You are on page 1of 4

1.

-Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm ‘’Đồng chí’’ của nhà thơ Chính Hữu,được sáng
tác năm 1948 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
2.
-PTBĐ:Biểu cảm kết hợp tự sự
3.
-‘’mặc kệ’’ thể hiện tinh thần quyết tâm của người lính và sự quyết tâm hi
sinh:những tải sản quý nhất của người nông dân (mảnh ruộng ngôi nhà),người
người thân,bạn bè và gia đình
4.
-Hình ảnh‘’giếng nước gốc đa’’ là hình ảnh hoán dụ thể hiện nỗi nhớ hai
chiều:người lính nhớ về quê hương nên họ đã bỏ mặc tất cả đi chiến đầu bảo vệ tổ
quốc còn quê hương,những người thân về về những anh lính mong chờ ngày nào
đó họ sẽ trở về.

5.
-Câu thơ ’’Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.’’ trong tác phẩm ‘’Đồng chí’’gợi em
nhớ tới câu thơ:’’Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi’’ trong văn bản‘’Bài thơ về tiểu đội
xe không kính’’ của nhà thơ Phạm Tiến Duật
- Điểm giống nhau giữa 2 câu thơ trên:
+Đều thể hiện sự gắn bó thân thiết, đồng cam cộng khổ giữa những người lính.
-Điểm khác nhau giữa 2 câu thơ trên:
+‘’Bài thơ về tiểu đội xe không kính’’: Thể hiện tinh thần sôi nổi, trẻ trung, hồn
nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc của tác phẩm
+’’Đồng chí’’: Tràn ngập tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng giữa những người lính
=> Qua đó, tác giả cho thấy vẻ đẹp của những người lính cách mạng: sẵn sàng
vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để hoàn thành nhiệm vụ; tinh thần lạc
quan, tự tin; họ coi nhau như anh em, gia đình, cuộc sống ấm áp
6.
Chi tiết “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” đã thể hiện tình đồng đội đồng chí thật
sâu sắc.Những cử chỉ hành động thật cảm động! Không chỉ là một cái nắm tay, bắt
tay thôi nhưng nó lại ẩn chứa những tình cảm thiêng liêng. Cái nắm tay ấy đã
truyền cho nhau hơi ấm niềm tin, sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn gian khổ nơi
chiến trường.Sức mạnh tinh thần ấy, trên cơ sở cảm thông và thấu hiểu sâu sắc lẫn
nhau, đã tạo nên chiều sâu và sự bền vững của thứ tình cảm thầm lặng nhưng rất
đỗi thiêng liêng này
7.
Bài thơ"Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu đã khắc hoạ cho người đọc cảm
nhận được biểu hiện cao đẹp cũng như sức mạnh của tình đồng chí.Trước
hết,đồng chí là sự thấu hiểu chia sẻ những tâm tư nỗi lòng sâu kín của nhau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính’’
Thật vậy từ những người xa lạ họ dần thấu hiểu cho cảnh ngộ của nhau những tâm
tư nỗi lòng thầm kín của của nhau:vì nghĩa lớn người lính ra đi chiến đấu sẵn sàng
để lại những gì gắn bó thân thương nhất :’’ruộng nương’’ ‘’giếng nước’’ ‘’gốc
đa’’,nơi mà có những người thân yêu dấu của họ đang mong ngóng chờ họ quay
trở về một ngày nào đó.Hai chữ ‘’mặc kệ’’ không phải chỉ sự vô tâm vô trách
nhiệm mà là để diễn tả sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của những người
lính:vì nghĩa lớn họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng mục đích đã lựa chọn:
muốn hi sinh những cái tình cảm nhỏ nhoi để chiến đầu vì những điều to lớn.Song
dù có dứt khoát ra trận thì vẫn nặng lòng với quê hương,hình ảnh hoán dụ ‘’giếng
nước gốc đa’’ mang tính chất nhân hoá gợi ra quê hương người thân nơi quê
nhà,‘’giếng nước gốc đa’’ hay chình là tấm lòng của người ra đi không nguôi nhớ
về quê hương,hay còn là quê hương,người thân nhớ về ngườu lính chờ đợi ngày
mà họ trở về,nỗi nhớ 2 chiều ngày càng da diết.Không chỉ vậy,tình đồng chí còn là
sự đồng cam cộng khổ chia sẻ những khó khắn thiếu thốn của cuộc đời của người
lính:
‘’Anh với tôi từng cơn ớn lạnh
Sốt run người,vừng trán ướt mồ hôi.
Aó anh rác vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!’’
Bằng những hình ảnh thực tế tác giả đã tái hiện chân thực những khó khan trong
buổi đầu kháng chiến mà người lính phải trải qua.Phép liệt kê “áo anh-quần tôi,
rách-có vài mảnh vá, chân không giày”được sử dụng hết sức tinh tế để nhấn mạnh
thêm vào những sự khó khan gian khổ như ập đến.Không chỉ vậy,những người lính
phải đối mắt với căn bệnh sốt rét rừng ghê gớm ‘’anh với tôi biết từng cơn ớn
lạnh’’ ‘’sốt run người’’ đã tái hiện sự hành hạ của những cơn sốt rét khủng khiếp
nhưng họ đã dìu nhau vượt qua cảnh ngộ chăm sóc đùm bọc lẫn nhau.Hai chữ
‘’thương nhau’’ thôi nhưng lại là những tình cảm chân thành giản dị chứa đầy sự
quan tâm trìu mến của tình đồng chí.

8.
Mỗi lần vấp ngã, chắc hẳn chúng ta sẽ luôn lạc quan, tích cực hướng tới một
chân trời mới tốt đẹp hơn. Thật vậy,lạc quan là yêu đời, tràn ngập tự tin và ung
dung, không lo lắng về những điều sắp xảy ra trong tương lai.Không chỉ vậy,lạc
quan còn là thái độ, là những suy nghĩ tích cực về cuộc sống. Đó còn là lối sống,
cách ứng xử của con người trong cuộc sống. .Chúng ta biết những nhà cách
mạng tiền bối như anh Nguyễn Văn Trỗi, người thanh niên công nhân mới tham
gia cách mạng vài năm, khi bị bắt, địch tra tấn dã man, đưa ra pháp trường
nhưng anh vẫn hiên ngang hô to “Hồ Chí Minh”. Trong kháng chiến, sống trong
rừng, đói cơm, thiếu muối, gian khổ vô cùng, bom đạn thù luôn trút xuống hi
sinh bất cứ lúc nào, nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn lạc quan tin tưởng
tuyệt đối sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo sẽ giành toàn thắng .Tinh thần
lạc quan đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Nhờ có nó mà
ta thấy vững vàng ,mạnh mẽ hơn. Đồng thời,nó là nguồn khích lệ to lớn giúp ta
vượt qua khó khăn và thử thách.Không chỉ vậy,lạc quan còn đưa bạn đến những
chân trời mới sáng lạn hơn. Tuy nhiên,trong cuộc sống vẫn luôn có những kẻ
sống rất bi quan lúc nào cũng suy nghĩ tiêu cực hay những kẻ lạc quan tếu,lạc
quan một cách thái quá không có cơ sở chúng ta cần lên án mạnh mẽ những kẻ
đó.Là một học sinh em cần sống khoa học lành mạnh,biết lắng nghe và nỗ lực để
trờ thành con người lạc quan ,ung dung trong cuộc sốngCùng nhau chúng ta hãy
sống cởi mở sống khoa học luôn suy nghĩ tích cực và cùng hướng về phía trước

You might also like