You are on page 1of 6

CHỦ ĐỀ 1:

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ TRONG CÁC VĂN BẢN


TRUYỆN, KÍ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

Tiết 1, 2: văn bản


TÔI ĐI HỌC
-Thanh Tịnh-
I. Đọc – Chú thích văn bản:
1. Tác giả: (sgk trang 8)
- Tên khai sinh là Trần Văn Ninh
- Quê ở thành phố Huế
- Được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
2. Tác phẩm:
- Trích trong tập “Quê mẹ” (1941)
- Thể loại: Truyện ngắn (phương thức biểu đạt chính: tự sự)
- Bố cục: 4 phần.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Những liên tưởng gợi nhớ về ngày đầu tiên đi học
- Thời gian: cuối thu, lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
- Hình ảnh: Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ, cùng mẹ đến trường.
- Nghệ thuật: so sánh, sử dụng nhiều từ láy (nao nức, mơn man, rộn rã....)  Diễn tả
cảm xúc, tâm trạng bồi hồi , xao xuyến trào dâng của “ tôi” khi nhớ lại ngày đầu tiên
tựu trường.
>> Thời điểm của hiện tại và quá khứ có sự tương đồng đã khơi nguồn những kỷ niệm
khó quên của ngày đầu tiên tôi đi học.
2. Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học
a. Trên con đường cùng mẹ đến trường:
- Con đường trở nên lạ.
- Cảm thấy trang trọng và đứng đắn với bộ quần áo đi học.
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở.
- Muốn thử sức tự cầm cả bút thước.
- Hình ảnh so sánh : Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi … -> Cảm xúc trong sáng, ngọt
ngào, tâm trạng hồi hộp, vui sướng của ngày đầu tiên đi học.
 Có sự thay đổi lớn trong nhận thức: Ý thức nghiêm túc về việc học hành, muốn tự
khẳng định mình; tự tin vào bản thân mình.
b. Khi đứng ở sân trường:
- Nhìn thấy ngôi trường xinh xắn và oai nghiêm, trong lòng lo sợ vẩn vơ.
- Các bạn bỡ ngỡ, rụt rè, hồi hộp, lúng túng.
- Cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ, khóc nức nở.
- Hình ảnh so sánh: Họ như con chim non đứng bên bờ tổ…, các từ láy -> làm nổi bật
tâm lí trẻ thơ bỡ ngỡ, ngập ngừng vừa e sợ, vừa khao khát học hành.
 Tác giả đã diễn tả thành công tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè của nhân vật “tôi” khi bước
vào một thế giới mới.
c. Khi bước vào lớp học:
- Thấy lớp học cái gì cũng lạ và hay.
- Quyến luyến tự nhiên và bất ngờ, nhìn thấy các bạn chưa hề quen biết nhưng không
cảm thấy xa lạ chút nào.
- Chăm chú vào giờ học.
 Chú bé quen ngay với lớp học, với chỗ ngồi, với người bạn tí hon bên cạnh và
nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên.
3. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé trong lần đầu đi học
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con, trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng
này.
- Ông đốc, một người lãnh đạo hiền từ, giàu tình yêu thương.
- Thầy giáo niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh mới.
 Chúng ta nhận ra trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ
tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng
thành.

* Ghi nhớ (sgk trang 9)


III. Luyện tập:
1. Nhà nước ta đã có những chính sách gì để khuyến khích việc học?
2. Viết một đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong ngày khai giảng lần đầu tiên.
(khoảng 10 -15 dòng)
IV. Dặn dò:
- Học bài
- Tìm và sưu tầm những bài thơ, bài hát nói về tâm trạng trong ngày đầu tiên đến
trường.
- Soạn bài "Trong lòng mẹ" .
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
TỔ NGỮ VĂN

Chủ đề 1: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ


ĐỀ TRONG CÁC VĂN BẢN TRUYỆN, KÍ
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (7 tiết)
Tiết 3,4: Văn bản: TRONG LÒNG MẸ
(Trích Những ngày thơ ấu)
(Nguyên Hồng)

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Nguyên Hồng (1918 -1982)
- Tên khai sinh là: Nguyễn Nguyên Hồng. Quê Nam Định.
- Trước Cách mạng, sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao
động nghèo. Ông được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc của giai đoạn 1936-
1945.
- Ông đã hướng ngòi bút viết về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu
thương với tất cả trái tim thắm thiết của mình.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Là chương thứ IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” (Đăng báo năm
1938, in thành sách năm 1940).
b. Thể loại: Hồi kí-> Tính chân thực của sự việc, chiều sâu của cảm xúc.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
d. Bố cục: 2 phần
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Nhân vật người cô
- Vờ quan tâm đến đứa cháu.
- Kéo đứa cháu vào một trò chơi ác độc để xúc phạm người mẹ.
- Nhiều giọng điệu vừa cay nghiệt vừa ngoa ngoắt.
-> Người đàn bà lạnh lùng độc ác thâm hiểm, hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả
tình máu mủ ruột rà Ý nghĩa tố cáo.
=> Cô là người đại diện cho cái đạo lý bất nhân của xã hội phong kiến đã vùi dập
biết bao số phận phụ nữ.
2. Nhân vật chú bé Hồng
a. Hoàn cảnh của bé Hồng:
- Mồ côi cha, mẹ phải tha hương cầu thực, sắp đến ngày dỗ đầu cha mà mẹ chưa về.
- Sống trong sự thiếu thốn tình cảm và sự chăm chút, che chở.
- Sống với người cô cay nghiệt, hẹp bụng.
- Hồng phải gắng sức chịu đựng, kìm nén.
-> Tuổi thơ bất hạnh.
b. Suy nghĩ và tình cảm của Hồng:
* Trong cuộc nói chuyện với người cô:
- Nhận ra ý nghĩ cay độc của bà cô.
- Cúi đầu không đáp.
- Lòng thắt lại, khóe mắt cay cay, nước mắt ròng ròng.
- Cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
- Giá những cổ tục… mới thôi.
-> Hình ảnh, động từ mạnh, biện pháp so sánh, điệp từ mà, nhịp câu văn nhanh.
=> Tâm trạng đau đớn, uất ức căm giận, sự phản kháng quyết liệt, hồn nhiên, trẻ
con của Hồng.
* Trong cuộc gặp gỡ với người mẹ của bé Hồng:
- Thoáng thấy mẹ: đuổi theo, gọi bối rối, tự đưa giả thuyết nếu nhận nhầm.
- Khi ngồi trên xe cùng mẹ: Ríu cả chân, cứ thế nức nở.
- Khi được ngồi trong lòng mẹ:
+ Ngắm nghía mẹ.
+ Chìm đắm trong hạnh phúc.
+ Quên đi tất cả những cay độc, buồn tủi.
-> Nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, hợp lí.
-> Lòng yêu thương, kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ.
=> Bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
* Ghi nhớ: SGK/21
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực, lời văn biểu cảm, giàu cảm xúc.
- Hình tượng bé Hồng được khắc hoạ với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động,
chân thật.
2. Nội dung
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn, nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé
Hồng.
- Cảm nhận về tình mẫu tử sâu nặng, thiêng liêng của bé Hồng khi gặp mẹ.
3. Ý nghĩa văn bản
- Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.

IV. Luyện tập


1. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ- 200 chữ ghi lại ấn tượng, cảm nhận rõ nét, nổi
bật nhất của bản thân về người mẹ của mình.
2. Em có thể kể thêm những nhân vật mang số phận đau khổ nhưng có tâm hồn cao
đẹp như Hồng?
Gợi ý :Cổ tích: Cô Tấm, Thạch Sanh; Truyện ngắn: Bố của Xi – mông - Mô- pát -
xăng; Hồi kí tự truyện: Thời thơ ấu - M. Gor- ki.
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1. Đối với bài cũ:
- Nắm vững nội dung diễn biến của đoạn truyện.
- Nắm vững các đặc điểm và các chi tiết đặc sắc; cho thấy đặc điểm đó ở 2 nhân
vật chú bé Hồng và người cô..
- Nhận xét đánh giá về từng nhân vật chú bé Hồng và người cô…
2. Đối với bài mới: Soạn bài mới văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố.
- Đọc bài và tóm tắt, phân bố cục được văn bản.
- Soạn các câu hỏi trong sách giáo khoa.

*******************Hết*******************

You might also like