You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN/BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: …………………………………….

HÀ NỘI-2021
1. MỞ ĐẦU
Có thể nói, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng.
Trong chương trình GDPT mới, có thể thấy rõ đặc điểm của hoạt động trải nghiệm tạo cơ
hội cho học sinh: huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo
dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn từ đó hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi,
năng lực đặc thù và phẩm chất của học sinh tiểu học. Khi tham gia hoạt động trải nghiệm,
học sinh được vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm vốn có để giải quyết những vấn đề
thực tiễn. Các em học được cách tổ chức hoạt động, lập kế hoạch, cách giao tiếp để đạt
được hiệu quả…và nhiều kĩ năng khác. Từ đó, không chỉ giúp các em củng cố, vận dụng
kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học một cách linh hoạt mà còn góp phần thúc đẩy động
cơ học tập, giúp các em thấy được ý nghĩa thực tế của việc học tập, rèn luyện cũng như các
em tự tin hơn và chủ động hơn trong học tập và trong cuộc sống. Ngoài ra, thông qua hoạt
động trải nhiệm học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống
tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan
niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê
hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát
triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. Trong quá
trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên có thể lựa chọn và sử dụng các phương pháp
khác nhau phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương. Cụ thể, trong bài này em sẽ phân
tích rõ phương thức cống hiến của hoạt động trải nghiệm ở tiểu học. Sau đó em vận dụng
hai hình thức đã học là hoạt động tình nguyện và tuyên truyền vào chủ đề 9: “ Em bảo vệ
môi trường” của sách Kết nối tri thức với cuộc sống ( lớp 1) để thiết kế hoạt động trải
nghiệm trong nhà trường tiểu học.Từ đó, đưa ra các kết luận sư phạm cần thiết.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Phân tích phương thức cống hiến của hoạt động trải nghiệm ở tiểu học
Trước tiên, về khái niệm của phương thức cống hiến: là hình thức hoạt động tạo cơ hội cho
học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình
thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các
phương thức tương tự khác. Cụ thể:
Thứ nhất, hoạt động tình nguyện, được hiểu đầy đủ là hoạt động không đặt ra lợi ích vật
chất, không mang lợi ích cá nhân, được làm với tinh thần tự nguyện và đem lại lợi ích cho
người khác. Trong đó, hoạt động này là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao. Qua
nhận thức, học sinh tự mình nhận lấy trách nhiệm, sẵn sàng làm việc, sức, tiền của,...),
không quản ngại khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức cho các hoạt động vì sự phát triển
của cộng đồng, của xã hội, của thế giới nói chung, không đòi hỏi lợi ích vật chất cho bản
thân. Hoạt động tình nguyện có thể của cá nhân hay cộng đồng, được xuất phát từ lòng
nhân ái, tính tích cực xã hội và hoài bão lý tưởng của tuổi trẻ nhằm thực hiện những nhiệm
vụ khó khăn, đột xuất của địa phương, đơn vị vìlợi ích của xã hội, cộng đồng. Hoạt động
tình nguyện nhằm bồi dưỡng cho các em có lòng nhân ái, biết chia sẻ, bao dung những
người xung quanh, từ đó, giúp các em sống có ý thức cộng đồng. Khi các em quan tâm và
tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, các em sẽ nhận thức được vai trò cũng như
trách nhiệm xã hội của bản thân, từ đó, các em sẽ có thái độ đúng đắn, đóng góp cho sự
phát triển của cộng đồng địa phương mình. Về ý nghĩa hàng đầu của hoạt động tình
nguyện đó là: tăng cường tình đoàn kết, sự hỗ trợ, tin cậy lẫn nhau, biết trợ giúp, biết đồng
tâm hiệp lực với những người xung quanh, từ đó nuôi dưỡng tinh thần tương thân, tương
ái. Tất cả các hoạt động này đóng góp đáng kể đối với chất lượng cuộc sống. Để hoạt động

1
tình nguyện diễn ra hiệu quả, nhà trường cũng như giáo viên cần lựa chọn nội dung và
hình thức phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Tùy tính chất, quy mô, phạm vi, có thể
chia hoạt động tình nguyện thành một số nhóm như: Hỗ trợ nhóm người, một cộng đồng
kém may mắn, Hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng trong tình huống khẩn cấp, Hoạt
động tình nguyện trong bảo vệ môi trường sống ( học sinh tiểu học tham gia vào hoạt động
trồng cây, hưởng ứng tuyên truyền hạn chế sử dụng bao ni lông,..). Bên cạnh đó, về quy
trình tổ chức hoạt động. Bước 1: Căn cứ nhu cầu của địa phương hoặc của cộng đồng dân
cư vùng gặp khó khăn cần giúp đỡ; Khảo sát thực tế; Xây dựng kế hoạch hoạt động tình
nguyện. Bước 2: Tổ chức Đội tình nguyện: Kêu gọi, tuyên tuyền. Tuyển chọn thành viên.
Tổ chức phỏng vấn. Bước 3: Tổ chức Đội, xây dựng nội quy hoạt động. Tổ chức lễ ra
quân. Bước 4: Triển khai tiến hành những hoạt động. Luôn có hoạt động phản hồi mỗi
ngày để nắm kịp thời tình hình và có điều chỉnh kịp thời. Chú ý khâu kiểm soát học sinh,
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh. Bước 5: Kết thúc đợt tình nguyện, cần tổ chức lễ
tổng kết, chia tay. Có nhận xét đánh giá của các đối tượng được hỗ trợ, cũng như sự tự
đánh giá của bản thân (nên cho học sinh viêt thu hoạch), đánh giá của nhóm, đội và tổ chức
rút kinh nghiệm sau khi đã về đến nhà.
Thứ hai, phương thức tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy
thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu
thông tin mong muốn. Đối tượng là học sinh trong nhà trường. Bằng hình thức truyền
miệng, học sinh có thể lan tỏa những thông điệp tích cực với gia đình, bạn bè, hàng xóm về
bảo vệ môi trường, về an toàn giao thông…Phương thức tuyên truyền được thực hiện qua
các hành động như: vẽ tranh, tham gia hoạt động tuyên truyền của nhà trường.
Thứ ba, lao động công ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao động sinh hiểu được
giá trị của lao của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng vì lợi ích
chung động, từ đó để biết trân trọng của cộng đồng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình
công cộng cũng như kịp thời sức lao động và có ý thức bảo phòng chống và khắc phục hậu
quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh... vệ, giữ gìn những công trình công cộng. Trong nhà
trường, lao động công ích được hiểu là sự đóng góp sức lao động của học sinh cho các
công trình công cộng của nhà trường hoặc địa phương nơi các em sinh sống. Thông qua lao
động công ích học sinh được rèn luyện các kĩ năng sống như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm
kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề,...Ngoài ra, các hoạt động
công ích học sinh có thể tham gia ở nhà trường và địa phương là: Vệ sinh vườn trường, sân
trường, lớp học, môi trường xung quanh nhà trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng
và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh,...

2.2 Vận dụng phương thức cống hiến vào chủ đề 9 “ Em bảo vệ môi trường” trong
sách Kết nối tri thức với cuộc sống ( lớp 1)

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

CHỦ ĐỀ: EM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TUẦN: 35

BÀI 21: Giữ gìn môi trường xanh, sạch (TIẾT 3)

Ngày dạy: 27/2/2022

I. Mục tiêu

Học sinh có khả năng:

2
- Nhận biết được môi trường sạch đẹp và môi trường chưa sạch đẹp

- Biết đề xuất những việc nên làm và không nên làm để môi trường sạch đẹp

- Thực hiện một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ môi
trường xunh quanh luôn sạch đẹp

II. Đồ dùng dạy- học:

- GV: chuẩn bị băng đĩa nhạc, bông hoa khen thưởng,...

- HS: Ngồi theo tổ.

III. Các hoạt động dạy- học

Thờ Hoạt động của GV Hoạt động của HS


i
gian

2’ Khởi động

-GV cho HS hát khởi động bài:” Em vẽ môi trường màu - HS hát
xanh” ( đã học trong tiết trước )

Thực hành

Hoạt động 5: Sắm vai và xử lí tình huống

15’- -GV cho HS quan sát tranh và khai thác nội dung tranh
18’
- GV cùng HS nhận xét

- GV chốt lại tình huống: Lan đang đi bộ ngoài đường, - HS quan sát và khai thác
bỗng thấy bạn Hoa cùng lớp vứt túi bóng nil-lông ngay ra
đường sau khi ăn túi xôi ngô. Nếu các em là bạn Lan, em
sẽ xử lí thế nào?
- HS lắng nghe tình huống
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và xử lý tình huống trên.
GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.

-GV gọi đại diện các nhóm lên thực hiện việc sắm vai.
-HS thảo luận nhóm đôi
-GV cùng HS nhận xét và bổ sung.

-GV tuyên dương những nhóm có cố gắng


- Đại diện HS lên sắm vai
Hoạt động 6: Tập vận động người thân, bạn bè bảo vệ - HS các nhóm khác nhận xét,
môi trường bổ sung

3
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao cần giữ gìn, bảo vệ môi trường? - HS thảo luận 4 nhóm và trả
lời
+ Chúng ta cần làm gì bảo vệ môi trường?

+ Cần giữ gìn, bảo vệ môi


trường đem lại không khí
trong lành, làm cuộc sống
chúng ta tốt đẹp hơn

+ Không vứt rác bừa bãi,


chăm sóc cây xanh xung
quanh mình,..

-GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.

-Gọi đại diện nhóm chia sẻ với cả lớp. -Đại diện nhóm lên chia sẻ

-GV cùng HS nhận xét. -HS nhận xét.

-GV chốt ý sau đó kết luận:

Việc bảo vệ môi trường luôn thực hiện ở mọi lúc, mọi
nơi. Thực hiện tốt và có biện pháp tuyên truyền để tất cả
mọi người đều giữ và bảo vệ môi trường xanh-sạch- đẹp.

15’ VẬN DỤNG

Hoạt động 7: Thực hiện các việc làm bảo vệ môi


trường trong cuộc sống

-GV cho Hs chơi trò chơi” Phóng viên nhí”

-GV nêu cách chơi: Bạn làm phóng viên có nhiệm vụ


phỏng vấn một số bạn về các hành động, việc làm của
mình để giữ gìn môi trường sạch đẹp.
-HS tham gia chơi
-GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương.

-GV giáo dục HS về nhà giúp bố mẹ làm một số việc để


nhà cửa sạch đẹp: ăn uống gọn gàng, dọn đồ chơi sau khi
chơi xong, bỏ rác đúng nơi quy định,..

-GV dặn HS không chỉ giữ vệ sinh nơi em học, sinh sống
mà còn giữ vệ sinh chung những ở những nơi công cộng:
4
công viên, khu vui chơi giải trí, đường sá, ao, hồ, sông,..

Tổng kết: -GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu


hoạch/học được/rút ra bài học kinh nghiệm sau khi tham
gia các hoạt động -HS lắng nghe thực hiện

-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ:
Môi trường sạch, đẹp làm cuộc sốnng của chúng ta tốt dẹp
hơn. Em nhớ luôn giữ gìn và bảo vệ môi trường luôn
xanh, sạch, đẹp.

-HS chia sẻ theo kinh nghiệm mình


thu được

-HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ

2’ CỦNG CỐ- DẶN DÒ

-Nhận xét tiết học -HS lắng nghe

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

RÚT KINH NGHIỆM


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
2.3 Phân tích và bình luận

3. KẾT LUẬN……
Tài liệu tham khảo

5
6

You might also like