You are on page 1of 3

Chương 6: Chính sách giá

Mức hiểu
1. Đối với một sản phẩm, lượng cầu càng ít co giãn thì người bán:
A. Càng thúc đẩy bán ra. B. Càng có điều kiện giảm giá.
C. Càng có điều kiện nâng giá. D. Càng không có điều kiện nâng hoặc giảm giá
2. Xem xét từ góc độ chiến lược sản phẩm, để thâm nhập thị trường doanh nghiệp cần:
A. Giảm giá bán sản phẩm.
B. Giảm chi phí để tăng lợi nhuận.
C. Làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt với sản phẩm cạnh tranh.
D. Làm cho sản phẩm có chất lượng cao hơn.
3. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định giá của doanh nghiệp bao gồm:
A. Mục tiêu marketing.
B. Mục tiêu marketing và việc sử dụng tổng hợp các biến số marketing - mix.
C. Mục tiêu marketing, chi phí sản xuất và các biến số marketing – mix.
D. Chi phí sản xuất.
4. Các quyết định giá của doanh nghiệp không cần xem xét đến:
A. Tính dễ phân biệt của sản phẩm.
B. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
C. Giá sản phẩm độc quyền khác biệt với sản phẩm của doanh nghiệp.
D. Không phương án nào là đúng
5. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu sẽ bằng:
A. Chi phí đơn vị công với lãi dự kiến.
B. Chi phí đơn vị cộng với lãi mong muốn tính trên vốn đầu tư của một đơn vị sản
phẩm tiêu thụ.
C. Chi phí đơn vị công với lãi mong muốn.
D. Chi phí đơn vi cộng lợi nhuận định mức.
6. Mục tiêu marketing của doanh nghiệp là dẫn đầu thị phần thì chiến lược giá tương ứng
của doanh nghiệp có thể là:
A. Chiến lược giá cao nhất có thể được.
B. Chiếc lược giá hàng hoá thấp nhất có thể được.
C. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu.
D. Định giá hàng hoá tương ứng với chất lượng sản phẩm.
7. Mức tiêu thụ sản phẩm bảo đảm doanh nghiệp hoà vốn sẽ là:
A. Thương số của tổng chi phí cố định và giá bán sản phẩm
B. Thương số của tổng chi phí cố định và hiệu số của giá bán và chi phí biến đổi đơn
vị.
C. Thương số của tổng chi phí cố định chi phí biến đổi cộng giá thành.
D. Thương số của tổng chi phí cố định và giá thành đơn vị.

Mức vận dụng


8. Một doanh nghiệp đặt giá bán sản phẩm là 25.000 VND, chiết giá cho người bán buôn
là 20%, nhân viên bán hàng được trả hoa hồng 2000 VND một sản phẩm tiêu thụ, chi phí
biến đổi 2500 VND và chi phí cố định 5500 VND một đơn vị sản phẩm, các chi phí
marketing khác là 4000 VND một đơn vị tiêu thụ. Lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm
tiêu thụ là:
A. 9500 VND. B. 1000 VND. C. 5000 VND. D. 6000 VND.
9. Điều kiện nào sau đây thích hợp nhất cho doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá “Hớt
váng sữa”
A. Đường cầu thị trường ít co giãn
B. Sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng trong PLC của nó.
C. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược kinh doanh đa mục tiêu.
D. Doanh nghiệp có sản phẩm độc đáo, được bảo vệ bản quyền.
10. Phương pháp định giá dựa vào chi phí có nhược điểm cơ bản nhất là:
A. Doanh nghiệp có thể bị lỗ.
B. Không tính đến nhu cầu của thị trường.
C. Chi phí cố định trung bình giảm khi sản phẩm sản xuất tăng.
D. Chi phí sản xuất tăng giảm ở các mức sản lượng khác nhau.
11. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp định giá theo chi phí là:
A. Thường dẫn đến thua lỗ hơn là tạo ra lợi nhuận.
B. Chi phí sản xuất tăng khi sản lượng tăng.
C. Chi phí biến đổi tăng khi sản lượng tăng.
D. Không tính đến nhu cầu thị trường.
12. Điều đầu tiên phải thực hiện khi định giá bán sản phẩm của một doanh nghiệp là:
A. Ước lượng chi phí. B. Xác định lượng cầu.
C. Phân tích giá của hãng cạnh tranh. D. Chọn mục tiêu định giá.
13. Công ty Hapco có chi phí cố định là 500.000 USD, chi phí biến đổi là 20 USD/sản
phẩm, Công ty dự định bán 50 USD/sản phẩm . Công ty phải bán bao nhiêu sản phẩm thì
mới hoà vốn.
A. 21.667 sản phẩm B. 10.000 sản phẩm
C. 18.333 sản phẩm D. 16.667 sản phẩm.
14. Khi mua hàng tại một cửa hàng, anh/chị nhận thấy các loại Cà vạt đều ghi giá 12.500
đồng, 18.500 đồng và 24.500 đồng. Cửa hàng này đã sử dụng phương pháp định giá:
A. Định giá theo nhóm sản phẩm.
B. Định giá theo phương pháp chất lượng - giá cả.
C. Định giá theo phương pháp chi phí cộng thêm.
D. Định giá theo mức giá hiện hành.
15. Giả sử một doanh nghiệp bán 1 triệu đơn vị sản phẩm với giá bán là 10 USD/sản phẩm.
Chi phí biến đổi là 2 USD/sản phẩm. Chi phí marketing là 4 triệu USD. Chi phí cố định là 2
triệu USD. Lợi nhuận trước thuế là:
A. 1 triệu USD. B. 1,5 triệu USD.
C. 2 triệu USD. D. 2,5 triệu USD.
16. Chi phí trung bình là 16.000 đồng/ sản phẩm, doanh nghiệp muốn có mức lãi là 20%
trên giá bán. Vậy giá bán dự kiến sẽ là:
A. 15.000 đồng/sản phẩm B. 17.500 đồng/sản phẩm
C. 20.000 đồng/sản phẩm D. 22.500 đồng/sản phẩm
17. Doanh nghiệp nên chủ động cắt giảm giá bán sản phẩm trong các tình huống sau,
ngoại trừ:
A. Do nạn “lạm phát chi phí” B. Do dư thừa năng lực sản xuất.
C. Do tỷ phần thị trường giảm sút. D. Do mục đích khống chế thị trường.
18. Nếu một doanh nghiệp nâng giá bán sản phẩm lên 3% thì nhu cầu về sản phẩm của
khách hàng giảm xuống 3%, Độ co giãn của cầu đối với giá sẽ là:
A. Co giãn đơn vị. B. Không co giãn.
C. Nhạy cảm với giá. D. Không nhạy cảm với giá
19. Phương pháp định giá sát nhất với giá cả của người cạnh tranh là:
A. Định giá theo thị trường
B. Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng
C. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
D. Định giá theo mức giá hiện hành
20. Tất cả những điều sau đây có thể buộc doanh nghiệp phải giảm giá bán sản phẩm,
ngoại trừ:
A. Dư thừa khả năng sản xuất sản phẩm
B. Thực hiện phương pháp quản lý chi phí thấp
C. Sự trung thành của khách hàng với thương hiệu sản phẩm giảm sút
D. Giảm bớt thị phần trong thời kỳ kinh tế bị suy thoái
21. Điều nào sau đây đúng với chiến lược giá theo chủng loại hàng hoá?
A. Giá trả cho phần sản phẩm tối thiểu bắt buộc và phần sản phẩm tiêu dùng thêm
trong một chủng loại hàng hoá
B. Giá cho sản phẩm cùng loại với chất lượng khác nhau
C. Giá cho sản phẩm chính và sản phẩm phụ trong một chủng loại hàng hoá
D. Giá cho sản phẩm chính và sản phẩm kèm theo bắt buộc
22. Một doanh nghiệp tung sản phẩm mới ra thị trường và sử dụng chiến lược giá "Hớt
phần ngon" thì xu hướng sẽ là:
A. Duy trì giá đó cho đến khi sản phẩm bị loại khỏi thị trường
B. Duy trì giá đó cho đến khi có sản phẩm mới thay thế
C. Duy trì giá đó cho đến khi có sản phẩm cạnh tranh
D. Duy trì giá đó cho đến khi tiêu thụ chậm lại thì giảm giá

You might also like