You are on page 1of 6

NƯỚC

GIỚI THIỆU

Nước là thành phần cơ bản trong hệ sinh thái của chúng ta. Nước là
một nguồn cung cấp rất quan trọng đối với con người, nó là thành
phần thiết yếu để duy trì sự sống của chúng ta. Hai phần ba hành tinh
của chúng ta là nước, nhưng chỉ có ít hơn 3% là nước ngọt.

 80% bề mặt trái đất là nước.


 Hơn 97% lượng nước là ở biển.
 2% là bị kẹt trong các tảng băng ở các cực của trái đất.
 Ít hơn 1% là nước ngọt có ở trong các ao hồ, sông suối và các
giếng.

H2O

Định nghĩa chính xác “nước tinh khiết” là H2O – gồm hai nguyên tử
khí hidro kết hợp với một nguyên tử khí ôxy. Tuy nhiên “nước tinh
khiết” là rất đắt và rất khó để tìm thấy, do đó nước mà có chứa một
lượng rất ít các tạp chất thường được coi là “Nước sạch”. Định nghĩa

1
“Nước sạch” trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau cũng sẽ khác
nhau tùy theo mục đích sử dụng:
 Nhà vi khuẩn học định nghĩa “Nước sạch” là nước không chứa
một con vi khuẩn nào.
 Nhà hóa học định nghĩa “Nước sạch” là nước không chứa khoáng
chất, chất khí và các tạp chất hữu cơ.
 Nhà máy nước định nghĩa “Nước sạch” là nước đáp ứng yêu cầu
tiêu chuẩn nước sạch hay nước uống của quốc gia.

VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC


Vòng tuần hoàn của nước ở trên trái đất là một phương pháp tự nhiên
để làm sạch nước. Trái đất, mặt trời và khí quyển kết hợp với nhau
hoạt động giống như một hệ thống chưng cất nước. Đó là một hệ
thống chưng cất nước lớn nhất mà loài người đã nhận thấy.

Trong quá trình làm sạch này, nước bề mặt bốc hơi từ sông, hồ, vv…
và bay lên bầu trời dưới dạng hơi nước. Nước được ngưng tụ thành
các đám mây. Khi sự ngưng tụ trong các đám mây là đủ nặng, nó sẽ
rơi xuống trái đất ở dạng mưa, tuyết rơi, vv… Khoảng 70% lượng
nước lại bốc hơi lần nữa. 30% lượng nước còn lại là để bổ sung cho
lượng nước bề mặt. Thông qua vòng tuần hoàn của nước (xem hình
vẽ), nước chuyển đổi từ trạng thái tinh khiết sang dạng không tinh
khiết và lại quay lại trạng thái không tinh khiết.

2
1. SỰ BỐC HƠI: Nước bề mặt là được làm nóng bởi ánh sáng mặt
trời và bốc hơi và bay lên bầu khí quyển ở dạng hơi nước. Đây là
nước tự nhiên xuất hiện ở dạng tinh khiết nhất.
2. SỰ NGƯNG TỤ: Trong quá trình hơi nước được ngưng tụ ở
trong bầu khí quyển ở dạng mây, mây trở nên “bẩn” hơn do hấp
thụ các tạp chất – thường ở dạng các khí hòa tan. Nước khí quyển
này thường mang tính chất axit và rất hoạt động (Nước hoạt tính).
Nước “axit” có xu hướng hòa tan hầu hết các chất khoáng mà nó
tiếp xúc.

3. THỦY GIÁNG: Nước axit quay trở lại trái đất ở dạng mưa, mưa
tuyết hay là tuyết rơi, vv….

4. THẤM: Nước sẽ kéo theo các cáu cặn và hòa tan các khoáng chất
khi nó chảy qua các lớp đất làm cho nước trở thành nước cứng,
nước lợ và nước ô nhiễm ở các mức độ khác nhau.
5. SỰ BỐC HƠI: Nước lại bị nóng dần lên lần nữa và vòng tuần
hoàn lại được lặp lại.

3
CÁC HÓA CHẤT TRONG NGUỒN NƯỚC KHÔNG ỔN ĐỊNH

Nước được coi là một “dung môi đa năng”, nó sẽ hòa tan một phần
của tất cả những chất mà nó tiếp xúc chẳng hạn như:

 Các kim loại


 Các loại đá
 Các chất thải
 Các chất khí
 Bụi
 Các loại vật thể khác

Các chất được hòa tan trong nước được coi là “ các chất ô nhiễm hay
các chất không tinh khiết”. Ở các khu vực khác nhau thì các chất chứa
trong nước cũng rất khác nhau, bởi vì điều kiện môi trường ở các khu
vực khác nhau cũng khác nhau. Dân số, các nhà máy, nông nghiệp,
địa chất, mùa mưa, sự phát triển của đất, sự tưới, sự ô nhiễm và các
phương pháp lọc nước của các nhà máy nước đều liên quan trực tiếp
đến lượng hóa chất có trong nước.

4
VÍ DỤ: Các thành phần hóa chất ở trong hai giếng khoan chỉ cách
nhau 1.5 có thể hoàn toàn khác nhau, Cũng như vậy nước máy thành
phố có thể được lấy từ một hay nhiều giếng khoan hoặc từ giếng
khoan trộn với nước bề mặt nên sẽ rất khác nhau.

5
NGUỒN NƯỚC

Có ba nguồn nước chính để cấp cho các hộ gia đình cũng như cho các
đơn vị kinh doanh, đó là nước bề mặt, nước ngầm và nước của các
nhà máy nước.

 NƯỚC BỀ MẶT


Hồ, sông, suối và đại dương

 NƯỚC NGẦM
Nước từ các nguồn từ dưới lòng đất

 NƯỚC MÁY THÀNH PHỐ


Nước từ nguồn nước bề mặt hay từ các giếng khoan được sử lý,
được lưu giữ tập trung và phân phối cho người tiêu dùng

Ở các thành phố và các thị trấn thì chủ yếu dùng nước máy hoặc nước
tập trung của khu dân cư nơi đó. Các khu vực nông thôn và thị trấn ở
các tỉnh lẻ chủ yếu dùng nước bề mặt như sông, hồ, nước giếng đào,
giếng khoan hoặc nước mưa.

LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG TRUNG BÌNH

Tổ chức vệ sinh quốc gia (NSF) đã giám sát và báo cáo về lượng
nước tiêu thụ trung bình:

 LƯỢNG NƯỚC SỬ DỤNG HÀNG NGÀY


Một người sẽ dùng 303 lít nước cho việc nấu ăn, giặt, tắm, vệ sinh
và các nhu cầu khác trong gia đình.

 LƯỢNG NƯỚC ĐƯA VÀO CƠ THỂ HÀNG NGÀY


Một người sẽ dùng hết 2 đến 4 lít nước một ngày, bao gồm
cả nước trái cây, nước dùng trong các thực phẩm và nước
uống.

You might also like