You are on page 1of 6

I. lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp từ 1.0 đến 4.

0
1. Cách mạng công nghiệp 1.0
Cuộc cách mạng lần thứ nhất bắt đầu ở Anh vào cuối thế kỷ 18 với sự ra đời của máy hơi nước
nhằm đáp ứng nhu cầu dệt may thời đó. Thế rồi kỹ thuật luyện kim được cải thiện, nhu cầu sử
dụng than cho động cơ hơi nước tăng cao đã kéo theo sự biến đổi toàn diện về kinh tế, kỹ thuật,
văn hóa.
Hàng loạt hệ thống đường sắt được xây dựng, con người có thể đi được xa hơn và liên lạc được
tốt hơn bằng hệ thống điện tín. Nông nghiệp cũng phát triển mạnh nhờ các nghiên cứu về canh
tác, sinh học. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, dân số tăng trưởng nhanh và
nước Anh cũng như vùng Tây Âu bắt đầu giành lấy vị thế thống trị trên toàn cầu.

2. Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0


Ngay sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cuộc cách mạng lần thứ 2 tiếp diễn sau đó từ
nửa cuối thế kỷ 19 nhờ dầu mỏ và động cơ đốt trong. Thời kỳ này, điện năng được sử dụng nhiều
hơn và công nghệ kỹ thuật được phát triển vượt bậc. Điện thoại, tivi, đài phát thanh...đã thay đổi
hoàn toàn văn hóa xã hội. Trong khi đó, các ngành sản xuất cũng biến chuyển nhanh chóng với
hàng loạt dây chuyền sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, tự động hóa...
Trong thời kỳ này, xu thế đô thị hóa bắt đầu tăng nhanh gây ra những hệ quả nhất định trong xã
hội. Tại các vùng nông thôn, sự phát triển của phân hóa học, các nghiên cứu về sinh học, nông
nghiệp đã thúc đẩy năng suất. Sản lượng công nghiệp như kim loại, cao su... tăng nhanh đã thúc
đẩy các ngành kinh tế.
Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 này mà thế giới được hưởng tiêu chuẩn sống hiện đại
và chất lượng chưa từng có trong khi dân số tăng trưởng nhanh. Mỹ và các nước Tây Âu thời kỳ
này là những quốc gia có vị thế dẫn đầu.

3. Cách mạng công nghiệp 3.0


Mặc dù còn nhiều tranh cãi, những cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được cho là bắt đầu từ
khoảng năm 1969 khi nhiều cơ sở hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính được phát triển mạnh. Vào
thập niên 1960, chất bán dẫn và các siêu máy tính được xây dựng, đến thập niên 70-80 thì máy
tính cá nhân ra đời và Internet bắt đầu được biết đến nhiều trong thập niên 90.

Cho đến cuối thế kỷ 20, Internet và hàng tỷ thiết bị công nghệ cao cùng nhiều phát minh mới đã
được sử dụng rộng rãi trong xã hội, qua đó hoàn thiện quá trình cách mạng công nghiệp lần thứ
3.
Đến thời điểm thế kỷ 21, một cuộc tranh cãi tiếp tục nổ ra trong quá trình chuyển giao giữa cách
mạng lần thứ 3 và thứ 4.
Một số chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã chấm dứt khi cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á nổ ra vào năm 1997 và làn sóng thứ 4 đã diễn ra từ đầu thế kỷ 21 với các
cuộc cách mạng số, những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống tự động kết nối cao
(Internet of Thing), công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới, năng lượng mới...

Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng giai đoạn đầu thế kỷ 21 mới thai nghén cuộc cách mạng thứ
4 và cuộc cách mạng thứ 3 vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Làn sóng thứ 4 chỉ thực sự bắt đầu từ
khoảng năm 2010 khi những tiến bộ khoa học vượt bậc cho phép con người vươn ra ngoài không
gian. Nhiều chuyên gia thậm chí coi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cuộc cách mạng
khoa học công nghiệp vũ trụ khi con người có thể khám phá, khai thác và sinh sống ngoài trái
đất.

4. Cách mạng công nghiệp 4.0


Mô tả về một môi trường mà máy tính, tự động hóa và con người nói chung sẽ cùng nhau làm
việc theo một cách hoàn toàn mới. Những con robot, hay máy móc nói chung, sẽ được kết nối
vào những hệ thống máy tính. Các hệ thống này sử dụng thuật toán machine learning để học hỏi
và điều khiển máy móc, cần rất ít hoặc thậm chí là không cần sự can thiệp nào từ con người cả.
Đây là lý do mà nhiều người gọi Industry 4.0 như là một "nhà máy thông minh". Và để có đủ dữ
liệu phục vụ cho Industry 4.0, các máy móc phải "cống hiến" dữ liệu ngược lại về hệ thống trung
tâm cũng như thu thập dữ liệu từ các nguồn bên ngoài thì quyết định được máy đưa ra mới chính
xác. Đây chính là khái niệm Internet of Things mà chúng ta đã nghe nhiều trong thời gian qua.

Theo tờ Forbes và các tác giả Hermann, Pentek, Otto, 2016, một hệ thống, hay nói cụ thể hơn là
một phân xưởng, cần phải có những điều kiện sau thì mới được gọi là "công nghiệp 4.0":
Khả năng giao tiếp: máy móc, thiết bị, cảm biến và con người phải được kết nối và liên lạc với
nhau
Minh bạch thông tin: hệ thống tạo ra một "bản sao" của thế giới thật, bản sao này định hình bằng
các dữ liệu thu thập từ cảm biến, máy móc
Hỗ trợ kĩ thuật: máy móc, hệ thống phải hỗ trợ con người ra quyết định, giải quyết vấn đề, giúp
con người làm những việc quá phức tạp hoặc không an toàn
Ra quyết định theo mô hình phân tán: những quyết định đơn giản cần phải được quyết bởi máy,
nhanh chóng, tự động, không cần con người can thiệp
II. Ứng dụng của công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 đến một số ngành phổ biến:
1..Trong giáo dục
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống giáo dục đã có những
bước chuyển mình đầy mạnh mẽ. Với cuộc cách mạng 4.0 nổ ra trên toàn cầu , mọi người kết nối
với nhau thông qua internet, chính vì lý do đó mà quá trình trao đổi tri thức, tiếp cận tri thức, sự
phổ cập của tri thức mới, giữa người thầy và người học phải được đổi mới để theo kịp được xu
hướng công nghệ 4.0 hiện nay. Sự ra đời của các thiết bị thông minh, smart phone, máy tính…
giúp con người tiếp cận nhanh với tri thức, rút ngắn khoảng cách tiếp cận tri thức mới với người
học.
Giáo dục trong kỷ nguyên số 4.0 là quá trình chuyển đổi giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Sự vươn lên và phổ biến của IOT (Internet vạn
vật) đã giúp người học chủ động tiếp cận nguồn tri thức khắp mọi lĩnh vực chỉ với 1 chiếc
smartphone có kết nối Wifi. Vai trò người thầy đã có sự thay đổi từ người giảng dạy theo cách
truyền thống (đọc và chép) sang người hướng dẫn, định hướng nhằm phát huy tối đa tư duy sáng
tạo, chủ động của học sinh.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra nhiều cơ hội đồng thời là thách thức đối với
ngành giáo dục. Với sự vận dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 thì người học ở bất cứ đâu
đều có thể truy cập vào thư viện của nhà trường để tự học, tự nghiên cứu. Như vậy, không thể chỉ
tồn tại mô hình thư viện truyền thống mà các trường phải xây dựng được thư viện điện tử. Hoặc
chúng ta sẽ có những mô hình giảng dạy mới như đào tạo trực tuyến không cần lớp học, người
học sẽ được hướng dẫn học qua mạng. Những lớp học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo có tính mô
phỏng, bài giảng được số hóa và chia sẻ qua các trang mạng xã hội như Facebook, meeting,
zoom… sẽ trở thành xu hướng phát triển mới trong quá trình hội nhập số để tiến gần hơn với
mục tiêu phát triển và xây dựng công dân toàn cầu - công dân số.

2.. Trong y tế
Cuộc chạy đua cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mạnh mẽ, dữ dội và chưa có hồi kết,
ngành Y tế chắc chắn cũng không thể đứng ngoài cuộc đua đó. Bởi công nghệ 4.0 trong y tế là
đặc biệt quan trọng và cần thiết, không chỉ hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ trong điều trị và chẩn đoán
tình trạng bệnh mà còn giúp người dân phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe một cách tối đa khi tham
gia vào các hoạt động trong cộng đồng.
Minh chứng rõ nét nhất là đợt dịch Covid -19 vừa rồi, công nghệ 4.0 đã hỗ trợ đắc lực trong việc
khai báo y tế. Truy xuất nguồn lây lan giúp cho công tác phòng chống dịch của Việt Nam đạt
được thành công. Hay phần mềm khám bệnh trực tuyến tại nhà đã được triển khai. Giúp người
dân không phải đến bệnh viện mà vẫn được chẩn đoán bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa 24/7.

Bên cạnh đó, công nghệ 4.0 trong y tế thông qua trí tuệ nhân tạo AI giúp phân tích dữ liệu một
cách nhanh chóng và chính xác, đội ngũ y bác sĩ dễ dàng hơn trong việc thu thập và xử lý dữ
liệu, hỗ trợ chẩn đoán, nghiên cứu, đánh giá kết quả, đưa ra phương pháp hay phác đồ điều trị
cho từng trường hợp cụ thể…Một số bệnh viện lớn trên thế giới còn ứng dụng công nghệ 4.0 vào
y tế thông qua Robot để hỗ trợ các ca phẫn thuật đạt độ chính xác cao thay cho con người.

3.. Trong nông nghiệp


Khác với khái niệm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 là sự thay đổi phương thức
quản lý mà ở đó người nông dân không cần xuất hiện trực tiếp tại vùng sản xuất nhưng vẫn làm
tăng năng suất sản lượng đáng kể so với cách trồng nông nghiệp kiểu cũ.

Công nghệ 4.0 được áp dụng trong nông nghiệp mang lại những dấu hiệu tích cực. Điển hình là
việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn vệ
sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Công nghệ 4.0 dùng Internet kết nối vạn vật (IOT) sẽ là
cánh cửa giúp khai phá nền nông nghiệp trong tương lai. Một số khâu hay có thể là phần lớn các
khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp sẽ được tự động hóa, thay thế sức lao động của con
người.
t

You might also like