You are on page 1of 2

1.

Nhân vật ‘’ông lão’’ trong đoạn trích là nhân vật Ông hai trong tác phẩm ‘’Làng’’
của nhà văn Kim Lân

“ Ông lão” đang trong hoàn cảnh: Ông lo sợ, không dám ra khỏi nhà, không dám
trò chuyện với ai. Đó là tâm lý gò xé khiến ông sợ hãi, không khí gia đình cũng
nặng nề, u ám cho nên ông nghĩ về quá khứ – cái lúc mà ông vẫn còn ở làng chợ 
Dầu, được làm việc với anh em dường như là niềm vui của ông. Ông nghĩ về lúc
đó là để quên đi cái buồn rầu trong lòng ông hiện tại.
2
Điệp từ ”ông ” nhấn mạnh những tâm trạng của ông Hai khi về nhà.

Liệt kê: những tâm trạng, hoạt động của ông khi xưa lúc ở làng  chợ Dầu.

3
Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông hai mang
đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân. Lời độc thoại và độc
thoại nội của tâm nhân vật có sư thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được
trần thuật chủ yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai (mặc dù vẫn dùng cách trần
thuật ở ngôi thứ 3).

5
Câu: “Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày.” là câu
rút gọn thành phần chủ ngữ, có thể khôi phục chủ ngữ để tạo thành câu đầy đủ
thành phần như sau: Ông cũng hát phỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê
man suốt ngày.

4
- “Ồ” là thành phần biệt lập cảm thán. Vì nó không nằm trong nghĩa của sự việc
mà chỉ có tác dụng biểu lộ trạng thái của con người.
- "Chao ôi!" là câu cảm thán vì "Chao ôi!" là một câu riêng biệt, đứng độc lập và
thể hiện được cảm xúc của nhân vật
- Là lời của người dẫn truyện. Thể hiện được cảm xúc vui xướng của ông Hai khi
nghĩ về làng.

6
Ở phần sau của truyện, ông Hai không muốn về làng nữa vì: ông nghe tin làng Chợ
Dầu Việt gian theo Tây; sau khi đấu tranh nội tâm ông đã đi đến quyết định: “Làng
thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”, ông đã đặt tình yêu nước,
lòng chung thuỷ với kháng chiến, với cách mạng lên trên tình yêu làng… Từ đó, ta
thấy ông Hai là một người nông dân có tình cảm yêu làng, yêu nước tha thiết.

7
Nhân vật ông lão được nói đến trong đoạn trích trên là: Ông Hai “ Ông lão” đang
trong hoàn cảnh: Ông lo sợ, không dám ra khỏi nhà, không dám trò chuyện với ai.
Đó là tâm lý gò xé khiến ông sợ hãi, không khí gia đình cũng nặng nề, u ám cho
nên ông nghĩ về quá khứ – cái lúc mà ông vẫn còn ở làng chợ  Dầu, được làm việc
với anh em dường như là niềm vui của ông. Ông nghĩ về lúc đó là để quên đi cái
buồn rầu trong lòng ông hiện tại.

You might also like