You are on page 1of 6

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỔNG ĐẠM KJELDAHL TRONG

ĐẤT VÀ THỰC VẬT (DISTILLATION AND TITRATION)

a. Dụng cụ, hoá chất:


- Bình tam giác 50mL và 250mL
- Bình tam giác Bình chưng cất
- Dung dịch NaOH 40% (400 g/1000Ml >> 500 g/1250mL)
- Acid boric (H3BO3)
- Hỗn hợp công phá mẫu (K2SO4 : CuSO4 : Se) trộn đều theo tỉ lệ 100:10:0.5
- H2SO4 sử dụng hóa chất Merck, để dành cho chuẩn độ TKN (nếu tự pha thì 0.325 mL
H2SO4 đậm đặc lên 1000mL đạt nồng độ 0.01N )
- Chỉ thị hiện màu: sử dụng acic boric và methyl red và brom green
0.13 g methyl đỏ + 0.20 g brom green >> thêm alcohol 950 lên thành 100mL (trữ
lạnh) = hỗn hợp (A)
Dung dịch chỉ thị màu: 20mL A + 20g H3BO3 >> định mức 1000mL (lưu lý: hoàn
tan hoàn toàn H3BO3 trước khi cho dung dịch A)
- H2SO4 sử dụng ngâm mẫu: 15g acid salicylic + 500mL H2SO4 (đậm đặc) = hỗn hợp (B)
b. Phương pháp
- Trước khi cân mẫu, trải 1 lớp mẫu đã được nghiền lên tấm giấy bạc hay giấy, trộn đều
mẫu.
- Cân 0.2g (hoặc 0,5g) mẫu rắn đã được trộn đều vào bình tam giác 50 mL và ghi lại trọng
lượng mẫu. Lưu ý: lượng mẫu sẽ gia giảm dựa vào nồng độ của đạm trong mẫu.
- Thêm vào mỗi mẫu 3g hỗn hợp công phá (tương đương 2 muỗng nhỏ hỗn hợp công
phá) + 10 mL hỗn hợp A. Lắc đều và để yên cho acid ngấm vào mẫu cây (có thể để như
thế qua đêm, 24h)
- Đun ở nhiệt độ khoảng < 3000C (nất 6-7 đối với bếp đun) trong vòng 20 phút
- Sau đó tăng nhiệt độ lên 3600C khoảng 1 giờ hoặc cho đến khi dung dịch chuyển sang
trắng đục thì ngừng đun (nếu thấy mẫu vẫn chưa chuyển sang trắng đục, có thể thêm 1-2
mL H2SO4 đđ và tiếp tục đun).

1
- Mỗi một đợt đun mẫu cần chuẩn bị mẫu trắng (blank), mẫu chỉ có hóa chất không có
mẫu rắn.
- Sử dụng giàn chưng cất (titration) của Kjeldahl.
- Thêm 20mL dung dịch chỉ thị màu vào bình hứng trong giàn Kjeldahl, 20mL dung dịch
NaOH 40% vào bình chạy đạm (đóng nhanh bình chưng cất để tránh đạm bay hơi).
- Đem mẫu đi chuẩn độ (bằng H2SO4 0.01N) đến khi dung dịch trong bình chuyển từ màu
xanh đen >> đỏ hồng thì dừng (thực hiện chuẩn độ dựa theo mẫu trắng). Ghi lại thể tích
chuẩn độ.
- Nồng độ TKN trong mẫu được tính theo công thức:
N%= (V trung bình mẫu thật – V mẫu trắng) x 0.01 x 0.014/KL mẫu (g)

2
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỔNG LÂN (TP) TRONG ĐẤT VÀ
THỰC VẬT (ASCORBIC ACID METHOD, APHA)

a.Chuẩn bị
- Cân 0,1-0.5 g mẫu (cây hoặc đất) đã được nghiền nhỏ và trộn đều vào bình tam giác 50
mL (triplicate measurements in the lab), ghi lại trong lượng mẫu cân.
- Thêm 10 mL dd H2SO4 đđ và 1mL giọt axit pecloric (HClO4)
- Lắc mẫu cho acid thấm đều và để yên mẫu qua đêm. Chuẩn bị cho mẫu trắng (blank)
như trên, nhưng chỉ có hóa chất không có mẫu rắn. Mẫu đường chuẩn cũng được tiến
hành như trên.
- Ngày hôm sau, đặt mẫu lên bếp đun nhiệt độ < 200oC
- Sau khi sôi được 3-4 giờ mẫu vẫn chưa trắng, có thể cho thêm 1-2 giọt HClO4 để quá
trình công phá nhanh hơn (cẩn thận khi thêm acid)
- Làm nguội mẫu, dùng nước cất chuyển mẫu sang bình định mức 100 mL tráng sạch
nhiều lần (để yên bình qua đêm cho lắng cặn, hoặc có thể dùng giấy lọc) cho đến vạch
100 mL.
*Ghi chú: giữ lại những mẫu đã được công phá để đến khi hoàn tất đọc kết quả, nếu mẫu
vượt đường chuẩn thì làm lại từ công đoạn này trở về sau (tức không cần công phá mẫu
lần nữa)
- Đem cho hiện màu giống với PO43- :
Dung dịch H2SO4 5N (1): 14mL H2SO4 đđ pha loãng thành 100mL nước cất
K(SbO)C4H4O60.5H2O (2): Cân 0.2743g hoà tan trong 100mL bằng nước cất. Trữ
lạnh trong chai thủy tinh tối có nắp đậy.
(NH4)6MO7O24.4H2O (3): Cân 4 g hoà tan trong bình 100mL bằng nước cất. Trữ
lạnh trong chai thủy tinh có nắp đậy
Acid ascorbic 0.1M (4): Cân 1.76g hoà tan trong 100mL nước cất. Trữ lạnh trong
chai thuỷ tinh nắp đậy, hoá chất này sử dụng trong vòng một tuần.
Hỗn hợp hiện màu: Trộn đều các hoá chất trên theo thứ tự 25mL (1) + 2.5mL (2) +
7.5mL (3) + 15mL (4). Mix mỗi lần thêm vào một chất. Hỗn hợp này ổn định trong
4 giờ. (Tốt nhất nên lấy các chất 1, 2, 3 và 4 ra khỏi tủ lạnh cho trở về nhiệt độ phòng.

3
Tùy theo số lượng mẫu mỗi đợt phân tích mà chuẩn bị lượng dd hỗn hợp hiện màu
vừa đủ (tránh lãng phí hóa chất).
b. Phương pháp phân tích
- Hút 5 mL dung dịch trong đã lắng cặn (hoặc đã lọc cặn) cho vào ống nghiệm
- Từ bước này dung dịch đường chuẩn sẽ được chuẩn bị như mẫu thật (tức không cần
công phá dung dịch chuẩn)
- Nhỏ 1 giọt Phenolphtalein (1%), lắc đều, và trung hòa bằng NaOH 40% đến khi xuất
hiện màu hồng, sau đó cho H2SO4 5N đến khi mất màu hồng.
- Dung dịch chuẩn PO43- 10ppm (Sử dụng dd chuẩn PO43- 1000ppm để pha loãng. Lưu ý
nên pha loãng làm nhiều lần để tránh sai số: (pha từ 1000 ppm >> 100 ppm >> 10ppm,
chai 100ppm nên trữ lại trong tủ lạnh để pha tiếp cho những lần sau)
- Đem cho hiện màu giống với PO43- (đọc mẫu ở 880 nm)
Chuẩn bị dãy đường chuẩn từ dung dịch chuẩn 10ppm, nồng độ tối đa cho phép đến
3mg/L (bao gồm mẫu blank).
Cho 0.8mL chất hiện màu vào mỗi ống nghiệm, lắc đều hỗn hợp. Đem so màu ở bước
sóng 880nm. (Nên đọc mẫu ngay sau khi cho chất hiển thị màu trong thời gian không
quá 30 phút)
Dãy đường chuẩn
Thứ tự Nồng độ Vddc 10ppm Vnước cất Vhiện màu
1 0 0 5 0.8
2 0.5 0.25 4.75 0.8
3 1 0.5 4.5 0.8
4 2 1 4 0.8
5 3 1.5 3.5 0.8
Cách tính P%:
P% = Nồng độ P trong dung dịch (mg/L) x 100 (mL) x 10-6 x 100/ KL mẫu (g)

4
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CARBON TRONG ĐẤT (PHƯƠNG PHÁP
WALKLEY BACK)
a. Chuẩn bị
- Kali dichromat (K2Cr2O7) 1N: cân chính xác 49,04 g kali dicromat đã sấy khô ở 105oC,
hòa tan vào trong bình định mức dung tích 1 lít (có thể đun nóng để quá trình hòa tan nhanh
hơn).
- FeSO4 0.5N: cân 139g FeSO4.7H2O hòa tan bằng 700 – 800mL nước cất và thêm vào
15mL H2SO4 đậm đặc, lắc cho tan đều rồi lên thể tích 1 lít. Lưu ý: FeSO4 0.5N pha vừa đủ
sử dụng, nếu pha dư thì phải được bảo quản trong chai tối trữ trong tủ mát. Tốt nhất nên
pha vừa đủ sử dụng.
- Acid: H2SO4 đậm đặc và H3PO4 đậm đặc
- Diphenylamine: cân 0.5g cho vào 20mL nước cất và sau đó cho thêm 100mL H2SO4 đậm
đặc, để nguội.

b. Phương pháp
- Cân 0,1 - 0,5 g mẫu đất đã rây qua rây 0.5mm và cho vào bình tam giác có dung tích
250 ml.
- Thêm chính xác bằng pipet 10 ml kali dicromat. Sau đó thêm 20 ml H2SO4 đậm đặc, lắc
nhẹ. Để yên trong 30 phút.
- Thêm 100 ml nước cất và 10 ml H3PO4 đậm đặc vào để nguội. Cho vào 1 mL chất chỉ
thị Diphenylamine trước khi chuẩn độ. Lượng dicromat dư sẽ được chuẩn độ bằng dung
dịch muối Fe2+ (FeSO4).
- Chuẩn độ cho đến khi dung dịch từ màu tím mận chuyển sang màu xanh rêu thì dừng và
ghi nhận kết quả. Tới gần điểm kết thúc màu trở nên xanh tím đậm, cần thiết nhỏ từng
giọt và cẩn thận lắc đều cho đến khi màu đột ngột chuyển sang màu xanh lá cây sáng là
kết thúc.
- Chuẩn bị mẫu blank: tất cả đều làm như mẫu thật nhưng không có đất.

5
Hàm lượng các bon hữu cơ tổng số (% OC) được tính theo:
(𝐕𝐨 − 𝐕) 𝐱 𝐍 𝐱 𝟎, 𝟎𝟎𝟑 𝐱 𝟏𝟎𝟎 𝐱 𝟏, 𝟑𝟑
𝐎𝐂% = 𝒙𝑲
𝐖
Trong đó:
V0 thể tích FeSO4 chuẩn độ mẫu trắng (mL)
V thể tích FeSO4 chuẩn độ mẫu thật (mL)
W trọng lượng mẫu cân
N nồng độ đương lượng của FeSO4 chuẩn độ mẫu
Hệ số f = 100/75 giả định có 75% CHC trong đất
0,003 là đương lượng gam của carbon tính bằng gram (g)
K: hệ số chuyển đổi từ mẫu khô không khí sang mẫu khô tuyệt đối

Hàm lượng chất hữu cơ tổng số (% OM) được chuyển đổi theo thông qua công thức:
OM% = C% x 1.724
(58% chất hữu cơ có chứa carbon)

You might also like