You are on page 1of 7

THIẾT BỊ

GIỚI THIỆU

Có 3 điều quan trọng cần lưu ý khi lắp đặt thiết bị:
1. Cần phải tuân theo các luật của nhà nước và địa phương. Đó là các bộ luật áp dụng cho các hệ thống
điện nước và vệ sinh.
2. Cần phải tuân thủ các hướng dẫn và thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
3. Nếu các bộ luật mà mâu thuẫn với các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất thì cần phải ưu tiên các bộ
luật trước.

Sau khi các yêu cầu đã được đánh giá và cân nhắc, bước tiếp theo là xem xét vị trí lắp đặt.

 Thiết bị cần bố trí ở nơi dễ dàng cho việc ra vào để vận hành và sửa chữa.
 Vị trí tốt nhất là cạnh đồng hồ nước hay cạnh bồn nước.
 Cần phải bố trí ở nơi dễ dàng đấu nối với bình nóng lạnh, với nguồn cấp nước hay giếng, các vòi nước,
đường nước thải và các ổ cấp điện.

Các thông số kỹ thuật được liệt kê trong các quyển sách hướng dẫn, các giới hạn thao tác tối đa của
thiết bị. Phải đảm bảo chắc chắn bạn đã có kích thước và loại thiết bị thích hợp và đã kiểm tra chất
lượng nước đầu vào.

TIẾN HÀNH KHỬ TRÙNG HỆ THỐNG

Khí clo được dùng để tẩy trùng loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi các nguồn cung cấp nước. Vi khuẩn có
thể đi vào các nguồn cấp nước khi chúng ta xây dựng, khi bị lụt lội, từ nguồn nước bề mặt hay
nước được rỉ ra từ các bể tự hoại. Khi dùng khí clo để tẩy trùng cần phải sử dụng với lượng khí clo
đủ dư để tẩy trùng cho cả hệ thống đường ống dẫn nước. Điều này sẽ làm phân hủy bất kỳ các loại
vi khuẩn và các chất hữu cơ có trong hệ thống. Xục khí clo sai cách có thể sẽ gây ra các mùi vị lạ
do khí clo kết hợp với các hợp chất khác.

1. Rót 1 lít thuốc tẩy thông dụng trong gia đình vào 190 lít nước có trong giếng. Đối với một số giếng ta có thể đổ trực
tiếp thuốc tẩy qua hệ thống ống thở của giếng. Mặt khác, có thể cần phải tháo bỏ các gioăng của giếng. Cho chạy tắt,
không qua các thiết bị xử lý nước cho đến khi bước 3 hoàn thành.
2. Đổ khoảng 10 lít nước vào giếng để xối sạch các chất tẩy còn bám xung quanh giếng để chảy xuống nước giếng.
Cho chạy tắt, không qua các thiết bị xử lý nước và sau đó mở đồng thời tất cả các vòi nước của hệ thống dùng nước
giếng. Đóng tất cả các vòi nước khi ngửi thấy mùi thuốc tẩy. Lúc này là lúc toàn bộ hệ thống đã được ngam đều
trong nước clo. Nếu có thể thì nên để hệ thống ngâm trong nước clo này qua một đêm (tối thiểu cũng phải đủ 2 giờ).

3. Sau hai giờ hoặc vào sáng ngày hôm sau (Vẫn giữ chạy tắt, không qua các thiết bị xử lý nước), mở tất cả các vòi
nước chảy cho tới khi nước trong và không ngửi thấy mùi của thuốc tẩy nữa.

1
TRÌNH TỰ LẮP ĐẶT

CHÚ Ý: Hầu hết thiết bị yêu cầu áp suất nước trong khoảng giữa 25 và 125 psi. Áp suất dưới mức tối thiểu
sẽ làm cho hiệu suất làm việc của hệ thống kém đi.

1. Bơm giếng khoan là một thiết bị được dùng để bơm nước và tạo áp lực nước.
2. Bơm cấp hóa chất là bơm định lượng được dùng để cấp hóa chất xử lý vào nguồn nước cấp.
3. Điểm châm hóa chất là nơi đường cấp hóa chất gặp đường nước cấp.
4. Bồn áp suất lưu giữ nước cho gia đình dùng làm việc với công tắc áp suất để kích hoạt bơm
giếng khoan.
5. Bồn duy trì là nơi lưu giữ nước và cung cấp thời gian trễ thích hợp để cho các phản ứng hóa
học xảy ra.
6. Van thổi xả đáy được dùng để định kỳ thổi sạch các chất cặn ra khỏi đáy bồn duy trì.
7. Các cột lọc để loại bỏ các chất hòa tan trong nước.
 Cột lọc cặn để loại bỏ độ đục (cát, bùn vv…)
 Cột lọc trung hòa để trung hòa lại nước axit.
 Cột lọc sắt để ôxy hóa và loại bỏ sắt, măng gan và H2S trong nước.
 Cột lọc các bon để loại bỏ hầu hết vị, mùi và các màu hữu cơ có trong nước.
 Cột lọc Tannin để loại bỏ các hợp chất như tannin và axit mùn.
8. Cột làm mềm nước loại bỏ độ cứng khỏi nước cấp.

2
HỆ THỐNG CẤP NƯỚC ĐIỂN HÌNH
Hệ thống cấp hóa chất được dùng để đưa dung dịch vào hệ thống nước sử dụng. Hệ thống cấp hóa
chất là rất đa dạng cho phép bao phủ cho một dải rộng các vấn đề ô nhiễm và được lắp đặt phổ
biến là nối với hệ thống nước giếng khoan. Dưới đây là một sơ đồ điển hình của hệ thống cấp hóa
chất.

 Công tắc áp suất bơm là được nối điện với mô tơ của bơm cấp hóa chất, do đó hóa chất sẽ được bơm chỉ
khi nước được thêm vào bình áp.

 Bơm hóa chất hoạt động như một piton phân phối dung dịch vào nước theo từng nhịp piton theo chu kỳ
của bơm.
 Đầu nối phun cung cấp điểm để đưa dung dịch vào trộn với nước của hệ thống.
 Bồn áp giữ một thể tích nước dưới một áp suất nhất định để cung cấp một dòng chảy ổn định cho hộ gia
đình hay tòa nhà.
 Bồn duy trì (bồn trộn) là bộ phận trộn cung cấp thời gian tiếp xúc cần thiết cho phản ứng hóa học xảy
ra. Đầu vào và đầu ra cần phải dặt dối nhau và tại các mức nước khác nhau để tránh dòng trực tiếp của
nước qua bồn duy trì.
 Van thổi xả đáy là van xả cho phép định kỳ rửa sạch bùn, cặn ra khỏi bồn để làm sạch bồn.

CÁC KHÁI NIỆM CHUNG


Có 3 khái niệm chung được dùng trong quá trình cung cấp hóa chất:
 Nhu cầu: là số lượng tác nhân hóa chất mà sẽ bị giảm hay tiêu tốn trong quá trình ôxy hóa các chất ô
nhiễm trong nước.
 Liều lượng: là số lượng tác nhân hóa chất mà cấp vào trong nước.
 Lượng dư: là số lượng tác nhân hóa chất vẫn còn tồn tại trong nước sau khi ôxy hóa.
Ví dụ: Nếu nước có nhu cầu 1ppm khí clo và liều lượng sẽ là 5ppm sẽ được cấp vào trong nước, lượng
dư sẽ là 4ppm.

3
BỒN DUY TRÌ
Thời gian duy trì hay thời gian tiếp xúc là thời gian cần thiết để hóa chất cấp vào phản ứng hoàn
toàn với nước được xử lý. Bồn duy trì (bồn trộn) thường được dùng để lắp đặt sau đầu phun và
trước các bộ lọc và phải đủ thời gian tiếp xúc.

Dùng công thức dưới đây để xác định kích thước của bồn duy trì:

CÔNG THỨC BỒN TRỘN VÍ DỤ

Tốc độ dòng x 20 phút = kích tước bồn trộn Tốc độ dòng là 22 lít với thời gian phản ứng 22 x 20 =
yêu cầu là 20 phút. 440 lít (kích thước
bồn trộn)

BỘ LỌC

Lọc được tiến hành với một thiết bị lắp đặt trong hệ thống nước mà nước chảy qua đó với mục đích
loại bỏ độ đục, thay đổi tính axit, vị, màu và sắt. Hạt lọc bên trong các cột lọc tạo ra một rào cản
và có thể dùng các quá trình cơ học, hấp thụ, trung hòa hay ôxy hóa. Một số hạt lọc chỉ có một loại
tác dụng trong khi một số hạt khác thì là hạt lọc đa năng có nhiều tác dụng.

MỘT SỐ THIẾT KẾ CỘT LỌC


Có hai loại thiết kê cột lọc:

 THIẾT BỊ LOẠI LÕI LỌC

Lõi lọc có thể là màng lọc, vải,


sợi, gốm,... Các lõi có thể thay
theo định kỳ từ 6 tháng đến
một năm. Xem xét kỹ các yêu
cầu của nhà sản xuất trong các
sách hướng dẫn.

 LỌC BỒN CÓ CHỨA HẠT XẾP THÀNH LỚP LỎNG

4
Hạt, nhựa hay các hạt khác nằm trong các lớp hay được đóng lỏng ở dạng các cột trong bồn
chứa dạng hình trụ. Dòng chảy ngược qua các lớp hạt sẽ rửa các chất ô nhiễm mà lắng trên các
bề mặt hạt và xả ra đường thải. Tốc độ rửa ngược phụ thuộc vào loại hạt và kích thước của
bồn lọc hình trụ. Tốc độ rửa ngược cao là cần thiết cho các hạt lọc nặng hơn. Thường xuyên
kiểm tra các lời đề nghị của nhà sản xuất trong sách hướng dẫn sử dụng và lượng nước cấp
cho phù hợp.

5
CỘT LỌC VÀ HẠT LỌC

LỌC CẶN
Lọc cặn (độ đục) loại bỏ cát, đất, bùn, hay một số dạng chất hữu cơ ra khỏi nước. Khi ta đặt một
cốc thủy tinh đựng nước dưới ánh đèn, các hạt ở dạng lơ lửng hoặc lắng ở đáy cốc chính là độ đục.
Cột lọc lưu giữ các hạt đục nhờ áp suất hay trọng lực đẩy nước chảy qua lớp hạt lọc.

CÁC BON (VỊ VÀ MÙI)


Phương pháp phổ biến để xử lý sau khử trùng bằng khí clo và để loại bỏ mùi và vị trong nước (trừ
khí H2S) là dùng hạt các bon hoạt tính. Nó là sản phẩm đa năng nhất và được dùng rộng rãi nhất
trong các ứng dụng xử lý nước cho gia đình và công nghiệp ngày nay. Nói chung, lọc vị và mùi
được đặt ở cuối của hệ thống xử lý. Lọc mùi và vị loại bỏ hầu hết vị, mùi và những màu hữu cơ
nhất định ra khỏi nước. Vị và mùi tệ là do rất nhiều nguyên nhân (khí clo, dầu mỏ, tiếp xúc bề mặt,
tiếp xúc đất, …)
Lưu ý: Vi khuẩn hay các chất ô nhiễm hữu cơ sẽ không loại bỏ được nhờ bộ lọc lõi các bon.
 Cần phải thường xuyên thay lõi lọc để hạn chế sự phát triển các vi khuẩn và tránh tình trạng lõi bị bão
hòa bởi khí clo.
 Các bon hoạt tính là không hoàn nguyên và cần phải thay khi nó đã no
(hết tác dụng).
Lớp các bon hoạt tính thường dùng tối đa khoảng 1 năm, tuy nhiên thời gian thay sẽ giảm đi và phụ thuộc rất
nhiều vào lượng nước dùng, mùi và vị ở trong nước.

TRUNG HÒA AXIT


Nước axit sẽ được điều chỉnh lại nhờ các cột lọc trung hòa axit. Nước axit, có khi ở dạng nước
trong, làm hỏng sớm các ống sắt và ăn mòn các chi tiết làm bằng đồng trong hệ thống dẫn nước.
Nó tạo ra các vết ố màu xanh đậm hay nhạt trên các đồ dùng đựng nước và sau một thời gian dài
có thể ăn mòn đồ gốm.

 Nước axit chảy qua cột lọc có các hạt khoáng trung hòa axit, sẽ hòa tan một số khoáng và làm tăng pH.
 Vì có khoáng hòa tan nên sau một thời gian ta phải nạp thêm hạt lọc.
 Khoảng thời gian cần nạp bổ xung hạt lọc phụ thuộc vào mức độ axit của nước và lượng nước chảy qua
cột lọc.

LỌC SẮT

Lọc sắt (lọc ôxy hóa) được dùng để xử lý nước với mức độ sắt và măng gan trung bình và với một
lượng nhỏ H2S. Sắt hòa tan hoặc lơ lửng sẽ được loại bỏ khỏi nước bằng cách chuyển đổi các hạt
hòa tan thành các hạt không hòa tan mà cho phép dễ dàng lọc ra. Lọc ôxy hóa thường xuyên phải
đặt trước các cột làm mềm nước. Lượng sắt được giảm đi được thực hiện bằng một số loại hạt lọc
sau:
Hạt lọc: cát xanh hay Birm có măng gan

 Thường xuyên rửa ngược để đuổi các chất sắt tích tụ trên hạt thoát ra đường nước thải.
 Hạt lọc phải thường xuyên hoàn nguyên định kỳ với dung dịch KMnO4.
 Tốc độ dòng bị hạn chế tối đa phải nhỏ hơn 38 lít / phút/ mét khối.
 pH phải từ 6.8 trở lên.

Xục khí và hạt lọc Birm


 Thường xuyên rửa ngược để đuổi các chất sắt tích tụ trên hạt thoát ra đường nước thải.
 Sắt vi khuẩn không thể loại bỏ dễ dàng nhờ xục khí và nó có thể ôxy hóa các ống và làm hỏng các bề
mặt hạt.
 pH phải từ 6.8 trở lên.

CỘT LỌC TANNIN

6
Tannin hay axit mùn là chất hữu cơ trong tự nhiên mà không được coi là chất
nguy hiểm cho sức khỏe. Nó có mặt rất phổ biến trong các nguồn nước bề mặt và
nước của các giếng nông. Nói chung, nó là các nhỏ mịn lơ lửng trong nước mà có
mang một chút điện tích âm và nó được tạo ra là do sự thối rữa của thực vật.

 Cột lọc tannin sử dụng nhựa anion.


 Hạt lọc phải được hoàn nguyên định kỳ bằng dung dịch NaCl.
 Cột lọc tannin dễ bị tắc và cần phải lắp sau cột làm mềm nước.

CỘT LỌC ÔXY HÓA

Một số cột lọc ôxy hóa phải được hoàn nguyên với các dung dịch hóa chất để lấy lại ôxy một cách
định kỳ. Các chất ôxy hóa điển hình là:

 Không khí
 Khí Clo
 Thuốc tím
 Ozon
 I ốt
 Hydrogen Peroxide (H2O2)

SƠ ĐỒ LỌC

SƠ ĐỒ LỌC
Loại lọc Lọc được Hạt lọc Thay thế
Cặn (độ đục) Loại bỏ cát, đất, bùn hay Vật liệu thu gom chất cần
các hạt mịn chất hữu cơ lọc
Trung hòa Nước axit Khoáng trung hòa 1năm

Sắt Ôxy hóa và loại bỏ sắt Các hạt ferrit hay hạt lọc Có thể cần hoàn nguyên
xanh chứa măng gan. bằng thuốc tím

Mùi và vị Loại bỏ vị (clo, dầu,..), Các bon hoạt tính 1 năm
mùi và màu.
Tannin Loại bỏ Tannin Nhựa Anion Cần phải hoàn nguyên
với muối ăn

You might also like