You are on page 1of 2

Mạng Backbone được hiểu là tâp hợp các phần tử mạng đáp ứng khả năng chuyển mạch

cực lớn lên tới


cỡ trên 1 terabit và hỗ trợ IPv6, tại thời điểm hiện tại. Để dễ hiểu bạn có thể hiểu như sau: Việt nam có 3
thành phố lớn Hà nội, Đà Nẵng, và TP Hồ Chí Minh, tại mỗi nợi đặt một con Router to đùng có năng lực
chuyển mạch cỡ terabit, các router core này được nối với nhau cỡ hàng chục Gbps. Các router core này là
các node nhấn tạo nên mạng xương sống. Router core này được gọi tên là P: xuât phát từ tên gọi trong
giao thức chuyển mạch nhãn MPLS (P Router: Provider Router). Các phương thức chuyển mạch trong
lớp core hay được dùng với công nghệ phổ biến là MPLS với các nhóm kỹ thuật để đảm bảo QoS như
diffserv, MPLS – TE …

Phía dưới lớp Core thường được gọi là lớp distribution, mình viết thường là do các operators hoặc các
vendors có thể có các tên gọi khác nhau cho lớp này. Ở lớp này các Router được ký hiệu là PE (Provider
Edge Router), lại để dễ hình dung các bạn có thể hiểu các tỉnh thành phố lớn như Hải Phòng, Vinh, Huế,
Cần Thơ, v.v… sẽ có các PE đặt ở đây để phân tải cho các Router Core (P).
Phía dưới lớp mạng Distribution là mạng truy nhập (Access Network), ở đây là điểm kết cuối của nhà
cung cấp dịch vụ trước khi giao tiếp với thiết bi của khách hàng, có thể kể ra ở đây như: các trạm BS
Node B cho 3G, BS WiMAX, các thiết bị DSLAM cho xDSL, hay OLT trong các mạng PON.
Tất nhiên nếu kể hết thì còn dài lắm, nào là hệ thông Firewall cho từng lớp mạng, hệ thống caching, bước
đệm để từ lớp core đi ra mạng quốc tế, các giao thức trong từng lớp hoạt động ra sao, các kết nối như thế
nào, hệ thống backup, … Các bạn tự nghiên cứu từng phân mảng một nhé.
P/S: còn một chú ý đó là mạng mình viết trên đây cho mạng data trên nền IP, không phải mạng Mobile
2G, PSTN, hay X25 hoặc Frame Relay nhé

You might also like