng, họ sẽ phải chịu những thiệt hại
u

nặng nề nếu như hàng hoá không được giao đúng hạn. Bên bán đưa ra hoá đơn theo đó ghi rõ số
cu

tiền cụ thể đòi bên mua phải thanh toán theo nhiều chuyến hàng trước đó. Bên bán cho rằng, việc
bên mua trì hoãn thanh toán tiền hàng những lô hàng trước dẫn tới vi phạm cơ bản nghĩa vụ của
bên mua, do vậy, bên bán có quyền từ chối thực hiện hợp đồng. Bên mua đề nghị đàm phán để
giải quyết tranh chấp nhưng bên bán từ chối. Bên mua đã kiện bên bán ra trọng tài đòi bồi
thường các khoản thiệt hại phát sinh do không giao hàng.
Quyết định của trọng tài
Về việc người bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng: Trọng tài phán xét rằng, việc người bán ngừng
giao hàng dẫn tới vi phạm nghĩa vụ của người bán theo điều 30 CISG. Hơn nữa, người bán lại
tuyên bố rõ là từ chối thực hiện nghĩa vụ giao hàng, điều này khiến cho vi phạm của người bán
cấu thành vi phạm cơ bản theo điều 25 CISG và vì vậy, bên mua được quyền tuyên bố huỷ hợp
đồng mà không cần phải gia hạn cho người bán (theo điều 49.1.a CISG).

21
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Việc người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán: Để xem xét liệu vi phạm của bên mua về nghĩa vụ
thanh toán theo hợp đồng giao hàng từng phần có phải là vi phạm cơ bản hay không, trọng tài đã
trích dẫn điều 73.2 CISG, “nếu một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô
hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một sự vi phạm cơ bản với các lô
hàng sẽ được giao trong tương lai thì họ có thể tuyên bố huỷ hợp đồng đối với các lô hàng tương
lai đó”. Trọng tài lập luận rằng, không có chứng cứ chỉ ra việc bên mua không thể hay không có
thiện chí thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình, vì trên thực tế, bên mua vẫn có khả năng thanh
toán và vẫn muốn đàm phán với bên bán về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng. Hơn nữa, bên bán
đã không gia hạn thêm cho việc thanh toán và vì thế không thể đòi hủy hợp đồng theo điều
64.1.b CISG. Trọng tài chỉ thêm rằng, việc bên bán từ chối đàm phán với bên mua đi ngược lại
với nguyên tắc thiện chí. Với những lập luận nói trên, trọng tài ra phán quyết người mua được
đòi bồi thường những thiệt hại cho những tổn thất thực tế của họ (bao gồm chi phí lưu kho và chi

om
phí tài chính phát sinh do việc ngừng giao hàng), theo điều 74 CISG.
Bài học kinh nghiệm

.c
Thứ nhất, nếu không vì lý do bất khả kháng, người bán không nên tự tuyên bố ngừng thực hiện

ng
hợp đồng, nếu không, vi phạm của người bán sẽ bị coi là vi phạm cơ bản và người bán sẽ phải
bồi thường những thiệt hại đối với người mua do việc vi phạm hợp đồng của người bán gây ra.
co
Thứ hai, người bán muốn quy kết người mua vi phạm cơ bản hợp đồng thì phải có những căn cứ
xác đáng và bằng chứng chứng minh. Trong trường hợp người mua chậm thanh toán, đây không
an

được coi là vi phạm cơ bản, người bán không có quyền ngay lập tức hủy hợp đồng. Người bán
phải gia hạn cho người mua một thời hạn hợp lý để thực hiện nghĩa vụ. Nếu hết thời hạn này mà
th

người mua vẫn không thanh toán thì người bán có quyền hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt
hại (điều 64 CISG).
ng

Thứ ba, người bán không nên từ chối việc đàm phán với người mua để giải quyết tranh chấp.
o

Điều này thể hiện sự không thiện chí, thiếu hợp tác của người bán và mâu thuẫn với nguyên tắc
du

thiện chí và trung thực trong thương mại quốc tế. Đây sẽ là điểm bất lợi cho người bán trong quá
trình khiếu nại, kiện tụng.
u
cu

Case study 14: Sự kiện bất khả kháng


Nếu một bên gặp bất khả kháng mà vi phạm hợp đồng đã ký kết thì sẽ được miễn trách nhiệm.
Tuy vậy, trên thực tế, đôi khi không dễ xác định một sự kiện có phải là bất khả kháng hay không.
Tranh chấp giữa một Cty Áo (người bán) và một Cty Bulgari (người mua). Người bán kiện người
mua ra trọng tài đòi người mua bồi thường thiệt hại do người mua không mở thư tín dụng (L/C).
Người mua cho rằng mình không mở thư tín dụng là do gặp bất khả kháng. Hai bên tranh cãi về
sự kiện bất khả kháng mà bên mua viện dẫn. Tranh chấp được xét xử tại Trung tâm trọng tài
quốc tế Paris, phán quyết số 7197/1992.
Diễn biến tranh chấp
Năm 1990, người bán và người mua ký kết một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa theo mẫu. Các bên
thỏa thuận thanh toán bằng thư tín dụng mở trước một ngày đã được ấn định và hàng hóa phải

22
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

được giao theo điều kiện DAF (Incoterm 1990) tại biên giới Áo – Bulgari bốn tuần sau khi mở
thư tín dụng.
Người mua không thực hiện nghĩa vụ của mình là mở thư tín dụng trong thời hạn đã được quy
định trong hợp đồng và trong cả thời gian được gia hạn thêm bởi người bán. Người bán kiện
người mua ra trọng tài, đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do người mua không thực hiện hợp
đồng.
Người mua phản bác lại và cho rằng thư tín dụng không được mở là do Chính phủ Bulgari đã ra
lệnh đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Đây là sự kiện bất khả kháng và vì vậy, người
mua được hoàn toàn miễn trách, không phải bồi thường thiệt hại.
Phán quyết của trọng tài

om
Trọng tài cho rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp
Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) vì cả Áo và Bulgari đều là thành viên của

.c
Công ước này.
Trọng tài dẫn chiếu điều 54 CISG, theo đó, người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, bao

ng
gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có
thể thực hiện được thanh toán tiền hàng.
co
Trọng tài cho rằng việc Chính phủ Bulgari yêu cầu đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước ngoài
không phải là một trường hợp “bất khả kháng” làm cho người mua không thể mở thư tín dụng
an

được. Theo điều 79 khoản 1 CISG, sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát
th

của các bên, các bên không lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng và các bên không tránh
được cũng như không khắc phục được các hậu quả của sự kiện này.
ng

Trong tranh chấp trên, việc Chính phủ Bulgari ra lệnh đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước
ngoài là một sự kiện xảy ra khách quan, ngoài tầm kiểm soát của người mua. Tuy nhiên lệnh
o

đình chỉ đó đã được thông báo vào thời điểm kí kết hợp đồng. Vì vậy người mua chắc chắn đã
du

phải tiên liệu được rằng lệnh đình chỉ đó sẽ gây khó khăn cho việc mở thư tín dụng. Như vậy, sự
kiện này không phải là “không thể lường trước được”.
u
cu

Hơn nữa, trên thực tế, người mua không chứng minh được rằng việc không mở được thư tín
dụng là hệ quả của lệnh đình chỉ đó.
Với những lập luận đó, trọng tài ra phán quyết sự kiện mà người mua viện dẫn không phải là sự
kiện bất khả kháng nên người mua không được miễn trách mà phải bồi thường cho người bán do
không thực hiện nghĩa vụ.
Bài học kinh nghiệm
Thông thường có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan mà bên vi phạm
không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là các hiện
tượng tự nhiên (bão, lốc, lũ lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa phun...) hay các sự

23
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

kiện xã hội (chiến tranh, phá hoại, đình công, lệnh cấm của Chính phủ...) và các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để được công nhận là một sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải hội đủ ba điều
kiện: Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra khách quan”, tức là xảy ra mà không phụ thuộc vào ý
chí của các bên trong hợp đồng. Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”. Thứ
ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được” mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.
Trong trường hợp tranh chấp ở trên, lỗi của người mua là mặc dù đã biết trước về khó khăn trong
vấn đề thanh toán do quy định của Chính phủ, nhưng lại không thông báo rõ ràng với người bán
để tìm ra giải pháp thích hợp cho việc thanh toán. Bài học đối với các bên của hợp đồng là khi
gặp sự kiện ngoài ý muốn thì cần nhanh chóng thông báo cho đối tác để tìm cách giải quyết cho
phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự kiện đó đến việc thực hiện hợp đồng, tránh tình trạng ỷ

om
vào đó là trường hợp bất khả kháng mà không có hành động cần thiết hợp lý.
Hơn nữa, khi gặp trường hợp bất khả kháng, phải khẩn trương thu thập các chứng từ, chứng cứ

.c
chứng minh sự kiện bất khả kháng cũng như chứng minh ảnh hưởng của sự kiện đó đến việc
thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Case study 15: Sửa chữa chào hàng


ng
co
Khi nhận được chào hàng của người bán, nếu người mua có những thay đổi, bổ sung thì đó
không được coi là chấp nhận chào hàng. Tuy vậy, nếu sửa đổi, bổ sung đó không biến đổi cơ bản
an

chào hàng ban đầu, thì hợp đồng được coi là đã được thiết lập giữa hai bên.
th

Tranh chấp giữa người bán Trung Quốc và người mua Thụy Điển. Nhận được chào hàng theo giá
FOB của người bán, người mua chấp nhận chào hàng, nhưng xóa nội dung “không chấp nhận
ng

thuê tàu hơn 20 tuổi” và sửa “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ được trả theo hợp đồng thuê
tàu”. Hai bên tranh cãi xem phúc đáp của người mua có được xem là chấp nhận chào hàng hay
o

không ? Tranh chấp được giải quyết bởi Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung
du

Quốc (CIETAC) và áp dụng Công ước Vienna(CISG).


Diễn biến tranh chấp
u
cu

Ngày 5/6/2000, người bán chào hàng 10.000 MT hạt cải dầu với tiêu chuẩn trên 38% protein, độ
ẩm dưới 12,5%. Ngày 7/6/2000, người mua nhận được thư chào hàng và đề nghị người bán fax
hợp đồng và các điều kiện L/C cho người mua. Ngày 9/6, người bán fax hợp đồng nhưng bên
mua xóa “không chấp nhận thuê tàu hơn 20 tuổi” và sửa “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ
được trả theo hợp đồng thuê tàu” trong bản hợp đồng gốc, sau đó ký, đóng dấu và fax cho người
bán.
Vào ngày 14/6, người bán đã fax cho văn phòng đại diện của người mua ở Hong Kong, thể hiện
rằng với lý do người mua đã tự ý sửa đổi hợp đồng, người bán không thể xác nhận hợp đồng này.
Ngày 22/6, người bán gửi thư cho người mua nói rằng hợp đồng không có hiệu lực và L/C không
còn giá trị.

24
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Vì người bán từ chối thực hiện hợp đồng, nên người mua phải mua hàng thay thế với giá cao hơn
từ Cty C, Singapore. Như vậy, người mua phải trả thêm 150.675 USD so với hợp đồng với người
bán.
Quyết định của trọng tài
Người mua cho rằng những thay đổi trong nội dung phúc đáp chào hàng của anh ta không ảnh
hưởng đến nội dung cơ bản của chào hàng; nhưng người bán thì cho rằng đó là mấu chốt để kết
luận hợp đồng chưa được hình thành. Theo điều 19 CISG, khoản 2: “…một sự phúc đáp có
khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những
điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là
chấp nhận chào hàng trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản
đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào

om
hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của
chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng”.

.c
Xét thấy hai thay đổi trong phúc đáp chào hàng của người mua, bao gồm xóa “không chấp nhận
thuê tàu hơn 20 tuổi” và sửa “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ được trả theo hợp đồng thuê

ng
tàu” trong bản hợp đồng gốc, không thuộc các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan mà làm biến
đổi cơ bản nội dung chào hàng. Theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng là FOB, Incoterms
co
2000, những thay đổi của người mua về độ tuổi của tàu và việc thanh toán cước phí không làm
thay đổi cơ bản nội dung của thư chào hàng, không làm tăng trách nhiệm của người bán. Bên
an

cạnh đó, người bán chậm trễ trong việc thông báo từ chối của mình trước thay đổi trong phúc
đáp của người mua. Theo khoản 2 điều 19 CISG, sự từ chối của người bán trước thay đổi trong
th

phúc đáp của người mua phải thực hiện “ngay lập tức”. Chính vì vậy, người bán trong trường
hợp này đã coi như là chấp nhận những thay đổi đó. Vì vậy, Hội đồng trọng tài quyết định Hợp
ng

đồng số SF0610 có hiệu lực đối với cả bên bán và bên mua.
o

Kinh nghiệm cho DN Việt


du

Kết quả của tranh chấp là sự thất bại của người bán Trung Quốc, và số tiền bồi thường thiệt hại
cho người mua lên đến hàng nghìn USD. Tổn thất này đến từ sự thiếu hiểu biết của DN Trung
u

Quốc khi tham gia sân chơi thương mại quốc tế. Mặc dù Trung Quốc đã gia nhập Công ước
cu

Vienna nhưng rõ ràng là người bán Trung Quốc không nắm được nội dung công ước nên đã có
những ứng xử không phù hợp với các quy định mà công ước nêu ra. Từ bài học của DN Trung
Quốc trong vụ tranh chấp này, các DN VN cần ý thức được rằng, khi tham gia kí kết hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, thì vấn đề tìm hiểu về mặt pháp lý là cực kì quan trọng. Hợp đồng
mua bán hàng hóa có liên quan đến yếu tố nước ngoài thường phức tạp hơn trong vấn đề nguồn
luật điều chỉnh nên các doanh nghiệp cần phải biết hợp đồng của mình sẽ chịu sự điều chỉnh của
những nguồn luật nào: luật quốc tế hay luật quốc gia của nước bạn hàng, và nguồn luật nào được
ưu tiên áp dụng để có sự chuẩn bị tốt nhất. Điều 396 Bộ Luật dân sự VN yêu cầu chấp nhận
chào hàng là phải chấp nhận toàn bộ nội dung của chào hàng không chấp nhận bất kỳ sửa đổi bổ
sung nào, Trong khi đó Công ước Viên cho phép những thay đổi trong chấp nhận chào hàng mà
không làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng ban đầu thì không ảnh hưởng đến hợp đồng.

25
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Qua đó, chúng ta thấy được tính linh hoạt của Công ước Viên trong việc điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa.
Các DN VN có thể quen với cách quy định của Bộ Luật dân sự VN và có nguy cơ gặp rủi ro nếu
áp đặt cách quy định đó cho hợp đồng mua bán quốc tế.

Bonus: Tranh chấp về nghĩa vụ vận chuyển trong hợp đồng C&F
Các bên:
 Nguyên đơn: Công ty Bỉ
 Bị đơn: Công ty Bỉ là thành viên của một tập đoàn Nhật Bản
Các vấn đề được đề cập:

om
 Bán C&F: Thời điểm chuyển giao rủi ro, Lỗi của người vận chuyển
 Thiệt hại: Đánh giá thiệt hại, Nghĩa vụ giảm thiểu thiệt hại
 Thời điểm bắt đầu tính lãi

.c
 Đồng tiền trong tài khoản và Đồng tiền thanh toán
 Bán hàng để xuất khẩu

ng
Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn ký kết một hợp đồng mua của bị đơn 500 tấn thép theo các điều kiện C&F Karachi. Hợp đồng quy định
co
bốc hàng lên tàu khởi hành từ "bất kỳ cảng nào của Châu Âu" và theo "bất kỳ đường biển nào" theo lựa chọn của bị
đơn, người bán. Tuy nhiên, khoảng một tháng sau khi hợp đồng được ký kết, nguyên đơn gửi cho bị đơn yêu cầu của
người mua lại Pakistan theo đó "hàng phải được chở bằng tàu theo tuyến thông thường" đến thẳng Karachi. Bị đơn
an

đã chuyển các yêu cầu mới này đến người trung gian vận chuyển của mình và nêu rõ "tuyến đường yêu cầu: tàu chở
hàng theo tuyến thông thường, đi trực tiếp đến Karachi".
th

Không may là chiếc tàu được người trung gian vận chuyển của bị đơn thuê đã không tới được Karachi. Chuyến tàu
này xuất phát từ Anvers với số thép bán cho nguyên đơn, dừng lại ở Rotterdam vài ngày rồi đến Dunkerque để dỡ
ng

khoảng 12.000 tấn đường chở trên tàu. Tuy nhiên, tàu này đã không thể rời cảng Dunkerque vì bị các chủ nợ của
chủ tàu tịch thu để bán đấu giá sau khi tất cả hàng hoá trên tàu bao gồm cả số hàng bán cho nguyên đơn đã được dỡ
o

xuống và lưu kho theo quyết định của Chánh án Toà Thương mại Dunkerque.
du

Do không nhận được số thép nói trên nên người mua Pakistan của nguyên đơn đã quyết định huỷ hợp đồng với
nguyên đơn. Nguyên đơn thông báo với bị đơn rằng bị đơn phải chịu trách nhiệm cho mọi thiệt hại vì tàu đã không
đi tuyến trực tiếp từ Anves đến Karachi và nói rõ rằng để giảm thiểu thiệt hại nguyên đơn sẽ cố gắng thu xếp với
u

người mua Pakistan. Việc dàn xếp này đã kết thúc bằng việc nguyên đơn bồi thường cho người mua Pakistan. Và
cu

cũng để giảm thiệt hại, nguyên đơn đã bán lại lô hàng nói trên với sự chấp thuận của bị đơn, bị đơn cũng tự nguyện
mua lại 3/5 số hàng này.
Nguyên đơn yêu cầu Uỷ ban Trọng tài buộc bị đơn bồi thường toàn bộ thiệt hại mà nguyên đơn đã phải gánh chịu,
bao gồm:
Khoản chênh lệnh giữa giá của hợp đồng với giá mà nguyên đơn thu được sau khi phải bán lại lô hàng tại
Dunkerque,
Khoản tiền đã bồi thường cho người mua Pakistan,
Các chi phí chi tại Dunkerque, Các chi phí vận chuyển hàng cho những người mua mới, Các chi phí đi lại đến
Karachi.
Nguyên đơn cũng yêu cầu rằng những thiệt hại tính bằng USD và Franc Pháp phải được quy đổi sang Franc Bỉ theo
tỷ giá quy đổi hiện hành vào thời điểm thanh toán hoặc vào ngày nguyên đơn phải thực hiện các chi phí đó do hợp
đồng không được thực hiện.

26
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Bị đơn đã bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn và lập luận rằng trong các hợp đồng mua bán C&F mọi rủi ro xảy ra sau
khi bốc hàng lên tàu thuộc trách nhiệm của người mua và hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn không quy định bị
đơn phải thuê một chuyến tàu đi thẳng đến Karachi. Hơn nữa, bị đơn cho rằng nguyên đơn chỉ có quyền đòi các thiệt
hại là khoản chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá bán cho người mua Pakistan. Bị đơn cũng cho rằng việc quy đổi
các khoản tiền tính bằng USD, Franc Pháp chỉ phải thực hiện vào thời điểm thi hành phán quyết.

Tính toán thiệt hại:

Theo bị đơn thì khoản thiệt hại mà nguyên đơn có thể được bồi thường chỉ hạn chế ở khoản chênh lệch giữa giá mà
nguyên đơn đã trả cho bị đơn (457.000 USD) và giá mà nguyên đơn đã bán lại hàng hoá cho người mua Pakistan
(461.866,02 USD) tức là 4.866,02 USD, những phần thiệt hại khác mà nguyên đơn yêu cầu xuất phát từ một nguyên
nhân khác với nguyên nhân được viện dẫn.

Lập luận này của bị đơn là không thể chấp nhận được.

om
Do không tôn trọng các quy định của HĐ và có lỗi trong việc hàng hoá phải chịu những rủi ro mà bên mua đã cố
tránh, áp dụng các Điều 1150 và 1151 Bộ luật Dân sự, bên bán phải chịu toàn bộ các thiệt hại có thể lường trước là

.c
hậu quả trực tiếp và ngay tức thì của việc không thực hiện hợp đồng.

Trong các hoàn cảnh cụ thể của trường hợp này, có tính đến các yêu cầu của bên mua về tuyến đường trực tiếp của

ng
hàng hoá, những thiệt hại có thể lường trước là hậu quả trực tiếp và ngay tức thì của việc không thực hiện HĐ không
chỉ bao gồm thiệt hại lợi nhuận bị mất do không chuyển được hàng hoá đến người mua Pakistan, mà còn bao gồm cả
co
các thiệt hại từ việc nguyên đơn phải bồi thường cho các chi phí mà người mua Pakistan đã phải bỏ ra vô ích và từ
việc hàng hóa đã buộc phải bốc dỡ tại Dunkerque cũng như những giảm giá mà nguyên đơn đã phải thực hiện ra khi
an

bán lại lô hàng với sự chấp thuận của bị đơn để tránh tăng thiệt hại.
th

Nguyên đơn đòi trước tiên là khoản chênh lệch giữa giá mà đáng lẽ nguyên đơn bán cho khách hàng Pakistan và giá
thực tế bán lại tại Dunkerque cộng với các giảm giá. Yêu cầu này là chính đáng vì các lý do đã trình bày trên.
ng

Tuy nhiên từ các tài liệu trong hồ sơ cho thấy giá mà nguyên đơn bán cho người mua Pakistan không đến
461.866,02 USD mà là 459.015,67 USD vì nguyên đơn đã chấp nhận giảm giá 2.850,35 USD.
o
du

Giá bán tại Dunkerque là 340.867,03 USD. Vì vậy khoản thiệt hại trong phần này là 118.148,64 USD.

Về thiệt hại mà nguyên đơn phải bồi thường cho người mua Pakistan sau khi đã thoả thuận hoà hữu, thiệt hại này
u

bao gồm tiền lãi trên số tiền mở Thư tín dụng để trả tiền hàng tính trong khoảng thời gian từ ngày 4 tháng 7 năm
cu

1985 đến ngày 1 tháng 10 năm 1985, tức là 23.892,19 USD và các chi phí mà người mua Pakistan đã phải bỏ ra để
hoàn thiện các giấy tờ tín dụng, phí xin cấp phép nhập khẩu, phí bảo hiểm và tiền lãi trên tổng số phí nói trên, tức là
21.225,54 USD.

Tổng số thiệt hại là 45.117,73 USD là hoàn toàn chính đáng.

Nguyên đơn cũng có lý khi yêu cầu hoàn trả các chi phí mà nguyên đơn đã phải thực hiện để cử một đại diện đến
Karachi để dàn xếp các yêu sách của người mua Pakistan, tức là 93.378 Franc Bỉ.

Các chi phí ở Dunkerque cũng hoàn toàn chính đáng, bao gồm các chi phí trả cho cơ quan tạm giữ hàng hoá đã thực
hiện việc dỡ hàng và bán đấu giá và các chi phí khác liên quan với tổng số là 122.340,16 Franc Pháp, cũng như các
chi phí chuyển hàng hoá cho những người mua mới là 50.414,17 Franc Pháp và 186.668 Franc Bỉ.

27
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Về ngày quy đổi các thiệt hại tính bằng đồng Franc Pháp và USD sang đồng Franc Bỉ, Uỷ ban Tính chất của việc bồi
thường thiệt hại cho việc không thực hiện HĐ là nguyên đơn phải được đưa về tình trạng mà nguyên đơn đáng lẽ sẽ
ở trong tình trạng đó nếu bị đơn thực hiện đúng các nghĩa vụ mà mình đã cam kết.

Để đạt được mục tiêu này không thể quy đổi sang đồng Franc Bỉ các ngoại tệ theo tỷ lệ quy đổi vào ngày ký kết HĐ
và cũng không phải là vào ngày bị đơn thanh toán cho nguyên đơn các khoản bồi thường thiệt hại. Ngược lại, cần
quy đổi theo tỷ lệ quy đổi áp dụng vào ngày mà nguyên đơn, công ty Bỉ, chịu các thiệt hại mà bị đơn phải bồi
thường.

Những khoản tiền lãi trên số tiền bồi thường thiệt hại mà nguyên đơn được hưởng sẽ do bị đơn chịu tính từ ngày 21
tháng 10 năm 1985, ngày mà nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường, trừ các chi phí mà nguyên đơn thực hiện sau
ngày này - tiền lãi trên các chi phí này chỉ được tính bắt đầu từ ngày chi thực tế.

om
Ý kiến bảo lưu

Mặc dù các kết luận trong phán quyết về lỗi của người bán trong HĐ vận chuyển là không thể tranh cãi, phân tích

.c
trong phán quyết về mối quan hệ giữa các bên trong HĐ mua bán C&F vẫn còn vài điểm không chính xác. Như các
trọng tài viên đã nhấn mạnh, đối với việc ký kết HĐ vận chuyển thì các nghĩa vụ của người bán C&F cũng giống

ng
như các nghĩa vụ của người bán CIF. Tuy nhiên, sẽ là không chính xác khi khẳng định rằng: "Người bán C&F có
nghĩa vụ vận chuyển hoặc nhờ một chủ thể khác vận chuyển hàng hoá theo các điều kiện vận chuyển đã thoả thuận
co
giữa người bán và người mua với chi phí do người bán chịu, tuy nhiên mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng
hải lại thuộc về trách nhiệm của người mua tính từ khi xếp hàng lên tàu".
an

Đúng là trong các HĐ mua bán C&F và CIF, người mua phải chịu trách nhiệm đối với mọi rủi ro kể từ thời điểm
xếp hàng lên tàu, nhưng người bán cũng không có nghĩa vụ nhờ một chủ thể khác vận chuyển và càng không có
th

nghĩa vụ tự mình vận chuyển. Thực tế thì nghĩa vụ của người bán trong trường hợp này chỉ giới hạn trong việc ký
một HĐ vận chuyển hàng hoá với chi phí vận chuyển do người bán chịu, với những điều kiện thông thường, theo
ng

tuyến đường thông thường bằng một tàu đi biển dạng thường được sử dụng để chuyên chở loại hàng hoá là đối
tượng của hợp đồng. Điều A(2) INCOTERMS quy định rất rõ về việc này. Điều 39 Luật Pháp ngày 3/1/1969 cũng
o
du

phản ánh tương tự như vậy các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này: "Trong HĐ mua bán CIF, người bán có nghĩa vụ
ký HĐ vận chuyển và xếp hàng hoá lên tàu cũng như bảo đảm hàng hoá chống lại những rủi ro trong quá trình vận
chuyển".
u
cu

Như vậy người bán coi như đã hoàn thành các nghĩa vụ của mình liên quan đến việc vận chuyển kể từ thời điểm các
điều kiện của HĐ vận chuyển mà người này ký kết không gặp sự phản kháng gì từ phía người mua; không trái với
các thông lệ quốc tế cũng như những qui định cá biệt trong HĐ mua bán. Ngược lại, nếu người bán ký HĐ vận
chuyển với những điều kiện bất bình thường, mà việc thực hiện HĐ đó dẫn tới thiệt hạicho người mua thì phải chịu
trách nhiệm đối với những thiệt hại đó.

Tuy nhiên Uỷ ban Trọng tài không hẳn đã nhầm khi khẳng định rằng "các hậu quả của việc người vận chuyển thực
hiện không đúng HĐ vận chuyển hàng hoá... thuộc về trách nhiệm của người mua". Kết luận này cũng đúng cả trong
trường hợp người vận chuyển thực hiện một nghĩa vụ của người mua vì lợi ích của người mua.

Về các yêu cầu của người mua liên quan đến việc vận chuyển, có thể khẳng định rằng các yêu cầu này là hoàn toàn
hợp lý. Trên thực tế, đúng là trong các HĐ mua bán C&F và CIF, người mua chỉ là một bên thứ ba của HĐ vận
chuyển, nhưng người mua cũng không hoàn toàn thờ ơ với các điều kiện của HĐ vận chuyển vì người mua là người
phải chịu các hậu quả trực tiếp của việc thực hiện HĐ vận chuyển và các rủi ro gắn liền với việc vận chuyển đó.

28
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
Group: Chìa khóa FTU

Trong trường hợp này, rõ ràng là người bán đã có lỗi khi ký một HĐ vận chuyển không tuân thủ thoả thuận giữa hai
bên. Tuy nhiên lỗi này không phải là nguyên nhân gây ra toàn bộ thiệt hại mà người mua yêu cầu được bồi thường.
Có thể thấy là phán quyết của các trọng tài viên đã không chấp nhận quan điểm này. Theo lập luận của các trọng tài
viên thì nếu lỗi của người bán là nguyên nhân gây ra thiệt hại thì nó chính là nguyên nhân duy nhất bởi, như Uỷ ban
Trọng tài đã nhấn mạnh, đây là một thiệt hại có thể dự đoán được và có tính trực tiếp.

Nhưng liệu có dám chắc là thiệt hại sẽ không xảy ra trong trường hợp Cty vận tải khai thác tuyến đi thẳng
Anvers/Karachi hay không. Liệu tàu có thể bị bắt giữ khi tàu ghé cảng vì lý do kỹ thuật không? Đây là câu hỏi mà
chỉ các trọng tài viên mới có quyền quyết định. Lý thuyết về rủi ro, được thể hiện trong các thông lệ mua bán quốc
tế và nhất là trong Incoterms, cũng dẫn đến các kết luận tương tự.

Về tiền lãi trên số tiền bồi thường thiệt hại

om
Người ta có thể ngạc nhiên tại sao Uỷ ban trọng tài có thể quyết định cho người mua được hưởng tiền lãi trên số tiền
bồi thường dễ dàng đến thế. Thực tế, đã thành nguyên tắc, trái với tiền lãi do quá hạn, tiền lãi trên số tiền bồi thường
thiệt hại chỉ được tính nếu người có nghĩa vụ đã cố tình trì hoãn việc thanh toán một cách thiếu thiện chí gây ra một

.c
thiệt hại riêng rẽ do trì hoãn (Điều 1153 Bộ luật Dân sự). Thế nhưng ở đây rõ ràng là các trọng tài viên đã không
quan tâm nhiều lắm đến "sự thiếu thiện chí" của người bán. Trong phán quyết này, mối quan tâm hàng đầu của các

ng
trọng tài viên là làm sao bồi thường đầy đủ cho nạn nhân của một lỗi HĐ và được xem xét trực tiếp trên các tình tiết
có yếu tố kinh tế. Đây thực ra cũng là một cách tiếp cận hay trong việc xác định thiệt hại. Tuy nhiên, nếu như các
co
trọng tài viên có cách tiếp cận như vậy thì tại sao không quyết định là tiền lãi trên số tiền phải bồi thường phải được
tính ngay từ ngày bắt đầu tồn tại khoản thiệt hại phải bồi thường. Cũng theo nguyên tắc này thì không thể tính số
an

tiền lãi trên số tiền bồi thường thiệt hại bắt đầu ngày ra phán quyết, mà lãi phải bắt đầu tính từ khi phải chịu thiệt
hại.
th

Còn time và muốn đọc tiếp các tình huống thì google:
ng

“50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc”


o
du

http://doc.edu.vn/tai-lieu/50-phan-quyet-trong-tai-quoc-te-chon-loc-37825/
u
cu

29
Pháp luật kinh doanh

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like