You are on page 1of 4

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại

Việt Nam. Ông từng là tuổi thơ của nhiều đọc giả với truyện Dế mèn phưu lưu kí nhưng đến
những năm 53-54 người yêu văn chương lại xôn xao nhắc đến tên tuổi của nhà văn với tác
phẩm Vợ chồng A Phủ trong tập truyện Tây Bắc. Trong Vợ chồng A Phủ ta thấy nổi bật lên
hình ảnh nhân vật Mị_một người con gái đẹp, chịu nhiều bất hạnh nhưng có sức sống mãnh
liệt, dám đứng lên đấu tranh giành lại hạnh phúc cho mình.
Nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến một nhà nhân đạo lớn, văn chương của ông hướng
về con người, số phận, cuộc đời bình dị đời thường. Các sáng tác của ông là sự kết hợp
phong tục tập quán của nhiều vùng miền với lối trần thuật hóm hỉnh, từng trải và sự phong
phú về ngôn từ đã phần nào tạo nên sự hấp dẫn, sinh động lôi cuốn người đọc. Vợ chồng A
Phủ chính là sự thay đổi trong nhận thức của nhà văn. Sau 8 tháng xách ba lô lên vùng núi
cao, ông nhận thấy, mặc dù ở những năm 50 của thế kỉ trước, khi đất nước sắp được giải
phóng chuẩn bị tiến lên xã hội chủ nghĩa nhưng ánh sáng của Đảng vẫn chưa soi rọi được
đến với những con người ở vùng núi cao. Bởi vậy mà ông muốn dùng tài năng của mình để
sáng soi ánh sáng của Đảng đến với những con người ở vùng dẻo cao Tây Bắc. Đặt chân
lên Tây Bắc Tô Hoài đã từng thốt lên rằng: "Mảnh đất Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi
nhiều quá, không thể và không bao giờ quên mảnh đất đau thương và nhiều hi sinh ấy". Tác
phẩm là câu chuyện kể về cuộc đời Mị_ một người con gái Mèo đẹp, tài năng, thùy mị nết
na vì thương cha mà trở thành nàng "dâu gạt nợ". Kể từ đó, cô sống như một nô lệ quanh
năm suốt tháng cùi cũi ngoài đồng. Nhưng khao khát được sống cuộc đời của riêng mình đã
thôi thúc Mị vùng lên giải thoát cho bản thân.
Mị vốn là một cô gái đẹp, tài năng có đời sống tâm hồn phong phú. Trước khi trở
thành "nàng dâu gạt nợ" Mị từng được yêu " trai đến đứng nhãn cả vách đầu buồng Mị",
nhưng Mị lại dành trọn tình yêu cho một người trai làng yêu cô thắm thiết. Người trong làng
ai cũng biết đến Mị không chỉ bởi vẻ đẹp mà vì họ mê tiếng sáo của Mị "Mị thổi sáo giỏi", "Mị
uốn chiếc là trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo", có biết bao nhiêu người vì mê tiếng
sáo của Mị mà "ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị". Hơn thế nữa cô còn là một cô gái yêu đời,
yêu lao động, là người đầy tự trọng có ý thức về nhân phẩm cô nhất định muốn lao động để
trả nợ chứ không chịu làm con dâu gạt nợ, "con làm nương ngô giả nợ cho bố, bố đừng bán
con cho nhà giàu". Dường như Tô Hoài đã mang bao yêu thương để phủ lên Mị mọi vầng
hào quang rực rỡ nhất của người phụ nữ. Vì vậy Mị đã trở thành bông hoa ban trắng tinh
khiết, lung linh nơi sườn núi cheo leo của Tây Bắc.
Thế nhưng tài năng và sắc đẹp của cô không đổi được sự may mắn, có ai ngờ cánh
hoa ban xinh đẹp mỏng manh kia lại gánh nặng thân phận trâu ngựa, thể hiện cái quy luật
nghiêt nghiệt ngã "hồng nhan bạc mệnh", càng tài giỏi con người càng chịu nhiều tổn
thương bất hạnh. Bằng tài năng của mình Tô Hoài đã giới thiệu Mị với giọng kể trầm trầm
để lại nhiều suy nghĩ. Ngay ở đầu tác phẩm Mị đã hiện lên đầy đủ với tín hiệu của dông bão
"ngồi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa, mặt lúc nào cũng cúi và buồn rười rượi". Mĩ đã bị đặt vào
vị trí không phải dành cho con người, cảnh tượng ấy đã ám ảnh người đọc trong suốt đoạn
trích. Nhưng cũng ngay từ đầu Mị khổ đau nhưng không cam chịu, khuôn mặt buồn rười
rượi kia không phải là khuôn mặt của một con người cắn răng chịu nhẫn nhục, biết khổ đau
cũng là một cách phản kháng. Trong khổ đau vẫn tiềm ẩn sức mạnh tiềm tàng bừng lên. Từ
đoạn trích trên, cánh của địa ngục đời Mị đã hé mở, vì nhà nghèo, vì món nợ truyền kiếp từ
đời cha mẹ và vì thương cha chị đã phải bán cả tuổi trẻ ham yêu ham sống để mua lấy kiếp
trâu ngựa ở nhà thống lý Pá Tra. Trở thành nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi chị đã
phải từ bỏ hạnh phúc bên người mình yêu nhưng lại đổi lấy một danh xưng đầy đau đớn
"con dâu gạt nợ". Chị biết đã là con nợ thì phải lao động như con trâu, con ngựa để trả nợ
cho chủ "mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa.....biết đi làm mà thôi" , khi trả hết Mị
sẽ mua lại tự do cho mình. Thế nhưng Mị còn là con dâu, Mị đã bị cúng trình ma tức là đời
đời, kiếp kiếp sống trong ngôi nhà ấy. Ba sợi dây trói cường quyền, thần quyền và đồng tiền
đã trói buộc người con gái xinh đẹp ấy tại nơi địa ngục, suốt đời không thoát ra được. Qua
Mị Tô Hoài đã khắc họa hình tượng người nô lệ khổ đau hiện lên thật chua xót với nỗi đau
thân xác. Thân xác Mị được ví với thân trâu, thân ngựa nhưng Mị tự thấy mình còn không
bằng thân trâu ngựa "con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân,
đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm lẫn ngày". Đây là những
so sánh bút nhói đã vận hóa kiếp người, đặt kiếp người ngang kiếp vật.
Hai từ trâu ngựa trong miệng thống lý Pá Tra nói ra hoàn toàn không phải nói theo
nghĩa bóng mà là theo nghĩa đen. Mị về làm dâu chỉ có vùi vào công viêc, quanh năm suốt
tháng lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt "mỗi
năm mỗi mùa, mỗi tháng làm đi làm lại". Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì
giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù đi hái củi, lúc bung ngô "lúc nào cũng
gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi", bao giờ cũng thế suốt năm suốt đời như
thế. Mị trở thành một công cụ lao động, một cỗ máy bị áp bức, bị vắt kiệt sức sống. Không
chỉ bị vùi dập về thể xác Tô Hoài còn khắc họa Mị với một nỗi đâu tinh thần bị chai sạn, mỗi
ngày Mị càng không nói, "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Giữa núi rừng Tây Bắc bát
ngát là một cái của sổ, một lỗ vuông nhỏ xíu bằng bàn tay nơi căn buồm của Mị. Suốt ngày
Mị ngồi trong ấy nhìn ra "chỉ thấy trắng trắng, không biết là sương hay là nắng", đây là một
ẩn dụ tê tái gợi lên một ngục thất tinh thần bức bối ngột ngạt. Chị không bị giam cầm về thể
xác, nhưng còn đau đớn hơn khi thể xác tự do nhưng tầm hồn lại không tìm được sự rung
động. Nỗi đau còn dồn Mị, đẩy Mị đến ý định ăn lá ngón tự tử. Người con gái khát đời ấy đã
bị chính cuộc đời đẩy vào thế chán đời, tuyệt vọng tới mức muốn lìa đời bằng cái chết. Quả
là cái ác không chỉ đày đọa thân xác Mị mà còn truy kích con người đến chiều sâu của khát
vọng làm người. Nhưng đỉnh điểm của nỗi đau không phải là Mị cận kề cái chết mà là khi Tô
Hoài hạ bút tưởng cứ nhẹ như không "ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Chính cái thói
quen nô lệ đã cướp đoạt ở Mị tất cả, kể cả bản năng phản kháng. Thói quen nô lệ là sợi dây
trói mà chính người nô lệ tự trói mình, người nô lệ đã hoàn toàn đầu hàng số phận.
Từ khi chị bị bắt về làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài, ở nhân vật Mị
có hai mặt tưởng chừng như đối lập nhau nhưng thực chất lại thống nhất trong một tính
cách. Một mặt do bị áp bức quá nặng nề nên Mị trở nên vô cảm, bị tê liệt tinh thần, mặt khác
Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một sức mạnh vùng lên giải phóng. Mị cam chịu là
do hoàn cảnh đẩy tới, do tình thế bắt buộc còn bản chất người phụ nữ này là tiềm ẩn một
sức sống mạnh mẽ. Sức sống tiềm tàng là sức sống nội tại bên trong có sẵn nhưng bị che
lấp. Nó như một hòn than âm ỉ cháy trong lớp tro nguội lạnh để khi có điều kiện sẽ bùng
cháy. Và cái tết ở Hồng Ngài năm ấy cùng tiếng sáo gọi bạn tình chính là bước đệm cho sự
bừng tỉnh của một tâm hồn nguội lạnh, đánh dấu sự trở lại của những rung cảm tha thiết,
bồi hồi trong Mị. Hồng Ngái năm ấy đón tết trong thời tiết "gió và rét dự dội" sự khác thường
của thời tiết chính là sự khác thường cũng chính là sự khác thường trong lòng Mị từ khi rơi
vào nhà thống lí. Đã lâu rồi, mắt Mị mới nhìn thấy "những chiếc váy hoa đem phơi trên mỏm
đá xòe như con bướm sặc sỡ", trai gái rủ nhau ra sân chơi ném pao, thổi sáo thổi kèn. Mị
chợt nhớ đến mùa xuân năm nào của thời con gái. Tai Mị thì nghe tiếng sáo từ xa vọng lại
mà lòng Mị lại bồi hồi, Mị ngồi nhẩm nhẩm theo bài hát của người đang thổi. Mị nhớ lại thời
con gái. Buồn quá, Mị uống rượu "cứ uống ực tứng bát" như uống cái cay cái đắng của đời
mình. Rượu đã làm Mị lãng quên thực tại, Mị đang nhớ về ngày trước, cái ngày Mị còn
được tự do, được hạnh phúc. Cứ thế, tiệc rượu tan lúc nào Mị cũng không hay, Mị "vẫn ngồi
trơ một mình giữa nhà". Mị suy nghĩ "A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở
với nhau". Mị quyết định nếu phải sống với A Sử thì Mị sẽ ăn lá ngón chết nhưng Mị lại
không có lá ngón trong tay. Còn sống thì phải sống tự do mà biểu hiện đầu tiên của sự tự
do là đi chơi xuân, vì "Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi". Mị từ từ vào, buồng thắp
sáng đèn lên như thắp sáng tình yêu, thắp sáng cuộc sống tự do và hạnh phúc của mình.
Đối với Mị, bây giờ đi chơi xuân chính là hành động "nổi loạn" để chấm dứt kiếp sống tù
nhân, giành lại quyền được sống tự do như một con người. Càng nghĩ Mị càng trở nên
mạnh mẽ, quyết liệt, Mị vấn lại tóc, sửa soạn váy áo, đúng lúc đó thì A Sử xuất hiện, Sử
ngạc nhiên hỏi: "Mày muốn đi chơi à?". Bình thường Mị rất sợ A Sử nhưng hôm nay A Sử
hỏi Mị vẫn thản nhiên rút thêm một cái váy hoa. A Sử im lặng rồi dùng thắt lưng, một thúng
dây đay và cả tóc Mị để trói Mị lại. Độc ác hơn là ở buồng riêng của hai vợ chồng, vì không
muốn ai cứu Mị, buộc Mị phải chết nên hắn tắt đèn, sập cửa buồng lại rồi đi chơi. Cha con
Thống Lý có thể trói Mị về thể xác nhưng không thể trói Mị về mặt tinh thần. Hồn Mị vẫn đi
theo tiếng sáo "trong đầu mình rập rờn tiếng sáo đưa mẹ đi theo những cuộc chơi của
những đám chơi" có lúc vui quá Mị cùng bước đi nhưng không được vì đang bị trói. Mà tai
Mị vẫn còn nghe tiếng chân ngựa của nhà ai đạp vào vách. Mị nghĩ mình không tự do bằng
con ngựa. Đau khổ Mị thổn thức khóc "nước mắt chảy xuống cổ xuống miệng mà không lau
đi được". Sau khi bị trói Mị lại rơi vào một cuộc sống âm thầm lặng lẽ đau đớn như trước,
nhưng lòng khát khao tự do là trỗi dậy khi Mị thấy A Phủ bị cha con nhà thống lí đánh đập
dã man vì tội đánh A Sử, con quan cho dù là con quan con làm những điều bạo ngược cũng
không có tội. Mị thấy A Phủ bị trói đứng cho đến chết vì tội để mất một con bò của nhà
thống lí. Trong "những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn" Mị không ngủ được vì cái
lạnh buốt giá của mùa đông hay cái lạnh cô đơn trong lòng Mị, Mị thường trở dậy làm bạn
với lửa "Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay cho", dù cho có bị A Sử đánh ngã ngay xuống bếp, thì
Mị vẫn lặng lẽ như một cái bóng, đêm sau lại thổi lửa hơ tay vì thế mà Mị thấy A Phủ bị trói,
Mị rất thản nhiên "nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy thì cũng thế thôi" vì cái cảnh đánh và
trói người ở nhà thống lí là một chuyện rất bình thường. Đêm nay Mị lại thổi lửa hơ tay,
ngọn lửa_người bạn duy nhất của Mị bỗng bừng sáng lên để Mị nhìn thấy A Phủ khóc "một
dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại" dòng nước mắt uất hận của
A Phủ_ một con người dũng cảm, yêu tự do và ghét bọn nhà giàu cậy quyền cậy thế làm
điều bạo ngược, thế mà giờ đây lại bất lực trước sự bạo tàn của cha con thống lý. Mị lại bắt
đầu biết thương mình và thương cho người đồng cảnh ngộ bi cha con thống ý đày đọa.
"Trời ơi nó bắt trói đứng người ta cho đến chết". Mị kết luận, "cơ chừng đêm mai người kia
sẽ chết". Chết vì đói, vì rét và chết vì đau đớn. Mị thấy cha con thống lý "chúng nó thật độc
ác", Mị Nhận ra sự vô lý "ta là thân đàn bà, nó bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ biết ngày
rũ xương ở đây thôi" nhưng "người kia việc gì mà phải chết" nỗi bất bình ấy lại khiến Mị
không còn cảm thấy sợ kể cả khi phải chết thay cho A Phủ. Rồi Mị tưởng tượng, lúc nào đó
A Phủ trốn được, Mị sẽ bị cha con thống lý buộc tội và Mị sẽ bị trói vào cái cột kia Mị cũng
không còn thấy sợ". Lòng thương người và căm ghét bọn thống trị đã trao sức mạnh cho Mị
để Mị cầm dao, cắt dây, cởi trói cho A Phủ. Tóm lại sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị là
một ngọn lửa không thể nào dập tắt. Nó tất yếu trở thành một hành động đấu tranh tự phát
chống lại cường quyền, thần quyền và đồng tiền để đòi cuộc sống tự do.
Mị là sự kết tinh tài năng và phong cách văn xuôi của Tô Hoài. Ta thấy rõ ở nghệ
thuật miêu tả tâm lý nhân vật đầy tinh tế. Mị bề ngoài lặng lẽ, âm thầm mà bên trong sôi nổi
ham sống. Bên cạnh đó là lối trần thuật uyển chuyển linh hoạt mang theo phong cách truyền
thống mà đầy sáng tạo. Mạch chuyển theo thời gian nhưng vẫn đan xen hồi ức, đó là kĩ
thuật đồng hiện của nghệ thuật điện ảnh khiến ta khó phân biệt được đâu là quá khứ, đâu là
hiện tại.
Tô Hoài đã khắc họa Mị với vai trò là nhân vật trung tâm tạo nên giá trị cho tác
phẩm. Mị phơi bày hiện thực của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, con người không chỉ chịu sự
áp bức của một mà là nhiều thế lực. Muốn giải thoát chính mình, cùng một lúc họ phải vươn
lên phá tan xiềng xích của ba tầng áp bức, cường quyền, thần quyền và đồng tiền. Qua đó
thể hiện cái nhìn đồng cảm của nhà văn đối với Mị nói riêng và với những con người vùng
cao chưa tìm thấy con đường giải thoát bản thân nói chung. Đồng thời ngợi ca vẻ đẹp, sức
sống tiềm tàng của con người Tây Bắc. Tô Hoài cũng hướng tới giá trị nhân văn trong việc
mở ra con đường giải thoát bản thân đó là đi theo cách mạng. Ở Mị ta thấy sự tương đồng
với Chị Dậu trong Tắt đè của Ngô Tất Tố. Hai nhân vật đều bị áp bức bởi cường quyền và
đồng tiền nhưng nếu Mị là sự phản kháng có ý thức, có chủ đích thì Chị Dậu mới chỉ hình
thành phản kháng trong vô thức xuất phát từ uất ức "tức nước vỡ bờ". Hay Thúy Kiều trong
tác phẩm cùng tên của Nguyễn Du cũng vì thương cha mà lỗi hẹn với Kim Trọng để rồi chịu
kiếp lênh đênh "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Nhưng mãi đến những năm 50, trải qua
gần một thế kỉ, ta còn bắt gặp hình ảnh đó trong Mị đã phần nào khẳng định bản chất của
đồng tiền, chính đồng tiền đã cướp đi hạnh phúc của con người. Nó không còn là vật mưu
sinh mà trở thành công cụ cho các thế lực cường quyền đàn áp, chà đạp lên cuộc sống của
những người nông dân lương thiện.
Mị đã trở thành nhân vật bất tử trong sự nghiệp văn học của Tô Hoài. Chị là hiện
thân cho cái đẹp, nỗi thống khổ và khát khao giải thoát hòa nhập với lý tưởng cách mạng
của con người Tây Bắc. Qua Mị tác giả đã thể hiện một tình cảm thiêng liêng là tình hữu ái
giai cấp. Những con người chung giai cấp, chung số phận sẽ dễ cảm thông, họ sẽ tìm đến
nhau để cùng vùng dậy chống lại áp bức bất công, đòi sự bình đẳng cho mình và cho mọi
người.

You might also like