You are on page 1of 3

ĐỀ 05 ÔN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NH 2021 - 2022

GV: Nguyễn Thị Mỹ Phương


MÔN :VẬT LÝ 11
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một mạch kín có độ tự cảm L, dòng điện i chạy qua. Từ thông riêng của mạch sẽ là :
A.   2 L.i B.   L.i 2 C.   L / i D.   L.i
Câu 2: Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp bốn
lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì
A. BM = 4BN B. BN = 4BM C. BM = 2BN D. BN = 2BM
Câu 3: Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm ), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ
2

cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn 2.10-4 (T). Cho từ trường
giảm đều đến không trong 0,01 (s). Trong trong khoảng thời gian đó suất điện động cảm ứng trong
khung dây sẽ là:
A. 3,46.10-4 V B. 4 mV. C. 4.10-4 V. D. 0,20 mV.
Câu 4: Một khung dây dẫn điện trở 9 Ω hình vuông cạch 30 cm nằm trong từ trường đều các cạnh
vuông góc với đường sức. Khi cảm ứng từ giảm đều từ 1,5 T về 0 trong thời gian 0,02 s thì cường độ
dòng điện trong dây dẫn là
A. 0,75 A. B. 0,75 mA. C. 3 mA. D. 3 A.

Câu 5: Một sợi dây dài 1.5m có dòng điện 10A đặt nghiêng một góc 300 so với cảm ứng từ B có độ
lớn 8.10-3T. Lực từ tác dụng lên đọan dây là:
A. 0,120N B. 0,030N C. 0,060N D. 0,104N
Câu 6: Một electron bay vuông góc vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ 0,91.10-4 (T),
khối lượng của electron là 9,1.10-31(kg). Tần số của electron chuyển động trong từ trường là:
A. 0,256.10-7Hz B. 0,256.106Hz C. 0,265.10-6Hz D. 0,256.107Hz
Câu 7: Hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy
qua thì 2 dây dẫn thì chúng sẽ
A. hút nhau. B. đẩy nhau. C. không tương tác. D. đều dao động.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng dài đặt vuông góc với các đường sức
từ của từ trường đều có dòng điện chạy qua. Lực từ tác dụng lên dòng điện
A. luôn cùng phương với đường cảm ứng từ.
B. luôn vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
C. luôn cùng phương với dòng điện.
D. cùng phương với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
Câu 9: Cảm ứng từ của từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, tại một điểm gần dòng
điện có biểu thức tính là
A. B  2.107.I/ r B. B  2 .107 nI . C. B  2 .107.I/ r D. B  4 .107 NI / r
Câu 10: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào
A. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện. B. độ lớn cảm ứng từ.
C. điện trở dây dẫn. D. cường độ dòng điện trong dây dẫn.
Câu 11: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ 0,2 (T), vuông góc với, có
vận tốc ban đầu của electron sẽ là 106m/s B . Lực Lorenxơ sẽ là
A. 3,2.10-15 N B. 6,4.10-15 N C. 3,2.10-14 N D. 6,4.10-14 N
Câu 12: Đơn vị của từ thông là:
A. Vôn (V). B. Ampe (A). C. Tesla (T). D. Vêbe (Wb).
Câu 13: Lực Lorenxơ có bản chất là
A. lực điện tác dụng lên điện tích đứng yên trong từ trường.
B. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
C. lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không.
D. lực từ tác dụng lên dòng điện.
Câu 14: Một đoạn dây dẫn dài 10 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
Dòng điện chạy qua dây có cường độ 1,5 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 4,5.10-2 (N). Cảm
ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:
A. 0,675 T. B. 0,567 T. C. 0,300 T. D. 0,030 T.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ
trường đã sinh ra nó.
B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.
C. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất
điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân
đã sinh ra nó.
Câu 16: Hạt nơtron (không mang điện) được bắn theo phương vuông góc với các đường sức từ của
từ trường đều, quĩ đạo chuyển động của hạt sẽ là
A. đường hyperbol B. đường thẳng C. đường parabol D. đường tròn
Câu 17: Lực nào sau đây không đúng lực từ?
A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng;
B. Lực Trái đất tác dụng lên kim nam châm ở trạng thái tự do làm nó định hướng theo phương bắc
nam;
C. Lực hai dây dẫn mang dòng điện tác dụng lên nhau.
D. Lực nam châm tác dụng lên dây dẫn bằng nhôm mang dòng điện;
Câu 18: Muốn làm giảm hao phí do toả nhiệt của dòng điện Fucô gây trên khối kim loại, người ta
thường:
A. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong.
B. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại.
C. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện.
D. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau.
Câu 19: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm
ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
A. nhiệt năng. B. quang năng. C. cơ năng. D. hóa năng.
Câu 20: Một ống dây có hệ số tự cảm 20 mH đang có dòng điện với cường độ 5 A chạy qua. Trong
thời gian 0,1 s dòng điện giảm đều về 0. Độ lớn suất điện động tự cảm của ống dây có độ lớn là
A. 100 V. B. 1V. C. 0,01 V. D. 0,1 V.
Câu 21: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều,
2

mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên
B(T)
theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Tính độ biến thiên của từ thông qua khung 2,4.10-3
dây kể từ t = 0 đến t = 0,4s:
t(s)
A. ΔΦ = 4.10-5Wb B. ΔΦ = 5.10-5Wb 0 0,4
C. ΔΦ = 6.10-5Wb D. ΔΦ = 7.10-5Wb
Câu 22: Một hình vuông cạnh 5cm được đặt trong từ trường đều B = 0,01 T. Đường sức từ vuông góc
với mặt phẳng khung. Quay khung trong 10-3 s để mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ.
Suất điện động trung bình xuất hiện trong khung là:
A. 25 mV B. 250 mV C. 2,5 mV D. 0,25 mV
Câu 23: Khi hai dây dẫn thẳng, đặt gần nhau, song song với nhau và có hai dòng điện cùng chiều chạy
qua thì
A. Chúng hút nhau. B. Chúng đẩy nhau. C. Lực tương tác không đáng kể.D. Có lúc hút, có lúc đẩy.
Câu 24: Từ trường của thanh nam châm thẳng giống với từ tường tạo bởi
A. Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. B. Một chùm electron chuyển động song song với
nhau.
C. Một ống dây có dòng điện chạy qua. D. Một vòng dây có dòng điện chạy qua.
Câu 25: Muốn cho trong một khung dây kín xuất hiện một suất điện động cảm ứng thì một trong các
cách đó là
A. làm thay đổi diện tích của khung dây. B. đưa khung dây kín vào trong từ trường đều.
C. làm cho từ thông qua khung dây biến thiên. D. quay khung dây quanh trục đối xứng của nó.

Câu 26: Một đoạn dây có dòng điện được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B . Để lực từ tác

dụng lên dây có giá trị cực tiểu thì góc  giữa dây dẫn và B phải bằng
A.  = 00. B.  = 300. C.  = 600. D.  = 900.
Câu 27: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. dòng điện tăng nhanh hoặc dòng điện giảm nhanh. B. dòng điện có giá trị nhỏ.
C. dòng điện có giá trị lớn. D. dòng điện không đổi.
Câu 28: Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng hai lần thì độ tự cảm
A. tăng hai lần. B. tăng bốn lần. C. giảm hai lần. D. giảm 4 lần.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Một dây dẫn thẳng dài đi qua điểm A trong không khí có dòng điện I1 = 12(A) chạy qua.
a. Xác định cảm ứng từ tại điểm O cách dây dẫn AO = 24 cm .
b. Tìm khoảng cách từ điểm N đến dây dẫn biết rằng cảm ứng từ tại điểm này là 0,5.10-5 T.
c. Tại O cho dòng điện I2 = 4A, biết rằng I2 song song cùng chiều với I1 . Tìm những điểm mà tại đó
cảm ứng từ bằng 0.
Câu 2: Một ống dây có độ tự cảm L= 5mH, cho dòng điện cường độ I = 5 đi qua.
a. Tim từ thông qua ống dây khi đó.
b. Thời gian ngắt dòng điện t = 0,05. Tìm suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây khi đó.
Câu 3: Vòng dây tròn bằng đồng    1, 75.108 .m  đường kính d = 20 cm, tiết diện S0 = 5 mm2 đặt
ΔB
vuông góc với B của từ trường đều. Tính độ biến thiên của cảm ứng từ khi dòng điện cảm ứng
Δt
trong vòng dây là I = 2A.
Câu 4: Một dây dẫn MN có chiều dài ℓ, khối lượng của một đơn vị dài của
dây là D = 0,04kg/m. Dây được treo bằng hai dây dẫn nhẹ thẳng đứng và
đặt trong từ trường đều có B = 0,04T. Cho dòng điện I qua dây.
a. Xác đinh chiều và độ lớn của I để lực căng của các dây treo bằng 0.
b. Cho MN = 25cm, I = 16A có chiều từ N đến M.
+ Tính lực căng của mỗi dây.
+ Đổi hướng của từ trường theo phương thẳng đứng. Xác định góc lệch
của dây treo so với phương ban đầu.
Câu 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên: L là một ống dây dẫn hình
trụ dài 10cm, gồm 1000 vòng dây, quấn một lớp sít nhau, không có lõi,
được đặt trong không khí, điện trở R, nguồn điện có   9V và r = 1Ω. Biết
đường kính của mỗi vòng dây rất nhỏ so với chiều dài của ống dây. Bỏ qua
điện trở của ống dây và dây nối. Khi có dòng điện trong mạch ổn định thì
cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn là 2,51.10-2T.Tính giá trị của R?
…….HẾT……..

You might also like