You are on page 1of 14

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

MÔN: KINH TẾ VI MÔ

GIẢNG VIÊN: LÊ THỊ CHÂU KHA

NHÓM 1

ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH START-UP ĐƠN GIẢN

NHÓM 1:

- Lương Thị Thúy - 1951010309

1
- Nguyễn Như Bình - 1951010338
- Huỳnh Tấn Khánh - 1951010324
- Trần Thị Phượng Hằng - 1951010348
- Nguyễn Quốc Thắng - 1951010328
- Phan Lưu Hoàng Hảo - 1951010335
- Phùng Thị Ngân - 1951010320

Nhóm học ca 1( tiết 1-3) sáng thứ 4

LỜI MỞ ĐẦU

2
Ngày nay, ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, xã hội ngày càng phát triển , trình độ dân trí
ngày càng cao và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn trước. Khi đời sống ngày càng một
tốt hơn thì người ta càng dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn để quan tâm tới sức khỏe của bản thân và
gia đình. Rau là một thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt, ăn rau có rất nhiều
tác dụng như: bổ sung chất xơ, chất khoáng, các vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể cân đối, tránh
được các bệnh về im mạch, đột quỵ, ổn định huyết áp, ngăn một số bệnh ung thư,...Nhưng hiện nay, xá
hội ngày càng phát triển, con người càng chạy theo đồng tiền, vì lợi nhuận mà họ không thèm để tâm
đến tới sức khỏe của người khác, họ sử dụng các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng,
thu hoạch không đúng thời hạn làm cho rau không đảm bảo được sự an toàn, dẫn đến nhiều vụ việc ngộ
độc thực phẩm. Nắm bắt được điều này, nhóm em đã lên kế hoạch kinh doanh cho việc mở một vườn
rau sạch, để cung cấp rau sạch đến cho mọi nhà, đảm bảo sức khỏe của mọi gia đình.

Hãy để vườn rau của chúng tôi mang đến những bữa ăn chất lượng cho gia đình của bạn.

THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VI MÔ

3
Sản xuất cái gì? Sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP
Sản xuất như thế nào? Trồng rau
Sản xuất cho ai? Là nhu cầu thiết yếu cho mỗi gia đình trong mỗi ngày

Sứ mạng Đem đến cho mọi gia đình những khóm rau sạch, đảm bảo chất lượng
Mục tiêu Phân phối rau sạch cho toàn khu vực Đông Nam Bộ
Chiến lược Lựa chọn và trang bị tốt để tạo uy tín và là sự lựa chọn hàng đầu cho thị
trường.

Đầu tiên, phải có kiến thức về  các loại rau, mùa gieo trồng, đặc tính sinh trưởng, các sâu bệnh thường
gặp, cách chăm bón… để có nền kiến thức vững chắc, có đủ tự tin để bắt đầu trồng rau sạch. Có kiến
thức về nông nghiệp và kinh doanh.

I. Mô hình
- Mô hình dạng nhỏ, thuê 1 khu đất 1ha, ở nơi thưa thớt khu dân cư, gần nguồn nước để đảm bảo
đủ nắng, đủ nước.
- Trồng rau trong nhà
lưới

1. Trông theo tiêu chuẩn


VietGAP
4
VietGAP là viết tắt của cụm từ Vietnamese Good Agricultural Practices có nghĩa là Thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như sau:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: quy định cụ thể về kỹ thuật sản xuất từ khâu chọn đất, giống,
phân bón cho đến thu hoạch theo đúng quy định cụ thể cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản.
- An toàn thực phẩm: Gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm
vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc: Mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm: Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Có thể hiểu nôm na, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP là các sản phẩm chất lượng tốt, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng các hóa chất hay chất độc hại với cơ thể con người và cả
môi trường, được sản xuất và thu hoạch đúng quy trình, có nguồn thông tin truy xuất rõ ràng cho sản
phẩm.

2. Tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm rau an toàn


- Đất:

Đất trồng rau phải là đất cao, dễ thoát nước, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của
từng loại rau.

Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: khói, bụi, chất thải, hóa chất độc
hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu
dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.

Khu vực trồng rau phải được cách ly với các khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít
nhất 2 km và với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m.

Không có tồn dư hoá chất độc hại.

Hàm lượng kim loại nặng trong đất không được vượt quá quy định.

- Nước:

5
Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm.

Sử dụng nước giếng hoặc nước sông, ao, hồ không bị ô nhiễm để tưới, đảm bảo an toàn vệ sinh.

Dùng nước sạch để pha các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Các loại rau mùi và xà lách cần dùng nước giếng khoan.

- Giống:

Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh, không có mầm bệnh.

Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua kiểm dịch.

Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh sau này.

- Phân bón:

Không được dùng phân chuồng tươi, nước phân chuồng pha loãng để tưới rau.

Mỗi loại cây có chế độ bón phân và lượng bón khác nhau.  Trước khi thu hoạch 15 ngày cần kết
thúc bón phân.

Chỉ được phép sử dụng phân bón có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh
và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang có hiệu lực.

- Phòng trừ sâu bệnh:

Không sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật cấm sử dụng cho rau (Nuôi thiên địch của sâu, bắt
sâu trực tiếp bằng tay,...).

Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch (là các loài động vật hay ký
sinh được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên như chuồn
chuồn, bọ ngựa, chim sâu…).

Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng
bệnh thay cho các loại thuốc hóa chất để bảo vệ an toàn cho cây trồng, môi trường đất, nước và không
khí xung quanh.

6
Kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày.

- Thu hoạch, đóng gói:

Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng.

Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo đóng gói vào túi sạch. Trên bao bì ghi rõ địa chỉ nơi sản
xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

II. Chi phí dự trù


- Chi phí thuê đất: Thuê tại Hóc Môn/ Củ Chi Khoảng 500m2 thì tốn khoảng khoảng 3 triệu/
tháng. (Chi phí mua cỡ 700-1 tỉ)
Chi phí điện nước:

+ Máy tưới nước: Tự tạo giếng khoan và hệ thống lọc nước hết 15 triệu đồng.

+ Đèn chiếu sáng và dẫn điện tưới tiêu: Khoảng 6-7 Kwh/ngày( Khoảng 1.8 nghìn/ Kwh)= 10-13
nghìn/ ngày

- Chi phí xây dựng hệ thống: Chiếm khoảng 75% số vốn đầu tư. Khoảng 200-250 triệu cho
khoảng 500m2 ( tùy vào giống cây mình trồng và số lượng đất + máy móc thiết bị)
- Chi phí mua đất sạch trồng: 1 gói đất sạch dùng cho được khoảng 1m. khoảng 500m2 thì cần
khoảng 1000 bịch( Gía mỗi gói đất sạch khoảng 30 nghìn)= 30 triệu đồng/1 năm.
- Chi phí hạt giống: 1 gói khoảng 200 hạt thì cần khoảng 100 bịch( giá trung bình mỗi bịt khoảng
25 nghìn)= 2.5 triệu đồng

7
- Chi phí đệm dinh dưỡng (xơ dừa) khoảng 50 bịch cho khoảng 500m2 (giá mỗi gói 19k) = 1tr/3
tháng.

- Bút đo nồng độ dinh dưỡng/ độ PH : Khoảng 3tr/tháng


- Chi phí đóng gói hàng hóa 5tr/tháng , trả tiền nhân công (3 nhân công x 5 triệu/người/tháng),
vận chuyển đi tiêu thụ 5 triệu.
- Chi phí hư hỏng máy móc, chi phí đầu tư vào những khoản thiệt hại do dịch bệnh thiên tai( 20
triệu) (thuộc chi phí vốn dự trữ)
- Chi phí phân bón hữu cơ khoảng 1,5tr/tháng

- Chi phí quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sản phẩm ra thị trường bằng hình thức online và tham
gia những buổi hội thảo nông nghiệp để tìm kiếm khách hàng 30 triệu đồng/ năm.
8
- Chi phí thuế đóng cho nhà nước là 1tr/năm, bộ phận kiểm tra đánh giá sản phẩm của Bộ Y Tế để
đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 10tr/năm.
- Chi phí mua tủ đông, tủ mát, máy tính, rổ nhựa loại vuông để trưng bày sản phẩm, kệ sắt siêu
thị, các loại túi bọc thực phẩm, camera,.. khoảng 30 triệu.
- Chi phí thuê kĩ sư có trình độ để giám sát quá trình trồng và thu hoạch rau 10tr/tháng
 Vốn ban đầu: khoảng 350 triệu đồng
 Vốn hàng tháng bỏ ra là khoảng 40-45tr/tháng (Bao gồm thưởng cho nhân viên, phát sinh,…)
Và luôn luôn có vốn dự phòng khoảng từ 20-30tr.
 Có tầm 400 tr trong tay để khởi nghiệp
III. Đầu ra
1. Số lượng và giá cả
- Rau mồng tơi một ngày cho ra 20kg và 25000đ/1kg
-

- Rau muống một ngày cho ra 20kg và 20000đ/1kg


- Rau cải ngọt cho ra một ngày khoảng 20kg và 30000đ/1kg
- Rau cải xanh cho ra một ngày khoảng 20kg và 30000đ/1kg
 1 ngày có thể thu về khoảng từ 2tr-2tr2
 1 tháng có doanh thu khoảng từ 60-65tr/tháng và lợi nhuận khoảng từ 15-20tr/tháng.
2. Chất lượng
- Vì trồng theo mô hình VietGAP, nên sản phẩm đầu ra cần có chất lượng. Bản thân trông rau để
bán cho khách hàng bằng cái tâm của chính mình.
- Rau đưa ra thị trường với chất lượng cao, tuân thủ các điều kiện tự nhiên, không được sử dụng
thuốc trừ sâu, và tỷ lệ phân bón không quá mức quy định.
3. Phân phối
- Sản phẩm rau sạch hướng đến khách hàng có nhu cầu cao về độ an toàn như: Bách hóa xanh,
coop food, satra, siêu thị…và mình mở một gian hàng bán ngay tại chỗ.

9
IV. Những rủi ro và các phương án dự phòng
1. Những rủi ro trong việc trồng rau sạch
- Vì là trồng bằng hữu cơ nên cần hạn chế thuốc bảo vệ thực vật,chất kích thích... vì vậy rủi ro sâu bệnh
là điều không tránh khỏi

=> Phương án: Luân phiên đổi đất liên tục để hạn chế sâu bệnh

- Thời tiết thất thường

=> Phương án: trồng dựa vào thời tiết, mùa nào phương thức đó

- Năng suất, sản lượng thấp và hình thức rau không được xanh tốt so với rau sử dụng thuốc hóa học.

=> Phương án: mô hình trồng rau nhà lưới và sử dụng phân bón hữu cơ

- Chi phí cho thuốc trừ sâu thảo mộc, nhà lưới, làm bẫy sinh học cao hơn nhiều so với phương thức
trồng rau thông thường.

2. Những rủi ro trong việc kinh doanh rau sạch

a) Giải quyết hàng tồn cuối ngày

Rủi ro: Trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động sẽ không tránh khỏi nhiều

thiếu sót, thiếu kinh nghiệm trong đánh giá, dự toán về các loại rau có thể một số loại

10
rau bị thiếu và một số loại rau bị thừa vào cuối ngày.

- Xử lý hàng tồn không bán hết trong ngày:

+ Nếu buổi sáng chúng ta bán không hết, chúng ta nên bán thêm vào buổi chiều. Trên cơ sởlượng rau
bán được buổi sáng và rau còn thừa đến trưa sẽ kiểm lại và nhập rau cho buổi chiều.

+ Đến tối nếu rau còn thừa đặc biệt là rau lá sẽ không còn tươi như lúc mới nhập nữa, chúng ta đẩy
mạnh bán hạ giá

+ Đối với ớt, chanh, tỏi, củ cải…sẽ bảo quản trong tủ lạnh.

b) Rủi ro trong phương án giao hàng

- Nhiều khách hàng cùng gọi điện đến đặt mua rau tại nhà, để đảm bảo cho rau khi giao tới cho khách
hàng một cách nhanh nhất, ngoài việc một nhân viên giao rau thì mình cũng có thể trực tiếp tham gia
giao rau tới cho khách hàng.

c) Rủi ro trong cạnh tranh

- Nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ đánh cắp ý tưởng kinh doanh.

- Để khắc phục điều này chúng ta đặc biệt chú trọng vào cách cư xử khi phục vụ khách hàng ngay từ
lúc đầu mở cửa hàng

d) Tư duy thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng

- Người tiêu dùng rất quan tâm tới vấn đề thực phẩm sạch, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
Nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do mà họ vẫn chưa sẵn sàng bước vào một cửa hàng thực phẩm sạch
để mua. Tại sao? Đó chính là thói quen của các bà nội trợ:

+ Mua ở chợ gần nhà thì tiện hơn, ngại đi xa.

+ Giá rau trong cửa hàng đắt hơn nhiều so với ở chợ.

+ Sợ thì có sợ, lo vẫn lo những thói quen tiêu dùng của mọi người vẫn còn lâu mới bỏ được.

e) Niềm tin và sự hoài nghi của khách hàng

11
- Tâm lý “chắc gì đã sạch lại còn đắt hơn” là rào cản làm cho người tiêu dùng luôn hoài nghi về thực
phẩm sạch

- Hơn nữa, đối với một cửa hàng kinh doanh rau sạch mới mở, để người tiêu dùng biết đến bạn và việc
xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng là một việc khá khó khăn. Nói cách khác, làm sao chứng minh
được bạn đã làm đúng quy trình và làm cho khách hàng tin đó là “rau sạch”?

=> Để làm được việc đó yêu cầu bạn cần có khoảng thời gian dài kiên trì tạo sự tin tưởng cho người
tiêu dùng

- Giả thiết sử dụng công nghệ quét mã QR để truy xuất nguồn gốc: Rất khó thực hiện vì:

+ Mã QR hiện nay chỉ có thể truy xuất ngày nhập kho và ngày xuất kho, không thể truy xuất chi tiết từ
lúc bắt đầu còn là hạt giống đến khi thành phẩm, vận chuyển

+ Khách hàng không thể luôn luôn check được mã vạch mọi lúc mọi nơi (trường hợp điện thoại khách
hàng gặp trục trặc không thể quét được mã vạch)

+ Mã QR có thể bị làm giả, việc làm giả rồi in ra dán lên sản phẩm là dễ dàng. Ảnh hưởng đến uy tín
bên mình

+ Rắc rối trong việc mua phần mềm quét mã QR và sử dụng

=> Phương án sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc là bất khả thi

=> Vì vậy câu trả lời đưa ra đó là:

- Hãy kinh doanh rau “sạch” đúng nghĩa. Đó là cái tâm, thái độ nghiêm túc của bạn. Hay nói cách khác
là đạo đức kinh doanh của nhà sản xuất.

- Xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm

- Lựa chọn cách thức kinh doanh phù hợp như mở cửa hàng bán trực tiếp và kinh doanh online, nhập
cho siêu thị, các cửa hàng tiện lợi,…

- Luôn có nguồn vốn dự phòng

- Kế hoạch tiếp thị bằng marketing, quảng cáo và dịch vụ kèm theo

12
MỤC LỤC

I. MÔ HÌNH
1) Trông theo tiêu chuẩn VietGAP
2) Trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm an toàn
II. CHI PHÍ DỰ TRÙ
III. ĐẦU RA
1) Số lượng và giá cả
2) Chất lượng
3) Phân phối
IV. NHỮNG RỦI RO VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN DỰ PHÒNG
1) Những rủi ro trong việc trồng rau
2) Những rủi ro trong việc kinh doanh rau sạch

13
14

You might also like