You are on page 1of 6

Chương 3:

Câu 1:
- ADN:
+ Có 2 mạch xoắn quanh 1 trục.
+ Phần tử ADN có khồi lương lớn hơn phần tử ARN.
+ Nu ADN: A,T,G,X
- ARN:
+ Có cấu trúc gồm 1 mạch đơn
+ Phần tử ARN có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN
+ Nu ARN: A,U,G,X
- Bậc cấu trúc protein:
+ Cấu trúc Bậc 1 là trình tự sắp xếp axit amin trong chuỗi axit amin.
+ Cấu trúc Bậc 2 là chuỗi axit amin tạo vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở
protein dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khỏe hơn.
+ Cấu trúc Bậc 3 là hình dạng 3 chiều của protein do cấu trúc Bậc 2 cuốn xếp tạo
thành kiểu đặc trung cho từng loại protein. VD: protein hình cầu ..
+ Cấu trúc Bậc 4 là cấu trúc của 1 số loại protein gồm 2 hoặc nhiều chuỗi axit amin
cùng các loại hay khác loại liên kết với nhau.
Câu 2:
 Quá trình nhân đôi
- Vị trí: nhân TB, tại các NST
- Nguyên liệu:
+ Các nu tự do
+ Phần tử ADN mẹ ban đầu
+ Enzim
+ Năng lượng
 Tổng hợp protein
- Vị trí: xảy ra tại TB chất
- Nguyên liệu:
+ ARN: mARN, tARN
+ riboxom (rARN cấu tạo nên riboxom)
+ Các axit amin
+ Enzim
+ Năng lượng
- Diễn biến:
+ mARN rời nhân ra TB chất làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin
+ riboxom bám vào phân tử mARN để tổng hợp protein
+ tARN mang các axit amin tiến vào riboxom
- Nguyên tắc: bổ sung: A-G, U-X, cứ 3 nu trên mARN tương ứng với 1 axit amin.
- Kết quả: riboxom dịch chuyển từng bộ ba đến hết chiều dài của mARN thì chuỗi
axit amin được tổng hợp xong.

Câu 3:
- Chức năng của ADN: là nơi lưu giữ các thông tin di truyền giữa các thế hệ
về cấu trúc và toàn bộ các loại protein của cơ thể
- Chức năng của ARN:
+ ARN thông tin: truyền đạt thông tin di truyền từ AND tới ribôxôm
+ ARN vận chuyển:vận chuyển aa tương ứng tới ribôxôm
+ ARB ribôxôm:thành phần cấu tạo nên ribôxôm
- Chức năng của prôtêin: + Chức năng cấu trúc
+ Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất
+ Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất
Câu 4:
- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện trong sơ đồ
Gen (một đoạn AND) ->Marn->Prôtêin->Tính trạng
- Bản chất của mối liên hệ giữa gen và tính trạng chính là trình tự các
nuclêôtit trong mạch khuôn của AND quy định trình tự các nuclêôtit trong
mạch mARN sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu
trúc bậc 1 prôtêin

Chương 4
Câu 1
1. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc
một số cặp nucleotit. Đột biến gen là biến dị di truyền được.
Nguyên nhân: Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm
rối loạn quá trình tự sao của ADN (sao chép nhầm), xuất hiện trong điều kiện tự
nhiên hoặc do con người gây ra.
Hậu quả

   - Do thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen đã dẫn đến biến đổi cấu trúc phân
tử prôtêin tương ứng và làm thay đổi về tính trạng nào đó.

   - Đột biến gen thường làm giảm sức sống ở sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống
nhất hài hoà trong kiểu gen được ổn định lâu đời.

Vai trò

   - Đa số đột biến gen đều là đột biến lặn có thể có hại, có lợi hoặc trung tính
trong các tổ hợp gen khác nhau hoặc khi thay đổi môi trường sống.

   - Đột biến có thể làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật đối với các điều kiện
ngoại cảnh

   - Là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
2. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của một hoặc một vài
NST trong bộ NST.

+Các dạng đột biến chính: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.

Nguyên nhân: Do tác nhân của mỗi trường ngoài cơ thể (thường là do con người)
như:

 Tác nhân vật lý: tia phóng xạ, tia cực tím, nhiệt độ ...
 Tác nhân hóa học: ảnh hưởng bởi các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ, dioxin
 Do nguyên nhân bên trong cơ thể: những biến đổi bất thường trong sinh lí,
sinh hóa trong tế bào (xuất hiện một cách tự nhiên)

Vai trò và hậu quả:

 Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì trải qua quá trình tiến
hóa lâu đời, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc
NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó
 Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong việc chọn giống và tiến hóa

3. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc
1 số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả các bộ NST.

+Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể: thể dị bội và thể đa bội.

*Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị
thay đổi về số lượng.

Nguyên nhân:

- Trong quá trình giảm phân, mỗi NST của cặp tương đồng phân li về 1 cực →
hình thành giao tử bình thường (n) → qua thụ tinh 2 giao tử bình thường n kết hợp
với nhau → hợp tử 2n.

- Khi một cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân ở bố hoặc mẹ → 2
chiếc trong cặp NST tương đồng cùng đi về 1 cực → tạo giao tử bất thường n + 1
và n – 1 → qua thụ tinh 2 giao tử đó kết hợp với giao tử bình thường (n) → hợp tử
2n + 1 và Hợp tử 2n – 1 → thể dị bội.
Vai trò:

- Đối với chọn giống: Có thể sử dụng thể không để được các NST mong muốn
vào cơ thể lai.

- Đối với di truyền học: Có thể sử dụng các lệch bội để xác định vị trí các gen trên
NST.

- Đối với tiến hóa: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Hậu quả: gây nên biến đổi hình thái ở thực vật (hình dạng, kích thước, màu sắc…)
hoặc gây nên một số bệnh ở người (Đao, Tocno, Claiphento…).

*Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều
hơn 2n).

Nguyên nhân: Dưới tác động của các tác nhân vật lí (tia phóng xạ, thay đổi nhiệt
độ đột ngột...) hoặc tác nhân hoá học (consixin...) vào tế bào trong quá trình phân
bào hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không
phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.

Vai trò và hậu quả:

Vai trò:

- Trong sản xuất: là nguyên liệu chọn giống, các giống cây ăn quả không hạt
thường là đa bội lẻ (dưa hấu, nho).

- Trong tiến hóa: góp phần hình thành giống loài mới

Hậu quả:

- Do số lượng NST trong tế bào tăng lên lượng ADN tăng gấp booij nên quá trình
tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.

- Thể tự đa bội lẻ (3n,5n) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường
(bất thụ)

- Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật


Câu 2:

Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất là mất đoạn.

- Mức độ ảnh hưởng tới tính trạng:

+ Đột biến gen: Làm gián đoạn 1 hay 1 số tính trạng nào đó (Gen -> mARN ->
Protein -> Tính trạng)

+ Đột biến cấu trúc NST: Làm thay đổi 1 bộ phận hay kiểu hình của cơ thể.

Câu 3:

Là dạng đột biến làm tăng 1 số nguyên làm bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn
2m (3m,4m,5m,6m…)

-Cơ thể đa bội có cơ quan sinh trưởng to => sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt,
năng suất cao.

-Các thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh sản hữu tính

=> Ứng dụng tạo quả không hạt

-Thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật

You might also like