You are on page 1of 11

Tiết 1

Bài 1. Khái niệm Bản vẽ kỹ thuật. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong
sản xuất và đời sống.

I. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật

- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình
vẽ, các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất, và thường được vẽ theo tỉ lệ
- Bản vẽ kĩ thuật dùng trong thiết kế, trong các quá trình sản xuất, chế tạo, thi
công đến kiểm tra, sữa chữa, lắp ráp, vận hành, trao đổi,...

II. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất

- Bản vẽ kĩ thuật do nhà thiết kế tạo ra


- Nhờ  bản vẽ các chi tiết máy được chế tạo, các công trình được thi công
đúng với yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ
- Nhờ bản vẽ mà ta kiểm tra đánh giá được sản phẩm hay công trình
- Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung của các nhà kỹ thuật, vì nó được vẽ theo
quy tắc thống nhất,  các nhà kỹ thuật trao đổi thông tin kĩ thuật với nhau qua
bản vẽ

III. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống


Trong đời sống các sản phẩm, công trình nhà ở....thường đi kèm theo sơ đồ
hình vẽ hay Bản vẽ kĩ thuật giúp ta:

- Lắp ghép hoàn thành sản phẩm


- Sử dụng sản phẩm hay công trình đúng kĩ thuật và khoa học
- Biết cách khắc phục, sữa chữa

IV. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật

- Bản vẽ kĩ thuật liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật khác nhau; mỗi lĩnh vực
lại có một loại bản vẽ riêng
- Các Bản vẽ kĩ thuật được vẽ thủ công hoặc bằng trợ giúp của máy tính

*Ghi nhớ: Ôn lại nội dung bài đã học


Xem trước nội dung bài 2
Tiết 2
Bài 2. Hình chiếu

I. Khái niệm hình chiếu

    Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi
là hình chiếu của vật thể.
- Mặt phẳng chiếu là mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể
- Điểm A trên vật thể có hình chiếu là điểm A’
- Tia sáng đi từ nguồn sáng S qua điểm A xuống điểm chiếu A’,  gọi là tia
chiếu SAA’
=> Khái niệm: Hình chiếu của vật thể bao gồm tập hợp các điểm chiếu của vật
thể trên mặt phẳng chiếu

II. Các phép chiếu


a) Phép chiếu xuyên tâm: có các tia chiếu xuất phát từ 1 điểm (tâm chiếu)
b)  Phép chiếu song song: có các tia chiếu song song với nhau
c)  Phép chiếu vuông góc: có các tia chiếu vừa song song vừa vuông góc với
mặt phẳng chiếu
* Lưu ý: Phép chiếu vuông góc là quan trọng nhất dùng để vẽ các hình chiếu
vuông góc

III. Các hình chiếu vuông góc


1. Các mặt phẳng chiếu
- Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng
- Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng
- Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh
2. Các hình chiếu
- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới
- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang
3. Vị trí các hình chiếu
- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.
*Ghi nhớ: Ôn lại nội dung bài đã học
Xem trước nội dung bài 3
UBND QUẬN NINH KIỀU
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH  

TÀI LIỆU HỌC TẬP TẠI NHÀ (Từ 20/09/2021)


MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 8

A. NỘI DUNG BÀI HỌC MỚI


BÀI 4: BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN
I. KHỐI ĐA ĐIỆN
Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng

II. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT


1. Thế nào là hình hộp chữ nhật ?
Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
(Bảng 4.1)

III. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU


1. Thế nào là hình lăng trụ đều ?
Hình lăng trụ đều là hình được giới hạn bởi hai mặt đáy là các hình đa giác đều
bằng nhau và các mặt bên là hình chữ nhật bằng nhau.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
(Bảng 4.2 )
IV. HÌNH CHÓP ĐỀU
1. Thế nào là hình chớp đều?
Hình chớp đều được giới hạn bởi mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt
bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh
2. Hình chiếu của hình chóp đều?
( Bảng 4.3 )

( Ghi chú: Các bảng 4.1 , 4.2, 4.3 các em học sinh có thể ghi vào
SGK để học)

B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI


- Tìm hiểu nội dung bài học trên để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Học bài.
- Xem trước bài 6: “ Bản vẽ các khối tròn xoay”.
UBND QUẬN NINH KIỀU
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH  

TÀI LIỆU HỌC TẬP TẠI NHÀ (Từ 20/09/2021)


MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 8

B. NỘI DUNG BÀI HỌC MỚI

Bài 6. BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY

I. Khối tròn xoay

- Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được hình trụ.
- Khi quay hình tâm giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định,
ta được hình nón.
- Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.
=> Kết luận: Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một
đường cố định (trục quay) của hình.

II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu.
( Ghi Chú: bảng 6.1 ; 6.2 ; 6.3 các em học sinh có thể điền vào sách để
học)

B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI


- Tìm hiểu nội dung bài học trên để trả lời câu hỏi 1,2,3 trong sách giáo khoa.
(trang 25)
- Học bài.
- Xem trước bài 8: “ Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật hình cắt”.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NINH KIỀU
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH  

TÀI LIỆU HỌC TẬP TẠI NHÀ


MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 8

A. NỘI DUNG BÀI HỌC MỚI


BÀI 8: KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KĨ THUẬT
HÌNH CẮT

I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CẮT

Hình 8.2 Hình cắt của ống lót

* Trình tự các bước vẽ hình cắt: Dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt vật thể
thành hai phần, bỏ đi phần vật thể phía trước mặt phẳng cắt, chiếu nửa sau vật thể
lên mặt phẳng chiếu. Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu là hình cắt.
- Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể, phần vật
thể bị mặt phẳng cắt qua được kẻ gạch gạch.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
- Làm bài tập. Cho hình hiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể. Hãy vẽ hình
cắt toàn bộ của vật thể.
Gợi ý: Đọc bản vẽ 2 hình chiếu. Khi đọc cần phân tích các hình chiếu ra từng
phần và đối chiếu giữa các hình chiếu để hình dung ra hình dạng từng bộ phận
của vật thể.
- Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung bài 9: Bản vẽ chi tiết.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NINH KIỀU
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH  

TÀI LIỆU HỌC TẬP TẠI NHÀ


MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 8

A. NỘI DUNG BÀI HỌC MỚI


BÀI 9: BẢN VẼ CHI TIẾT
I. Nội dung bản vẽ chi tiết
- Bản vẽ chi tiết (gọi tắt là bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật của chi tiết
dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo
tỉ lệ.
a) Hình biểu diễn
- Bao gồm: Hình cắt (ở vị trí hình chiếu đứng) và hình chiếu cạnh.
- Hai hình này biểu diễn hình dạng bên trong và bên ngoài của vật thể.
b) Kích thước
- Bao gồm:
+ Kích thước đường kính ngoài, đường kính trong, chiều dài.
+ Các kích thước cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra.
- Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật tính theo đơn vị milimét (mm).
c) Yêu cầu kĩ thuật
- Gia công.
- Xử lí bề mặt
d) Khung tên
- Bao gồm: Tên gọi chi tiết máy, vật liệu, tỉ lệ, cơ sở sản xuất ( thiết kế, chế
tạo..)
+ Người vẽ, người kiểm tra, ngày vẽ, ngày kiểm tra.
* Công dụng: Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy.
* Nội dung của bản vẽ chi tiết được tóm lược theo sơ đồ sau:

II. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết


- Khi đọc bản vẽ chi tiết, yêu cầu phải hiểu rõ các nội dung trình bày trên bản vẽ
và thường được đọc gồm 5 bước : (theo các nội dung như bảng 9.1 SGK)
1. khung tên
2. Hình biểu diễn
3. Kích thước
4. yêu cầu kĩ thuật
5.Tổng hợp
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
- Học thuộc bài theo vở ghi và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước bài 11: Biểu diễn ren.

You might also like