You are on page 1of 15

CHƯƠNG 7 THẨM THẤU NGƯỢC

GIỚI THIỆU
Nhận thức của cộng đồng về ô nhiễm nước ngày càng cao. Phim ảnh, báo chí và các quảng cáo
ngày càng nói nhiều về các nguyên nhân và hậu quả của các nguồn nước kém chất lượng. Sự ô
nhiễm, sự bất cẩn của con người, các hóa chất xử lý chất thải cùng với các chất cặn và các khoáng
chất đã ngày càng làm cho chất lượng nước kém đi.

Tùy thuộc vào nguồn nước mà ta sẽ có biện pháp xử lý nước rất khác nhau. Ngày
nay có rất nhiều loại sản phẩm và công nghệ lọc nước rất khác nhau. Cột lọc, lõi
lọc, máy chưng cất nước và các hệ thống lọc nước uống ngày nay được phát triển
với giá thành thấp, dễ lắp đặt và rất ít bảo dưỡng. Một giải pháp khác khá phổ biến
là cung cấp nước đóng chai

1
LỌC CHẶN

Lọc là một quá trình cơ học để tách các loại hạt ra khỏi nước. Kích thước của các hạt và loại chất ô
nhiễm sẽ là cơ sở để chọn loại sản phẩm và loại hạt lọc để sử dụng.

Vi sinh vật Kích thước các Kích thước cỡ Kính hiển vi điện Kính hiển vi Mắt trần
ion phân tử tử quang học

Vi rút Dung dịch Đường tổng hợp Pro tê in Sơn Cát biển
Vi khuẩn muối Thuốc màu Vi rút Phấn hoa Tế bào men
Vật ký sinh Các ion kim Ra đi Khói Ami ăng Bụi than
loại Ra đơn Mủ cao su Tế bào nang Tế bào máu
Bán kính Thạch tín Silica Ký sinh trùng Bột nghiền
nguyên tử Nitrat Cô lô đoi Nhựa
Ba ri Keo da trâu Tóc
Đồng Bụi bẩn
Thủy ngân Sương

8 Angstroms - 40 Angstroms - 8 400 Angstrom - 40 1 Micron - 400 1000 Micron -


> 1 Angstroms Angstroms Angstroms Angstroms 1 Micron
Các hạt lọc
Các hạt cặn
Lọc micro
Lọc các bon khối
Lọc Ultra
Màng lọc mật độ thưa
Lọc Nano
Màng lọc dày
Siêu lọc
Màng lọc RO

2
LỌC CHẶN BẰNG HẠT (TRUYỀN THỐNG)

Dùng hạt để lọc chặn là một phương pháp truyền thống, còn được gọi là cặn thô. Các hạt thô trong
nước được loại bỏ là do các hạt lọc chặn lại. Nước chảy vuông góc với bề mặt của lớp hạt lọc.
Toàn bộ nước chảy qua lớp hạt loc và các hạt thô mà có trong nước sẽ bị các hạt lọc giữ lại. Dần
dần các hạt lọc bị no hoặc các lớp hạt lọc bị bít kín, lúc này ta cần phải thay hạt hoặc rửa ngược
cho các lớp hạt.

LỌC MÀNG (Dòng chảy giao nhau, chảy chữ thập)

Lọc màng được biết đến như một phương pháp lọc dòng chảy chữ thập hay là lọc dòng chảy tiếp
tuyến. Nước chảy song song với bề mặt màng và chỉ một phần của nước chảy lọt qua vuông góc
với bề mặt màng. Nhờ có áp lực của nước làm cho nước chảy được qua màng và đồng thời rửa đều
đặn bề mặt màng để lấy đi các hạt bám trên bề mặt màng và đưa nó ra đường nước thải.

3
THẨM THẤU

Thẩm thấu là một hiện tượng tự nhiên mà một số dung dịch đậm đặc sẽ cố gắng
hòa tan chúng bằng cách hút dung dịch dung dịch ít đậm đặc hơn. Màng lọc được
dùng để ngăn cách 2 phần dung dịch có nồng độ khác nhau đó. Màng là có thể
thấm được cho phép nước ở bên có độ đậm đặc thấp chảy qua màng và để lại các
chất rắn hòa tan. Do đó mức nước ở bên phía đaajm đặc hơn sẽ tăng lên một cách
tự nhiên. Phần tăng này sẽ tạo ra một áp suất được gọi là áp suất thẩm thấu.

THẨM THẤU NGƯỢC


Khi ta dùng một áp suất lớn hơn áp suất thẩm thấu tác động
vào bên dung dịch đậm đặc hơn thì nước sẽ chạy qua màng
theo hướng ngược lại với ở trên. Lúc này màng một lần nữa
lại chỉ cho phép nước chạy qua trong khi vẫn giữ lại các chất
rắn hòa tan. Chất rắn hòa tan trên bề mặt màng sẽ tạo nên các
lớp vảy và nếu không đuợc thường xuyên làm sạch sẽ làm tắc

4
các lỗ màng. Khi nước chạy trượt trên bề mặt màng, nó sẽ quyét sạch các vảy bám đó đi và
đưa nó ra đường nước thải, do đó giữ cho bề mặt màng sạch.

CÁC LỢI ÍCH CỦA THẨM THẤU NGƯỢC


 Không yêu cầu thêm hóa chất vào nước
 Có thể loại bỏ hầu hết 90 - 99% của các hợp chất hữu cơ, các hạt và các ion.
 Lọc tới kích thước Angstrom.
 Yêu cầu ít năng lượng.
 Cho phép ôxy chảy qua nên nước đã lọc không có vị nhạt như uống nước
chưng cất.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÀNG


Màng được làm bằng một số các lớp mỏng các chất dẻo xốp. Nó được
dán keo ở 3 phía và quấn với các lớp đệm lưới xung quanh một ống
nhựa có đục lỗ, rồi quấn băng dính phía ngoài áo. Nước cấp đi vào
trong màng quấn và chảy trên bề mặt màng. Một van hạn chế nước
thải được bố trí trên đường nước thải nhằm hạn chế tốc độ dòng nước
chảy trượt trên màng. Điều này tạo ra một áp suất ngược mà ép nước
chảy qua các lỗ màng và để lại các chất rắn hòa tan.
Một khi nước lọc đã thấm qua màng, nó sẽ chảy bên trong của túi
màng và chảy vào ống nhựa có lỗ. Nước mà không chảy qua màng, sẽ

5
quyét sạch các chất bẩn, hạt và các mảnh vụn rồi đưa chúng chảy ra
theo đường nước thải.

6
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG

7
SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI VAN CƠ CẢI TIẾN
(Được phát minh bởi Nguyễn Đình Lợi)
1. Nước cấp được trích từ nguồn nước lạnh và chảy trực tiếp vào bộ lọc tiền xử lý ( Cốc số 1, 2,3).
2. Bộ lọc tiền xử lý ( Cốc số 1, 2,3) là các lõi PP và 3 trong 1 dùng để loại bỏ cát, bùn, đất, màu, mùi, một số
chất hữu cơ và khí clo ( 2 ppm khí clo).

3. Van cơ (Van đóng mở tự động, van 4 cửa): Mục đích của van cơ là để tránh không cho nước chảy theo
đường thải khi hệ thống không hoạt động.
 Theo sơ đồ truyền thống thì van cơ dùng áp lực đường nước đã lọc qua màng để chặn đường nước
cấp khi bình áp chứa nước đầy và lúc vòi nước khóa. Nhưng nhược điểm của cách đấu nối này là:
- Không ngắt được nguồn nước cấp khi bình áp chứa nước sạch không
còn nhiều nước, áp lực của đường nước sạch giảm xuống dưới
2,2kg/cm2 và đồng thời nguồn điện cấp cho hệ thống bị mất thì dù bơm
không hoạt động nhưng nước thải vẫn chảy ra liên tục do đó gây hao phí
nước.
- Do nguyên lý của van cơ là dùng áp lực nước của đường nước sạch để
đóng/mở đường vào của nước cấp, do đó nếu van cơ bị thủng màng cao
su thì sẽ bị lẫn nước cấp (nước chưa lọc) vào với nước sạch .

8
- Khi bơm bắt đầu khởi động nếu áp lực ở đường nước cấp ép lên màng
cao su trên của van cơ chưa tạo ra lực đủ lớn thắng hẳn áp lực của
đường nước sạch ép lên màng cao su dưới của van cơ thì thường dễ xảy
ra hiện tượng van cơ bị rung và gây ồn cho hệ thống, khi đó phải chỉnh lại
áp lực cài đặt cho van áp cao để giảm tiếng ồn.
 Theo sơ đồ lắp cải tiến thì van cơ dùng áp lực đường nước cấp trước bơm để chặn đường nước sau
bơm và trước khi vào màng lọc RO khi bơm ngừng hoạt động. Do đó nó có khắc phục được hết tất cả
các nhược điểm của sơ đồ truyền thống và có tác dụng như van từ mà không lo van từ kém chất lượng,
bị cháy hay kênh kẹt, hơn nữa giá thành hợp lý hơn dùng van từ.

4. Màng lọc RO được lắp đặt trong cốc màng (Cốc lọc 4). Nước được ép qua màng lọc và do đó nhờ màng
mà nó tách được nước tinh khiết ra khỏi các chất hữu cơ và các chất rắn hòa tan.

5. Van hạn chế nước thải: điều khiển dòng nước thải chảy ra đều đặn theo một lưu lượng nhất định đồng
thời tạo ra một áp suất ngược để ép nước sạch chảy qua màng.

6. Van một chiều: dùng để tránh dòng chảy ngược của nước tinh khiết từ bình áp chứa nước chảy trở lại
màng và ra đường nước thải.
7. Nước tinh khiết (nước sản phẩm): Là nước đã được lọc qua màng.
8. Bình áp: Là bình chứa nước sản phẩm. Trong bình áp có màng cao su ngăn cách bình áp làm hai phần,
phần chứa nước và phần kia chứa không khí nén để tạo ra áp suất đẩy nước ra vòi nhanh hơn khi ta mở
vòi nước dùng.
9. Lõi lọc tinh (Lõi lọc hậu xử lý – Lõi số 5): l\Là lõi các bon hoạt tính có tẩm Nano bạc để loại bỏ các mùi
và vị còn sót lại sau khi qua màng. Ngoài ra nhờ Nano bạc làm cho lõi tránh bị nhiễm khuẩn đi từ đường
vòi vào.

10. Vòi nước: cung cấp nước uống khi mở vòi.

9
CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG RO

NƯỚC CẤP
Các thông số của nguồn nước cấp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng
cũng như hiệu quả của hệ thống RO. Các thông số sau cần phải quan tâm:
 Áp suất nước cấp: Đáy bể nước cao hơn vị trí mặt bơm 3 mét
 Nhiệt độ nước cấp 6 - 40 C
 Tổng chất rắn hòa tan tối đa (TDS) 2000 ppm
 Độ cứng tối đa 171ppm
 Hàm lượng sắt, H2S và Măng gan ? ppm
 Giới hạn pH 4 - 10
 Khí clo tối đa 2 ppm

BỘ LỌC TIỀN XỬ LÝ (CÁC CỐC LỌC 1,2,3)

Lõi số 1 là lõi PP 5 micron dùn để loại bỏ các chất cặn bám, các hạt lơ lửng kích
thước từ 5 micro mét trở lên (cát bùn, bụi bẩn, …). Lõi số 2 và số 3 là lõi 3 trong
1 dùng để loại bỏ các hạt lơ lửng kích thước lớn hơn 1 micron và khí clo . Các lõi
lọc thô này nhằm để tránh nhanh tắc màng và tránh khí clo làm ôxy hóa màng.
Sau một thời gian nhất định các lõi này sẽ bị kẹt, nước chảy qua nó sẽ chậm dần
thậm chí tắc hẳn. Vì vậy tùy thuộc vào chất lượng của nước đầu vào và lượng
nước dùng mà ta phải định kỳ thay các lõi lọc này.

BỘ LÕI HẬU XỬ LÝ (Lõi số 5)


Lõi số 5 chứa các bon hoạt tính sẽ loại bỏ nốt các mùi vị lạ còn lại sau màng. Ngoài ra nó có chưa
Nano bạc nhằm mục đích để tránh vi khuẩn xâm nhập ngược từ vòi và cũng để tránh vi khuẩn phát
triển ở đây. Tùy thuộc nguồn nước và lượng nước dùng mà ta sẽ định kỳ thay lõi này, nhưng không
nên quá 12 tháng.

10
VAN CƠ
Van cơ dùng để ngăn không cho nước chảy lãng phí khi hệ thống không hoạt động.
Van cơ bao gồm 2 màng cao su và một chốt đẩy ở giữa 2 màng cao su đó. Áp suất của dòng nước
điều khiển (Bên phía 2 đầu van nhìn thông nhau) và áp suất của dòng nước cần phải chặn lại khi
hệ thống RO không hoạt động (Bên phía 2 đầu van nhìn không thông nhau và có chữ IN và chữ
OUT) sẽ làm cho cái chốt ở giữa chạy lên chạy xuống trong vỏ của van cơ.

Khi áp suất nước đường điều khiển thấp hơn so với áp suất nước ở cổng vào (cửa IN), thì áp suất
nước ở cổng vào (cửa IN) sẽ đẩy màng cao su dưới làm cho chốt đẩy đi lên và cho phép nước từ
cửa IN chạy sang được cửa OUT. Khi ½ áp suất ở cửa vào nhỏ hơn so với áp suất đường điều
khiển thì áp suất ở màng cao su trên sẽ đẩy chốt đẩy đi xuống và màng cao su dưới sẽ chặn không
cho nước từ cửa vào (IN) chạy sang cửa ra (OUT).

11
12
13
MÀNG LỌC RO
Màng RO có 2 gioăng chỉ nhỏ ở một đầu cuối của màng và 2 gioăng này được lắp vào lỗ
đầu ra nước sạch của cốc màng (Đầu ra của lỗ nước sạch có lắp van 1 chiều). Một
giăng to ở đầu cuối khác và phía ngoài màng là gioăng để ngăn nước cấp chạy thẳng
theo thành trong của cốc màng. Lưu ý khi lắp phải xé bỏ túi nilon bảo vệ màng và nên
làm ướt các gioăng bằng nước sạch để khi lắp tránh trèo gioăng gây ra các sự cố về sau.

Màng RO chứa chất bảo quản an toàn thực phẩm, tuy nhiên ta nên cho xả nước sau khi lắp để rửa
sạch màng trước khi ta lấy nước dùng để tránh thấy mùi và vị lạ của chất bảo quản màng. Tốt nhất
ta nên xả bỏ khoảng 4 bình áp đầy nước ban đầu trước khi dùng để uống.

14
ĐIỀU KHIỂN DÒNG NƯƠC THẢI
Điều khiển dòng là rất quan trọng trong việc vận hành hiệu quả hệ thống lọc RO. Một ống mao dẫn
nhỏ được gắn trong van hạn chế nước thải để hạn chế dòng chảy trượt trên bề mặt màng, đồng thời
để tạo ra áp suất ngược ép nước chảy qua màng. Ngoài ra trong van hạn chế nước thải còn có một
lớp lưới được đặt trước ống mao quản nhằm mục đích phòng tránh các cặn bẩn chảy qua mao quản
làm tắc ống mao quản.

VAN MỘT CHIỀU


Van một chiều gồm có một lõi giữa có đầu loe hình côn, một lò xo và một vỏ cút nhựa được lắp ở
đầu ra của đường nước được lọc sau màng.

Van một chiều được lắp nhằm mục đích để duy trì nước ở trong bình áp, tránh chảy ngược
trở lại màng khi bình áp đầy và máy không chạy. Ngoài ra dòng chảy ngược còn có thể
làm rách màng.

BÌNH ÁP

Bình áp là nơi giữ nước đã được lọc. Bên trong bình áp có một màng cao su để ngăn
bình áp thành hai khoang. Khi bình áp chưa có nước thì khoang chứa khí chiếm đầy thể
tích của bình áp với áp suất khí là 0.56kg/cm2. Khi nước đã lọc đi vào khoang còn lại nó
dần dần đẩy màng cao su xuống và thu hẹp dần thể tích của khoang chứa khí. Áp suất
của khí nén sẽ giúp cho đẩy nước lên vòi nhanh hơn đáp ứng nhu cầu sử dụng khi ta mở
vòi nước.

VÒI NƯỚC

Vòi nước dùng để mở lấy nước đã lọc ra để sử dụng.

15

You might also like