You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Khoa Triết học và KHXH


-----ooo-----

TIỂU LUẬN
MÔN:TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Chủ đề: Trình bày nguyên tắc phát triển, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát
triển. Hãy vận dụng nguyên tắc phát triển để phân tích câu tục ngữ “sông có
khúc, người có lúc”.

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.Trần Ngọc Linh


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thùy Dương
Lớp : TA25.04
Mã sinh viên : 2520240015

Hà Nội tháng 10 năm 2021


LỜI CAM KẾT
Với đề tài “Trình bày nguyên tắc phát triển, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát
triển. Hãy vận dụng nguyên tắc phát triển để phân tích câu tục ngữ “sông có
khúc, người có lúc”.”. Em xin cam kết rằng đề tài tiểu luận là do bản thân tìm tòi
tài liệu, thu thập những dữ liệu xác thực, tự bản thân em tư duy và viết. Không
đi sao chép hay thuê viết hộ. Em xin chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận
của em nếu có bất kỳ sự gian lận nào.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................2
I-NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN TRONG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN....2
1.Khái niệm,tính chất sự phát triển...............................................................2
2.Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển.....................................................3
3.Yêu cầu của nguyên tắc phát triển..............................................................4
4.Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc phát triển................................5
II-VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN ĐỂ PHÂN TÍCH CÂU
TỤC NGỮ “SÔNG CÓ KHÚC,NGƯỜI CÓ LÚC”.....................................5
1.Khái quát về câu tục ngữ “ Sông có khúc, người có lúc”...........................5
2.Phân tích câu tục ngữ “sông có khúc,người có lúc” dựa trên nguyên tắc
phát triển........................................................................................................5
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................9
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay,Triết học Mác-Lênin là một trong những thành
tựu vĩ đại nhất của tư tưởng triết học nhân loại đang là hình tức phát triển cao
nhất của các hình thức triết học trong lịch sử.Triết học Mác-Lênin trang bị cho
con người hệ thống các khái niệm,phạm trù,quy luật làm công cụ nhận thức
khoa học;giúp con người phát triển tư duy khoa học,đó là tư duy ở cấp độ phạm
trù,quy luật… Trong học phần Triết học Mác-Lênin có đề cập đến nguyên tắc
phát triển, chúng ta thấy vì mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong khuynh hướng
vận động, phát triển nên khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt
chúng trong sự vận động, phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của
chúng. Nguyên tắc phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn
tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của
chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính
chất thụt lùi để có những biện pháp tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triển theo
hướng tích cực hoặc kìm hãm sự vận động, biến đổi theo hướng tiêu cực. Ta
thấy cuộc sống của chúng ta có thay đổi chóng vánh làm con người đôi khi chưa
thể lường trước được sự thay đổi đó. Trăng có khi tròn khi khuyết, khi tỏ khi
mờ; người thì có lúc hưng, lúc bại. Vậy nên làm người đôi khi lùi một bước biển
rộng trời cao, muôn điều hòa thuận. Chính vì cuộc sống nói bất ngờ có bất ngờ,
nói dễ đoán có dễ đoán. Vì vậy, chúng ta đừng quá bi quan khi gặp trắc trở, cũng
đừng ngủ vùi trong chiến thắng và danh vọng. Tục ngữ có câu “Sông có khúc,
người có lúc”. Qua đây, là cơ sở để em chọn đề tài: “Trình bày nguyên tắc phát
triển, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển. Hãy vận dụng nguyên tắc phát
triển để phân tích câu tục ngữ “sông có khúc, người có lúc”.”

1
PHẦN NỘI DUNG
I-NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN TRONG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
1.Khái niệm,tính chất sự phát triển
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi
đơn thuần về mặt lượng,không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật, hoặc
nếu có sự thay đổi nhất định về chất thf sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một
vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới.
Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình
tiến lên liên tục,không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình thì trong chủ nghĩa duy vật biện
chứng, “phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn.”
(Trích dẫn từ: “https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n”.)
Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp
lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.Quan điểm duy vật biện
chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật.Đó là
do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định.Quá trình giải quyết liên tục mâu
thuẫn trong bản thân sự vật, do đó, cũng là quá trình tự thân phát triển của mọi
sự vật.Qua đó,ta thấy phát triển không bao quát toàn bộ sự vận động nói
chung.Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động –xu hướng vận động
đi lên của sự vật ,sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ.Sự phát triển chỉ là
một trường hợp đặc biệt của sự vận động .
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa
dạng, phong phú. Thứ nhất, tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong
nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Tất cả các sự vật, hiện tượng trong
hiện thực luôn vận động, phát triển một cách khách quan, độc lập với ý thức của
con người. Đây là sự thật hiển nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức
2
được hay không, có muốn hay không.Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày
trong chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập thuộc mỗi sự vật, hiện tượng. Đó là quá trình bắt nguồn từ
bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện
tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc
vào ý thức của con người.Thứ hai,tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện
ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy;
trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự
vật, hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng
dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù họp với quy luật khách quan. Thứ ba, tính đa
dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh
hướng chung của mọi sự vật hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi
lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn
tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng phát triển sẽ
khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật, hiện tượng
còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác, của rất
nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm thay đổi
chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật,
hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa
ở mặt khác...Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú,đa dạng của các quá
trình phát triển.
2.Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển chính là dựa trên mối quan hệ hữu
cơ giữa vận động và trực tiếp là dựa vào nguyên lý về sự phát triển của phép
biện chứng duy vật. Theo đó, sự phát triển là vận động tiến lên từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là
trường hợp đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những
tính quy định mới, cao hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu tổ chức, phương
thức tồn tại và vận động của sự việc, hiện tượng cùng chức năng của nó ngày
3
càng hoàn thiện hơn. Do vậy, để nhận thức được sự tự vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng chúng ta phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về
lượng với sự biến đổi về chất trong quá trình phát triển, phải chỉ ra được nguồn
gốc và động lực bên trong, nghĩa là tìm ra và biết cách giải quyết mâu thuẫn,
phải xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện
chứng quy định, coi phủ định là tiền đề cho sự ra đời của sự vật hiện tượng mới.
3.Yêu cầu của nguyên tắc phát triển
Thứ nhất, nguyên tắc phát triển yêu cầu: Khi xem xét sự vật, hiện tượng
phải đặt nó trong trạng thái vận động, biển đổi chuyển hoá để không chỉ nhận
thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại mà còn thấy được khuynh hướng
phát triển của nó trong tương lai, nghĩa là phải phân tích để làm rõ những biến
đổi của sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, nguyên tắc phát triển yêu cầu: Phải nhận thức sự phát triển là quá
trình trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm,
tính chất hình thức khác nhau.
Thứ ba, nguyên tắc phát triển đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái
mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó phát triển thay thế cái cũ, phải
chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ...Sự thay thế cái cũ bằng cái mới diễn ra rất
phức tạp bởi cái mới phải đấu tranh chống lại cái cũ, chiến thắng cái cũ.
Tóm lại,nguyên tắc phát triển đòi hỏi: Trong hoạt động nhận thức thì khi
xem xét các sự vật, hiện tượng, phải đặt chúng trong sự vận động và phát triển.
Cần phải nhận thức được sự vật không chỉ như là cái nó đang có, đang hiện hữu
trước mắt, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển tương lai, khả năng
chuyển hóa của nó.Bằng tư duy khoa học, phải làm sáng tỏ được xu hướng chủ
đạo của tất cả những biến đổi khác nhau đó. Trong hoạt động thực tiễn thì phải
chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, hiện tượng, từ

4
đó, xác định biện pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự vật phát
triển.
4.Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc phát triển
Khi chúng ta đã nghiên cứu, chúng ta đã quán triệt nguyên tắc phát triển
thì chúng ta cần phải khắc phục cái tư tưởng bảo thủ trì trệ trong hoạt động nhận
thức cũng như là trong hoạt động thực tiễn, chúng ta phải có quan điểm đúng
đắn trong nhận thức cái mới và tạo điều kiện cho sự khẳng định của cái mới.
Thứ hai, là cần có cái nhìn linh động, linh hoạt phân tích các khả năng cũng như
sự vận dụng một cách linh hoạt các phương tiện tác động của đối tượng nhất là
khi tình hình đã thay đổi nhằm ủng hộ cái mới, cái tiến bộ, cái tích cực. Trong
quá trình xây dựng và thực hiện các quyết sách thì phải tránh được cái nhìn cực
đoan tả khuynh, hữu khuynh, cần nhận thức trạng thái chín muồi của đối tượng
để xây dựng và thực hiện các cái quyết sách một cách có hiệu quả.
II-VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN ĐỂ PHÂN TÍCH CÂU
TỤC NGỮ “SÔNG CÓ KHÚC,NGƯỜI CÓ LÚC”
1.Khái quát về câu tục ngữ “ Sông có khúc, người có lúc”
Chúng ta có thể thấy giống như mọi câu tục ngữ khác của ông bà ta truyền
dạy lại, câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” cũng không ngoại lệ. Nó chứa
đựng cả ý nghĩa về mặt chữ lẫn nghĩa bóng sâu xa bên trong. Đây là một trong
những câu tục ngữ nói về triết lí sơ khai của người Việt trong kho tàng văn học
dân gian Việt Nam. Câu tục ngữ này khuyên chúng ta rằng: Trong cuộc sống
không phải lúc nào chúng ta cũng gặp may mắn và suôn sẻ, có những lúc chúng
ta sẽ gặp khó khăn. Nhưng đừng nản chí, chúng ta cứ cố gắng vượt qua nó thì
tương lai sẽ lại tốt đẹp như xưa.
2.Phân tích câu tục ngữ “sông có khúc,người có lúc” dựa trên nguyên tắc
phát triển
Khi tìm hiểu câu tục ngữ “sông có khúc,người có lúc”, nếu mà chúng ta
chỉ đánh giá và phân tích “dòng sông”, “con người” ở hiện tại thôi thì chưa đủ,
phải quay lại quá khứ để xem câu tục ngữ này đến hiện tại phát triển như thế
5
nào. Điều quan trọng nhất chính là phải dự báo được xu hướng vận động, phát
triển của “dòng sông”, “con người” trong tương lai.Khi đó, chúng ta nắm được
quy luật, chúng ta nắm được cái tất yếu thì chúng ta sẽ dự báo được xu hướng
phát triển trong tương lai và dự báo đúng thì chúng ta sẽ đi đến thành công, dự
báo sai chúng ta phải chấp nhận thất bại.Khi dự báo về xu hướng phát triển của
“dòng sông”, của “con người” thì phải vạch ra một số xu hướng của nó, phải có
phương án dự phòng. Có nhiều yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi xu hướng của sự
phát triển nên phải có phương án dự phòng. Khi con người ta đối mặt trong bất
kỳ hoàn cảnh nào đi nữa thì cũng cần phải đặt ra những phương án dự phòng để
khắc phục những khó khăn mắc phải, vượt qua những khó khăn đó thì con người
sẽ thay đổi cuộc sống khiến cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi phân tích câu tục ngữ “sông có khúc,người có lúc” thì cách nhìn, tư
duy đánh giá của chúng ta về câu tục ngữ “sông có khúc,người có lúc” phải linh
hoạt, phải mềm dẻo, phải biện chứng. “dòng sông”, “con người” thay đổi rồi mà
cách nhìn nhận ,đánh giá, phân tích của chúng ta về “dòng sông”, “con người”
không thay đổi thì chúng ta sẽ rơi vào cái quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến,
đối lập với sự phát triển. Quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến chính là vi phạm
nguyên tắc phát triển.Khi đã quán triệt nguyên tắc phát triển thì cần phải chống
lại cái tư tưởng, cái quan điểm sai lầm đó là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến,
đối lập với sự phát triển. “Sông” và “ người” trong câu tục ngữ trên luôn luôn
thay đổi nên cách nhìn nhận, đánh giá của chúng ta, cái phân tích của chúng ta,
cách đánh giá, cách dự báo của chúng ta về “sông” , “người” phải có sự thay đổi
tức là “sông” thì có khúc to khúc nhỏ, khúc nông khúc sâu, khúc cong cong hay
khúc thẳng vun vút. Cũng như thế, đời “người” có lúc trầm lúc bổng, lúc vui
sướng, khi hoạn nạn, chẳng ai gặp may mắn suốt đời, cũng chẳng có người gặp
bất hạnh suốt đời nếu biết vươn lên và luôn hướng về phía trước. Phải nhìn nhận
vào sự thay đổi của sông và người để chúng ta có cách nhìn nhận, đánh giá. Ví
dụ đối với những người đi tù về hoặc đi cai nghiện về thì chúng ta phải có cách
đánh giá, nhìn nhận họ là một con người đã thay đổi nhưng một số bộ phận cộng
6
đồng không nhỏ lại dè chừng, với quan điểm họ đã là kẻ cướp của, giết người
muôn đời như thế; những người đi tù về hoặc đi cai nghiện về muốn hòa nhập
với cộng đồng nhưng người khác lại xa lánh họ, cô lập họ. Đến cuối cùng, họ
cũng chỉ có thể giao lưu chơi với những người như họ thôi. Và rất có thể trong
số đó có những người đi tù về hoặc đi cai nghiện về bị cộng đồng phản ứng một
cách tiêu cực mà người ta quay trở lại con đường cũ. Việc quay lại con đường cũ
của họ có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có một nguyên nhân đến từ cộng
đồng-chính cộng đồng đã không cho họ cơ hội quay trở lại, chính cộng đồng đã
không chịu thay đổi và nhìn nhận họ là một con người đã thay đổi. Chúng ta có
thể thấy rằng, ví dụ này rất đúng với ý “người có lúc” tức con người có lúc này
lúc nó chứ không phải là không thay đổi.
Qua việc vận dụng nguyên tắc phát triển, ta dần hiểu hơn về ý nghĩa của
câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” –ý nói cuộc sống con người có khi
này khi khác; đừng thấy khổ mà chán nản bi quan, phải tin tưởng lạc quan ở
ngày mai. Lấy con sông làm ví dụ cho mọi việc trên đời, sông thì cũng có lúc
này lúc khác, thay đổi từng ngày từng giờ ,quy luật tự nhiên là không có gì đứng
vững ở một vị trí nào cả. Đất trời đã không toàn vẹn thì có gì mà toàn vẹn đâu?
Cuộc sống sẽ thay đổi và con người cũng vậy, nhưng thay đổi theo hướng nào
thì còn tùy vào cuộc sống và chính bản thân con người đó. Đây chính là sự an ủi
bản thân của những người hay thất bại hay là sự lo xa của những người đa đoan
hoặc từng trải mà thôi.Có thể thấy rằng, cuộc sống luôn không ngừng vận động,
phát triển và hoàn cảnh không phải lúc nào cũng thuận theo lòng người mà nó sẽ
thay đổi. Như dòng sông của tự nhiên có đủ loại hình dạng thì cuộc đời của
chúng ta cũng thế. Chúng ta sẽ không thể đoán trước được hết thảy điều gì sẽ
xảy ra. Vậy do đâu mà có sự khác biệt giữa người với người? Đó chính là cách
mỗi chủ thể tận dụng cơ hội thế nào và vượt qua hoàn cảnh khó khăn làm sao
mà thôi. Điều quan trọng là mỗi người luôn cần một cái tâm sáng, một thái độ
kiên định và vững vàng trước những bão tố cuộc đời, biết nhìn xa trông rộng để
đề ra những biện pháp phòng ngừa, loại trừ hay giảm thiểu bớt tai ương, hệ lụy.
7
PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và trình bày nguyên tắc phát triển, cơ sở lý luận của
nguyên tắc phát triển,từ đó vận dụng nguyên tắc phát triển để phân tích câu tục
ngữ “sông có khúc, người có lúc”, chúng ta thấy mọi sự vật đều có một quá trình
biến đổi, phát triển; bản thân sự vật nào cũng là kết quả là biểu hiện của quá
trình vận động và phát triển. Nhìn chung, thế giới là sự thống nhất của những
quá trình vận động và phát triển. Trong thế giới đó thì mỗi quá trình vận động,
phát triển của các sự vật, cụ thể đều là một giai đoạn, một vòng khâu, một bộ
phận của quá trình vận động, phát triển bao quát, rộng lớn nói chung. Và đặc
biệt, quá trình vận động và phát triển diễn ra vô cùng phức tạp, từ cấp thấp đến
cấp cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện là chủ đạo. Đặc trưng cơ bản quan
trọng nhất của phát triển là chất mới ra đời và chất cũ mất đi. Việc vận dụng
nguyên tắc phát triển khiến ta hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ “sông có khúc,
người có lúc” chính là sông thì có muôn hình vạn trạng, chảy theo mọi ngóc
ngách. Có khúc sông to, sông nhỏ; lại khúc nông rồi sâu; khúc cong cong hay
khúc thẳng vun vút,…Còn con người chúng ta thì cũng lúc này lúc khác. Lúc thì
gặp chuyện vui vẻ, lúc lại buồn bã rầu lo, có khi gặp phước, có khi họa. Nói
chung, mọi chuyện đều thay đổi, phát triển, luân phiên, đa dạng và đầy màu sắc.
Vậy nên, bản thân em nhận thấy rằng con người chúng ta không nên quá bi quan
khi gặp phải khó khăn hay thất bại vì mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo trình “Triết học Mác-Lênin”
(Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội)
2.Trang web: https://gotiengviet.com.vn/tuc-ngu-song-co-khuc-nguoi-co-luc/.
3.Trang web: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n.

You might also like