You are on page 1of 5

PHẦN III: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Câu 1: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân


1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó
a) Khái niệm:
- Về phương thức lao động của giai cấp công nhân: Giai cấp CN là tập đoàn xã hội lao
động 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong các nhà máy, xí nghiệp gắn với lực lượng sản xuất
hiện đại ngày càng có tính xã hội hóa cao.
- Về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất TBCN: Trong xã hội
TB, giai cấp Cn không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống
và bị bóc lột giá trị thặng dư. Đặc trưng này khiến giai cấp CN đối kháng với gia cấp tư sản.
- Giai cấp CN là 1 tập đoàn chính trị ổn định, hình thành và phát triển gắn liền với sự
hình thành của nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng của lực lượng sản
xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến, trực tiếp hoặc
gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ
xã hội, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội.
- Ở các nước TBCN, giai cấp CN là những người không có hoặc về cơ bản là không có
TLSX, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư.
- Ở các nước XHCN, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản
xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích
chính đáng của bản thân họ.
b) Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Khi phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ đại, đó là
quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, đã chứng minh một cách khoa học
rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và cũng khẳng định giai
cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ
mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột,
nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân chỉ có thể thoát
khỏi ách áp bức bằng con đường đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, bằng con đường thủ
tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Bằng
cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người, chẳng những
tự giải phóng mình, mà còn giải phóng cả các tầng lớp lao động khác, giải phóng dân tộc và
giải phóng toàn thể nhân loại.
2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế - xã hội khách quan và
những đặc điểm chính trị - xã hội của nó quy định:
- Dưới chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai cấp công nhân
ra đời và từng bước phát triển. Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất
của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao. Đây là giai cấp tiên tiến nhất, là lực lượng
quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo
xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, là giai cấp tiêu biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử trong thời đại ngày nay.
- Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất nên
buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị
thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động. Họ bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột và
ngày càng bị bần cùng hóa cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Do đó, mâu thuẫn giữa
giai cấp công nhân với giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối kháng, cơ bản, không thể điều hòa
trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần
cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Những điều kiện sinh
hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể giải phóng mình bằng cách giải phóng
toàn thể nhân loại khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì
ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân trở thành giai
cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ có khả năng thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó. Đó
là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và xây dựng xã hội
mới. Đó là khả năng đoàn kết với các giai cấp lao động khác chống chủ nghĩa tư bản. Đó là
khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế
chống chủ nghĩa đế quốc.
Vì vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập
với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn
và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản
phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.

Câu 2: Cách mạng xã hội chủ nghĩa


1. Nguyên nhân của cuộc cách mạng XHCN
Cũng như tất cả các cuộc cách mạng xã hội đã từng xảy ra trong lịch sử, cuộc cách
mạng XHCN diễn ra là kết quả của quá trình mẫu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và trình độ của
lực lượng sản xuất đã đượ xã hội hóa cao, mà biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản. Nhưng để cuộc cách mạng XHCN diễn ra thành công và giành
thắng lợi thì nó cần hội tụ đủ cả nhân tố khách quan và sự chín muồi của các nhân tố chủ quan.
CN Mác – Lenin cho rằng, nguyên nhân xâu xa của cuộc CM XH là do sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi
thời, kìm hãm nó và tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới
tiên tiến hơn. Do vậy, dưới CNTB, nhất là khi máy hơi nước ra đời làm cho lực lượng sản xuất
ngày càng phát triển, ngày càng mang tính chất xã hội hóa cao; dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ
sản xuất mang tính chất TBCN về tư liệu sản xuất.
Biểu hiện của mâu thuẫn trên, trong lĩnh vực kinh tế là tính tổ chức, tính kế hoạch trong
từng doanh nghiệp ngày càng tăng với tính tổ chức của sản xuất toàn xã hội do tính cạnh tranh
của nền sản xuất hàng hóa TBCN gây ra. Quy luật cạnh tranh, tính chất vô chính phủ trong sản
xuất dẫn tới khủng hoảng thừa, buộc một số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, khi sản xuất
đình trệ, công nhân không có việc làm, họ đã đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Để
khắc phục tình trạng đó, nhà nước tư bản ngày càng can thiệp sâu vào kinh tế, bằng việc quốc
hữu hóa một số ngành khi khó khăn, tư hữu hóa khi thuận lợi.
2. Nội dung và đặc điểm của cách mạng XHCN
* Nội dung: Cuộc cách mạng XHCN được diễn ra và tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế và đến văn hóa, tư tưởng. Đó là cuộc cách mạng mang
tính toàn diện
- Trên lĩnh vực chính trị: giai cấp vô sản sử dụng bạo lực chính trị để xóa bỏ nền chuyên
chính của giai cấp tư sản từ đó thiết lập nền chuyên chính cho giai cấp vô sản.
- Trên lĩnh vực kinh tế: giai cấp vô sản sử dụng ưu thế chính trị của mình tước đoạt mọi
tư liệu sản xuất trong tay giai cấp tư sản, từ đó tiến hành cải tạo nền kinh tế của chế độ xã hội
cũ, xây dựng nền kinh tế của chế độ xã hội mới, chế độ XHCN và CSCN.
- Trên lĩnh vực, văn hóa – tư tưởng: giai cấp vô sản tiến hành xây dựng nền văn hóa
mới, hệ tư tưởng mới, con người mới – con người XHCN
* Đặc điểm:
- Là cuộc cách mạng xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người.
- Là cuộc cách mạng thiết lập lợi ích của thiểu số đối với đa số.
- Là cuộc cách mạng mang tính lâu dài, khó khăn và phức tạp
- Là cuộc cách mạng mang tính nhân dân và tính quốc tế sâu sắc

Câu 3+4: Tính tất yếu, đặc điểm của thời kì quá độ lên CNXH. Liên hệ Việt Nam
1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Một là, bất kỳ quá trình chuyển biến từ một xã hội này lên một xã hội khác đều nhất định
phải trải qua một hời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Đó là thời kì còn có sự đan xen lẫn nhau giữa
các yếu tố mới và cũ trong cuộc đấu tranh với nhau. Hơn nữa, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội là một bước nhảy lớn và căn bản về chất so với các quá trình thay thế từ xã hội cũ
lên xã hội mới đã từng diễn ra trong lịch sử thì thời kỳ quá độ lại càng là một tất yếu, thậm chí
có thể kéo dài.
Hai là, sự ra đời của một xã hội mới bao giờ cũng có những sự kế thừa nhất định từ những
nhân tố do xã hội cũ tạo ra. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội mặc dù cũng là nền sản xuất
đại công nghiệp nhưng đó là nền sản xuất đại công nghiệp xã hội chủ nghĩa chứ không phải là
nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Do đó nó cũng cần phải có thời kỳ quá độ của bước cải
tạo, kế thừa và tái cấu trúc nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa
tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản, dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự
hình thành các quan hệ xã hội mới xã hội chủ nghĩa, do vậy cũng cần phải có thời gian nhất
định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức
tạp. Với tư cách là người chủ của xã hội mới, giai cấp công nhân cần phải có thời gian để từng
bước làm quen với công việc đó.
2. Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá dộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại
những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan
hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
+ Trên lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tến hàng hóa nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở
khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ
chức kinh tế đa dạng, trong đó thành phần kinh tế XHCN giữ vai trò chủ đạo trong nền KTQD.
+ Trên lĩnh vực chính trị: Nền chuyên chính của giai cấp vô sản đã được thiết lạp. Giai cấp
vô sản đang ra sức xây dựng, bảo vệ, duy trì và phát triển nền chuyên chính vô sản đó.
+ Trên lĩnh vực cơ cấu xã hội: thời kì quá độ là thời kì còn tồn tại 1 cơ cấu xã hội giai cấp đa
dạng, phức tạp, trong đó có nhiều giai cấp mà lợi ích căn bản đối lập nhau.
+ Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá: tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hoá khác nhau. Bên
cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông,…Trên
lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu tranh với
nhau.
3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt
Nam: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và năm 1975
trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp. Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn
cứ sau:
+ Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng, ở những nước nghèo nàn
lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không
phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Lào...
+ Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta, trong quá trình phát triển của
cách mạng Việt Nam, con đương quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản trước hết là
sự lựa chọn của chính Đảng ta. Cùng với sự lựa chọn của Đảng ta là sự lựa chọn của chính
nhân dân lao động nước ta khi theo Đảng làm cách mạng là muốn có cuộc đời ấm no, hạnh
phúc. Để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân không có con đường nào khác là con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, mặc dù trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển về kinh tế,
chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đỗ ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng Đảng ta vẫn khẳng định đi
lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường duy nhất đúng đắn. Chủ nghĩa xã hội vẫn là khuynh
hướng phát triển khách quan của thời đại. Nó không chỉ là lý tưởng mà là hiện thực sinh động
trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
- Những phương hướng - nhiệm vụ cơ bản xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức làm nền
tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
+ Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn
liền với phát triển một nền công nghiệp toàn diện, không ngừng nâng cao năng suất lao động
xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
+ Ba là, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa
dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
+ Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị tri chủ đạo trong đời sống tinh thần xã
hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp, xây dựng một xã hội dân chủ,
văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người.
+ Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân
tộc thống nhất. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các
nước, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
+ Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam.
+ Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm
nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.

You might also like