You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC NHẬP TÀU AGO CỦA KHÁCH HÀNG LÀO

I. Nội dung triển khai:

Thực hiện giám định khối lượng và chất lượng hàng hóa AGO nhập từ tàu vào kho DKC .
 Tại tàu: Giám định khối lượng, chất lượng tại tàu trước dỡ hàng.
 Tại Bồn: Giám định khối lượng tại bồn trước và sau khi nhận hàng.
II. Yêu cầu trước khi triển khai công tác giám định tại hiện trường:
 Kiểm tra nội dung yêu cầu giám định, dự kiến công việc phải làm ở hiện trường, những
khó khăn vướng mắc gặp phải và biện pháp giải quyết.
 Chuẩn bị công cụ dụng cụ đầy đủ và tình trạng sử dụng còn tốt: nhiệt kế điện tử phải
kiểm tra với nhiệt kế cốc trước khi mang đi sử dụng, kiểm tra thước đo, tỷ trọng kế (hàng
dễ vỡ nên mang đi và sử dụng cẩn thận), chai lấy mẫu, niêm, bao đựng mẫu,…
 Họp bàn với kho DKC về phương án nhập hàng hóa AGO, triển khai phương án cụ thể,
rõ ràng cho các GĐV tham gia nắm công việc để theo dõi và thực hiện .

III. Công tác thực hiện tại hiện trường:


1. Tại tàu:
 Tại Tàu :
* Trước khi bơm hàng
- Giám định viên họp với sỹ quan tàu, đại diện kho nhằm thống nhất kế hoạch bơm hàng
cũng như trình tự giám định
Kiểm tra hồ sơ hàng hóa, kiểm tra xem có bất thường gì không trong quá trình xếp
hàng. Giữ hồ sơ gốc cảng xếp cho chủ hàng.
- Kiểm tra bảng tra, sơ đồ công nghệ.
- Xác định tình trạng hàng hóa trong các đường ống công nghệ, các van công nghệ phải
được cô lập.
- Ghi nhận mớn nước , chênh lệch mũi và lái ( Trim), độ nghiêng phải và trái (List) của
tàu.
- Xác định hàng hóa ở các hầm chỉ định và không chỉ định.
- Kiểm tra so sánh thiết bị đo của tàu và thiết bị của giám định.
- Tiến hành đo chiều cao hoặc khoảng trống mực chất lỏng trong hầm hàng ở hầm chỉ
định và hầm không chỉ định, đo nước tự do trong các hầm hàng. Đồng thời đo nhiệt
độ của chất lỏng hầm hàng đó.
- Lấy mẫu theo tại tàu theo “Quy trình lấy mẫu” và theo hợp đồng. , chia mẫu thành 07
phần và gửi kho 02 mẫu, chủ hàng 3 mẫu, EIC 02 mẫu.
- Tiến hành đo tỷ trọng tại tàu trước khi trả hàng, đồng thời kiểm tra ngoại quan màu
(visual) của mẫu lấy tại hiện trường.
- Kiểm tra tình trạng và số niêm phong của van thông biển, van dỡ qua Boong đã được
niêm phong.
- Kiểm tra xác định khối lượng nhiên liệu lỏng thuộc các hầm nhiên liệu tiêu thụ của
tàu.
- Kiểm tra tất cả các hầm liên quan để kiểm tra sự rò rĩ của hàng hóa nếu có.
- Tính toán khối lượng hàng hóa trong hầm trước khi bơm.
- Lập các kháng thư về sự chênh lệch bất thường về hàng hóa nếu có.
- Gửi ngay kết quả giám định tàu đến, tỷ trọng tại hiện trường, ngoại quan của mẫu về
cho lãnh đạo để báo cho Khách hàng.
 Trong quá trình bơm hàng.
- Ghi nhận áp suất bơm, lưu lượng từng giờ tại manifold tàu hoặc tại buồng điều khiển.
- Kiểm tra nếu phát hiện rò rỉ tuyến ống
- Ghi nhận và lập báo cáo tất cả các bất thường xảy ra.
 Sau khi giao hàng xong.
- Ghi nhận mớn nước mũi và lái (trim), độ nghiên phải và trái (List)
- Kiểm tra khô sạch hầm hàng sau khi yêu cầu tàu mở hết các van tháo rút hàng hóa
còn lại trong đường ống trên hầm hàng.
- Đo tính lượng hàng còn lại trên tàu (ROB) nếu tàu dỡ không hết hàng.
- Kiểm tra xác định khối lượng nhiên liệu lỏng thuộc các hầm nhiên liệu tiêu thụ của
tàu.
- Kiểm tra tình trạng niêm phong, van thông biển và van dỡ hàng trên bong.
- Tính toán kết quả lượng hàng tàu dỡ và lập các biên bản hiện trường vụ giám đinh.
 CHÚ Ý: Các số liệu tính toán tại tàu, GĐV chỉ được phép ký các biên bản sau khi có
sự phúc đáp đồng ý của KH Lào, đặc biệt là biên bản kiểm tra khô sạch tàu.

 Tại Bồn:
 Trước khi nhận hàng:
- Sau khi thống nhất với kho DKC về phương án nhập hàng,GĐV có mặt tại kho trước
120 phút thời gian tàu cập, để cùng với người của kho tiến hành niêm phong cô lập
đường ống công nghệ, bồn để rút ngắn thời gian cho công việc giám định.
- Chuyến đầu tiên bồn T16 trống nên tiến hành đo chiều cao tham khảo (Hmax) trước
khi nhập hàng. Kiểm tra bảng tra dung tích bồn.
- Xác định tình trạng đường ống trước nhận hàng (Trống hay chứa nước).
- Ghi nhận Tank Rada của các bồn không chỉ định cùng hệ với bồn chỉ đinh T16.
 Sau khi nhận hàng.
- Kiểm tra niêm phong công nghệ đường ống/ Bồn.
- Xác nhận tình trạng đường ống sau khi nhập hàng, xác định thể tích đường ống điền
đầy sau nhập từ hố van 7 đến chân bồn T16.
- Kiểm tra lại Tank Rada của các bồn không chỉ định.
- Đợi thời gian cho hàng ổn định trong bồn theo quy định (20 phút/1 mét)
- Xả nước, đo mức hàng và đo nhiệt độ.
- Lấy mẫu lưu và đo tỷ trọng, màu ngoại quan tại hiện trường. Lấy 5 mẫu chia cho kho
giữ 1 mẫu, EIC 02 mẫu, chủ hàng 02 mẫu.
- Tính toán khối lượng hàng đã nhận .
 CHÚ Ý: Tỷ trọng và ngoại quan của mẫu bồn, các số liệu tính toán tại bồn, GĐV phải
báo cáo ngay kết quả về cho lãnh đạo, và chỉ được phép ký các biên bản hiện trường
sau khi có sự phúc đáp đồng ý của KH Lào.
Chú Ý: Trong trường hợp có sai số về khối lượng giữa tàu giao và bồn nhận lớn (>
0.5%) thì phải tiến hành kiểm tra lại.

You might also like