You are on page 1of 3

Vai trò của nhà nước :

- Dựa theo lịch sử đã chứng minh bất kì Nhà nước nào cũng giữ vai trò cực kì quan
trọng trong xã hội. Với vị trí cực kì đặc biết trong đời sống chính trị, xã hội , Nhà
nước có vai trò to lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, dân tộc và xã hội trên
toàn thế giới
- Rất nhiều nhà tư tưởng trên thế giới từ xưa tới nay với các góc tiếp cận khác nhau đã
đưa ra nhiều bản chất và vai trò của Nhà nước đối với xã hội. Theo quan điểm của
các nhiều triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại mà có thể nhắc tới đó là Saclơ Đờ
Môngtexkiơ ( 1689 – 1775) một trong những nhà sáng lập ra triết học Khai sáng Pháp
thế kỷ XVIII nói về tầm quan trọng của nhà nước “ Nhà nước ra đời có nhiệm vụ điều
chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và giữa mọi người trong xã hội … Nhà nước
phải có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi thành viên các phương tiện sinh tồn, thức ăn và
quần áo – những thứ có lợi cho sức khoẻ “. Qua đó có thể thấy nhiệm vụ mà nhà
nước phải làm đối với quốc gia và con người có thể coi là nghĩa vụ thiêng liêng. Qua
đó ông cũng khẳng định lại vị trí đứng đầu của nhà Nước trong các mối quan hệ xã
hội.
- Ý kiến của Gian Giắc Rutxô ( 1712- 1778 ) lại cho rằng : “ Mục đích của một tập thể
chính trị là gì ? Chính là sự bảo toàn và phát triển xã hội. Một chính phủ mà để cho
dân ngày càng hao mòn, ngày càng giảm sút, đó là một chính phủ tồi tệ nhất “ Rõ
ràng Rutxô cũng cho rằng vai trò của Nhà nước đối với xã hội nói chung và lợi ích con
người nói riêng đó là: vai trò thiết lập trật tự xã hội và vai trò phục vụ lợi ích con
người.
- Khác với các quan điểm của các nhà tư tưởng vĩ đại ở trên thì đứng trên lập trường
tư tưởng duy vật biện chứng và duy vật lích sử, Chủ nghĩa Mác – Lênin đã lý giải về
nguồn gốc , bản chất và vai trò to lớn của Nhà nước một cách khoa học rằng: Sự ra
đời của nhà nước là một yếu tố khách quan, do nhu cầu khách quan của xã hội,
nhằm quản lý các công việc chung của đời sống xã hội “ Nhà nước không phải là một
quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội” , mà là “ một lực lượng tựa hồ đứng trên
xã hội “ có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong
vòng trật tự ”
- Sự tồn tại của một quốc gia không thể tách rời sự tồn tại và mối quan hệ của các
quốc gia khác, đặc biệt trong thời đại hiện nay khi nhu cầu hội nhập và hợp tác giữa
các quốc gia ngày càng cao, nó đã trở thành một xu thế tất yếu và khách quan của
thời đại, điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến đất nước, nhân dân và toàn thể cộng
đồng nhân loại Đời sống xã hội cũng như đời sống con người. Bản chất của hội nhập
và toàn cầu hóa là tất cả các quốc gia đều ở vào thế phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ,
không một quốc gia nào có thể phát triển một cách cô lập. Không một quốc gia nào
muốn phát triển có thể đứng ngoài cái gọi là “cuộc chơi”. Tuy nhiên ai cũng biết rằng
hoàn cảnh quốc tế có thể tạo nên sự thuận lợi hoặc gây khó khăn, cản trở đối với
việc thực hiện vai trò của Nhà nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Thế nên việc hoà nhập với quốc tế là cực kì quan trọng, Việt Nam trong quá trình
phát không thể không tính đến những chiều hướng chung của thế giới, của thời đại.
- Có thể nói, quá trình hội nhập quốc tế và TCH đang và sẽ tạo ra nên nhiều thuận lợi
và hội đối với Việt Nam đồng thời cũng không ít những thách thức hết sức gay gắt.
Trong bối cảnh đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có thái độ và nhận thức đúng đắn
về vai trò của Nhà nước để nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong tiến trình
hội nhập
- TCH tác động tới chính trị:
+ Số lượng các thủ thể tham gia vào các quyết định chính trị ngày càng mở rộng
Ở mọi quốc gia, sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể kinh tế và các phong trào xã
hội cũng diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả. Chúng tạo thành một hệ thống giám sát
quyền lực hiệu quả và cũng tạo ra nhiều áp lực đối với nhà nước trong việc thực thi
quyền lực chính trị. Với trình độ học vấn ngày càng cao và các nguồn thông tin, tri
thức phong phú, đa dạng, con người không đương nhiên chấp nhận bất kỳ sự phân
bổ quyền lực nào và đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trên cơ sở đạo đức về
quyền con người. Cùng với sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự, tri thức đã trở
thành vấn đề trọng tâm để thực hiện các cải cách xã hội và các quyết sách chính trị;
trở thành nhân tố chủ yếu quyết định điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia, dân tộc.
Theo lôgic của sự phát triển, tri thức là sức mạnh đặc biệt và đang trở thành một
dạng quyền lực mới, sức mạnh tri thức sẽ thay thế cho các dạng quyền lực truyền
thống trước đây. Vì vậy, các chủ thể của quyền lực chính trị phải ngày càng chú ý,
trau dồi kiến thức, tự điều chỉnh các giá trị, chuẩn mực để thích ứng chức năng với
những thay đổi của môi trường chính trị. Vai trò của nhà nước được quy định ngày
càng rõ nét và có sự chuyển đổi vai trò của nhà nước trong xã hội hiện đại. Nhà nước
ngày càng có xu hướng chuyển sang trạng thái phục vụ và hỗ trợ, đồng thời phải
đóng vai trò tích cực hơn bao giờ hết trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Xu
hướng đang chuyển từ trạng thái hoàn toàn thống trị sang trạng thái cung cấp dịch
vụ công và tạo ra sự phát triển.
+ Các mối đe doạ đối với quyền lực chính trị đến từ nhiều nguồn khác nhau, khó xác
định không gian, phạm vi và đối tượng. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh
chóng, mang đến những cơ hội không thể phủ nhận nhưng cũng buộc các quốc gia,
vùng lãnh thổ, khu vực phải đối mặt với nhiều rủi ro về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã nhận định rằng toàn cầu hóa là một tất yếu
khách quan, chứa đựng nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Sự giao thoa
và tiếp biến của các giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa tạo ra sự liên kết chặt chẽ
giữa các quốc gia, đồng thời làm cho các quốc gia phụ thuộc vào nhau, làm cho các
nguy cơ đối với các quốc gia, các quốc gia và khu vực trở nên phức tạp và khó lường.
Ngày nay, các cá nhân và tổ chức khủng bố tư nhân có quyền đóng một vai trò trực
tiếp hơn trong chính trị. Thực tế này dẫn đến những thách thức đối với quyền lực
chính trị, đặc biệt là quyền lực nhà nước ngày càng trở nên đa dạng và khó kiểm
soát. Những thách thức như vậy có thể đến từ các tổ chức khủng bố, mạng xã hội
hoặc các phong trào dân tộc chủ nghĩa và tôn giáo và thách thức tất cả các khía cạnh
của quyền lực chính trị, từ hệ tư tưởng, từ giá trị cốt lõi đến an ninh cho đến an ninh
quốc gia truyền thống. Toàn cầu hóa cũng dẫn đến những thách thức an ninh phi
truyền thống. Có thể nói đến chủ nghĩa khủng bố ngày càng phát triển hay kể cả là
các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, … cũng có thể là các công cụ để
hacker xâm nhập và ăn cắp thông tin. Cùng với các nhóm chính trị sắc tộc, các phong
trào tôn giáo vũ trang có thể tạo ra các hoạt động xuyên quốc gia, điển hình là chủ
nghĩa tái lập lãnh thổ, chủ nghĩa ly khai, kích động di cư, chuyển chỗ ở của một
nhóm. Thiểu số tôn giáo,… tạo ra những tộc người hoặc cộng đồng dân cư sống phân
tán ở nước ngoài nhưng vẫn giữ được các khía cạnh kinh tế, chính trị và tình cảm.
gắn bó với quê hương. Các nhóm này thường tạo ra hoặc bị lợi dụng để tạo ra bất ổn
chính trị cho các quốc gia và khu vực.
- TCH đối với xã hội:
+ Bối cảnh mới làm xuất hiện nhiều xu thế mới đan xen nhau và có tác động sâu sắc
đến đời sống chính trị xã hội thế giới. Có thể thấy, những xu thế đó là: 1 Xu thế hoà
bình, hợp tác, hội nhập quốc tế lôi cuốn nhiều nước tham gia; 2 Cách mạng khoa học
công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo
điều kiện hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở nhiều quốc gia, khu vực; 3 Xu thế
đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế và khu vực;
Những xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp tài nguyên biển, đảo ngày càng phức
tạp; 5 Xu thế dân chủ hoá rộng rãi đời sống xã hội thế giới; 6 Sự tồn tại và khủng
hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại; 7 Sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa
dân túy, chủ nghĩa nước lớn, chiến tranh thương mại…; 8 Xu thế nêu cao ý thức độc
lập, bảo vệ lợi ích dân tộc của các nước; 9 Sự xuất hiện đa dạng, phong phú các mô
hình xã hội xã hội chủ nghĩa như là xu thế tất yếu khách quan, tạo ra dấu hiệu khôi
phục của xã hội xã hội chủ nghĩa ở một số quốc gia, khu vực.

Trong những xu thế trên thì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát
triển vẫn là xu thế lớn và tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng hợp tác, tập hợp lực
lượng tiến bộ vì hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Xu thế hướng đến hòa bình
và phát triển thúc đẩy các quốc gia xích lại gần nhau, cùng nhau hợp tác nhằm tìm
kiếm những cơ chế kiểm soát, kiềm chế xung đột, giảm thiểu nguy cơ chiến tranh. Vì
vậy, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay chính là việc nhận thức sâu sắc và tận dụng có
hiệu quả những thời cơ ấy trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
giữ vững hòa bình và ổn định để phát triển, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các
lực lượng tiến bộ vì hòa bình, dân chủ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

You might also like