You are on page 1of 325

BỘ MÔN TIN HỌC - THỐNG KÊ Y HỌC

Môn : TIN HỌC


- INTERNET-

GV: ThS. NGUYỄN TIẾN DŨNG


Email: nguyentiendung@pnt.edu.vn
Mục tiêu
 Mô tả được Internet là gì?
 Mô tả được mô hình mạng máy tính
 Trình bày được về DNS, TCP/IP, địa chỉ IP
 Trình bày được các dịch vụ Internet
 Sử dụng được một số trình duyệt Web
 Vận dụng thành thạo Email
 Vận dụng thành thạo tìm kiếm Google
Vận dụng thành thạo Google form, Google
site, Google Docs, Google sheets…
Internet
- Internet là gì?
 Inter + network
Mạng máy tính: kết nối từ ít nhất 02 máy
tính
 Kết nối vào mạng: thiết bị có địa chỉ ip
 ip là gì?
 Lịch sử Internet của thế giới, VN?
- Intranet?
- Extranet?
Mô hình mạng máy tính
Client – Server đơn giản:
Server: luôn lắng nghe, nhận & giải quyết
yêu cầu, trả kết quả
 Client: gửi yêu cầu và nhận kết quả
 LAN – Local Area Network
 WAN – Wide Area Network
- p2p: peer to peer – các máy kết nối ngang
hàng
- Mô hình lai (Hybrid)
Mô hình mạng máy tính
- Network topology
Đơn vị đo thông tin
 Đơn vị bé nhất là bit (binary digit)
 Giá trị là 0 hay 1
Trong tin học người ta thường dùng một bội số của bit
sau đây :
Tên gọi Viết tắt Giá trị
Byte B 8 bit
Kilobyte KB 1024 B = 210B
Megabyte MB 1024 KB = 210KB
Gigabyte GB 1024 MB = 210MB
Ví dụ đổi cơ số
Hệ nhị phân
10112 = 1.23 + 0.22 + 1.21 + 1.20
Đổi từ hệ thập phân sang hệ nhị phân
23 2
23 10 = ????? 2

1 11 2
1 5 2
1 2 2 2310 =
0 1 2 101112
1 0
Truyền dữ liệu
- bit (binarry digit): 0, 1
- Truyền dữ liệu dùng để chỉ chuyển động của
dữ liệu dưới dạng bit giữa hai hoặc nhiều
thiết bị số.
 Truyền song song (parallel)
 Truyền nối tiếp (serial)
 Đồng bộ (synchronous)
 Bất đồng bộ (Asynchronous)
Tốc độ truyền dữ liệu

Băng thông (bandwidth): the width of a


band of electromagnetic frequencies.
Là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu
được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong
khoảng thời một giây
- bps: bit per second
- Mbps
- Gbps
- Phân biệt Mbps (Megabit/ giây - Mb/s) và
MBps (Megabyte/ giây - MB/s)
Băng thông (tt)

Băng thông rộng (broadband): là đường


truyền dữ liệu cho phép truyền cùng lúc
nhiều tín hiệu (dữ liệu, giọng nói, video) và
nhiều đường truyền qua khoảng cách xa,
tốc độ cao.
- Giới hạn băng thông (Bandwidth Limit)
 Cách tính băng thông hosting (tham khảo)
- Bandwidth hosting = kích thước trung bình của trang x số
lượng người truy cập trung bình mỗi tháng x số lần truy
cập trang trung bình của mỗi khách.
Kết nối mạng

Các mạng liên kết với nhau bằng rất nhiều


loại các thiết bị kết nối
Chọn loại thiết bị kết nối dựa trên các
mạng cụ thể được kết nối
Kết nối LAN-to-LAN, bridge là thiết bị liên
kết
 Trong hầu hết các liên kết khác: router
Nhiệm vụ chính của router là tìm ra được
mạng chứa host đích
- NIC: network interface card
Kết nối mạng (tt)

 Không dây:
 Wifi,
 Bluetooth
 Vệ tinh (satellite)
 …

 Có dây:
 Cáp đồng trục
 Cáp xoắn (UTP, STP)
 Cáp quang
 …
wifi
là viết tắt của Wireless Fidelity là hệ
thống truy cập internet không dây.

 Một số chuẩn wifi hiện nay:


Bluetooth

là công nghệ kết nối không dây nhằm trao


đổi dữ liệu ở cự ly gần giữa các thiết bị điện
tử
 phiên bản 4.0, 5.0
LAN

 Đặc điểm mạng LAN:


 Hoạt động trong một miền địa lý giới hạn (một
văn phòng, một toà nhà, hoặc các toà nhà cạnh
nhau)
 Cho phép nhiều user truy xuất vào môi trường
có băng thông cao
 Cung cấp kết nối liên tục cho các dịch vụ cục
bộ
 Kết nối vật lý cho các thiết bị nằm kề nhau
 Do nhà quản trị tự thiết lập và quản trị nên mức
độ bảo mật cao
WAN

 Đặc điểm mạng WAN:


 Hoạt động trên các miền địa lý rộng lớn
 Cho phép truy xuất qua các giao tiếp nối tiếp
tốc độ thấp
 Cung cấp kết nối liên tục và gián đoạn
 Thuê của các nhà cung cấp dịch vụ nên độ bảo
mật thấp
DNS (Domain Name System)

là một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng


giữa địa chỉ IP và tên miền trên Internet.
Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ
"IP" thành "tên" và ngược lại
Nhận dạng phần đuôi tên miền phổ biến

.vn tên miền của quốc gia Việt Nam

.org thường được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi


nhuận, liên kết thương mại,
được sử dụng bởi các tổ chức, cá nhân hoạt
.health
động trong lĩnh vực y tế.
.com thường dùng cho doanh nghiệp
.edu thường được sử dụng cho các trang web của
các tổ chức giáo dục
thường được các nhà cung cấp dịch vụ Internet,
.net các công ty kinh doanh website, và các tổ chức
khác có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet
.gov chỉ được sử dụng cho các tổ chức chính phủ, cơ
quan nhà nước
TCP/IP

TCP/IP là tên của một tập các giao thức.


TCP/IP thường gọi là giao thức Internet
TCP/IP là kết quả của việc ghép tên 2 giao thức
thông dụng nhất TCP và IP.

- TCP: Transmission Control Protocol


- IP: Internet protocol
- Mạng Internet: sử dụng công nghệ chuyển
mạch gói và sử dụng protocol TCP/IP
Địa chỉ IP v4 (4 byte – 32 bits)
Địa chỉ IP v4 (tt)
Mô hình OSI (Open Systems Interconnection model)
Quá trình dữ liệu đi qua các lớp
Quá trình dữ liệu đi qua các lớp
Mô hình OSI vs TCP/IP
Các dịch vụ internet phổ biến
 Web, port 80/ 443
 FTP: 21
 Telnet: 23
Email: gửi mail (SMTP): 25; nhận mail
(POP3): 110
…
Cổng ra/ vào mạng (port)
 ip: <port>
 https://123.123.123.123:443
Mở/ đóng port
 Mở port: mở dịch vụ
 Đóng port: đóng dịch vụ
Khắc phục sự cố mạng
 Tìm nguyên nhân gây sự cố mạng
Đối với mỗi nguyên nhân, tìm cách khắc
phục phù hợp
 Ví dụ minh họa
URL (Uniform Resource Locator)

Scheme (giao thức kết nối) và Authotiry (nhà


cung cấp)
 Một địa chỉ web là URL nhưng tất cả URL
không phải là địa chỉ web
 https://www.vnn.vn/tintuc/thethao
 hoặc https:// 202.167.121.212/tintuc/thethao
Trình duyệt web

 Trình duyệt là gì?


 Nguồn gốc trình duyệt
 Chức năng trình duyệt
 Siêu liên kết (hyperlink)
 Trang web (web page)
 Trang chủ (home page)
 website
 http
 https
Trình duyệt web (tt)

Một số trình duyệt: Chrome, Firefox,


Microsoft Edge, Cốc cốc, Safari, Opera, …
 Một số lưu ý khi duyệt web:
 Duyệt ẩn danh
 pop-up,
 cookie,
 cache,
 Lịch sử truy cập.
 Phím tắt trình duyệt
Dấu hiệu nhận biết trang web an toàn (tt)

URL bắt đầu với https://

Thanh địa chỉ trình duyệt chuyển sang màu xanh


lá cây có hiển thị tên công ty quản lý website
Dấu hiệu nhận biết trang web an toàn (tt)

 Luôn luôn kiểm tra địa chỉ URL trên trình duyệt

 Để ý cụm từ https:// và biểu tượng ổ khóa trên


thanh địa chỉ có bị đánh dấu chéo và hiện màu đỏ
không?
Dấu hiệu nhận biết trang web an toàn (tt)

 Kiểm tra lỗi chính tả trên website

Một website thật sự sẽ không bao giờ làm bạn


hoảng sợ
Tìm kiếm thông tin trên Internet
 Công cụ tìm kiếm của Việt Nam
 Cốc cốc (https://coccoc.com)
 Công cụ tìm kiếm của từ nước ngoài:
 Google
 https://www.google.com.vn
 https://www.google.com
…
 Một số Website khác:
 Yahoo Search (https://search.yahoo.com/)
 MSN Internet Search (http://www.msn.com)
 Ask (https://ask.fm/)
 http://www.amazon.com
 http://www.bing.com
 http://www.lycos.com
Tìm kiếm thông tin trên Internet
 Google scholar
(https://scholar.google.com/)
 PubMed
(https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/)
 Springer (https://link.springer.com/)
 Elsevier (https://www.elsevier.com/en-xs)

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHỈ WEB


Thư viện Y khoa Quốc
http://www.nlm.nih.gov
gia Hoa Kỳ (NLM)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubm
Medline/PubMed
ed/
DSpace@Cambridge https://www.repository.cam.ac.uk/
http://journals.sagepub.com/home/
SAGE Open Medicine
smo
SAGE Open Medical Case http://journals.sagepub.com/home/
Reports sco
Conchrane library http://www.cochranelibrary.com/
Tìm kiếm thông tin trên Internet
 (i) Phân tích yêu cầu tìm: xác định thông tin cần tìm kiếm
là bài viết, tài liệu, sách, tin tức, file ảnh, video hay các
thông tin xã hội khác..
 (ii) Diễn đạt lệnh tìm kiếm: chọn cú pháp phù hợp của lệnh
tìm kiếm
 (iii) Xác định phạm vi tìm kiếm và lựa chọn công cụ phù
hợp
 (iv) Thực hiện tìm kiếm & tinh chỉnh việc tìm kiếm: xác định
nội dung cần tìm kiếm, lựa chọn từ khoá, có thể thay đổi
các tham số tìm kiếm, tham khảo ý kiến của người khác
 (v) Nếu chưa thành công – hãy thử lại các bước (i) - (iv).
Đánh giá kết quả tìm kiếm.
Tìm kiếm dựa vào các phép toán
“” (Dấu ngoặc kép) tìm chính xác nội
dung trong dấu ngoặc kép
Cú pháp : “từ khóa”
Ý nghĩa : tìm trang Web có chứa chính xác
từ khóa được chỉ định.
Ví dụ : “máy tính”
Kết quả tìm: các trang Web có từ máy tính.
Chú ý: nếu dùng từ khóa máy tính thì kết
quả tìm là trang Web có từ máy và từ tính
ở bất kỳ vị trí nào.
Tìm kiếm dựa vào các phép toán
 + (Dấu cộng)
 Cú pháp: từ khóa +từ bắt buộc
Ý nghĩa: tìm trang Web có chứa từ khóa và
bắt buộc phải có thêm từ bắt buộc.
 Ví dụ: “vi tính” +máy
Kết quả tìm: các trang Web có từ “vi tính” và
có cả từ máy.

 * (Dấu hoa thị hay dấu sao)


Ý nghĩa: * dùng để đại diện cho một chuỗi
từ 0 đến nhiều ký tự, dùng trong trường hợp
từ khóa quá dài hoặc chưa được xác định
hoàn toàn.
Ví dụ: child*
Kết quả tìm: các trang Web có từ: child
hoặc children, …
Tìm kiếm dựa vào Boolean
 AND
Cú pháp: Thông tin 1 AND Thông tin 2 AND
… AND Thông tin n
Ý nghĩa: tất cả thông tin phải xuất hiện trong
kết quả tìm.
Ví dụ: “lao động” AND “trẻ em”
Kết quả tìm: các trang Web có từ: lao động
và trẻ em.

 OR
Cú pháp: Thông tin 1 OR Thông tin 2 OR …
OR Thông tin n
Ý nghĩa: một hoặc một nhóm hoặc tất cả
thông tin xuất hiện trong kết quả tìm.
Ví dụ: “lao động” OR “trẻ em”
Kết quả tìm: các trang Web có từ hoặc là
lao động hoặc là trẻ em hoặc cả hai.
Tìm kiếm dựa vào toán tử khác

 intitle
Cú pháp: intitle:từ khóa
Ý nghĩa: tìm trang Web có tiêu đề trang
(title) chứa từ khóa được chỉ định.
Ví dụ: intitle:maytinh
Kết quả tìm: các trang Web có từ maytinh
trong tiêu đề.
 site
Cú pháp: từ khóa site:trang Web
Ý nghĩa: chỉ tìm các trang Web có từ khóa
trong một Website được chỉ định, không tìm
các Website khác.
Ví dụ: máy tính site:www.pnt.edu.vn
Kết quả tìm: các trang Web có từ máy tính
trong Website www.pnt.edu.vn.
Tìm kiếm dựa vào toán tử khác

 inurl
 Cú pháp: inurl:từ khóa
Ý nghĩa: tìm trang Web mà địa chỉ có từ
khóa được chỉ định.
 Ví dụ: inurl:pnt
Kết quả tìm: các trang Web có từ pnt trong
địa chỉ của nó.
 filetype
Cú pháp: từ khóa filetype:ext, với ext là
phần mở rộng của tập tin.
Ý nghĩa: tìm trang Web có chứa từ khóa và
có tập tin với phần mở rộng là ext.
 Ví dụ: “Tin học” filetype:pdf
Kết quả tìm: các trang Web có từ Tin học
và có tập tin có phần mở rộng là pdf.
Tìm kiếm dựa vào toán tử khác

 “keyword” filetype:pdf
 “keyword” filetype:docx
 “keyword” filetype:xlsx
 “keyword” filetype:pptx
Tìm kiếm dựa vào toán tử khác

 info
Cú pháp: info:trang Web
Ý nghĩa: tìm thông tin liên quan đến trang
Web được chỉ định.
Ví dụ: info:www.pnt.edu.vn
Kết quả tìm: thông tin về trang Web
www.pnt.edu.vn.
 cache
 Cú pháp: cache:trang Web
Ý nghĩa: tìm những trang Web được lưu trữ trong
kho dữ liệu của máy tìm kiếm.
 Có thể tìm những Website đã ngưng hoạt động.
Ví dụ: cache:www.pnt.edu.vn
 Kết quả tìm: thông tin trang Web
www.pnt.edu.vn được lưu trong cache của máy
tìm kiếm.
 Ví dụ: “máy tính” filetype:pdf site:www.vnexpress.net
Điện toán đám mây

 Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS - Infrastructure as a


Service)
 Nền tảng như một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)
 Phần mềm như một dịch vụ (SaaS - Software as a
Service)
Email

 To: người nhận


 CC (copy carbon):
 BCC (blind carbon copy):
Subject: (chủ đề) thư
Body: Phần thân – ghi chủ đề cần trao đổi

Cuối thư:
Lời chào
Tên người gửi thư
Hoạt động của email
Email là gì?
Những điều lưu ý:
 Chữ ký
 Tạo email
 Nhận email từ một hay nhiều tài khoản
 Tự động phản hồi email
 Đính kèm email
 Quản lý thư rác
 Sử dụng danh bạ
 Lọc email
Một số ứng dụng Google
 Google form
 Google sites
 Google calendar
 Google meeting
 Google docs
 Google sheet
 Google presentation
 Google map
 Google doanh nghiệp
…
Lưu trữ trực tuyến

 Cloud
 OneDrive
 Google Drive
 Media fire
 Drop box
 Mega
…
Tóm tắt bài học
 Mô tả Internet là gì
 Mô tả mô hình mạng máy tính
 Trình bày về DNS, TCP/IP, địa chỉ IP
 Trình bày các dịch vụ Internet
 Sử dụng một số trình duyệt Web
 Vận dụng thành thạo Email
 Vận dụng thành thạo tìm kiếm Google
Vận dụng thành thạo Google form, Google
site, Google Docs, Google sheets…
ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

CƠ BẢN MÁY TÍNH

CƠ BẢN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Lưu hành nội bộ)

1
1. Cơ Bản Máy Tính

MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

INPUT OUTPUT

Keyboard Display

CPU
Mouse 640 KB BASE RAM Printer
ROM BIOS
Scanner, Modem Modem, ...

Ổ đĩa
FD, HD, Bộ nhớ
CD/DVD, RAM, ROM
USB,...

1
1. Các khái niệm cơ bản
1. Chương trình, phần cứng, phần mềm
● Chương trình (program) là một chuỗi các mã (code) thực thi được
sắp xếp theo một trình tự nhất định.

Màn hình
Ổ đĩa mềm

Bàn phím
Chuột

● Phần cứng (hardware) là các linh kiện, thiết bị (điện,


Faculty
từ, quang,
cơ) kết nối với nhau thành một bộ máy tính hoàn chỉnh.
2019-12-21 09:02:50
--------------------------------------------
thứ gì của máy tính nhìn thấy được, sờ được
● Phần mềm (software) là một bộ các chương trình phối hợp với
nhau để điều khiển phần cứng, khai thác máy tính cho một mục đích
nào đó. Phần mềm hệ thống (system software) là phần mềm giúp
quản lý phần cứng; phần mềm ứng dụng (application software) là
phần mềm giúp khai thác máy tính cho mục đích của người dùng.

● Ngoài ra còn có các chương trình được “cài chết” trong máy
(thường trên các bảng mạch cắm trong máy) để giúp các phần mềm
khai thác từng họ phần cứng riêng lẻ. Người ta gọi các chương trình
đó là phần dẻo (firmware).

1.1.2. Hệ điều hành (Operating System – OS)


Hệ điều hành là phần mềm hệ thống chịu trách nhiệm quản lý, cấp
phát và thu hồi các tài nguyên hệ thống. Ban đầu, hệ điều hành được
cài chết trong máy. Sau này, hệ điều hành được trữ trên đĩa, khi vận
2
hành máy, nó sẽ được đọc vào bộ nhớ của máy. Do đó, người ta gọi là
hệ điều hành trên đĩa (DOS – Disk Operating System).

Có rất nhiều hệ điều hành khác nhau: MS-DOS, PC-DOS, DR-DOS,


Unix, Linux, OS/2, Windows NT, Mac OS... (dùng cho PC); Android,
Windows, iOS, Blackberry,... (dùng cho thiết bị di động, cài chết
trong thiết bị nhưng có thể nâng cấp).

Hệ điều hành MS-DOS từng là một hệ điều hành thông dụng nhất ở
nước ta cho đến khi Windows dần dần thay thế do giao diện đồ hoạ dễ
sử dụng hơn. Các phiên bản MS-DOS từ phiên bản 1.1 đến 6.22 là giai
đoạn thống trị của DOS. Từ khi có Windows 95 (chứa DOS 7.0) trở
đi, phần hệ điều hành DOS đã bị lược bỏ gần hết, chỉ còn giữ lại phần
nhân để khởi động máy và đủ để quản lý hệ thống khi ta làm việc ở
chế độ DOS thuần. Từ phiên bản này trở đi, Microsoft không phát
hành bản DOS độc lập nào cả.

Tuy nhiên, hiện nay có FreeDOS là phần mềm hệ điều hành DOS
miễn phí và mã nguồn mở.

3. Các cấp độ lưu trữ thông tin


● Dữ liệu (Data): Các chi tiết sơ cấp nhất cho phép mô tả các sự vật,
sự kiện, hoạt động hay giao tác.

● Thông tin (Information): Dữ liệu có tổ chức và mang ý nghĩa hay


giá trị nào đó.

● RAM (Random Access Memory): là phần bộ nhớ lưu mã chương


trình và dữ liệu để các chương trình trực tiếp làm việc. Nội dung
RAM mất khi tắt máy.

● ROM (Read Only Memory): là phần bộ nhớ cài chết trong máy hay
bảng mạch. Mỗi máy tính tối thiểu có phần ROM BIOS (Basic
Input Output System) để máy tính tự hoạt động lúc mở máy cho
đến khi người sử dụng có thể can thiệp vào. Nội dung ROM vẫn còn
khi tắt máy và có thể cập nhật bằng các phần mềm chuyên biệt do
nhà sản xuất phần cứng cung cấp.

● Bit: cấp độ thấp nhất, có thể có một trong haiFaculty


trạng thái tắt hay mở,
0 hay 1. 2019-12-21 09:05:21
--------------------------------------------
3 n bit liên tiếp: 2^n trạng thái
● Byte: gồm 8 bit liên tiếp, có thể biểu diễn được một ký tự ASCII.
Các bội số của byte là KB (kilo byte), MB (mega byte), GB (giga
byte), TB (tera byte), ...

1 KB = 1024 byte
1 MB = 1024 KB
1 GB = 1024 MB
1 TB = 1024 GB

Bộ mã ASCII
(American Standard Code for Information Interchange):

○ Các ký tự có mã 0 đến 31 và 127 là các ký tự điều khiển. Để gõ


các ký tự điều khiển, ta phải đè phím Ctrl (bên nào cũng được),
đồng thời gõ phím chữ tương ứng với quy tắc mã ASCII, 1 ứng
với A và cứ thế tính lên. Ký hiệu các ký tự điều khiển thường
thêm dấu mũ nón trước chữ tương ứng. Vậy các ký tự điều khiển
là:

^A đến ^Z, ^[, ^], ^\, ^^, ^_

Riêng ký tự có mã ASCII 127 có sẵn trên bàn phím, là phím Del


Faculty
2019-12-21 09:06:42
hay Delete. --------------------------------------------
xóa ký tự chỗ con nháy
○ Các ký tự có mã 32 đến 126 là các ký tự thông dụng có sẵn trên
bàn phím.

4
○ Các ký tự có mã 128 đến 255 là các ký tự ASCII mở rộng. Để gõ
các ký tự này, ta đè phím Alt (bên nào cũng được) và gõ mã
ASCII thập phân tương ứng với ký tự muốn gõ bằng các phím số
trên ổ phím số ở bên phải bàn phím.

● Tập tin (file, tệp): gồm một hay nhiều byte liên tiếp, biểu diễn
được một nội dung nhất định, được đặt tên và trữ trên đĩa.

● Thư mục (directory, folder): có tác dụng như ngăn chứa có đặt
tên, giúp phân chia, tổ chức các tập tin.

● Đĩa (disk, diskette): môi trường vật lý để trữ thông tin thường trực.
Toàn bộ đĩa thường được chia thành từng trụ (cylinder), mặt (head),
cung (sector). Mỗi cung thường có thể chứa 512 byte. Đĩa CD/DVD
chứa 2048 byte mỗi cung.

Như vậy, thông tin trữ trên đĩa sẽ được tổ chức dưới dạng cây, ví dụ
như trong hình dưới đây. Trên ổ đĩa A:, muốn truy cập tập tin File22.
ta phải đi qua thư mục DIR2, muốn truy cập tập tin File41, ta phải đi
qua DIR3, DIR4. Con đường để đến nơi chứa một tập tin hay thư mục
được gọi là lộ trình (path).

A:\

DIR1 DIR3 DIR2


File11 File21
File12 DIR4 DIR5 File22
File23
File41
File42

1.1.4. Quy ước đặt tên của DOS


a. Tên tập tin (filename): gồm tên chính (name) chứa 1 đến 8 ký tự và
phần mở rộng (extension) chứa tối đa 3 ký tự. Hai phần nối với nhau
bằng dấu chấm.
5
filename.ext
Tên tập tin có thể chứa các ký tự ASCII, trừ các ký tự điều khiển và
các ký tự

? * + - = | <> [ ] / \ : . , ; (khoảng trắng)


Riêng dấu chấm chỉ được dùng để ngăn cách phần tên chính và phần
mở rộng nếu như có phần mở rộng.

b. Tên thư mục (directory name): cách đặt tên giống như tên tập tin.
Tuy nhiên, để đỡ bất tiện khi làm việc, người ta thường không đặt
phần mở rộng trong tên thư mục.

Mỗi ổ đĩa có một thư mục gốc (root directory) duy nhất được tạo ra
khi chuẩn bị đĩa để sử dụng lần đầu tiên. Thư mục đó có ký hiệu là \
(dấu gạch xéo bên trái, backslash).

Tại mỗi thời điểm làm việc, người dùng luôn đứng ở một thư mục
nào đó. Để chỉ thư mục hiện tại (current directory), người ta dùng ký
hiệu . (dấu chấm).

Thư mục con DIR3 chứa thư mục con DIR5 ta gọi DIR3 là thư mục
cha của thư mục DIR5. Thư mục cha của thư mục hiện tại có ký hiệu
đặc biệt là .. (hai dấu chấm liền nhau).

\ Thư mục gốc của một ổ đĩa.

. Thư mục hiện tại.

.. Thư mục cấp cha của thư mục hiện tại.


c. Tên ổ đĩa: là một trong 24 chữ cái A-Z. Khi nói đến ổ đĩa, ta phải
dùng tên ổ đĩa đó kèm theo dấu hai chấm. Ví dụ, A: B: C:

d. Nhãn đĩa (Volume label): là tên thực sự của đĩa, được ghi luôn lên
đĩa. Nhãn đĩa cũng tuân theo quy ước gần giống như tên tập tin
nhưng không tách thành hai phần. Do đó, nhãn đĩa có thể dài tối đa
11 ký tự.

6
e. Tên lộ trình (pathname): là một dãy ký tự gồm tên ổ đĩa và các tên
thư mục con ghép với nhau bằng dấu gạch xéo bên trái, theo thứ tự
từ thư mục cấp cha rồi mới đến thư mục cấp con. Ví dụ:

A:\DIR3\DIR4
f. Đặc tả tập tin (file specification): bao gồm tên lộ trình dẫn đến thư
mục chứa tập tin ghép với tên tập tin bằng dấu gạch xéo trái. Ví dụ:

A:\DIR3\DIR4\File41 Faculty
2019-12-21 09:09:09
g. Tên lộ trình tương đối: là lộ trình được tính so với thư mục hiện tại.
--------------------------------------------
lộ trình đến tập tin File41
Ví dụ: Nếu thư mục hiện tại là DIR4, thì

. chỉ thư mục đang làm việc DIR4.


..\DIR4 chỉ thư mục làm việc DIR4.

.. chỉ thư mục DIR3.

..\DIR5 chỉ thư mục DIR5.

..\..\DIR2 chỉ thư mục DIR2.

\DIR1 chỉ thư mục DIR1 trên ổ đĩa hiện tại (ổ đĩa A:).

1.1.5. Quy ước đặt tên dài


Tên dài chỉ dùng được trong môi trường Windows 32 bit trở đi
(Win9x, WinNT,...) và có thể chứa đến 255 ký tự, kể cả các ký tự
đặc biệt và khoảng trắng. Trong tên dài, ta không được phép sử
dụng các ký tự: ? * | < > / \ :

Mỗi khi tạo một tên dài, hệ điều hành có thể tạo kèm theo một tên
ngắn nhằm bảo đảm sự tương thích với các ứng dụng DOS cũ. Các
chương trình DOS cũ sẽ thấy được các tên ngắn còn các chương
trình có hỗ trợ tên dài có thể xử lý tên dài. Do đó, trên ổ đĩa có tên
dài, nếu ta thực hiện các chương trình DOS cũ, đặc biệt các chương
trình trực tiếp truy cập đĩa, ta có thể làm hư tên dài và tên đó sẽ trở
nên bất hợp lệ. Các ứng dụng chỉ làm việc với tên ngắn mà không
đụng chạm gì đến tên dài vẫn có thể làm việc bình thường nhưng
người sử dụng lại không biết tên ngắn khi tạo ra tên dài.

7
Các chức năng về tên dài của hệ điều hành chỉ có khi Windows
đang làm việc. Do đó, để sử dụng tên dài, ứng dụng phải được gọi
thực hiện từ Windows.

1.1.6. Các tên đặc biệt


Hệ điều hành thường dành riêng một số tên đặc biệt để đặt tên cho
các thiết bị thông dụng. Khi đặt tên tập tin hay thư mục, ta không
được phép dùng các tên này.

COM1-COM4 Cổng nối tiếp 1 đến 4 (thường chỉ có 2 cổng đầu)

LPT1-LPT3 Cổng song song 1 đến 3 (thường chỉ có 1 cổng


đầu).

AUX Cổng phụ.

CON Chỉ bộ thiết bị nhập xuất chuẩn (Console) gồm


bàn phím và màn hình.

PRN Máy in, thường là LPT1.

7. Các ký tự đại diện (wildcard)


Trong một số lệnh, ta có thể yêu cầu lệnh thực hiện trên một loạt
các tập tin. Để chỉ một loạt tập tin, ta phải dùng mẫu tên tập tin
kèm theo các ký tự đại diện * hay ?

* Đại diện cho 0, 1 hay nhiều ký tự. Trong từng phần, tên chính
hay mở rộng, mọi ký tự sau dấu * đều bị bỏ qua.

? Đại diện cho đúng 1 ký tự.

8. Thuộc tính của tập tin (Attribute)


Mỗi tập tin có thể có các thuộc tính sau:
Archive Thuộc tính lưu trữ, để cho biết tập tin đã được sao lưu.
Thuộc tính này hiện nay ít được sử dụng đến.

Read Only Chỉ đọc. Tập tin có thuộc tính này sẽ không thể xoá bằng
các lệnh của DOS. Muốn sửa, xoá, ta phải bỏ thuộc tính
này của tập tin trước đã (dùng lệnh ATTRIB).

8
Hidden Ẩn. Tập tin có thuộc tính này sẽ làm cho các ứng dụng
không thấy được nó. Tuy nhiên, lệnh DIR có chọn lựa /a
cũng liệt kê ra được và tập tin lệnh có thuộc tính này vẫn
gọi thực hiện được.

System Hệ thống. Tập tin có thuộc tính này cũng làm các ứng
dụng không thấy được nó. Lệnh DIR /a vẫn liệt kê các
tập tin này. Khác với thuộc tính ẩn, tập tin lệnh có thuộc
tính hệ thống không thể gọi thực hiện được.

Ngoài các thuộc tính trên, mỗi tập tin còn có các thông tin khác như
kích thước, ngày giờ cập nhật mới nhất cũng được lưu trên đĩa theo
tập tin. Từ DOS 7.0 trở đi, mỗi tập tin còn có thêm thông tin về ngày
giờ tạo.

Việc gán, bỏ thuộc tính của tập tin có thể thực hiện bằng lệnh
ATTRIB của DOS. Faculty
2019-12-21 09:13:31
--------------------------------------------
1.1.9. Các thành phần của hệ điều hành Totalcmd: Files/Change Attributes
Một hệ điều hành trên máy tính cá nhân thường có các thành phần sau
đây:

● Phần nhân (kernel): phần này sẽ trực tiếp quản lý phần cứng và hệ
thống tập tin trên đĩa, đồng thời cung cấp một giao diện tối thiểu để
người sử dụng có thể “nói chuyện” với hệ điều hành. MS-DOS có
phần nhân bao gồm 3 tập tin:

IO.SYS Chịu trách nhiệm quản lý các thiết bị nhập


xuất, làm trung gian giữa phần cứng và hệ
điều hành.
MSDOS.SYS Chịu trách nhiệm quản lý các ổ đĩa luận lý
và hệ thống tập tin trên các ổ đĩa đó.

COMMAND.COM Chịu trách nhiệm làm giao diện giữa người


sử dụng và hệ điều hành, là trình thông dịch
các lệnh của người dùng đưa vào và gọi các
chức năng thích hợp của hệ điều hành giúp
người dùng khai thác hệ thống.

9
Trong các hệ điều hành có giao diện đồ hoạ (GUI),
COMMAND.COM được thay bằng ứng dụng hiện giao diện chính
(desktop) của hệ điều hành: Explorer.exe.

● Các trình điều khiển thiết bị (Device driver): phần này bao gồm
các chương trình hỗ trợ hệ điều hành trong việc quản lý các thiết bị
đặc biệt, thông dụng nhưng không phải máy nào cũng có. Với máy
có thiết bị cần đến trình điều khiển, khi khởi động máy, người ta
thường cài đặt luôn trình điều khiển vào bộ nhớ để cùng phần nhân
giúp người dùng khai thác thiết bị đó.

● Các tiện ích (Utilities): phần này bao gồm các chương trình giúp
người dùng dễ dàng làm việc với hệ thống.

2.Quá trình khởi động máy (boot) và các tập tin


cần thiết
Khi ta cấp nguồn điện cho máy, quá trình khởi động máy bắt đầu:
1. Theo thiết kế chung, máy sẽ bắt đầu từ một địa chỉ xác định trong
bộ nhớ. Địa chỉ này thường nằm trong vùng chương trình đã cài sẵn
trong máy, gọi là ROM BIOS. Chương trình này sẽ tiến hành kiểm
tra toàn bộ máy, bắt đầu từ bộ xử lý trung ương rồi đến bộ nhớ
chính, bộ nhớ mở rộng, bộ nhớ ROM gắn trên các thiết bị và các
thiết bị đã có hay nối với máy. Quá trình này gọi là quá trình POST
(Power On Self Test).

2. Sau khi hoàn tất quá trình POST, hệ thống sẽ tìm đến các ổ đĩa có
thể khởi động hệ điều hành theo một thứ tự ưu tiên định sẵn nào đó.
Nếu thấy có, BIOS sẽ đọc cung đầu tiên của đĩa đó vào bộ nhớ rồi
trao quyền điều khiển máy cho phần chương trình đã nạp.

Với đĩa mềm, cung đầu tiên sẽ là cung khởi động (boot sector).
Với đĩa cứng, cung đầu tiên sẽ chứa bảng bảng phân hoạch đĩa
(partition). Phần mã trên cung này sẽ tìm xem phân đoạn nào có thể
khởi động máy được (bootable/active partition) và sẽ đọc cung khởi
động của phân đoạn đó vào bộ nhớ và chuyển quyền điều khiển
sang đoạn mã đó.

10
Với đĩa CD/DVD-ROM, BIOS sẽ tìm đọc cung gọi là Boot Catalog,
kiểm tra xem có phần ảnh khởi động hay không. Nếu có, BIOS sẽ
khai báo một ổ đĩa mềm A: giả hay một ổ đĩa cứng C: giả (tuỳ theo
ảnh đã tạo), ánh xạ nội dung của ảnh này trên đĩa CD/DVD thành
nội dung ổ đĩa giả đó và quá trình khởi động sẽ giống như từ ổ đĩa
mềm hay ổ đĩa cứng bình thường. Các ổ đĩa cùng loại với ổ đĩa giả
sẽ được dịch tên tăng lên một chữ.

3. Mã thực thi của cung khởi động sẽ tiến hành nạp phần nhân của hệ
điều hành vào bộ nhớ và trao quyền điều khiển cho mã của phần
nhân.

4. Với hệ điều hành MS-DOS, cung khởi động sẽ tìm tải tập tin
IO.SYS vào bộ nhớ và trao điều khiển qua IO.SYS. Mã của IO.SYS
tiếp tục kiểm tra phần cứng, cài đặt một số trình điều khiển có sẵn
trong IO.SYS, nạp MSDOS.SYS để xác lập hệ thống tập tin. Phần
nhân chính đã cài đặt xong.

5. IO.SYS tiếp tục tìm tập tin CONFIG.SYS trên thư mục gốc ổ đĩa
khởi động. Nếu có, các lệnh trong CONFIG.SYS sẽ được thực hiện.
Quá trình này sẽ tiến hành cài đặt các trình điều khiển khác có khai
báo trong CONFIG.SYS cũng như xác lập môi trường làm việc cho
hệ điều hành theo các chọn lựa người dùng đã định trong
CONFIG.SYS.

6. Kế tiếp, IO.SYS tải trình thông dịch COMMAND.COM vào bộ


nhớ, trao quyền điều khiển cho trình thông dịch này.

7. Cuối cùng, COMMAND.COM tìm trên thư mục gốc ổ đĩa khởi
động tập tin AUTOEXEC.BAT. Nếu thấy, các lệnh trong tập tin
này sẽ được thực hiện. Sau khi hoàn tất, COMMAND.COM sẽ hiện
dấu nhắc lệnh trên màn hình, chờ người dùng ra lệnh.

Với hệ điều hành Windows, phần nhân là các tập tin khác. Các tập
tin liên quan đến quá trình khởi động máy bao gồm: NTLDR hay
BOOTMGR (do cung khởi động nạp), BOOT.INI
(NTLDR/BOOTMGR khai thác), NTOSKRNL.EXE. Hai tập tin
đầu đặt ở thư mục gốc ổ đĩa khởi động. Còn tập tin cuối đặt trong
thư mục SYSTEM32 trong thư mục Windows. Khi khởi động máy,

11
BOOT.INI sẽ chứa thông tin cho phép ta bảo NTLDR hay
BOOTMGR chọn hệ điều hành để khởi động, quá trình khởi động
sẽ đi thẳng vào giao diện đồ hoạ của Windows ta chọn.

Khi đang ở Windows, ta có thể ra dấu nhắc DOS bằng nút lệnh MS-
DOS Promt, thường ở lộ trình lệnh Start/Programs/MS-DOS
Prompt hay gọi thực hiện <WindowsDir>\System32\cmd.exe. Cửa
sổ MS-DOS Prompt thường được gọi là DOS Box. Để đóng DOS
Box, từ dấu nhắc lệnh, ta ra lệnh EXIT ↵

3. Các lệnh ở DOS Prompt


1. Cách ra lệnh DOS
[path\]TÊNLỆNH [CácThamĐối] [CácTuỳChọn] ↵

trong đó,

path lộ trình tìm tập tin lệnh, có thể không cần nếu tập
tin lệnh đã nằm ở một trong các thư mục đã khai
báo trong lệnh SET PATH.

TÊNLỆNH là lệnh thích hợp trong danh sách các lệnh hệ điều
hành có.

CácThamĐối là những yếu tố cần thiết cho lệnh, nội dung tuỳ
từng lệnh, có thể không có.

CácTuỳChọn là một số hiệu chỉnh khi thực hiện lệnh, cũng tuỳ
từng lệnh, có thể không có.

1.3.2. Xem cách sử dụng một lệnh


TÊNLỆNH /? ↵ hay TÊNLỆNH -? ↵
Nội dung hướng dẫn vắn tắt cách sử dụng lệnh sẽ hiện trên màn
hình, thường chỉ gói gọn trong một màn hình. Nếu gặp lệnh có nội
dung hướng dẫn quá dài, ta có thể dùng các lệnh sau đây để xem:

TÊNLỆNH /? > FILETAM.TXT ↵ Faculty


2019-12-21 09:15:15
--------------------------------------------
EDIT FILETAM.TXT ↵ > xóa nội dung cũ nếu có
>> nối tiếp vào cuối nội dung cũ nếu có

12
1.3.3. Các loại lệnh
Có hai loại lệnh: lệnh nội trú và lệnh ngoại trú. Việc phân biệt hai
loại lệnh dựa vào tên lệnh, mã thực hiện lệnh.

Các lệnh nội trú gồm các lệnh có tên như trong bảng sau:

Break Call Cd Chcp Chdir


Cls Copy Ctty Date Del
Dir Echo Erase Exit For
Goto If Lh LoadhighMd
Mkdir Path Pause Prompt Rd
Rem Ren Rename Rmdir Set
Shift Time Type Ver Verify
Vol
và mã thực hiện lệnh có sẵn trong tập tin COMMAND.COM,
do đó, cũng đã được nạp sẵn trong bộ nhớ. Khi đó, ta có thể ở
bất cứ đâu ra lệnh cũng được.

Trong bảng trên, các lệnh có gạch dưới chỉ được sử dụng trong
các tập tin BAT.

Các lệnh ngoại trú gồm các lệnh có tên trong bảng sau:

Append Attrib Chkdsk Choice Command

Dblspace Debug Defrag Deltree Diskcomp

Diskcopy Doskey Dosshell Drvspace Edit

Emm386 Expand Fasthelp Fastopen Fc

Fdisk Find Format Graphics Help

Interlnk Intersvr Keyb Label Loadfix

Mem Memmaker Mode More Move


Msav Msbackup Mscdex Msd Nlsfunc

13
Power Print Qbasic Replace Restore

ScanDisk Setver Share Smartdrv Sort

Subst Sys Tree Undelete Unformat


VSafe Xcopy

và mã thực hiện lệnh nằm trong một tập tin có mở rộng com
hay exe nằm trên đĩa.

Ngoài ra, có một số lệnh chỉ dùng trong tập tin CONFIG.SYS:
Country Device Devicehigh Dos Drivparm
Fcbs Files Include Install Lastdrive
MenuColor MenuDefault MenuItem Numlock Shell
Stacks Submenu Switches
Các trình điều khiển thiết bị của DOS
ANSI.SYS CHKSTATE.SYS DISPLAY.SYS
DRIVER.SYS DRVSPACE.SYS EGA.SYS
EMM386.EXE HIMEM.SYS INTERLNK.EXE
POWER.EXE RAMDRIVE.SYS SETVER.EXE
SIZER.EXE SMARTDRV.EXE

4. Quá trình gọi thực hiện lệnh


Khi ta ra một lệnh, COMMAND.COM (trong bộ nhớ) sẽ tìm
TÊNLỆNH trong danh sách lệnh nội trú. Nếu thấy, nó sẽ gọi mã
lệnh nội trú thực hiện, đồng thời truyền các tham đối và tuỳ chọn
cho lệnh đó. Nếu không thấy, lệnh được xem là lệnh ngoại trú. Khi
đó, COMMAND.COM sẽ tìm tập tin có tên là TÊNLỆNH và mở
rộng là com, exe hay bat, pif. Thứ tự tìm như sau:

● Thư mục hiện tại

● Các thư mục có khai báo trong lệnh PATH

14
Đến thư mục nào tìm được tập tin lệnh, việc tìm kiếm kết thúc và
COMMAND.COM sẽ tải mã lệnh từ tập tin tìm được vào bộ nhớ,
chuyển điều khiển sang mã đó cũng như các tham đối.

Nếu tìm không thấy trong các thư mục trên, COMMAND.COM sẽ
hiện thông báo:

Bad command or filename


Nguyên nhân có thể do ta gõ sai tên lệnh hay tên tập tin lệnh, hoặc
tập tin lệnh không nằm ở một trong các thư mục đã khai báo.

Trong trường hợp tìm thấy các tập tin có cùng tên lệnh nhưng với
mở rộng khác nhau, tập tin lệnh được sử dụng sẽ dựa vào thứ tự ưu
tiên của mở rộng: com, exe, bat.

Một số tập tin có mở rộng khác vẫn có thể thực hiện nhờ đã khai
báo kết hợp (association) mở rộng và ứng dụng thực hiện chúng.

1.4. Tóm tắt cách sử dụng một số lệnh thông dụng


CÁC LỆNH DOS CƠ BẢN
ĐĨA THƯ MỤC BIẾN MÔI
CON TẬP TIN
KHỞI ĐỘNG DỮ LIỆU TRƯỜNG
TẠO FORMAT d:/s FORMAT d: MD COPY CON SET Tên= ...
path\dirname filespec Tên: COMSPEC,
PATH
XOÁ FORMAT d:/q FORMAT d:/q RD DEL filespec SET Tên=
path\dirname
XEM Nội DIR d:\ [/p, DIR d:\ [/p, DIR d:\ [/p, TYPE filespec SET
dung /w] /w] /w]
Tên VOL d: VOL d: DIR path DIR filename
/s
SỬA Nội Tạo lại SET Tên= ...
dung
Tên REN path\Old
New
Thuộc ATTRIB tt
Tính filespec
SAO Nội DISKCOPY a: DISKCOPY a: XCOPY Source COPY Source
CHÉP dung b: b: Dest Dest
DISKCOPY a: DISKCOPY a:
a: a:
DISKCOPY b: DISKCOPY b:
b: b:
In ấn DIR d: > PRN COPY filespec
PRN
TYPE filespec
> PRN

15
1.5. Các loại máy tính (computer)
Máy tính cá nhân (Personal computer):

● Máy tính để bàn (Desktop/Tower computer)

● Máy tính xách tay (Laptop/Notebook computer)

● Máy tính bảng (Tablet PC)

1.6. Thiết bị di động cầm tay (Handheld portable


digital devices)
● Sổ tay kỹ thuật số cá nhân (Personal digital assistants - PDAs)

● Điện thoại di động (Mobile phone)

● Điện thoại thông minh (Smartphones)

● Máy phát di động (Multimedia players)

1.7. Các loại cổng kết nối (port)


● USB (Universal serial bus)

● Nối tiếp (Serial)

● Song song (Parallel)

● Mạng (Network)

● Video số (FireWire)

1.8. Thiết bị nhập (Input devices)


● Chuột (Mouse)

● Bàn phím (Keyboard)

● Chuột bi (Trackball)

● Máy quét (Scanner)

● Bảng chạm (Touchpad)

● Bút chạm (Stylus)


16
● Cần trò chơi (Joystick)

● Máy ảnh mạng (Web Camera, webcam)

● Máy ảnh số (Digital camera)

● Microphone

1.9. Thiết bị xuất (Output devices)


● Màn hình (Monitor): CRT, LCD

● Máy in (Printer): Kim, phun, laser

● Loa (Speaker)

● Loa áp tai (Headphones)

1.10. Thiết bị nhập/xuất (Input/Output devices)


● Màn hình cảm ứng (Touch screen)

● Bộ điều chế tin hiệu (Modem)

1.11. Nối mạng (Network)


● Mạng cục bộ (LAN - Local-Area Network)

● Mạng cục bộ không dây (WLAN - Wireless Local-Area Network)

● Mạng diện rộng (WAN - Wide-Area Network)

● Mạng toàn cầu (Internet - International Networking)

● Mạng nội bộ (Intranet)

● Mạng nội bộ mở rộng (Extranet)

1.12. Tốc độ truyền (Data transfer rate)


● bps: bits per second

● kbps: kilo bits per second

● mbps: mega bits per second

17
1.13. An toàn khi sử dụng máy tính
Về mặt vật lý:

● Hạn chế bụi bặm nơi làm việc.

● Tạo sự thông thoáng chỗ làm việc.

● Đặt các thiết bị ở nơi vững vàng.

● Tránh phải rút cắm dây nối nhiều.

● Tiếp đất các thiết bị điện.

● Tránh ăn uống quanh máy tính.

● Khoá máy khi tạm thời không sử dụng.

Về mặt dữ liệu:

● Hạn chế truy cập những dữ liệu nhạy cảm.

● Sao lưu định kỳ dữ liệu quan trọng.

● Tắt máy thích hợp.

1.14. Bảo vệ khỏi virus máy tính


● Sử dụng phần mềm chống virus.

● Cập nhật thường xuyên phần mềm chống virus.


● Tắt các tính năng tự động thực thi từ email (trong trình duyệt) hay
các ổ đĩa di động (autorun, autoplay của Windows).

● Lưu ý các tập tin thực thi chép từ email hay internet (.com, .exe,
.bat, .pif, .vbs, .hta, ...)

● Cẩn thận khi sử dụng các ổ đĩa USB hay CD, DVD.

18
1.15. Lưu ý khi sử dụng máy tính

Đủ ánh sáng gián


tiếp để đỡ mỏi mắt Màn hình vừa tầm
để khỏi khom lưng

Bàn phím vừa tầm


để cánh tay thẳng

Có giá đỡ cổ tay
giúp thoải mái

Lưng ghế linh động


cho đỡ mỏi lưng

Chỗ để chân thoải


mái và vững vàng
Một vài vấn đề về sức khoẻ:
● Căng mắt và đau đầu: thường do làm việc lâu dưới ánh sáng
không thích hợp. Để hạn chế, nên: nghỉ 10 phút sau mỗi 90 phút
làm việc, không dùng màn hình nhoè hay nhấp nháy, tránh ánh sáng
từ ngoài phản chiếu trên màn hình, dùng màn hình chống chói,
thường xuyên lau sạch màn hình.

● Đau lưng và cổ: thường do tư thế không đúng và việc bố trí các
thiết bị không thích hợp.

1.16. Một số vấn đề về môi trường


● Tiết kiệm khi in ra giấy.

● Dùng lại các bình mực nếu có thể.

● Dùng màn hình tiết kiệm điện.

● Ngắt điện khỏi thiết bị khi không sử dụng.

19
1.17. Chuyển Đổi Cơ Số Đếm
C8F516 = C16x163 + 816x162 + F16x161 + 516x160

= 12x163 + 8x162 + 15x161 + 5x160 = 5144510

10112 = 1x23 + 0x22 + 1x21 + 1x20

= 1110
11 2 16 10 2
1 5 2 0 0 0000
1 2 2 1 1 0001
10112 0 1 2 2 2 0010
1 0 3 3 0011
51445 16 4 4 0100
5 3215 16 5 5 0101
5 15 200 16 6 6 0110
F 8 12 16 7 7 0111
C8F516 8 12 0 8 8 1000
C 9 9 1001
A 10 1010
B 11 1011
C 12 1100
D 13 1101
E 14 1110
F 15 1111

20
2. Sử Dụng Máy Tính Cơ Bản
1. Giới thiệu Windows
1. Thao tác điều khiển chuột (mouse)
Con trỏ chuột (mouse pointer):
Con trỏ chuột là ký hiệu trên màn hình thể hiện vị trí chuột đang trỏ tới.
Hình dạng con trỏ chuột thay đổi tùy theo trạng thái hoạt động.
Thao tác Cách thực hiện
Trỏ (Point) Di chuyển để con trỏ chuột tới đúng vị
trí mong muốn.
Nháy (Click) Nhấn nhả nút trái của chuột, thường
dùng để chọn lệnh cần thi hành.
Nháy phải (Right click) Nhấn nhả nút phải chuột.

Nháy đôi (Double click) Nhấn nhả nút trái của chuột 2 lần với
tốc độ nhanh.

Rê (Drag) Trỏ chuột đúng vị trí, bấm giữ nút trái


của chuột đồng thời di chuyển chuột
sang một vị trí mới.

2.1.2 Khởi động và kết thúc phiên làm việc


Màn hình microsoft Windows có dạng như sau:

21
○ Desktop (màn hình nền): vùng cửa sổ chính, làm nền cho các mục
trong Windows. Có thể tạo các lệnh tắt (ShortCut) đến một thư mục
hay một ứng dụng để nhanh chóng mở thư mục hay thực hiện chương
trình đó.
○ Shortcut (lệnh tắt): các biểu tượng có hình dạng riêng tượng trưng
cho một đối tượng liên kết với nó, với mũi tên đen nhỏ nằm ở góc dưới
bên trái.
○ Folder (thư mục): Là một ngăn chứa các tập tin như ngăn tủ sách chứa
các cuốn sách (tập tin, file) có đặc tính chung nào đó (hay không).
○ Taskbar (thanh tác vụ): thanh hiển thị các cửa sổ chương trình đang
được mở.
○ Start button (nút Start khởi đầu cây lệnh): Nháy nút này để mở
bảng lệnh Start.
Thoát khỏi Windows: Nhấn nút Start để mở Menu Start, nhấn chọn lệnh
Shutdown

 Shutdown Thoát khỏi Windows bằng cách đóng tất cả các chương
trình đang mở.
 Restart Thoát khỏi Windows bằng cách đóng tất cả các chương
trình đang mở, sau đó tự khởi động lại máy tính.
 Lưu ý: Để tránh mất/hư hỏng dữ liệu cần luôn luôn tuân thủ các qui
tắc sau:
− Phải kết thúc tất cả các ứng dụng một cách hợp lệ trước khi
shutdown.
− Chỉ tắt máy bằng lệnh shutdown.

22
23
2. Điều Khiển Quá Trình Làm Việc Của Ứng Dụng
1. Khởi động ứng dụng
Cách 1: Nháy đôi chuột vào một biểu tượng (Shortcut) trên nền Desktop.
Cách 2: Để khởi động ứng dụng Paint: Start/Programs/Accessories, nháy
vào Paint.  Xuất hiện nút mới trên taskbar ứng với Paint.

2. Kết thúc ứng dụng


• Cách 1: Nháy chuột vào nút Close .
• Cách 2: Nháy chuột vào Menu File chọn lệnh Exit.
• Cách 3: Dùng tổ hợp phím ALT + F4. Faculty
2019-12-21 09:19:16
3. Chuyển đổi giữa các ứng dụng --------------------------------------------
Faculty
Alt-F4: thoát ứng dụng
Khi có từ 2 ứng dụng trở lên cùng đang mở, ta có thể 2019-12-21
chuyển
Ctrl-F4: đổi
đóng giữa
09:19:39
cửa sổ hiện tại của ứng dụng
--------------------------------------------
các ứng dụng với nhau. Alt-Tab
Alt-Shift-Tab

24
• Cách 1: Đè phím ALT và
gõ TAB cho đến khi khung
chọn ở ứng dụng muốn
chuyển đến rồi buông hết
ra.
• Cách 2: Nháy vào nút của
ứng dụng muốn chuyển đến
trên taskbar.
Cửa sổ ứng dụng muốn
chuyển đến sẽ nổi lên trên
các cửa sổ khác

2.2.4. Thành phần cửa sổ ứng dụng


Một cửa sổ chương trình ứng dụng sẽ có các thành phần cơ bản sau (hình
minh họa là cửa sổ chương trình Paint dùng để vẽ hình)

Minimize
Title Bar Maximize
Close

Tool Box
Menu Bar

Scroll Bar

Working
area

Status Bar Border

25
3. Quản Lý Các Đối Tượng Trong Windows
1. Duyệt các đối tượng trên máy
Trong Windows, các đối
tượng có trong máy tính –
chương trình, tài liệu hoặc tập
tin đều có thể được truy xuất
từ biểu tượng My Computer
xuất hiện ở góc trên bên trái
của desktop
• Nháy đôi biểu tượng My
Computer để xem các đối
tượng trên máy

Các thao tác khi làm việc với các biểu tượng gồm
• Nháy chuột – chọn biểu tượng cần làm việc
• Để chọn nhiều biểu tượng cùng 1 lúc:
 Nháy đối tượng đầu tiên
 Nhấn giữ Ctrl và Nháy lần lượt vào các đối tượng còn lại
• Nháy hai lần – xem nội dung bên trong các biểu tượng
• Nháy phải – mở shortcut menu chứa lệnh dùng để thao tác trên đối
tượng được chọn

2.3.2. Tổ chức tập tin (Files) và thư mục (Folders)


Phần này trình bày các thao tác cơ bản để tổ chức lưu trữ dữ liệu trên
máy. Các thao tác sau đây tiến hành trong cửa sổ My Computer. Ngoài
My Computer, các công việc này còn có thể được thực hiện bằng ứng
dụng Window Explorer

26
2.3.2.1. Tạo thư mục (folder) mới
• Windows sẽ tạo 1 thư
mục rỗng với tên là
New Folder
• Nhập tên mới của thư
mục vào
Mở lần lượt (nháy đôi) các cửa sổ thư mục
để chỉ đến thư mục cha chứa thư mục cần
tạo mới
• Nháy phải vào 1 vị trí trống bên trong thư
mục cha để xuất hiện shortcut menu
• Chọn lệnh New  Folder

2.3.2.2. Sao chép và di chuyển tập tin hay thư mục


• Nháy đôi vào biểu tượng ổ đĩa cần làm việc để
mở nó ra
• Mở lần lượt các folder (nháy đôi) để chỉ đến đối
tượng cần làm việc.
• Chọn các icon của files/folders cần sao chép
• Nháy phải lên đối tượng chọn để mở shortcut
menu như hình bên
• Nháy Copy để sao chép hoặc Cut để di chuyển.
• Mở thư mục cần chép đến
• Nháy phải vào vị trí trống trong folder đích và
chọn lệnh Paste

2.3.2.3. Sao chép tập tin ra đĩa mềm


• Chọn tập tin/thư mục cần chép.
• Nháy phải lên trên các đối tượng chọn.
• Nháy lệnh Send To và chọn Destination là Floppy hay ổ đĩa USB.
2.3.2.4. Xoá bỏ tập tin hay thư mục
• Chọn tập tin/thư mục cần
xóa bỏ
• Nhấn phím Delete trên
bàn phím, một hộp thoại
xuất hiện như hình bên
• Chọn Yes để xoá.

27
2.3.2.5. Làm việc với Recycle Bin
Khi nhận lệnh xoá bỏ tập tin thì Windows không thật sự xoá
bỏ chúng khỏi đĩa mà đặt chúng trong Recycle Bin – kho
chứa các tập tin đã ra lệnh xoá – ngoại trừ các tập tin trong
đĩa mềm hoặc bị xoá bỏ bằng dòng lệnh.
Các tập tin này chỉ thực sự xoá khỏi đĩa
khi “empty” Recycle Bin. Trong thời
gian còn lưu trong Recycle Bin, người
dùng có thể khôi phục lại chúng nếu cần.
Để phục hồi tập tin bị xóa trong Recycle
Bin
• Nháy đôi biểu tượng Recycle Bin trên
desktop
• Chọn vào tập tin cần phục hồi.
• Nháy File  chọn Restore.
Để bỏ các tập tin trong Recycle Bin
• Nháy File  chọn Empty Recycle
Bin

2.3.2.6. Kiểm tra dung lượng đĩa


• Mở My Computer và nháy
phải vào ổ đĩa làm việc.
• Chọn mục Properties
trong shortcut menu

28
2.3.3 Tìm kiếm tài liệu bằng lệnh Search
• Khởi động tìm kiếm: Nháy nút
Start  Search  For Files
or Folder

• Windows sẽ hiển thị các thông


tin tập tin cần tìm trong cửa sổ
phía bên phải nếu tìm thấy

2.4. Điều Chỉnh Môi Trường Làm Việc – Control


Panel
• Nháy Start  Settings
 Control panel để mở
ra cửa sổ Control Panel

Trong cửa sổ này có


nhiều biểu tượng tượng
trưng cho một chức năng
điều khiển hệ thống khác
nhau cho máy PC cũng
như cho Windows

Trong phần này chúng ta chỉ xét đến vài tính năng điều khiển đặc trưng,
cần thiết mà ở mỗi máy PC đều có.

 Date/Time

29
Đây là tính năng dùng để đặt ngày
giờ hệ thống trong máy, nháy đôi
vào biểu tượng Date/Time
• Date: tiến hành các bước chọn
ngày, tháng, năm.
• Time: để điều chỉnh đồng hồ,
nháy chuột vào từng vị trí giờ,
phút, giây và chỉnh bằng cách
nháy nút tăng hay giảm.

Ngoài ra còn có thể chọn múi giờ


cho thích hợp (Time zone).
Nháy nút OK để kết thúc.

 Keyboard – Bàn phím

Điều khiển bàn phím gồm các mục

- Repeat delay: khoảng thời


gian trì hoãn trước khi lặp
lại nếu vẫn đè phím. Dùng
chuột kéo thanh trượt trong
khoảng Long… Short.

- Repeat rate: tốc độ lặp lại


của phím, được điều chỉnh
bằng cách kéo chuột trong
khoảng Slow…Fast.

 Display

30
Tính năng điều khiển màn hình, nháy đôi biểu tượng này sẽ mở ra một
hộp thoại có nhiều thẻ, mỗi thẻ chứa nhóm các đặc tính thuộc một chức
năng.
• Background – Chọn trang
trí cho nền Desktop
- Pattern: mẫu tô nền
Desktop bằng cách thể hiện
mẫu hình lưới. Nếu chọn
None thì nền chỉ có một
màu.
- Wallpaper: ảnh nền có thể
đặt giữa Desktop, khi chọn
Center, còn chọn Tile thì
ảnh có khả năng tự lặp lại
để phủ kín nền Desktop.
Sau khi chọn xong nháy nút
Apply để thiết lập có hiệu lực
và chọn sang lớp điều khiển
khác.
• Screen Saver
- Screen Saver: chọn mẫu hình ảnh (None: tắt Screen Saver).
- Wait: bật Screen Saver sau bao nhiêu phút máy để không.
- Password protected: bật và đặt mật khẩu, tránh người khác sử dụng
máy.
- Settings: điều chỉnh đặc tính của Screen Saver.
• Appearance – Chọn cách thể hiện màu cho cửa sổ
Schema: chọn bộ màu định sẵn cho các thành phần trong cửa sổ.
Thường dùng mẫu Windows Standard.
Chú ý: các mục còn lại tuỳ thuộc vào bảng mạch điều khiển màn hình
trong mỗi máy mà chúng ta sẽ có cách đặt khác nhau.

Mouse – Chuột
Điều khiển chuột
- Buttons: Button Configuration hoán đổi chức năng hai nút trái và
phải, tiện cho người thuận tay trái.

31
- Motion: Pointer speed
điều chỉnh tốc độ di
chuyển con trỏ chuột
trong khoảng
Slow…Fast.
- DisplayPointer trails
nếu chọn lệnh Visibility
thì con trỏ chuột để lại
vết trên đường di
chuyển được thực hiện
trong khoảng Short…
Long.

 Regional Settings
- Regional Settings:
chọn bộ ký hiệu ứng
với từng vùng/quốc
gia. Mặc ước thường là English (United States).
- Number:
Cách thể hiện các con số: ta có thể tuỳ chỉnh bằng nút Customize.
Decimal Symbol: dấu tách phần lẻ thập phân.
Digit grouping
Symbol: dấu tách hàng
ngàn.
List separator: dấu
tách các phần tử trong
danh sách.
- Time: Thường dùng
theo dạng hh:mm:ss
(giờ:phút:giây)
- Date: Hệ tiếng Anh
dùng: MM/DD/YY.
Người Việt dùng:
DD/MM/YY
 Lưu ý quan trọng: trong
phần thiết lập thông số hệ
thống này ta cần nắm vững
các mục Number, Time,
Date để có thể làm tốt cho
các bài học sau.

32
5. Mẫu Chữ (font) Việt
1. Các loại mẫu chữ Việt
a. TCVN3 (ABC): mẫu chữ chuẩn cũ theo tiêu chuẩn Việt Nam, tên
mẫu chữ bắt đầu bằng .Vn.
b. VNI: mẫu chữ của VNI-Software, tên mẫu chữ bắt đầu bằng VNI
(mẫu chữ 2 byte mỗi ký tự), hay là tên một tỉnh của Việt Nam như
Cantho, Angiang, ... (mẫu chữ 1 byte mỗi ký tự).
c. Unicode: mẫu chữ chuẩn mới theo tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam,
tên mẫu chữ không có đặc điểm riêng gì vì chứa các bộ ký tự của
nhiều quốc gia, thường hay gặp là Times NewFaculty
Roman, Arial, Arial
Unicode MS, Tahoma, Verdana,... 2019-12-21 09:20:42
09:20:30
--------------------------------------------
Còn nhiều loại mẫu chữ chữ Việt khác, nhưng ngày càng
c ó c hân
không chânít người sử
dụng đến.

2. Phần mềm gõ chữ Việt:


a. Có khá nhiều phần mềm gõ chữ Việt: Vietware, VietKey,
Vniword, ... nhưng hiện nay phổ biến nhất là Unikey (phần mềm
miễn phí).
b. Unikey: chép về từ http://www.unikey.org/

33
2.5.3. Cách gõ chữ Việt
a. Kiểu gõ: nhiều kiểu gõ nhưng phổ biến nhất là VNI và Telex.

VNI: dùng các phím số ở ổ phím chính để gõ dấu.


1 2 3 4 5 6 7 8 9
sắc huyền hỏi ngã nặng mũ nón mũ râu mũ trăng gạch đ
Telex: mã điện tín, dùng chữ cái đặc biệt để gõ dấu.
s f r x j kép w w kép
sắc huyền hỏi ngã nặng mũ nón mũ râu mũ trăng gạch đ
oo → ô w → ư aw → ă dd → đ
ow → ơ
Để gõ số sau một nguyên âm, ta gõ phím số đó hai lần.
b. Bảng mã: Là cách mã hoá ký tự Việt. Bảng mã cần phải tương ứng
với loại mẫu chữ.

2.5.4. Chuyển đổi mã:


Dùng hộp thoại Toolkit hay Công cụ.

34
Bài Tập Phần Căn Bản
1. Vào Windows Explorer
a. Xem thông tin hệ thống: phiên bản Windows, dung lượng bộ nhớ.
(chú ý nhiều lối xem thông tin).
b. Xem đặc tính các ổ đĩa có trên hệ thống.
c. Tìm trong C:\Windows các tập tin có mở rộng .dll và kích thước
từ 2Mb trở lên.
2. Trong Windows Explorer
a. Tạo cây thư mục như sau:
D:\BaiTap
CanBan
HeThong
UngDung
Word
Excel
Powerpoint
b. Vào Microsoft Word, nhập vài từ và lưu thành tập tin
BTWord0.docx trong thư mục D:\BaiTap\Word. Thoát MS
Word.
c. Vào Microsoft Excel, nhập công thức =today() và lưu thành tập
tin BTExcel0.xlsx trong thư mục D:\BaiTap\Excel. Thoát MS
Excel.
d. Vào Microsoft Powerpoint, nhập vài từ và lưu thành tập tin
BTPPoint0.pptx trong thư mục D:\BaiTap\Powerpoint. Thoát
MS Powerpoint.
e. Gán thuộc tính Read Only cho tập tin BTWord0.docx, thuộc tính
Hidden cho tập tin BTExcel0.xlsx, thuộc tính System cho tập tin
BTPPoint0.pptx.
f. Lưu danh sách toàn bộ cây thư mục D:\BaiTap vào tập tin
DirList.txt đặt trong thư mục D:\BaiTap\CanBan\HeThong.
g. Mở xem tập tin vừa tạo trong câu f rồi chuyển qua cửa sổ Explorer.
h. Xoá toàn bộ cây thư mục D:\BaiTap. Lưu ý các thông báo trong
quá trình xoá.

35
3. Mở Calculator (<WindowsDir>\System32\calc.exe), hiện máy tính
theo chế độ tính toán khoa học (Scientific hay Programmer)
a. Chuyển các số thập phân sau đây thành số nhị phân (Bin), thập lục
phân (Hex): 8, 32, 15, 125.
b. Chuyển các số nhị phân sau đây thành số thập phân (Dec): 1010,
111, 1100, 10110101.
c. Chuyển các số thập lục phân thành thập phân: ABCD, 142C, FFFF,
C0F098.
4. Mở Control Panel
a. Xem danh sách các máy in và đặc tính một máy in.
b. Chỉnh đặc tính bàn phím.
c. Chỉnh đặc tính chuột, bật tính năng DisplayPointer Trails. Xem thử
rồi tắt tính năng này đi.
d. Vào Regional and Language (Options), xem các ký hiệu đặc biệt
được gán chức năng nào (tách danh sách, tách hàng ngàn,...).
e. Vào Date and Time, xem xem cùng ngày này của năm 2020 là thứ
mấy.
5. Vào Notepad, soạn tập tin NoAutorun.reg với nội dung:
REGEDIT4↵
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\Current
Version\policies\Explorer]↵
"NoDriveTypeAutoRun"=dword:000000ff↵
"HonorAutorunSetting"=dword:00000001↵
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows
NT\CurrentVersion\IniFileMapping\Autorun.inf]↵
@="@SYS:DoesNotExist"↵
Lưu tập tin và thoát Notepad xong, từ TotalComander hay Windows
Explorer, nháy đôi vào tập tin này. (Chú ý: chỉ Enter chỗ có dấu ↵ và
không cần nhập dấu này)

36
37
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bộ môn: TIN HỌC

Môn :
(MS

GV: ThS. NGU


Email: nguyent
Word 2010 Làm quen với giao diện
Word 2010 Làm quen với giao diện

Giới thiệu Ribbon


Home Tab

Insert Tab
Word 2010 Làm quen với giao diện

Giới thiệu Ribbon (tt)


Page Layout Tab

References Tab
Word 2010 Làm quen với giao diện

Giới thiệu Ribbon (tt)


Mailings Tab

Review Tab
Word 2010 Soạn thảo văn bản
Entering Text in
Documents
No Spaces One Space

after opening a bracket ( after comma ,


before closing a bracket ) after a colon :
before a fullstop . after a semi-colon ;
before an exclamation mark ! after a fullstop .
before a question mark ? after an exclamation
mark !
before a comma , after a question mark ?
before a semi-colon ;
Word 2010 Soạn thảo văn bản
Inserting Symbols & Special Characters
Word 2010 Định dạng văn bản
Displaying & Hiding Non-Printing Characters
Type Non-Printing Character
A space · dot between words

Paragraph mark

Soft line break

Manual line breaks

Tab characters

Word 2010 Định dạng văn bản
Applying Font Types & Sizes
Applying Bold, Italics & Underline
Applying Subscript & Superscript
Applying Font Colours
Applying Case Changes to Text
Applying Automatic Hyphenation
Creating & Merging Paragraphs
Inserting & Removing Line Breaks
Word 2010 Biên tập văn bản
Aligning
Text
Word 2010 Biên tập văn bản
Moving & Copying
Text Deleting Text

Using the Undo & Redo Commands


Word 2010 Find & Repalce
Searching & Replacing
Text
Word 2010 Spacing
Adjusting Line & Paragraph Spacing
 Single (dòng đơn): font lớn nhất trong dòng đó
 1.5 lines: Gấp 1.5 lần khoảng cách dòng đơn.
 Double: Gấp 2 lần khoảng cách dòng đơn.
 At least: Lựa chọn này xác lập khoảng cách dòng tối thiểu
cần thiết để phù hợp với font hoặc đồ họa lớn nhất trên dòng.
 Exactly: Cố định khoảng cách dòng và Word sẽ không điều
chỉnh nếu sau đó tăng hoặc giảm cỡ chữ.
 Multiple: Xác lập khoảng cách dòng tăng hoặc giảm theo tỉ lệ
% so với dòng đơn được chỉ định. Ví dụ, nhập vào 1.2 có
nghĩa là khoảng cách dòng sẽ tăng lên 20% so với dòng
đơn.
Word 2010 Bullets & Numbering
Adding Bullets & Numbers to Lists
Word 2010 Borders & Shading
Adding Borders & Shading to Paragraphs
Word 2010 Áp dụng Style
Applying Styles
Thay đổi góc nhìn (View)
Print Layout Điều chỉnh bố trí tổng thể của tài liệu.

Full Screen Xem tài liệu được điều chỉnh để theo dõi
Reading kích thước cho dễ đọc.

Web Layout Văn bản bọc với kích thước màn hình, hình
nền và hình ảnh xuất hiện nếu sử dụng
trình duyệt Web để xem.
Outline Tăng, giảm cấp các đề mục trong bố cục
phân cấp, hoặc che lấp chỉ để hiển thị các
tiêu đề và phân nhóm.
Draft Thích hợp nhất cho các tác vụ gõ, chỉnh sửa
và định dạng.
Thay đổi góc nhìn (tt)
 Để thay đổi góc nhìn:
 Nhấn tab View nhấn tùy chọn trong
nhóm Document Views, hoặc

 Sử dụng View Buttons trên thanh


trạng thái
Điều chỉnh Zoom
 Trên tab View, trong nhóm Zoom, nhấn
tùy chọn, hoặc

 Nút Zoom level trên thanh trạng thái,


hoặc
 Giữ Ctrl + xoay nút giữa chuột
Điều chỉnh Zoom (tt)
 Sử dụng nút Zoom
để:
 Điều chỉnh zoom một
cách nhanh chóng
 Thiết lập tỷ lệ phần
trăm riêng
 Hiển thị nhiều trang
Tách cửa sổ
 Chỉ có thể chia nhỏ các cửa sổ
theo chiều ngang
 Để phân chia các cửa sổ:
Trên tab View, trong nhóm Window , nhấn
Split và kéo dòng tối đến chiều cao cửa sổ
thứ hai, hoặc

Kéo Split Horizontal đến chiều cao cửa


sổ thứ hai
Tách cửa sổ
 Để chuyển đổi các cửa sổ:
 Nhấp vào trong cửa sổ tài liệu đó, hoặc
 Nhấn F6 hoặc Ctrl + F6 di chuyển từ một cửa sổ
sang cửa sổ khác, hoặc
 Kéo thanh chia (split bar) để hiển thị nhiều hơn
hoặc ít hơn của một trong hai cửa sổ
 Để loại bỏ cửa sổ phân chia:
Trên tab View, nhóm Window, bấm vào Remove
Split, hoặc
 Nhấp đúp vào thanh chia giữa các cửa sổ
Sắp xếp các cửa sổ
 Trên tab View, trong nhóm Window, nhấn View
Side by Side

 Có thể đồng bộ cả hai cửa sổ


Nếu có nhiều tài liệu được mở, cần phải lựa chọn
trong đó hai tài liệu để xem side by side

 Xem nhiều cửa sổ cùng lúc


 Bấm vào tab View, trong nhóm Window, nhấp
vào Arrange All
Lựa chọn văn bản
 Nếu văn bản đánh máy, phải lựa chọn văn
bản trước khi hành động được áp dụng
 Đổ bóng ở trên văn bản được lựa chọn cho nhiều
hành động

 Nhấp chuột khỏi phần được lựa chọn để trở lại


bình thường
Lựa chọn văn bản liên tiếp
 Phải lựa chọn văn bản trước khi hành động được áp
dụng
 Để chọn từ, kích đúp vào từ.
 Để chọn toàn bộ câu, nhấn Ctrl và nhấp vào trong câu
 Để chọn toàn bộ đoạn văn, nhấp ba lần vào trong
đoạn
 Để chọn tất cả văn bản: Trên tab Home, trong nhóm
Editing, nhấn Select, nhấn Select All, hoặc nhấn
Ctrl+A
 Nhấp chuột khỏi phần được lựa chọn để trở lại
bình thường
Sử dụng thanh lựa chọn (Selection
Bar)
Trong khu vực "lề trái“ (left margin) của màn hình:
 Để chọn dòng văn bản, bấm vào ở phía bên trái
của dòng văn bản
 Để chọn toàn bộ đoạn văn bản, bấm vào ở phía
bên trái của đoạn văn bản
 Để chọn toàn bộ tài liệu, nhấp ba lần trong thanh
lựa chọn, hoặc nhấn phím Ctrl và nhấn một lần
trong thanh lựa chọn
 Để chọn nhiều dòng, kéo chuột để chọn văn bản.
 Sử dụng phím Ctrl để chọn văn bản không liên tiếp
Sử dụng Undo
 Để kích hoạt Undo:
 Trong Quick Access Toolbar, nhấn Undo, hoặc

 Nhấn vào nút của chính nó để hoàn tác hành động


hoặc lệnh cuối cùng

 Nhấn vào mũi tên để hoàn tác lên đến 100 hành
động hoặc lệnh được thực hiện liên tiếp

 Nhấn Ctrl + Z để hoàn tác hành động cuối cùng


được thực hiện
Sử dụng Cut, Copy và Paste

Cut Gỡ bỏ từ vị trí gốc trong tài liệu


hiện tại, và đặt vào trong
Clipboard.
Copy Sao chép từ vị trí gốc trong tài liệu
hiện tại, và đặt vào trong Clipboard.

Paste Chèn mục từ Clipboard vào tài liệu


tại vị trí con trỏ hiện hành.

Clipboard Lưu trữ tạm thời các mục cắt hoặc


sao chép
Sử dụng Cut, Copy và
Paste(tt)
 Nút Paste Options xuất hiện với mục dán
Nhấn vào để hiển thị cách mục được dán có
thể xuất hiện ở đây
Số lượng và loại các tùy chọn khác nhau dựa
trên mục
Keep Source Giữ định dạng cho các mục như trong tài liệu gốc.
Formatting (K)
Merge Formatting Kết hợp các định dạng từ tài liệu gốc với định
(M) dạng trong tài liệu này.

Use Destination Sử dụng phong cách hiện hữu của tài liệu này vào
Styles (S) mục được dán.

Keep Text Only Gỡ bỏ bất kỳ định dạng hiện có với mục gốc và chỉ
(T) giữ văn bản.
Sử dụng Office Clipboard
Trên tab Home, trong nhóm
Clipboard, nhấn Office Clipboard
Task Pane
Paste All Dán tất cả các mục trong Clipboard
trong cùng một thứ tự như trong
Clipboard.

Clear All Xóa tất cả các mục từ Clipboard.

Options Chọn tùy chọn cho Clipboard.


Di chuyển văn bản bằng kéo-và-thả
(Drag-and-Drop)
 Kéo văn bản để di chuyển văn bản lựa chọn
Tốt nhất được sử dụng để di chuyển văn bản
trong khoảng cách ngắn
Không sử dụng Clipboard, để lại nội dung
của Clipboard nguyên vẹn
Chọn văn bản, kéo văn bản và thả nó đến vị
trí mới
Con trỏ "ma" (ghost) xuất hiện khi hướng
dẫn
Tìm và thay thế các mục
 Sử dụng để di chuyển điểm chèn đến vị trí quy định
 Có thể tìm thấy từ, cụm từ, ký hiệu hoặc mã, hoặc bất
kỳ
sự kết hợp cụ thể
 Sau đó có thể chọn để thay thế mục, hoặc tiếp tục
làm việc với tài liệu
 Để kích hoạt tính năng tìm kiếm:
 Trên tab Home, trong nhóm Editing, nhấn Find,
hoặc
 Nhấn Ctrl+F, hoặc
 Nhấn tab Find trong hộp thoại Find and Replace,
hoặc
 Nhấn Select Browse Object và sau đó nhấn Find
Tìm và thay thế các mục (tt)

Browse the Hiển thị phác thảo


headings in your hoặc cấu trúc phân
document cấp cho các tiêu đề sử
dụng tài liệu này.

Browse the results Browse the results


from your current from your current
search search

Browse the pages Hiển thị mỗi lần xuất


in your document hiện các tài liệu nơi mà
tiêu chí tìm kiếm đã
được tìm thấy.
Tìm và thay thế các mục
 Có thể hướng dẫn Word để tìm văn bản:
 So trùng các ký tự chính xác như đã nhập
 Tìm toàn bộ hoặc một phần của từ
 Các loại cụ thể của định dạng
Thay thế riêng lẻ, hoặc thay thế tất cả trong tài liệu
Để thay thế mục:
 Trên tab Home, trong nhóm Editing, nhấn Replace,
hoặc
 Nhấn Ctrl+H, hoặc
 Nếu hộp thoại Find and Replace được mở, nhấn tab
Replace
Tìm và thay thế các mục (tt)
Find what Nhập tiêu chí tìm
kiếm để tìm.

Replace with Nhập những gì sẽ


thay thế các tiêu
chí tìm kiếm.
More Hiển thị thêm
nhiều lựa chọn
cho tiêu chí tìm
kiếm.
Reading Làm nổi bật tất cả
Highlight các mục được
tìm thấy trong tài
liệu.
Định dạng nội dung
Định dạng văn bản bằng cách sử dụng đậm,
nghiêng và gạch dưới
Thay đổi font chữ, cỡ chữ và màu sắc font
chữ của văn bản
 Điều chỉnh khoảng cách hoặc vị trí ký tự
 Điều chỉnh canh chỉnh văn bản
 Thụt lề các đoạn văn
Thay đổi dòng và khoảng cách giữa các
đoạn
 Sử dụng Format Painter
Định dạng các ký tự
 Bất kỳ tính năng làm thay đổi sự thể hiện
của các ký tự trên màn hình hoặc in ấn
Font Mô tả kiểu chữ hoặc sự thể hiện các
ký tự trên màn hình và trong in ấn.
Font Size Dùng để chỉ chiều cao của các ký tự.

Character Dùng để chỉ các biến đổi cách điệu đặc


Formatting biệt áp dụng cho các ký tự làm cho chúng
nổi bật so với các văn bản khác.
Effects Các hiệu ứng đặc biệt được thêm vào
văn bản.
Định dạng các ký tự
 Mini toolbar
Chỉ xuất hiện khi văn bản được lựa chọn
Bật hoặc tắt trong File, Option
Được sử dụng phổ biến nhất là các lệnh
định dạng

 Để loại bỏ tất cả các định dạng cùng một lúc,


trên tab Home, nhóm Font, bấm vào Clear
Formatting
Sử dụng hộp thoại Font
 Truy cập vào các tùy chọn định
dạng không phải trong nhóm
Font hoặc Mini toolbar, hoặc áp
dụng một số tùy chọn cùng một
lúc
 Để truy cập vào hộp thoại Font:
 Trên tab Home, nhóm Font,
nhấp vào hộp thoại Font, hoặc
 Nhấn Ctrl + D, hoặc
 Kích chuột phải vào văn bản
đã chọn và nhấn Font
 Cách khác?
Sử dụng hộp thoại Font (tt)
Nhấp vào Text
Effects
 Thêm lựa chọn cho
từng hiệu ứng
Thay đổi khoảng cách của ký tự
(Character Spacing)
Times New Roman is a proportionally spaced font.
Courier is a monospaced font.
Phông chữ monospaced sử dụng cùng một chiều rộng cho
mỗi ký tự văn bản
Để điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự:
 Trên tab Home, nhóm Font, nhấp vào hộp thoại Font, bấm
vào tab Advanced cho các tùy chọn Character Spacing,
hoặc
 Nhấn Ctrl + D và nhấp vào tab Advanced cho các tùy chọn
Character Spacing, hoặc
 Kích chuột phải vào văn bản, nhấp vào Font, sau đó nhấp
vào tab Advanced cho các tùy chọn Character Spacing
Thay đổi khoảng cách của ký tự

Scale Thay đổi chiều rộng của văn bản được lựa chọn
theo số tỷ lệ phần trăm.
Spacing Điều chỉnh lại số của khoảng cách cho mỗi ký tự
theo số.
Position Đưa lên cao hoặc Spacing hạ thấp văn bản được
lựa chọn từ vị trí bình thường theo số.

Kerning for Làm thay đổi số lượng của không gian giữa văn bản
fonts được lựa chọn dựa trên các ký tự trong vùng chọn.
Định dạng đoạn văn bản (Paragraph)
 Để áp dụng định dạng đoạn văn bản:
 Trên tab Home, nhóm Paragraph, nhấn tùy chọn
định dạng, hoặc
 sử dụng các tùy chọn định dạng trong hộp thoại
Paragraph, hoặc
 Nhấn phím tắt cho các tùy chọn định dạng, hoặc
 Kích chuột phải vào đoạn văn bản, sau đó nhấp
vào đoạn văn bản, hoặc
 Trên thanh công cụ Mini, nhấp vào tùy chọn
thích hợp.
 Để loại bỏ tất cả các tùy chọn định dạng từ đoạn văn
bản, hãy nhấp vào tab Home, nhóm Font, bấm
vào Clear Formatting
Canh chỉnh văn bản
 Trên tab Home, trong nhóm Paragraph, chọn
Paragraph Dialog Box. Trên tab Indents and
Spacing, chọn mũi tên cho Alignment và chọn canh
chỉnh, hoặc
 Trên tab Home, trong nhóm Paragraph,
chọn nút canh chỉnh, hoặc
 Bấm phím tắt tương ứng cho sự canh chỉnh
Align Left Ctrl+L Center Ctrl+E
Align Right Ctrl+R Justify Ctrl+J

 Kích chuột phải vào đoạn văn bản, chọn Paragraph,


trong tab Indents and Spacing, nhấp vào mũi tên
Alignment và nhấp vào canh chỉnh thích hợp.
Thiết lập khoảng cách dòng
(Line Spacing)
 Không gian tiêu chuẩn giữa các dòng văn bản đánh máy
 Để thiết lập khoảng cách dòng:
 Trên tab Home, trong nhóm Paragraph, chọn Line
spacing, hoặc
 Trên tab Home, trong nhóm Paragraph, chọn Paragraph
Dialog Box. Trên tab Indents and Spacing, chọn mũi tên
cho Line spacing và chọn khoảng cách dòng, hoặc
 Nhấn phím tắt cho các tùy chọn giãn cách dòng được sử
dụng phổ biến nhất, hoặc
Single Ctrl+1
One and a Half Ctrl+5
Double Ctrl+2
 Kích chuột phải vào đoạn văn bản, chọn Paragraph,
nhấp vào mũi tên cho Line spacing và chọn khoảng cách
dòng.
Thiết lập khoảng cách đoạn
 Không gian giữa các đoạn
 Mặc định là 10pt khoảng cách sau mỗi đoạn văn
 Trên tab Home, trong nhóm Paragraph, chọn
Paragraph Dialog Box. Trong vùng Spacing,
thiết lập số lượng, hoặc
 Trên tab Page Layout, trong nhóm Paragraph,
nhấn nút tăng hoặc hoặc gõ vào số lượng cho
Before hoặc After, hoặc
 Kích chuột phải vào đoạn văn bản, Paragraph, và
trong vùng Spacing, chọn khoảng cách cho
Before, After, hoặc cả hai.
Thụt lề đoạn văn bản

Left Indent Toàn bộ đoạn văn bản thụt lề


từ lề trái.
Right Indent Toàn bộ đoạn văn bản thụt lề từ
lề phải.
First Line Chỉ có dòng đầu tiên của đoạn
Indent văn bản thụt lề từ lề trái.
Hanging Thụt lề đoạn văn từ lề trái, với
Indent dòng đầu tiên "treo” (hanging) ở
lề trái.
Thụt lề đoạn văn bản
Điều chỉnh các điểm đánh dấu thụt lề (indent marker)
bằng cách sử dụng đánh dấu trong thanh thước đo (ruler),
hoặc chọn từ Tab Selector

 Để di chuyển hoặc điều chỉnh điểm đánh dấu thụt lề:


 Kéo điểm đánh dấu thụt lề, hoặc
 Nhấp vào Tab Selector cho điểm đánh dấu thụt lề,
sau đó nhấp vào thanh thước đo ở vị trí cho thụt lề
 Đường dọc xuất hiện (vertical line) để hướng dẫn cho vị
trí thụt lề
 Bấm phím Alt để giúp thiết lập chính xác phép đo thụt lề
Thụt lề đoạn văn bản (tt)
 Để thiết lập thụt lề đoạn văn bản
chính xác:
 Trên tab Page Layout, nhóm Paragraph, thiết lập
phép đo thụt lề từ Left hoặc Right, hoặc

 Trên tab Home, trong nhóm Paragraph, chọn


Paragraph Dialog Box
Sử dụng Format Painter
 Để áp dụng các tính năng định dạng từ một phần đến một
phần khác của văn bản:
 Chọn văn bản với các tính năng định dạng, trên tab Home,
trong nhóm Clipboard, nhấp vào Format Painter
 Di chuyển đến đoạn văn bản mà bạn muốn áp dụng tính
năng định dạng, và chọn văn bản
 Để áp dụng các tính năng định dạng từ một phần đến nhiều
phần của văn bản:
 Chọn văn bản với các tính năng định dạng, trên tab Home,
trong nhóm Clipboard, nhấp đúp vào Format Painter
 Nhấp vào từng đoạn văn bản để áp dụng tính năng định
dạng
 Để tắt tính năng Format Painter:
 Trên tab Home, trong nhóm Clipboard, nhấp vào Format
Painter, hoặc
 Nhấn Esc, hoặc nhấp vào một lệnh cho một hành động
khác
Làm việc với Tab
 Hiểu một điểm dừng tab là gì
 Nhận biết các loại khác nhau của các
điểm dừng tab
 Thiết lập các điểm dừng tab trên thanh
thước đo cũng như các hộp thoại
Tabs
 Thiết lập các leader cho các điểm dừng
tab
 Xóa một hoặc tất cả các Tab
Thiết lập các điểm dừng Tab

Left Tab Các ký tự được nhập vào bắt đầu ở bên


trái và di chuyển sang phải.
Center Tab Văn bản được canh giữa trên vị trí tab.
Right Tab Các ký tự được nhập vào bắt đầu ở bên
phải và di chuyển sang trái.
Bar Tab Thiết lập đường thẳng đứng (vertical line)
giữa các cột của văn bản.
Decimal Tab Số được nhập chuyển sang trái cho đến khi
gõ dấu thập phân, văn bản sau đó di chuyển
phải.
Thiết lập các điểm dừng Tab (tt)

 Sử dụng thước đo (bấm phím Alt


để đo chính xác)
 Sử dụng thẻ Home/Paragraph/Tabs
 Nhấn Tab để di chuyển từ điểm
dừng tab đến điểm tiếp theo khi gõ
 Sử dụng Show/Hide ¶ để hiển thị khi
Tab được nhấn
Thiết lập các điểm dừng Tab (tt)
 Để thêm điểm dừng tab mới, nhấp vào Tab Selector
để chọn loại tab và sau đó nhấp vào thanh thước đo
 Để xóa điểm dừng tab hiện tại, kéo ký hiệu tab ra khỏi
thanh thước đo
 Để điều chỉnh điểm dừng tab hiện tại, kéo ký hiệu tab
đến vị trí mới trên thanh thước đo
 Kiểm tra các điểm dừng tab thiết lập cho từng dòng
văn bản riêng lẻ bằng cách nhìn vào thanh thước đo
 Nếu điểm dừng tab xuất hiện với màu xám trên thanh
thước đo, có nghĩa là có nhiều điểm dừng tab khác
nhau trong văn bản
Thiết lập các Tabs với Tabs Dialog Box

 Hiển thị danh sách của tất


cả các vị trí tab, nhưng
không hiển thị kết quả cài
đặt
 Có thể thiết lập các tab với
các phép đo chính xác hoặc
chọn các tùy chọn tab khác
 Để hiển thị hộp thoại Tabs,
Double click vào bất kỳ ký
hiệu tab trên thanh thước đo
Tổ chức danh mục thông tin

 Các loại ký hiệu đầu dòng hoặc kiểu


số
 Để áp dụng thể loại danh sách trên
văn bản, trên tab Home, nhóm
Paragraph, nhấn mũi tên cho nút
danh sách
 Làm việc với danh sách đa cấp
Tùy chỉnh danh mục
 Tạo ra các danh sách gạch đầu dòng
hoặc số
 Tạo các danh sách phác thảo đánh
số
 Tùy chỉnh danh sách
 Làm việc với danh sách đa cấp
Tùy chỉnh danh mục (tt)

 Thay đổi kiểu


cụ thể cho các
ký hiệu đầu
dòng hoặc số
 Sau khi áp
dụng, có thể
thay đổi mặc
định bằng
cách sử dụng
các tùy chọn
Library
Tùy chỉnh danh mục (tt)

 Xác định
kiểu mới
cho ký hiệu
đầu dòng
hoặc số
Tùy chỉnh danh mục (tt)

 Nhấp phải
chuột vào các
danh mục
 Chọn Adjust
List Indents
Tạo một danh mục đa cấp
 Trên tab Home, nhóm Paragraph, nhấn
Multilevel List
 Để chọn kiểu số khác nhau cho danh
mục, hãy nhấp vào kiểu từ danh mục hiển
thị
 Đối với một cấp chỉ sử dụng một kiểu
danh mục, chọn văn bản và sau đó vào
tab Home, nhóm Paragraph, nhấn
Multilevel List, nhấp vào Change List
Level, nhấp vào kiểu danh mục
Tạo một danh mục đa cấp (tt)
 Để tùy chỉnh cấp độ
danh mục, trên tab
Home, nhóm
Paragraph, nhấn mũi
tên trong Multilevel
List, kích Define
New Multilevel List
 Nhấn Tab hoặc
Shift + Tab trong
văn bản để biểu thị
các cấp độ khác
nhau
Tạo một danh mục đa cấp (tt)
 Chú ý mối
liên hệ
giữa Level
được chọn
và Link
level to
style
Định dạng tài liệu
 Làm việc với định dạng tài liệu
 Thay đổi khổ giấy (paper size)
 Thay đổi lề (margin)
 Chèn ngắt trang (page break)
 Chèn số trang (page number)
 Chèn phần đầu (headers) hoặc cuối trang
(footers)
Thay đổi khổ giấy (Paper Size)
 Khổ giấy mặc định được
xác định theo thiết lập
của máy tính
 Để thay đổi khổ giấy:
 Trên tab Page Layout,
nhóm Page Setup, nhấp
vào Size, hoặc
 Nhấp đúp vào bất cứ
nơi nào trong khu vực
tối hơn của thanh thước
do (ruler), và sau đó
nhấp vào tab Paper
In ấn
 Khổ giấy mặc định được
xác định theo thiết lập
của máy tính
 Để thay đổi khổ giấy:
 Trên tab Page Layout,
nhóm Page Setup, nhấp
vào Size, hoặc
 Nhấp đúp vào bất cứ
nơi nào trong khu vực
tối hơn của thanh thước
do (ruler), và sau đó
nhấp vào tab Paper
In ấn (tt)
 Khổ giấy mặc định được
xác định theo thiết lập
của máy tính
 Để thay đổi khổ giấy:
 Trên tab Page Layout,
nhóm Page Setup, nhấp
vào Size, hoặc
 Nhấp đúp vào bất cứ
nơi nào trong khu vực
tối hơn của thanh thước
do (ruler), và sau đó
nhấp vào tab Paper
Sử dụng Bảng (Table)
 Tạo bảng
 Nhập các mục vào bảng
 Điều chỉnh hàng và cột
 Hợp nhất (merge) và phân chia (split) các ô
(cell)
 Chèn và xóa các ô, các hàng và cột
 Định dạng bảng
 Chỉnh sửa các thuộc tính bảng
 Cài đặt hiển thị tên cột cho bảng, khi bảng
dài hơn 1 trang
Làm việc với Bảng
 Thiết kế thể hiện và bố cục tổng thể của bảng
 Đường viền đơn xuất hiện cho toàn bộ bảng theo mặc
định
 Đường lưới (gridlines) hiển thị trên màn hình như là
hướng dẫn mà thôi
 Sử dụng Show/Hide để kiểm tra nội dung trong bảng
 Có thể áp dụng canh lề và định dạng nội dung cho ô
 Có thể hợp nhất các ô lân cận theo chiều ngang và
theo chiều dọc
 Xoay văn bản theo 90° trong ô, hoặc sử dụng
WordArt
 Có thể di chuyển bảng đến bất kỳ vị trí sử dụng Table
Selector
Làm việc với Bảng (tt)
 Table Tools Ribbons
Chèn một bảng (Inserting a Table)

 Insert Table tốt nhất cho bảng đơn


giản
 Để chèn bảng bằng chiều rộng cột và chiều
cao hàng:
Trên tab Insert, trong nhóm Tables, nhấp
vào Table
Kéo từ hộp trên cùng trong lưới để xác định
số cột và hàng
Word hiển thị số lượng của các cột và các hàng
để tham khảo trong khu vực tiêu đề của danh sách
 Tối đa bao nhiêu cột, bao nhiêu hàng?
Làm việc với minh họa (Illustrations)
 Chèn hoặc sửa đổi các hình ảnh hoặc Clip Art
 Chèn, sửa đổi và nâng cao các hộp văn bản
 Chèn và chỉnh sửa các đối tượng WordArt
 Tạo, sắp xếp và nâng cao hình dạng
 Tạo DropCap
 Chèn và thay đổi các biểu đồ SmartArt
Chèn hình ảnh
 Chèn hình ảnh từ
nhiều nguồn và
các định dạng tập
tin khác nhau
 Để chèn hình
ảnh, đặt vị trí con
trỏ cho hình ảnh
và, trên tab
Insert, trong
nhóm
Illustrations,
nhấp vào Picture
Chèn hình ảnh
Để chèn hình ảnh Clip art, đặt vị trí
con trỏ, và trên tab Insert, trong nhóm
Illustrations, clíck Clip Art
 Search for: Nhập văn bản cho hình ảnh
Clip Art cụ thể
 Results should be: Xác định nơi để
tìm kiếm cho phù hợp với hình ảnh
 Include Office.com content: Bao gồm
Office.com để tìm phù hợp
 Find more at Office.com: đi đến
Microsoft Clip Art và Media Web site để
tìm phù hợp
 Hints for finding images: trợ giúp thông
tin
Chèn Clip Art
Để chèn hình ảnh trong danh sách
kết quả:
 Nhấp vào hình ảnh trong danh
sách, hoặc
 Trỏ vào hình ảnh và sau đó bấm
vào mũi tên xuống cho hình ảnh
Để xác định xem hình ảnh phù
hợp: điểm con trỏ vào hình ảnh
 ScreenTip xuất hiện với từ khoá
như là một tham khảo.
Thao tác với hình ảnh
Chọn hình ảnh:
 Vòng tròn màu xanh phía trên hình
ảnh cho phép xoay hình ảnh
 Sử dụng Reset Picture trong nhóm
Adjust của Format để thiết lập lại
hình ảnh bản gốc
 Kéo corner handles để điều chỉnh
chiều cao và chiều rộng tương ứng
tại cùng một thời điểm
 Để thay đổi kích thước cân xứng từ
tâm, nhấn Ctrl khi bạn kéo handle
Cắt bỏ hình ảnh (Cropping the Picture)
 Để cắt, chọn hình ảnh và sau đó:
 Bên dưới Picture Tools, trên tab
Format, trong nhóm Size, nhấn
Crop và sau đó sử dụng crop handle
thích hợp, hoặc
 Bên dưới Picture Tools, trên tab
Format, nhóm Picture Styles, nhấp
vào khởi chạy hộp thoại Format
Picture, bấm vào Crop,
 Bên dưới Picture Tools, trên tab
Format, trong nhóm Size, bấm vào
mũi tên cho Crop và sau đó nhấp vào
Crop to Shape
Cắt bỏ hình ảnh (Cropping the Picture)
 Để cắt, chọn hình ảnh và sau đó:
 Sử dụng các crop handle để
quyết định xem những gì cần cắt
giảm
 Phần cần được cắt xuất hiện
trong vùng tối như hướng dẫn
 Bên dưới Picture Tools, trên tab
Format, trong nhóm Size, bấm
vào mũi tên cho Crop và sau đó
nhấp vào Crop to Shape
Xoay hình ảnh (Rotating the Picture)
 Xoay ảnh 900 hoặc thiết lập góc xoay đối
tượng dựa trên điểm trung tâm của nó
 Để xoay một bức hình, chọn hình và:
 Kéo handle màu xanh lá cây để xoay
đối tượng, hoặc
 Bên dưới Picture Tools, trên tab
Format, trong nhómArrange, bấm
Rotate, hoặc
 Bên dưới Picture Tools, trên tab
Format, trong nhóm Arrange, bấm
Rotate, More Rotation Options, và
sau đó trong khu vực Rotation, nhập
vào các số đo
Xoay hình ảnh (Rotating the Picture)
 Để thiết lập hiệu ứng 3-D:
 Bên dưới Picture Tools, trên
tab Format, trong nhóm
Picture Styles, nhấn Picture
Effects và sau đó chọn 3-D
Rotation, hoặc
 Nhấn vào 3D Rotation
Options. Bên dưới Picture
Tools, trên tab Format, trong
nhóm Arrange, bấm Rotate.
Bao bọc văn bản xung quanh hình ảnh
 Kiểu bao bọc mặc định là In Line
with Text
 Thay đổi kiểu bao bọc để hình ảnh
có thể "thả nổi" hoặc vị trí ở bất cứ
đâu
 Để thay đổi bao bọc văn bản, chọn
hình ảnh và sau đó:
 Bên dưới Picture Tools, trên tab
Format, trong nhóm Arrange, nhấp
vào Position, hoặc
 Bên dưới Picture Tools, trên tab
Format, trong nhóm Arrange, nhấp
Wrap Text
Bao bọc văn bản xung quanh hình ảnh (tt)
 Nhấp chọn More Layout Options
để hiển thị các tùy chọn nâng cao
Di chuyển hình ảnh

Di chuyển hình ảnh: kéo


trên màn hình, hoặc sử dụng
phím hướng mũi tên
Áp dụng Quick Styles

 Bên dưới Picture Tools,


trên tab Format, trong
nhóm Picture Styles
Sử dụng Picture Styles
Gallery làm ảnh hưởng
đến cái nhìn về hình ảnh
Sử dụng Picture Border
để tạo đường viền xung
quanh hình ảnh
 Sử dụng Picture Effects
cho hiệu ứng đặc biệt
Áp dụng Quick Styles (tt)
Để điều chỉnh hình ảnh rõ
ràng, bên dưới Picture
Tools, trên tab Format, trong
nhóm Adjust, nhấp vào
Correction
Để thay đổi màu sắc hình
ảnh, bên dưới Picture Tools,
Trên tab Format, trong nhóm
Adjust, chọn màu sắc
 Để áp dụng hiệu ứng nghệ
thuật, bên dưới Picture
Tools, trên tab Format, trong
nhóm Adjust, nhấp chọn
Artistic Effect
Nén một hình ảnh
 Tài liệu với nhiều hình ảnh có thể
làm tăng nhanh chóng kích thước
tập tin
 Khi nén hình ảnh, cũng có khả
năng giảm độ phân giải hoặc chất
lượng hình ảnh, hoặc vĩnh viễn
loại bỏ các khu vực được crop
 Để nén hình ảnh, chọn hình ảnh
và sau đó bên dưới Picture
Tools, trên tab Format, trong
nhóm Adjust, kích Compress
Pictures
Làm việc với các đối tượng Shape
 Được tổ chức theo loại và mục đích
 Trên tab Insert, trong nhóm Illustrations, click Shapes
 Khi tạo ra các hình dạng (Shape) liên quan với
nhau, sử dụng khung vẽ (drawing canvas) để giữ
các hình dạng cùng với nhau
 Để tạo ra các khung vẽ, trên tab Insert, trong nhóm
Illustrations, click Shape và sau đó nhấp vào New
Drawing Canvas
 Để thiết lập khung vẽ cho mỗi lần, hãy nhấp vào tab
File, nhấn vào Options, nhấp vào hạng mục
Advanced và theo các tùy chọn Editing, nhấp vào
Automatically tạo ra một khung vẽ khi chèn
AutoShapes
Làm việc với các đối tượng Shape
 Khi đối tượng được vẽ hoặc được lựa chọn,
Drawing Tools ribbon sẽ hiển thị

 Bấm vào ở góc trên bên trái của đối tượng


để bắt đầu và sau đó kéo chuột để thay đổi
kích thước
 Một khi đối tượng được vẽ, công cụ bỏ được
chọn
Làm việc với các đối tượng Shape (tt)

 Nhấn vào vào đối tượng để chọn nó:


 Để chọn nhiều đối tượng:
 Nhấp vào đối tượng đầu tiên, nhấn giữ Shift,
nhấp vào đối tượng kế tiếp, hoặc
 Sử dụng tab Home, nhóm Editing, hãy nhấp
vào Select và nhấp vào Select Objects để vẽ
vùng lựa chọn xung quanh một số đối tượng
Làm việc với các đối tượng Shape (tt)
Để thay đổi kích thước đối tượng, chọn nó, kéo điều khiển (handle) cho
đến khi đối tượng đạt kích thước mong muốn
 Để di chuyển đối tượng, trỏ bất cứ nơi nào trên nó và kéo đến vị trí
mới
 Để xóa các đối tượng, chọn nó và nhấn Delete
Đối với vị trí chính xác:
 Trên tab View, nhóm Show / Hide, nhấp vào Gridlines, hoặc
 Bên dưới Drawing Tools ribbon, hãy nhấp vào tab Format,
trong nhóm Arrange, bấm vào Align và nhấp vào View
Guidelines
 Để vẽ đường thẳng hoặc đối tượng hoàn toàn cân đối, nhấn Shift
khi bạn vẽ đối tượng
 Để vẽ đối tượng với khoảng cách bằng chiều cao hoặc chiều rộng từ
điểm trung tâm, nhấn Ctrl khi bạn vẽ đối tượng
Làm việc với các đối tượng Shape (tt)

 Để vẽ đối tượng cạnh hoặc điểm chung, vẽ đối


tượng đầu tiên, tăng zoom, sau đó vẽ đối
tượng thứ hai và di chuyển đối tượng đến cạnh
được chia sẻ
 Để chèn văn bản vào đối tượng:
 Kích chuột phải vào đối tượng và nhấp vào
Add Text
 Kích chuột phải vào đối tượng và nhấp vào
Edit Text
Tùy chỉnh Shapes
Sử dụng các handle màu xanh để thay đổi
kích thước hình dạng
Sử dụng handle màu xanh lá cây để xoay
hình dạng
Sử dụng hình kim cương màu vàng
để thay đổi chiều sâu

 Sử dụng nhóm Arrange để đặt ra vị trí của các hình


dạng

 Sử dụng nhóm Size để thay đổi chiều cao hoặc chiều


rộng của hình dạng
 Cũng có thể sử dụng tab Size trong hộp thoại
Format Shape để thiết lập chiều cao và chiều rộng
Sử dụng Word Art
 Sự đa dạng của các mẫu hình và
kiểu, phông chữ và kích cỡ
 Gõ vào lên đến 200 ký tự
 Chỉnh sửa bằng cách sử dụng
Drawing Tools ribbon
 Để thêm WordArt, trên tab Insert,
trong nhóm Text, nhấp vào
WordArt
 Sau khi được tạo ra, thao tác
bằng cách sử dụng các tùy
chọn tương tự như đối tượng
được vẽ
Sử dụng Drop Cap
 Để tạo Drop Cap,
chọn ký tự (hoặc
chỉ cần đặt con trỏ
trong đoạn), vào
tab Insert, trong
nhóm Text, chọn
Drop Cap
 Để thay đổi các
tùy chọn, bấm vào
Drop Cap
Options
Sử dụng hộp văn bản (Text Box)
 Để sử dụng hộp văn
bản, trên tab Insert,
trong nhóm Text,
bấm vào Text Box
 Sử dụng Drawing
Tools ribbon định
dạng hoặc nâng cao
các hộp văn bản

 Có thể lưu các


định dạng và
kiểu hộp văn
bản trong Text
Box Gallery
 Trên tab
Insert, trong
nhóm Text,
hãy nhấp vào
Text Box, bấm
vào Save
Selection to
Text Box
Sử dụng SmartArt
 Trên tab Insert, trong nhóm Illustrations, click SmartArt
Sử dụng SmartArt (tt)
 Trên tab Insert, trong nhóm Illustrations, click
SmartArt
 SmartArt Tools ribbon:
 Tab Design thay đổi thiết kế của các đối tượng
SmartArt

 Tab Format sửa đổi văn bản sẽ xuất hiện trong đối
tượng SmartArt
Sử dụng SmartArt (tt)
 Nhập văn bản trong hình dạng hoặc
sử
dụng Text Pane
 Nhấp vào tab ở bên trái Text Pane
 Kích Close để ẩn Text Pane
 Để giảm cấp văn bản, nhấn Tab
 Để tăng cấp văn bản, nhấn Shift + Tab
 Nhấn Enter trên dòng gạch đầu dòng
ở cùng cấp
 Để di chuyển giữa các dòng, chọn
dòng, hoặc nhấn phím Up hoặc Down
Thêm chú thích (Caption)
 Để chèn chú thích, định vị trí con trỏ và sau đó vào tab
References, trong nhóm Captions, nhấp vào Insert
Caption Caption Hiển thị nhãn chú thích cho nhập dữ
liệu.
Label Chọn nhãn hiện có cho chú thích, hoặc tạo
riêng.
Position Chọn để hiển thị ở trên hoặc dưới mục.
Exclude label Tắt tính năng không hiển thị mô tả chú
from caption thích.
New Label Tạo nhãn khác so với những cái được cung
cấp.
Delete Label Xóa nhãn.

Numbering Xác định kiểu số sử dụng với các ghi chú.


AutoCaption Thiết lập các mục để tự động đánh dấu cho
chú thích.
Sử dụng Screenshots
 Để chụp màn hình, trên tab
Insert, trong nhóm Illustrations,
kích Screenshot
 Danh sách Windows có sẵn cho
thấy các chương trình mở để
chụp
 Nhấp vào hình ảnh trong danh
sách hoặc ảnh chụp màn hình,
nhấn Screen Clipping để có thể
chụp màn hình
 Bấm vào ở góc trên bên trái của
ảnh chụp màn hình và kéo đến
góc dưới cùng bên phải
Tìm hiểu về Building Blocks
Tiết kiệm thời gian cho các hạng mục mà bạn
sử dụng thường xuyên
Đảm bảo tính nhất quán trong các văn bản
Bao gồm phần đầu và cuối trang, trang bìa, hộp
văn bản, thư mục, trích dẫn, giữ chỗ, phương
trình, chủ đề, và các điều khiển nội dung
Có thể được lựa chọn từ Quick Parts, hoặc tạo
ra và thiết kế riêng và thêm vào Quick Parts
Gallery
Sử dụng Quick Parts
AutoText Chèn thông tin từ tài liệu vào
khối tạo dựng.

Document Chèn khối tạo dựng bằng cách sử


Property dụng các trường thiết lập trong
thuộc tính hoặc Options trong
Backstage.
Field Hiển thị tất cả các trường khác
nhau để chèn vào tài liệu.
Building Liệt kê tất cả các khối tạo dựng
Blocks sẵn.
Organizer
Save Lưu dưới dạng khối tạo dựng để
Selection to sử dụng trong các tài liệu khác
Quick Part
Gallery
Điều hướng với References
 Để thiết lập siêu liên kết, trên tab Insert, trong
nhóm Links, chọn Hyperlink
Sử dụng Navigation Pane
Điềuhướng nhanh chóng đến
các khu vực khác nhau của tài
liệu bằng cách sử dụng
Navigation Pane
 Để hiển thị Navigation Pane,
vào tab View, nhóm Show, chọn
Navigation Pane
Tắt bằng cách sử dụng cùng một
phương pháp để kích hoạt hoặc
kích Close trong bảng tác vụ
Tạo mục lục
Để tạo mục lục, bạn phải làm việc thông qua ba
bước cơ bản:
Xác định tiêu đề các văn bản bạn muốn bao
gồm.
Chọn định dạng.
Biên soạn mục lục.
Sử dụng kiểu tiêu đề tiêu chuẩn của Word,
hoặc chọn kiểu tùy biến riêng
Thêm phần ngắt sau trang mục lục và bắt đầu
đánh số trang
Sử dụng Footnotes và Endnotes
 Footnotes
 Các tham chiếu ở phía dưới của trang, nhưng có thể được
đặt trực tiếp bên dưới văn bản
 Mỗi số đánh dấu tham chiếu, được khởi động lại trên mỗi
trang
 Trên tab References, trong nhóm Footnotes, chọn Insert
Footnote
 Endnotes
 Thông thường ở cuối của các tài liệu hoặc phần trích dẫn tài
liệu tham chiếu
 Trên tab References, trong nhóm Footnotes, bấm
Footnotes & Endnote Dialog Box Launcher và sau đó
nhấp vào Endnotes
Sử dụng Footnotes và Endnotes (tt)
Để tùy chỉnh, trên tab
References, trong nhóm
Footnotes, bấm Footnotes &
EndNote Dialog Box Launcher
 Địa điểm (Location): Chọn mục và vị
trí
 Định dạng (Format): Chọn định dạng
số hoặc đánh dấu tùy chỉnh, bắt đầu
từ số cụ thể hoặc tiếp tục từ trước
 Áp dụng các thay đổi (Apply
changes): Áp dụng cho toàn bộ tài
liệu hoặc văn bản đã chọn
Sử dụng Footnotes và Endnotes (tt)
 Để xem văn bản, di chuột trên dấu
hiệu tham chiếu
 Để di chuyển, cut tham chiếu ở vị
trí hiện tại và paste ở vị trí mới
 Để xóa, xóa tham chiếu đánh dấu
 Để chuyển đổi, chọn tham chiếu và
vào tab References, nhóm
Footnotes & Endnotes, chọn
Footnotes & Endnotes Dialog
Box Launcher sau đó bấm nút
Convert
Phục hồi các phiên bản tài liệu
 Word cung cấp công cụ để tự động lưu các tập tin để chúng có thể
được phục hồi
 Có thể thiết lập Word tự động lưu bản sao của tập tin ở khoảng thời
gian thiết lập
 Nhấp tab File, nhấn vào Options, nhấn Save và cài đặt thời
gian thích hợp để lưu tài liệu
Phục hồi các phiên bản tài liệu (tt)
 Để xem tất cả các phiên bản của tài liệu được lưu lại:
 Nhấp vào File với Info được lựa chọn, nhấp vào Manage
Versions và sau đó nhấp vào Recover Unsaved Documents,
hoặc

 Để xem tất cả các phiên bản của tài liệu được lưu
lại:
 Nhấp vào File với Info được lựa chọn, nhấp
vào Manage Versions và sau đó nhấp vào
Recover Unsaved Documents.
Hạn chế truy cập đến tài liệu

 Mọi người có thể xem xét tài liệu, đưa ra các ý


kiến, điền vào các biểu mẫu,... nhưng không
được sửa đổi nội dung tập tin thiết lập tình
trạng chỉ đọc
 Để hạn chế tài liệu, trên tab Review, trong
nhóm Protect, nhấp vào Protect Document
và sau đó nhấp vào Restrict Formatting and
Editing
Bảo vệ tài liệu (Protecting Documents)
 Sử dụng cho các tài liệu nhạy cảm hoặc bí mật
 Có thể bao gồm sự kết hợp của chữ cái, số, khoảng trắng, và biểu
tượng
 Không sử dụng tên, vợ, chồng / bạn đồng hành, trẻ em, vật nuôi,
hoặc biệt danh
 Trộn chữ hoa và chữ thường để bảo mật hơn
 Các mật khẩu càng dài, càng ít cơ hội cho một người nào đó có thể
đoán
 Nếu cần thiết phải chia sẻ mật khẩu, thay đổi nó mỗi khi cần phải
chia sẻ
 Ghi lại mật khẩu và giữ ở nơi an toàn, hoặc đưa danh sách để một
người nào đó để giữ cho an toàn
 Để thêm mật khẩu để đọc hoặc sửa đổi tài liệu, nhấp vào tab File,
chọn Save As, kích Tools trong hộp thoại Save, và nhấp vào
General Options
Bảo vệ tài liệu (tt)

Password to Phải nhập mật khẩu


Open để mở tài liệu.

Phải nhập mật khẩu để


Password to
mở và chỉnh sửa tài
modify
liệu.

Có thể mở và chỉnh sửa


Read-only tài liệu, nhưng phải lưu
recommended với tên khác nhau, để lại
ban đầu nguyên vẹn.
Sử dụng mật khẩu (Passwords)

 Để loại bỏ hoặc thay đổi mật khẩu, bạn


phải biết mật khẩu hiện tại
 Sử dụng thủ tục tương tự như thêm
mật khẩu
 Sau đó có thể thay đổi hoặc xóa mật
khẩu khi lưu tài liệu
Đánh dấu là cuối cùng (Mark as Final)

 Đánh dấu tài liệu là cuối cùng cho phép bạn


gửi nó cho người khác mà không vô tình
làm thay đổi
 Tập tin thiết lập tình trạng chỉ đọc
 Để đánh dấu tài liệu là cuối cùng, hãy nhấp
vào File, trong thể loại Info, chọn Protect
Document, và sau đó nhấp vào Mark as Final
Văn bản hành chính

Những thay đổi về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo
Nghị định số 30/2020/NĐ-CP cuả Chính phủ
Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bộ môn: TIN HỌC

Môn :
(MS

GV: ThS. NGU


Email: nguyent
Màn Hình Powerpoint 2010 Close
Maximize/Restore
Quick Access Toolbar Thanh tiêu đề Thanh chọn băng công cụ Minimize

Dấu/Hiện băng công cụ


Outline: Dàn ý

Slides: Liệt kê

Khung chính: Vùng soạn thảo

Ghi chú theo trang

Số trang/Tổng số Thanh trạng thái Chế độ hiện Zoom: phóng/thu


Tên chủ đề Kiểm chính tả Hộp thoại Zoom

Các hàng trên: Công cụ truy cập nhanh (Quick Access Toolbar), Thanh tiêu
đề (Title Bar), Các nút điều khiển cửa sổ (Close: đóng/thoát,
Maximize/Restore: Toàn màn hình/Cỡ vừa đã chọn, Minimize: Thu về thanh
tác vụ của Windows), thẻ lệnh File (File), các băng công cụ (Ribbons).
Bên trái: Cách hiện bình thường theo dàn ý (Outline) hay theo thứ tự trang
chiếu (Slides).
Phần giữa: Khung chính, khung soạn thảo trang.
Bên phải: Có thể hiện các khung tác vụ (Task pane).
Hàng cuối (thanh trạng thái): Trang thứ xx trong tổng số yy trang (Slide xx
of yy); cách hiện các trang chiếu trong khung chính: thiết kế (Normal View),
nhiều trang (Slide Sorter View), xem trước (Reading View), trình chiếu (Slide
2
Show); phóng to/thu nhỏ theo hộp thoại Zoom hay thanh trượt Zoom, hoặc
rộng tối đa trên khung chính hiện tại (Fit).

Normal/Slides Notes

Normal/Outline Reading

Slide Sorter

3
Trình Tự Tạo Một Bản Trình Chiếu
1. Vào Powerpoint, chọn File/New. (Thẻ File). Chọn mẫu trống (Blank
Presentation).
2. Lưu bản trình chiếu (thỉnh thoảng gõ phím Ctrl-S lưu lại). (Thẻ File)
3. Chọn mẫu thiết kế có sẵn (Thẻ Design) nếu muốn. Ta có thể điều chỉnh lại
mẫu thiết kế (các trang mẫu) để bớt phải thao tác khi soạn các trang chiếu.
(Thẻ View, nhóm Master Views/Slide Master)
4. Chèn thêm trang. (Thẻ Home)
5. Định dạng trang. (Thẻ Home)
6. Thêm các đối tượng (Thẻ Insert) vào trang, gán các hiệu ứng sinh động
(Thẻ Animations) cho các đối tượng.
7. Định cách chuyển tiếp trang. (Thẻ Transitions)
8. Lặp lại các bước 4-5-6-7 cho mỗi trang chiếu muốn tạo.

Các kiểu tập tin trình chiếu


.ppt Tập tin thiết kế trình chiếu của PowerPoint 97/2003.
.pps Tập tin trình chiếu của PowerPoint 97/2003.
.pptx Tập tin thiết kế trình chiếu của PowerPoint 2007/2010+.
.ppsx Tập tin trình chiếu của PowerPoint 2007/2010+.

4
Các Băng Công Cụ (Ribbons)

5
File

Xử lý tập tin trình chiếu: cho phép mở (Open), đóng (Close), lưu
(Save, Save As), tạo mới (New), in (Print), xem thông tin (Info) tập
tin trình chiếu; định các chương trình phụ thêm (Add-Ins), các tuỳ
chỉnh làm việc (Options) hay thoát Powerpoint (Exit).
Save As: lưu thành tên khác hay sang nơi khác.

6
Home

Xử lý trang trình chiếu (Slide):


Clipboard (Bộ nhớ tạm): dán (Paste) phần đã sao/cắt vào chỗ con
nháy; cắt (Cut), sao chép (Copy) phần đang chọn; sao chép định
dạng (Format Painter) từ đối tượng đang chọn sang đối tượng khác;
Slides (Trang trình chiếu): tạo trang mới (New Slide) [xem hình
dưới], thay đổi bố trí trang (Layout), trả lại bố trí ban đầu (Reset),
tách các trang thành nhiều nhóm (Section);
Font (Mẫu chữ): định dạng mặt chữ (Font), cỡ chữ (Font Size),
tăng cỡ chữ (Increase Font Size), giảm cỡ chữ (Decrease Font
Size), xoá các định dạng (Clear All Formatting); làm chữ đậm
(Bold), nghiêng (Italic), gạch dưới (Underline), có bóng nổi (Text
Shadow), đánh dấu bỏ (Strikethrough), giãn cách chữ (Character
Spacing), chuyển đổi chữ hoa-thường (Change Case), màu chữ
(Font Color);
Paragraph (Đoạn chữ): định dạng đoạn thành danh sách đánh dấu
đầu dòng (Bullets) hay đánh số đầu dòng (Numbering) [xem hình],
giảm mức tiểu mục (Decrease List Level), tăng mức tiểu mục
(Increase List Level), giãn cách dòng (Line Spacing); canh thẳng bên
trái (Align Text Left), canh thẳng ở giữa (Center), canh thẳng bên
phải (Align Text Right), canh đầy hai bên (Justify), chia cột
(Columns); xoay hướng chữ (Text Direction), canh chữ theo chiều
đứng (Align Text), chuyển chữ thành hình sơ đồ (Convert to
SmartArt Graphics);
Drawing (Công cụ vẽ hình): thêm các kiểu dạng chứa chữ
(Shapes), sắp xếp các đối tượng (Arrange), định dạng nhanh các
kiểu dạng (Quick Styles) hay tuỳ chỉnh màu nền (Shape Fill), màu
viền (Shape Outline), hiệu ứng (Shape Effects);
7
Editing (Biên tập): tìm kiếm/thay thế chữ (Find, Replace), chọn
lựa các đối tượng trong trang (Select).

Duplicate Selected Slides :


Chép các trang đang chọn thành các trang mới.
Slides from Outline...:
Tạo các trang mới từ tập tin dàn ý.
Reuse Slides...:
Thêm các trang từ tập tin trình chiếu khác.

Kích thước bullet so với chữ Bullet bằng hình Kích thước số so với chữ

Màu của bullet Màu của số Trị số bắt đầu


Bullet bằng ký hiệu khác

8
Insert

Chèn các đối tượng khác vào trang trình chiếu:


Tables (Bảng biểu): thêm bảng (Table);
Images (Hình ảnh): thêm hình ảnh (Picture), các mẫu nghệ thuật
(Clip Art), chụp phần màn hình (Screenshot), bộ sưu tập ảnh
(Photo Album);
Illustrations (Minh hoạ): các kiểu dạng chứa chữ (Shapes), hình
sơ đồ (SmartArt), biểu đồ (Chart);
Links (Liên kết): tạo liên kết (Insert Hyperlink), thao tác xử lý khi
nháy đối tượng (Action);
Text (Nội dung): thêm hộp chữ (Text Box), đầu/chân trang
(Header & Footer), chữ nghệ thuật (WordArt), chèn ngày giờ (Date
& Time), chèn số thứ tự trang (Slide Number), chèn đối tượng khác
(Insert Object);
Symbols (Ký tự đặc biệt): thêm công thức toán (Equation), ký tự
đặc biệt (Symbol);
Media (Đa phương tiện): thêm phim (Video), âm thanh (Audio);
Video (Phim): nhúng phim vào thành dạng Flash Video (Embed
Video).

9
Design

Xử lý mẫu trang trình chiếu:


Page Setup (Định dạng trang): định dạng trang (Page Setup),
hướng trang (Slide Orientation);
Themes (Mẫu trang): theo mẫu có sẵn (Themes) [xem hình], tuỳ chỉnh
mẫu màu (Colors), tuỳ chỉnh mẫu chữ (Fonts), tuỳ chỉnh mẫu hiệu
ứng (Effects);

Chọn mẫu khác trên đĩa: thmx, pot, potx

Lưu mẫu hiện tại ra đĩa: thmx

Background (Nền trang): định dạng nền trang (Background


Styles), dấu hình nền (Hide Background Graphics).

10
Transitions

Xử lý việc chuyển tiếp trang khi trình chiếu:


Preview: xem trước cách chuyển trang (Preview);
Transition to This Slide (Cách chuyển tiếp khi hiện trang này hiện
ra): chọn mẫu chuyển trang có sẵn (Transitions), tuỳ chỉnh hiệu
ứng chuyển trang (Effect Options) [thay đổi tuỳ hiệu ứng chọn], (none: bỏ
hiệu ứng chuyển trang);
Timing (Chi tiết khi chuyển tiếp): âm thanh khi hiện trang (Sound),
định thời gian hiện trang (Duration) [giây.%giây], kích hoạt chuyển
trang khi nháy chuột (On Mouse Click) hay theo thời gian định sẵn
(After) [phút:giây.%giây], áp dụng các hiệu ứng chuyển trang cho tất cả
các trang (Apply To All).

11
Animations

Xử lý hiệu ứng sinh động của các đối tượng đang chọn:
Preview: chọn cách xem trước hiệu ứng sinh động (Preview);
Animation: chọn hiệu ứng sinh động có sẵn (Animation), tuỳ chỉnh
hiệu ứng (Effect Options);
Advanced Animation: thêm hiệu ứng sinh động thứ hai trở đi
(Add Animation), hiện khung chỉnh hiệu ứng sinh động ở bên phải
(Animation Pane), kích hoạt hiệu ứng sinh động từ đối tượng khác
(Trigger), sao chép hiệu ứng sinh động từ một đối tượng sang đối
tượng khác (Animation Painter)
Timing (chỉnh thời gian diễn hiệu ứng sinh động): cách bắt đầu
hiệu ứng sinh động (Start), khoảng thời gian diễn hiệu ứng sinh
động (Duration) [giây.%giây], thời gian trì hoãn trước khi diễn hiệu
ứng sinh động (Delay) [giây.%giây];
Reorder Animation (Thay đổi thứ tự các hiệu ứng sinh động): diễn
hiệu ứng đang chọn trước (Move Earlier), diễn hiệu ứng đang
chọn sau (Move Later).

12
Slide Show

Xác lập quá trình trình chiếu:


Start Slide Show (Bắt đầu trình chiếu): từ trang đầu (From
Beginning), từ trang hiện tại (From Current Slide), trình chiếu qua
mạng (Broadcast Slide Show), tạo các bộ trang trình chiếu tuỳ
nghi (Custom Slide Show);

Chọn hay tạo bộ trình chiếu tuỳ nghi Định bộ trang trình chiếu tuỳ nghi

Set Up (Thiết lập quá trình trình chiếu): định chi tiết quá trình trình
chiếu (Set Up Slide Show) [hình], dấu trang (Hide Slide), diễn thử để
định thời gian trình chiếu (Rehearse Timings), bắt đầu ghi nhận
thời gian (Record Slide Show), diễn cả lời thuật (Play Narrations),
diễn cả các hiệu ứng sinh động và xác lập thời gian (Use Timings),
hiện các nút điều khiển đa phương tiện khi trỏ chuột đến đối tượng
lúc trình chiếu (Show Media Controls);
Monitors (Màn hình trình chiếu): chọn độ phân giải màn hình trình
chiếu (Resolution), chọn thiết bị hiện trình chiếu (Show On), hiện
phần trang trình chiếu đầy trên màn hình khác khi ta vẫn soạn
thảo (Use Presenter View).

13
Kiểu trình chiếu: Các trang sẽ chiếu
Có người trình
Tự xem
Tự động chiếu

Tuỳ chọn chiếu: Cách chuyển trang


Lặp đến khi gõ Esc
Không diễn giải
Không sinh động Có nhiều màn hình
Màu bút trỏ

Review

Rà soát, bổ sung tập tin trình chiếu:


Proofing (Nội dung): kiểm chính tả (Spelling), tìm kiếm
(Research), thay thế từ thích hợp (Thesaurus);
Language (Ngôn ngữ): dịch sang ngôn ngữ khác (Translate), chọn
ngôn ngữ lúc trình chiếu (Language);
Comments (Chú thích): hiện các dấu hiệu chú thích (Show
Markup), thêm chú thích (New Comment), sửa chú thích (Edit
Comment), xoá chú thích (Delete), về chú thích trước (Previous
Comment), đến chú thích sau (Next Comment);
Compare (Đối chiếu): đối chiếu để ghép trang từ tập tin khác
(Compare), chấp nhận ghép trang (Accept), huỷ việc ghép trang
(Reject), về thao tác ghép trước (Previous Change), đến thao tác
ghép kế (Next Change), hiện khung Revisions ở bên phải để rà soát
việc ghép trang (Reviewing Pane), kết thúc ghép trang (End
Review).

14
View

Chọn cách hiện các trang khi đang soạn thảo:


Presentation Views (Cách hiện bản trình chiếu): bình thường theo
trang (Normal-Slides), bình thường theo dàn ý (Normal-Outline),
liệt kê các trang trong khung chính (Slide Sorter), hiện trang kèm
ghi chú (Notes Page), trình chiếu bên trong một cửa sổ (Reading
View);
Master Views (Cách hiện trang mẫu): tạo/sửa các mẫu trang trình
chiếu (Slide Master), mẫu trang in (Handout Master), mẫu trang
ghi chú (Notes Master);
Show (Các công cụ định vị): hiện/dấu thước (Ruler), lưới định vị
(Gridlines), vạch chia trang (Guides);
Zoom (Cỡ hiện): chỉnh cỡ trang đang soạn thảo (Zoom), chỉnh vừa
khít trong khung soạn thảo (Fit to Window);
Color/Grayscale (Chế độ màu): chọn hiện trang có màu (Color),
theo độ xám (Grayscale) hay trắng-đen (Back and White);
Window (Cửa sổ): mở cửa sổ mới (New Window), sắp xếp các cửa
sổ cạnh nhau (Arrange All), xếp chồng các cửa sổ lên nhau
(Cascade), dịch vạch chia giữa các cửa sổ (Move Split), chuyển
sang cửa sổ khác (Switch Windows);
Macros (Lệnh gộp): tạo/sửa lệnh gộp (View Macros).

16
Định Dạng Các Đối Tượng (Format Objects)
Các Loại Đối Tượng Có Thể Chèn Trong Trang
Hộp Chữ (Text Box)
Bảng (Table)
Biểu Đồ (Chart)
Hình Sơ Đồ (SmartArt Graphics)
Hình Ảnh (Picture)
Các Kiểu Dạng Có Chữ (Shapes)
Chữ Nghệ Thuật (WordArt)
Liên Kết (Links)
Khác (Objects)

Băng Công Cụ Cho Các Đối Tượng Chèn Trong Trang


Drawing Tools - Format

Định dạng các kiểu dạng có chữ (Shapes, Text Box):


Insert Shapes: chèn thêm kiểu dạng có chữ (Insert Shapes), chỉnh
sửa hình dạng (Edit Shape), chèn hộp chữ (Text Box);
Shape Styles: định dạng kiểu dạng theo mẫu có sẵn (Shape Styles)
hay tuỳ chỉnh thêm màu nền (Shape Fill), đường viền (Shape
Outline), hiệu ứng (Shape Effects);
WordArt Styles: định dạng chữ nghệ thuật theo mẫu có sẵn (Quick
Styles) hay tuỳ chỉnh màu chữ (Text Fill), viền chữ (Text Outline),
hiệu ứng trên chữ (Text Effects);
Arrange: sắp xếp các đối tượng bằng cách kéo ra phía trước (Bring
Forward), đẩy về phía sau (Send Backward), canh thẳng các đối
tượng (Align), gộp nhóm các đối tượng (Group), quay các đối tượng
(Rotate), hiện danh sách các đối tượng để chọn (Selection Pane);
17
Size: điều chỉnh kích thước các đối tượng theo chiều cao (Shape
Height), theo chiều rộng (Shape Width) hay chi tiết hơn trong hộp
thoại Size.
Table Tools - Design

Xử lý mẫu bảng biểu:


Table Style Options: có dòng tiêu đề (Header Row), có dòng tổng
cộng (Total Row), định dạng các dòng chẵn lẻ khác nhau (Banded
Rows), có cột tiêu đề (First Column), có cột tổng kết (Last Column),
định dạng các cột chẵn lẻ khác nhau (Banded Columns);
Table Styles: định dạng bảng theo mẫu có sẵn (Table Styles) hay
tuỳ chỉnh màu nền (Shading), vạch kẻ ô (Borders), hiệu ứng
(Effects);
WordArt Styles: định dạng chữ nghệ thuật theo mẫu có sẵn (Quick
Styles) hay tuỳ chỉnh màu chữ (Text Fill), viền chữ (Text Outline),
hiệu ứng trên chữ (Text Effects);
Draw Borders: tự vẽ các vạch kẻ ô bằng cách chọn kiểu nét (Pen
Style), độ dầy nét (Pen Weight), màu nét (Pen Color), rồi vẽ các nét
muốn vẽ (Draw Table), nét nào không cần có thể xoá (Eraser).
Table Tools - Layout

Điều chỉnh các thành phần trong bảng:


Table: chọn các phần trong bảng (Select), hiện lưới ô (Gridlines);
Rows & Columns: xóa các phần trong bảng (Delete), chèn thêm
dòng phía trên (Insert Above), thêm dòng phía dưới (Insert
18
Below), thêm cột ở bên trái (Insert Left), thêm cột ở bên phải
(Insert Right);
Merge: ghép các ô đánh dấu thành một ô (Merge Cells), tách một ô
thành nhiều ô (Split Cells);
Cell Size: chỉnh kích thước ô về chiều cao (Table Row Height),
chiều rộng (Table Column Width), chỉnh các dòng đang chọn có
cùng chiều cao (Distribute Rows), chỉnh các cột đang chọn có cùng
chiều rộng (Distribute Columns);
Alignment: chọn cách canh thẳng nội dung ô theo chiều ngang về
trái (Align Text Left), ngay giữa (Center), về phải (Align Text
Right), hoặc canh nội dung trong ô theo chiều dọc sát cạnh trên
(Align Top), giữa ô (Center Vertically), sát cạnh dưới (Align
Bottom), xoay chữ (Text Direction), biên trong ô (Cell Margins);
Còn lại: định kích thước chung của bảng (Table Size); canh vị trí
của bảng trong trang (Arrange).
Picture Tools - Format

Định dạng hình ảnh đã chèn:


Adjust: xoá nền ảnh (Remove Background); chỉnh độ sáng-tương
phản hay sắc nét-dịu nét (Corrections: Brightness and Contrast,
Sharpen and Soften), chỉnh màu về độ bão hoà-sắc màu-đổi màu
(Color: Saturation, Tone, Recolor), hiệu ứng nghệ thuật để trình bày
ảnh (Artistic Effects); nén các hình trong tập tin để giảm kích thước
(Compress Pictures), thay ảnh khác (Change Picture), trả ảnh về
tình trạng ban đầu (Reset Picture);
Picture Styles: định dạng ảnh theo mẫu có sẵn (Picture Styles) hay
tuỳ chỉnh đường viền (Picture Border), hiệu ứng (Picture Effects),
cách bố trí các ảnh (Picture Layout);

19
Arrange: sắp xếp các ảnh bằng cách kéo về phía trước (Bring
Forward), đẩy ra phía sau (Send Backward), hiện danh sách các
đối tượng để chọn (Selection Pane); canh vị trí các ảnh (Align), gộp
nhóm các ảnh (Group), quay ảnh (Rotate);
Size: xén hình để chỉ hiện một phần (Crop), chỉnh chiều cao (Shape
Height), chiều rộng (Shape Width) hay định chi tiết về kích thước
trong hộp thoại Size.
Video Tools - Format

Định dạng cách hiện phim:


Preview: xem thử phim (Play);
Adjust: chỉnh độ sáng-tương phản hay sắc nét-dịu nét (Corrections:
Brightness and Contrast, Sharpen and Soften), chỉnh màu về độ bão
hoà-sắc màu-đổi màu (Color: Saturation, Tone, Recolor), chọn
hình giữ chỗ cho phim (Poster Frame), trả phim về trạng thái ban
đầu (Reset Design);
Video Styles: chọn cách định dạng phim theo mẫu có sẵn (Video
Styles) hay tuỳ chỉnh kiểu dạng (Video Shape), khung viền (Video
Border), hiệu ứng (Video Effects);
Arrange: sắp xếp các đối tượng bằng cách kéo về phía trước (Bring
Forward), đẩy ra phía sau (Send Backward), canh vị trí các đối
tượng (Align), gộp nhóm các đối tượng (Group), quay các đối tượng
(Rotate), hiện danh sách các đối tượng để chọn (Selection Pane);
Size: xén bớt chỉ cho hiện một phần phim (Crop), chỉnh kích thước
hình về chiều cao (Shape Height), chiều rộng (Shape Width) hay định
trong hộp thoại Size.

20
Video Tools - Playback

Định cách phát phim:


Preview: xem trước phim (Play);
Bookmarks: đánh dấu vị trí phim theo thời gian (Add Bookmark),
xoá dấu vị trí phim (Remove Bookmark);
Editing: xén bỏ đầu/cuối phim (Trim Video), khoảng thời gian làm
mờ lúc bắt đầu hay khi kết thúc phim (Fade Duration: Fade In, Fade
Out);
Video Options: chỉnh âm lượng phim (Volume), chọn lúc bắt đầu
phát phim (Start), phát toàn màn hình (Play Full Screen), dấu phim
khi không phát (Hide While Not Playing), phát lặp lại cho đến khi
dừng (Loop until Stopped), trả về vị trí đầu sau khi phát xong
(Rewind after Playing).
Audio Tools - Format

Định dạng cách hiện hình giữ chỗ âm thanh:


Adjust: xoá nền (Remove Background), chỉnh độ sáng-tương phản
hay sắc nét-dịu nét (Corrections: Brightness and Contrast, Sharpen
and Soften), chỉnh màu về độ bão hoà-sắc màu-đổi màu (Color:
Saturation, Tone, Recolor), chọn hiệu ứng cho hình giữ chỗ âm
thanh (Artistic Effects), nén các hình trong tập tin trình chiếu
(Compress Pictures), thay hình khác (Change Picture), trả hình về
trạng thái gốc (Reset Picture);

21
Picture Styles: chọn cách định dạng hình theo mẫu có sẵn (Picture
Styles) hay tuỳ chỉnh khung viền (Picture Border), hiệu ứng (Picture
Effects), cách bố trí các hình (Picture Layout);
Arrange: sắp xếp các đối tượng bằng cách kéo về phía trước (Bring
Forward), đẩy ra phía sau (Send Backward), canh vị trí các đối
tượng (Align), gộp nhóm các đối tượng (Group), quay các đối tượng
(Rotate), hiện danh sách các đối tượng để chọn (Selection Pane);
Size: xén bớt chỉ cho hiện một phần hình (Crop), chỉnh kích thước
hình về chiều cao (Shape Height), chiều rộng (Shape Width) hay
định chi tiết trong hộp thoại Size.
Audio Tools - Playback

Định cách phát âm thanh:


Preview: nghe thử (Play);
Bookmarks: đánh dấu vị trí theo thời gian (Add Bookmark), xoá
dấu vị trí theo thời gian (Remove Bookmark);
Editing: xén bỏ phần đầu/cuối âm thanh (Trim Audio), khoảng thời
gian làm mờ lúc bắt đầu hay khi kết thúc (Fade Duration: Fade In,
Fade Out);
Audio Options: chỉnh âm lượng (Volume), chọn lúc bắt đầu phát
(Start), dấu hình lúc phát (Hide During Show), phát lặp lại cho đến
khi dừng (Loop until Stopped), trả về vị trí đầu sau khi phát xong
(Rewind after Playing).

22
Chart Tools - Design

Chọn mẫu thể hiện biểu đồ:


Type: đổi kiểu biểu đồ (Change Chart Type), lưu mẫu biểu đồ thành
mẫu riêng (Save As Template);
Data: chuyển vị dòng và cột dữ liệu (Switch Row/Column), chọn dữ
liệu (Select Data), hiện bảng tính để sửa dữ liệu (Edit Data), cập
nhật dữ liệu vào biểu đồ (Refresh Data);
Chart Layouts: chọn nhanh cách bố trí biểu đồ có sẵn (Quick
Layout);
Chart Styles: chọn nhanh cách thể hiện biểu đồ có sẵn (Chart
Styles).
Chart Tools - Layout

Cách bố trí các thành phần trong biểu đồ:


Current Selection: chọn thành phần trong biểu đồ (list box có
Chart Area), định dạng thành phần đã chọn (Format Selection), trả
về định dạng theo kiểu định sẵn (Reset to Match Style);
Insert: thêm hình (Picture), thêm kiểu dạng có chữ (Shapes), thêm
hộp chữ (Text Box);
Labels: định tiêu đề của biểu đồ (Chart Title), tiêu đề các trục
(Axis Titles), chú thích các loạt dữ liệu (Legend), nhãn giá trị dữ
liệu (Data Labels), cách hiện bảng dữ liệu (Data Table);
Axes: cách hiện chi tiết các trục (Axes), cách hiện các vạch toạ độ
(Gridlines);
23
Background: hiện/dấu vùng vẽ biểu đồ (Plot Area), định dạng các
mặt đứng (Chart Wall), định dạng mặt sàn (Chart Floor), định dạng
các đặc tính 3D (3-D Rotation);
Analysis: thêm đường khuynh hướng dữ liệu (Trendline), thêm các
đường khác (Lines), thêm các thanh lên/xuống (Up/Down Bars),
thêm các thanh lỗi (Error Bars).
Chart Tools - Format

Định dạng các thành phần trong biểu đồ: tương tự các thẻ Format
khác.

Chỉnh kích thước hay quay đối tượng đang chọn

○ Cácôvuônggiữamộtcạnh:chỉnhkíchthướctheo phương
vuônggócvớicạnhđó.
○ Cácôtrònởgócđốitượng:chỉnhkíchthướccảhai phương
bênchứaôtrònđó.
○ Ôtrònxanhlácây:quayđốitượngtheoýtamuốn.

24
Các Bảng Lệnh Theo Đối Tượng
(Context Menus)

Slide (danh sách) Slide (soạn thảo)


Cắt Cắt
Sao Sao
Dán Dán

Trang mới Trích các trang


Đúp thành trang mới Dấu/hiện thước
Xoá trang Lưới và vạch chia
Thêm nhóm trang Bố trí trong trang
Trích các trang ra tập tin Trả về dạng gốc
Kiểm tra sự thay đổi Định dạng nền
Bố trí trong trang
Trả về dạng gốc
Định dạng nền
Bộ sưu tập ảnh
Dấu trang

Section (nhóm trang) Drawing (hình vẽ)


Đặt tên nhóm trang Cắt
Xoá nhóm Sao
Xoá toàn nhóm Dán
Xoá hết các nhóm
Dời nhóm lên Sửa chữ
Dời nhóm xuống Sửa dạng
Thu gọn Gộp nhóm
Dàn hết ra Kéo ra trước
Đẩy ra sau
Tạo/sửa liên kết
Lưu thành hình
Chỉnh cỡ/chỗ
Định dạng

25
WordArt (chữ nghệ thuật) SmartArt (sơ đồ)
Cắt Cắt
Sao Sao
Dán Dán

Sửa chữ Sửa chữ


Sửa dạng Chọn mẫu chữ
Gộp nhóm Đổi dạng
Kéo ra trước Thêm dạng
Đẩy ra sau Tạo sửa liên kết
Tạo/sửa liên kết Lưu thành hình
Lưu thành hình Trả về dạng gốc
Đặt thành dạng mẫu Định cỡ/chỗ
Chỉnh cỡ/chỗ Định dạng
Định dạng

Audio - Picture (âm thanh-hình) Video (phim)


Cắt Cắt
Sao Sao
Dán Dán

Bỏ đầu/đuôi (Pic:không) Bỏ đầu/đuôi


Nghe thử (Pic:không) Xem thử
Đổi hình Gộp nhóm
Gộp nhóm Kéo về trước
Kéo về trước Đẩy ra sau
Đẩy ra sau Tạo/sửa liên kết
Tạo/sửa liên kết Lưu thành tập tin hình
Lưu thành tập tin hình Chỉnh cỡ/chỗ
Chỉnh cỡ/chỗ Định dạng phim
Định dạng

26
Các Hộp Thoại Chung
Chọn màu

Standard: chọn từ một số màu định sẵn. Rê hình lục giác có khung của bảng
Colors đến màu muốn chọn. Đối chiếu màu đang có với màu mới chọn ở ô
New/Current.

Custom: chọn tuỳ ý. Rê chữ thập trên khung Colors đến màu muốn chọn và
rê mũi tên chọn độ sáng ở bên phải. Đối chiếu màu đang có với màu mới
chọn ở ô New/Current.
Hoặc chọn tuỳ ý theo hai chế độ (Color model) RGB (Đỏ/Lục/Lam) hay
HSL (Sắc độ/Độ bão hoà/Độ sáng) và nhập vào các giá trị cần chỉnh.
Các hộp thoại đều có thanh chọn độ trong suốt Transparency.

27
Định Dạng Đối Tượng
(Picture, Shape, Text Effects)

Không tô

Chọn màu

Độ trong suốt

Tô 1 màu

28
Tô màu
biến thiên

Màu định sẵn


Kiểu tô: Linear, Radial, Rectangle, Path
Hướng định sẵn
Hướng theo góc (0-359.9°)
Thêm vị trí màu
Xoá vị trí màu

Màu vị trí chọn Màu này phủ % đối tượng

Độ sáng màu chọn


Độ trong suốt màu chọn
Quay theo đối tượng

Tô bằng
hình

Mẫu hình nền có sẵn

Hình khác
Lặp hình cạnh nhau để phủ đối tượng

Vị trí và kích thước hình lặp:


chỗ bắt đầu & co giãn %
Canh hình lặp theo vị trí nào
Tạo sự đối xứng gương theo phương nào
Độ trong suốt
Quay theo đối tượng

29
Tô màu
theo mẫu

Mẫu tô

Màu nét tô
Màu nền tô

Tô theo nền mẫu thiết kế

30
Không
viền

Viền 1
màu

31
Viền màu
biến thiên

Độ dầy nét
Kiểu nét phối hợp
Kiểu nét đứt
Kiểu đầu mút
Kiểu nút giao
Định dạng vạch thẳng/mũi tên
Kiểu đầu/cuối

Nét đầu/cuối

Kiểu nét
viền

32
Theo mẫu tạo sẵn
Màu bóng nổi
Độ trong suốt (0-100%)
Kích thước bóng nổi (0-200%)
Độ mờ của bóng nổi (0-100pt)
Góc hiện bóng nổi so với chữ (0-359.9°)
Khoảng cách bóng nổi với chữ (0-200pt)

Làm chữ
bóng nổi

Theo mẫu định sẵn


Độ trong suốt (0-100%)
Kích thước (0-100%)
Khoảng cách với đối tượng (0-200pt)
Độ mờ của bóng (0-100pt)

Bóng phản
chiếu

33
Theo mẫu định sẵn
Màu quầng
Kích thước quầng (0-150pt)
Độ trong suốt quầng (0-100%)

Theo mẫu định sẵn


Kích thước làm dịu (0-100pt)

Làm
cạnh
rực/dịu

Làm cạnh xiên

Màu và kích thước độ sâu

Màu và kích thước đường viền

Mẫu bề mặt và mẫu với góc vệt sáng

3 chiều

34
Theo mẫu định sẵn

Quay quanh trục đứng


Quay quanh trục ngang
Quay quanh trục sâu

Độ nghiêng phối cảnh (0-120°)

Không quay chữ

Dịch khỏi nền đối tượng (-4000pt đến 4000pt)

Hiệu ứng
3 chiều

Theo mẫu định sẵn

Giảm/tăng độ nét

Theo mẫu định

Chỉnh độ sáng
Chỉnh độ tương phản

Độ nét và
độ sáng

35
Theo mẫu định sẵn
Chỉnh độ bão hoà màu (0-400%)

Theo mẫu định sẵn


Chỉnh sắc độ màu (1500-11500)

Tô lại màu theo mẫu định sẵn

Màu
hình

Theo mẫu định sẵn


Độ trong suốt
Đặc tính tuỳ theo mẫu đã chọn

Hiệu ứng
mỹ thuật

36
Co giãn hình thành kích thước khác
Vị trí góc trên-trái trong khung crop

Kích thước vùng crop hiện trong trang


Vị trí góc trên-trái vùng crop trong trang

Xén hình

Thay đổi kích thước hình


Quay hình

Tỷ lệ kích thước theo hình gốc


Duy trì tỷ lệ rộng/cao như hình
Tính tỷ lệ theo hình gốc
Điều chỉnh độ phân giải thích hợp nhất để trình chiếu

Kích thước hình gốc

Kích thước
đối tượng

37
Vị trí của đối tượng theo chiều ngang, chiều đứng
(So với góc trên-trái hay tâm của trang)

Vị trí đối tượng

Canh vị trí chữ so với cạnh trên-dưới


Quay chữ

Hộp chữ tự động thay đổi kích thước theo nội dung
Cho phép chữ tràn ra ngoài hộp chữ
Chừa biên bên trong hộp chữ

Chữ trong hộp có thể xuống dòng khi sát biên


Chia cột bên trong hộp

Định dạng
hộp chữ

38
Mô tả các
đối tượng

Audio - Video

Xén bớt
âm thanh

Xén bớt
phim

39
In Một Bản Trình
Chiếu
Vào Design/Page Setup/PageSetup.
Chọn khổ giấy trên Slides sized for.
Chọn hướng in trong Orientation.
OK.

Vào File/Print.
Chọn các trang cần in, tất cả hay gõ
vào Slides.
Chọn số trang in trên một trang giấy:

Nếu in nhiều bản (Copies), nên chọn Collated (in từng bộ).
Chọn chế độ màu:
Color (có màu),
Grayscale (độ xám) hay
Pure Black and White (chỉ trắng/đen).
Nháy nút Print.

40
Bài 1. Đại Cương Về Tin Học
MỤC TIÊU
- Hiểu được khái niệm cơ bản: thông tin, dữ liệu,...
- Biết được cấu trúc cơ bản của máy tính thông dụng và phần cứng.
- Hiểu được cách lưu trữ dữ liệu trong máy tính và vài cơ số đếm.
- Hiểu được khái niệm chương trình, phần mềm, hệ điều hành.

Các Cụm Từ Viết Tắt


ASCII American Standard Code for Information Interchange
AUX AUXiliary (thường gán thay COM1)
BIOS Basic Input/Output System
CD Compact Disk
CMOS Complementary Metal–Oxide–Semiconductor
COMx Serial COMmunication device
CON CONsole
CPU Central Processing Unit
CRT Cathod Ray Tube
DVD Digital Video Disc, Digital Versatile Disc
DVI Digital Visual Interface
EULA End User License Agreement
GNU GPL Gnu's Not Unix General Public License
GPT GUID Partition Table
HDD Hard Disk Drive
HDMI High-Definition Multimedia Interface
ICT Information and Communication Technology
IDE Integrated Drive Electronics
[W]LAN [Wireless] Local Area Network
LCD Liquid-Crystal Display
LPTx Line PrinTer x
PC Personal Computer
PRN PRiNter (thường gán thay LPT1)
PS/2 Personal System/2.
RAM Random Access Memory
RJ45 Registered Jack 45
ROM Read Only Memory
[e]SATA [external] Serial AT Attachment
SSD Solid-State Drive
UHF Ultra High Frequency
USB Universal Serial Bus
[S]VGA [Super] Video Graphics Array
WAN Wide Area Network
Wi-Fi Wi-Fi: công nghệ nối mạng không dây tốc độ cao, không phải
“WIreless FIdelity”.

1
1 Khái Niệm
1. Thông tin và dữ liệu (information and data)
1. Dữ liệu
Dữ liệu là những số liệu, những chi tiết ta ghi nhận được hay do hệ thống xử
lý kết xuất dưới dạng người dùng hiểu được (không còn mã hoá).
1.1.2 Thông tin
Thông tin là một thực thể được mã hoá thành các ký hiệu tượng trưng có quy
tắc cú pháp riêng, mang một ngữ nghĩa – là đối tượng chịu tác động, diễn tả cấu
trúc nào đó hay các chỉ thị/dẫn – cho phép chuyển tải (các) hành động mong muốn
và (các) mục đích nhắm đến hay gợi ra sự đáp ứng rõ ràng.
Ta có bốn thuộc tính giúp phân biệt một thực thể chưa biết là thông tin:
Mã-Cú pháp Thực thể được biểu diễn bằng bộ mã trừu tượng và bộ quy tắc
cú pháp riêng cho bộ mã đó.
Ngữ nghĩa Thực thể đó có trang bị các thay thế cho những thực thể khác có
thực.
Hiệu dụng Thực thể đó thể hiện một yêu cầu hành động.
Hướng đích Thực thể đó thể hiện một mục đích phải đạt.
Hai hoạt động thường gặp nhất liên quan đến thông tin là xử lý thông tin và
truyền đạt thông tin.
1.1.3 Xử lý thông tin
Hình 1.1. Mô hình xử lý thông tin (TT=thông tin)
dữ liệu nhập dữ liệu xuất

thông tin thông tin


mã hoá nhập xử lý xuất giải mã

TT cấu trúc & cách làm

biên dịch
chương trình

Hệ thống xử lý thông tin: Người dùng nhập dữ liệu, các cấu trúc và các chỉ thị
(chương trình) để mã hoá thành mã máy cho bộ phận xử lý thực hiện nhằm cho ra
dữ liệu xuất mà người dùng sử dụng vào mục đích đã nhắm đến của mình. Trường
hợp này, nói theo cách truyền đạt thông tin, người gởi và người nhận là một.

2
1.1.4 Truyền đạt thông tin
Hệ thống truyền thông (điện tín): Người gởi đưa vào thông điệp dưới dạng các
chữ cái điện tín để mã hoá thành thông tin mã morse, đến máy phát, qua đường
truyền đến máy thu. Sau đó thông tin mã morse được giải mã và cho ra thông điệp
dưới dạng các chữ cái điện tín cho người nhận làm việc gì đó theo mục đích người
gởi nhắm đến. Trong quá trình truyền đạt thông tin, có thể xuất hiện nhiễu do vô
tình (nhiễu) hay cố ý (thông tin nhiễu).
Hình 1.2. Mô hình truyền thông (TT=thông tin)
thông điệp nhập đường truyền thông điệp xuất

mã hoá TT nhập bộ phát bộ thu TT xuất giải mã

(thông tin)

can nhiễu
nguồn nhiễu

1.1.5 Đơn vị lưu trữ và truyền thông tin


Với bộ mã dùng n ký hiệu (đồng khả năng xuất hiện) để mã hoá thông tin, xác
suất để xuất hiện một trong n ký hiệu là p=1/n. Theo định nghĩa về nội dung thông
tin của Claude E. Shannon, bộ ký hiệu này cần sử dụng số đơn vị lưu trữ là:
I=log2(1/p)=log2(n)
Bộ mã ít ký hiệu nhất để lưu trữ thông tin chỉ bao gồm 2 ký hiệu 0 và 1 – mức
độ thấp nhất có thể biểu diễn trên phương diện vật lý – với xác suất xuất hiện 0 hay
1 bằng nhau: p(0)=p(1)=0,5. Theo định nghĩa trên, bộ ký hiệu này cần số đơn vị lưu
trữ bằng:
I=log2(1/(0,5))=log22=1
Đây là đơn vị lưu trữ thông tin và người ta đặt tên là bit (binary digit).
Vậy, mỗi bit có thể biểu diễn được 2 trạng thái: 0 hay 1, tắt hay mở, không
hay có điện, không hay có đảo cực từ, phẳng hay đổi lồi/lõm (lớp bạc trên đĩa
CD/DVD),... Với n bit liền nhau, ta có thể biễu diễn được 2n trạng thái.
Byte: gồm 8 bit liên tiếp (có 28=256 trạng thái), đủ để có thể biểu diễn được
các ký tự ASCII. Các bội số của byte là KB (kilo byte), MB (mega byte), GB (giga
byte), TB (tera byte), ...
1 KB = 1024 byte
1 MB = 1024 KB
1 GB = 1024 MB
1 TB = 1024 GB
Số 1024=210 là luỹ thừa của 2 gần 1000 nhất, giúp ước lượng gần đúng khi sử
dụng cách tính bội số thông thường (1000).
3
1.2 Bộ mã ASCII

[Với ký tự „b‟: 96 (dòng) + 2 (cột) = 98 (mã ASCII)]


Mã Nhóm ký tự Cách nhập ký tự
0-31 Điều khiển Đè Ctrl và gõ chữ cái A,... Z, [, ], \, ^, _
32-126 Thường Gõ phím có sẵn trên bàn phím.
127 Điều khiển Gõ phím Del hay Delete (xoá ký tự chỗ con nháy)
128-255 Mở rộng Đè Alt và gõ số mã ASCII bên ổ phím số.

1.3 Chuyển đổi cơ số đếm


Ngôn ngữ máy dùng hệ đếm cơ số 2 (binary – nhị phân) với hai ký hiệu nhị
phân 0 và 1. Khi trình bày các mã máy, người ta thường dùng cách viết mã máy
gọn lại theo cơ số 16=24 (hexadecimal – thập lục phân) dùng 16 ký hiệu gồm 10 ký
hiệu 0-9 của hệ đếm cơ số 10 (decimal – thập phân) và nối tiếp thêm các chữ cái A,
B, C, D, E, F (hay a, b, c, d, e, f). Mỗi bộ 4 ký hiệu nhị phân liên tiếp sẽ được trình
bày thành 1 ký hiệu thập lục phân.
Ta có thể dùng bảng hay các công thức dưới đây (hay Calculator, là tiện ích
Windows\System32\calc.exe) để chuyển đổi cơ số:
Từ hệ thập lục phân sang thập phân:
C8F516 = C16 x 163 + 816 x 162 + F16 x 161 + 516 x 160
= 12 x 163 + 8 x 162 + 15 x 161 + 5 x 160 = 5144510
Từ hệ nhị phân sang thập phân:
10112 = 1 x 23 + 0 x 22 + 1 x 21 + 1 x 20 = 1110
Từ hệ thập phân sang nhị phân hay thập lục phân:

4
1110 2 16 10 2 16 10 2
1 5 2 0 0 0000 8 8 1000
10112 1 2 2 1 1 0001 9 9 1001
0 1 2 2 2 0010 A 10 1010
5144510 16 1 0 3 3 0011 B 11 1011
5 3215 16 4 4 0100 C 12 1100
5 15 200 16 5 5 0101 D 13 1101
C8F516 F 8 12 16 6 6 0110 E 14 1110
8 12 0 7 7 0111 F 15 1111
C

1.4 Tin học (Informatics)


Tin học là khoa học về việc ứng dụng các công cụ công nghệ vào xử lý và
truyền đạt thông tin, gọi đầy đủ là Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT).
5. Những ứng dụng của tin học
• Giải các bài toán khoa học kỹ thuật, các bài toán quản lý.
• Tự động hoá và điều khiển.
• Soạn thảo, in ấn, lưu trữ văn phòng.
• Giáo dục: sách điện tử, bài soạn điện tử, dạy/học trực tuyến,...
• Giải trí: trò chơi, nghe nhạc, xem phim,...
• Truyền thông: thư điện tử, họp trực tuyến, diễn đàn,...
• Ứng dụng trong y khoa: xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị.
6. Máy tính (Computer)
Máy tính là công cụ giúp xử lý và truyền đạt thông tin nhanh chóng và hiệu
quả.
Hình 1.3. Cấu trúc máy tính theo Von Neumann

5
Nhìn chung, theo Von Neumann, mỗi máy tính bao gồm:
* Phần chính trực tiếp xử lý thông tin: CPU, RAM, ROM.
* Các thiết bị nhập dữ liệu (input): Bàn phím, chuột, modem,...
* Các thiết bị xuất dữ liệu (output): Màn hình, máy in, modem,...
* Các thiết bị lưu trữ dữ liệu/thông tin: Các ổ đĩa.
* Các cổng kết nối giúp kết nối các thiết bị nhập, xuất và lưu trữ thành một hệ
thống hoàn chỉnh.
Ngoài máy tính cá nhân để bàn (PC) và những máy tính chuyên nghiệp cỡ lớn,
ta thấy ngày càng nhiều kiểu máy tính khác như máy tính xách tay, điện thoại
thông minh, máy tính bảng, ...

2 Chương trình (program)


Theo như mô hình ở Hình 1.1 và Hình 1.2, các công cụ xử lý thông tin và các
thiết bị truyền đạt thông tin phức tạp cũng cần phải biết cách thức tổ chức và xử lý
thông tin nên cần có các chương trình biên dịch thành các chỉ thị dưới dạng mã
máy sao cho chúng có thể thực hiện theo yêu cầu của người dùng.
Chương trình là một chuỗi các mã (code) thực thi được đặt theo thứ tự nhất
định.

3 Phần cứng (hardware)


Phần cứng là các linh kiện, thiết bị (điện, từ, quang, cơ) kết nối với nhau
thành một bộ máy tính hoàn chỉnh.
Hình 1.4. Một số phần cứng máy tính thông dụng

6
1. Máy quét (Scanner) 9. Loa (Speaker)
2. CPU (Central Processing Unit) 10.Màn hình (Display)
3. RAM (Random Access Memory) 11.Hệ điều hành (Operation System)
4. Các thẻ mở rộng (Extended 12. Phầnmềmứng dụng(ApplicationSoftware)
Cards) 13.Bàn phím (Keyboard)
5. Bộ nguồn (Power Supply) 14.Chuột (Mouse)
6. Ổ đĩa CD/DVD (CD/DVD 15.Ổ cứng ngoài (External hard disk)
Drive) 16.Máy in (Printer)
7. Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive)
3.1 Phần
8. Bảng chính
mạch chính (Mainboard)
CPU (Central Processing Unit): đơn vị xử lý trung tâm, thực hiện các chức
năng điều khiển, những phép tính luận lý hay số học, và giao tiếp với bên ngoài qua
các thanh ghi và bộ nhớ đệm trong nó. Dung lượng thanh ghi càng lớn, tốc độ xử lý
và trao đổi thông tin của CPU càng cao. Dung lượng thanh ghi có thể là:
WORD = 2 byte = 16 bit
DWORD = 4 byte = 32 bit
QWORD = 8 byte = 64 bit
RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ làm việc, chịu trách nhiệm trữ mã
chương trình và thông tin để CPU và các chương trình trực tiếp làm việc. Nội dung
RAM mất khi tắt máy.
ROM (Read Only Memory): Bộ nhớ chỉ đọc, trữ các chương trình và thông
tin tối thiểu cho máy (hay thiết bị chứa nó) có thể hoạt động. Mỗi máy tính có ít
nhất một ROM BIOS (Basic Input/Output System) để máy tính tự hoạt động lúc
mở máy cho đến khi người sử dụng có thể can thiệp vào. Nội dung ROM vẫn còn
khi tắt máy và có thể cập nhật bằng các phần mềm chuyên biệt do nhà sản xuất
phần cứng cung cấp.
Ngoài ra, máy tính thường có thêm một bộ nhớ – gồm 128 hay 256 bytes dùng
kỹ thuật CMOS tiêu tốn ít năng lượng và được nuôi bằng một cục pin kiểu nút áo –
để lưu trữ thông tin cấu hình tuỳ chỉnh và ngày giờ hệ thống.
3.2 Thiết bị nhập (Input Devices)
Các thiết bị nhập chịu trách nhiệm nhận dữ liệu từ ngoài đưa vào và, thông
qua các cổng kết nối, dữ liệu được mã hoá thành thông tin nhập.
Các thiết bị nhập thông dụng là bàn phím (keyboard), chuột (mouse), màn
hình cảm ứng (touch screen), máy quét (scanner), thu âm và ghi hình (microphone
& camera), chuột bi (trackball), bảng chạm (touchpad), bút chạm (stylus), cần trò
chơi (joystick), máy ảnh mạng (web camera, webcam), bộ điều chế tín hiệu
(modem).

7
Hình 1.5. Bàn phím thông dụng
Đầu cắm cổng USB

Num Lock
Các phím chức năng: F1-F12
Escape Backspace

Tab
Caps Lock
Shift trái
Ctrl trái
Alt trái Alt phải Ctrl phải Enter
Thanh trắng Shift phải

Cách sử dụng bàn phím:


Phím 2 ký hiệu trên ổ phím chính: ký hiệu dưới – gõ bình thường; ký hiệu trên
– gõ trong khi đè Shift.
Phím 1 chữ trên ổ phím chính: chữ thường (không Shift & Caps Lock tắt, đè
Shift & Caps Lock mở) hay chữ hoa (đè Shift & Caps Lock tắt, không Shift &
Caps Lock mở).
Phím 2 ký hiệu trên ổ phím số: số (Num Lock mở), phím di chuyển (Num
Lock tắt).
Phím 1 ký hiệu trên ổ phím số: luôn ra ký hiệu đó.
Backspace: Xoá ký tự bên trái con nháy.
Delete, Del (ổ phím số & Num Lock tắt): xoá ký tự ngay con nháy.
Nối bàn phím với máy tính: qua cổng USB, PS/2.
Bàn phím không dây: cần một đầu thu vô tuyến cắm ở cổng USB trên máy
tính và pin cho đầu phát trong bàn phím.
Bàn phím phần mềm (touch/on-screen keyboard): các thiết bị di động cũng có
thêm bàn phím phần mềm hiện trên màn hình để ta sử dụng bằng phím chuột hay
chạm màn hình cảm ứng.
Chuột thông dụng:
Chuột giúp điều khiển con trỏ chuột (thường có hình mũi tên) trên màn hình
để chọn đối tượng, thao tác trên đối tượng hay cuộn màn hình.
Nháy (trái): bấm phím chuột trái và buông ra ngay.
Nháy phải: bấm phím chuột phải và buông ra ngay.
Nháy đôi: bấm và buông phím chuột trái hai lần liền nhau.
Rê: bấm giữ chuột trái trên đối tượng muốn rê, đến vị trí đích, buông ra.

8
Lăn: đẩy bánh xe lên hay xuống.
Nối chuột với máy tính: qua cổng USB, PS/2, COMx.

Hình 1.6. Chuột có dây và chuột không dây.


Chuột không dây: cần một đầu thu vô tuyến cắm ở cổng USB trên máy tính và
pin cho đầu phát trong chuột.
3.3 Thiết bị xuất (Output Devices)
Các thiết bị xuất chịu trách nhiệm nhận và thể hiện dữ liệu đã giải mã từ trong
máy tính đưa ra thông qua các cổng kết nối.
Các thiết bị xuất thông dụng là màn hình (display, monitor – CRT hay LCD),
màn hình cảm ứng (touch screen), máy in (printer – kim, phun, laser, 3D), loa
(speaker), loa áp tai (headphones), máy chiếu (projector), bộ điều chế tín hiệu
(modem).
Màn hình thông dụng:
Thường có nút nguồn để tắt/mở, nút bảng lệnh (menu) để chọn tính năng (độ
sáng – brightness, độ tương phản – contrast, độ phân giải – resolution) cần điều
chỉnh bằng các nút điều chỉnh (←↑→↓) để thay đổi tính năng đã chọn.
Nối màn hình với máy tính: qua cổng VGA, SVGA, HDMI, DisplayPort,
DVI.

3.4 Thiết bị vừa nhập, vừa xuất (Input/Output Devices)


Các thiết bị vừa nhập vừa xuất thường thấy nhất là màn hình cảm ứng như
màn hình điện thoại thông minh, bộ điều chế tín hiệu, các ổ đĩa lưu trữ ghi được và
cả các thiết bị ghép như máy in (chỉ xuất) kèm máy quét (chỉ nhập).
Bộ điều chế tín hiệu (modem):
Các bộ điều chế tín hiệu giúp tạo đường truyền để kết nối các máy tính với
nhau từ xa, phục vụ cho hoạt động truyền thông. Chúng có thể kết nối với máy tính
thông qua các cổng RJ45 (hữu tuyến) hay bằng đường truyền vô tuyến Wi-Fi.
Để kết nối không dây với bộ điều chế tín hiệu, máy tính phải có bộ thu tín
hiệu Wi-Fi, còn điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng thường có
sẵn bộ thu (có khi cả bộ phát) Wi-Fi.
Đầu kia của bộ điều chế tín hiệu sẽ nối với các máy khác qua đường dây điện
thoại, cáp quang,... hoặc qua các đường thu vô tuyến khác (Wi-Fi, vệ tinh,...).

9
3.5 Thiết bị lưu trữ
Có 3 cấp cho các thiết bị lưu trữ: 1, 2 và 3 như trong Hình 1.7. Thiết bị lưu trữ
ở cấp càng nhỏ, băng thông càng lớn và độ trễ càng nhỏ. Phần lưu trữ cấp 1 ta đã
đề cập khi nói về phần chính của máy tính.
Ở đây ta đề cập đến các thiết bị lưu trữ cấp 2 và 3. Nội dung lưu trên các thiết
bị này, dù có phần đã được mã hoá thành mã máy, đều được đề cập đến như là dữ
liệu – vì không thoả các điều kiện của thực thể thông tin – nhưng được lưu trữ
thường trực trên môi trường lưu trữ, không bị mất đi khi tắt máy.
Cấp lưu trữ 2: Thiết bị lưu trữ khối bao gồm các ổ đĩa cứng (HDD, SSD) kết
nối thường trực trong máy. Các thiết bị lưu trữ biệt tuyến chỉ có ổ đĩa (ổ đĩa
CD/DVD, đầu đọc thẻ nhớ) kết nối thường trực trong máy, còn phần mang nội
dung dữ liệu (đĩa CD/DVD, thẻ nhớ) có thể lấy ra.
Ổ đĩa cứng HDD lưu dữ liệu trên vật liệu có từ tính, ổ đĩa SSD và các thẻ nhớ
lưu dữ liệu trong các mạch tích hợp, còn ổ đĩa CD/DVD lưu dữ liệu trên môi
trường có thể đọc/ghi bằng đầu đọc/ghi quang học.
Cổng kết nối thường trực với máy tính cho các thiết bị này có thể là: USB,
IDE, SATA, eSATA và tốc độ đọc/ghi tăng dần theo thứ tự đó.

Hình 1.7. Ba cấp lưu trữ

10
Hình 1.8. Ổ đĩa cứng và đầu nối IDE, SATA, eSATA

Đầu nối Đầu nối


SATA eSATA

Cấp lưu trữ 3: Các ổ đĩa USB có thể linh hoạt cắm vào hoặc lấy ra. Chúng
trữ dữ liệu trên các mạch tích hợp và kết nối với máy tính qua cổng USB. Các ổ đĩa
HDD, SSD nếu kết nối với máy tính qua bộ chuyển đổi sang cổng USB để chuyển
sang cấp lưu trữ 3 đều phải chấp nhận tốc độ truy cập chậm hơn nhiều.
3.6 Kết nối và truyền thông tin
Việc kết nối giữa các thiết bị với máy tính và giữa thiết bị với thiết bị phân
biệt qua môi trường truyền (hữu tuyến, vô tuyến) hoặc phương thức truyền (nối
tiếp, song song).
Kết nối hữu tuyến cần có dây cáp nối giữa thiết bị ngoài và máy tính, còn kết
nối vô tuyến có thể nối với máy tính qua tín hiệu vô tuyến như hồng ngoại (bước
sóng 700nm – 1mm), sóng băng tần UHF.
Trong phương thức truyền nối tiếp, thông tin được truyền đi từng bit một. Do
đó, phương thức này thích hợp để truyền dẫn xa, cần ít dây. Còn trong phương thức
truyền song song, thông tin được truyền nhiều bit mỗi lần (máy in: thường 4 bits)
nên cần nhiều dây nối, chỉ thích hợp cho truyền dẫn gần.

4 Phần mềm (software)


Phần mềm (software) là một bộ các chương trình phối hợp với nhau để điều
khiển phần cứng, khai thác máy tính cho một mục đích nào đó. Phần mềm hệ
thống (system software) là phần mềm giúp quản lý chung toàn bộ hệ thống máy
tính và những thành phần sử dụng máy tính; phần mềm ứng dụng (application
software) là phần mềm giúp khai thác máy tính cho mục đích cụ thể của người
dùng.
Ngoài phần cứng và phần mềm, ta còn có phần dẻo (firmware) là các chương
trình (phần mềm) được “cài chết” trong máy (thường trên các bảng mạch cắm trong

11
máy) để giúp các phần mềm khai thác từng họ phần cứng riêng lẻ và chỉ dùng được
cho riêng họ phần cứng đó.
4.1 Hệ điều hành (Operating System – OS)
Hệ điều hành là bộ phần mềm giúp quản lý chung toàn bộ hệ thống máy tính:
các tài nguyên gắn liền với máy tính, các người dùng, các phần mềm ứng dụng
đang sử dụng. Như vậy, hệ điều hành thuộc nhóm phần mềm hệ thống.
Ban đầu, hệ điều hành được cài chết trong máy. Sau này, hệ điều hành được
trữ trên đĩa, khi vận hành máy, nó sẽ được đọc vào bộ nhớ của máy. Do đó, người
ta gọi là hệ điều hành trên đĩa (DOS – Disk Operating System).
Có hai nhóm hệ điều hành: các hệ điều hành dùng cho máy tính cá nhân (PC):
Unix, MS-DOS, PC-DOS, Mac, Windows, Linux, OS/2, FreeDOS,... và các hệ
điều hành dùng cho thiết bị di động: Android, Blackberry, iOS, Windows Mobile,
Windows Phone.
4.1.1 Các thành phần của hệ điều hành
Phần nhân (kernel): trực tiếp quản lý phần cứng và hệ thống tập tin trên đĩa,
đồng thời cung cấp một giao diện tối thiểu để người sử dụng có thể “nói chuyện”
với hệ điều hành. MS-DOS có phần nhân bao gồm 3 tập tin:
IO.SYS Chịu trách nhiệm quản lý các thiết bị nhập xuất, làm
trung gian giữa phần cứng và hệ điều hành.
MSDOS.SYS Chịu trách nhiệm quản lý các ổ đĩa luận lý và hệ thống
tập tin trên các ổ đĩa đó.
COMMAND.COM Chịu trách nhiệm làm giao diện giữa người sử dụng và
hệ điều hành, là trình thông dịch các lệnh của người
dùng đưa vào và gọi các chức năng thích hợp của hệ
điều hành giúp người dùng khai thác hệ thống.
Trong các hệ điều hành có giao diện đồ hoạ (GUI), COMMAND.COM được
thay bằng ứng dụng hiện giao diện chính của hệ điều hành (Windows có
Explorer.exe trong GUI và thay COMMAND.COM bằng CMD.COM trong giao
diện không GUI mô phỏng).
Các trình điều khiển thiết bị (Device drivers): bao gồm các chương trình hỗ
trợ hệ điều hành trong việc quản lý các thiết bị. Với máy có thiết bị cần đến trình
điều khiển, khi khởi động máy, trình điều khiển thiết bị sẽ được khởi tạo trong bộ
nhớ để cùng phần nhân giúp người dùng khai thác thiết bị đó.
Các tiện ích (Utilities): bao gồm các chương trình giúp người dùng dễ dàng
làm việc với hệ thống.
4.1.2 Hệ thống tập tin trên ổ đĩa (Filesystem)
Một ổ đĩa vật lý được chia ra thành các trụ (cylinder), mặt (head) và cung
(sector) sao cho mỗi cung có thể lưu một số byte nhất định, thường là 512 bytes.
Khi ổ đĩa lớn, thay vì phân cấp như trên, người ta chuyển sang đánh số thứ tự các
12
cung gọi là đánh địa chỉ khối luận lý (LBA). Hệ điều hành thường gộp một số cung
thành cụm (cluster) cho mỗi lần truy cập đĩa. Tuỳ theo dung lượng đĩa, thường mỗi
cụm bao gồm 8 cung.
Một ổ đĩa vật lý có thể được phân hoạch ra nhiều phân đoạn (partition), mỗi
phân đoạn được xem là một ổ đĩa luận lý (volume) và có thể dành cho một hệ điều
hành nào đó. Cung đầu tiên của ổ đĩa vật lý chứa bảng phân hoạch (liệt kê tối đa 4
phân đoạn) và mã tham gia khởi động máy (master boot record). Sau này, khi kích
thước các ổ đĩa ngày càng lớn, bảng phân hoạch không thể liệt kê hết các phân
đoạn trên đĩa, các hệ điều hành sử dụng cách quản lý các phân đoạn đĩa dùng bảng
phân hoạch kiểu GPT không giới hạn số phân đoạn.
Trên mỗi phân đoạn dành cho mình, hệ điều hành tổ chức hệ thống tập tin
theo cách riêng, ví dụ: FAT, FAT32, FAT32x, NTFS, ext, ext2, ext3,... Nói chung,
hệ thống đó được tổ chức theo hình cây: mỗi ổ đĩa có tên dạng A: - Z:, một thư
mục gốc, các thư mục con (cấp 1, cấp 2,...) và trong mỗi thư mục có thể lưu các tập
tin.
Tập tin (file, tệp): gồm một hay nhiều byte liên tiếp, biểu diễn được một nội
dung nhất định, được đặt tên và trữ trên đĩa.
Thư mục (directory, folder): có tác dụng như ngăn chứa có đặt tên, giúp phân
chia, tổ chức các tập tin.
Tên các tập tin hay thư mục thường có dạng filename.ext (tên thư mục không
có dấu .) và không được phép sử dụng một số ký hiệu đặc biệt sau:
?*|<>/\:"
Cặp dấu " (nháy đôi) để bao các tên có khoảng trắng.
Một số tên đặc biệt sau đây được dùng cho các thiết bị, ta không được dùng
đặt tên cho bất kỳ tập tin hay thư mục nào cả:
COM1- Cổng nối tiếp 1 đến 4 (thường chỉ có 2 cổng đầu).
COM4 Cổng song song 1 đến 3 (thường chỉ có 1 cổng đầu).
LPT1- Cổng phụ (thường gán thay COM1).
LPT3
AUX Chỉ bộ thiết bị nhập xuất chuẩn (Console) gồm bàn phím và
CON màn hình.
PRN Máy in (thường gán thay LPT1).
NUL Thiết bị rỗng.
Trong hệ điều hành Windows, các tập tin lệnh có mở rộng (ext) là com, exe,
bat, cmd, pif, lnk.
Với ổ đĩa A: như trong Hình 1.9, các thư mục DIR1, DIR3 và DIR2 là các thư
mục con cấp 1, các thư mục DIR4 và DIR5 là các thư mục con cấp 2. Để truy cập
đến tập tin File41, ta dùng đặc tả tập tin (file specification):
A:\DIR3\DIR4\File41. Phần A:\DIR3\DIR4 gọi là lộ trình (đường dẫn, path) đến
tập tin File41. Tương tự, lộ trình đến thư mục DIR4 là A:\DIR3.

13
Hình 1.9. Hệ thống tập tin trên một ổ đĩa
A:\

DIR1 DIR3 DIR2


File11 File21
File12 DIR4 DIR5 File22
File41 File23
File42

Một số ký hiệu đặc biệt để chỉ các thư mục:


\ Thư mục gốc của một ổ đĩa.
. Thư mục hiện tại.
.. Thư mục cấp cha của thư mục hiện tại.
Dựa theo đó, ta có thể chỉ ra các lộ trình tương đối so với thư mục hiện tại.
Với thư mục hiện tại là DIR4, ta có:
. chỉ thư mục hiện tại DIR4.
..\DIR4 cũng chỉ thư mục hiện tại DIR4.
.. chỉ thư mục DIR3.
..\DIR5 chỉ thư mục DIR5.
..\..\DIR2 chỉ thư mục DIR2.
\DIR1 chỉ thư mục DIR1 trên ổ đĩa hiện tại (ổ đĩa A:).
Các thuộc tính tập tin (attributes):
Mỗi tập tin có thể có một hay nhiều thuộc tính sau đây:
Archive Thuộc tính sao lưu (a), để cho biết tập tin đã được sao lưu. Thuộc
tính này hiện nay ít được sử dụng đến.
Read Only Chỉ đọc (r). Tập tin có thuộc tính này sẽ không thể xoá bằng các
lệnh của DOS. Muốn sửa, xoá, ta phải bỏ thuộc tính này của tập
tin trước đã.
Hidden Ẩn (h). Tập tin có thuộc tính này sẽ làm cho các ứng dụng không
thấy được nó. Tuy nhiên, lệnh DIR có chọn lựa /a cũng liệt kê ra
được và tập tin lệnh có thuộc tính này vẫn gọi thực hiện được.
System Hệ thống (s). Tập tin có thuộc tính này cũng làm các ứng dụng
không thấy được nó. Lệnh DIR /a vẫn liệt kê các tập tin này.
Khác với thuộc tính ẩn, tập tin lệnh có thuộc tính hệ thống không
thể gọi thực hiện được.
Việc gán, bỏ thuộc tính của tập tin có thể thực hiện bằng lệnh ATTRIB của
DOS hay lệnh Files/Change Attributes của Totalcmd.

14
Các hệ điều hành họ Unix sử dụng cấu trúc cây cho toàn bộ hệ thống với gốc
là máy tính và mỗi thiết bị, ổ đĩa, thư mục, tập tin đều là một nhánh trong cây đó.
Thậm chí, qua kết nối giữa các máy tính, toàn bộ hệ thống hiện tại có thể nối kết
(mount) thành một nhánh của cây lớn hơn. Ngoài ra, mọi thứ đều được xem là tập
tin với tên không cần để ý phần mở rộng (ext), nên các tập tin lệnh có thêm thuộc
tính executable (x), thư mục có thuộc tính directory (d).
4.2 Phần mềm ứng dụng
Có rất nhiều phần mềm ứng dụng, cả ứng dụng chung lẫn ứng dụng chuyên
nghiệp. Một số tiện ích của hệ điều hành cũng là phần mềm ứng dụng (calc.exe,
charmap.exe,...). Một số phần mềm ứng dụng có thể kết hợp với nhau thành một bộ
phần mềm. Ví dụ:
Xử lý ảnh: Photoshop, Paint, Inkscape,...
Trình duyệt web: Internet Explorer, Chrome, Firefox,...
Xử lý văn bản: Notepad, WordPad, Notepad++, EditPlus,...
Bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office (bao gồm Word – soạn văn bản,
Excel – tính toán bảng tính, Powerpoint – soạn các bản trình chiếu,...), bộ phần
mềm văn phòng miễn phí Open Office cũng bao gồm một số phần mềm ứng dụng
tương tự như Microsoft Office (Writer, Calc, Impress, Math, Draw).

5 Mạng máy tính và truyền thông


Nhiều máy tính có thể kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên, hợp tác xử lý,
truyền đạt thông tin,... có thể kết nối với nhau thành mạng máy tính.
Một số máy trong cùng một toà nhà hay khu vực nhỏ có thể nối mạng với
nhau và trở thành mạng riêng biệt gọi là mạng cục bộ (LAN). Nếu các mạng cục bộ
nối mạng với nhau trên tầm vùng rộng hơn gọi là mạng diện rộng (WAN).
Các máy tính có thể nối mạng với nhau qua phương thức hữu tuyến (dùng cáp
đồng trục, cáp xoắn kép, cáp quang hay đường dây điện thoại) hay vô tuyến (dùng
tín hiệu vô tuyến ở các dải tần số cho phép).
Đặc biệt, toàn cầu có một mạng chung là Internet. Qua Internet, dùng các trình
duyệt hay phần mềm thích hợp, ta có thể truyền thông, giao tiếp, khai thác tài
nguyên được chia sẻ, hoặc chia sẻ tài nguyên của mình,...

6 An toàn lao động và bảo vệ môi trường


1. Về mặt vật lý
● Tạo sự thông thoáng chỗ làm việc, hạn chế bụi bặm nơi làm việc.
● Đặt các thiết bị ở nơi vững vàng.
● Tránh phải rút cắm dây nối nhiều.
● Tiếp đất các thiết bị điện.
● Tránh ăn uống quanh máy tính.

15
5. Bảo vệ khỏi virus máy tính
● Sử dụng phần mềm chống virus và cập nhật thường xuyên.
● Tắt các tính năng tự động thực thi từ email, trang web (trong trình duyệt)
hay các ổ đĩa di động (autorun, autoplay của Windows).
● Lưu ý các tập tin thực thi chép từ email hay internet (.com, .exe, .bat, .pif,
.cmd, .vbs, .hta, ...)
● Cẩn thận khi sử dụng các ổ đĩa USB hay CD, DVD.
5. Một số vấn đề về môi trường
● Tiết kiệm khi in ra giấy.
● Dùng lại các bình mực nếu có thể.
● Dùng màn hình tiết kiệm điện.
● Ngắt điện khỏi thiết bị khi không sử dụng.

7 Một vài vấn đề liên quan đến luật pháp


1. Bản quyền (Copyright) phần mềm
Như mọi sáng chế hay phát minh, người tạo ra phần mềm đương nhiên là
người sở hữu đối với phần mềm đó. Người đó không cần công bố hay đăng ký tác
quyền (xem trên http://www.cov.gov.vn/). Quyền này được bảo hộ theo luật pháp
Việt Nam (Điều 4, 22, 28 trong Luật sở hữu trí tuệ 50/2005/QH11, ban hành ngày
29/11/2005).
Khi ta mua phần mềm thương mại về sử dụng, ta phải tuân theo thoả thuận
quyền của người dùng cuối (EULA). Còn đối với phần mềm miễn phí, theo GNU
GPL, ta thường được phép làm hầu hết mọi việc (theo như Copyleft) nhưng cần lưu
ý khi dùng phần mềm đó vào mục đích thương mại.
2. Dữ liệu cần được bảo vệ
Dữ liệu cá nhân – bao gồm các chi tiết cơ bản (họ tên, ngày sinh, số điện
thoại,...), dữ liệu riêng tư (phim ảnh, gia đình, hồ sơ bệnh án,...), những chi tiết bí
mật (số tài khoản ngân hàng, lương,...) – cần phải có sự đồng ý của cá nhân mới
được sử dụng và cá nhân cũng cần cẩn thận khi tham gia các giao dịch trực tuyến.
Dữ liệu của tập thể, cơ quan, quốc gia,... cần được lưu trữ cẩn mật để khỏi bị
xâm nhập hay đánh cắp. (xem điều 7, Luật an toàn thông tin mạng số
86/2015/QH13, ban hành ngày 19/11/2015; xem thêm Luật hình sự bổ sung năm
2012, Nghị định 85/2016/NĐ-CP, Thông tư 25/2010/TT-BTTTT).

17
Bài Tập Lượng Giá

Lý Thuyết
1. Chọn phần cứng máy tính:
a. Notepad.
b. Charmap.
c. Display.
d. MS-DOS
2. Chọn hệ điều hành dùng cho máy tính cá nhân:
a. iOS.
b. Android.
c. Blackberry.
d. FreeDOS.
3. Hai hoạt động tường gặp nhất liên quan đến thông tin:
a. Mua máy tính và Cài đặt hệ điều hành.
b. Nhập thông tin và Xuất thông tin.
c. Xử lý thông tin và Truyền đạt thông tin.
d. Sử dụng phần mềm và Bảo quản phần cứng.
4. Không được dùng tên sau đây để đặt cho bất cứ tập tin hay thư mục nào:
a. KPT1.
b. KOM2.
c. CON2.
d. CON.
5. Có thể gán thuộc tính sau đây cho một tập tin:
a. big.
b. small size.
c. read only.

18
Bài 2. Sử Dụng Máy Tính Cơ Bản
MỤC TIÊU
- Thực hiện được các thao tác cơ bản: mở/tắt máy.
- Biết cách thay đổi một số xác lập cơ bản trong Windows.
- Sử dụng được cửa sổ lệnh Command Prompt.
- Sử dụng được File Explorer để quản lý các thư mục, tập tin.
- Sử dụng được một số tiện ích của Windows.
- Biết cách sử dụng Total Commander, 7-Zip, Lingoes,…

1 Các thao tác cơ bản


1. Mở máy
1. Bật công tắc nguồn. (Gõ Del hay F2 hoặc F10 – tuỳ máy – nếu muốn vào
BIOS Setup; gõ F12 để chọn ổ đĩa khởi động – tuỳ máy).
2. Chọn một trong các hệ điều hành đã cài (nếu có bảng chọn).
3. Chờ màn hình chính của hệ điều hành xuất hiện.
4. Bắt đầu sử dụng máy.
2. Tắt máy
1. Nháy nút Start (hay ấn giữ nút Power trên điện thoại di dộng).
2. Chọn tắt máy (Shutdown/Turn off) hay tái khởi động (Restart).
3. Chờ nguồn máy tính tắt hẳn mới tắt (hay rút dây) nguồn.
Thông thường, ta nên cắm dây nguồn máy tính và dây nguồn màn hình chung
vào một ổ cắm.
Nếu máy rơi vào tình trạng không còn đáp ứng gì, ta ấn nút nguồn khoảng 3
giây, máy sẽ tắt, nhưng có thể sẽ gặp sự cố trong lần mở máy kế tiếp.
3. Quá trình khởi động của máy
Các con số dưới đây đều theo số thập lục phân (trừ 64).
1. Khi bật công tắc nguồn, mã lệnh tại FFFF:0000 trong ROM BIOS bắt đầu thực thi.
2. Sau khi kiểm tra CPU, RAM (64 KB đầu), màn hình, BIOS kiểm tra các ổ đĩa.
3. BIOS nạp tuần tự cung đầu tiên (master boot record – MBR) của ổ đĩa khởi động
ta chọn hay các ổ đĩa còn lại (theo thứ tự xác lập trong BIOS Setup). Khi gặp một
cung hợp lệ (bảng phân hoạch có phân đoạn khởi động được và ở cuối cung, chỗ
01FE, có 2 byte 55 và AA), mã BIOS sẽ nạp cung này vào 0000:0600 và chuyển
điều khiển cho mã đã nạp.
4. Mã MBR nạp cung khởi động (boot sector) đầu phân đoạn được chọn vào
0000:7C00 và mã ở đây sẽ tiến hành nạp hệ điều hành của phân đoạn đó vào bộ
nhớ (IO.SYS, MSDOS.SYS hay BOOTMGR/NTLDR, NTOSKRNL).

19
5. Khi hệ điều hành hoàn tất các việc kiểm tra các thiết bị có gắn với máy và nạp các
trình điều khiển thiết bị cần thiết (như khai báo trong CONFIG.SYS hay trong
registry của Windows), nó sẽ nạp trình thông dịch lệnh (COMMAND.COM hay
WINLOGON/EXPLORER hoặc một SHELL của hệ điều hành họ Unix) làm giao diện
hệ điều hành và người dùng, thực hiện AUTOEXEC.BAT (nếu có) rồi chờ lệnh từ
người dùng.

2 Hệ điều hành Windows 10


1. Màn hình chính của Windows 10
Hình 2.1. Màn hình Windows

Các lệnh tắt trên màn hình chính Ngày giờ


Wi-Fi,
Thanh tác vụ Mạng
Ứng dụng Âm
Khay hệ thanh
Start Tìm & Lệnh đang mở
thống

Tìm & Lệnh: Search. Thanh tác vụ: Task bar.


Khay hệ thống: System tray. Wi-Fi, Mạng: Network icons.
Âm thanh: Audio. Ngày giờ: Date/time.
Ứng dụng đang mở: Running Applications.

Hình 2.2. Bảng lệnh chính (Start Menu) của Windows 10

Expand
Ứng dụng đã ghim
vào Start Menu

User
Các ứng dụng đã cài đặt
Documents
Pictures
Ứng dụng đã ghim
Settings vào Thanh tác vụ
Power Thanh tác vụ
Start

20
Hình 2.3. Bảng lệnh riêng của lệnh tắt
Bảng lệnh riêng của lệnh tắt
trên màn hình chính

Bảng lệnh riêng của lệnh tắt


trên thanh tác vụ

Bỏ ghim khỏi thanh tác vụ

2.2 Cửa sổ ứng dụng


Thanh tiêu đề
Bảng lệnh hệ thống Các thẻ công cụ Thu nhỏ, Lớn/Vừa, Đóng

Giấu/Hiện
băng công cụ
Băng công cụ Home
Thanh cuộn dọc

Con nháy Thanh cuộn ngang


Khung tìm
Thanh trạng thái Phóng/thu khung chính
kiếm

Bảng lệnh hệ thống: System menu. Thẻ công cụ: Tab.


Thanh tiêu đề: Title bar. Băng công cụ: Ribbon.
Con nháy: Insert point (điểm chèn). Thanh trạng thái: Status bar.
Khung tìm kiếm: Search pane. Phóng/thu: Zoom.
Giấu/Hiện băng công cụ: Minimize/Expand the Ribbon.
Thu nhỏ, Lớn/Vừa, Đóng: Minimize, Maximize/Restore, Close.
Thanh cuộn dọc/ngang: Vertical/Horizontal Scrollbar.

21
2.3 Hộp thoại
Các thẻ hộp thoại

List Box Bỏ hộp thoại

Mở hộp thoại khác

Hoàn tất hộp thoại Huỷ bỏ hộp thoại

2.4 Một số phím tắt (Shortcut Keys) trong Windows


Tổ hợp phím Công dụng
Shift-Mũi tên Đánh dấu từ chỗ con nháy.
Ctrl-A Đánh dấu chọn hết.
Ctrl-C (hay Ctrl-Insert) Chép nội dung đang chọn.
Ctrl-R (hay F5) Làm mới màn hình hiện tại.
Ctrl-V (hay Shift-Insert) Dán nội dung đã chép.
Ctrl-X Cắt nội dung đang chọn.
Ctrl-Y Thực hiện lại thao tác vừa làm.
Ctrl-Z Huỷ thao tác vừa làm, trả về như trước đó.
Alt-Tab Chuyển qua các ứng dụng đang mở ().
Alt-Shift-Tab Chuyển qua các ứng dụng đang mở ().
Alt-Thanh trắng Mở bảng lệnh hệ thống cửa sổ hiện tại.
Alt-F4 Đóng ứng dụng hiện tại.
Ctrl-F4 Đóng cửa sổ con hiện tại của ứng dụng hiện tại.
 (hay Ctrl-Esc) Mở bảng lệnh Start.
-D Hiện/Giấu màn hình chính.
-E Mở File Explorer.
-I Mở Settings.
-L Khoá máy tính.
-M Thu nhỏ tất cả các cửa sổ.
-P Chọn màn hình: Computer only, Duplicate, Extend,
Projector only.
PrtScn Chép màn hình hiện tại vào bộ nhớ tạm.
-PrtScn Lưu màn hình hiện tại ra tập tin .png trong thư mục
<User>\Pictures\Screenshots.

22
2.5 Thay đổi ngày giờ hệ thống
Nháy phải nút ngày giờ sát đầu phải thanh tác vụ, chọn Adjust date/time, hay
theo lệnh Start/Settings/Time & Language, hoặc gõ date trong khung Tìm &
Lệnh và chọn Date & time settings.
Nếu khác, chỉnh Time zone về UTC+07:00.
Tắt Set time automatically, nháy Change.
Đặt ngày giờ ở Change date and time, nháy Change.
Nếu ngày giờ hệ thống không đúng, ta có thể gặp lỗi khi truy cập các trang
web dùng giao thức https.
Ta cũng có thể ra cửa sổ Command Prompt và lần lượt thực hiện các lệnh
DATE, TIME để đặt ngày giờ.

Hình 2.4. Thay đổi ngày giờ hệ thống

2.6 Xem dạng ngày giờ hệ thống


Vào Start/Settings/Time & Language, chọn Region.
Regional format English (US) English (Belgium)
Calendar Gregorian Calendar
First day of week Sunday Monday
Short date 4/15/2021 15/04/2021
Long date Thursday, 15 April 2021
Short time 3:13 PM 15:12
Long time 3:13:26 PM 15:12:35
Nếu đang là English (US), dữ liệu ngày dạng mm/dd/yyyy.
Để thay đổi, ta chọn Regional format khác hay nháy Change data formats
và chọn dạng.

23
2.7 Gỡ bỏ một ứng dụng
Theo lệnh Start/Settings/Apps, chọn Apps & features.
Hình 2.5. Gỡ bỏ một ứng dụng đã cài

Chọn ứng dụng cần gỡ bỏ, nháy Uninstall.


Tuỳ ứng dụng, ta có thể phải theo hướng dẫn tiếp.
Nếu ứng dụng có ảnh hưởng đến hệ thống, có thể ta sẽ được yêu cầu khởi
động lại máy (restart).
8. Cài đặt trên Android một ứng dụng tự chép về hay tự tạo
Vào Settings/Security.
Tìm và bật mục Unknown sources.
Tiến hành cài đặt tập tin APK đã có.
Cần chú ý phần mềm (apk) đó thực sự đáng tin cậy mới cài.
9. Nối mạng Wi-Fi
Nháy nút Wi-Fi trên thanh tác vụ màn hình chính.
Chọn mạng Wi-Fi, nháy Connect (Disconnect để ngắt).
Nếu mạng cần mật khẩu, nháy Next và vào mật khẩu.
Bật Connect Automatically nếu muốn tự động nối sau này.
Hình 2.6. Nối mạng Wi-Fi Hình 2.7. Điều chỉnh bàn phím
Chỉnh độ trì hoãn

Chỉnh tốc độ lặp

Thử độ trì hoãn & tốc độ

Chỉnh tốc độ con nháy

24
10. Chỉnh lại tốc độ và độ trì hoãn bàn phím
Ở ô Tìm & Lệnh trên thanh tác vụ, gõ lệnh main.clp @1.
Hoàn tất chỉnh độ trì hoãn và tốc độ bàn phím theo hộp thoại như ở Hình 2.7.
Thường, cả Repeat delay và Repeat rate đều đặt về tận cùng bên phải:
Repeat delay=Short và Repeat rate=Fast. Khi bàn phím cũ, dễ „nhảy‟ phím, ta lùi
các giá trị đó về trái có thể tốt hơn.
11. Thay đổi hình nền màn hình chính
Nháy phải nền màn hình chính, chọn Personalize hay vào lệnh
Start/Settings/Personalization. Chọn nhóm Background.
Trên mục Background, ta có thể chọn:
Picture (hình ảnh) Chọn hình
Solid color (một màu) Chọn màu
Slideshow Chọn một album & thời gian đổi hình
Trên mục Choose a Fit, ta chọn:
Fill Chỉ làm đầy nền bằng một phần hình
Fit Co giãn vừa đầy rộng hay cao, giữ tỷ lệ hình
Stretch Co giãn vừa đầy nền, không giữ tỷ lệ hình
Tile Ghép nhiều hình cho đầy nền
Center Chỉ một hình giữa nền
Span Điền nền nhiều màn hình

2.12 Thay đổi độ phân giải và hướng màn hình


Ta vào Start/Settings/System/Display.
Chọn độ phân giải trong danh sách ở Display resolution. Độ phân giải này
tính theo (số pixel theo chiều rộng) x (số pixel theo chiều cao). Danh sách tuỳ
thuộc vào phần cứng màn hình và thường ta nên chọn độ phân giải kèm
Recommended. Chỉ khi thấy khó đọc chữ trên màn hình ta mới chọn các độ phân
giải khác, thường là độ phân giải thấp hơn.
Chọn hướng màn hình trong danh sách ở Display Orientation:
Landscape Quay ngang
Portrait Quay dọc
Landscape (flipped) Quay ngang và lật ngược
Portrait (flipped) Quay dọc và lật ngược

25
3 Trình thông dịch lệnh Command Prompt
1. Màn hình Command Prompt và điều chỉnh một số đặc tính
Mở màn hình Command Prompt:
Hình 2.8. Màn hình Command Prompt

Gõ cmd trong ô Tìm & Lệnh của thanh tác vụ, Enter.
(Thay vì gõ Enter, ta có thể chọn Run as administrator.)

Bảng lệnh hệ thống

Gõ lệnh sau dấu >

Thư mục hiện tại:


C:\Users\User

Bảng lệnh Edit cho phép ta đánh dấu (Mark) và chép (Copy) nội dung từ cửa
sổ Command Prompt, hay dán (Paste) nội dung từ ứng dụng khác vào Command
Prompt.

26
Hình 2.9. Chỉnh đặc tính màn hình Command Prompt

Cỡ chữ

Mẫu chữ
Đậm

Chọn Properties từ Bảng lệnh hệ thống.


Chọn thẻ Font để định mẫu chữ, cỡ chữ, chữ đậm.
Chọn thẻ Colors để định màu chữ và màu nền:
Chọn Screen Text và chọn màu cho chữ.
Chọn Screen Background và chọn màu cho nền.
Nháy OK kết thúc.

3.2 Các lệnh DOS trong Command Prompt


Cách ra lệnh trong Command prompt:
[path\]TÊNLỆNH [CácThamĐối] [CácTuỳChọn] ↵
path lộ trình tìm tập tin lệnh, không cần nếu là lệnh nội trú hay tập tin
lệnh đã nằm ở thư mục hiện tại hoặc một trong các thư mục đã
khai báo trong lệnh SET PATH.
TÊNLỆNH là lệnh thích hợp trong danh sách các lệnh hệ điều hành có hoặc
ta đã tạo hay chép về.
CácThamĐối là những chi tiết cần thiết cho lệnh, nội dung tuỳ từng lệnh, có thể
không có.
CácTuỳChọn là những hiệu chỉnh cách thực hiện lệnh, cũng tuỳ từng lệnh, có
thể không có.

27
Lệnh HELP sẽ hiện danh sách các lệnh DOS hợp lệ.
Với mỗi lệnh, ta có thể xem hướng dẫn về lệnh đó bằng cách gõ lệnh
TÊNLỆNH /?. Màn hình hướng dẫn thường bao gồm 3 phần:
1. Công dụng của lệnh (dùng để làm gì?).
2. Cú pháp lệnh (cách gõ lệnh và các tham đối).
3.Giải thích từng tham đối, nếu lệnh có tham đối. Để
lưu nội dung hướng dẫn đó ra tập tin, ta dùng lệnh:
LỆNHĐẦU /? > DUNGLENH.TXT
Nếu ta muốn lưu thêm cách dùng lệnh khác vào cùng tập tin
DUNGLENH.TXT, ta thực hiện lệnh:
LỆNHKHÁC /? >> DUNGLENH.TXT
Tập tin DUNGLENH.TXT sẽ chứa nội dung hướng dẫn của lệnh LỆNHĐẦU
rồi nội dung hướng dẫn của LỆNHKHÁC tiếp sau.
Nói chung:
> Hướng nội dung của lệnh ở bên trái ra tập tin ở bên phải thay vì hiện lên
màn hình. Nếu tập tin bên phải đã có, nội dung cũ của nó sẽ bị xoá hết.
>> Tương tự như một dấu >, nhưng nếu tập tin bên phải đã có, nội dung mới
sẽ nối tiếp vào cuối nội dung đã có trước đó.
3.3 Các nhóm lệnh của Command Prompt
Lệnh nội trú: đã có trong bộ nhớ với CMD.COM

ASSOC CALL CD CLS COLOR


*
COPY DATE DEL DIR ECHO
ENDLOCAL ERASE EXIT FOR FTYPE
*
GOTO * IF * MD MKDIR MKLINK
MOVE PATH PAUSE * POPD PROMPT
PUSHD RD REM * REN RENAME
RMDIR SET SETLOCAL SHIFT START
* *
Các lệnhTIME
có dấu (*) chuyên dùng
TITLE TYPEtrong các tập tin .bat.
VER VERIFY
VOL :: *
Lệnh ngoại trú: là một tập tin .com, .exe, .bat, .pif, .cmd, .lnk. Thực ra tập
tin .pif và .lnk chỉ là tập tin chứa chi tiết gọi thực hiện một tập tin lệnh .com, .exe,
.bat, .cmd khác. Windows 10 có:

28
ATTRIB BREAK BCDEDIT CACLS CHCP
CHDIR CHKDSK CHKNTFS CMD COMP
COMPACT CONVERT DISKPART DOSKEY DRIVERQUERY
FC FIND FINDSTR FORMAT FSUTIL
GPRESULT GRAFTABL HELP ICACLS LABEL
MODE MORE OPENFILES PRINT RECOVER
REPLACE ROBOCOPY SC SCHTASKS SHUTDOWN
SORT SUBST SYSTEMINFO TASKLIST TASKKILL
TREE XCOPY WMIC

3.4 Quá trình gọi thực hiện một lệnh


Lấy tên lệnh (Chú ý: Gõ DIRC:\ cho tên lệnh là DIRC)
Nếu là lệnh nội trú: thực hiện lệnh. [hoàn tất]
Nếu không là lệnh nội trú: tìm tập tin lệnh.
Tìm trong thư mục hiện tại, các thư mục trong lệnh PATH.
Nếu thấy tập tin có tên là tên lệnh và mở rộng là .com, .exe, .bat, .cmd, .pif,
.lnk: nạp vào bộ nhớ và thực hiện lệnh. [hoàn tất]
Nếu không thấy tập tin lệnh, báo: Bad command or filename hay 'lệnh' is not
recognized as an internal or external command, operable program or batch
file.
Nếu thấy nhiều tập tin có tên là tên lệnh nhưng khác phần mở rộng, thứ tự ưu tiên
thực hiện là .com, .exe, .bat, .cmd.

29
4 Sử dụng File Explorer để quản lý hệ thống tập tin
1. Màn hình File Explorer
Hình 2.10. File Explorer theo từng loại đối tượng được chọn

Chọn This PC

Chọn Ổ đĩa C

Chọn Thư mục Windows

Chọn Tập tin Notepad.exe

Tuỳ theo loại đối tượng ta chọn, File Explorer có thể hiện thêm băng công cụ
riêng cho loại đối tượng đó. Khi chọn This PC, ta có thêm băng công cụ
Computer (Home, Share mất đi); khi chọn ổ đĩa, ta có thêm băng công cụ Drive
Tools (bộ Manage); khi chọn thư mục con, ta có các băng công cụ thông dụng của
File Explorer: File, Home, Share, View; khi chọn một tập tin lệnh, ta có thêm
băng công cụ Application Tools (bộ Manage).
Ứng với mỗi đối tượng ta chọn, khung chính sẽ hiện những gì đối tượng đó
chứa (chọn cách hiện ở View/Layout) và các đặc tính của từng mục (nếu Details):
Name – Tên, Date modified – Ngày cập nhật, Type – Loại mục (File folder hay
kiểu tập tin), (Total) Size – (Tổng) Kích thước, Free Space – Dung lượng trống (ổ
đĩa),...

30
Các băng công cụ chung của File Explorer, nói chung, sẽ cho ta thực hiện một
số việc hay xác lập cách làm việc của File Explorer:
Hình 2.11. Các băng công cụ chung của File Explorer

31
4.2 This PC
Hình 2.12. Bảng lệnh riêng của This PC khi nháy phải
Thu cây lại.
Quản lý an toàn.
Ghim đến bảng lệnh Start.
Gán ổ đĩa mạng.
Mở mục này ở cửa sổ mới.
Ghim vào bảng lệnh nhanh.
Ngắt ổ đĩa mạng.
Thêm vị trí mạng.
Xoá.
Đổi tên.
Xem đặc tính.

Để gán/ngắt ổ đĩa mạng, ta chọn Map network drive... hay Disconnect


network drive...:
32
Hình 2.13. Gán/Ngắt ổ đĩa mạng

4.3 Ổ đĩa luận lý


Băng công cụ khi chọn ổ đĩa: Drive Tools/Manage.
Hình 2.14. Băng công cụ khi chọn ổ đĩa

Nháy phải lên một ổ đĩa, ta có bảng lệnh riêng cho phép làm việc với ổ đĩa đó:
33
Hình 2.15. Bảng lệnh riêng của ổ đĩa khi nháy phải
Bung nhánh thư mục.
Mở ổ đĩa bằng AutoPlay.
Quét những nguy cơ virus.
Mở trong cửa sổ mới.
Ghim vào bảng lệnh nhanh.
Gán quyền truy cập ổ đĩa.
Khôi phục về trạng thái cũ.
Thêm vào thư viện.
Ghim vào bảng lệnh Start.
Định dạng đĩa.
Ngắt khỏi hệ thống (ổ di động).
Cắt.
Chép.

Đổi nhãn đĩa.


Tạo thư mục con mới.
Đặc tính.

Mục Properties trên bảng lệnh riêng của ổ đĩa cũng có thêm một số tính năng
không liệt kê trên băng công cụ Drive Tools.

34
Thẻ Tools có công cụ Kiểm tra đĩa (Check), giúp sửa lỗi trên ổ đĩa ta đang
chọn.
Thẻ General cho ta biết nhãn đĩa, loại đĩa, hệ thống tập tin, dung lượng đĩa
(đã dùng, còn trống, tổng) và tiến hành dọn xoá những thứ không quan trọng trên
đĩa.
Thẻ Sharing cho phép ta khai báo chi tiết (Advanced Sharing...) để tiến hành
chia sẻ (Share...). Ta cũng có thể mở các hộp thoại này bằng lệnh
Share/Send/Share của File Explorer.

Hình 2.16. Khai báo chia sẻ thư mục

Ta khai báo theo các bước đánh số như trên.

4.4 Thư mục con


Nháy phải lên một thư mục, ta có bảng lệnh riêng cho phép làm việc với thư
mục đó:
35
Hình 2.17. Bảng lệnh riêng của thư mục khi nháy phải
Bung nhánh thư mục.
Thêm vào Playlist của MPC.
Phát nhạc/phim bằng MPC.
Quét những nguy cơ virus.
Mở trong cửa sổ mới.
Ghim vào bảng lệnh nhanh.
Gán quyền truy cập thư mục.
Đồng bộ hoá thư mục đã chia sẻ.
Khôi phục về tình trạng cũ.
Thêm vào thư viện.
Ghim vào Start Menu.
Chép/dời đến.
Dời.
Chép.
Dán.
Xoá.
Tạo thư mục con mới.
Đặc tính.
MPC: Media Player Classic của K-Lite Codec Pack.

4.5 Tập tin


Nháy phải lên một tập tin, ta có bảng lệnh riêng:
Hình 2.18. Bảng lệnh riêng của tập tin khi nháy phải
Mở tập tin.
Thực hiện theo vai trò quản trị.
Ghim đến bảng lệnh Start.
Biên tập bằng Notepad++.
Quét những nguy cơ virus.
Chia sẻ.
Ghim đến thanh tác vụ.
Khôi phục về trạng thái cũ.
Chép/Dời đến...
Dời.
Chép.
Dán.
Tạo lệnh tắt.
Xoá.
Đổi tên.
Đặc tính.

36
Send to:
Gởi qua Bluetooth.
Nén vào tập tin .zip.
Tạo lệnh tắt ở màn hình chính.
Gởi đến trình biên soạn.
Gởi qua máy Fax.
Gởi qua điện thư.

Băng công cụ ứng với tập tin (Manage/Application Tools) chỉ bao gồm Pin
to taskbar và Run as administrator.
Tuỳ kiểu tập tin ta đang chọn, các bảng lệnh và băng công cụ có thể thay đổi
theo.
6. Tìm kiếm trong File Explorer
Để tìm kiếm tập tin charmap.exe, ta biết nó ở thư mục Windows\System32,
nên:
1. Đến thư mục Windows\System32.
2. Gõ “char” vào ô Search.
Nếu chỉ như vậy, Explorer sẽ liệt kê tất cả các tập tin với cụm chữ “char”
trong tên tập tin, bắt đầu từ thư mục System32 và vào cả các thư mục con của nó.
Hình 2.19. Tìm kiếm trong File Explorer

Để thêm chi tiết, và qua đó thu hẹp lại kết quả tìm kiếm, ta có thể thay đổi:
3. Phạm vi tìm kiếm (Location): This PC (cả máy), Current folder (chỉ trong
thư mục hiện tại), All subfolders (cả các thư mục con của thư mục hiện tại).
4. Ngày cập nhật mới nhất (Date modified): Today, Yesterday, This week, Last
week, This month, Last month, This year, Last year. Hoặc thêm vào ô Search date:,
Explorer sẽ hiện bảng chọn ngày hay ta tự gõ vào. Ví dụ: date:<1/1/2021 (trước 1-
1-2021), date:1/1/2020..1/1/2021 (từ 1-1-2020 đến 1-1-2021),...
37
5. Loại tập tin (Kind): everything, communications, contacts, email, im (Instant
Messenger conversations), meetings, tasks, notes, docs, text, spreadsheets,
presentations, music, pics, videos, folders, favorites, programs. Ví dụ:
kind:programs sẽ tìm kiếm các tập tin chương trình.
6. Kích thước tập tin (Size): Empty (0 KB), Tiny (0-10 KB), Small (10 - 100
KB), Medium (100 KB - 1 MB), Large (1 – 16 MB), Huge (16 MB – 128 MB),
Gigantic (>128 MB). Hoặc ta gõ vào ô Search size:<500 (500 bytes) hay size:>500
MB,...

5 Sử dụng chữ Việt trong Windows


1. Các loại mẫu chữ (font) Việt
a. TCVN3 (ABC): mẫu chữ chuẩn cũ theo tiêu chuẩn Việt Nam, tên mẫu chữ
bắt đầu bằng .Vn.
b. VNI: mẫu chữ của VNI-Software, tên mẫu chữ bắt đầu bằng VNI (mẫu
chữ 2 byte mỗi ký tự), hay là tên một tỉnh của Việt Nam như Cantho, Angiang, ...
(mẫu chữ 1 byte mỗi ký tự, loại này ngày nay ít được sử dụng).
c. Unicode: mẫu chữ chuẩn mới theo tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam, tên
mẫu chữ không có đặc điểm riêng gì và chứa các bộ ký tự của nhiều ngôn ngữ cũng
như các ký hiệu đặc biệt. Các mẫu chữ thường hay gặp là Times New Roman,
Arial, Arial Unicode MS, Tahoma, Verdana,... có sẵn trong Windows.
Còn nhiều loại mẫu chữ Việt khác, nhưng ngày càng ít người sử dụng đến.
Các mẫu chữ có loại có chân (serif) hay không chân (sans serif). Bảng dưới
đây là các mẫu chữ với cỡ chữ 24pt, đậm:

Times New Roman Có chân


Arial Không chân
Arial Unicode MS Không chân
Tahoma Không chân
Verdana Không chân
.VnTimes Có chân
VNI-Times Có chân

VNI-Helve Không chân


Trong MS Office, ta có thể dò tên mẫu chữ trong ô chọn mẫu chữ để biết mẫu
chữ đó là có chân hay không chân.

38
5.2 Phần mềm gõ chữ Việt
a. Có khá nhiều phần mềm gõ chữ Việt: VietStar, Vietware, VietKey,
Vniword, ... nhưng hiện nay phổ biến nhất là Unikey (phần mềm miễn phí).
b. Unikey: chép về từ
http://unikey.org/.

Ta chỉ nạp
1. Đã gõ được chữ(có
Unikey Việtthể
khi:
tìm tập tin UniKeyNT.exe, thường trong Program
Files hay Program Files (x86)). [Có khi phải chọn Run as administrator]
2. Trên khay hệ thống, có biểu tượng Unikey là V (nháy chuột trái vào biểu
tượng để chuyển qua lại E và V).
3. Bảng mã chữ Việt phải tương ứng với loại mẫu chữ (font) ta đang dùng
soạn thảo: .Vn – bảng mã TCVN3 (ABC), VNI – bảng mã VNI Windows,
Unicode – bảng mã Unicode (nên dùng Unicode dựng sẵn thay vì Unicode tổ
hợp). Để chọn bảng mã, ta nháy phải lên biểu tượng Unikey trên khay hệ thống,
chọn bảng mã thích hợp hay bảng mã khác.
Bảng mã: Là cách mã hoá ký tự Việt.
Nháy phải vào biểu tượng Unikey ở khay hệ thống, ta thấy bảng lệnh chính
của Unikey (tuỳ giao diện tiếng Anh hay Việt):
Hình 2.20. Bảng lệnh chính của Unikey

Chọn bảng mã khác:


39
Hình 2.21. Chọn bảng mã chữ Việt trong Unikey

Hộp thoại chính của Unikey (Bảng điều khiển/Configuration):


Hình 2.22. Hộp thoại chính của Unikey

40
5.3 Chuyển đổi mã
Dùng hộp thoại Toolkit hay Công cụ.
1. Đánh dấu và chép đoạn văn bản nguồn cần chuyển mã.
2. Mở hộp thoại Công cụ, bật Lựa chọn ta muốn (nếu cần).
3. Chọn mã nguồn (ví dụ: VNI Windows).
4. Chọn mã đích (ví dụ: Unicode UTF-8).
5. Bật Chuyển mã clipboard.
6. Nháy nút Chuyển mã.
7. Sang văn bản đích, định vị con nháy và dán vào.
Hình 2.23. Chuyển đổi mã chữ Việt bằng Unikey

5.4 Cách gõ chữ Việt


a. Chọn cách gõ: Có nhiều cách gõ chữ Việt trong Unikey, nhưng phổ biến
nhất là VNI và Telex.
Chọn cách gõ từ bảng lệnh chính (Input Method/Kiểu gõ):
Hình 2.24. Chọn cách gõ chữ Việt

(Ở điện thoại thông minh: có thể vuốt ngang thanh trắng).


41
b. Cách gõ VNI: dùng các phím số ở ổ phím chính để gõ dấu.
1 2 3 4 5 6 7 8 9
sắc huyền hỏi ngã nặng mũ nón mũ râu mũ trăng gạch đ

Để gõ số sau một nguyên âm, ta gõ phím số đó hai lần.


c. Cách gõ Telex: dùng mã điện tín để gõ dấu.
s f r x j kép w w kép
sắc huyền hỏi ngã nặng mũ nón mũ râu mũ trăng gạch đ
oo → ô w → ư aw → ă dd → đ
ow → ơ
Để gõ chữ đặc biệt sau một nguyên âm, ta gõ chữ đó hai lần.

6 Giới thiệu một số công cụ thông dụng


1. Dùng Total Commander thay cho File Explorer
1. Chép Total Commander
Ta vào trang https://www.ghisler.com/download.htm.
Phần mềm dùng cho Windows, MAC là shareware (dùng thử trước 30 ngày,
nếu ưng, trả tiền sau). Còn phần mềm cho Windows Phone và Android là freeware
(miễn phí). Thậm chí, trang này vẫn còn cho chép bản dùng cho Windows 3.1.
Ngoài ra, vào trang https://www.ghisler.com/addons.htm, ta có thể chép các công cụ
(tools) hay tiện ích kèm thêm (plugins) do các nguồn khác lập trình và cung cấp,
thường miễn phí và có khi có cả mã nguồn.
2. Màn hình Total Commander trên Windows
Màn hình bản sử dụng cho Windows:
Hình 2.25. Màn hình Total Commander trong Windows

42
Hai khung có thể cho hiện hai thư mục khác nhau, nhưng chỉ có một thanh
chọn cho biết đối tượng hiện tại.
Để xử lý cùng lúc nhiều đối tượng, ta đánh/bỏ dấu các mục bằng cách gõ
phím Insert khi mục đó đang có thanh chọn.
6.1.3 Tạo các nút lệnh
Đặc biệt là các nút lệnh cho phép ta gọi chương trình xử lý tập tin đang có
thanh chọn một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Để tạo nút lệnh, nháy phải thanh nút lệnh (Button Bar), chọn Change...
Hình 2.26. Thanh nút lệnh của Total Commander

Ta có thể thêm (Add) nút lệnh mới, sửa (thay đổi chi tiết bên dưới) hay xoá
(Delete) nút lệnh đang chọn.

Một vài ví dụ xác lập nút lệnh:

Gọi 7-Zip xử lý tập tin nén đang có thanh chọn.

43
Gọi Firefox để duyệt các trang web trong tập tin nén .zip.

Gọi Media Player Classic để phát tập tin nhạc/phim.

Thực hiện lệnh DOS có chờ thêm tham đối (dấu ?).

44
6.1.4 Màn hình Total Commander trên Android
Các hình dưới đây đã qua một số điều chỉnh nên không hoàn toàn giống như
thật. Tuỳ theo hướng quay điện thoại, ta có:
Hình 2.27. Màn hình Total Commander trên Android

Các apps đã
Tiện ích chia sẻ
Truyền Wi-Fi
Thêm tiện ích
Thêm nút lệnh
Bảng lệnh chính Chép/Dời
Nén
Đánh dấu chọn Chỉ 1 hàng nút

Qua bên kia


Xếp thứ tự
Xoá Bên kia như bên này

Chuyển qua lại giữa 2 khung: Với màn hình đứng, ta vuốt ngang để sang
khung bên kia, với màn hình ngang, ta vỗ vào bên kia nó sẽ là khung hiện tại và
hiện đủ khung của bên đó. Mọi thao tác chỉ tác động trên khung hiện tại.

45
Đánh dấu chọn: Ngoài nút lệnh đánh dấu chọn nói trên, ta có thể đánh dấu
từng mục bằng cách vỗ nhẹ lên biểu tượng của nó.

Bảng lệnh chính gồm các lệnh:


Help (html) Hướng dẫn
History... Những thư mục truy cập gần nhất
Bookmarks... Ghi nhớ
Search... Tìm kiếm
Exit Kết thúc
New Folder... Tạo thư mục mới
Configure... Định chi tiết cấu hình

Giữ tay lâu trên một tập tin, ta đến bảng lệnh:
Open with Chọn ứng dụng mở tập tin này
Send to Gởi đi
Send to */* Gởi đi
Create link on desktop Tạo lệnh tắt ở màn hình chính
Rename Đổi tên
Copy/Move/Send via Bluetooth Thông qua Bluetooth
Delete Xoá
Edit file Biên tập
Properties Các dặc tính

Giữ tay lâu trên một thư mục, ta đến bảng lệnh:
Play (background) Phát (chế độ nền)
Add to queue Thêm vào danh sách chờ
Open with Chọn ứng dụng mở
Send to Gởi đi
Send to */* Gởi đi
Create link to desktop Tạo lệnh tắt trên màn hình chính
Rename Đổi tên
Copy/Move/Send via Bluetooth Thông qua Bluetooth
Delete Xoá
New text file Tạo tập tin văn bản mới

6.2 Sử dụng chương trình nén/giải nén 7-Zip


Để chép 7-Zip, ta vào trang http://www.7-zip.org/.
7-Zip là phần mềm miễn phí, có khả năng xử lý rất nhiều dạng tập tin nén, kể
cả .zip, .rar, .tar, .gz, .bz2,... và cả các dạng tập tin nén của Microsoft như .chm,
.wim, .cab, .hfs, .hxs, .mvb,... lẫn phần nén nằm trong tập tin lệnh .exe.

Các thành phần của 7-Zip:

46
1. 7-Zip File Manager (7zFM.exe): có giao diện 2 khung gần như Total
Commander, rất dễ sử dụng.

Hình 2.28. Màn hình 7-Zip File Manager

2. 7-Zip Comand Line (7z.exe): công cụ dòng lệnh, hỗ trợ xử lý các tập tin
nén hàng loạt. Dạng lệnh chung sử dụng 7z.exe:
[path\]7z.exe 7zlệnh tậptinnén 7ztuỳchọn
Lệnh Công dụng
a Nén/thêm vào tập tin nén.
d Xoá bớt khỏi tập tin nén.
e Giải nén.
i Hiện các dạng nén có hỗ trợ.
l Liệt kê danh sách trong tập tin nén.
rn Đổi tên các tập tin trong tập tin nén.
t Kiểm tra tập tin nén.
u Cập nhật tập tin nén (thay các tập tin bên trong).
x Giải nén giữ nguyên cấu trúc thư mục.
Một vài tuỳ chọn:
Tuỳ chọn Mô tả
-ad Hiện hộp thoại bằng GUI (7zG.exe).
-o Đặt thư mục chứa các tập tin giải nén.
-p Dùng mật khẩu (ghi liền sau -p)
-r Xử lý cả các thư mục con.
-sfx Tạo tập tin tự giải nén (.exe).
-y Trả lời Yes cho mọi câu hỏi Yes/No.

47
6.3 Bảng ký tự Character Map
Character Map là tiện ích charmap.exe trong thư mục Windows\System32,
được cài sẵn theo Windows. Lệnh tắt định sẵn của nó nằm trong bảng lệnh Start
của Windows, nhóm Windows Accessories.
Hình 2.29. Hộp thoại Character Map

Để chép một ký tự, ta tiến hành:


1. Chọn mẫu chữ (Font) có thể có ký tự ta cần.
2. Dùng thanh trượt dọc dời đến chỗ ký tự đó.
3. Nháy vào ký tự ta cần.
4. Nháy Select để đưa vào ô Characters to copy.
5. Nháy nút Copy để chép vào bộ nhớ tạm.
6. Qua chỗ nhận, dán vào.
Muốn xem mã Unicode, bật Advanced view (7), đọc mã ở dòng cuối hộp
thoại (8), chú ý là mã theo số thập lục phân.
6.4 Các trình duyệt web
Hiện nay, có rất nhiều trình duyệt Web, cả loại kèm trong các hệ điều hành lẫn
ứng dụng độc lập.
Microsoft Edge, Internet Explorer kèm theo Windows. Do đó, chúng có
mức tích hợp nhiều với các thành phần của Windows.
48
Google Chrome của Google, tích hợp với hệ sinh thái Google. Để cài đặt
Chrome, ta vào https://www.google.com/chrome/.
Firefox, Opera là các trình duyệt độc lập, ít bị chi phối của các hệ điều hành
do không phải là thành phần tích hợp. Để cài đặt trình duyệt, ta vào
https://www.mozilla.org/en-US/firefox/new/, hay https://www.opera.com/download.
Nói chung, các trình duyệt Web giúp ta làm được nhiều việc với Internet. Tuy
nhiên, ta cần lưu ý một số chọn lựa định sẵn của trình duyệt sẽ có thể đưa đến
nhiều phiền toái. Đặc biệt, với các tập tin ứng dụng chép từ mạng về, ta có thể chủ
động chọn chỗ lưu hay có cho phép tự động mở hay không. Nháy vào nút mở bảng
lệnh, thường có dạng , kiếm mục Options, ta có thể định lại cách xử lý những
tập tin chép về:
Hình 2.30. Chọn cách trình duyệt xử lý tập tin chép về

Ta nên chọn Always ask... để chủ động chọn chỗ lưu.

Nói chung, chỉ những trường hợp biết rõ an toàn ta mới để Open in..., còn lại
ta nên chọn Save File hay Always ask:

Từ hộp thoại này, ta có thể chọn lưu (Save) hay mở (Open).

49
Ngoài ra, các trình duyệt Web thường cũng cho phép ta cài đặt thêm các tiện
ích phụ (addons, plugins) giúp ngăn chặn quảng cáo, ngăn chặn lạm dụng Web,
chép nhạc/phim từ các website, dùng VPN (Virtual Private Network) để duyệt Web
an toàn hơn,...

5. Sử dụng từ điển Lingoes


Lingoes là phần mềm từ điển và dịch thuật đa ngôn ngữ (trên 80 ngôn ngữ) và
là phần mềm miễn phí cho cá nhân sử dụng không nhằm mục đích thương mại.
1. Cài đặt Lingoes
Vào trang http://www.lingoes.net/en/translator/download.htm, tuỳ theo máy muốn cài là
32 hay 64 bit, ta chọn bản không hay có x64. Ta cũng có thể chép bản cơ động
chạy từ ổ đĩa USB.
Sau khi cài Lingoes, ta có thể chép thêm các từ điển từ trang
http://www.lingoes.net/en/dictionary/index.html.
2. Hộp thoại và bảng lệnh chính
Trên khay Hệ Thống, Lingoes có biểu tượng . Nháy trái trên biểu tượng đó,
Lingoes hiện ra hộp thoại chính. Nháy phải vào sẽ hiện bảng lệnh chính của
Lingoes.
Hình 2.31. Bảng lệnh chính của Lingoes

Mở hộp thoại chính


Tra nhanh trên màn hình
Tra từ được chọn
Tra từ đã chép vào bộ nhớ tạm
Xác lập về từ điển
Xác lập các tiện ích phụ trợ
Xác lập các điều kiện làm việc
Hướng dẫn
Cập nhật trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Đôi nét về Lingoes
Kết thúc Lingoes

50
Hình 2.32. Hộp thoại chính của Lingoes

Từ hộp thoại chính, ta có thể mở bảng lệnh chính (1), tra từ (2) hay xác lập từ
điển, tiện ích hoặc xác lập điều kiện làm việc (3).

6.5.3 Tra từ
Nhập từ ở vùng số (2), bảng danh sách từ phía dưới bên trái sẽ nhảy đến từ
ứng với ta gõ vào:
Hình 2.33. Tra từ trong Lingoes

Sau khi gõ Enter:

51
Ta có thể dùng thanh cuộn dọc để xem qua giải nghĩa của từng từ điển (1) hay
nhảy thẳng đến giải nghĩa của một từ điển ta chọn (2).
Nếu đã xác lập như ở bảng lệnh chính trên, khi ta đánh dấu hay nháy đôi một
từ trên tài liệu, màn hình tra nhanh của Lingoes xuất hiện: (trừ tài liệu đã cấm đánh
dấu, chép từ)

Ta có thể dùng thanh cuộn dọc để xem qua giải nghĩa của từng từ điển (1) hay
sửa lại từ muốn tra (2).

52
6.5.4 Quản lý từ điển
Hình 2.34. Quản lý từ điển trong Lingoes
Các từ điển đã cài Cài thêm Loại bớt

Các từ điển khi tra ở hộp thoại chính

Các từ điển khi tra nhanh


Bớt từ điển

Thứ tự từ điển khi tra


Thêm từ điển đã cài

6.5.5 Xác lập điều kiện làm việc

Tra khi đánh dấu từ

Tra khi nháy đôi từ

53
6.5.6 Từ điển Lingoes trên điện thoại thông minh
Hình 2.35. Màn hình Lingoes trên Android

Tra nhanh

Thứ tự từ điển

Chép thêm từ điển

Quản lý từ điển

Xác lập điều kiện

Màn hình chính trên chỉ giữ lại vài mục. Thường ta chỉ chọn Quick Translate
để sử dụng từ điển.
Mỗi khi giữ tay trên một từ và chọn Copy, màn hình tra từ của Lingoes sẽ
xuất hiện sau khi vỗ :
Hình 2.36. Tra từ trong Lingoes trên Android

Ta vuốt ngang khung giải nghĩa để xem phần giải nghĩa của từ điển khác (1).
Ngoài ra ta có thể thay đổi từ điển nào hiện đầu tiên (2), hiện màn hình chính qua
lệnh Open Lingoes dictionary (3), rê đổi chỗ hộp thoại (4) hay rê thay đổi kích
thước hộp thoại (5).
54
Màn hình xác lập điều kiện làm việc (chỉ vài mục):
Hình 2.37. Điều kiện làm việc của Lingoes trên Android

Bộ màu làm việc

Chép từ để tra

Cỡ chữ từ điển

Thư mục chứa từ điển chép về

Phiên bản Lingoes

Lưu ý là bản Lingoes trên điện thoại không phải miễn phí. Ta có thể tìm và cài
đặt Lingoes trên Internet hay Google Play Store.
6.6 Các phần mềm cơ động (portable)
Là các phần mềm đã được điều chỉnh để có thể chạy từ ổ đĩa USB hay các ổ
đĩa cơ động khác. Đa số các phần mềm này có gốc là phần mềm miễn phí, một số
là phần mềm thương mại nhưng phiên bản cũ.
Để chép phần mềm cơ động, ta vào chọn phần mềm từ trang
https://portableapps.com/apps. Trang này liệt kê khá nhiều phần mềm đã chỉnh sửa để có thể chỉ cần
chép mà không cần cài đặt hoặc chỉ cần cài đặt một lần. Các phần mềm này hầu
như không dùng đến các thư mục trong ổ đĩa hệ thống (ổ đĩa cài hệ điều hành). Các
tập tin trong thư mục đã cài đủ để phần mềm hoạt động. Ta có thể cài một số phần
mềm cơ động ưa thích lên một ổ đĩa USB và cắm ổ đĩa đó vào bất cứ máy nào cũng
có thể sử dụng được. Dĩ nhiên, có một số phần mềm không thể chạy trên máy có hệ
điều hành quá lạc hậu.

55
Bài Tập Lượng Giá

Lý Thuyết
1. Để gõ được chữ Việt bằng Unikey, ta phải đáp ứng mấy điều kiện:
a. 1.
b. 2.
c. 3.
d. 4.
2.Trên File Explorer, tập tin notepad.exe đang có thanh chọn. Ta có thể dùng File
Explorer để thay đổi các thuộc tính sau đây của tập tin notepad.exe:
a. Chỉ Read-only.
b. Chỉ Hidden.
c. Hidden và Read-only.
d. Hidden và System.
3.Khi thanh chọn ở This PC trong khung trái của File Explorer, các băng công cụ
trên File Explorer gồm:
a. File, Home, Network, Devices.
b. Home, View, Share, Drive Tools.
c. File, Computer, View, Drive Tools.
d. File, Share, View, Drive Tools.
4. Công dụng của lệnh ATTRIB là:
a. Chép hay xoá các tập tin.
b. Thêm hay bớt kích thước các tập tin.
c. Hiện hay thay đổi thuộc tính các tập tin.
d. Chép hay dời các tập tin.
5. Phím tắt để mở File Explorer:
a. Ctrl-E.
b. Shift-E.
c. -E.
d. -X.

Thực Hành
1. Trên thư mục gốc ổ đĩa D:, tạo thư mục con BaiTap bằng File Explorer, rồi ra
Command Prompt tạo thư mục đó bằng lệnh MD.
2. Chuyển mã hai câu hỏi này từ Unicode sang VNI Windows. Thử lại bằng cách
dán vào Word và chọn mẫu chữ thích hợp.

56
3. Mở Calculator (Windows\System32\calc.exe), hiện máy tính theo
chế độ đổi cơ số (Scientific hay Programmer)
a. Chuyển các số thập phân sau đây thành số nhị phân (Bin), thập lục
phân (Hex): 8, 32, 15, 125.
b. Chuyển các số nhị phân sau đây thành số thập phân (Dec): 1010,
111, 1100, 1011 0101.
c. Chuyển các số thập lục phân thành thập phân: ABCD, 142C, FFFF,
C0F098.
4. Vào Notepad, soạn tập tin NoAutorun.reg với nội dung:
REGEDIT4
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\p
olicies\Explorer]
"NoDriveTypeAutoRun"=dword:000000ff
"HonorAutorunSetting"=dword:00000001
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows
NT\CurrentVersion\IniFileMapping\Autorun.inf]
@="@SYS:DoesNotExist"
Lưu tập tin và thoát Notepad xong, từ Total Commander hay Windows
Explorer, nháy đôi vào tập tin này.
5. Chuyển mã chữ Việt cho các đoạn văn bản từ các tập tin MaViet_1-
2.docx, MaViet_3.rtf và MaViet_4.txt, rồi bổ sung vào các phần còn
thiếu của tập tin VanBanChinh.docx.
a. Cần xác định rõ các bảng mã chữ Việt thích hợp.
b. Chuyển mã tập tin MaViet_1-2.docx bằng cách sao chép.
c. Chuyển mã các tập tin MaViet_3.rtf và MaViet_4.txt bằng cách
chuyển mã tập tin trên đĩa.

60
EXCEL

Nguyễn Trọng Hiến (hiennt@pnt.edu.vn)

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 1 / 29


NỘI DUNG CHÍNH

Giới thiệu sơ lược về Excel


Định dạng bảng tính
Một số hàm cơ bản
Một số thao tác với dữ liệu NC
Vẽ biểu đồ
Định dạng trang in
Bảo vệ bảng tính

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 2 / 29


GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ EXCEL

Excel (Microsoft Excel) là chương trình xử lý bảng tính


Nằm trong bộ Microsoft Office (hãng Microsoft)
Các phiên bản
Windows: 3.0 - 95 - 97 - 2000 - XP - 2003 - 2007 - 2010 - 2013 - 2016
Mac OS: 98 - 2001 - X - 2004 - 2008 - 2011 - 2016

https : //vi.wikipedia.org /wiki/Microsoft_Excel (truy cập 9-2-2017)

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 3 / 29


CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 4 / 29


File Tab

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 5 / 29


CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 6 / 29


Ô (CELL), ĐỊA CHỈ Ô

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 7 / 29


THAO TÁC VỚI SHEET

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 8 / 29


THAO TÁC VỚI DÒNG, CỘT

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 9 / 29


THAO TÁC DỮ LIỆU (Nhập, sửa)
Nhập dữ liệu (nhập số tự động, công thức, xuống dòng, ...), lưu ý:
Kiểu chuỗi: bắt đầu bởi chữ cái hoặc các ký tự đặc biệt. Tự canh trái
trong ô. Thêm dấu (‘) để chuyển dữ liệu khác về kiểu chuỗi.
Kiểu số: các giá trị ngày tháng, thời gian, tiền tệ, phần trăm, ...Tự
canh phải trong ô.
Kiểu công thức: Bắt đầu bởi các dấu: =, +, -, * (thường nhất là sử
dụng dấu =).

Chỉnh sửa dữ liệu: Click đúp chuột vào ô cần sửa hay nhấn F2 hay
sửa trên Formula Bar

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 10 / 29


THAO TÁC DỮ LIỆU (Định dạng nhanh)

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 11 / 29


THAO TÁC DỮ LIỆU (Format Cells)
Chọn đối tượng, click phải chuột, chọn Format Cells

Lưu ý: Định dạng ngày tháng năm trong Control Panel trước khi
làm việc với Excel.

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 12 / 29


THAO TÁC DỮ LIỆU

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 13 / 29


THAO TÁC DỮ LIỆU (Paste special)

1 Chọn dữ liệu ban đầu, click vào Copy


2 Click phải tại ô (vùng ô) muốn dán, chọn Paste special để lựa chọn
cách dán dữ liệu

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 14 / 29


MỘT SỐ LƯU Ý
Địa chỉ tuyệt đối:
Không đổi khi sao chép hay di chuyển (khác với địa chỉ tương đối)
Cách viết: $<tiêu đề cột>$<tiêu đề dòng>
F4: chuyển đổi qua lại giữa địa chỉ tuyệt đối và tương đối
Chức năng Help

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 15 / 29


NHÓM HÀM CƠ BẢN VỀ TÍNH TOÁN
1 Tính tổng =SUM(number1,[number2],...]), trong đó
number1,[number2] là
Giá trị cụ thể hoặc một vùng hoặc địa chỉ ô
Một vùng
Địa chỉ ô
2 Làm tròn =ROUND(number, num_digits)
num_digits = 0: Phần nguyên
num_digits> 0: Làm tròn tới n số sau dấu ngăn cách thập phân
num_digits < 0: Làm tròn tới n số trước dấu ngăn cách thập phân
3 Khám phá các hàm: Max, Min, Average, Rank, Count, Counta,
Int, Mod, Sqrt, Abs, Stdev, Median, Mode với chức năng Help

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 16 / 29


NHÓM HÀM CƠ BẢN VỀ CHUỖI
Hàm trích kí tự từ bên trái = LEFT(text, [num_chars])
text: Chuỗi kí tự cụ thể hoặc địa chỉ ô
[num_chars]: Số kí tự trích ra
Nhóm hàm: Right, Mid
Nhóm hàm: UPPER, lower, Proper
Nhóm hàm: Len, Text, Value

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 17 / 29


NHÓM HÀM CƠ BẢN VỀ THỜI GIAN
Giá trị ô A2 là 22:40:50 (tức là 22 giờ 40 phút 50 giây)
=HOUR(A2) => 22
=MINUTE(A2) => 40
=SECOND(A2) => 50
Giá trị ô A2 là 22/04/2016 (tức là ngày 22 tháng 4 năm 2016)
=DAY(A2) => 22
=MONTH(A2) => 4
=YEAR(A2) => 2016
=Now() => Ngày giờ hiện hành
=Today() => Ngày hiện hành
=Weekday => Ngày trong tuần
=Date (year, month, day) => Ngày tháng năm đã được định dạng

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 18 / 29


NHÓM HÀM LOGIC
Hàm điều kiện = IF(logical_test, [value_if _true], [value_if _false])
logical_test: Mệnh đề luận lý
value_if _true, value_if _false: Biểu thức, số, hằng số, chuỗi hay
mệnh đề luận lý
VD1 =IF(2=3,"A","B") => B
VD2 =IF(2<3,"A","B") => A
Nhóm hàm logic
Hàm =AND(logical1, [logical2], ...), cho kết quả TRUE khi tất cả:
logical1, logical2, ... TRUE
Hàm =OR(logical1, [logical2], ...), cho kết quả FALSE khi tất cả:
logical1, logical2, ... FALSE
Hàm =NOT(logical), phủ định của logical
Mở rộng nhóm hàm 1: Sumif, sumifs, countif, countifs
Mở rộng nhóm hàm 2: Dsum, dcount, dcounta, dmax, dmin, daverage

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 19 / 29


NHÓM HÀM DÒ TÌM
Hàm =VLOOKUP(lookup_value, table_array , col_index_num,
[range_lookup])
lookup_value: Giá trị đem ra dò tìm
table_array : Bảng dùng cho dò tìm
col_index_num: Cột của bảng dò tìm sẽ trả kết quả
range_lookup: Cách dò tìm (1 (tương đối): cột dò tìm phải sắp xếp
theo thứ tự tăng dần, 0 (tuyệt đối): ngược lại)
Hàm =HLOOKUP(lookup_value, table_array , row_index_num,
[range_lookup])
Hàm =MATCH(lookup_value, lookup_array , [match_type])
Hàm =INDEX(array , row _num, [column_num])

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 20 / 29


NHẬP DỮ LIỆU NC

Freeze Panes
Data validation
Form
Mod(row(),2)>0

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 21 / 29


SẮP XẾP, LỌC, TÌM KIẾM, THAY THẾ

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 22 / 29


GIỚI THIỆU CỘNG CỤ SUBTOTAL, PIVOT TABLE

DATA=> SUBTOTAL: Tính toán cho một nhóm trong danh sách
INSERT=>PIVOT TABLE: Tóm tắt, phân tích, tìm hiểu và trình bày
dữ liệu

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 23 / 29


MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 24 / 29


VẼ BIỂU ĐỒ

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 25 / 29


VẼ BIỂU ĐỒ (Design)

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 26 / 29


VẼ BIỂU ĐỒ (Layout)

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 27 / 29


ĐỊNH DẠNG TRANG IN

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 28 / 29


BẢO VỆ BẢNG TÍNH

NTH (tronghien_ht97@yahoo.com) Excel (2017) 29 / 29

You might also like