You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ_ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA …TIẾNG ANH…………..


----

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA


VIỆT NAM

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ
VẤN ĐỀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA NGOẠI NHẬP TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC
CỦA VIỆT NAM TỪ ĐÓ CÓ NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ CÓ THỂ GÌN GIỮ ĐƯỢC
NHỮNG NÉT VĂN HÓA TỐT ĐẸP CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG LĨNH VỰC
NÀY.

Giáo viên hướng dẫn : PHẠM THỊ TÚ TRINH


Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH_411210423
Lớp : 21CNA08

Ngày 5, tháng 3, năm 2022


Mục lục
MỞ ĐẦU

Từ xa xưa đến nay, Việt Nam ta vẫn luôn cố gắng để xây dựng một đất
nước trở nên hùng mạnh phát triển hơn về mọi mặt trong cuộc sống chẳng hạn
như về kinh tế, chính trị, y học, quân sự ... để có thể cùng hội nhập và phát
triển với các nước trên thế giới nhưng song song với việc phát triển đó, ta cũng
cần phải cố gắng để gìn gữ và phát huy tốt những bản sắc dân tộc mà ông cha
ta đã tạo nên và lưu truyền cho đến ngày nay, để tạo ra nền văn hóa văn minh
và độc đáo cho riêng mình với nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như là ẩm
thực, trang phục ,nhà ở...Mà một trong những yếu tố văn hóa truyền thống đã
được lưu truyền và phát huy rất tốt cho đến ngày nay đó là Văn hóa ẩm thực
Việt Nam ta.
Ẩm thực được coi là một yếu tố hết sức quan trong đối với mỗi người dân
nói riêng và cho một đất nước nói chung. Theo từng thời kì lịch sử, ẩm thực đã
trải qua biết bao lần đổi mới, biến đổi để dần phù hợp hơn, đáp ứng được nhu
cầu của con người lúc bấy giờ vì vậy mà đã tạo nên được một nền văn hóa ẩm
thực với những nét đặt trưng vốn có mà làm cho ẩm thực Việt Nam trở nên hết
sức phong phú, độc đáo hơn đối với các nước trên thế giới.
Từ những nét đặt trưng của văn hóa ẩm thực việt nam truyền thống đó, để
góp phần nhìn lại những giá trị văn hóa về nền ẩm thực nước nhà mà ông cha ta
đã đúc kết từ hàng ngàn năm trước đến nay, em xin làm đề tài “dựa vào những
đặt điểm của văn hóa ẩm thực Việt Nam truyền thống để trình bày về những
đặt điểm của văn hóa ẩm thực việt nam hiện nay và đánh giá về vấn đề tiếp
biến văn hóa ngoại nhập trong văn hóa ẩm thực của việt nam từ đó nêu lên
những ý kiến, đề xuất về biện pháp để có thể giữ gìn được những nét văn hóa
tốt đẹp về nền ẩm thực này của người Việt Nam ta. Thông qua bài tiểu luận,
việc nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp bản thân em được học tập, tiếp thu và bổ
sung những kiến thức cần thiết, còn thiếu sót trong quá trình học tập của mình
cũng như trong đời sống hàng ngày. Em rất mong nhận được những đóng góp ý
kiến từ cô và các bạn để có thể ngày càng hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM HIỆN NAY
Một số khái niệm về nền văn hóa ẩm thực
Văn Hóa, Ẩm Thực và Văn Hóa Ẩm Thực là gì ?
Văn hóa là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa hết sức phong phú và phức
tạp. Người ta có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong
qua trình lao động, sáng tạo (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi
phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng
tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động
vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc
người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.
Ẩm thực là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực
hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, hay nói đơn giản
hơn là ăn và uống vốn là chuyện hằng ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường.
Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với những mức
độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trong việc ăn uống, Ngày
nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao
hơn, ẩm thực cũng nhờ vào đó mà trở nên hoàn thiện hơn Mở rộng ra thì ẩm
thực có nghĩa là một nền văn hóa ăn uống của một dân tộc, đã trở thành một tập
tục, thói quen. Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả
mặt "văn hóa tinh thần" một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt cách.
Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể
hiểu thêm về lịch sử và con người của đất nước ấy. Qua đó góp phần nâng cao
vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi chúng ta.
Ăn -uống là một nhu cầu cơ bản của con người từ thời nguyên thuuyr
đến nay: ăn -mặc-ở-đi lại : đó là 4 nhu cầu vật chất cơ bản của loài người. Ăn
để mà sống. Ẩm thực là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống.
Một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật
chất, tinh thần, tri thức, tình cảm... khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một
cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia... Nhất là đối với người
Việt Nam, Khi xem xét văn hóa ẩm thực phỉa xem xét ở hai góc độ: văn hóa
vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hóa tinh thần (là cách ứng xử, giao tiếp
trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm
linh... của các món ăn). Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể
hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép
tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Ẩm Thực Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên
lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt
trên đất nước Việt Nam. Đặc trưng với sự trung dung trong cách phối trộn
nguyên liệu. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm
thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn
phổ biến trong cộng đồng người Việt. Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon
tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm
thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, cũng không thiên về bày biện
có tính thẩm mỹ cao mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn
được ngon, bởi vậy mà đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh
với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới.

Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam Truyền Thống

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, do vậy mà đất nước ta là một
trong những đất nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Trong văn hoá ẩm thực
Việt Nam từ xa xưa nguyên liệu chính không thể thiếu, được sử dụng trong các
món ăn người Việt là gạo và các chế phẩm từ gạo như bún, phở, hủ tiếu…

Cây lúa là vật được thờ cúng trong nhiều đình chùa của Việt Nam. Nó được
cho là bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng lâu đời nhất ở Việt
Nam. Cây lúa không chỉ là hạnh phúc, nó thực sự hình thành nên tiếng Việt.

Theo đó, ẩm thực Việt Nam thời xưa đến tận ngày nay vẫn coi cây lúa là
trung tâm của vạn vật, giống như mặt trời nằm ở trung tâm của cả hành tinh
mặt trời. Có nhiều món ăn chính, món ăn vặt được chế biến từ gạo và được
biến tấu dần để phù hợp theo sự phát triển của đất nước chẳng hạn như: cơm
trắng, cháo, sủi cảo, bánh chưng, bánh tét nổi tiếng và các món ăn làm từ gạo
của mọi miền.

Một số đặt trưng của ẩm thực việt nam xưa


Người nước ta có thói ăn trầu, nhai một miếng cau tươi hay khô với một
miếng trầu quyệt vôi, phụ thêm một miếng vỏ cây chát hay hột mây, hột móc.
Người nước ta cũng có tục hút thuốc lào. Thuốc lào là một thứ lá cây phơi khô
xắt ra cho nhỏ rồi dùng điếu mà hút. Có ba thứ điếu hút thuốc lào, điếu cày
bằng ống tre, điếu bát bằng sành hay bằng sứ, và điếu đóng bằng gỗ hay bằng
ngà.
Rượu Việt Nam làm từ gạo và nếp. Gạo nếp được đem đồ xôi, ủ cho lên
men rồi cất ra. Rượu chế tạo như thế gọi là rượu trắng hoặc rượu đế, để phân
biệt với rượu có ướp thêm các thứ hoa gọi là rượu mùi. Cúng ông bà tổ tiên thì
phải có ly rượu trắng.

Từ đầu thập kỷ 80, công thức bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam,
theo cái nhìn sinh thái -nhân văn là : CƠM + CANH +CÁ
Trong đó cơm không chỉ có nghĩa là gạo nấu, tẻ hay nếp, mà còn bao
gồm cả ngô, khoai, sắn...Người nông dân Việt Nam về mặt nào đó vẫn biết lo
xa được mùa lúa thì ăn cơm, gạo nhiều hơn, lại còn biết chế biến thành các loại
bánh như là bánh đa, bánh đúc, và nhiều loại bánh khác. Ngô -khoai-sắn cũng
có thể là lương thực chính trong những bữa ăn của nguòi dân việt nam xưa

Ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng khi vừa giữ những nét truyền
thống lâu đời, vừa kế thừa những tinh hoa của thế giới. Ẩm thực văn hóa Việt
Nam không chỉ đơn thuần là giá trị vật chất mà nó còn là yếu tố văn hóa dân
tộc. Tìm hiểu về ẩm thực chính là cách tốt nhất tìm hiểu về lịch sử và con
người của đất nước đó.

Những đặc điểm của văn hóa ẩm thực Việt Nam hiện nay.
Trải qua một số giai đoạn thời gian mọi thứ đều trở nên tốt đẹp hơn thay
đổi để ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn về mọi mặt. Khẩu vị của con
người cũng vậy khi đất nước ngày càng phát triển thì thức ăn cũng ngày càng
đa dạng hơn vì vậy mà nhu cầu ăn uống của con người hiện nay ngày càng cao
họ không còn chỉ cần ăn no như trước mà bây giờ còn cần phải ăn ngon, ăn
đẹp,ăn sang...Vì vậy mà Ẩm thực cũng trải qua rất nhiều giai đoạn lịch sử đã
trở nên ngày càng phong phú và độc đáo với những nghiên liệu hết sức đa dạng
và có mức độ dinh dưỡng cao cùng với những cách chế biến ngày càng cầu kì
công phu, kĩ lưỡng và đa dạng giúp cho nền ẩm thực Việt Nam mang tầm ảnh
hưởng đến thế giới
Một số đặt tính, đặt trưng của ẩm thực hiện nay
Lối ăn uống của người Việt mang đậm tính tổng hợp. Đặc tính này thể
hiện trước hết trong cách chế biến đồ ăn. Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là
sản phẩm của sự pha chế tổng hợp từ rất nhiều nguyên liệu, để đảm bảo một
món ăn vừa có đủ ngũ chất (đạm-béo-bột-khoáng-nước), ngũ vị (mặn-đắng-
chua-cay-ngọt), ngũ sắc (đen-đỏ-trắng-xanh-vàng)… Tính tổng hợp còn thể
hiện ngay trong cách ăn với mâm cơm dọn ra bao giờ cũng rất nhiều món. Suốt
bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp các món ăn. Bất kì bát cơm nào, miếng
cơm nào cũng là sự tổng hợp nhiều món canh-rau-cá-thịt. Cái ngon của bữa ăn
Việt Nam là tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố: thức ăn ngon, hợp thời tiết,
chỗ ăn ngon, bạn bè tâm giao, không khí bữa ăn…Tuy nhiên, hiện nay, văn hóa
ẩm thực Việt trở nên lai tạp, hỗn độn, nhiều tinh hoa ẩm thực bị biến dạng. Sự
xuất hiện của các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt hàng quán… tác động tiêu cực
đến bản sắc ẩm thực truyền thống. Thói quen ăn cơm hộp, đồ ăn chế biến sẵn
khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Các bữa cơm gia đình ngày
càng thưa thớt…
Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng. Ăn tổng hợp, ăn chung cho nên
các thành viên trong bữa ăn có liên quan và phụ thuộc vào nhau. Vì vậy mà
trong lúc ăn uống, người Việt rất thích chuyện trò, thú uống rượu cần của
người vùng cao cũng là biểu hiện tiêu biểu của tính cộng đồng. Tính cộng đồng
đòi hỏi mọi phải có một văn hóa ăn uống.
Trong cách ăn của người Việt còn thể hiện rõ tính linh hoạt, biện chứng.
Có thể nói, có bao nhiêu người ăn thì có bấy nhiêu cách tổng hợp khác nhau
trong cách ăn. Tính linh hoạt còn thể hiện ở dụng cụ ăn là đôi đũa. Nó có thể
thực hiện rất nhiều chức năng như gắp, và, xẻ, xé, dầm, trộn, vét… nối cho
cánh tay dài ra để gắp thức ăn. Người Việt Nam đặc biệt chú ý đến quan hệ
biện chứng âm dương trong việc ăn. Để tạo nên những món ăn có sự cân bằng
âm dương thì người Việt phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương ứng với Ngũ
hành: hàn, nhiệt, ôn, bình, trung tính. Tập quán dùng gia vị ngoài các tác dụng
kích thích dịch vị làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn còn có tác dụng điều hòa
âm dương, thủy hỏa của thức ăn. Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con
người với môi trường người Việt có tập quán ăn uống theo vùng khí hậu, theo
mùa và chọn đúng bộ phận có giá trị để ăn.

Văn Hóa Ẩm thực Việt Nam được biết đến với nhiều nét đặc trưng như:
Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại gia giảm kết
hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Tính tổng hòa nhiều chất
nhiều vị, tính ngon và lành, , tính cộng đồng hay tính tập thể và tính hiếu
khách. Việc ăn thành mâm hay sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể
thiếu cơm trắng chính là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam ta.

Từ đa dạng ẩm thực ta cần bảo vệ đến cùng cái đa dạng Việt Nam .Cái
đơn điệu thì bao giờ cũng gây nhàm chán. Món ăn, bữa ăn cần thay đổi, biến
hóa cho lạ miệng cho phù hợp với khẩu vị “tâm lí chuộng lạ” “gam màu”
chế biến đồ ăn thức uống có thể biến đổi từ:
Tươi sóng : rau tươi, cá sống , nước mưa ...
Tái ( 1/2 sống 1/2 chín )thịt bò tái, thịt lợn tái (ướp chanh-muối,nhúng dấm,
nướng trên than cuỉ trần
Để lên men ; tương dấm rươij cần,rượu nếp, rượu chưng cất
Chín : qua các cong đoạn xào nấu luộc

Bản sắc dân tộc của văn hóa âme thực việt nam : thưởng thức ăn uống
bằng toàn thể giác quan những món ăn tổng hợp điển hình là các món nộm,
món ăn trội vượt là món luộc ăn cả nước lẫn cái , bữa ăn thường ngày mang
tính gia đình , bữa ăn xã hội mang tính cộng đồng .

Văn hóa ẩm thực Việt Nam hiện nay vẫn giữ được những tinh hoa vốn
có; nhưng thêm vào đó là sự sáng tạo, biến tấu thành những hương vị mới mẻ,
hấp dẫn; và chú trọng vào cách trình bày món ăn bắt mắt. Do sự khác biệt vùng
miền và bản sắc dân tộc. Ẩm thực Việt Nam mang những nét văn hóa riêng với
ba miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi vùng có ngững món ăn mng đậm nét địa
phương, chịu nhiều ảnh hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên
phong phú, tạo ra sự đa dạng cho văn hóa ẩm thực của cả nước :

Ẩm thực miền Bắc được cho rằng ẩm thực nơi đây là đại diện tiêu biểu
nhất cho sự khác nhau giữa ẩm thực 3 miền vì những món được sàng lọc và trở
thành chuẩn mực của ẩm thực. Trong đó, những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng,
có vị chua nhẹ tự nhiên đều được ưu tiên. Bởi vậy, chẳng có gì quá ngạc nhiên
khi vùng đất Bắc Bộ trở thành “cái nôi” của những món bún, phở. Gây thương
nhớ cho bất cứ ai được có cơ hội thưởng thức, dù chỉ một lần món ăn có vị vừa
phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị
cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Bên cạnh đó, sử
dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt như tôm, cua, trai, hến…
Các món ăn có sự kết hợp nhẹ nhàng giữa nước dùng ngọt thanh được chế biến
từ xương hầm kỹ, rau mùi… Tất cả tạo nên một bữa ăn hợp vị cho một bữa
sáng ấm bụng, một buổi trưa no nê hay buổi tối nhẹ nhàng. Những món ăn nơi
đây không những là những món ăn tinh hoa mà còn chưa đựng những ký ức
tuổi thơ đẹp đẽ. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với
những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng,
bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng...
Miền trung được xem là một khu vực vô cùng khắc nghiệt ở Việt Nam
với những mảnh đất cằn cỗi, nắng gắt, ngập lụt… Chính vì phải chịu sự “ngược
đãi” của thiên nhiên mà người dân nơi đây luôn biết trân trọng những sản vật,
những nguyên liệu để có thể chế biến thành những món ăn mang đậm hương vị
đặc trưng cho sự khác nhau giữa ẩm thực 3 miền. Không đa dạng bằng ẩm thực
miền Bắc, không phồn thực như miền Nam. Ẩm thực miền Trung đậm đà và
tạo cảm giác khó quên cho những thực khách ghé thăm và thưởng thức ẩm thực
nơi đây với sự hài hòa và pha trộn của nhiều loại gia vị.  Người miền Trung lại
ưa dùng các món ăn có vị đậm hơn, nồng độ mạnh bởi vì những món cay và
mặn là để chống lại cái lạnh buốt giá của thời tiết. Tính đặc sắc thể hiện qua
hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền nam. Màu sắc
được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền
Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc. Nếu Hà Nội là cái nôi
của bún, phở,đặt trưng của ẩm thực Miền Bắc thì Huế là cái nôi của ẩm thực
miền Trung. Với các món ăn được nêm nếm bằng nhiều gia vị khác nhau. Từ
những món ăn cho vua chúa cho đến món bình dân. Những món ăn đường phố
đặc trưng ở Huế có thể kể đến như bánh bột lọc, bún bò, bún thịt nướng nem
lụi… Tuy nhiên, món ăn ở Huế nói riêng và toàn bộ miền Trung nói chung đều
được chăm chút rất kỹ lương. Về hình thức lẫn nội dung để đảm bảo cho ra một
món ăn hoàn hảo nhất gửi đến thực khách cả trong và ngoài nước.  Ẩm thực
cung đình Huế với phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ rất cay, rất nhiều
màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món.
Nếu ví ẩm thực miền Bắc là sự chuẩn mực trong lựa chọn nguyên liệu
và cách thưởng thức. Miền Trung là sự khéo léo, tỉ mỉ trong bày biện. Thì miền
Nam lại tạo ấn tượng bởi sự đơn giản, mộc mạc như không kém phần phong
phú. Tạo nên sự khác nhau giữa ẩm thực 3 miền. Ẩm thực miền Nam: Do chịu
nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món
ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ cay. Phổ biến các loại mắm khô
như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía... Có những món ăn dân dã, đặc
thù như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu
xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng
trui...Ẩm thực miền Nam còn phong phú trong cách chế biến món ăn. Đồng
thời họ thương chế biến nhiều món ăn khác nhau từ một loại nguyên liệu. Gia
vị thì được sử dụng để chế biến nước chấm cũng tạo nên nét độc đáo riêng. Khi
người dân khéo léo chọn lựa những nguyên liệu tự trồng được như sả, rau rừng,
rau ruộng. Một trong những món ăn thể hiện được rõ nét nhất sự khác nhau
giữa ẩm thực 3 miền tại đây. Đó chính là lẩu mắm. Đây là sự khác biệt từ chính
màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ sự kết hợp tỏi ớt băm nhuyễn.
Cuối cùng là mùi thơm ngọt của cá linh, cá sặc… Chắc chắn một nồi lẩu năm
kết hợp các loại rau tươi ngon sẽ khiến không ai có thể chối từ

Ngoài những nét đặc trưng của ẩm thực ba miền thì ẩm thực của dân tộc
thiểu số cũng góp phần làm cho nền ẩm thực Việt Nam càng độc đáo, thú vị
hơn nữa. Ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều có những bản sắc riêng biệt
bởi vì phải tuân theo nhiều điều kiện đặt biệt khác nhau như là nơi ở, khí hậu,
địa hình...được chế biến theo những cách độc đáo khác nhau mà Nổi tiếng như
món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng
(Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coong phù dân tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc
mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố,
các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ...

CHƯƠNG 2 :
Vấn đề tiếp biến văn hóa ngoại nhập trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam
và những đề xuất để có thể gìn giữ được những nét văn hóa tốt đẹp của
người Việt trong lĩnh vực này.
Những vấn đề tiếp biến văn hóa ngoại nhập trong văn hóa ẩm thực của
Việt Nam

Văn hóa ẩm thực Việt nam còn được hình thành và phát triển gắn với sự
phát triển của xã hội. Món ăn Việt ngày nay, do trải qua quá trình phát triển lâu
dài của lịch sử dân tộc rất đa dạng, hài hòa. Có những món ăn thuần việt có
những món ăn của văn hóa trung quốc, văn hoóa nhật bản, văn hóa ẩm thực
pháp và cả văn hóa ẩm thực ấn độ.Thông qua sự giao thương giữa các quốc gia
mà món ăn Việt Nam chịu ảnh hưởng của cách thức chế biến của Ấn Độ với
những gia vị đặc trưng, các món ăn đặc trưng. Giai đoạn lịch sử gần 1000 năm
Bắc thuộc đã cho thấy không chỉ có chữ viết mà các tập quán ăn uống, cách chế
biến cũng bị ảnh hưởng từ Trung Quốc, tạo nên một hệ thống các món ăn mang
nét văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Bên cạnh đó, với gần 100 năm dưới chế độ
thuộc địa của Pháp, các món ăn Việt Nam lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách
thức chế biến của người Pháp với đặc trưng rất nhiều loại sốt, nước dùng.
Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế đang diễn ra sâu rộng, văn hóa ẩm thực Việt lại càng có nhiều điều kiện
để tiếp biến và phát triển. Văn hóa ẩm thực được cấu thành cơ bản bởi các yếu
tố hữu hình và vô hình. Trong đó, hình thức thể hiện mang tính phi vật chất của
hoạt động ẩm thực là: những nghi thức, cách thức thực hiện hoạt động ẩm thực;
cách thức lựa chọn nguyên liệu, gia vị trong chế biến; cách thức sắp xếp cơ cấu
bữa ăn trong ngày.
Yếu tố hữu hình bao gồm các món ăn thức uống đã hình thành và phát
triển và định hình với những đặc điểm rất đa dạng và phong phú. Qua một quá
trình giao lưu – tiếp biến, trong hệ thống các món ăn Việt Nam hiện tồn tại các
loại chính:
- Món ăn thuần Việt, những món ăn này mặc dù trải qua nhiều biến cố thăng
trầm của lịch sử, vẫn không thay đổi, mang đậm nét Việt Nam.
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc: cách thức chế biến sử
dụng nhiều mỡ hoặc dầu thực vật đã ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc, cách
điều vị đặc trưng (dùng các vị thuốc bắc). Việc chịu ảnh hưởng của nền ẩm
thực Trung Quốc. Trong đó phải kể đến triết lí ngũ vị (chua, cay, mặn, ngọt,
chát) và sự hòa hợp màu màu sắc (xanh, đỏ, đen, trắng, vàng) trong bữa ăn theo
nguyên tắc âm dương. Nguyên tắc âm dương còn được thể hiện ở sự kết hợp
các món ăn có tính hàn với các món ăn có tính nóng. Các món ăn kỵ nhau
không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon,
hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều
kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Một số món ăn trung hóa trở nên phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Há cảo là một món ăn Trung Quốc dễ làm và vô cùng phổ biến. Ở Việt Nam,
có lẽ bạn cũng không khó tìm món ăn này, khi dạo quanh các khu phố có người
Hoa sinh sống.
Nói đến phong tục ăn uống của Việt Nam hiện nay, Đậu hủ (một số nơi gọi là
tàu hủ) cũng là món ăn quen thuộc, giá thành rẻ và dễ ăn nhưng có lẽ ít ai biết
đến món ăn này có nguồn gốc tư Trung Hoa, nó có nguồn gốc từ “Đậu hủ
thối”, sau khi vào Việt Nam được biến đổi cho phù hợp với khẩu vị của người
Việt.

Một món ăn khác cũng liên quan đến đậu hủ là tàu hủ (theo cách gọi của
người Sài Gòn) hay tào phớ (theo cách gọi của người Hà Nội, cũng là món ăn
phổ biến có nguồn gốc từ Trung Hoa.

Hủ tíu, phá lấu, vịt quay, gà hầm thuốc bắc, hoành thánh, bánh bao, …
cũng là một trong nhiều món ăn Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam và
tồn tại lâu dài, tự hòa mình và biến đổi phù hợp với khẩu vị của người Việt.

- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp: cách thức chế biến có
sử dụng các loại sốt. Các món ăn được sử dụng nhiều loại sốt và nước dùng:
sốt chua ngọt, sốt chua cay, nước dùng trong. Hiện nay, thời kì phát triển
mạnh mẽ của Tây hóa, cũng như sự du nhập rộng rãi của văn hóa Pháp cũng
làm phong tục ăn uống của người Việt chịu ảnh hưởng của các món ăn Pháp,
phổ biến nhất có lẽ là các món ăn như: Bít tết, Pizza, Sa lát (Salad), …

Ngoài ra, hiện nay sự giao lưu mạnh mẽ với làn sóng văn hóa Hàn
Quốc, văn hóa Nhật Bản cũng đang tiếp biến với văn hóa Việt Nam, và là nền
văn hóa được đón tiếp nồng hậu nhất. Các món ăn của Hàn Quốc và Nhật Bản
bắt đầu xuất hiện ở thời gian gần đây, nhưng có một sự tiếp xúc mạnh mẽ với
văn hóa bản địa, vì thế rất phát triển ở Việt Nam với các món ăn đặc trưng
như: Kim Pap, Tokbokki (Bánh gạo cay), Kim Chi… của Hàn Quốc; Sushi,
cơm cà ri và các thực phẩm sống đặc trưng của Nhật Bản.

Không quá đậm đà về gia vị như các món ăn Ấn Độ hoặc hoành tráng về
số lượng như món ăn Trung Quốc, ẩm thực Nhật hút hồn khách hàng ở sự
trưng bày tinh tế, bắt mắt. Nên được tầng lớp trẻ nhanh chóng tiếp thu.
Một món ăn nhật khác được giới trẻ ưa chuộng gần đây là cơm hộp Bento.
Với những thủ thuật trang trí đơn giản nhưng rất dễ thương và nhiều màu sắc,
cơm Bento Nhật ngay lập tức bỏ bùa giới trẻ Việt, trở thành một món ăn xinh
xắn tặng người yêu, mang đi làm, hoặc cho con mang đi học… các lớp dạy
làm Bento cũng từ đó mà ầm ầm mở ra phục vụ nhu cầu ngày càng tăng.

Bên cạnh các nhà hàng, Coffee theo phong cách Nhật Bản, maid coffee
lấy mô hình cô hầu gái ngoan hiền cũng đổ bộ vào Việt Nam gây sốt một thời
với hình ảnh các bạn nữ mặc đồng phục hầu gái hay thấy trong truyện tranh và
phục vụ khách rất nhẹ nhàng tận tình.

Các nét văn hóa ẩm thực, đặc biệt là cách thức chế biến, điều vị và các
giá trị về mặt cảm quan được người Việt tiếp thu và thay đổi cho phù hợp với
nhu cầu, điều kiện sống và sở thích. Mặc dù văn hóa ẩm thực chịu ảnh hưởng
từ Trung Quốc nhưng món ăn không có quá nhiều chất béo trong chế biến.
Mặt khác, văn hóa ẩm thực Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp
nhưng không quá cầu kỳ trong việc sử dụng các loại sốt như người Pháp; chịu
ảnh hưởng của Ấn Độ, Thái Lan nhưng vị của món ăn không quá cay...

Không chỉ dừng lại cách thêm những món ăn mới, sử dụng những loại
gia vị khác biệt du nhập từ bên ngoài, Về thức uống, Việt Nam nổi tiếng với
việc trồng và xuất khẩu cà phê, đây cũng là một loại cây trồng có xuất phát
điểm từ Phương Tây. Từ xuất phát điểm này, hiện nay thế giới không thể
không nhắc đến cái tên cà phê Việt Nam với sự yêu mến vì hương vị đặc trung
và thơm ngon. Các loại thức uống của người Việt cũng dần thay đổi theo thời
đại, nó mang đậm dấu ấn của Việt Tây và Đông Hóa. Rượu ngoại, nước có ga,
các loại nước hoa quả, nước ép xuất hiện và xâm nhập vào thành phần bữa ăn
người Việt để thay đổi với những thức uống truyền thống.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam Việt Nam tiếp xúc với ẩm thực phương Tây
qua con đường áp đặt bởi sự xâm lược nhưng sau đó, người Việt đã tiếp thu và
chọn lọc, Việt hóa các yếu tố bên ngoài để làm phong phú, đa dạng nền ẩm
thực dân tộc, đưa hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến gần
với bạn bè năm châu. Ngoài ra, không chỉ có sự giao lưu mạnh mẽ ở thực
phẩm, hay các món ăn đến từ nền văn hóa của nhiều nước khác nhau, phong
tục ăn uống của người Việt cũng tiếp biến và thay đổi mạnh mẽ. Chẳng hạn
như tiếp xúc với việc Tây Hóa, người Việt bắt đầu lựa cho mình cách ăn uống
thoải mái, họ chọn ăn thực phẩm nhanh vào buổi sáng như ăn bánh mì, hay
pizza vào buổi sáng, thay vị lựa chọn ăn cơm tại nhà như phong cách ăn uống
của người Việt Nam xưa. Hoặc như ở các thành phố lớn, các gia đình giàu có
thường lựa chọn ăn uống tại các nhà hàng Buffet (phong tục ăn được du nhập
từ phương Tây), hay ngày nay, người Việt bắt đầu lựa chọn ăn uống bằng các
dụng cụ như nĩa, dao, thìa, thay cho đũa truyền thống của người Việt.
Sự tiếp biến của ẩm thực Việt Nam với ẩm thực Phương Tây để hiện
qua các món ăn du nhập vào nước ta được chế biến lại hoặc kết hợp với các
nguyên liệu truyền thống tạo nên các món ăn mang đậm hương vị Việt Nam.
Ta không thể nào không kể đến một số món đã trở nên ngày càng phổ biến và
được người Việt Nam hết sức ua chuộng như:
Bánh mì: Bánh mì phương Tây thường có dạng vuông hoặc tròn với các
nguyên liệu như bơ, sốt mayonnaise, trứng opla, hành tây, xà lách… còn khi du
nhập vài Việt Nam lại được biến tấu thành ổ dài với các nguyên liệu Tây, ta kết
hợp như pa tê, chả lụa, thịt nướng, dưa chua, hành lá, phá lấu, xíu mại…
Không phải ngẫu nhiên mà bánh mì Việt Nam lại lọt top những món ăn
đường phố ngon nhất, có lẽ chính là vì sự khác biệt với các loại bánh mì khác
trên thế giới, sự tiếp thu và làm mới món ăn một cách rất Việt Nam.
Salad: Salad là món ăn khai vị với tác dụng kích thích vị giác không thể
thiếu của người phương Tây gồm các nguyên liệu rau củ, trái cây, thịt xông
khói, hải sản… và nước sốt phù hợp với nguyên liệu chính. Nhiều người cho
rằng các món gỏi của Việt Nam được phát triển từ salad với các nguyên liệu
truyền thống tạo nên nét riêng cho ẩm thực Việt Nam như: gỏi ngó sen tôm thịt,
gỏi bưởi, gỏi hải sản, gỏi khô bò…

Ngày nay, người Việt không chỉ biết đến các món ăn nước ngoài ở nhà
hàng, hay các phố người Tây, người Trung… họ còn biết cách chế biến để
thêm các món ăn đó vào thành phần bữa ăn chính, làm món ăn chính hay món
phụ ăn cùng món cơm, làm thêm nét đặc sắc cho bữa cơm gia đình. Có thể nói,
đó là một sự tiếp biến mạnh mẽ trong phong tục ăn uống của người Việt, đồng
thời cũng là một sự chọn lọc giao lưu của người Việt, dựa trên những nét văn
hóa truyền thống và phù hợp với lối sống hiện đại.

Những đề xuất để có thể gìn giữ được những nét văn hóa tốt đẹp của người
Việt trong lĩnh vực ẩm thực.
Ngày nay, trong sự phát triển và giao thoa với quốc tế, nhiều giá trị
truyền thống của Việt Nam lại đang dần bị lãng quên hoặc bị lai tạp, mất đi sự
thuần túy mà trong đó phải kể đến là văn hóa ẩm thực truyền thống. Nó là quốc
túy, là linh hồn của cả dân tộc. Những tinh hoa của ẩm thực Việt đã được thế
giới công nhận, báo chí, truyền thông quốc tế còn phải khen ngợi tốn không
biết bao nhiêu giấy mực. Thế nhưng với sự du nhập của nhiều nền ẩm thực
khác trên thế giới, người Việt đang dần quên đi những nét tinh hoa đó. Làm sao
để giữ được hồn cốt của những món ăn xưa đã là một vấn đề cần phải được
xem trọng để có thể gìn giữ những nét văn hóa tốt đẹp về nền ẩm thực của
người Việt Nam Phải biết vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại vừa biết kế
thừa, không đánh mất đi các giá trị văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc Việt của
dân tộc ta.
Chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực Việt
ngay từ hôm nay. Sưu tầm, lập nên hệ thống lý luận về ẩm thực Việt (món ăn
đặc trưng, mẹo nấu ăn dân gian ngon…), nghiên cứu tinh túy văn hóa ẩm thực
truyền thống… Bên cạnh đó, các chuyên gia văn hóa ẩm thực cùng hợp tác với
các Trường dạy nấu ăn, các doanh nghiệp thực phẩm… để kế thừa phát huy hội
nhập bản sắc văn hóa ẩm thực Việt một cách toàn diện nhất.
Văn hóa ẩm thực đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển ngành du
lịch hiện nay. Giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc, tinh hoa ẩm thực truyền
thống Việt còn giúp quảng bá nét văn hóa tinh thần độc đáo của dân tộc đến
bạn bè 5 châu…
Cần phải tích cực tổ chức những buổi diễn thuyết, các hội nghị, hội thảo
để truyền đạt những nét đặt trưng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam đến gần
hơn với mọi người dân đặt biệt là giới trẻ để họ nhận thấy rõ tầm quan trọng
của ẩm thực Việt từ đó có ý thức để gìn giữ và phát huy những nét văn hóa tốt
đẹp về ẩm thực Việt Nam .Ngoài ra Nhà nước còn cần hải đầu tư chú trọng đến
việc tham gia hay tổ chức các cuộc thi về nấu ăn với các nước trên thế giới để
vừa có thể tham gia hội nhập với thế giới còn có thể đưa ẩm thực Việt Nam
vươn ra thế giới để có thể quản bá về những nét đẹp của Việt Nam đến với các
người bạn quốc tế .

KẾT LUẬN

Ẩm thực là một trong những yếu tố đã góp phần làm cho Việt Nam ta trở nên
nổi bật với thế giới tạo ra một Việt Nam khác biệt , độc đáo và hết sức thú vị
khiến mọi du khách đều muốn đến đây và trải nghiệm những điều thú vị này.
Bởi vì ẩm thực Việt Nam đa dạng, phong phú trải dài từ Bắc đến Nam, từ xa
xưa cho đến hiện tại. Không ngừng đổi mới phát triển để ngày càng hoàn thiện
không chỉ mang theo những đặt trưng của nét ẩm thực truyền thống mà nó còn
hình thành một nền văn hóa văn minh và hết sức có ý nghĩa với mọi người dân
Việt Nam. Mặc dù ngày càng có nhiều nền văn hóa ẩm thực của các nước trên
thế giới hội nhập vào Việt Nam làm cho thực đơn của mỗi nhà hàng, quán ăn
thậm trí là những bữa cơm của những gia đình Việt trở nên phong phú và mới
lạ và mặc dù ẩm thực Việt Nam hiện nay đã rất phát triển để đổi mới nhưng
những sự đổi mới đó vẫn còn dựa trên những nét truyền thống xưa vì vậy mà
vẫn giữ được nét đặt trưng của văn hóa ẩm thực truyền thống cho đến bây giờ
và nền ẩm thực Việt nam vẫn luôn giữ một ý nghĩa hết sức quan trọng trong
lòng của mọi người dân Việt Nam. Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục giữ gìn và
phát huy các những nét văn hóa tốt đẹp của người Việt trong lĩnh vực ẩm thực
và các lĩnh vực khác nữa để cùng nhau xây dựng một Việt Nam phát triển, hòa
bình và họi nhập với các nước trên thế giới.

You might also like