You are on page 1of 5

Phần I.

LỊCH SỬ THẾ GIỚI


LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỷ XVI đến năm 1917)
Chương I. THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế
kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX)
Tiết 1 - Bài 1. NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
I. Sự biến đổi trong kinh tế, xã hội Tây Âu thế kỷ XVI- XVII. Cách mạng Hà Lan thế
kỷ XVI:
1. Một nền sản xuất mới ra đời:
Gv hướng dẫn Hs đọc thêm
2. Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI:
- Nguyên nhân: Sự thống trị của vương quốc Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát triển kinh
tế tư bản ở đây.
- Diễn biến:
+ Năm 1566 nhân dân Nê-đec-lan đấu tranh.
+ Năm 1581 cộng hòa Hà Lan thành lập.
+ Năm 1648 Hà Lan giải phóng.
- Ý nghĩa: là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
II. Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII:
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh:
- Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh.
- Xuất hiện tầng lớp lớp quý tộc mới có thế lực về kinh tế.
- Xã hội Anh xuất hiện nhiều mâu thuẫn (Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với
chế độ phong kiến, ngoài ra còn mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc) và cách mạng bùng
nổ.
2. Tiến trình cách mạng: Hs đọc thêm
a. Giai đoạn 1(1642- 1648)
b. Giai đoạn 2 (1649- 1688)
Gv hướng dẫn Hs đọc thêm
3.Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII:
- Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để (chỉ mang lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và
quý tộc mới).
- Mở đường cho chủ nghĩa phát triển.
II. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
1. Tình hình thuộc địa .Nguyên nhân của chiến tranh.
a. Tình hình thuộc địa:
  - Thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai
trị, bóc lột nhân dân ở đây.
- Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.   
b. Nguyên nhân của chiến tranh:
- Anh tìm ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa
-> Thuộc địa mâu thuẫn chính quốc.
=> Cuộc chiến tranh giành độc lập bùng nổ.
2.Diễn biến cuộc chiến tranh ( đọc thêm)
3.Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
a.Kết quả: 
+ 1783 Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.
 + 1787: Mĩ ban hành hiến pháp qui định Mĩ là nước CH liên bang, đứng đầu là Tổng
thống.
b.Ý nghĩa: -  Là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc
là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển .
Tiết 3:
Bài 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP ( 1789 – 1794 )

I. Nước Pháp trước cách mạng:


1. Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp: lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, năng suất thấp
- Công-Thương nghiệp: P/triển nhưng bị chế độ P/k kìm hãm
2. Tình hình chính trị - xã hội:
- Chế độ chính trị: Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế
- Xã hội chia 3 đẳng cấp:
+ Tăng lữ
+ Quý tộc
+ Đẳng cấp thứ ba
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:
Trào lưu triết học ánh sáng phê phán chế độ PK tiêu biểu như Mông te xki
ơ, Vônte, Rút xô.
II.Cách mạng bùng nổ:
1.Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
- Do vua LU-I , ăn chơi hoang phí.
- Ngày 5/5/1789, vua triệu tập Hội nghị 3 đẳng cấp.
=> CM bùng nổ.
2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng:
- Ngày 17/6/1789, Đẳng cấp thứ ba tự họp thành lập Hội đồng dân tộc, tuyên
bố thành lập Quốc hội lập hiến
- Ngày 14/7/1789, quần chúng tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti.
=> Mở đầu thắng lợi của CM tư sản Pháp./.
III. Sự phát triển của cách mạng.
 1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ 14/7/1789 đến ngày 10/8/1789):
-Tầng lớp đại TS lên nắm quyền thành lập chế độ quân chủ lập hiến 
-8/1789: Quốc hội thông qua “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”
  -9/1791: Thông qua hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến 
 -4/1792: Liên minh Áo Phổ tấn công Pháp 
-10/8/1792:  Nhân dân Pari đứng lên lật đổ CĐ quân chủ lập hiến
     xoá bỏ chế độ p/k
2. Bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21/9/1792 đến 2/6/1793):
-21/9/1792: Nền cộng hoà đầu tiên của nước Pháp  thành lập
-21/1/1793: Vua Lu-i XVI bị xử tử
  -Mùa xuân 1793: quân Anh và các nước Châu  Âu tấn công Pháp
 -2/6/1793: Nhân dân Pari lật đổ phái    Gi-rông-đanh      
Bảo vệ tổ quốc
3. Chuyên chính dân chủ cách mạng
Gia- cô-banh (Từ 2/6/1793 đến 27/7/1794):
-Nền chuyên chính dân chủ C/m Gia-cô- banh được thành lập
-Tình hình hành nhiều chính sách tiến bộ 
- 26/6/1794: Liên minh chống Pháp bị đánh bại
-27/7/1794: Phái Gia-cô-banh bị lật đổ TS phản C/m lên nắm chính quyền. C/m kết thúc
4. Ý nghĩa lịch sử của C/m TS Pháp cuối thế kỉ XVIII:
a. Đối với nước Pháp
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.
=> Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Đáp ứng được nhiều yêu cầu của quần chúng nhân dân.
- Quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng.
=> Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng dân chủ điển hình nhất.
b. Đối với thế giới
- Ảnh hưởng to lớn phong trào dân tộc, dân chủ ở các nước châu Âu.

BÀI 3:CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI
I. Cách mạng công nghiệp
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
a.Phát minh máy móc
-  1764 Giêm -ha- gri-vơ sáng chế máy kéo sợi Gien ni.
-  1769, Ac- Crai- tơ- chế ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
- 1785 Et-mơn-các-rai chế tạo máy dệt đầu tiên.
- 1784 Giêm – oát phát minh ra máy hơi nước.
b. Kết quả
- Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn máy móc
- Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển  nhất thế giới ,
là “ công xưởng của thế giới”.
3. Hệ quả của cách mạng  công nghiệp
- Cách mạng  công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản như:
+ Hình thành các trung tâm kinh tế , thành phố lớn
+ Năng suất lao động tăng
- Xã hội: Hình thành hai giai cấp Tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau → đấu tranh giai
cấp trong xã hội tư bản.
II . Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

2. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây đối với các nước Á-Phi
a. Nguyên nhân
- Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công, tài nguyên tăng mạnh
b. Quá trình xâm lược thuộc địa
- Chính phủ TS đẩy mạnh xâm chiếm phương Đông: Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực
Đông Nam Á .
- Châu Phi: Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ... ráo riết xâu xé, biến châu lục này thành thuộc
địa.
c. Kết quả: Cuối TK XIX – đầu XX, hầu hết các nước Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa,
phụ thuộc của thực dân Phương Tây. 

You might also like