You are on page 1of 10

Chương 3

MẠNG CỤC BỘ

1. Giới thiệu về mạng cục bộ


Khi mạng mở rộng chúng ta phải kết nối các mạng LAN riêng biệt nhằm cung cấp
một mạng máy tính hợp nhất. Công nghệ mạng LAN (Local Area Network), cung cấp
tính năng cao, nhưng chúng chỉ thích hợp sử dụng trong phạm vi địa lý giới hạn.
Nếu kết nối với khỏang cách dài hơn thường được dùng mạng WAN, do đó việc
nghiên cứu các phương thức giao tiếp là cần thiết nhằm đánh gía đúng hiệu quả sử dụng
trong môi trường hiện nay.
Sự khác nhau chủ yếu giữa một đường thông tin được thiết lập thông qua LAN có
tốc độ truyền dẫn số liệu cao hơn nhiều so với một kết nối được thiết lập thông qua một
mạng số liệu công cộng vì khỏang cách địa lý tương đối ngắn.
Tuy nhiên, theo mô hình tham chiếu OSI của tổ chức ISO, sự khác nhau này chỉ thể
hiện ở các lớp thấp phụ thuộc mạng (physical, datalink, network), trong nhiều trường hợp
khác, các lớp giao thức lớp cao trong mô hình tham chiếu (application, presentation,
session) thường giống nhau đối với các kiểu mạng.
Đặc điểm chính của mạng cục bộ:
- Mạng cục bộ có quy mô nhỏ, thường là bán kính dưới vài km. Đặc điểm này cho
phép không cần dùng các thiết bị dẫn đường với các mối liên hệ phức tạp
- Mạng cục bộ thường là sở hữu của một tổ chức. Điều này dường như có vẻ ít quan
trọng nhưng trên thực tế đó là điều khá quan trọng để việc quản lý mạng có hiệu quả.
- Mạng cục bộ có tốc độ cao và ít lỗi. Trên mạng rộng tốc độ nói chung chỉ đạt vài
Kbit/s. Còn tốc độ thông thường trên mạng cục bộ là 10, 100 Kb/s và tới nay với Gigabit
Ethernet, tốc độ trên mạng cục bộ có thể đạt 1Gb/s. Xác xuất lỗi rất thấp đạt tới 10 -11.
Quản lý khai thác mạng hòan tòan tập trung, thống nhất. Xuất phát từ những đặc
trưng trên, kiến trúc mạng cục bộ cũng có những đặc thù riêng.
Hình 3.1. Sơ đồ tóm tắt mạng
cục bộ
2. Kỹ thuật mạng cục bộ
2.1. Topology
Về nguyên tắc, mọi topology của mạng máy tính đều có thể áp dụng cho mạng cục
bộ. Song do đặc thù của mạng cục bộ nên chỉ có 3 topology thường được sử dụng, đó là
Star, Bus và Ring.
* Mạng hình sao:
Tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ
các trạm và chuyển đếùn trạm đích. Tuỳ theo yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị
trung tâm có thể là bộ chuyển mạch (switch), bộ chọn đường (router) hoặc là bộ phân
kênh (hub). Vai trò của thiết bị trung tâm này là thực hiện việc thiết lập các liên kết điểm-
điểm (point-to-point) giữa các trạm.
+ Ưu điểm của topo mạng hình sao: Thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại
mạng (thêm, bớt các trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụng được tối đa
tốc độ truyền của đường truyền vật lý.
+ Nhược điểm của topo mạng hình sao: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết
bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m với công nghệ hiện nay).
Hub

Hình 3.2: Sơ đồ mạng hình sao

* Mạng Bus:
Trong mạng trục (BUS) tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung (bus).
Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator.
Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T-connector) hoặc một thiết bị
thu phát (transceiver).
Khi một trạm truyền dữ liệu tín hiệu được quảng bá trên cả hai chiều của bus, tức là
mọi trạm còn lại đều có thể thu được tín hiệu đó trực tiếp. Đối với các bus một chiều thì
tín hiệu chỉ đi về một phía, lúc đó các terminator phải được thiết kế sao cho các tín hiệu
đó phải được dội lại trên bus để cho các trạm trên mạng đều có thể thu nhận được tín hiệu
đó. Như vậy với topo mạng trục dữ liệu được truyền theo các liên kết điểm-đa điểm
(point-to-multipoint) hay quảng bá (broadcast).
+ Ưu điểm: Dễ thiết kế, chi phí thấp, mạng có thể mở rộng một cách dễ dàng
+ Nhược điểm: Tính ổn định kém, khi một chổ nào đó trên cáp bị hỏng là toàn bộ
mạng bị ngừng hoạt động

Hình 3.3: Sơ đồ mạng hình


Bus
* Mạng hình vòng:
Mạng bao gồm một đường tròn không có điểm đầu và điểm cuối. Thông tin trên
mạng hoạt động theo một chiều xác định (do nhà thiết kế mạng quy định). Các trạm được
nối vào các nút và có thể đạt tới 256 nút. Server đảm nhận vai trò khởi động mạng và
điều khiển các hoạt động của mạng.
+ Ưu điểm: giảm thiểu khả năng chồng chéo thông tin. Khi qua các nút, thông tin
được khuyếch đại, cho nên khoảng cách giữa 2 nút có thể xa nhau.
+ Nhược điểm: khi một nút bị sự cố, vòng tròn có thể bị ảnh hưởng.

Hình 3.4: Sơ đồ mạng hình


Ring
* Kết nối hỗn hợp:
Là sự phối hợp các kiểu kết nối khác nhau, ví du hình cây là cấu trúc phân tầng của
kiểu hình sao hay các HUB có thể được nối với nhau theo kiểu bus, từ các HUB nối với
các máy theo hình sao.

Hub

Hub

Hình 3.5: Sơ đồ mạng kết hợp

2.2. Đường truyền vật lý


Mạng cục bộ thường sử dụng 3 loại đường vật lý là cáp đôi xoắn, cáp đồng trục và
cáp sợi quang. Ngoài ra, gần đây người ta cũng đã bắt đầu sử dụng nhiều mạng cục bộ
không dây (wireless) nhờ radio hoặc viba.
Cáp đồng trục được sử dụng nhiều trong các mạng hình Bus, hoạt độnh truyền dẫn
theo giải cơ sở (baseband) hoặc giải rộng (broadband). Đó là hai phương thức sử dụng
giải thông của đường truyền. Với baseband, toàn bộ giải thông của đường truyền được
dành cho một kênh truyền thông duy nhất, trong khi broadband thì hai hoặc nhiều kênh
truyền thông cùng phân chia giải thông của đường truyền.

broadband basebandvà
Hình 3.6: Các phương thức truyền Broadband
Hầu hết các mạng cục bộ sử dụngBaseband
phương thức baseband. Với phương thức này, tín
hiệu có thể được truyền đi dưới hai dạng: tương tự hoặc số không cần điều chế.
Phương thức baseband có thể dùng cho cả cáp xoắn đôi lẫn cáp đồng trục, nhưng
cáp xoắn đôi chỉ thích hợp với các mạng nhỏ, hiệu năng thấp và chi phí đầu tư thấp.
Phương thức broadband chia giải thông của đường truyền thành những giải tần con
(kênh), mỗi giải tần con đó cung cấp cho một kênh truyền dữ liệu tách biệt nhờ sử dụng
một cặp Modem đặc biệt, đây chính là kỹ thuật ghép kênh FDM (Frequency Division
Multiplexing). Vì tần số sử dụng thường nằm trong giải tần radio nên các Modem được
sử dụng là RFModem. Broadband là phương tiện truyền một chiều: các tín hiệu đưa vào
đường truyền chỉ có thể truyền đi theo một chiều.
Broadband cũng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp truyền hình an-ten cộng
đồng, trong đó một số kênh truyền hình chia sẻ chung một đường cáp đồng trục.
Việc lựa chọn đường truyền và thiết kế sơ đồ đi cáp là một trong những công việc
quan trọng nhất khi thiết kế và cài đặt một mạng máy tính nói chung và một mạng cục bộ
nói riêng. Giải pháp lựa chọn phải luôn luôn đáp ứng được yêu cầu sử dụng mạng thực tế,
và không chỉ cho hiện tại mà còn cho cả tương lai
2.3. Các phương pháp truy cập đường truyền vật lý
Có 3 phương pháp cơ bản là: CSMA/CD (phương pháp sử dụng sóng mang với phát
hiện xung đột), TOKEN BUS (Bus với thẻ bài) và TOKEN RING (Ring với thẻ bài).
2.3.1. Phương pháp CSMA/CD
Phương pháp CSMA (Carrier Sence Multiple Access _ đa truy cập sử dụng sóng
mang) còn gọi là phương pháp LBT (Listen Before Talk _ nghe trước khi nói).
Một trạm có dữ liệu cần truyền, trước hết phải “nghe” xem đường truyền rỗi hay
bận. Nếu rỗi thì trạm bắt đầu truyền tin, nếu bận thì trạm thực hiện 1 trong 3 giải thuật
sau:
(1) Non-persistent: Trạm tạm “rút lui” chờ đợi 1 thời gian ngẫu nhiên nào đó
rồi lại bắt đầu nghe đường truyền.
(2) 1-persistent: Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ
liệu đi với xác suất 1. (xác suất  độ ưu tiên)
(3) p-persistent: Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì truyền dữ
liệu đi với xác suất p xác định trước (0<p<1).
* Giải thuật (1): có hiệu quả trong việc tránh xung đột nhưng có thể có thời gian
“chết”.
* Giải thuật (2): giảm thời gian “chết” nhưng có khả năng xảy ra xung đột.
* Giải thuật (3): với giá trị p phải lựa chọn hợp lý để có thể tối thiểu hóa cả xung đột
lẫn thời gian “chết”.
CSMA “chỉ nghe trước khi nói” còn trong khi nói thì không nên có thể xảy ra xung
đột mà các trạm không biết gì, cứ phát đi các gói tin dẫn đến lãng phí đường truyền.
Để khắc phục, người ta bổ sung thêm 2 qui tắc vào CSMA gọi là phương pháp
CSMA/CD (Collision Detection) hay phương pháp LWT (Listen While Talk):
+ Khi đang truyền vẫn tiếp tục nghe đường truyền. Nếu phát hiện xung đột thì
ngừng ngay việc truyền tin nhưng vẫn tiếp tục gởi tín hiệu sóng mang thêm 1 thời gian
nữa để đảm bảo các trạm đều có thể nghe được sự kiện xung đột này.
+ Sau đó, trạm chờ đợi 1 thời gian ngẫu nhiên rồi thử truyền lại theo các qui tắc của
CSMA.
Rõ ràng với CSMA/CD, thời gian chiếm dụng vô ích đường truyền giảm xuống
bằng thời gian dùng để phát hiện 1 xung đột.
CSMA/CD sử dụng 1 trong 3 giải thuật trên, nhưng giải thuật (2) được ưa dùng hơn
cả.
2.3.2. Phương pháp TOKEN BUS
Các trạm trên Bus tạo nên một vòng logic và được xác định vị trí theo 1 thứ tự mà
trạm cuối cùng dãy sẽ tiếp liền sau bởi trạm đầu tiên.
A B C D

H G F E
§­êng truyÒn vËt lý
Vßng logic
Hình 3.7: Sơ đồ vòng
logic
Thẻ bài (Token) dùng cấp phát quyền truy cập, nó được chuyển trong vòng logic.
Khi trạm nhận được thẻ bài thì nó được trao quyền sử dụng đường truyền trong một thời
gian xác định để truyền dữ liệu.
Khi công việc xong hoặc đã hết thời hạn thì trạm sẽ chuyển thẻ bài đến trạm kế tiếp
trong vòng logic.
Các trạm không sử dụng thẻ vẫn có mặt trên Bus nhưng chúng chỉ có thể tiếp nhận
dữ liệu dành cho chúng (nếu chúng là đích của một gói tin nào đó).
Công việc duy trì vòng logic đòi hỏi phải thực hiện một số chức năng sau:
+ Bổ sung trạm vào vòng logic: các trạm ngoài vòng logic cần được xem xét định
kỳ để bổ sung vào vòng logic nếu có nhu cầu.
+ Loại bỏ trạm khỏi vòng logic: khi một trạm không còn nhu cầu truyền dữ liệu
thì loại ra khỏi vòng logic để tối ưu việc điều khiển truy nhập thẻ bài.
+ Quản lý lỗi: trùng địa chỉ (2 trạm đều nghĩ đến lượt mình) hoặc đứt vòng (không
trạm nào nghĩ đến lượt mình).
+ Khởi tạo vòng logic: khi cài đặt mạng hoặc khi đứt vòng.
Khi đang giữ thẻ bài mà nhận được gói tin thì chứng tỏ nút khác đã có thẻ, lập tức
nó phải chuyển sang trạng thái “nghe” bị động.
Khi nút đã hoàn thành công việc, nó gởi thẻ đến nút kế sau, nếu nút kế sau hoạt
động thì nút gởi thẻ chuyển sang trạng thái bị động. Nếu ngược lại, nó sẽ gởi thẻ cho nút
kế sau lần nữa. Nếu 2 lần không được thì coi như nút kế tiếp hỏng và gởi đi gói tin “Ai
đứng sau” để hỏi tên của nút kế tiếp đứng sau nút hỏng đó.
Nếu không thành công thì nút bị coi là đã có sự cố. Nút ngừng hoạt động.
2.3.3. TOKEN RING
Gồm một số các bộ chuyển tiếp (Repeater). Dữ liệu được chuyển một cách tuần tự
từng bit quanh vòng, từ bộ chuyển tiếp này đến bộ chuyển tiếp khác.
Bộ chuyển tiếp thực hiện 3 chức năng: chèn dữ liệu, nhận dữ liệu và hủy bỏ dữ liệu.
Mỗi bộ chuyển tiếp thực hiện vai trò của 1 điểm ghép nối cho 1 trạm.
Dữ liệu được truyền theo các gói, trong đó có chứa địa chỉ đích. Khi gói tin đi qua
bộ chuyển tiếp, vùng địa chỉ đó được kiểm tra, nếu đúng địa chỉ thì gói tin được trao lại.
Dựa vào việc lưu chuyển trong vòng, một thẻ bài trong đó có 1 bit biểu diễn trạng
thái đường truyền (bận hay rỗi). Khi tất cả các trạm đều rỗi thì thẻ bài đặt ở trạng thái rỗi.
Một trạm muốn truyền dữ liệu thì đợi thẻ bài đi qua, thay bit trạng thái rỗi thành bận
(Free or Busy) và ghép dữ liệu vào để truyền. Gói dữ liệu được truyền đến trạm đích,
trạm đích sao lại dữ liệu, rồi dữ liệu đi tiếp về trạm truyền. Trạm truyền xóa bỏ dữ liệu và
chuyển thẻ bài thành rỗi và lại gởi nó vào vòng để trạm khác có thể nhận được quyền
truyền dữ liệu.
Có thể xảy ra mất thẻ bài hoặc thẻ bài bận không ngừng. Chuẩn IEEE 802 qui định
1 trạm được chọn làm trạm điều khiển, nó phát hiện mất thẻ bài bằng cơ chế ngưỡng thời
gian (Time-out) và phục hồi bằng cách phát đi 1 thẻ bài rỗi mới. Để phát hiện thẻ bài bận
không ngừng, trạm điều khiển cho “monitor bit” giá trị 1 trên thẻ bài bận qua nó. Nếu gặp
lại thẻ bài bận với giá trị bit đã được cho đó thì nó biến thẻ bài bận thành rỗi.
2.3.4. So sánh CSMA/CD với các phương pháp dùng thẻ bài
* Ưu điểm của dùng thẻ bài:
+ Hiệu quả trong trường hợp tải nặng.
+ Dễ điều hòa sự lưu thông trong mạng.
+ Không qui định độ dài tối thiểu của gói tin.
+ Không cần nghe trong khi nói.
* Nhược điểm của dùng thẻ bài:
+ Quản lý phức tạp hơn CSMA/CD.
+ Trong trường hợp tải nhẹ, hiệu quả kém hơn CSMA/CD.
3. Chuẩn hoá mạng cục bộ
Bên cạnh việc chuẩn hoá cho mạng nói chung dẫn đến kết quả cơ bản nhất là mô
hình tham chiếu OSI như đã giới thiệu. Việc chuẩn hoá mạng cục bộ nói riêng đã được
thực hiện từ nhiều năm nay để đáp ứng sự phát triển của mạng cục bộ. Cũng như đối với
mạng nói chung, có hai loại chuẩn cho mạng cục bộ, đó là:
- Các chuẩn chính thức do các tổ chức chuẩn quốc gia và quốc tế ban hành.
- Các chuẩn thực tiễn do các hãng soản xuất, các tổ chức người sử dụng xây dựng
và được dùng rộng rãi trong thực tế
- Các chuẩn IEEE 802.x và ISO 8802.x
IEEE là tổ chức đi tiên phong trong lĩnh vực chuẩn hoá mạng cục bộ với đề án
IEEE 802 với kết quả là một loạt các chuẩn thuộc họ IEEE 802.x ra đời. Cuối những năm
80, tổ chức ISO đã tiếp nhận họ chuẩn này và ban hành thành chuẩn quốc tế dưới mã hiệu
tương ứng là ISO 8802.x.
IEEE 802.1: là chuẩn đặc tả kiến trúc mạng, kết nối giữa các mạng và việc quản trị
mạng đối với mạng cục bộ.
IEEE 802.2: là chuẩn đặc tả tầng dịch vụ giao thức của mạng cục bộ.
IEEE 802.3: là chuẩn đặc tả một mạng cục bộ dựa trên mạng Ethernet nổi tiếng của
Digital, Intel và Xerox hợp tác xây dựng từ năm 1980. Tầng vật lý của IEEE 802.3 có thể
dùng các phương án sau để xây dựng: 10BASE5 - tốc độ 10Mb/s, dùng cáp xoắn đôi
không bọc kim UTP (Unshield Twisted Pair), với phạm vi tín hiệu lên tới 500m, topo
mạng hình sao. 10BASE2 - tốc độ 10Mb/s, dùng cáp đồng trục thin-cable với trở kháng
50 Ohm, phạm vi tín hiệu 200m, topo mạng dạng bus. 10BASE5 - tốc độ 10Mb/s, dùng
cáp đồng trục thick-cable (đường kính 10mm) với trở kháng 50 Ohm, phạm vi tín hiệu
500m, topo mạng dạng bus. 10BASE-F - dùng cáp quang, tốc độ 10Mb/s phạm vi cáp
2000m.
IEEE 802.4: là chuẩn đặc tả mạng cục bộ với topo mạng dạng bus dùng thẻ bài để
điều việc truy nhập đường truyền.
IEEE 802.5: là chuẩn đặc tả mạng cục bộ với topo mạng dạng vòng (ring) dùng thẻ
bài để điều việc truy nhập đường truyền.
IEEE 802.6: là chuẩn đặc tả mạng tốc độ cao kết nối với nhiều mạng cục bộ thuộc
các khu vực khác nhau của một đô thị (còn được gọi là mạng MAN - Metropolitan Area
Network).
IEEE 802.9: là chuẩn đặc tả mạng tích hợp dữ liệu và tiếng nói bao gồm 1 kênh dị
bộ 10 Mb/s cùng với 96 kênh 64Kb/s. Chuẩn này được thiết kế cho môi trường có lượng
lưu thông lớn và cấp bách.
IEEE 802.10: là chuẩn đặc tả về an toàn thông tin trong các mạng cục bộ có khả
năng liên tác .
IEEE 802.11: là chuẩn đặc tả mạng cục bộ không dây (Wireless LAN) hiện đang
được tiếp tục phát triển.
IEEE 802.12: là chuẩn đặc tả mạng cục bộ dựa trên công nghệ được đề xuất bởi
AT&T, IBM và HP gọi là 100 VG - AnyLAN. Mạng này có topo mạng hình sao và một
phương pháp truy nhập đường truyền có điều khiển tranh chấp. Khi có nhu cầu truyền dữ
liệu, một trạm sẽ gửi yêu cầu đến hub và trạm chỉ có truyền dữ liệu khi hub cho phép.

You might also like