You are on page 1of 23

1

Tiểu luận
Các quan điểm khác nha u về mục tiêu
chính sách tiền tệ & gợi ý mục tiêu sách tiền
tệ của Việt Nam

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN NỘI D UN G........................................................................................................2
1. Khái niệm, vị trí chính sách tiền tệ............................................................................2
1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ.............................................................................2
1.2. Vị trí chính sách t iền tệ....................................................................................2
2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ..........................................................................2
2.1. M ục tiêu cuối cùng của chính sách t iền tệ.......................................................2
2.2. M ục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ.......................................................3
2.3. M ục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ........................................................4
2.4. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.........................................................5
2.4.1. Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách t ài khóa.......................5
2.4.2. Kết hợp ch ính sách tiền tệ và chính sách tài khóa qua mô hình IS-LM.......7
2.4.2.1. Sự phối hợp giữ a CSTK mở rộng và CSTT mởrộng.................................7
2.4.2.2. Sự phối hợp giữ a CSTK chặt và CSTT chặt...............................................7
2.4.2.1. Sự phối hợp giữ a CSTK lỏng rộng và CSTT mởrộng..............................8
2.5. Nghiên cứ u mục t iêu lạm phát..................................................................................9
2.4.1. Kinh nghiệm thế giới.....................................................................................9
2.4.2. Gợi ý cho Việt Nam......................................................................................12
3. Gợi ý mục tiêu chínhs ách tiền tệ của Việt Nam....................................................13
3.1. Nhìn nhận về m ục tiều CSTT của Việt Nam thời gian qua...........................15
3.2. Sự biến động về phương diện vĩ mô................................................................15
3.3.Dự báo nền kinh tế Việt Nam năm 2010.........................................................16
3.4. Gợi ý mục tiêu chính sách tiền t ệ của Việt Nam...........................................17
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................19
TÀI LI ỆU TH AM KHẢO............................................................................................20

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
3

DANH MỤC HÌNH VẼ

H ình 2.2.1.d1: Sự chọn lựa mục tiêu trung gian khi nhu cầu về hàng hóa biến động bất
thường.....................................................................................................................................4
H ình 2.2.1.d2: Sự chọn lựa m ục tiêu trung gian khi nhu cầu tiền tệ biến động mạnh hơn .4
H ình 2.4.2.1: Sự phối hợp CSTK mở rộng và chính sách tiền t ệ mở rộng...........................7
H ình 2.4.2.2: Sự phối hợp CSTK chặt và chính sách tiền tệ chặt........................................8
H ình 2.4.2.3: Sự phối hợp CSTK lỏng và chính sách tiền tệ mở rộng.................................8
H ình 3: Sơ đồ khái quát mục tiêu và công cụ chính sách kinh t ế vĩ mô.............................14
H ình 3.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2000-2009.................................................17

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Những tiêu chí cơ bản của các nư ớc để nghiên cứu mục tiêu lạm phát................10

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
4

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài:

Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của
mỗi quốc gia vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc
độ t ăng trư ởng, lạm phát… Việc lựa chọn mục t iêu nào ở các giai đoạn cụ thể của nền
kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các
nhà hoạch định và điều hành chính sách t iền t ệ quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế. Đặc
biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc lựa chọn
mục tiêu chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.

2. Mục tiêu:

Mục tiêu của tiểu luận nhằm tạo thêm một góc nhìn về việc lự a chọn các mục tiêu
chính sách tiền tệ mà Việt N am đã và đang thực hiện và những tác động của nó vào nền
kinh tế, đời sống an sinh xã hội.

Tiếp theo, thông qua các mục tiêu chính sách t iền tệ mà Việt Nam đã và đang thực
hiện để đư a ra xem xét định hư ớng, gợi ý cho mục tiêu chính sách tiền tệ Việt Nam trong
giai đoạn tới.

3. Pham vi nghiên cứu đề tài:

- Nội dung: nghiên cứu nội dung cơ bản và các quan điểm mục tiêu chính sách tiền
tệ và gợi ý mục tiêu chính sách tiền tệ cho Việt N am.

- Hạn chế: do thời gian có hạn nhóm chỉ tập trung vào nghiên cứu sâu mục tiêu lạm
phát mà chưa đi sâu vào các mục tiêu chính sách tiền tệ khác.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương p háp phân tích
tổng hợp cùng các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.

5. Kết cấu của đề tài: gồm 3 phần:

1. K hái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ.

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
5

2. Các quan điểm mục tiêu chính sách tiền tệ

3. G ợi ý mục tiêu chính sách tiền tệ Việt Nam

NỘI DUNG
1. Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ:
1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền t ệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do N gân hàng trung ư ơng khởi
thảo và thự c thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn
định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.
Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng:
Chính sách tiền t ệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp)
Chính sách tiền t ệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản
xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn
định giá trị đồng tiền)
1.2. Vị trí chính sách tiền tệ:
Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là
một trong nhữ ng chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trự c tiếp vào lĩnh vực lưu
thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác
như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại.
Đ ối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thự c thi chính sách chính sách
tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền
tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
2. Các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
2.1. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ:
Do chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước vì
thế mục tiêu của chính sách tiền t ệ là m ục tiêu chung của q uốc gia. N gân hàng trung
ương mỗi nước đều có chính sách tiền tệ riêng của mình nhưng chung qui lại thì mục tiêu
cuối cùng chính sách tiền tệ gồm 04 mục tiêu sau:
- Toàn dụn g lao động (tỷ lệ việc làm cao): Để đảm bảo các nguồn lực trong xã
hội đảm bảo cuộc s ống và đảm bảo phục vụ cho quá trình sản xuất mà chính phủ có chính
sách khuyến khách việc làm. Với m ong muốn bất kỳ một quốc gia nào thì mục tiêu giảm

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
6

tỷ lệ thất nghiệp là mục tiêu lớn cần phải thực hiện vì khi thất nghiệp tăng cao hơn thất
nghiệp tự nhiên sẽ dẫn đến sự nghèo đói thiếu th ốn và t ạo ra tệ nạn trong xã hội. N hưng
trong vài thời kỳ thì tỷ lệ thất nghiệp tăng cao như khi xuất hiện lạm phát.

- Ổn định giá cả (lạm phát thấp): thông qua chỉ báo CPI hay thư ờng nói là kiểm
soát lạm phát là chỉ báo quan trọng nhất phản ảnh tính ổn định của kinh t ế vĩ mô. Chỉ báo
này còn đư ợc sử dụng như một công cụ giải quyết mối quan hệ giữa mục t iêu tăng trưởng
kinh tế với an sinh xã hội. P hần lớn N HTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu
chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ.
- Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là m ục t iêu của m ọi chính phủ
trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của m ình, để giữ cho nhịp độ t ăng
trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản t ệ là rất quan trọng, nó thể hiện
lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.
- Ổn định thị trườn g tài chính: là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ
thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trư ờng tài chính
phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợnhau, không tách rời.
N hưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau
thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt đư ợc các mục tiêu trên một cách hài hoà thì
N HTW trong khi thự c hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ
mô khác.
H iện nay tất cả ngân hàng t rung ương các nư ớc đ ều coi sự ổn định giá cả là mục tiêu
chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ. Tất cả hoạt động của N gân hàng thương mại
đều nhằm đạt được mục tiêu này.
2.2. Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ :
a. Khái niệm :
Là m ục tiêu do NH TW lựa chọn nhằm đạt đư ợc mục tiêu cuối cùng và phải có liên
hệ với mục tiêu cuối cùng
b. Các tiêu chuẩn lựa chọn
 Có thể đo lường được m ột cách chính xác và nh anh chóng để NH TW điều chỉnh
hướng tác động khi cần thiết.
 Có khả năng kiểm soát được.

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
7
 Có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối
cùng: đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất của
mục tiêu trung gian.
c. Các chỉ tiêu thường được lựa chọn
 Chỉ tiêu tổng lượng tiền cung ứng :
lựa chọn M S làm lượng tiền trung gian phải
thả nổi lãi suất
 Chỉ t iêu lãi suất: để duy trì mục tiêu
lãi suất, mức cung tiền và t iền cơ sở sẽ biến
động.
Hình 2.2.1.d1
d. Sự chọn lự a m ục tiêu trung gian
trong những trường hợp cụ thể
- K hi nhu cầu về hàng hóa biến động
bất thư ờng, đư ờng IS dao động mạnh từ IS’
đến IS’’.

 N ếu mức lãi suất i* đư ợc chọn làm


mục tiêu trung gian, việc mở rộng hoặc t hu
hẹp lượng tiền cung ứng nhằm duy trì mức
lãi suất i* sẽ làm đường LM dịch chuyển =>
Hình 2.2.1.d2
Y sẽ biến động từ Y’đến Y’’

 N ếu chọn MS làm mục tiêu, thì sản lượng sẽ biến động từ Y”M đến Y’M
 N ên lựa chọn mục tiêu trung gian là lượng tiền cung ứng.
- K hi nhu cầu tiền tệ biến động mạnh hơn
 N ếu cố định M S: tổng sản lượng quốc dân sẽ biến động từ Y’M đến Y”M .
 N ếu cố định i* : mọi biến động của mức cầu t iền sẽ dẫn đến những biến động tương
ứng của mức cung tiền nhằm duy trì mức lãi suất cố định, do đó LM luôn cố định tại vị
trí của nó, mức sản lượng vì thế cố định tại Y*

 Việc lựa chọn lãi suất làm mục tiêu trung gian sẽ thích hợp hơn.
2.3. Mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ :
- Là m ục tiêu do ngân hàng trung ương lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu trung gian.
Nó có phản ứng tức thời với những thay đổi trong sử dụng công cụ của CSTT

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
8

- Tiêu chuẩn lựa chọn :


 Có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu trung gian.
 N HTW có thể đo lường được
 Chịu sự tác động của công cụ gián tiếp
- Các chỉ tiêu thường được lựa chọn
 Về lượng : lư ợng tiền trung ương MB, dự trữ của các ngân hàng trung gian R
( Việt N am chọn dự trữ của các ngân hàng thương mại)
 Về giá: lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trư ờng mở, lãi suất
cho vay qua đêm, lãi suất tín phiếu kho bạc.
Mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian của NHTW thống nhất với nhau nhằm đạt
được mục tiêu cuối cùng của CSTT và của nền kinh tế vĩ mô,

2.4. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa:

2.4.1. Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa:

Chính sách tiền tệ (C STT) và chính sách tài khóa (C STK) là hai công cụ quản lý
kinh tế vĩ mô quan trọng, m ỗi chính sách có mục tiêu riêng, nhưng đều cùng theo đuổi
mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

CSTT là công cụ của NHTW để điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín
dụng, kết quả là chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt mục tiêu chính
sách đề ra. Một CSTT nới lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất, qua đó thúc đẩy t ăng
tổng cầu và gây áp lực lạm phát nếu cung tiền tăng quá mức so với sản lượng tiềm năng.

N ội dung cơ bản của CSTK là kiểm soát thu chi ngân sách do nhữn g khoản thu chi
này có tác độngtrự c t iếp đến tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Vì
thế, CSTK đư ợc coi là một trong nhữ ng chính sách quan trọng đối với việc ổn định và
thực thi chính sách kinh tế vĩ m ô, một CSTK vữn g mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và làm cơ sở để các doanh nghiệp đư a ra các quyết định đầu tư lớn. Trong mối quan hệ
với giá cả, CSTK là một trong nhữn g nguyên nhân cơ bản của lạm phát, một sự nới lỏng
CSTK đều gây áp lự c tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúc đẩy tăng tổng
cầu và tài trợ thâm hụt.

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
9

CSTT t ác động đến CSTK t ùy theo mức độ điều chỉnh các công cụ C STT, một
CSTT thắt chặt sẽ làm giảm đầu tư, khả năng thu thuế và nguồn thu ngân sách, một sự
giảm giá nội t ệ sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ bằng ngoại tệ q ui đổi, nếu NHTW
điều chỉnh tăng lãi suất thì giá trái phiếu Chính phủ sẽ giảm và ảnh hưởng đến khả năng
cân đối ngân sách.

CSTK tác động đến CSTT trư ớc hết qua kênh tài trợ thâm hụt ngân sách: Nếu
thâm hụt ngân sách được tài trợ từ vay nư ớc ngoài sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán,
nếu t ài trợ b ằng cách vay từ NH TW thì sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và mặt bằng giá
cả, nếu thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cách vay từ các NH TM thì nguồn vốn cho
vay các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ giảm, hạn chế năng lực đầu tư của các khu
vực kinh tế này và ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. N goài ra, CSTK còn
ảnh hư ởng đến dòng vốn quốc tế và khả năng của NH TW trong việc kiểm soát luồng
ngoại t ệ, nếu chính sách thu chi ngân sách không hợp lý thì sẽ tác động tiêu cự c đến hiệu
quả phân bổ nguồn lực và làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế.

Các khoản thu chi của Chính phủ được phản ánh rõ qua các giao dịch trên tài
khoản kho bạc mở tại NHTW hoặc các N HTM, tiền gửi kho bạc tăng cao sẽ làm giảm
nguồn vốn khả dụng của các NHTM, qua đó làm tăng lãi suất liên ngân hàng. Tiền gửi
của Chính phủ tại NH TW chiếm tỉ trọng lớn trong tiền cơ bản, nên cũng là yếu tố quan
trọng làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, việc chuyển tiền hai
chiều trên t ài khoản của Chính phủ tại NH TW sẽ gây biến động đến tiền cơ bản. Đ ây là
nhữ ng yếu tố gây áp lực đến việc kiểm soát cung tiền và thực thi CSTT, việc kiểm soát
cung tiền và lãi suất sẽ khó khăn hơn nếu m ột phần tiền gửi kho bạc được gử i tại các
N HTM.

Để hạn chế những tác động bất lợi giữa CSTK và CSTT, cả hai chính sách này
phải nhất quán về mặt mục tiêu, phải tạo ra sự đồng bộ và bổ sung cho nhau trong quá
trình thực thi. Khi bù đắp thâm hụt ngân s ách, Bộ Tài chính có t hể phát hành trái phiếu
Chính phủ và NHTW mua vào, tạo thêm công cụ để điều tiết thị trư ờng tiền tệ. Trong quá
trình thực thi CSTK, việc tài trợ thâm h ụt và các khoản thu chi lớn của Chính phủ phải có
kế hoạch và được thông báo trư ớc cho NH TW, giúp NH TW dự báo được diễn biến cung
tiền để kịp thời điều chỉnh theo mục tiêu đề ra và đảm bảo hiệu quả của CSTT.

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1

Mối quan hệ giữa CSTT và CSTK cũng đư ợc chứn g minh qua mô hình IS-LM.
Theo mô hình này, tăng chi tiêu của Chính phủ có tác động làm tăng cung t iền, làm giảm
lãi suất trên thị trư ờng tiền tệ. N gư ợc lại, tăng thu thuế có tác động làm tăng lãi suất vì
khi đó cung tiền giảm. Mô hình IS-LM giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh
CSTT và CSTK, để có t ác động thích hợp lên tổng cầu và lãi suất trong nền kinh tế. Bên
cạnh đó, mô hình Timbergen của nhà kinh tế học cùng t ên ngư ời Hà Lan có thể giúp các
nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô tìm kiếm được sự phối hợp hiệu quả giữa CSTT
và CSTK.

2.4.2. Kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa qua mô hình IS -LM:

2.4.2.1. Sự phối hợp CS TK mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng:


• Để tăng tốc độ phát triển kinh tế, tăng
sản lượng cân bằng Y của nền kinh tế,
Chính phủ phải sử dụng chính sách t ài
khoá lỏng (tăng G, giảm T), đường IS dịch
chuyển từ IS0 → IS1, điểm cân bằng mới
là E1, lãi suất tăng, sản lượng cân bằng
tăng nhanh từ Y0 → Y1.
• Nền kinh tế t ăng trư ởng quá nhanh, lạm
phát cao. Nhà nước cần sử dụng chính
sách tiền tệ chặt, để hỗ trợ cho chính sách Hình 2.4.2.1
tài khoá lỏng. Khi sử dụng chính sách tiền tệ chặt, mức cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu
tư có xu hướng giảm, nền kinh tế chuyển
sang trạng thái cân bằng mới tại E2, lãi suất tăng từ r1 → r2, sản lượng cân bằng giảm từ
Y1 → Y2.
• Kết quả của việc phối hợp hai chính sách là làm cho sản lượng t ăng lên ở mức độ hợp
lý, đạt được tốc độ tăng trưởng dài hạn, không gây lạm phát cao: sản lượng cân bằng t ăng
từ Y0 → Y2, lãi suất tăng từ r0 → r2.
2.4.2.2. Sự phối hợp giữa CSTK chặt và CS TT chặt

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1

• Khi Nhà nước sử dụng chính sách tài khoá chặt đư ờng IS sẽ dịch chuyển sang trái, IS
giảm từ IS1 → IS2 nền kinh tế đạt trạng t hái cân bằng mới, sản lượng cân bằng giảm từ
Y0 → Y1, lãi suất giảm từ r0 → r1.
• Để kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tránh nền kinh tế rơi vào tình trạng
quá nóng, Nhà nư ớc có thể phối hợp với
chính sách tiền t ệ thắt chặt. Nhà nước
giảm mức cung tiền, t ăng lãi suất i, đường
LM sẽ dịch chuyển sang trái LM giảm từ
LM1 → LM2. Nền kinh tế đạt trạng thái
cân bằng m ới là E2, lãi suất tăng từ r 1 →
r0, sản lượng
giảm từ Y1 → Y2.
• Kết quả của việc phối hợp hai chính sách

đã làm cho sản lư ợng giảm nhanh, lãi suất r không


Hình 2.4.2.2
thay đổi, tránh được nền kinh tế rơi vào trạng thái tăng trưởng quá nóng.

2.4.2.3. Sự phối hợp giữa CS TK lỏng và


chính sách tiền tệ chặt

• Để tăng tốc độ phát triển kinh tế, tăng sản


lượng cân bằng Y của nền kinh tế, Chính
phủ phải sử dụng chính sách t ài khoá lỏng
(tăng G, giảm T), đư ờng IS dịch chuyển từ
IS0 → IS1, điểm cân bằng mới là E1, lãi
suất tăng, sản lượng cân bằng tăng nhanh từ
Y0 → Y1. Hình 2.4.2.3
• Nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh, lạm phát cao. Nhà nư ớc cần sử dụng chính sách tiền
tệ chặt, để hỗ trợ cho chính sách tài khoá lỏng. Khi sử dụng chính sách tiền tệ chặt, mức
cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm, nền kinh tế chuyển sang trạng
thái cân bằng mới tại E2, lãi suất tăng từ r1 → r2, sản lượng cân bằng giảm từ Y1 → Y2.

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1

• Kết quả của việc phối hợp hai chính sách là làm cho sản lượng t ăng lên ở mức độ hợp
lý, đạt được tốc độ tăng trưởng dài hạn, không gây lạm phát cao: sản lượng cân bằng t ăng
từ Y0 → Y2, lãi suất tăng từ r0 → r2.

2.5. N ghiên cứu mục tiêu lạm phát:

Trong thời gian qua ở Việt Nam, lạm phát đã và đang trở thành mối quan tâm hàng
đầu của các nhà hoạch định chính sách cũng như từng ngư ời dân. Tưởng chừng như thời
kỳ siêu lạm phát đã đi vào quá khứ và nhiệm vụ của chúng ta ngày hôm nay chỉ còn là
làm sao đảm bảo sự tăng trư ởng nhanh chóng và mạnh mẽ. Như ng kể từ năm 2004 lạm
phát đã quay trở lại và có nhữn g tác động nhất định, gây ảnh hư ởng không tốt đến nền
kinh tế nước nhà. Vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là làm s ao tìm đư ợc
một hư ớng đi đúng đắn nhằm đạt được cả hai mục đích, vừa “nhốt” được “chú ngựa bất
kham” lạm phát vừa đảm bảo nhữn g bước tiến vững chắc cho nền kinh tế đang chuyển
mình mạnh mẽ như Việt Nam.
Tuy nhiên, lạm phát không phải ở đâu và bao giờ cũng là xấu, là bất lợi hoàn toàn.
N ếu một nước nào đó có thể duy trì đư ợc tỷ lệ lạm phát ở mức vừ a phải hợp lý thì dường
như lạm phát lại trở thành một nhân tố có lợi cho sự phát triển kinh tế. Vì vậy, xu hướng
hiện nay càng có nhiều Ngân hàng Tr ung ương (N HTW) các nư ớc trên thế giới quyết
định chuyển hướng chính sách tiền tệ (CSTT) s ang thực hiện lượng hoá mục tiêu lạm
phát. Nói cách khác chính là đặt nền móng cho CSTT trên cơ sở “ổn định giá cả”, và thực
tiễn đã cho thấy những thành công đáng kể ở những quốc gia này.
Có được những nhận thức đúng đắn và toàn diện hơn về chính sách mục tiêu lạm phát
(The Inflation Target ing Policy) có thể là một hư ớng gợi mở cho bài toán đang đặt ra với
Việt Nam hiện nay.
2.5.1. Kinh nghiệm thế giới:
H ơn một chục năm qua kể từ khi CSMTLP được biết đến, đã có rất nhiều quốc gia
áp dụng nó. Tuy có những điểm giống nhau vì cùng dự a trên nhữ ng lý thuyết cơ sở
như ng CSM TLP của mỗi nước lại mang những mầu sắc khác nhau. Đ ể có cái nhìn tương
đồng cũng như cở sở so sánh về CSM TLP của các nư ớc này, chúng ta có thể nhìn vào
bảng dư ới đây với những tiêu chí hết sức cơ bản tương ứng với một số vấn đề đã đặt ra ở
phần trên. (Xem bảng 1).

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1
Bảng 1
Q u ốc gi a New Zealan d Canada EU
Thời điểm áp dụng CSMTLP 4/1990 26/2/1991 1/1/1999
Chỉ số lạm phát mục tiêu hiện nay 0% - 3% 1% - 3% nhỏ hơn và gần 2%
Đối tượng của học thuyết
Tính độc lập của NHTW Tương đối Tuyệt đối
“ trách nhiệm tay đôi”

Cơ quan công bố lạm phát mục tiêu Sự thoả thuận giữa BTC BTC v à NHTW phối hợp ECB
và chính phủ công bố
Công cụ đo lường lạm phát CPI CPI HICP
HICP loại trừ tác
CPI loại trừ tác động của CPI loại t rừ t ác động giá
Chỉ số lạm phát cơ bản động củ a thực
lãi suất lương thực và năng lượng
phẩm chưa chế biến
Công bố báo cáo Hàng quý từ 3/1990 Nửa năm từ 5/1995 Hàng tháng
Dự báo lạm phát Có Không Không

Về thời điểm áp dụng: Có thể coi N ew Zealand là quốc gia đầu tiên áp dụng
CSM TLP m ột cách trực tiếp vào 4/1990 (vì trước đó đã có Đức, như ng được đánh giá là
CSM TLP một cách gián tiếp). Sau đó 1 năm N HTW Canada cũng quyết định áp dụng
CS này vào 26/2/1991, họ đã thực thi một CSMTLP rất linh hoạt và hết sức thành công
cho đến tận hiện nay. Và gần đây, NH TW châu Âu ECB cũng đư a ra quyết định áp dụng
CSM TLP vào 1/1/1999 ngay thời điểm ra đời. Đây có thể coi là N HTW lớn nhất trên thế
giới đã lựa chọn CSM TLP.
Về chỉ số lạm phát mục tiêu: Từ khi bắt đầu thự c hiện, New Zealand đã xác định
khung m ục tiêu của mình là 0% - 2% và coi mức 1% là gần tương đư ơng với ổn định giá
cả. N hưng s au đó nhận thấy rằng sự phát triển kinh tế ở mức lạm phát 1,9% và 2,1% là
như nhau nên đã quyết định mở rộng khung lạm phát lên 0% -3% cho đến nay.
Trong khi đó, điểm đáng chú ý của Canada là việc có vẻ như N HTW của họ đã
công bố mục tiêu tại một điểm nhưng thực chất lại là một khung giá trị bởi vì họ nhấn
mạnh vào biên độ dao động của lạm phát xung quanh giá trị này. Mặc dù ngay từ đầu 2%
(tương đương với biên độ 1% - 3%) được cho là hợp lý nhưn g để phù hợp với điều kiện
kinh tế Canada lúc mới bắt đầu (lạm phát rất cao, thất nghiệp gia tăng, kinh tế trì trệ...),
N HTW không quyết định lựa chọn giá trị này ngay mà đặt mục tiêu là 3% (biên độ 2% -
4%) rồi sau đó giảm dần theo thời gian (3% cho đến hết năm 1992, 2.5% cho đến hết
năm 1994, 2% cho 18 th áng tiếp theo). Đ ến 2/1998, N HTW Canada quyết định duy trì
mục tiêu 2% đến hết năm 2001 vì thự c tế đã chứ ng tỏ rằng đây là một khung dao động
phù hợp, tạo ra những thay đổi t ích cự c cho nền kinh tế. Có lẽ vì thế mà vào ngày
18/5/2000 mức 2% đã tiếp tục được quyết định sẽ kéo dài đến hết năm 2006.

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1

Đi sau các nư ớc khác cũng đồng nghĩa với việc rút ra đư ợc nhiều bài học kinh
nghiệm, ECB công bố mức 2% là hợp lý và cho một biên độ dao đông nhỏ hơn và gần
2%. Họ cho rằng nếu mức lạm phát đư ợc ấn định quá cao, chúng ta sẽ phải đối mặt với
rủi ro là lạm phát dự tính sẽ tăng theo hình trôn ốc (khởi đầu là dự tính lạm p hát tăng làm
cho tiền lư ơng tăng; tiền lương tăng dẫn đến tăng lạm phát, lạm phát t ăng lại làm cho tiền
lương t ăng...). Tuy nhiên, nếu xác định ở mức quá thấp thì lại phải đối m ặt với rủi ro
thiểu phát nền kinh t ế, trong đó mức giá cả chung giảm xuống. Do vậy, mục tiêu lạm phát
sau khi trừ đi sai số ngẫu nhiên vẫn phải đạt mức trên 0% một chút để tránh nguy cơ
thiểu phát vẫn có thể đư ợc coi là ổn định giá cả. ECB đã xác định rằng sai số mà họ có
thể mắc phải trong quá trình thống kê đo lường có thể là 1,5% nên với việc xác định mục
tiêu nhỏ hơn và càng gần 2% càng tốt đã loại trừ cả nguy cơ thiểu phát lẫn bao gồm
những xu hướng tăng giá hợp lý.
Về t ính độc lập của NH TW: Hoạt động của NH DT New Zealand mang tính luật
định cao được quy định trong các PTA (Policy Targets Agreement – thoả ư ớc mục tiêu
chính sách) nhưng thực ra lại là tính độc lập tương đối, điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là
một mặt NHD T New Zealand độc lập trong việc thự c thi CSTT bằng các công cụ của nó,
như ng mặt khác nó lại không độc lập trong việc hoạch định CSTT mà những mục tiêu
phải do “Sự thoả thuận giữa Bộ Tài chính và Chính phủ”, NH DT chỉ hoạt động như một
đại lý của Chính phủ mà thôi. Việc để cho mục tiêu lạm phát rời khỏi khung mục t iêu đã
định đồng nghĩa với sự ra đi của Thống đốc đương nhiệm.
Trong khi đó với Canada, N HTW lại là đối tượng của “học thuyết trách nhiệm tay
đôi”, tuy mục tiêu lạm phát được công bố là “sự phối hợp giữ a Bộ Tài chính và NH TW”
như ng sự kiểm soát CSTT cuối cùng lại được đặt dư ới quy ền của Bộ Tài chính, điều này
có nghĩa là Bộ trư ởng có thể buộc Thống đốc phải thực hiện một CSTT cụ thể bằng một
chỉ thị (thường sẽ đi kèm với việc Thống đốc phải xin từ chức).
Trong khi đó, ngay từ khi ra đời trong “Hiệp ước về việc thành lập liên minh châu Âu” đã
có những điều luật quy định tính độc lập tuyệt đối cho ECB trong cả hoạch định lẫn thực
thi CSTT. Những quy ết định về mục tiêu lẫn cách thức làm sao đạt được những mục tiêu
đó chỉ do ECB quyết định.
Về công cụ đo lư ờng lạm phát: Cả 3 nước này đều nhất trí sử dụng chỉ số CPI bởi
vì đặc tính phổ biến, dễ hiểu và đư ợc công bố một cách công khai thường xuyên của nó,
khác biệt chỉ là ở việc ECB sử dụng chỉ số HICP. Về bản chất, HICP tương tự CPI

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1

như ng được tính theo phương pháp thống kê cân đối giữ a các quốc gia thành viên của EU.
N hưng bên cạnh, đó cả 3 nư ớc đều sử dụng chỉ số lạm phát cơ bản vì cho rằng chỉ số này
thể hiện rõ hơn những xu hướng biến động trong dài hạn của lạm phát vì nó đã loại trừ
các tác động m ang tính ngắn hạn và có thể nhanh chóng mất đi như New Zealand loại trừ
khỏi CP I tác động của lãi suất (đ ặc biệt là lãi suất của việc mua bán nhà đất bất động sản),
Canada loại trừ tác động của giá lương thực và năng lượng, tr ong khi ECB loại trừ biến
động của thực phẩm chưa qua chế biến.
Về sự công khai minh bạch: Để thực hiện điều đó, ngoài việc thường xuyên tổ
chứ c các buổi hội thảo, nhữngtham luận của các quan chức cao cấp của N HTW và Chính
phủ, những chuyến công tác của các Thống đốc, các nước này đều rất chú ý cho ra các
báo cáo một cách t hường xuyên: New Zealand phát hành bản “Tuyên bố CSTT ” đều đặn
hàng quý từ 3/90, Canada nửa năm một lần cho ra “Báo cáo CSTT” từ 5/95 và các “Cập
nhật báo cáo CSTT” xen giữ a. Trong khi đó ECB còn thư ờng xuyên hơn đều đặn hàng
tháng đều cho ra “Báo cáo CSTT” của mình đến với các chủ thể trong nền kinh tế. Những
báo cáo này đều thường xuyên được cải biến sao cho ngày càng trở nên sinh động dễ hiểu
bằng hàng loạt các đồ thị, biểu đồ, hình ảnh, sử dụng khá nhiều khoảng trống... nhằm thu
hút hơn và bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với những hoạt động của N HTW hơn.
Về dự báo lạm phát: Trong 3 nước đư ợc nghiên cứ u thì chỉ có N ew Zealand là có thực
hiện công tác dự báo lạm phát từ những điều tra của mình 6 tháng một lần th ông qua chỉ
số M CI (M onetary Conditions I ndex - Chỉ số điều kiện tiền tệ) còn Canada và ECB đều
không công bố mức lạm phát dự tính.
2.5.2. Gợi ý cho Việt Nam:
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lên xuống hết sứ c thất
thường khi ở mức 2 con số, khi ở mức một con số và thậm chí có thể xuống dư ới cả 0%.
N guyên nhân lạm phát của chúng ta rất đa dạng từ cầu kéo đến chi phí đẩy, từ sự dư thừa
tiền trong lưu thông đến sự bất cập trong công t ác quản lý của các cơ quan nhà nư ớc.
Đứng trước nguy cơ lạm phát bùng nổ, phải chăng đã đến lúc chúng t a cần phải nhìn
nhận lại về CSTT của chúng ta một cách đúng đắn hơn.
Từ trước đến nay, Việt Nam đã thực hiện một CSTT đa mục tiêu. Theo Luật Ngân
hàng Nhà nước (NH NN ) ban hành vào tháng 10/1998, điều 2 đã có quy định: “ CSTT
quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1

giá trị đồng t iền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân”.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chính sách đa mục tiêu này cũng đã bắt đầu bộc lộ
nhữ ng hạn chế tiềm ẩn của mình. Trước hết, nó khiến cho lạm phát của Việt Nam không
mang tính thị trường mà chịu chi phối nhiều của yếu tố chủ quan. Để phục vụ mục tiêu
chính trị trong ngắn hạn, NHTƯ có thể chấp nhận in thêm tiền mặc dù có thể đẩy tỷ lệ
lạm phát lên siêu mã. Có thể vì tỷ lệ lạm phát chưa đạt được mức n hư mong muốn mà
không có những biện pháp cần thiết đối với tỷ lệ lạm phát đang gia tăng. Đối với tầng lớp
nhân dân thì những yếu tố chủ quan tâm lý cũng tác động mạnh đến những dự tính của họ
về lạm phát. Hơn nữa, CSTT đa mục tiêu đã hạn chế khả năng của N HNN phản ứng lại
nhữ ng biến động của thị trư ờng đặc biệt là biến động giá cả. Việc phải đắn đo khi đưa ra
các quyết định đối với sự biến động của lạm phát mà không làm ảnh hưởng hoặc ảnh
hưởng ít lên các mục tiêu khác đặt NH NN trước nhiều lựa chọn phức tạp hơn.
Vậy đứn g trước những khó khăn đó, như đã đặt ra ngay từ đầu, làm sao vừa kiềm chế
được lạm phát, vừ a vẫn tiếp tục đạt đư ợc mức tăng trưởng cao là m ột bài toán rất khó. Đã
đến lúc phải có những thay đổi cần thiết mang tính nền tảng cơ sở mới mong có đư ợc
nhữ ng biến đổi theo ý muốn. Học hỏi theo kinh nhiệm nhiều quốc gia đã thực hiện thì có
thể nói CSMTLP chính là một lối thoát cho CSTT của Việt Nam.
So với những tiêu chí cơ bản cho sự thành công của CSMTLP thì Việt Nam có vẻ còn
thiếu khá nhiều. Vì vậy việc áp dụng ngay CSMTLP tại thời điểm hiện t ại cho Việt Nam
là không khả thi, nhưn g đây chính là lúc mà chúng ta phải hoàn thiện những điều kiện cơ
bản, những tiền đề cho quá trình áp dụng chính sách này trong tương lai.

3. Gợi ý mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam:

Để thực hiện 4 m ục tiêu kinh t ế vĩ mô như phần trên, nhà nước thường sử dụng 4
nhóm chính sách hay còn gọi là các nhóm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô:

(i) Chính sách tài khóa bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Đ ây là
nhữ ng chính sách quan trọng nhất vì nó không chỉ t ác động đến tổng cung và tổng cầu
của nền kinh tế mà còn có ý nghĩa dẫn dắt, định hư ớng t hị trường. Chính s ách tài khóa
thường rất linh hoạt để điều chỉnh kịp thời các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Ví dụ chính sách

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1

tăng công chi để kích thích sức cầu của nền kinh tế chẳng hạ n hay tăng thuế để hạn chế
tiêu dùng.
(ii) Nhóm các chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ư ơng sử dụng để điều t iết thị
trường tài chính, mà trọng tâm là t hực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả.
Thông thường chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của
nền kinh tế thông qua các công cụ như: lãi suất, hối đoái,dự trữ bắt buộc, t ái chiết khấu,
điều chỉnh cung tiền, các nghiệp vụ của thị trường mở…

(iii) Chính sách chi ti êu nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữ a tích lũy và tiêu dùng v à điều
tiết khối cầu của nền kinh t ế. Chính sách này đư ợc sử dụng thường xuyên trong trường
hợp nền kinh tế ở trong tình trạng lạm phát hoặc giảm phát.

(iv) Chính sách ngoại thương nhằm điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu, bảo đảm m ục
tiêu t ăng xuất khẩu ròng; đồng thời cũng điề u tiết tổng cung và tổng cầu nội địa củ a nền
kinh tế.

Bốn nhóm công cụ chính sách nêu trên tùy theo tính chất của một nền kinh tế và
trong mỗi giai đoạn nhất định được điều chỉnh nhằm bảo đảm phục vụ có hiệu quả cho
các mục tiêu kinh tế vĩ m ô. Mục tiêu và công cụ chính sách kinh tế vĩ mô được khái quát
theo sơ đồ dưới đây:

Hình 3

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1

3.1. Nhìn nhận về mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt N am thời gian qua:

Cần phải làm rõ mục t iêu của chính sách tiền tệ là gì?. Có lẽ bây giờ phải từ m ục
tiêu của chính sách t iền tệ chúng ta phải xem mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ m ô.
Trong m ục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô có 4 mục tiêu hết sức quan trọng, thứ nhất là
vấn đề lao động và việc làm, thứ hai là lạm phát và giá cả hay giá cả chính là biểu hiện
của lạm phát, thứ ba là phải t ăng trưởng kinh tế và thứ tư là ổn định thị trường tài chính.
Đó là 4 mục tiêu mà kinh tế vĩ mô phải đạt được.
Chính sách tiền tệ phải phục vụ tốt cho cả 4 mục tiêu này, nhưn g mục tiêu cơ bản
nhất của chính sách tiền tệ chính là vấn đề ổn định giá cả và khống chế được lạm phát, đó
là điều quan trọng nhất. Vậy chúng ta nói mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định đồng
tiền, đó chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Mục t iêu cuối cùng và có tính chất lâu dài nhất
của chính sách tiền tệ chính là phải ổn định được giá cả, khống chế đư ợc lạm phát, cho
nên cần phải làm rõ và phân tích rõ hơn mục t iêu của chính sách tiền tệ của Việt Nam.
N ếu chúng ta phân tích được rõ mục tiêu của chính sách tiền tệ thì chúng ta mới thấy
được mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ là gì.

3.2 . Sự biến động về phương diện kinh tế vĩ mô:

Dưới t ác động của cuộc khủng hoảng tài chình và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với
nhử ngtồn tại, yếu kém nội t ại của nền kinh tế, trong 2 năm qua nền kinh tế nước ta đã có
những biến động về phương diện kinh tế vĩ mô.

Do đó chỉ riêng từ quý 1/2008 đến quý 4/2008 đã có 2 lần thay đổi rất lớn về chính
sách và mục tiêu phát triển kinh tế:

+ Đứng trước áp lực lạm phát, mà dấu hiệu rõ nét từ Quý 4/2007, cùng với tác
động tiêu cực,do gia tăng đột biến giá cả một số hàng hóa trên thị trư ờng thế giới, tháng
3.2008 chính phủ đã chuy ển mục tiêu và chính sách từ sự theo đuổi m ục tiêu tăng trưởng
cao sang ch ính sách ưu t iên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với 8 nhóm giải
pháp. Kết quả từ tháng 6.2008 chỉ số CPI của nền kinh tế đã có xu hướng giảm dần và
kinh tế vĩ mô có dấu hiệu ổn định hơn.

+ Nhưng sau 15.9.2008, thời điểm thự c sự nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, cùng với sự suy thoái khá sâu về kinh tế, đã tác động rất tiêu cực đến nhiều lãnh vực
trong hoạt động kinh tế của nước t a và từ đầu quý 4/2008 nền kinh tế có dấu hiệu thiểu

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
1

phát do sức cầu giảm.Một lần nữa mục tiêu và chính sách kinh tế phải thay đổi: chuyển từ
ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng
với 5 nhóm giải pháp đang thực hiện đến nay.

3.3 . Dự báo nền kinh tế Việt N am năm 2010:

Chính sách tiền t ệ xây dựng phải gắn liền với hòan cảnh t ình hình kinh tế. M ột
kịch bản khả quan cho nền kinh tế Việt Nam năm 2010 là tăng trưởng sẽ phục hồi, trong
khi lạm phát vẫn được khống chế t ốt và các cân đối vĩ mô đều ổn định hơn năm 2009.
Đ ây chính là thời kỳ hậu khủng hoảng. Vậy, một chính sách t iền tệ cho thời kỳ sau suy
giảm kinh t ế như thế nào đư ợc coi là hợp lý? Và mục tiêu của nó sẽ ưu tiêu cho mục tiêu
nào? Cũng như các nước khác, Việt N am trong giai đoạn này luôn muốn nhanh chóng
phục hồi và đưa nền kinh tế vào giai đoạn phát triển.Tuy nhiên, giai đoạn phục hồi nhanh
hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể chia thành yếu tố bên trong và yếu tố bên
ngoài.
Yếu tố bên trong: Là những yếu tố cấu thành nội lực của nền kinh tế, có vai trò
quyết định trong việc phục hồi và tăng trưởng bền vững. Cụ thể là:
- N guồn vốn
- N guồn nhân lực
- N guồn tài nguyên thiên nhiên
- K hoa học kỹ thuật
Yếu tố bên ngoài: Là nhũng yếu tố có tác động tới nền kinh tế trong nư ớc n hưng
không thể thay đổi các yếu tố này 1 cách chủ quan. Các yếu tố bên ngoài bao gồm:
- N guồn vốn đầu tư trực tiếp
- N guồn vốn đầu tư gián tiếp
- Các khoản viện trợ
Chính sách tiền tệ của 1 quốc gia có ảnh hưởng tới tất cả các yếu tố trên. Với mục
tiêu ổn định giá cả, tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu khác, chính sách t iền tệ cần
phải phù hợp với tình hình biến động của thị trường, đặc biệt là thị trư ờng vốn và thị
trường t iền tệ đồng t hời cần có 1 sự điều hành tốt từ phía ngân hàng trung ư ơng. Tuy
nhiên, sự biến dạng của nến kinh tế sau suy thoái thường là rất lớn, đặc biệt là với 1 nước
có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Một chính sách tiền tệ thắt chặt có thể làm

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
2

mất đi động lực, sức bật của nền kinh tế sau suy thoái. Nhưn g 1 chính sách tiền tệ quá nới
lỏng có thể gây ra lạm phát, làm giai đoạn trì trệ sau khủng hoảng kéo dài.

3.4 . Gợi ý mục tiêu chính sách tiền tệ cho Việt Nam:

G ần một năm qua, N HNN chuyển hư ớng điều hành tiền tệ từ thắt chặt để chống
lạm phát sang nới lỏng nhằm m ục tiêu chặn suy giảm kinh tế. Trong thời gian một năm
này, NH NN điều chỉnh sáu lần lãi s uất cơ bản. Lãi suất t ái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,
và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở cũng thay đổi nhiều lần, lần thay đổi gần nhất có hiệu
lực từ 01/12/2009.

Đ ầu năm 2009 trư ớc viễn cảnh suy thoái kinh tế sâu, N HNN đã chuyển từ chính
sách tiền t ệ thắt chặt áp dụng từ nử a đầu năm 2008 sang mở rộng có giới hạn, và mởrộng
mạnh mẽ để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn liên tục đư ợc giảm với
tốc độ nhanh nhằm tăng thanh khoản cho hệ thống NH TM và kích thích các NHTM đẩy
mạnh cho vay. Bên cạnh đó Chính phủ đã sử dụng gói kích cầu lên tới 8 tỷ USD, trong
đó có 1 tỷ USD dùng để hỗ trợ lãi suất cho hệ thống tín dụng.
Sau thời kỳ suy thoái phải là thời kỳ kinh tế tăng trưởng, và do vậy, chính sách
tiền tệ không thể không hướng theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Một chính sách tiền tệ
tích cực của hậu suy thoái, trước hết cần phải kiểm soát lạm phát ổn định giá cả.
Thực tế trong các năm qua NH NN đã t heo đuổi một mục tiêu đó là tốc độ t ăng
trưởng tín dụng, cụ thể tăng trư ởng tín dụng các năm gần đây luôn có sự chênh lệch khá
lớn so với chỉ tiêu đề ra. Năm 2007, chỉ tiêu tăng trư ởng tín dụng là 30%, thực tế đạt 37%.
N ăm 2008, chỉ tiêu ban đầu 25% -27%, thực tế 37%.

Hình 3.4

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
2

Trong năm 2010 Chính phủ đã đưa ra hai mục t iêu mâu thuẫn với nhau, đó là t ăng
trưởng kinh tế 6,5% đồng thời kiềm chế lạm phát ở mức 7%.
“Hai mục tiêu này không thể song hành với nhau. Muốn đạt tăng trưởng kinh tế
cao cần phải đánh đổi bằng lạm phát tăng cao và ngược lại”.
Vì nền kinh tế của Việt Nam từ sản xuất đến tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào nhập
khẩu, cho nên khi chính sách tiền tệ được nới lỏng chắc chắn nhập siêu sẽ tăng trong bối
cảnh các nguồn đem về ngoại tệ như đầu tư nư ớc n goài, xuất khẩu, du lịch, kiều hối…
được dự báo sẽ không tăng mạnh trong năm 2 010. Điều này sẽ tạo áp lực lên tỷ giá trong
năm sau.
Trong khi đó, chênh lệch tỷ giá giao dịch không chính thức và chính thứ c giữa
đồng Việt Nam và đô la Mỹ từ cuối năm 2008 đến cuối năm nay luôn duy trì ở mức cao
(từ 900 - 1.000 đồng/đô la Mỹ), điều không hề thấy ở những năm trước đó, chứ ng tỏ áp
lực giảm giá tiền đồng vẫn còn cao. “Tỷ giá sẽ t iếp t ục là vấn đề lớn của Việt N am trong
năm 2010”.

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
2

KẾT LUẬN

Trải qua khủng hỏang tài chính và kinh tế tòan cầu năm 2007 – 2009 Việt Nam đã
đạt những kết quả khả quan trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính
sách tiền tệ trong thời kỳ này được NH TW và Chính Phủ lựa chọn khá phù hợp với hoàn
cảnh thực tế để đạt được kết quả ổn định nền kinh tế, ngăn chặn đà suy thoái. T uy nhiên
bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện những mục tiêu này. N ghiên
cứu chính sách tiền tệ trong giai đoạn này đã cho nhóm một cách nhìn tòan diện về những
thành công và thất bại. Đây là bài học quý giá cho những nhà hoạch định chính sách tiền
tệ trong tương lai. N hữ ng gợi ý về mục tiêu chính sách tiền tệ năm 2010 chỉ là định
hướng tham khảo với mục đích học tập và nghiên cứu.

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam
2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. N guyễn Thị Cành, Hoàng Công Gia Khánh, Tài chính phát triển, N XB Đ HQ G, 2009.
2. H oàng Xuân Q uế, Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương, NXB Thống kê, 2003
3. H ội thảo N gân hàng nhà nước tổ chức về: “Vai trò chính sách tiền tệ đối với nền kinh
tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm” ngày 28/8/2009 tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
4. N guyễn Văn N gọc, giáo trình N guyên lý kinh tế vi mô, NXB Đại học K inh tế Quốc
dân Hà Nội, 2007.
5. N guyễn Đăng Dờn, Tiền tệ Ngân hàng, Đại học Q uốc gia Tp.H CM , 2009
6. Tạp chí Ngân hàng, tạp chí công nghệ Ngân hàng.
7. w ww.sbv.gov.vn
8. w ww.kinhtehoc.com
9. Một số website khác.

Đề tài: Các quan điểm khác nhau về mục tiêu CSTT & gợi ý m ục tiêu CSTT của Việt Nam

You might also like