You are on page 1of 7

Chị em Thuý Kiều

Bài 2:
Câu 1:
-Đoạn trích trên trích VB:’’Chị em Thuý Kiều’’ của Nguyễn Du
-Tác phẩm ‘’Kiều ở lầu Ngưng Bích’’ của Nguyễn Du cũng vt theo thể thơ lục bát
Câu 2:
‘’ Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.’’
-Vẻ đẹp của Thuý Kiều được mt qua nhiều khía cạnh:vẻ đẹp trí tuệ tài năng :
+Nhan sắc:Tuyệt mĩ hút hồn tuyệt thế giai nhân
+Trí tuệ:Thông minh trời phú
+Tính cách:Sắc xảo
+Tài năng:Đa tài:cầm kì thi hoạ=>Lý tưởng.Đặc biệt là tài âm nhạc am hiểu âm
luật tự biên soạn tự biểu diễn tấu:’’Thiên Bạc mệnh’’
=>Thuý Kiều tài hoa phong nhã
Câu 3:
-Vì tác giả đã dành nhiều sự ưu ái hơn cho Thuý Kiều qua cách khắc hoạ nổi bật
lên tới 12 câu so với 4 câu của Thuý Vân.Không chỉ vậy,Thuý Kiều được miêu tả
sau:Thuý Vân làm nền =>Tôn lên them vẻ đẹp của Thuý Kiều<=Thủ pháp đòn bẩy
=>Thuý Kiều chiếm hết spotlight=>Thuý Kiều được coi là nhân vật chính của tác
phẩm
Câu 4:
-Mang tính ước lệ kết hợp BP ẩn dụ gợi nên vẻ đẹp trong sáng long lanh của đôi
mày nhưng gợi nên nét buồn
-‘’Thu thuỷ’’:Làn nước mùa thu gợi tả cho đôi mắt đẹp long lanh sâu thẳm quyến
rú và đa tình.Nghệ thuật ẩn dụ còn gợi ra tầm hồn của nàng nữa
-‘’Nét xuân sơn’’:Núi xuân ẩn dụ cho cho cặp mày đẹp duyên dáng cong mềm sắc
sảo.Nghệ thuật ẩn dụ còn gợi ra tính cách mạnh mẽ của nàng nữa
=>Cách nói ẩn dụ
Câu 5:
-Đôi mắt ấy cửa sổ tâm hồn Nguyễn Du đã chọn mt để vẻ đẹp về nhan sắc tâm hồn
và phần tinh anh của trí tuệ
-Tác giả đã tập trung gợi tả chi tiết con mắt và của Kiều bởi vì đó đã nhấn mạnh
thêm vào vẻ đẹp tuyệt mĩ của Kiều.
Câu 6:
-Vẻ đẹp của Thuý Kiều đã vượt mức chuẩn mực của thiên nhiên.Phép nói quá
‘’Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh’’ đã gợi ra vẻ đẹp có sức hút chiều sâu
của Thuý Kiều.Đồng thời đây là điềm báo chẳng lành cho một tương lai song gió
vất vả sau này của Kiều
-Không thay thế từ ‘’hờn’’ bằng ‘’buồn’’ vì :
+ “Buồn” chỉ tâm trạng không vui khi gặp việc đau thương hoặc đnag có điều
không được như ý.Với từ “ buồn” thiên nhiên dường như khuất phục trước vẻ đẹp
của Kiều

+ “Hờn” chỉ nỗi bực bội, dằn dỗi. Qua từ này, ta thấy dụng ý nghệ thuật sâu sắc
của nhà thơ, ông muốn nhấn mạnh vẻ đẹp vượt trội của Kiều, Kiều đjep hơn những
gì mĩ lệ của thiên nhiên. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên đố kỵ, ghen ghét, dự báo về
cuộc đời đầy sóng gió của Kiều sau này.
=> Vì vậy, không thể thay thế từ “ hờn” bằng từ “buồn”. Chỉ bằng một chi tiết nhỏ,
người đọc đã thấy nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn
ngữ Tiếng Việt .

Câu 7

-Thành ngữ:’’Nghiêng nước nghiêng thành’’

-Gợi tả nhan sắc tuyệt mĩ hút hồn tuyệt sắc giai nhân khiến làm cho người ta say
đắm mà để mất thành, mất nước

Câu 8:

=> Cung đàn của nàng Kiều là “cung thương lầu bậc ngũ âm” - cung đàn bạc
mệnh của Kiều là tiếng của trái tim đa cảm.

=>Tâm hồn Kiều đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi số phận nghiệt
ngã, éo le, gian khổ của bởi “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và trời xanh
quen thói má hồng đánh ghen.

Câu 9:

- Tác giả ngợi ca vẻ đẹp của Thúy Kiều – một trang tuyệt thế giai nhân có sắc đẹp
nghiêng nước nghiêng thành.
- Tác giả cũng bày tỏ sự thương xót, lo lắng trước vận mệnh của Thúy Kiều.
- Một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo ấy là đoạn trích ca ngợi đề
cao những giá trị, phẩm chất con người như nhan sắc, tài hoa, nhân phẩm, khát
vọng, ý thức về nhân phẩm, thân phận.
Câu 10:
-Tác phẩm ‘’Bánh trôi nước’’ của Hồ Xuân Hương
Câu 11:
Trong đoạn trích ‘’Chị em Thúy Kiều’’,tác giả đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp
hoàn mĩ tuyệt sắc giai nhân của nhân vật Thuý Kiều.Thật vậy,nhà thơ đã viết
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn ’’
Với các tính từ: ‘’sắc sảo’’ và ‘’mặn mà’’ tác giả Nguyễn Du đã gợi ra vẻ Thúy
Kiều không chỉ xinh đẹp nhanh nhẹn,tài sắc đều hơn Thúy Vân.Vẻ đẹp ấy của
nàng Kiều gợi tả:
‘’Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh’’
Bằng hình ảnh ước lệ ‘’Làn thu thủy’’ -làn nước của mùa thu ,cũng chính là ẩn dụ
để gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt của Thúy Kiều :đôi mắt đẹp,trong long lanh mà sâu
thẳm ,quyến rũ làm sao.Nổi bật vẻ đẹp đôi mắt ấy là cặp mày cong mềm duyên
dáng thanh tú như nét núi mùa xuân.Với việc đực tả đôi mắt theo lối điểm
nhãn ,tác giả Nguyễn Du đã cho ta thấy đôi mắt của nàng Kiều không chỉ đẹp mà
còn long lanh mà nó còn thể hiện phần tinh anh và trí tuệ trong con người nàng-
một tuyệt thế giai nhân đã khiến cho ‘’hoa ghen’’ ‘’liễu hờn’’ ‘’nước nghiêng’’
‘’thành đổ’’mà nó còn như dự cảm về cuộc đời nhiều trắc trở của nàng Kiều bởi
Thúy Kiều đã mang vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân khiến cho thiên nhiên phải
hờn ghen đố kị,phải chăng đó cũng chính là những bất hạnh mà nàng sẽ phải trải
qua.Nếu Thúy Vân được gợi tả vẻ đẹp chân dung chỉ với 4 câu thơ thì với Thúy
Kiều Nguyễn Du đã dành tới 12 câu thơ để gợi tả nhan sắc ‘’nghiêng nước nghiêng
thành’’và trí tuệ cũng như tài năng của nàngQua hai câu thơ trên,tác giả đã cho ta
thấy Thúy Kiều mang cho mình một nhan sác tuyệt mĩ,hút hồn,’’tài sắc vẹn
toàn’’.Nguyễn Du đã sử dụng điển tích:
‘’Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai’’
Nguyễn Du càng ca ngợi thêm vẻ đẹp hoàn mĩ của Thúy Kiều khi vẻ đẹp của Kiều
vượt chuẩn mực của thiên nhiên.Không chỉ vậy,Thúy Kiều còn được miêu tả qua
trí tuệ và tài năng của nàng:
‘’Thông minh vốn sẵn tính trời ,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.’’
Thúy Kiều được miêu tả là một người thông minh trời phú, đa tài,đủ cả cầm kỳ thi
họa-đạt đến sự lý tưởng hoàn hảo theo quan niệm phong kiến xưa.
‘’Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.’’
Trong những tài ấy nàng giỏi nhất là tài đàn.Tài chơi đàn của nàng xuất sắc khi’’ăn
đứt hồ cầm’’ gợi cho ta những rằng những tiếng đàn của Kiều đã làm say đắm lòng
người với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nó như trở thành món nghề riêng
biệt độc đáo của nàng.Không chỉ vậy Kiều còn tự sáng tác và tấu bản nhạc Bạc
mệnh
‘’Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.’’
Khúc ‘’Thiên Bạc mệnh’’mà nàng tự biên soạn tự biên soạn tự điễn tấu làm lay
đông lòng người phải chăng cũng là lời tiên tri cho cuộc đời chuân chuyên gặp
nhiều oan ức bất hạnh của chính nàng là tên bản nhạc mà nàng đặt cho nỗi lòng
tâm sự của mình đồng thời khúc nhạc ấy cũng lé loi lên sự bất hạnh của nàng
Kiều.Qua 12 câu thơ trên,Thuý Kiều không chỉ hiện ra trước mắt người đọc là một
cô gái mang cho mình vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân mà còn là một người con gái
thông minh trời phú và đa tài

Bài 1:

Câu 1:

-Đoạn thơ trích ‘’Chị em Thuý Kiều’’ của Nguyễn Du

-Vị trí đoạn trích nằm ở đầu tác phẩm giới thiệu gia cảnh của Kiều khi gt tác giả
tập trung tả sắc Thuý Vân và Thuý Kiều

Câu 2:

-Tác giả đã cho thấy vẻ đẹp hoàn mỹ của 2 nàng Kiều

Câu 3:

-Tố nga là cụm từ chỉ con gái đẹp

-Trong tiếng hán ‘’tố nga’’ nghĩa gốc là tỏ đẹp vẻ đẹp mang sắc thái quan trọng
gợi ra vẻ đẹp dung nhan đức hạnh của 2 nàng

Câu 4:
-Xét theo mục đích nói dòng thơ thứ 2 thuộc kiểu câu ghép

-Chức năng chính là kiểu câu này:làm toát lên MQH chặt chẽ với vế câu còn lại

Câu 5:

-Ước lệ: Là biện pháp diễn đạt bằng hình ảnh có tính chất qui ước thường được
dùng trong văn chương cổ.
-Tượng trưng: Là biện pháp diễn đạt cái trừu tượng bằng một hình ảnh cụ thể
thường lấy từ cây cỏ, chim muông.
-Trong Chị em Thuý Kiều: tác giả vận dụng thành công thủ pháp ước lệ tượng
trưng qua việc lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm quy chuẩn để so sánh với vẻ đẹp chị em
Thúy Kiều.
+ Khuôn trăng, nét ngài, hoa, ngọc, mây, tuyết để nói vẻ đẹp Thúy Vân.
+ Sông mùa thu, núi mùa xuân, hoa, liễu để nói về vẻ đẹp thúy Kiều.
-Tác giả đã lấy hình ảnh ‘’cây mai’’ để nói về cốt cách ,’’tuyết trắng’’ về tinh thần
qua đó gợi nên nét đẹp duyên dáng thanh tao trong sáng của chị em Thuý Kiều

Câu 6:
-Mười phân vẹn mười=> Bút pháp ước lệ tượng trưng cùng vs thành ngữ tác giả lm
nổi bật vẻ đẹp hoàn mĩ nhưng không giống nhau của chị em Thuý Kiều

Câu 7:

Trong tác phẩm ‘’Chị em Thuý Kiều’’nhà thơ Nguyễn Du đã viết :


‘’Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân’’
Thật vậy,nhà thơ đã giới thiệu khái quát 2 chị em Thuý Kiều:Thuý Vân là người
em và Thuý Kiều là người chị.Họ đều là những ‘’ả tố nga’’ ,mang cho mình vẻ
thanh tao ,tinh thần trong trắng như tuyết:
‘’Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười’’
Bằng việc sử dụng bút pháp ước lê kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ,tác giả đã gợi
lên vẻ đẹp hoàn mĩ ,hoàn hảo cả về hình thức lẫn tâm hồn.Vẻ đẹp của hai nàng
tuyệt mĩ đến mức mươi phân vẹn mười nhưng 2 chị em lại mang cho mình một vẻ
đẹp riêng ,cá thể hoá và đều hoàn mĩ.Nhà thơ Nguyễn Du đã lấy những gì đẹp đẽ
nhất của thiên nhiên để miêu tả hai nàng.Họ đều mang vẻ đẹp lý tưởng,vượt khuôn
mẫu.Qua 4 câu thơ trên ,bằng việc sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp biện pháp tu từ
ẩn dụ đã giới thiệu khái quát 2 chị em đồng thời gợi cho người đọc thấy được vẻ
đẹp tuyệt mĩ của 2 chị em Thuý Kiều.

You might also like