You are on page 1of 156

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

GIÁO TRÌNH

CHĂN NUÔI ONG


Biên soạn: Th.S. NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

2010
MỤC LỤC

Tên bài giảng Trang


Chương 1: Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ NGÀNH ONG………………………………. 1
I. Ý NGHĨA NGÀNH ONG……………………………………………………………. 1
1.1. Các sản phẩm ngành ong………………………………………………... 1
1.2. Vai trò của ong mật trong nông nghiệp…………………………………. 3
1.3. Tính bền vững của các mối quan hệ trong ngành ong…………………... 4
II. LỊCH SỬ NGÀNH ONG………………………………………………………........ 5
2.1. Trên thế giới…………………………………………………………….. 5
2.2. Trong nước……………………………………………………………… 7
Chương 2: SINH HỌC ONG MẬT………………………………………………… 9
I. CÁC GIỐNG ONG MẬT Ở VIỆT NAM…………………………………………….. 9
1.1. Phân loại ong mật theo côn trùng học…………………………………... 9
1.2. Các ñặc ñiểm ñể phân biệt các giống ong mật ở Việt Nam…………….. 10
II. CẤU TẠO CƠ THỂ ONG………………………………………………………….. 10
2.1. Cấu tạo bên ngoài……………………………………………………….. 10
2.2. Cấu tạo bên trong……………………………………………………….. 15
III.SINH LÝ SINH SẢN VÀ PHÁT DỤC CỦA ONG TRONG TỔ……………………. 20
3.1. Sự sinh sản cá thể……………………………………………………….. 20
3.2. Sự sinh sản tập thể………………………………………………………. 21
3.3. Tập tính của ong………………………………………………………… 22
IV.ðẶC TÍNH DI TRUYỀN Ở ONG………………………………………………….. 22
4.1. Sự thụ tinh ở ong chúa………………………………………………….. 22
4.2. Hiện tượng cận huyết ở ong mật………………………………………... 23
4.3. Công tác giống trong nghề nuôi ong……………………………………. 23
V. CẤU TẠO TỔ ONG………………………………………………………………... 24
5.1. Bánh tổ ong……………………………………………………………... 25
5.2. Thức ăn tự nhiên của ong……………………………………………….. 27
5.3. Các thành phần ong trong tổ……………………………………………. 29
5.4. Pheromone của ong……………………………………………………... 31
5.5. ðiệu múa của ong……………………………………………………….. 32
Chương 3: KỸ THUẬT NUÔI ONG……………………………………………….. 35
I. VẬT TƯ VÀ DỤNG CỤ NUÔI ONG……………………………………………….. 35
1.1. Thùng ong………………………………………………………………. 35
1.2. Các vật tư khác………………………………………………………….. 35
II. CON GIỐNG………………………………………………………………………. 36
2.1. Bắt tổ ong ngoài tự nhiên……………………………………………….. 36
2.2. Gầy ñàn…………………………………………………………………. 37
2.3. Mua ong giống………………………………………………………….. 37
III. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA ONG………………………………………………... 38
3.1. Thảm thực vật…………………………………………………………… 38
3.2. Chọn ñịa ñiểm ñặt ong………………………………………………….. 39
3.3. Bố trí các thùng ong trong ñiểm ñặt ong………………………………... 40
IV. KỸ THUẬT NUÔI ONG………………………………………………………….. 41
4.1 Chăm sóc ong……………………………………………………………. 41
4.1.1. Chăm sóc ngoài tổ ong............................................................. 41
4.1.2. Chăm sóc trong tổ ong............................................................. 42
4.1.3. Các trường hợp bất thường ở ong…………………………… 42
4.2. Kỹ thuật duy trì ñàn……………………………………………………... 45
4.3. Kỹ thuật tạo chúa và nhân ñàn………………………………………….. 47
4.4. Vận chuyển ong theo nguồn hoa………………………………………... 49
Chương 4: CÁC SẢN PHẨM CỦA NGÀNH ONG……………………………….. 50
Chương 5: SÂU BỆNH HẠI ONG............................................................................. 51
I.SÂU PHÁ BÁNH TỔ………………………………………………………………… 52
II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ONG………………………………………….. 55
2.1. Bệnh ký sinh…………………………………………………………….. 55
2.2. Bệnh do vi khuẩn………………………………………………………... 59
2.3. Bệnh do virus…………………………………………………………… 62
III.NHỮNG MỐI NGUY HẠI ðẾN ONG…………………………………………….. 64
3.1. Côn trùng hại ong……………………………………………………….. 64
3.2. ðộng vật hại ong………………………………………………………... 65
3.3. ðộc chất hại ong………………………………………………………… 65

Tên bài thực tập


Bài 1: Giải phẩu ong mật…………………………………………………….. 67
Bài 2: Kỹ thuật chăm sóc ong……………………………………………….. 69
Bài 3: ðánh giá nguồn thức ăn tự nhiên cho ong……………………………. 72
Bài 4: ðánh giá chất lượng sản phẩm ong…………………………………... 73
Bài 5: Tham quan trại ong tư nhân…………………………………………... 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………... 75


Chương 1: Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ NGÀNH ONG

I. Ý NGHĨA NGÀNH ONG

Từ xa xưa người dân Việt Nam ñã biết vào rừng săn ong lấy mật và ñã biết nuôi
giữ tổ ong ñể phát triển gia tăng sản lượng mật. Trong các ngành chăn nuôi, nuôi ong
có vốn ñầu tư thấp, ít tốn thời gian chăm sóc, chi phí lao ñộng không cao mà lại có hiệu
quả kinh tế cho người nuôi ong.

Những sản phẩm của ong như mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa, nọc
ong, keo ong chẳng những hữu ích cho ñời sống chúng ta mà còn là nguyên liệu rất giá
trị cho các ngành thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, và một số ngành công nghiệp như
ñiện tử viễn thông, công nghiệp hóa học, chế tạo ô tô v.v…

Nuôi ong mật còn có một ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp.
Những cây hoa màu, cây lương thực và cây ăn quả ñược ong thụ phấn sẽ cho năng suất
cao.

Tuy nhiên, ngành nuôi ong ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh thuộc vùng
ðồng bằng Sông Cữu Long vẫn chưa vẫn chưa ñược chú ý ñúng mức mặc dù ñiều kiện
ở nước ta khá thuận lợi cho nghề nuôi ong phát triển. Một trong nhiều nguyên nhân là
việc sử dụng hóa chất trên ruộng ñồng ñã tiêu hại ñến môi trường sống của ong mật.
Nạn cháy rừng, chặt phá rừng, phát hoang hoa cỏ dại ñể xây dựng công trình ñã làm
cho nguồi thức ăn tự nhiên của ong mật ngày càng bị kiệt huệ.

1.1 Các sản phẩm ngành ong

- Mật ong: là chất lỏng có vị ngọt do ong hút từ hoa và các cơ quan khác của thực vật
ñem về tổ chế biến thành thức ăn ñể nuôi các cá thể trong ñàn và ñể dự trữ cho mùa
khan hiếm. Những vùng miền trên thế giới có thời tiết càng khắc nghiệt thì lượng mật
dự trữ trong tổ ong càng cao hơn những tổ ong ở những vùng miền có thời tiết thuận
lợi. ðể lấy ñược 1 kg mật, ong thợ phải miệt mài tìm nhụy mật ở khoảng 10 triệu bông
hoa. Mỗi giọt mật khoảng 40 – 60 mg ñược ong hút vào diều mật rồi lại ợ ra ở ñầu vòi
hút khoảng 120 – 240 lần, lâu tới 15 – 20 phút. Không khí nóng trong tổ sẽ làm cho
mật bốc hơi nước.

Mật ong có nhiều ñường ñơn nên cơ thể chúng ta dễ hấp thu và tạo năng lượng
rất nhanh. Trong mật ong có nhiều vitamin, men tiêu hóa, chất kháng sinh trợ giúp cho
sức khỏe thêm tốt hơn.

Các nước sản xuất nhiều mật ong thì có giá thành thấp, nhưng nếu xuất khẩu
ñược thì mật ong có giá rất cao.

- Sữa ong chúa: là nguồn dinh dưỡng có giá trị cao ñể nuôi ấu trùng nhỏ ngày tuổi và
ñể nuôi ong chúa. Sữa ong chúa ñược tiết ra từ tuyến nước bọt ở ong thợ từ 8 – 12 ngày

1
tuối, chứa nhiều acid amin ñặc biệt là acid pantothenic có tác dụng kích thích sự sinh
trưởng của tế bào mới và làm chậm sự lão hóa của tế bào.
Hợp chất mật ong + phấn hoa + sữa ong chúa là nguồn tăng lực cho các vận
ñộng viên trong quá trình tham gia thi ñấu thể thao. Do có tác dụng thúc ñẩy quá trình
tuần hoàn não nên ngày nay sữa ong chúa ñược con người tiêu dùng rất nhiều mặc dù
giá thành cao do kỹ thuật khai thác bị mất rất nhiều ấu trùng ong thợ.

- Phấn hoa: là tế bào sinh dục ñực của hoa ñược ong thợ mang về chế biến với mật ong
tạo thành lương thực chính yếu cho ấu trùng tuổi lớn và các con ong làm việc trong tổ.
Phấn hoa chứa nhiều chất ñạm, ñường, béo, vitamin và các khoáng chất nên phấn hoa
vừa có giá trị về dinh dưỡng vừa có giá trị hổ trợ sức khỏe cho người bệnh, nhất là
bệnh về da, về gan, lách.

- Sáp ong: ñược tiết ra từ các tuyến sáp ở các ñốt bụng của ong thợ từ 12 – 18 ngày
tuổi. Sáp ong ñược nhào trộn với mật ong ñể làm nên chất cimen cho ong xây tổ. Sáp
ong là thành phần cơ bản trong nhiều loại thuốc mỡ, thuốc cao, kem mỹ phẩm, dược
phẩm, các ngành công nghiệp. Nhờ có sáp ong trộn vào phẩm màu nên màu sắc của vải
lâu phai, các bức tranh màu sơn dầu có sáp ong và keo ong trở nên bóng mượt, màu tự
nhiên làm tranh thêm sinh ñộng.

- Keo ong: ñược ong mật hút nhựa cây và nhào trộn với sáp ong ñể tạo nên chất dính
dán những khe hở của tổ ñể phòng chống lạnh cho tổ.

Keo của ong Dú (stingless bees) có giá trị và khai thác ñược nhiều hơn các
giống ong khác. Keo ong dùng trong ñông dược rất phổ biến ñể trị viêm loét, u nhọt.
Người ta còn dùng keo ong ñể chế tạo adao cho công nghệ ñồ gỗ.

- Nọc ong: là vũ khí tự vệ của ong có ngòi ñốt. Ong gác kèo có kích thước cơ thể lớn
nên túi chúa nọc chứa ñược nhiều nọc ong. Tuy nhiên, trong thành phần hóa học của
nọc ong nội ñịa (Apis cerana) có nhiều melittin hơn. Nhờ chất melittin ngăn chặn hoạt
ñộng sao chép và liên kết AND, nên ñang ñược y học sử dụng ñể ñiều trị ung thư. Với
phương pháp này theo báo cáo của tờ ðiều tra Y học, trong các thử nghiệm với
melittin, mức tăng các khối ung thư vú ñã giảm ¼ và các khối u ung thư da giảm tới
75%. ðiều quan trọng là phương pháp này không gây ra tác dụng phụ nên không có
các triệu chứng như rụng tóc và buồn nôn.

Ngày nay người ta dùng nọc ong ñể ñiều trị thấp khớp, bệnh thần kinh, hổ trợ
cho việc cai nghiên thuốc lá.

Tuy nhiên, khi bị dị ứng với nọc ong ta nên dùng khăn thấm nước nóng có pha
muối ăn ñể ñắp lên chổ ong chích ñể bớt phù nề, ngứa hay ñau nhức.

2
1.2 Vai trò của ong mật trong nông nghiệp

Giữa người, ong và hoa có mối quan hệ rất thân thiết mà ong mật là chiếc cầu
nối giữa người và hoa. Ong ñóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất và
chất lượng sản phẩm cây trồng vì có trên 60% cây trồng nông nghiêp cần ong cho việc
thụ phấn hoa. So với côn trùng khác, ong mật có nhiều ưu việt hơn nhờ có nhiều lông
tơ, siêng năng, số lượng lớn, thường lấy hạt phấn của nhiều hoa, ñể lấy ñầy diều mật và
2 giỏ phấn ong phải thăm từ 100-150 bông.

Khi sử dụng ong mật thụ phấn cây trồng ñã ñem lại giá trị kinh tế cao nhờ tăng
năng suất cây trồng, người ta thấy kết quả là quả to, các cây con nảy mầm khỏe, năng
suất tăng 20-30%, có thể tới 50%… Ong thụ phấn giúp: Hồng chín nhanh 30-40 ngày ;
Cây bông thêm quả 40-50% ; Trà tỉ lệ nẩy mầm tăng gấp ñôi; Bắp cải hạt nhiều 4-5
lần; Dưa chuột sai quả 5-10 lần.

Nơi thực hiện công tác này tốt nhất và qui mô nhất thế giới là ở California, nơi
có khoảng 1 triệu tổ ong, phục vụ cho vườn hạnh (almond orchards) mỗi mùa xuân.
Một mùa táo ở New York cần khoảng 30.000 tổ ong, ngoài ra ong còn mang lợi ích rất
lớn trong việc trồng các như cây dưa leo, dưa hấu, bí, dâu tây…Nhiều người nuôi ong
cho thuê ong ñể thụ phấn cây trồng ñã mang lại thu nhập ñáng kể hơn thu nhập từ các
sản phẩm ong. Ở Israel: thuê 100 ñôla/ñàn/ 2 tháng ñể thụ phấn cho dưa và hành tây và
20-30 ñôla/ñàn cho dưa hấu và lựu. Ở Canada ñể thụ phấn cho dưa chuột phải thuê 50
ñôla/ñàn, thụ phấn cho táo phải thuê với giá 18 ñôla/ñàn.

3
1.3 Tính bền vững của các mối quan hệ trong ngành ong

Sơ ñồ sau ñây cho mối liên kết từ ong mật với người nuôi ong, ñiểm ñặt ong,
phương pháp làm việc với ong cùng trang thiết bị ñi kèm, ñã tạo ra nhiều sản phẩm
ngành ong, ñáp ứng với thị trường tiêu thụ ngày một chất lượng hơn. ðể có ñược chất
lượng trong ngành ong, sáu ñỉnh ñiểm ñược liên kết hai chiều bền vững dưới tác ñộng
của môi trường, , tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, xã hội, pháp chế và hiệu quả kinh tế.

ONG MẬT
Môi trường Xã hội

ðIỂM ðẶT ONG NGƯỜI NUÔI ONG

Tài nguyên CHẤT LƯỢNG Khí hậu

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC SẢN PHẨM NGÀNH ONG


TRANG THIẾT BỊ

Pháp chế
Kinh tế
THỊ TRƯỜNG

Sơ ñồ 1.1: Các mối quan hệ bền chặt trong ngành ong

4
II. LỊCH SỬ NGÀNH ONG

2.1.Trên thế giới

Nhiều lịch sữ ñã ghi chép lại rằng loài ong mật ñược nuôi ñầu tiên ở Ai Cập từ
thế kỷ thứ III TCN. Từ chỗ biết săn lùng ong ñể lấy mật ñể làm thức uống và xoa vết
thương khi ñi săn thú, con người ñã biết thuần hóa và nuôi dưỡng ong mật trong các
thùng nuôi bằng gỗ tròn giống như tổ ong xây trong hốc cây ngoài tự nhiên. Người Ai
Cập ñã biết nhốt giữ ong và di chuyển chúng ñến nguồn bông hoa từ Thượng Ai Cập
và Hạ Ai Cập ñể thu ñược nhiều mật ong hơn.

Tiếp theo ñó, song song với sự phát triển của xã hội loài người, thế giới loài ong
ngày càng ñược tìm hiểu và tiến ñến là tác ñộng nhiều kỹ thuật hơn với với mục ñích
khai thác ñược nhiều sản phẩm từ ong ñể phục vụ cho ñời sống của con người. Các
nước Liên Xô, Do Thái, Trung Quốc, Ấn ðộ bắt ñầu chú ý ñến sự phát triển ngành
ong.
ðến thế kỷ thứ XV thì ong mật ñã ñược nuôi khắp các nước Châu Á, Châu Âu,
Châu Phi. Châu Mỹ, Châu Úc, Tân Tây Lan phát triễn ngành ong sau ñoa, chủ yếu là
ñể phục vụ cho việc thụ phấn cho các cây trồng nông nghiệp.

ðến thế kỷ thứ XVII – XVIII sản lượng mật ong trên thế giới bị giảm xuống ñột
ngột do việc phát triển của ngành công nghiệp ñường mía và rượu nho.

ðến thế kỷ thứ XIX ngành nuôi ong ñược khôi phục lại và phát triển mạnh mẽ
nhờ những phát minh và cải tiến những dụng cụ nuôi ong.

- Năm 1814 Prokopovich (Liên Xô cũ) ñã sáng chế ra thùng nuôi ong mật nhiều
khung cầu, và ñã ñiều trị bệnh cho ong, chia ñàn nhân tạo.

- Năm 1845 Dziecson (BaA Lan) ñã tìm ra 1 nguyên lý nuôi ong dựa vào các
ñặc ñiểm của ong mật.

- Năm 1852 Langstroth (Mỹ) ñã chế ra các khung cầu di ñộng và thùng nuôi ong
Ý có kích thước tiêu chuẩn ñược sử dụng ñến ngày nay nhờ vào việc nghiên cứu các lối
ñi của ong trông tổ.

- Năm 1857 Merinh (ðức) ñã dùng nề bừng sáp ong ñể cho xây bánh tổ.

- Năm 1865 Grusca ñã sáng chế ra thùng trích lấy mật ong từ các lỗ tổ mật ong
bằng phương pháp quay ly tâm.

Từ ñầu thế kỷ thứ 20 có rất nhiều thành tựu nghiên cứu về sinh học, kỹ thuật
nuôi dưỡng, nhân giống, chữa bệnh cho ong ñã thúc ñẩy ngành ong hoàn thiện hơn.

5
Các giống ong ñược lan nhanh khắp thế giới:
• Apis mellifera sống ở lục ñịa châu Phi, → châu Âu, → phía Bắc, → nam
bán ñảo Scandinavia và rừng Taiga ở nước Nga, → ñông dãy Uran, →
nam Iran, → du nhập qua Mỹ, có mặt khắp nơi.
• Apis cerana sống ở miền nhiệt ñới châu Á, → phía ñông châu Á, → phía
Bắc châu Á, → ñến Liên Xô, → ñến sát bờ biển Thái Bình Dương.
• Apis dorsata sống ở miền nhiệt ñới châu Á, nhưng không lên phía Bắc,
không sang phía Tây. Chúng ở từ phía Nam Trung Quốc, Tây Tạng, Tây
Vân Nam, Việt Nam, Ấn ðộ, phát triển ra phía ñông, tới Indo.
• Apis florea sống khắp nơi miền nhiệt ñới châu Á

Vào những năm cuối thế kỷ 20 có nhiều nước nuôi ong với tổng ñàn rất lớn như:
Liên Xô: 9 triệu ñàn; Mỹ: 4,5; TQ: 4,5; Mêhico: 4; Etiopia: 1,5; Tây Ban Nha; Ba Lan;
Tây ðức: 1,3 triệu ñàn; VN : 260.000 ñàn.

Trong ñó, các nước xuất khẩu mật ong nhiều nhất là Trung Quốc: 44 ngàn tấn;
Mêhico: 43 ngàn tấn; Achentina : 38 ngàn tấn; LX: 22 ngàn tấn; Úc: 17,6 ngàn tấn;
Canada: 17,3 ngàn tấn; Hungari: 15 ngàn tấn; ðức: 14 ngàn tấn; Cuba: 8 ngàn tấn; Mỹ:
3 ngàn tấn; Pháp: 1,6 ngàn tấn; Hà Lan: 1,7 ngàn tấn; VN: 11,5 ngàn tấn/ năm.

Tuy nhiên, từ những năm ñầu của thế kỷ 21 ñến nay số lượng ong mật sụt giảm
nghiêm trọng. Ở Mỹ, tỷ lệ ong chết lên ñến 30% vào cuối mùa ñông năm 2009. Canada
mất 1/3 số ong. Ở châu Âu, các số liệu dao ñộng từ 10 – 30%. Ở Trung ðông, tỷ lệ ong
chết vào năm 2008 lên ñến khoảng 20%. Ở Argentina, Brazil, Nhật, Trung Quốc, Việt
Nam tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng những người nuôi ong phải vất vả về
việc ong chết hàng loạt, nhiều trường hợp ong chết toàn trại.

Tùy theo vùng miền trên thế giới mà có nhiều nguyên nhân gây ong chết. Các
nguyên nhân ñó có thể tóm tắt như sau:

1/. Ong không khỏe, bị suy yếu bởi nhiều tác nhân: ve Varroa, nấm nguyên bào
Nosema, virus gây bệnh thối ấu trùng.

2/. Sự biến ñổi khí hậu, thuốc trừ sâu, sự mất cân bằng sinh thái trong môi trường
sống của ong nên ong ngày càng bị hủy diệt. Trong ñó phải kể tới ong bắp cày ñang tấn
công ong mật, chúng ăn ong và ăn mật ong. Nhiệt ñộ biến ñổi nên ong thường xuyên
phải tăng ñiều hòa nhiệt ñộ trong tổ khiến ong bị suy kiệt cơ thể, giảm tuổi thọ nhanh
chóng.

3/. Ong bị ñói vì nguồn thức ăn tự nhiên bị cạn kiệt do nạn ñốt phá rừng, thay ñổi ñất
trồng, canh tác, cắt bỏ số lượng hoa dại trong nông thôn.

6
2.2. Trong nước

Người dân biết khai thác mật ong ruồi (Apis florea) rât lâu vì chúng sống hoang
dã khắp nơi nơi. Ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc nước Việt Nam còn khai thác
thêm mật của ong rừng, sống trong vách ñá tên là ong ðá (Apis laboriosa) có sản
lượng như ong gác kèo ở các rừng tràm vùng U Minh. Người dân cũng thu nhặt mật
ong Dú (Apis Melliponinae) ñể tiêu dùng. Nhưng những ong này không thể nuôi giữ ñể
nhân giống, năng suất mật lại thấp nên người nuôi ong không chú trọng ñến.

Khi Pháp ñến xâm lược ñất nước ta vào những năm 1860, có mang theo những
thùng ong mật (Apis mellifera) ñến ñồn diền cao su ở các tỉnh miền ðông Nam bộ ñể
lấy mật lá cao su. Một trăm năm sau ñó, nhiều người Hongkong vượt ñường biển ñến
Việt Nam lập nghiệp cũng có mang theo ong mật từ châu Á, cũng là giống Apis
mellifera ñược nuôi ñầu tiên ở Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh miền duyên hải có trồng
sú vẹt. Tài liệu nuôi ong ñược viết từ người Pháp và người Hongkong rất ñáng quí cho
ñến bây giờ. Nuôi ong trong thùng kế lững có kích thước bằng ½ thùng gốc ñã phổ
biến rất lâu. Người nuôi ong còn biết khai thác sữa ong chúa, phấn hoa, tạo chúa, nhân
giống và chuyển ong theo vùng nở hoa từ miền Tây nguyên ñến miền Tây nam Bộ.

Hiện nay cả nước có khoảng 360.000 ñàn ong Ý ñược nuôi ở các hộ nông dân,
các xí nghiệp và công ty chuyên ngành ong, sản lượng bình quân 16.000 tấn/năm. Là
lượng mật chính ñể xuất khẩu. Người dân muốn nuôi ong Ý thì phải có vốn ñầu tư lớn;
phải tìm ñược nguồn hoa tập trung và có kỹ thuật chăm soc nuôi dưỡng cao.

Năm 1960 nhập từ Trung Quốc 100 ñàn ong giồng Apis cerana ñược nuôi trong
thùng có khung cầu di ñộng. Nhiều người nuôi ong ñược các chuyên gia người Trung
Quốc hướng dẫn cho cách chăm sóc, nhân ñàn và khai thác mật ong. Sau năm 1975,
ong nội ñịa ñược người dân tập kết mang vào Nam ñể chăn nuôi làm kinh tế gia ñình.
Cái nôi của ong nội ñịa xuất phát từ xứ dừa Giồng Trôm Bến Tre và ñược lan tỏa
nhanh chóng ra các tỉnh ðồng bằng sông Cửu Long vì nuôi ong mang lại hiệu quả kinh
tế “một vốn bốn lời”cho người dân.

Những ñiều ñang ñược quan tâm ở ngành ong Việt Nam hiện nay là nuôi ong ñể
xóa ñói giảm nghèo; quản lý bệnh dịch trên ong ; cải tạo các giống ñang bị thoái hóa;
quản lý chất lượng mật ong; sản xuất, tiếp thị mật ong thương mại.

Người nuôi ong Việt Nam ngày nay có tri thức ñể thấy rõ ñược các yếu tố ảnh
hưởng ñến thành công của việc nuôi ong. Các yếu tố ñó là:

- Thảm thực vật phải phong phú mật và phấn hoa.


- Thảm thực vật không ñộc ñối với ong
- Kỹ thuật chăm sóc và nuôi ong phải tốt
- ðiều kiện môi trường xung quanh
- ðiều trị bệnh cho ong
- Nhân giống và chia ñàn hợp lý theo mùa khai thác
- Tạo chúa mới ñể thay thế chúa già

7
- Luôn kiểm tra bánh tổ
- Luôn kiểm tra bên ngoài tổ
- ðầu ra của sản phẩm, thị trường tiêu thụ
- Chất lượng mật ong

8
Chương 2: SINH HỌC ONG MẬT

I.CÁC GIỐNG ONG MẬT Ở VIỆT NAM

1.1 Phân loại ong mật

Trong lớp côn trùng có 20.000 loài ong. Về cấu tạo cơ thể, có những loài ong
không ngòi ñốt, nhưng cũng có loài ong có cơ quan ngòi ñốt ñể tự vệ và bảo vệ tổ của
mình. Theo ñặc tính sinh sống thì có 60% loài ong sống ñơn ñộc như ong lỗ, ong vò vẽ,
ong bầu và có 40% loài ong sống thành xã hội. Những ñàn ong sống thành xã hội, và
các cá thể sống suốt ñời trong một cộng ñồng xã hội gọi là ðÀN. Các thành viên trong
ñàn có cùng chung một mục tiêu là bay ñi thu hoạch thức ăn về ñể nuôi dưỡng các
thành viên trong tổ và dự trữ thức ăn dành cho mùa khan hiếm. Thức ăn chủ yếu ñể dự
trữ là mật ong nên người ta gọi những ñàn có tập tính trên là ong mật.

Trong hệ thống phân loại, ong mật thuộc:


- Giới ñộng vật (Animalia)
- Ngành chân khớp (Arthropoda)
- Lớp côn trùng (Insecta)
- Bộ cánh màng (Hymenoptera)
- Họ ong (Apidae)
- Họ phụ ong có ngòi ñốt (Apinae) và ong không ngòi ñốt (Melliponinae)
- Giống ong mật (Apis)

Ong không ngòi ñốt (stingless bee) thường sống các ống tre, hay các cột bê tông
thường có ong không ngòi ñốt làm tổ. Chúng không có kim chích ñể tự vệ, nhưng
chúng tiết ra chất keo nhựa làm ñối phương rất khó có thể thoát khỏi khi bị dính chất
nhựa này. Các lỗ tổ của ong này có dạng hình cầu và dính chùm nhau như chùm nho.
Mỗi chùm có chứa hoặc là thức ăn, hoặc là nhộng ong. Dân gian gọi ong không ngòi
ñôt là ong Dú vì khi thức ăn ñược mang về, chúng không chế biến mà ñể dú chín tự
nhiên trong mỗi lỗ tổ. Mật ong của ong Dú có sản lượng ít hơn và chua hơn mật ong do
ong có ngòi ñốt chế biến.

Trong các giống ong mật, có loài Apis mellifera (A.m) là có ý nghĩa kinh tế hơn
cả.

Qua quá trình tiến hóa, ong ñược chia ra làm nhiều chủng, sống thích nghi với
từng miền, vùng ñịa lý và có hình thái kích thước, màu sắc và ñặc tính khác nhau. Tên
của chúng ñược ñặt theo tên ñịa phương cư trú hoặc theo ñặc trưng hình thể của chúng.
Thí dụ như loài Apis mellifera có trên 20 chủng khác nhau như A.m ligustica, A.m
caucasia, A.m. mellifera, A.m.iran, A.m.sahariensis, A.m. karpat…

Ở Việt Nam có 4 giống ong mật ñang ñược chú ý ñể khai thác mật:

+ Ong gác kèo, hay còn ñược gọi là ong khoái, ong ñại Ấn (Apis dorsata)

9
+ Ong ruồi, hay còn gọi là ong tiểu Ấn, ong hoa (Apis florea)
+ Ong nội ñịa, hay còn ñược gọi là ong trung Ấn, ong rằn (Apis cerana)
+ Ong Ý, hay còn ñược gọi là ong ngoại nhập (Apis mellifera)

1.2. Các ñặc ñiểm ñể phân biệt các giống ong mật ở Việt Nam.

Các giống ong mật ở Việt Nam có ñặc ñiểm khác nhau ñược thể hiện ở bảng 1.

Ong có một bánh tổ và sống lộ thiên ưa sáng là A. dorsata và A.florea, chúng


vẫn còn hoang dã, chưa thuần hóa ñược ở Việt Nam. Ong A.cerana và A. mellifera ưa
tối, cho nhiều năng suất mật và dễ thuần hóa, nhất là A.m. ðối với ong A.cerana, theo
phân bố ñịa lý có ba chủng ong như sau: A.c.japonica thường sống ở các ñảo phía
ðông Á. A.c.cerana sống ở phía bắc như Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, Lào, Ong
A.c.indica sống ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Ấn ñộ, Miến
ðiện…

1.3. Một số vấn ñề lưu ý khi nghiên cứu về ong mật:

Khi nghiên cứu về ong mật, chúng ta cần lưu ý ñến các ñiểm sau:

a/ Ong mật sống thành từng ñàn nên việc nghiên cứu muốn có tính chính xác thì
không phải chọn số con/ ñàn mà nên chọn nhiều ñàn/ ñiểm ñặt ong ñể theo dõi kết quả.

b/ Trong tổ ong có các giai ñoạn phát triển liên tục, các công việc ñược tiến hành
hài hòa và ổn ñịnh theo ñộ tuổi của ong thợ và theo các mùi pheromon tồn tại trong tổ
ong. Vì vậy việc ghi nhận số liệu sẽ cản trở công việc của ong, khiến chúng có thể bốc
bay hoặc rối loạn công việc. ðiều này ảnh hưởng ñến số liệu và những ghi nhận trong
quá trinh nghiên cứu.

c/ Lưu ý tính ñồng nhất khi chọn ñàn thí nghiệm vì mỗi ñàn ong có qui luật hoạt
ñộng và phát triển khác nhau.

II.CẤU TẠO CƠ THỂ ONG

2.1 Cấu tạo bên ngoài của ong

Ong mật là côn trùng có ba phần gồm ñầu, ức và bụng. Bên ngoài cơ thể bao
phủ bởi lớp da cứng, rắn chắc và ñàn hồi gọi là kitin.

2.1.1. Kitin:

Kitin (chitin) có tính ñàn hồi, có chứa ni tơ trong phân tử polysacharid. Kitin
khó tan trong nước, trong các loại muối, acid, nhưng dễ tan trong dung dịch kiềm.

10
Hình 2.1 : Cấu tạo hóa học của kitin

Lớp kitin này có chức năng như da của ñộng vật, như bộ khung xương của các
loài có xương sống. Trên lớp kitin có bao phủ lớp lông nhiều hình dạng khác nhau: một
nhánh hoặc nhiều nhánh. Vai trò của lớp lông cũng khác nhau: làm sạch vệ sinh cơ thể
khỏi bụi và phấn hoa, giữ thăng bằng khi bay, có nhiều thần kinh trên lông gồm thần
kinh xúc giác, khứu giác. Màu sắc của kitin phụ thuộc vào mỗi loài ong.

Các nghiên cứu gần ñây cho thấy ve Varroa thích ký sinh lên ong sống trong tổ
hơn ký sinh lên ong thu hoạch phấn hoa. Nguyên nhân là do lớp kitin của ong thu
hoạch phấn hoa có chứa carbohydrat tên là (Z)-8-heptadecence nhiều hơn trong lớp
kitin của ong nuôi dưỡng. Chất này tạo nên mùi khó chịu, làm giảm sự sinh sản của ve
Varroa

2.1.2. ðầu:

ðầu của ong chúa và ong ñực dạng hình tròn trong khi ñầu của ong thợ hình tam
giác lệch về phía trước. Trên ñầu của ong có chứa các cơ quan mắt, râu, miệng.

a/ Mắt của ong có ba mắt ñơn và hai mắt kép. Mắt ñơn của ong chúa và ong ñực
nằm trước trán, mắt ñơn của ong thợ nằm ở ñỉnh ñầu ñể tiện việc quan sát môi trường
xung quanh nó.. Mắt ñơn có chức năng cảm nhận ánh sang. Mắt kép có chức năng ñể
nhìn các vật thể. Mắt kép nằm ở hai bên sườn ñầu. Mắt kép tập hợp nhiều mắt con có
cấu tạo bên ngoài là thủy tinh thể, bên trong là thân kinh thị giác, ñược bao phủ bởi các
sắc tố. Ong ñực có hơn 8000 mắt con, ong chúa có khoảng 5000 mắt con, ong thợ có
khoảng 4000 mắt con hợp lại.

b/ ðôi râu: Dựa vào số ñốt roi râu ñể phân biệt con ñục hay con cái ở ong mật. Ong
chúa và ong thợ có 10 ñốt ở mỗi râu, trong khi ong ñực có 11 ñốt roi râu. Râu của ong
giống như anten vì ñốt chân râu ñược gắn chắc lên phía trước của ñầu con ong bằng
lớp kitin mỏng và ñàn hồi ñể giúp ong có thể xoay tròn 3600 trong lúc ñịnh hướng âm
thanh và mùi vị xung quanh. Trên bề mặt của các ñốt roi râu có nhiều lỗ hốc nhỏ ñược
phủ bằng một màng xốp gọi là các lỗ khứu giác, gồm có nhiều tế bào khứu giác.

11
c/ Cơ quan miệng của ong ñược cấu tạo theo dạng gặm hút, không như những loài
ong khác là dạng hút chích.
Miệng của ong có môi trên và môi dưới. Môi trên che lấp miệng, mặt trước của
môi trên có ñôi hàm trên là hai phiến kitin cứng như ngàm của kiến vàng có chức năng
ñể tách xé bao phấn ñể thu hạt phấn hoa, ñể tách phiến sáp từ các ñốt bụng của ong thợ,
cắn mũ chúa, và gắp dọn vệ sinh tổ. Hàm trên của thợ rất phát triển. Hàm trên của ong
chúa rộng hơn của ong thợ. Hàm trên của ong ñực phát triển kém vì ong ñực không sử
dụng hàm trên trong ñời sống của mình.

Môi dưới gồm các phần gốc càm hình tam giác, phần dài to là càm chính, phần
dài nhỏ ngoài là lưỡi . ðầu lưỡi hơi rộng giống hình muỗng gọi là ñĩa liếm. Dọc theo
lưỡi có hai râu môi dưới. Lưỡi ñược bao phủ bởi lớp lông khứu giác và vị giác, có vòng
kitin ñể lưỡi co giãn ñược. Hàm dưới có gốc hàm và lá hàm. Vòi hút của ong bao gồm
hàm dưới và môi dưới, dùng ñể hút thức ăn dạng lỏng.

Hình 2.2: Cấu tạo phần ñầu của ong,


ðặc biệt phần miệng gồm môi trên, hàm trên, hàm dưới, râu lưỡi, vòi hút, ñầu lưỡi.

2.1.3. Ức của ong:

Còn gọi là ngực của ong. Ức của ong gồm có ba khoang là khoang ñầu, khoang
giữa và khoang sau. Khoang ñầu của ức phát triển kém, nối với phần ñầu của ong bằng
12
màng kitin mỏng, giúp ong có thể tự quay ñầu 3600 một cách dễ dàng. Mỗi ức có gắn
một ñôi chân. Ức giữa còn có thêm cánh trước, ức sau có thêm cánh sau.

- Cánh của ong: Ong có hai ñôi cánh màng: cánh trước và cánh sau. Tuy cánh của ong
chúa ngắn hơn bụng của ong chúa, nhưng chiều dài cánh của ong chúa dài hơn cánh
của ong thợ. Trên cánh có nhiều gân cánh làm cho cánh thêm vững chắc. Phần trên của
cánh sau có nhiều mốc cánh ñể mốc vào gân cánh của cánh trước ñể tạo thành một mặt
phẳng ñồng nhất gồm hai cánh ñể dễ dàng trong lúc bay. Tốc ñộ bay khi ong không
mang thức ăn là 65 – 70 km/giờ, khi mang thức ăn thì vận tốc bay giảm ñi một nữa.
Ong có thể vẫy cánh khoảng 200 – 400 lần/ giây. Ong nội ñịa bay xa 700 – 800 m , ong
Ý bay xa khoảng 2 km, ong khoái bay xa 4 – 5 km.

- Chân ong: Ong có ba ñôi chân gồm chân trước, chân giữa và chân sau. Mỗi chân có
5 ñốt gồm ñốt chậu, ñốt chuyển, ñốt ñùi, ñốt ống, và ñốt bàn chân.. ðốt bàn chân ñược
kết thúc bởi 5 ñốt và ñược kết thúc bởi 2 vuốt và có lớp ñệm phí mặt dưới giúp ong
bám chặt lên một mặt phẳng mà không trượt. Nhiệm vụ của chân ong là ñể chuyển
ñộng, thu hoạch phấn hoa, ñể làm vệ sinh cơ thể ong.

Chân trước: Ở ñốt ống có một cái cựa hợp với nữa hình vòng khuyên ở ñốt bàn
chân thứ nhất ñể dọn vệ sinh râu ñầu và chuyển phấn vào giỏ phấn.

Chân giữa: Ở mặt ngoài của ñốt ống có bộ phận ñặc biệt gọi là cựa ong dùng ñể
tháo viên phân từ giỏ phấn ở chân sau ñể cho vào lỗ tổ.

Chân sau: Mặt ngoài của ñốt ống hơi lõm có một lông cứng ở giữa ñể giữ cho
viên phấn hoa ñược chắc chắn trong lúc bay. Hai hàng lông dài và cong nằm ở phía
mặt ngoài của ñốt ống bao trọn viên phấn nên ñược gọi là “giỏ ñựng phấn. ðốt bàn
chân sau của ong thợ có nhiều dãy lông rậm cứng như bàn chải ñể ong làm sạch cơ thể
và lẩy các tấm sáp từ bụng ra, ñưa lên hàm trên nhai khi xây tổ. Ở ong chúa, các lớp
lông này phát ra âm thanh và mùi của chúa, vì vậy chúa ñi ñến ñau ñều ñể lại dấu vết
có mùi ñể ổn ñịnh ñàn.

13
Hình 2.3: Cấu tạo bên ngoài của ong

2.1.4. Bụng của ong:

Bụng của ong chúa có 6 ñốt, bụng của ong ñực có 7 ñốt. Mỗi vòng ñốt do mãnh
lưng và mãnh bụng khép kín lại bởi các sợi kitin mỏng, ñàn hồi. ðốt trước và ñốt sau
ñược nối bằng hai mấu kitin nhỏ ñàn hồi hình tam giác ñể bụng ong dễ dàng co giãn
ñược. Từ mãnh bụng thứ 2 ñến thứ 5 của ong thợ có ñôi tuyến sáp, nhưng ở ong chúa
và ong ñực thì không có. Tuyến sáp của ong thợ 3 – 4 ngày tuổi bắt ñầu phát triển, nếu
ñược ăn phấn hoa và mật ong nhiều thì ñến ngày tuổi từ 12 – 18 sự tiết sáp ñạt cực ñại,
ong tích cực xây tổ. Tuyến thơm Nasonoff nằm ở giữa ñốt bụng thứ 6 của ong thợ giúp
ong thợ tìm ñược mùi của nhau ñể ổn ñịnh ñàn và ñể biết mùi của thức ăn ñể thu
hoạch.

14
Phần cuối ñốt bụng của ong thợ có ngòi ñốt phát triển, nhưng ong ñực thì không
có cơ quan này. Ngòi ñốt của ong chúa trơn láng ñể tạo thành máng hứng trứng.

2.2. Cấu tạo bên trong của ong mật

2.2.1. Hệ thần kinh:

Thần kinh của ong gồm có thần kinh trung ương, thần kinh ngoại vi và thần
kinh giao cảm.

- Thần kinh trung ương có não, hạch thần kinh ngực, và hạch thần kinh bụng.

+ Não ñiều khiển mọi hoạt ñộng của cơ quan bên ngoài và cơ quan bên trong
của ong. ðặc biệt là các cơ quan vùng ñầu như mắt, râu, vòi hút.

+ Hạch thần kinh ngực ở ong có hai hạch ở ñốt giữa và ñốt sau có nhiệm vụ ñể
ñiều khiển cánh và chân.

+ Hạch thần kinh bụng: ở ong ñực có 5 hạch, ong chúa và ong thợ có 4 hạch ñể
ñiều khiển các cơ quan bên trong.

- Thần kinh ngoại vi: ñiều khiển các hoạt ñộng ở bên ngoài cơ thể của ong từ phần
ñầu, ức và bụng.

- Thần kinh giao cảm: ðiều khiển mọi hoạt ñộng của các cơ quan bên trong cơ thể
của ong như cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và sinh sản.

2.2.2. Cơ quan cảm giác của ong:

Gồm có các cơ quan xúc giác, vị giác, khứu giác, thính giác và thị giác.

- Cơ quan xúc giác: nằm ở râu ñầu, râu hàm dưới, môi. Mỗi chân lông ở các cơ quan
này nối liền với dây thần kinh ngoại vi và thần kinh trung ương. Thần kinh xúc giác
của ong rất nhạy với những biến ñổi môi trường xung quanh chúng, ñặc biệt ñối với sự
thay ñổi ñột ngột của nhiệt ñộ, ánh sáng, tiếng ñộng.

- Cơ quan khứu giác và vị giác: ong phân biệt ñược nồng ñộ ngọt của thức ăn, nhưng
phân biệt vị ñắng rất kém. Thần kinh vị giác nằm ở lưỡi, thần kinh khứu giác nằm ở râu
ñầu.
- Cơ quan thính giác và phát âm: Thần kinh thính giác tập trung nhiều ở ñốt thứ hai
của râu ñầu và ñốt chayfowr chân trước của ong. Cơ quan phát ra âm thanh là ở ñôi
cánh.

- Cơ quan thị giác của ong nằm ở mắt ñơn và mắt kép. Ong ñực nhìn vật thể tốt hơn
ong chúa và ong thợ vì chúng có nhiều mắt con ở mỗi mắt kép. Nhưng về cảm nhận

15
ánh sáng thì ong thợ cảm nhân ñược tốt hơn vì ba mắt ñơn nằm ở ñỉnh ñầu có thể nhận
ánh sáng từ mọi phía.

2.2.3. Cơ quan tiêu hóa và hệ tiêu hóa

a/ Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:

Cơ quan tiêu hóa của ong mật gồm có ruột trước, ruột giữa và ruột sau.

- Ruột trước: gồm có miệng, thực quản và diều mật. Diều mật là một túi mỏng, trong
suốt, dùng ñể chứa mật hoa. Diều mật ở mỗi giống ong có chứa thể tích khác nhau, sức
chứa tối ña khoảng 50 – 60 mg, nhưng bình thường chúng chỉ chứa 35 – 45 mg thức
ăn. Diều mật ngăn cách ruột giữa bằng một cái van ñể thức ăn có thể ñược giữ lại và ợ
ngược trở ra ngoài cơ thể ong. Van có cấu tạo giống như một cái phễu dầy mà một ñầu
nhỏ kết nối vào ruột giữa, miệng phình rộng hình chữ X gồm 4 miếng cơ hình tam
giác.

- Ruột giữa: là dạ dày của ong mật có dạng hình ống dài 12 – 13 mm với nhiều lớp
nhăn. Dịch tiêu hóa phát triển ñể tiêu hóa thức ăn thành dưỡng chất thấm vào thành
ruột

- Ruột sau: Gồm có ruột non và ruột già.

Khi thức ăn ñược ñưa từ ruột giữa xuống, chúng tiếp tục hấp thu ở ruột non.
Những thức ăn không hấp thu ñược sẽ di chuyển xuống ruột già, bị mất nước và dưỡng
chất, trở thành chất bã và hình thành nên phân ñể thải ra ngoài. Ruột già có nhiều nếp
nhăn nên có thể trữ ñược một lượng lớn chất bã khi ong không thể ra ngoài tổ ñể bài
tiết. Trong ruột già có 6 tuyến tiết ra men catalaza ñể giữ cho phân không bị thối.

Hình 2.4: Cấu tạo các cơ quan bên trong của ong thợ
16
b/ Tuyến tiêu hóa ở ong hay còn gọi là truyến nước bọt, gồm có 4 ñôi tuyến: tuyến
hàm trên, tuyến họng, tuyến sau ñầu và tuyến ngực.

- Tuyến hàm trên: ñược phân bố ở gốc hàm trên. Ong chúa và ong thợ phát triển tuyến
này. Từ tuyến này ở ong thợ non tiết ra chất tham gia vào thành phần của sữa ong chúa,
ở ong thợ lớn tuổi tiết ra chất hòa tan sáp trong quá trình xây tổ, ở ong chúa tiết ra
pheromon.

- Tuyến họng: Nằm ñằng trước não, ống tiết dịch hướng xuống dưới họng. Tuyến họng
ở ong thợ 8 – 12 ngày tuổi tiết ra sữa ong chúa ñể nuôi ong chúa hoặc nuôi ấu trùng tổi
nhỏ. Khi ong thợ chuyển sang việc chế biến mật ong thì tuyến họng có chứa ngày càng
nhiều men invertaza. Ong chúa và ong ñực không có tuyến này.

- Tuyến sau ñầu: Nằm ñàng sau não, ống dẫn của tuyến ñổ vào môi dưới. Chất tiết của
tuyến này như chất mỡ ñể bôi trơn phần kitin vào phần lưỡi. Ong ñực không phát triển
tuyến này.

- Tuyến ngực: Nằm ở phần ngực, ống dẫn ñổ chung vào tuyến sau ñầu. Chất tiết của
tuyến này ñược coi là nước bọt, có khả năng hòa tan các tinh thể ñường cứng và có tác
dụng tăng cường hoạt tính của các men ở ruột giữa. Tuyến ngực phát triển ở ong chúa,
ong thợ và ong ñực.

Hình 2.5: Tuyến nước bọt của ong


1. Tuyến hàm trên; 2.Tuyến họng; 3. Tuyến sau ñầu; 5. Tuyến ngực

2.2.4. Hệ tuần hoàn:

Hệ tuần hoàn của ong là một hệ thống hở, có cấu tạo gồm ñộng mạch và tim.

17
- ðộng mạch nối từ tim ở vùng bụng ñến thẳng vùng ñầu, ở phần tiếp giáp giữa bụng
và ngực của ong, ñộng mạch có hình xếp như lò xo ñể có thể chuyển ñộng nhịp nhàn
theo cơ thể khi ong bay hay co cong bụng lúc hút thức ăn dạng lỏng.

- Tim của ong mật có 5 buồng hình dạng giống trái me chua, ở hai bên sườn của mỗi
buồng có cửa tim ñể máu từ xoang bụng ñược lùa vào tim, buồng tim sau cùng khép
kín. Cơ của buồng tim hình rẽ quạt nên co bóp một cách liên tục ñể vận chuyển máu
vào tim theo cơ chế sau: khi buồng tim phình ra, máu ở bên ngoài tim, vùng bụng, ñổ
vào tim qua cửa buồng tim sau cùng. Khi máu ñầy trong buồng tim thì tim co thắt ñể
ñẩy máu dồn lên buồng tim kế tiếp ñể, buồng tim này phình ra ñể nhận máu từ buồng
tim liền sau nó và má từ cửa tim ñẩy vào. Năm buồng tim hoạt ñộng so le liên tục ñể
bơm dưỡng chất từ khoang bụng ñưa vào tim, rồi ñến ñộng mạch và thoát ra ngoài hệ
tuần hoàn ở phần xoang ñầu. Tại ñây máu sẽ lan tỏa ra ñều khắp các cơ quan của ong,
những cơ quan nào hoạt ñộng mạnh, cần dinh dưỡng thì sẽ hút dưỡng chất nhiều hơn
các cơ quan khác theo hiện tượng thẩm thấu, dưỡng chất còn dư sẽ chuyển hóa dần
thành hai dạng, một dạng dưỡng chất có tinh acid ñược dự trữ vào túi nọc lớn, một
dạng có tính kiềm ñược dự trữ vào túi nọc nhỏ của ong. Các dưỡng chất này sẽ tự hủy
ñi theo tuổi thọ khi ong không cần dùng ñến. Vì vậy hệ thống tuần hoàn ở ong là một
hệ thống hở.

Máu của ong không có hồng cầu nên không có màu sắc, chủ yếu là huyết tương
(plasma) và bạch huyết cầu (hêmôxit). Máu chiếm 23 – 30% trọng lượng cơ thể ong.
Bạch huyết bơi trong huyết tương, có nhiệm vụ bảo vệ và bao vây và tiêu diệt vi
khuẩn. Trong máu có chứa ñủ các dưỡng chất như ñạm, ñường, béo, khoáng, vitamin,
và một số men.

2.2.5. Hệ hô hấp

Cấu tạo của hệ hô hấp của ong gồm có; các lổ thở, các ống khí quản, túi khí, vi
khí quản.

- Lỗ thở có van ñóng mở ñược. Ba ñôi lỗ thở nằm ở hai bên sườn phần ngực, ở phần
bụng có 6 ñôi lỗ thở.

- Ống khí quản nối lỗ thở ñến các túi khí, từ túi khí các ống khí quản phân nhánh nhỏ
hơn gọi là vi khí quản, chúng dễ xâm nhập vào từng tế bào, từng mô của các cơ quan.

- Túi khí: làm nhiệm vụ dự trữa khí. Phần ñấu có 3 ñôi túi khí, phần ngực có 2 ñôi túi
khí, phần bụng có 1 ñôi túi khí rất lớn. Mỗi cặp túi khí ñược nối với nhau bởi ống khí
quản lớn.

Khi hô hấp, oxy ñược ong hít vào qua các lỗ khí sẽ ñến các túi khí và ống khí
quản lớn theo hiện tượng thông khí cơ học do tăng giảm thể tích khí. Từ các vi khí
quản, oxy ñến các tế bào và các mô bằng con ñường khuếch tán.

18
Khi hô hấp, ong bài tiết lượng nước ra ngoài cơ thể dưới dạng hơi qua các lỗ
chân lông của ong. Nếu ẩm ñộ không khí bảo hòa, ong không thể thoát ñược hơi nước
dư thừa ra ngoài không khí thì cơ thể ong sẽ bị ẩm ướt gọi là hiện tượng hấp hơi, ong
sẽ bị chết khi ngạc nhiều hơi nước.

Vào mùa hè khi ong hoạt ñộng mạnh, và nhiệt ñộ không khí tương ñối cao (24 –
250C) thì 1kg ong sẽ tiêu thụ bình quân 20 lít không khí/giờ. Vào mùa ñông, hai yếu tố
trên giảm thì ong tiêu thụ khoảng 4 lít không khí/ giờ.

Nhiệt ñộ cơ thể ong không giống như nhiệt ñộ của cả tổ ong vì ong là ñộng vật
máu lạnh nên nhiệt ñộ cơ thể của chúng tự ñiều tiết qua quá trình hô hấp, thân nhiệt của
chúng phụ thuộc vào nhiệt ñộ của không khí và năng lượng sinh ra ñể hoạt ñộng trong
quá trình sống.

2.2.6. Hệ bài tiết

Cơ quan bài tiết của ong gồm các ống Manphigi. Mỗi ống dài khoảng 20 mm,
dầy từ 0,01 – 0,02 mm, nằm trong xoang bụng của ong có một ñầu ngập trong máu của
ong và một ñầu ñổ vào chổ tiếp giáp giữa ruột giữa và ruột sau. Số lượng ống
Manphigi phụ thuộc vào các giống ong, dao ñộng từ 80 – 100 ống. Vai trò của các ống
bài tiết là hấp thu các acid uric và các muối Natri và Kali không cần thiết ñối với cơ thể
từ máu ñể chuyển tải chúng vào ruột sau và thải ra ngoài hậu môn. Do ñó, phân của
ong vừa là cặn bã của thức ăn, vừa là nước tiểu. Các ống Malphigi tương tợ như thận
của ñộng vật bậc cao.

2.2.7. Các cơ quan sinh sản

a/ Cơ quan sinh dục của ong ñực gồm một ñôi dịch hoàn, ống dẫn tinh, tuyến phụ,
và bộ phận giao phối.

Tinh trùng ñược sinh ra từ ống sinh tinh. Mỗi dịch hoàn có chứa 200 ống sinh
tinh nhỏ dạng sợi. Mỗi ong ñực có từ 0,43 – 0,5 mg tinh dịch, chứa 10,9 triệu tinh
trùng.

b/ Cơ quan sinh dục của ong chúa gồm hai buồng trứng, ống dẫn trứng, túi chứa
tinh, ống phóng tinh, âm ñạo, máng trứng (ngòi ñốt)

Buồng trứng hình quả lê phần rộng nằm ở phí dưới bụng, hai ñầu tóp trên ñược
tiếp xúc với nhau. Ong chúa phát triển tốt có khoảng 180 – 200 ống trứng, mỗi ống
trứng có từ 12 – 13 ngăn trứng.

Túi chứa tinh hình cầu, có ñường kính từ 1,5 – 1,8 mm, là nơi dự trữ và bảo
quản tinh trùng sau khi giao phối với ong ñực. Ong chúa giống Apis mellifera có ñường
kính tí trữ tinh là 1,6 mm, chúa ñược 17 mm3 tinh dịch của ong ñực.

19
Ong chúa ñược nở ra từ trứng có thụ tinh. Trong suốt giai ñoạn ấu trùng ñược
nuôi bằng sữa ong chúa. Dưỡng chất này có lượng ñường cao gấp ba lần ñường có
trong sữa nuôi ong thợ (34 % ñường) nên thúc ñẩy sự hình thành và phát triển hocmon
ấu trùng, nhộng ong chúa. Càng nhiều hocmon này (hocmon Neotenin) thì càng nhiều
lần lột xác và mau hóa thành ong. Hocmon Neotenin này cũng rất cần thiết ñể sản xuất
trứng một cách bình thường ở ong chúa. Ong thợ không phát triển ñược buồng trứng vì
có ít Neotenin trong máu.

c/ Cơ quan sinh sản của ong thợ: Có cấu tạo giống cơ quan sinh sản của ong
chúa, nhưng buồng trứng không phát triển, và có khoảng 1 – 12 ống trứng. Ong thợ
giống nội ñịa có 17 ống trứng, ong gác kèo có 66 ống trứng. Ong thợ không có túi chứa
tinh, không bay giao phối với ong ñực. Nhưng khi mất ong chúa thì ong thợ vẫn ñẻ
ñược trứng, hiện tượng này gọi là hiện tượng sinh trinh ở ong mật.

III. SINH LÝ SINH SẢN VÀ PHÁT DỤC CỦA ONG TRONG TỔ

3.1 Sự sinh sản cá thể:

Ong mật là côn trùng ñược phát triển thành thục qua 4 giai ñoạn: trứng - ấu
trùng - nhộng - ong. Ba giai ñoạn ñầu nằm trong lỗ tổ, có sự biến hóa hình thái ñể
chuyển sang giai ñoạn kế tiếp. Giai ñoạn ong sống ở bề mặt của bánh tổ và thường ở
ngoài ñồng ñể tìm kiếm, thu lượm thức ăn.

- Trứng mới ñược ñẻ ra màu trắng xanh bóng, hình dạng cong như quả chuối, thẳng
ñứng ở giữa ñáy lỗ tổ. Ngày sau trứng không còn ấm nên không dính mà hơi ngã
nghiêng một bên, trong trứng có nhân ñang phân chia và ñang hình thành các tế bào, cơ
quan trong có thể ong. Trứng ở ngày tuổi thứ 3 nằm hẳn dưới ñáy lỗ tổ. Nhìn vào chiều
nghiêng của trứng, người nuôi ong biết ñược sự hiện diện của ong chúa trong ñàn. Khi
không thấy trứng 3 ngày tuổi mà thấy ong trở nên dữ chứng tỏ ñàn mất chúa từ 1 – 2
ngày trước. Nếu ong chúa có trong ñàn nhưng không có trứng, nghĩa là ong chúa
ngừng ñể ñể chuẩn bị cho chuyến bay xa bỏ tổ.

- Ấu trùng mới nở màu trắng xanh mướt, có dạng hơi thẳng sau ñó cong dần thành
hình chữ C. Ấu trùng lột xác hầu như mỗi ngày ñể lớn lên. Ba ngày ñầu ấu trùng ñược
cho ăn sữa ong chúa, sau ñó ấu trùng ñược chuyển sang ăn lương ong và mật ong.
Riêng ấu trùng ong chúa ñược cho ăn sữa ong chúa ñến khi chuyển hóa thành nhộng.
Ấu trùng ñược cho ăn rất nhiều lần trong ngày (từ 1000 – 3000 lần). Vì vậy ấu trùng
lớn rất mau: ấu trùng ong thợ tăng 300 lần, ấu trùng ong chúa tăng 3000 lần. Ấu trùng
nhỏ ngày tuổi nằm không kín ñáy tổ, nhỏ như sợi chỉ mảnh. Ấu trùng hơn 4 ngày tuổi
dầy lên và chiếm bề ngang lẫn bề cao lỗ tổ. Khi ñược 6 ngày tuổi, ấu trùng duỗi thẳng
ra ñể chuẩn bị hóa nhộng. Ấu trùng tiếp nhận thức ăn bằng cách thẩm thấu vào màng
ruột giữa, lúc này ruột giữa và ruột sau không nối liền nhau. Khi hóa nhộng, ruột giữa
vỡ ra, phân ñộng lại ở ñáy lỗ tổ. Khi ong chui ra khỏi lỗ tổ thì ong thợ mới ñến ñê dọn
vệ sinh.

20
- Nhộng ong: nhộng ong màu trắng ñục, sau ñoa chuyển sang mà hồng rồi màu nâu
sẫm do sắc tố trong cơ thể bắt ñầu hoạt ñộng. Giai ñoạn tiền nhộng các cơ quan cánh
chân và cơ quan bên trong hình thành dần. Mắt kép có sắc tố tăng dần. Dựa vào mắt,
người nuôi ong biết ñược tuổi của nhộng. Nhộng kéo kén và thảy phân dưởi ñáy lỗ tổ.
Ong trám nắp các lỗ tổ ñể giữ nhiệt ñộ ổn ñịnh cho việc hóa nhộng thành công.

Trứng phát triển trong 3 ngày ở ong chúa, ong thợ, ong ñực.

Ấu trùng phát triển theo lần lượt 5 – 6 – 7 ngày ñối với ong chúa, ong thợ, ong
ñực.

Nhộng phát triển theo lần lượt 8 – 12 – 14 ngày ở ong chúa, ong thợ và ong ñực.

Ong chúa nở sau 16 ngày nằm trong lỗ tổ, kể từ trứng . Ong thợ nở sau 21 ngày,
ong ñực nở sau 24 ngày kể từ trứng.

3.2 Sự sinh sản tập thể (chia ñàn tự nhiên)

Các cá thể ong trong ñàn ong lớn dần lên, thực hiện các công việc theo sự phát
triển của cơ thể. Ong chúa ñược ăn nhiều sữa ong chúa nên gia tăng sức ñẻ trứng, làm
cho dân số trong ñàn tăng lên ñáng kể. Mùa sinh sản của côn trùng thúc ñẩy dân số ong
trong ñàn càng tăng, ñến một thời ñiểm pheromon của ong chúa không thể ảnh hưởng
toàn ñàn thì tổ ong chuẩn bị chía tách nhỏ ra, hiện tượng này gọi là sinh sản tập thể.
Như vậy, trong ñiều kiện tự nhiên, một ñàn ong nguyên vẹn sản sinh bằng cách tách ra
một phần cùng với ong chúa tạo thành ñàn mới, gọi là sự chia ñàn.

Ong chuẩn bị cho việc chia ñàn từ 15 – 20 ngày trước ñó. ðầu tiên ong chuẩn bị
số lượng ong ñực rất lớn, sau ñó xây mũ chúa. Khi ñẻ trứng vào các tỗ tổ ong chúa (mũ
chúa) thì chuá giảm dần sức ñẻ trứng ñể bụng nhẹ, dễ bay xa. Ba ngày trước khi ñi,
chúa ngưng ñẻ trứng. Những ong chúa già tiết ra mùi pheromon yếu kém sẽ dẫn các
ong non tách tổ bay ñi, nhường chổ cho ong chúa mới sắp nở.

Trong việc nuôi ong lấy mật, người nuôi ong cũng có thể không muốn gia tăng
số lượng ñàn vì ảnh hưởng ñến sản lượng mật khai thác. Vì vậy họ có thể ngăn ngừa sự
chia ñàn bằng các biện pháp sau:

- Chọn lọc và nuôi ong có tính tụ ñàn lớn


- Kịp thời thay chúa già bằng chúa tơ
- Hủy bỏ nhộng ong ñực, hủy bỏ mũ chúa, cho ong xây thêm bánh tổ mới,
chuyển bớt cầu nhộng sang những ñàn yếu, ñàn có chúa tơ.
- Nới rộng khe ong, hoặc cho thêm cầu không có nước trong các lỗ tổ ñể ong
quạt gió, giảm nhiệt
- ðặt thùng ong dưới bóng mát, tạo diều kiện cho ong làm việc như cho vào ñàn
cầu ong có ấu trùng nhỏ ngày tuổi ñể ong nuôi, loại bớt ccaauf ñen cũ ñể ong tăng tốc
xây cầu.

21
3.3. Tập tính của ong

Tập tính của ong hay còn gọi là hành vi hoạt ñộng của ong theo sự phản xạ có
ñiều kiện và không ñiều kiện ñể thích nghi với môi trường sống của ong.

a/ Phản xạ không ñiều kiện là phản xạ bẩm sinh, không qua thời kỳ luyện tập và ñược
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thí dụ hành vi chích kẽ thù, thấy khói là chạy
trốn, cho ấu trùng ăn, di thu hoạch thức ăn, chia ñàn hay bốc bay.

Việc ñi thu hoạch thức ăn là phản xạ không ñiều kiện, nhưng do sự biến ñổi của
màu sắc bông hoa, thì việc tìm kiếm thức ăn sẽ thay ñổi theo ñiều kiện của nguồn thức
ăn hiện có. Phản xạ này là phản xạ có ñiều kiện.

b/ Phản xạ có ñiều kiện ñược xuất hiện trong quá trình sống, là mối quan hệ tạm thời
giữa thần kinh trung ương với ngoại cảnh. Khi ngoại cảnh thay ñổi thì phản xạ này
cũng sẽ kết thúc.

IV. ðẶC TÍNH DI TRUYỀN Ở ONG

4.1. Sự thụ tinh ở ong chúa:

- Vì túi trữ tinh trong cở thể của ong chúa có thể chứa tinh dịch của từ 8 – 10 ong ñực
nên khi giao phối ong chúa sẽ phối với nhiều ong ñực mà ta không thể kiểm soát ñược
nguồn gốc của ong ñực này. Do ñó, trong ñàn sẽ có nhiều ong thợ có cùng mẹ khác
cha.

- Ong chúa giao phối với ong ñực trên không trung vào những ngày quang ñãng trời
không có gió. Khi ñiều kiện thuận lợi, ong chúa chỉ ra ngoài tổ một lần ñể giao phối.
Khi thời tiết không thuận lợi, ong chúa bay ñi giao phốimột buổi rồi nghỉ ñể ñến ngày
hôm sau bay ñi giao phối tiếp cho ñến khi túi trữ tinh ñầy tinh trùng rồi mới nghỉ bay.

Tuy nhiên, những ong chúa gặp trục trặc như vậy thì sức ñẻ trứng không tốt.
Khi bắt ñầu ñẻ trứng thì chúa không bay ñi giao phối nữa, chúa chỉ ra khỏi tổ cùng với
cả tổ trong trường hợp bốc bay hoặc với một số lượng ong non trong trường hợp chia
ñàn.
Khi kết thúc chuyến bay cuối cùng, ong chúa về tổ với sợi tơ nhỏ trắng ngà ở
cuối bụng. ðây là cơ quan giao cấu của ong ñực cuối cùng, gọi là ñay giao phối. Nhìn
thấy dấu hiệu này, cả ñàn ong sôi ñộng hơn, ong thợ xúm quanh ong chúa ñể giúp tháo
gỡ ñay ra, nhóm ong thợ khác chải lông cho ong chúa, nhóm khác dùng vòi hút ñể cho
ong chúa ăn sữa ong chúa.

- Lúc ban ñầu chúa ñẻ trứng không ñều và ñôi khi là trứng không thụ tinh. ðến tuần lễ
thứ nhì thì chúa ñẻ trứng ñều ñặn theo hình xoắn ốc từ trung tâm bánh tổ xoáy ra ngoài
bìa bánh tổ. Sức ñẻ trứng của ong chúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống ong, thức ăn,
và mùa vụ nuôi ong.

22
- Ong chúa ñẻ ra hai loại trứng là trứng thụ tinh và trứng không thụ tinh. Trứng thụ tinh
sẽ nở ra ong cái, có thể là ong chúa hay có thể là ong thợ, chúng có nhiễm sắc thể 2n =
32. Trứng không thụ tinh sẽ nở ra ong ñực, vì chỉ nhận ñược gen di truyền từ mẹ nên
ong ñực là cá thể ñơn bội 1n = 16.

4.2. Hiện tượng cận huyết ở ong mật:

Nếu không thụ tinh nhân tạo hay ñưa chúa tơ và ong ñực ñến bãi giao phối cách
ly thì ta không thể nào biết ñược nguồn gốc của ong ñực sẽ giao phối với chúa tơ. Vì
vậy hiện tượng cận huyết cũng dễ xảy ra ở các ñàn ong ñược nuôi lâu năm.

- Theo kinh nghiệm thực tế của người nuôi ong nội ñịa (A. cerana) cho thấy nếu ong
ñực và ong chúa tơ cùng ñược sinh ra từ một chúa mẹ thì thế hệ mới nở (F1) khi chúng
giao phối nhau vẫn chưa có hiện tượng cận huyết, các thế hệ này cho năng suất mật
cao, siêng năng thu dọn vệ sinh tổ nên ít có dịch bệnh. Tuy nhiên, khi ong chúa tơ và
ong ñực ở F1 giao phối nhau thì thế hệ do chúng sinh ra là F2 sẽ bắt ñầu có hiện tượng
cận huyết. Nếu các ong chúa tơ và ong ñực F2 giao phối nhau thì tỷ lệ cận huyết càng
gia tăng ở F3. ðến thế hệ F5 - F6 thì ong suy giảm mạnh, cũng có thể là sẽ tiêu hết ong.

- Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi ong chúa giao phối với ong ñực cùng họ hàng
(từ F2 trở ñi) thì trong ñàn ong có hiện tượng nhộng ong thợ vít nắp không ñều trên các
bánh tổ.

- Mackensen (1951) cho rằng giới tính của ong mật ñược xác ñịnh bởi nhiều alen tại 1
ổ (locus) gen ñơn, nơi mà các cá thể dị hợp tử có 2 alen khác nhau là cá thể cái, còn cá
thể ñồng hợp tử có 2 alen giống nhau là các ong ñực lưỡng bội. Như vậy, ong ñực
lưỡng bội cũng sẽ có 32 nst. Woyke (1963) ñã thấy rằng các ấu trùng ong ñực lưỡng
bội sau khi nở một vài giờ thì tiết ra chất “cannibalism” khiến ong thợ ñến thu dọn ñi.
Nếu ấu trùng lưỡng bội vẫn còn sống sót thì chúng sẽ trở thành ong ñực có mắt kép bị
trắng ñục vì gen sắc tố không hoạt ñộng của chúng không hoạt ñộng.

4.3. Công tác giống trong nghề nuôi ong

Công tác giống với ñối tượng là ong mật khác biệt rất lớn ñối với công tác giống
vật nuôi và cây trồng. Một trong sự khác biệt ñó là ong mật tự chọn lọc và loại bỏ
những cá thể không ñạt theo yêu cầu hoạt ñộng của cả ñàn. Thí dụ như ong chọn những
ấu trùng tốt, khỏe, trẻ ñể bồi dục trở thàng ong chúa trong trường hợp thay thế chúa tự
nhiên. Ấu trùng cũng ñược ong thợ chọn lọc rất chuẩn ñịnh ñể ñược ăn sữa ong chúa từ
khi mới nở ñến khi kéo kén. Ong thợ cũng có chọn lọc một ong chúa từ nhiều ong chúa
sắp nở ñể duy trì ñàn. Không phải ong chúa nào giới thiệu vào ñàn mất chúa thì ong
thợ cũng sẽ chấp nhận, vì ong thợ tuy mất chúa, nhưng chúng chọn lọc và chỉ giữ lại
cho tổ của mình ong chúa nào có mùi pheromon mạnh hơn cả. Do ñó, khi sự chọn lọc
nhân tạo trùng với chọn lọc tự nhiên thì vừa có lợi cho ñời sống phát triển ñàn ong, vừa
có lợi cho công tác giống ong mật.

23
Chọn lọc nhân tạo trong nghề ong gồm: chọn lọc quần thể, chọn lọc cá thể, chọn lọc
giống thuần.

4.3.1.Chọn lọc quần thể:

Toàn thể các tổ ong có trong trại nuôi ñều ñược phân loại ñể chọn lọc phân chia
nhóm theo chỉ tiêu muốn chọn.
+ Nhóm 1: Chỉ tiêu mong muốn ñạt chất lượng cao nhất. Trại giống tốt khi
trong trại có từ 10 – 25% ñàn ong thuộc nhóm này.
+ Nhóm 2: Chỉ tiêu ñạt chất lượng trung bình. Các ñàn này dùng ñể thu sản
phẩm và nhận ong chúa từ các ñàn ở nhóm 1 tạo ra.
+ Nhóm 3: Chỉ tiêu ñạt chất lượng yếu. Trong trại có số ñàn không quá 20%
trong tổng ñàn ñang có.

Sự chọn lọc quần thể ñược tiến hành nhiều năm. Từ nhóm 1 sẽ cơ cấu thành 3
loại ñàn: ñàn mẹ, ñàn nuôi dưỡng và ñàn bố. Các ong chúa của nhóm này sẽ ñược cung
cấp cho cả 3 nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3. Tuy nhiên, sau 3 – 4 năm khi có hiện tượng
cận huyết nên cần phải thu thập ñàn bố từ các trại ong khác ñể giao phối với chúa ñược
sinh từ ñàn mẹ. Những ong ñực trong tất cả các ñàn còn lại ñể phải hủy bỏ.

4.3.2.Chọn lọc cá thể:

Mục ñích là ñể kiểm tra thế hệ chúa tơ do chúa mẹ ñẻ ra

4.3.3.Chọn lọc giống thuần chủng:

Mục ñích lưu giữ lại phân loaì giống thuần, không bị lai tạp với phân loài khác.

V.CẤU TẠO TỔ ONG

Tổ ong là nơi ở của ong, chúng sinh sống trong tổ theo hình thức hoạt ñộng bầy
ñàn có tính tập thể trong một cộng ñồng xã hội. Những giống ong ưa sáng như ong gác
kèo, ong ruồi thì xây tổ ngoài trời có tính lộ thiên, ong ưa tối như ong Ý, ong nội ñịa
xây tổ trong hốc cây, vách ñá, trong cột ñiện, ngăn tủ trong nhà.

Nhiệt ñộ là nhân tố quan trọng nhất tác ñộng ñến ñời sống của ong, ñể mật ong mau
chín, trứng ong ñược nở tốt, ong non ñược ấm áp và ong thợ hăng hái làm việc thì nhiệt
ñộ trong tổ phải ñủ ấm. Khi nhiệt ñộ bên ngoài thay ñổi, các cá thể ong lập tức hiệu
chỉnh nhiệt ñộ trong tổ ñể duy trì ở mức ổn ñịnh: vùng có ấu trùng, nhiệt ñộ khoảng
360C, vùng có nhộng sắp nở thì nhiệt ñộ từ 32- 350C. Khi nhiệt ñộ môi trường cao, ong
quạt gió liên tục, lấy nước về tổ, giãn quân xổ nực, bám dây ngoài tổ cả ngày lẫn ñêm.
ðiều này làm ong mau mệt và phát triển kém. Khi nhiệt ñộ bên ngoài xuống thấp thì
ong trong tổ sẽ bu lại với nhau ñể ủ ấm. Ong xếp lớp trên bánh tổ tạo thành vảy như
mái ngói ñể dễ truyền nhiệt cho nhau và ấm cả tổ.

24
Ẩm ñộ trung bình trong tổ ong là 65 – 80%. Khi trời khô, ong ñể giọt mật quanh
các lỗ tổ ấu trùng và tăng tốc quạt cánh ñể giảm nhiệt ñộ và tăng ẩm ñộ trong tổ

5.1 Bánh tổ ong

Tổ ong gồm một số bánh tổ bằng sáp, xếp song song thẳng ñứng.

Hình 2.6: Các bánh tổ ñược xây lên từ sáp ong

Mỗi bánh tổ là một tấm nền sáp ñể ong xây lên vách tổ về phía hai bên. ðáy của
lỗ tổ không phẳng, mà là hình của 6 cạnh gặp ghềnh hợp bởi 3 hình thoi ghép lại với
nhau làm cho ñáy trũng xuống. Vì vậy các lỗ tổ ở hai mặt không nằm trên một trục
thẳng mà hướng chếch lên, tạo một gốc 70032’ giữa các vách lỗ tổ và nền sáp, ñiều này
mật lỏng không bị chảy ra khỏi lỗ tổ và ong non nằm dốc ñầu hướng lên một cách yên
ổ cho sự hô hấp của ong.

25
Hình 2.7: Cấu tạo các lỗ tổ ong trên bánh tổ

Kích thước bề mặt của lỗ tổ ong Ý là 4,7 – 5,4 mm, ñối với ong nội ñịa là 4,2 –
4,48 mm, có ñộ sâu 13 – 16 mm. Các lỗ tổ chứa mật, chứa phấn, chứa các giai ñoạn
phát triển từ trứng, ấu trùng ñến nhộng của ong chúa, ong thợ và ong ñực. Mỗi lứa ong
nở ra sẽ làm cho kích thước của lỗ tổ nhỏ lại vì vách lỗ tổ còn dính áo nhộng, nếu trên
40 lứa ong nở ra mà ta không thay bánh tổ khác thì cơ thể của ong thợ sẽ giảm ñi ½
kích thước so với cơ thể của lứa ong ban ñầu. Bánh tổ mới có màu vàng sáng và thơm
mùi sáp có lẫn mùi mật ong. Bánh tổ càng lâu sẽ có màu sẫm tối, mùi ôi chua do xác áo
nhộng và chất bã thảy ra trong quá trình biến hóa nhộng nên bánh tổ cũ ñi. Những bánh
tổ chay cứng, bị mốc, giòn và dễ bị nát vụn làm chất lượng sáp giảm ñi, ong chúa
không thích ñẻ trứng vào và cả tổ có thể bốc bay ñể xây chổ ở mới. Khi cuối mùa mưa
thay các bánh tổ thì ta ñược ong xây bánh tổ mới nhanh và nhiều vào mùa sính sản.

ðối với ong Ý, mỗi bánh tổ ñều có các lỗ tổ phân biệt rõ ràng và trong thùng ong Ý
cúng có sự sắp xếp các loại cầu rất trật tự: cầu phấn sát vách thùng, cầu chứa ñủ các
giai ñoạn ong chưa thành thục thì nằm ở giữa (ấu trùng tuổi lớn - ấu trùng tuổi nhỏ -
trứng – nhộng ñang nở - nhộng lớn – nhộng mới vít nắp), bánh tổ chứa mật ong chưa
chín thì ở sau cùng, khi cho ong vây sáp mới thì khung cầu có nền sáp ñược ñặt ở vị trí
này. ðối với ong nội ñịa, mỗi bánh tổ có ¼ số lỗ tổ ñể chứa thức ăn, ¾ lỗ tổ còn lại ñể
chúa các giai ñoạn ong chưa thành thục.

26
Hình 2.8 : Cầu ong nội ñịa bao gồm các lỗ tổ chứa mật, phấn,
nhộng ong ñực, nhộng ong thợ.

Hai bánh tổ cách nhau 28 – 32 mm tạo thành khe ñể ong qua lại giữa hai bánh tổ
nên còn gọi là khe ong, hay lối ñi của ong ở trong tổ. Khe ong ñóng vai trò quan trọng
trong việc ñiều hòa nhiệt ñộ ong trong tổ, vì vậy khi thời tiết nóng thì người nuôi ong
nới rộng khe ong ñến 12 mm ñối với ong ngoại nhập và khoảng 9 mm ñối với ong nội
ñịa. Mặc khác, khi ñến mùa mật rộ, cũng có thể giãn khe ong ñể ong thợ tăng thêm
chiều cao lỗ tổ chứa thức ăn.

5.2.Thức ăn tự nhiên của ong

a/ Sữa ong chúa: là một chất sệt, màu trắng ñục, dễ ngã vàng vì bị oxy hóa khi ñể ở
ngoài không khí có nhiệt ñộ cao. Sữa ong chúa ñược tiết ra từ tuyến họng của ong thợ
từ 8 – 12 ngày tuổi ñể nuôi ấu trùng ong ñực và ong thợ nhỏ ngày tuổi và nuôi ong
chúa từ lúc là ấu trùng một ngày tuổi ñến khi chúa già ñi. Ngoài các dưỡng chất khác
thì sữa ong chúa dành cho ong chúa có nhiều ñường và hocmoon kích thích sinh dục
hơn sữa ong chúa dành cho ấu trùng ong thợ và ấu trùng ong ñực. Vậy nên ong chúa
sớm phát triển, cơ thể to hơn và tuổi thọ kéo dài hơn ong thợ. Ong thợ ở 4-5 ngày tuổi
ăn nhiều lương ong, giàu ñạm thì tuyến họng ñược kích thích phát triển nhanh, sẽ cho
nhiều sữa ong chúa.

Không có thức ăn nhân tạo nào có thể thay thế ñược sữa ong chúa.

b/ Lương ong: là thức ăn giàu ñạm ñược chế biến từ phấn hoa ở nhị ñực của hoa
kho ong mang vể và nén chặt vào các lỗ tổ, sau ñó mật ong ñược phủ lên trên cùng ñể
lên men chua nhờ hoạt ñộng của vi khuẩn lactic có trong phấn hoa. Một thời gian sau,
các protein trong phấn hoa trở thành các acid amin dễ hấp thu, nhiều dưỡng chất như
vitamin A, D, E và các khoáng chất như Ca, P, Co, Mg, Mn…Lương ong có vị chua,
ñược gọi là lương thực của ong hay lương ong (bee bread)

27
Trong lúc ăn lương ong thì ong thợ 3 – 4 ngày tuổi cũng cho ấu trùng ong thợ,
ong ñực lớn ngày tuổi ăn lương ong theo. Khi ong bay ra tổ ñể thu hoạch thức ăn thì
ong không còn nhu cầu tiêu thụ lương ong nữa mà chuyển sang tiêu thụ mật ong ñể có
nhiều năng lượng.

Khi thiếu lương ong, người ta có thể dùng thức ăn thay thế gồm có phấn hoa pha
chế với bột ñậu nành, bột sữa, men bánh mì, ñường, và các vitamin.
Một công thức pha chế thức ăn ñạm như sau:

- Bột ñậu nành rang khô xay nhuyễn: 70%


- Phấn hoa khô xay nhuyễn: 10%
- Men bia: 10%
- Bột sữa: 10% (hoặc thay bằng phấn hoa khô theo tỷ lệ của bột sữa)

Các hỗn hợp này ñược ngâm trong nước ñường, ñánh nhuyễn thành hồ nhão rồi cho
ong ăn dạng xảm cầu, hay dạng sệt trét trên xà cầu.

c/ Mật ong: Mật hoa từ tuyến mật ở nhụy hoa tiết ra hay ở các chồi non của lá,
ñược ong thợ ở tuổi ñi làm ngoài ñồng mang về và chứa ở các lỗ tổ trống phía bánh tổ
ngoài bìa. Ong chọn mật hoa có nồng ñộ ñường thích hợp mới thu hút mang về tổ và
chế biến theo 4 công ñoạn sau:

- Loại bỏ lượng nước dư thừa có trong mật hoa từ 50 – 85% xuống còn 17 – 24%
bằng cách ñổ mật hoa mới mang về tạm thời vào 1/3 chiều cao các lỗ tổ trống phía
dưới của bánh tổ ngoài bìa. Lỗ tổ có miệng càng rộng thì hơi nước thoát càng nhanh
khi ong tích cực quạt gió. Sau ñó ong hút mật vào bụng rồi ợ ra cho vào lỗ tổ cao hơn
ñể quạt gió rồi hút vào rồi ợ ra nhiều lần (khoảng 120 – 140 lần). ðến khi mật ñạt ¾
chiều cao bánh tổ thì ong ra sức quạt gió ñể mật mau già.

- Chuyển hóa ñường ñôi thành ñường ñơn nhờ men Invertaza có trong tuyến nước
bọt của ong thợ ở ñộ tuổi làm mật: từ 12 – 18 ngày tuổi. Nhiều glucose và fructose
ñược hình thành nên mật ong vó vị ngọt hơn mật hoa.

- Sản sinh ra Acid gluconic ñồng thời với sự sinh khí CO2 và H2O thoát lên, mật có
tính acid pH = 3,8 – 4,2 theo chuỗi phản ứng:

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2


C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

- Chuyển mật chín vào kho dự trữ là các lỗ tổ phía trên cùng ở các bánh tổ phía trong
cùng sát vách thùng, và trám nắp sáp các lỗ tổ mật.

Khi bên ngoài thiếu nguồn cung cấp mật thì có thể thay thế mật ong bằng nước
ñường ñể cho ong ăn theo công thức pha chế 600 gram ñường pha trong 600 ml nước
ấm nóng (40 – 450C) thành dung dịch siro.

28
5.3.Các thành phần ong trong tổ

Ong mật sống thành bầy ñàn và hợp lại tạo thành quần thể gọi là ổ ong (tổ ong),
các cá thể sinh hoạt cộng ñồng như một xã hội có cơ cấu tổ chức gồm có: một con ong
ñầu ñàn là con ong chúa, vài trăm con ong ñực, vài ngàn con ong thợ. ðể nhận biết
ñược 3 thành phần ong này trong ñàn phải căn cứ vào hình thái của mỗi con ong như
về ñộ lớn, về số lượng, về màu sắc và căn cứ vào các hoạt ñộng của chúng.

Các cá thể ong thường xuyên quan hệ nhau nhờ tác ñộng của một mùi ñồng nhất
(mùi chúa) trong tổ của chúng, những quy ñịnh trong cuộc sống của từng tổ ong ñược
phổ biến cho nhau qua việc tiếp xúc cho ong ăn, các ñiệu múa, và âm thanh do con ong
phát ra.

Trật tự xã hội của tổ ong bị xáo trộn khi có các trường hợp:
*Trong ñàn không có ong chúa, hay có nhiều hơn một ong chúa.
*Ong ñực quá nhiều do ong chúa già ñẻ hay ong thợ ñẻ ra
* Số lượng và chất lượng ong thợ của ong bị yếu kém.

5.3.1. Ong chúa:

Trong ñàn ong dù có ong nhiều hay ít vẫn chỉ có một con ong chúa, làm nhiệm
vụ gia tăng dân số cho xã hội ong và ñiều hòa hoạt ñộng ong ñể cho xã hội ñược ổn
ñịnh và phát triển bền vững. Khi ñàn chuẩn bị chia tách hay chúa trong ñàn bị mất, ong
thợ sẽ nhả sữa ong chúa ñể nuôi ấu trùng, từ ấu trùng này sẽ trở thành ong chúa mới
cho ñàn.

Trong ñàn chia ñàn tự nhiên sẽ có từ 7 – 12 chúa mới ñược tạo ra. Ong chúa này
có chất lượng tốt nhất vì do ong thợ chọn lọc ấu trùng có chất lượng và ñược ăn nhiều
sữa ong chúa có dinh dưỡng cao. Khi chúa mẹ già thì ong thợ cũng có thể chọn những
ấu trùng nhỏ ngày tuổi ñể bồi dục trở thành ong chúa về sau. Những ñàn có chúa thay
thế tự nhiên chỉ có khoảng 3 – 5 ong chúa mới.Trường hợp mất chúa ñột ngột, ong thợ
khẩn cấp tạo ra ong chúa mới gọi là chúa cấp tạo từ các ấu trùng có thể ñã ñến giai
ñoạn ăn chế ñộ lương ong nên chất lượng không tốt. Nhìn vị trí của các lỗ tổ chứa ấu
trùng ong chúa trên bề mặt bánh tổ ta biết ñó là những ấu trùng chúa ñược sinh ra trong
trường hợp mất chúa ñột ngột. Người nuôi ong khi kiểm tra chúa sẽ nhớ lại các thao tác
ñã qua và những nguyên nhân gì khiến chúa bị mất ñể kịp thời xử lý.

Ong chúa mới nở nhiều lông tơ, ñược cho ăn nhiều thức ăn, tích cực làm quen tổ
và tỏa ra mùi ñể ong thợ nhận biết ñàn ñã có chúa, ong thợ sẽ hủy các ấu trùng còn lại.
Nếu hai ong chúa ñược nở cùng lúc thì chúng dùng ngòi ñốt ñẻ diệt ñối phương dành
sự tồn tại duy nhất trong ñàn. Có trường hợp chúa mẹ và chúa tơ sống cùng một ñàn
trong một thời gian, nhưng khi chúa tở ñẻ trứng thì chúa mẹ sẽ suy yếu và chết bên
ngoài tổ ong.

29
Trước 5 ngày tuổi, chúa tơ tiết ra chất 9–ODA (acid 9-oxy-2 decenoic) ở miệng,
nhưng không ảnh hưởng lớn ñến các con ong khác trong tổ. Sau 5 ngày tuổi chất 9-
ODA phát triển mạnh tạo ñiều kiện ñể chúa bay ñi giao phối. Chúa ñẻ trứng có nhiều
9-ODA, chúa về già 9-ODA giảm nên ong thợ tổ chức thay chúa khác.

Tuổi thọ của ong chúa có thể từ 4 – 5 năm, nhưng người nuôi ong chỉ giữ ong
chúa trong 18 – 24 tháng.

Trong khi ong thợ từ 17 – 18 ngày tuối mới tập bay ñể bay ra ngoài tìm thức ăn
thì ong chúa từ 5 – 7 ngày tuổi ong ñã tập bay ñể bay ñi giao phối. Sau khi giao phối
xong khoảng 2 – 3 ngày thì ong chúa bắt ñầu ñẻ trứng. Khi chúa quá 15 ngày tuổi mà
không ñẻ thì ta nên loại chúa này ñi. Ong chúa giống A. mellifera ñẻ từ 1500 – 2000
trứng/ 24 giờ, ong chúa giống A. cerana ñẻ từ 250 – 400 trứng/24 giờ.

Hình 2.9: Cơ quan sinh sản của ong chúa

5.3.2. Ong thợ:

Trong tổ ong, ong thợ chiếm số lượng nhiều nhất: từ vài ngàn ñến vài chục ngàn
con.

Khi chui ra khỏi lỗ tổ, ong thợ bò khắp các bánh tổ ñể làm quen với tổ của mình
và ñược các ong thợ lớn ngày tuổi cho ăn mật ong. Khi ong thợ còn trong tổ chúng to
tròn, mướt lông và nặng vì ñược ăn lương ong. Nhưng khi ñi ra ngoài tổ ñể thu hoạch
thức ăn thì ong thợ nhẹ ñi, cơ thể thon gọn, giảm 25% trọng lượng cơ thể. Chiều cao
các gương sáp của ong thợ lúc ñi thu hoạch thức ăn giảm 85% , túi chứa tuyến tiêu hóa

30
và thể tích của ruột giảm từ 50 - 65%. Vào mùa thu hoạch thức ăn, do làm việc nhiều
nên tuổi thọ của mỗi ong thợ chỉ từ 30 – 45 ngày tuổi. Khi công việc làm ít thì ong thợ
có thể sống từ 60 – 90 ngày tuổi.

Giới tính của ong thợ là cái, do ñảm nhiệm tất cả các công việc trong ñàn như
một công nhân nên ñược gọi là ong thợ (worker bee). Các công việc của ong như sau:

1. Dọn vệ sinh các lổ tổ khi ong thợ 2 - 3 ngày tuổi


2. Nuôi ấu trùng tuổi lớn khi ong thợ 3 - 8 ngày tuổi
3. Nuôi ấu trùng tuổi nhỏ và nuôi chúa ong thợ 8 - 12 ngày tuổi
4. Tiết sáp xây tổ khi ong thợ 12 - 18 ngày tuổi
5. Tiếp nhận thức ăn và chế biến thức ăn ong thợ 8-16 ngày tuổi
6. Các công việc khác:
ði tìm nguồn thức ăn và nguồn nước.
ði tìm chổ ở mới khi cần thiết
Làm vệ sinh tổ: dọn rác, nắp sáp lổ tổ
ðiều hòa nhiệt ñộ ở khu vực ấu trùng, và khu vực nhộng.
ði thu hoạch thức ăn
Bảo vệ tổ (những ong thợ khỏe, trên 25 ngày tuổi)

Sự phân công công việc trong tổ ong rất có khoa học vì công việc ñược thực
hiện từ mức ñộ dễ dàng, nhẹ nhàng ñến phức tạp, nặng nhọc. Các công việc phù hợp
với sự phát triển của cơ thể theo từng lứa tuổi. Ong hoạt ñộng không tùy tiện hay
không ñơn lẽ mà hoạt ñộng theo nhóm công việc có trật tự và thích ứng với ñiều kiện
sống ñể duy trì cả ñàn hoạt ñộng một cách hoàn thiện.

Trong hoạt ñộng xã hội, vai trò của ong thợ rất quan trọng cho sự tăng trưởng và
phát triển về sau của toàn ñàn. Các vai trò ñược thể hiện rất cụ thể như: quyết ñịnh ấu
trùng ñó sẽ trở thành ong chúa hay ong thợ; tự ñiều hòa nhiệt ñộ trong tổ ở mức ổn
ñịnh ñể gắn bó với môi trường sống tại chổ, không bỏ tổ bay tìm nơi ở mới; gia tăng
hay giảm dân số trong tổ; có quyền chấp nhận hay không chấp nhận ong chúa mới; có
quyền chọn lớp kế thừa ñể thay thế khi ong chúa ñã già.

5.3.4. Ong ñực:

Khi chui ra khỉ lỗ tổ, ong ñực không bay ra ngoài và không biết kiếm thức ăn,
chúng ong thợ mớm cho ăn. ðến tuổi thành thục 12 – 20 ngày tuổi thì bay ñi giao phối
với ong chúa ngoài không trung. Sự ñấu tranh sinh tồn giữa các con ong ñực là lúc
chúng bay theo ong chúa ñể giao phối, chúng dùng ñầu ñể chọi nhau vì không có ngòi
ñốt ñể tiêu diệt ñối phương. Khi giao phối xong ong ñực bị chết vì mất ñay giao phối.
Nhũng ong ñực không giao phối ñược sẽ về tổ ñể ñợi dịp khác.

5.4 . Pheromon của ong

Pheromon là hợp chất hóa học gồm chất lỏng và chất bay hơi do các tuyến trên
cơ thể của ong tiết ra môi trường xung quanh ñể tác ñộng ñến hành vi hoạt ñộng của

31
các cá thể cùng loài. Pheromon ở ong ñực phát triển kém và chỉ xuất hiện trong quá
trình bay ñi giao phối. Pheromon ở ong chúa phát triển mạnh khi ong chúa còn trẻ,
chúa già có mùi pheromon yếu nên có sự thay thế chúa tự nhiên hay chia ñàn nhỏ ra ñể
quản lý. ðàn ong hoạt ñộng ổn ñịnh và phát triển mạnh mẽ khi pheromon của ong chúa
mạnh, lan tỏa từng cá thể ong trong ñàn. Pheromon ở ấu trùng và các con ong thợ cũng
tác ñộng ñến các cá thể khác trong tổ ong.

5.4.1. Pheromon ở ong chúa hay còn gọi là mùi chúa gồm có pheromon
dẫn dụ, pheromon biến tính sinh dục và pheromon ổn ñịnh lúc chia ñàn.

a/ Pheromon dẫn dụ: có tác dụng quyến rũ và hấp dẫn ong ñực trong quá trình
bay ñi giao phối. Pheromon này ñược tiết ra từ tuyến hàm trên của chúa tơ từ 3 – 8
ngày tuổi, thành phần hóa học gồm acid 9 – oxydec, 2 – enoic, và photphat lipid.
Pheromon này sẽ mất ñi khi ong chúa bắt ñầu ñẻ trứng.

b/ Pheromon biến tính sinh dục: có tác dụng kìm hãm sự phát triển trứng trong
buồng trứng của ong thợ và ngăn bản năng xây mũ chúa trong tổ. Pheromon này ở
tuyến hàm trên của chúa tơ (thành phần hóa học là acid axetic 9 – dexen, 2 – transoic α
β không no) và ở dưới lớp da bụng của chúa ñã ñẻ trứng (là chất pheenin axetat +
metin propionat).

c/ Pheromon ổn ñịnh lúc chia ñàn: có tác dụng ổn ñịnh ong ngoài không trung
khi ong vỡ tổ chia ñàn hoặc bốc bay. Pheromon bày nằm ở trong tuyến hàm trên của
ong chúa có thành phần hóa học là acid oxy 9 dexen, 2 transoic.

Ong thợ lúc cho ong chúa ăn, ñã tiếp nhận các chất này từ chúa và chuyển ñến
các cá thể cùng ñàn bằng vòi hút của mình.

5.4.2. Pheromon ở ong thợ gồm pheromon báo ñộng và pheromon ñánh
dấu.

a/ pheromon báo ñộng: ñược tiết ra từ tuyến hàm trên và từ cơ quan ngòi ñốt của
ong thợ, có mùi như mùi dầu chuối với thành phần hóa học là izoamin axetat và
heptanol - 2

b/ pheromon ñánh dấu do tuyến thơm Nasonoff giữa ñốt bụng thứ 6 của ong thợ
tiết ra ñể giúp các con ong trong tổ biết ñược vị trí của chổ ở mứi hay vị trí của thức ăn
mà ong trinh sát ñã tìm thấy. Thành phần hóa học của pheromon ñánh dấu thay ñổi
theo hương vị của thức ăn.

5.5.ðiệu múa của ong

Từ vị trí tổ, ong ñịnh hướng nguồn thức ăn theo hướng của mặt trời.

32
- Khi nguồn thức ăn cùng hướng với mặt trời thì ong trinh sát sẽ lắc lư chuyển ñộng từ
dưới bánh tổ hướng lên. Khi nguồn thức ăn không cùng hướng với mặt trời thì ong sẽ
chuyển ñộng từ trên xuống dưới mép bánh tổ

- Nguồn thức ăn lệch bao nhiêu ñộ so với mặt trời thì ong trinh sát sẽ lệch bấy nhiêu ñộ
so với phương thẳng ñứng của bánh tổ.

- Khi nguồn thức ăn cách xa tổ <200 mét thì ong múa theo hình tròn. Nếu nguồn thức
ăn xa vị trí tổ >200 mét thì ong chạy thành nửa vòng tròn, sau ñó theo ñường thẳng gốc
với bánh tổ và chạy tiếp thành nữa vòng tròn thứ hai, rồi lập lại ñường chuyển ñộng
của vòng ñầu . Nguồn thức ăn càng xa thì ong múa càng chậm và lắc lư cơ thể mạnh
hơn, hai nữa của hình tròn sẽ kéo dài ra như hình số 8.

33
Hình 2.10: ðường di chuyển của ong trinh sát

34
Chương 3: KỸ THUẬT NUÔI ONG

I. VẬT TƯ VÀ DỤNG CỤ NUÔI ONG

1.1 Thùng ong

Thùng ong là nơi ở của con ong do con người tạo ra ñể ong sống ñược thuận lợi
và người nuôi ong khai thác mật cũng thuận tiện.

Vật tư làm thùng ong là bằng gỗ ñể mùi của gỗ giống cây cối như nơi ở trong
thiên nhiên của ong. Trong thùng bằng gỗ, ong ñiều tiết nhiệt ñộ và ẩm ñộ dễ dàng hơn
trong thùng ong làm bằng xi măng, bằng mo cau, bằng móp, thùng giấy hay lá dừa
nước. Thùng ong có cấu trúc gồm nắp thùng và thân thùng, ở ñáy thùng có miếng ván
rộng khoảng 4 – 5 cm trước cử tổ ñể làm bãi ñáp cho ong. Những vùng thời tiết lạnh,
thùng ong cần có thêm nắp phụ ñể lên xà cầu và bề dầy của gỗ làm thân thùng là từ 2 –
2,5 cm. Vùng có nhiệt ñộ nóng quanh năm như ở miền Nam thì gỗ làm thân thùng
khoảng <2 cm. Thùng ong Ý ñạt tiêu chuẩn của thùng 10 cầu, thùng ong nội ñịa chưa
ñạt chuẩn vì khả năng quản lý ong chưa cao, ong có tính tụ ñàn không ñồng ñều và ñặc
ñiểm sinh thái, sinh học có sự khác biệt.

Trong thùng ong có các cầu ong và ván ngăn. Nếu không có nắp phụ thì người
ta hay dùng những cây thước có chiều dài bằng với chiều dài cầu ong, bản vuông
khoảng 1 cm. Mỗi xà cầu trên hợp với thước kẽ có ñộ rộng 3,2 cm cũng bằng với
khoảng cách giữa hai tâm bánh tổ trong ñiều kiện sống tự nhiên của ong.

Nền sáp nhân tạo không thể thiếu cho người nuôi ong ý hay ong nội ñịa có tính
chuyên môn cao.

1.2 Các vật tư khác

a/ Dụng cụ chăm sóc ong: bình phun khói, dao chuyên dùng có một ñầu bằng nhọn
như cây ñục ñể nạy cầu ong lên khỏi thùng ong do ong dùng keo ong dán chặt tai cầu
vào vách thùng ong, lồng nhốt chúa, lưới ngăn chúa, nón bắt ong, lưới che mặt, chổi
quét ong, máng ăn cho ong, thau, can nhựa ñựng thức ăn cho ong.

b/ Dụng cụ khai thác các sản phẩm:

- Dụng cụ khai thác mật ong: Thùng quay mật, dao cắt nắp sáp mật, phễu lọc mật, can
chứa mật.
- Dụng cụ khai thác phấn hoa: lưới toát phấn, khay hứng phấn, hộp ñựng phấn
- Dụng cụ khai thác sữa ong chúa: gồm khuôn ñúc mũ chúa, kim di ấu trùng, khung
cầu tạo sữa, dao cắt nắp sáp mũ chúa, lọ thủy tinh, phích ñá.
- Dụng cụ khai thác sáp ong: nồi nấu sáp, ñồ lọc sáp, khuôn ñổ sáp
- Các dụng cụ khác: bình xịt nước, giá ñặt thùng ong, lều bạc v. v….

35
II. CON GIỐNG

Các nguồn cung cấp ong giống:

Ong ruồi (Apis florea) sống trong tự nhiên, người ta không thể tạo ong giống từ
chúng vì chúng rất nhạy với môi trường và dễ bỏ tổ bốc bay. ðối với ong gác kèo
(Apis dorsata) người ta làm bộ kèo ñặt nơi có ñiều kiện thích hợp ñể ñón ong về làm tổ.
Tỷ lệ ong ñậu kèo trên 70% là thành quả ñáng kể cho người làm nghề ong gác kèo.
Trong bốn giống ong ở Việt Nam, ong Ý ñã ñược thuần hóa và nuôi dưỡng từ khi
chúng có mặt tại Việt Nam. Người nuôi ong tự tách ñàn ñể có ong giống, hoặc có thể
trao ñổi ong chúa cho nhau ñể tránh hiện tượng cận huyết cho ñàn. Ngày nay, những
người nuôi ong Ý có thể mua ong chúa mới ñẻ từ các dịch vụ có thụ tinh nhân tạo cho
chúa, hoặc có thể mua cả ñàn ong từ những nơi chuyên sản xuất ong giống trong và
ngoài nước.

Nguồn con giống ở ong Nội ñịa hiện nay có từ nhiều nơi: có thể bắt tổ ong
ngoài tự nhiên về nuôi, có thể tự gầy thêm ñàn mới bằng cách tách từ ñàn ñang có của
mình, cũng có thể mua thêm ong giống từ các chủ trại ong khác.

2.1 Bắt tổ ong ngoài tự nhiên:

a/ Các bước chuẩn bị: Khảo sát vị trí ñóng tổ của ong ngoài tự nhiên, quan sát
ñường bay và ñộ lớn của tổ ong. Chuẩn bị khói, lưới che mặt, lưới nhốt chúa, nón bắt
ong, hay vợt vớt ong hay thùng ñựng ong, dao cắt bánh tổ, khung cầu. Nếu cần thổi
ong trong cột ñiện thi cần có thêm long não.

b/ Các thao tác bắt ong:

- Bước 1: ðộng tổ ong: thổi khói vào tổ, hoặc tạo âm thanh ñể náo ñộng tổ ong

- Bước 2: Tìm bắt ong chúa: Ong ñã ñóng tổ lâu, có nhiều bánh tổ thì ong chúa ñang ở
giữu tổ, vì vậy thổi khói và tập trung nhìn vào những bánh tổ trung tâm. Nếu tổ ong
ñóng chưa lâu thì ong chúa còn bò ngoài tổ ñể tỏa pheromon ổn ñịnh ñàn, lúc này tìm
thật nhanh ở những lớp ong ở bìa ngoài. Tìm thấy ñược ong chú thì bắt cho vào lồng
nhốt chúa và treo bên trong nón bắt ong hoặc treo tạm lên xà cầu trên của khung cầu.
Nếu ñã ñộng ổ quá lâu mà chưa tìm ñược ong chúa thì ta phải dừng việc bắt ong, ñợi
qua ngày sau, khi ong ổn ñịnh rồi bắt chúng lần nữa.

- Bước 3: Hốt ong thợ cho vào cùng chổ với ong chúa, thổi cho những ong thợ còn lại
bò theo hướng chổ có chúa. Thao tác này phải nhẹ nhàn và nhanh gọn, không ñể ong
thợ bung ra ngoài không trung nhiều, không náo loạn ong thì sau này ong ổn ñịnh ñàn
rất nhanh.

- Bước 4: Cắt bảnh tổ và gắn vào khung cầu, dùng dây nilon buộc cho chắc chắn rồi
cho vào thùng ong ñể ong bám.

36
- Bước 5: Mang thùng có ong về ñặt nơi thoáng mát, có thảm thực vật ñể nuôi ong.

- Bước 6: Buổi tối cho ong ăn nước ñường.

Hình 3.1 : Bánh tổ ngoài tự nhiên ñã ñược gắn vào khung cầu

2.2. Gầy ñàn từ ñàn ñã có sẵn là hình thành ñàn mới từ các ñàn ñang có trong
ñiểm ñặt ong.

- Trường hợp chỉ có một ñàn: Lấy một cầu ong có ong chúa, tốt nhất là cầu ong ñang
có ấu trùng lớn ngày tuổi, ñem sang một thùng không khác. Thùng mới này có thể ñặt
cách thùng cũ khoảng , 0,5 mét hoặc mang thùng không có chúa ñi xa trên 100 mét ñể
ong quên ñường về tổ. ðàn không có chúa sẽ nhả sữa ñể nuôi ấu trùng ñể trở thành ong
chúa mới.

- Trường hợp ñã nuôi ñược nhiều ñàn tại ñiểm ñặt ong thì có thể tiến hành tạo chúa
bằng phương pháp tạo chúa tự nhiên hay tạo chúa nhân tạo. Khi chúa sắp nở thì tách
cầu ong từ ñàn mạnh, có ñủ các giai ñoạn ong (nhất là giai ñoạn trứng) cho vào thùng
không rồi gắn mũ chúa vào. Khi ong chúa nở, bay ñi giao phối về, ñến khi ñẻ trứng thì
ta ñã có ñược một ñàn ong mới. ðể tăng thêm sức hoạt ñộng của ñàn này thì ta bổ sung
thêm một cầu có ong ñang nở và cầu có thức ăn.

2.3.Mua ong giống

Một ñàn ong giống là ñàn có nhiều ong non khỏe mạnh, hăng hái ñi làm và sức
ñẻ trứng của ong chúa cao. Giá tiền của một cầu ong giống tương ñương với một kg
mật ong, tuy nhiên cũng có thể dao ñộng vì mua ong vào các thời ñiểm mùa dưỡng ñàn
hay mùa khai thác mật. Khi chọn mua ong giống thì chọn chúa trẻ, không dị tật ngoại
hình, vòng trứng rộng xuống tới dưới mép bánh tổ. Tỷ lệ các giai ñoạn ong trong lỗ tổ
nên là 1 trứng: 2 ấu trùng : 4 nhộng , thì ñàn ñó phát triển bền vững. Không có hiện
37
tượng bệnh ở các giai ñoạn ong. Bánh tổ mới, không bị chai cũ, có ong bám ñầy hai
mặt của bánh tổ.

III. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA ONG

3.1. Thảm thực vật

Ong phụ thuộc vào nguồn thức ăn có từ bông hoa cây cỏ, vì vậy ñời sống của
ong gắn liền với ñời sống và phát triển của thực vật tại ñiểm ñặt ong. Ong Ý có khả
năng bay ca 2 km, ong nội ñịa có khả năng bay xa 700 – 800 mét, ong gác kèo bay xa
trên 5 km. Lấy tâm là vị trí các tổ ong, và khả năng bay xa của ong làm bán kính, ta có
ñược diện tích mặt bằng mà trên diện tích ñó, cây cỏ phát triển ñược gọi là thảm thực
vật. Trên thảm thực vật, không chỉ là những loại cây làm nguồn thức ăn tự nhiên cho
ong, mà còn có những loại thực vật khác ñể che mát và chắn gió cho ong. Thảm thực
vật tạo nên không khí trong lành và mát mẻ, không có thuốc hóa chất ñộc hại, cung cấp
liên tục nguồn thức ăn cho ong, thảm thực vật ñó có tính bền vững thì việc nuôi ong sẽ
thuận lợi và ñạt ñược kinh tế lâu dài.

Khi bắt tay vào việc nuôi ong thì cần phải ñiều tra thảm thực vật nơi ñó có thể
cung cấp ñược nguồn thức ăn cho ong là bao lâu ñể sau ñó có thể chuyển ong ñi nơi
khác hoặc cho ong ăn thêm thức ăn nhân tạo. Bên cạnh ñó, tìm hiểu lịch phun thuốc
bảo vệ thực vật của nông dân ñể tránh tổn thất lớn cho việc nuôi ong. Sau ñây là một
bảng ñiều tra mẫu tại thời ñiểm tháng 3 năm 2009, tại ấp Hòa Tạo, xã ðịnh Hòa, huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

STT Tên loại thực Mật Phấn Mật ñộ Thời gian trổ
vật bông
1. Bạch ñàn Nhiều ít Trung bình Tháng 4-6
2. Bàng ít ít Trung bình Tháng 4
3. Bắp Nhiều Trung bình Theo vụ
4. Bí ñỏ ít Trung bình Nhiều Tháng 12-2
5. Bí xanh ít Trung bình Nhiều Tháng 3-4
6. Bình linh ít Trung bình ít Tháng 6-9
7. Bông Súng Trung bình ít Nhiều Tháng 3-6
8. Bưởi ít Nhiều Nhiều Tháng 6
9. Cà ít ít Trung bình Tháng 3-4
10. Cam ít Trung bình Nhiều Tháng 2-3
11. Chanh ít ít ít Tháng 12-1
12. Chuối ít ít Nhiều Quanh năm
13. Dừa ít ít Nhiều Quanh năm
14. Dừa nước ít ít Nhiều Quanh năm
15. ðu ñủ ít ít Nhiều Quanh năm
16. Hoa cúc dại ít Trung bình ít Tháng 9-11
17. Khoai lang Trung bình ít Nhiều Tháng 12-1
38
18. Lúa Trung bình Nhiều Theo vụ
19. Mận ít Nhiều Trung bình Tháng 12-3
20. Me ít ít ít Tháng 3-5
21. Mướp ít ít Nhiều Tháng 4-8
22. Nhãn Nhiều ít ít Tháng 10
23. Ổi ít Trung bình Nhiều Tháng 5
24. Rau dền gai ít Trung bình ít Tháng 3-6
25. Sầu riêng ít ít ít Tháng 1-3
26. Táo ta Nhiều ít ít Tháng 9-10
27. Thanh long ít ít ít Tháng 6
28. Tràm Nhiều Trung bình Nhiều Tháng 1-4
29. Trứng cá Trung bình ít Tháng 9-10
30. Xoài ít ít Trung bình Tháng 12-3

Từ bảng ñiều tra thảm thực vật tại ñịa phương này cho ta thấy:
+ Các loại thực vật có từ cây lâu năm, cây ngắn hạn, cây dây leo, thân bụi, cây gỗ, cây
hoa màu, cây lương thực, cây hoa kiểng.

+ Bên cạnh những thực vật có hoa nở tập trung từ tháng 12- 4 thì cũng có những thực
vật có hoa nở quanh năm. Vì vậy ta có thể ñặt ong trong thời gian này ñể khai thác mật.

Tuy nhiên, thảm thực vật này cũng không bền vững vì:

- Do cây trồng phân bố rải rác nên việc ñặt ong rất khó khăn, ñàn ong sẽ không sử
dụng triệt ñể nguồn mật và phấn.

- Số lượng cây và lượng cung cấp mật, phấn không nhiều.


- Có thể bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực, hoặc cỏ dại tấn công.
Từ những nhận xét trên, ta có thể kết luận rằng thảm thực vật này có khả năng
cung cấp thức ăn tự nhiên cho ong khoảng 80%, còn lại thì ong cần cung cấp thức ăn
bổ sung hoặc có thể chuyển sang chổ ở mới. Người nuôi ong có thể ñặt từ 15 – 20 ñàn
ong nội ñịa nuôi trong thời gian 8 – 10 tháng, hoặc 200 ñàn ong Ý ñặt trong tràm ñể lấy
mật trong 2 tháng, có thể khai thác mật của ong gác kèo trong thảm thực vật này từ 1
ñến 3 lần.

3.2. Chọn ñịa ñiểm ñặt ong

Bước ñầu tiên trong việc nuôi ong là chọn thảm thực vật, bước kế tiếp là chọn vị
trí ñặt ong trong thảm thực vật ñó.

- Nếu thảm thực vật ở khu vườn cây ăn trái thì ta phải lưu ý ñến những côn trùng cạnh
tranh môi trường sống với ong mật của ta nuôi, lưu ý ñến nguồn nước, thuốc diệt côn
trùng, diệt nấm, thuốc dưỡng bông….Nhiều tán lá sẽ làm cho ẩm ñộ chổ ñặt ong cao,
khiến ong làm việc uể oải, và dễ phát sinh những bệnh cho thực vật. Vì vậy người nuôi

39
ong ngoài việc chăm sóc ong của mình, cũng cần phải giúp nhà vườn làm vệ sinh thảm
thực vật nơi co ong minh ñang trú ngụ.

- Nếu ñặt ong trong rừng thì cần phải lưu ý ñến một số ñộng vật thích ăn mặt ong, lưu ý
ñến ñường ñi sao cho thuận tiện cho việc chuyển ong, khai thác mật và chuyển mật ra
khỏi rừng. ðặt ong trong rừng có thảm thực vật tốt sẽ thu hoạch mật ong nhiều, thuận
tiện cho việc quản lý vì ong tự phát triển lên. Tuy nhiên, ñời sống của người nuôi ong
sẽ thiếu thốn, khó khăn vì sống trong rừng. Vì vậy chọn ñiểm ñặt ong trong rừng phải
chuẩn bị cho ong và cho cả người nuôi ong trước khi chuyển ñến.

Hình 3.2: Các thùng ong giống ong Ý ñặt trong rừng tràm

- ðặt ong nơi ñồng trống cũng cần lưu ý ñến kiều kiện nhiệt ñộ, thời tiết nơi ñặt ong.
ðồng thời phải chú ý ñến các nhà máy hóa chất, nhà máy ñường, nhà máy ñiện ở khu
vực xung quanh.

3.3. Bố trí các thùng ong trong ñiểm ñặt ong

3.3.1. ðối với ong gác kèo:

Hướng ñầu kèo cần phải trên gió, và tia nắng mặt trời không chiếu thẳng vào
các lỗ tổ. Một năm có hai mùa ñặt ong tại một ñiểm ñặt, nhưng do vị trí của mặt trời có
khác nhau nên ñầu kèo có sự thay ñổi. Yêu cầu mỗi kèo ong cần có một khoảng trống
trên không ( gọi là trãng) ñể thuận tiện cho việc cất cánh và hạ cánh bay của ong gác
kèo (Apis dorsata).

3.3.2. ðối với ong Ý:

Việc bố trí thùng ong phải sao cho thuận tiện cho việc ñi lại của người nuôi ong
từ thùng ong này sang thùng ong khác trong lúc kiểm tra ong, lúc khai thác mật ong,
hay chuyển ong.
40
3.3.3. ðới với ong nội ñịa:

Việc bố trí thùng ong ngược lại với bố trí thùng ong Ý: mỗi ñàn phải cách xa từ
2 ñến 5 mét ñẻ phòng ngừa các trường hợp sau:
- Ong chúa có thể vào nhầm tổ, chúa sẽ bị vây bắt và giết chết.
- Ong thợ bốc bay cộng hưởng.
- Chia ñàn song song không thành công.
- Dịch bệnh có thể lây lan từ thùng ong này sang thùng ong khác.

IV. KỸ THUẬT NUÔI ONG

4.1 Chăm sóc ong

Ong là một sinh vật có chu kỳ phát triển và hoạt ñộng theo biểu ñồ hình sin.
Những lúc các cá thể ong và cả tổ ong phất triển ở mức cực ñại và cực tiểu cũng cần cớ
sự quan tâm chăm sóc của người nuôi ñể tổ ong phát triển lâu bền và theo chiều hướng
khai thác sản phẩm. Chăm sóc ong ñược người nuôi ong thực hiện ở bên ngoài và bên
trong tổ và kịp thời xử lý các trường hợp bất thường ở ong ñể ong ñược ổn ñịnh trong
môi trường sống của chúng.

4.1.1. Chăm sóc ngoài tổ ong

a/. Thường xuyên quan sát những yếu tố bất lợi cho ong ở môi trường xung
quanh, những yếu tố ñó là:

- Nắng gắt chiếu vào thùng ong, nhất là chiếu vào cửa tổ hay cầu có mật ong.
- Mưa dột lên nắp thùng ong
- Những mối nguy hại cho ong như ong vò vẽ, nhện, chim ăn ong, kiến, các ñộng vật
khác.
- Tiếng ñộng, mùi hôi thối, khói lan tỏa.
- Vệ sinh mặt bằng nơi ñặt thùng ong: cỏ dại mọc cao, choáng lối ra vào của ong, rác
bẩn, sáp thừa, xác ong chết, mặt bằng không khô ráo.

Mỗi ngày quan sát và có biện pháp xử lý các yếu tố bất lợi trên cho ong

b/ Quan sát thường xuyên trạng thái ong bay ra bay vào ở cửa tổ ñể biết tình
trạng trong ñàn:

- Ong tập bay, xổ nực, bay bài tiết


- Ong thu hoạch phấn, thu hoạch mật, ong lấy nước
- Ong bỏ tổ bốc bay
- Ong cướp mật
- Ong chết ngoài cửa tổ.

41
4.1.2. Chăm sóc trong tổ ong

- ðể chăm sóc, xử lý và nuôi dưỡng ong trong tổ thì phải mở nắp thùng ong ñể quan sát
cụ thể ong trong thùng ở các cầu ong. ðiều này sẽ làm gián ñoạn các công việc của ong
trong tổ như việc nuôi ấu trùng, xây tổ, tiếp nhận thức ăn và chế biến thức ăn, ñồng
thời khi dậy ổ là gây sốc cho ong vì thay ñổi ñột ngột nhiệt ñộ, ánh sáng, tiếng ñộng
xung quanh ong. Do ñó ñể ong ổn ñịnh và tự hoạt ñộng thì khoảng 7 ñến 10 ngày mới
ñộng ổ ong mật lần. Trừ trường hợp kiểm tra ñột xuất nội dung nào người nuôi ong cần
lưu ý mới mở xem và không phải xem hết toàn bộ cầu ong ñang có trong tổ. Thí dụ
như xem việc chấp nhận ong chúa ở những ñàn mất chúa, kiểm tra chúa ñẻ trứng, kiểm
tra tốc ñộ xây cầu ong từ nền sáp nhân tạo, kiểm tra cầu mật ñể lên kế hoạch khai thác,
kiểm tra mức ñộ sạch bệnh của ong trong quá trình ñiều trị thuốc, v.v….

- Việc kiểm tra, xử lý phải nhanh và gọn ñể không là ảnh hưởng dên hoạt ñộng của ong
trong tổ.

- Thời ñiểm mở nắp thùng ong là khi trời không có gió, không có mưa, tốt nhất là vào
buổi sáng, có nắng, nhiệt ñộ ấm áp, ong già ñi làm việc ngoài ñồng. Khi mở nắp thùng
có 5 nội dung cần ñược quan sát và xử lý kịp thời trong quá trình kiểm tra:

+ Kiểm tra ong chúa


+ Kiểm tra các giai ñoạn ong trong các lỗ tổ, ong thợ và ong ñực trên bề mặt bánh
tổ.
+ Kiểm tra chất lượng và số lượng bánh tổ
+ Kiểm tra thức ăn có trong tổ
+ Kiểm tra vệ sinh và dịc bệnh, những mối nguy hại trong thùng ñối với ong.

4.1.3. Các trường hợp bất thường ở ong

Trong ñời sống của ong, có ba trường hợp bất thường khiến ong bị xáo trộn và ảnh
hưởng rất lớn ñến ong, ñến năng suất mật ong. ðó là trường hợp ong thợ ñẻ trứng, ong
cướp mật và ong bỏ tổ bốc bay.

a/ Ong thợ ñẻ trứng:

- Nguyên nhân của ong thợ ñẻ trứng là do tổ ong bị mất chúa quá lâu, không còn giai
ñoạn ấu trùng nên không có mùi pheromon biến tính sinh dục tác ñộng ñến việc ñẻ
trứng nên theo bản năng, ong thợ ñẻ trứng ñể duy trì các thể cho tổ.

- Hiện tượng của ong thợ ñẻ trứng ñược quan sát từ trứng của ong thợ ñẻ, cơ thể của
ong thợ ñẻ trứng, số lượng ong ñực sinh ra, ong không yên ổn, rối loạn và ong rất dữ
khi dậy ong.

- Biện pháp xử lý: Khi mới xuất hiện trứng do ong thợ ñẻ ra, bánh tổ còn sáng mới, có
thể tận dụng ñược thì nên cho nước ñường pha loãng vào các lỗ tổ này ñể ong dọn vệ
sinh. Nếu nhiều bánh tổ có trứng và ấu trùng nhỏ ngày tuổi do ong thợ ñẻ thì có thể ñổ

42
nước vào các lỗ tổ này và quay ly tâm ñể loại chúng ñi. Cho ấu trùng nhỏ ngày tuổi từ
các ñàn khác vào. Giới thiệu chúa mới có sức ñẻ trứng mạnh cho tổ.

Trường hợp xuất hiện nhiều ong ñực, có nghĩa là mất chúa quá lâu, (trên một
tháng) thì nên hủy bỏ ong thợ này vi chúng ñã già, số lượng ong thợ ñẻ trứng càng gia
tăng, không còn khả năng thu hoạch thức ăn ñược nữa.

- ðề phòng ong thợ ñẻ trứng: Vào mùa sinh sản, tổ ong thường chia dàn tự nhiên hay
nhân tạo, nên phải thường xuyên kiểm tra sự hiện diện của ong chúa trong tổ. Trong
quá trình kiểm tra ong, phải chú ý ñến các giai ñoạn ong trong lỗ tổ, nhất là trứng của
ong. Trứng do ong chúa ñẻ có sự khác biệt sau ñây so với trứng do ong thợ ñẻ ra:
Trứng do ong chúa ñẻ ra có màu trắng trong, hình cong như quả chuối, mỗi lỗ tổ có
một trứng nằm ở giữa ñáy tổ. Trứng do ong thợ ñẻ ra có màu trắng ñực, hình que, mỗi
lỗ tổ có 7 – 9 trứng, nằm ngỗng ngang vách lỗ tổ.

b/ Ong cướp mật:

- Nguyên nhân chính gây nên ong cướp mật là do khan hiếm thức ăn tại ñiểm ñặt ong.
Bên cạnh ñó, do sức phát triển ñàn trong trại ong không ñồng ñều: có những ñàn mạnh
xen lẫn với những ñàn yếu, ñàn bệnh. Mùi thơm của mật lan tỏa ra không khung trong
lúc quay mật ong hay từ các khe nứt của thùng khiến ong cẩm nhận là nguồn thức ăn
ñang có nên ñến ñể thu hoạch về tổ của mình.

- Ong cướp mật biểu hiện sau ñây: ở thùng ong bị cướp có sự xung ñột, ong cướp mật
tìm cách len lõi vào thùng ong từ các khe hở, ong bảo vệ tổ rượt ñuổi và dùng ngòi ñốt
ñể tấn công chống trả, cả bầy ong quần nhau trước cửa tổ và phía trên thùng ong, ong
chết chùm trước của tổ ở trạng thái hai ngòi ñốt ñang chích nhau.

- Xử lý hiện tựng ong cướp mật: Khi thấy ong cướp mật thì phải ngừng ngay việc quay
mật ong. Cắt ñứt phản xạ cướp mật ở thùng bị cướp bằng nhiều cách như phun nước
làm mát tổ ñể làm loãng bớt mùi mật và làm ướt cánh ñể ong tưởng mưa mà bay nhanh
về tổ, dùng dầu lữa hay ắc ín nhựa ñường ñể quét lên thùng ong. ðóng cửa tổ và chèn
các khe hở của thùng ong bị cướp.

ðem dời tạm những thùng ong ñi cướp và thay chổ ñó bằng các thùng không có
các bông gòn tẩm giấm, khi ong trở về không thấy tổ của mình mà có mùi lạ thì cũng
không còn phản xạ bay thu hoạch thức ăn mà lo ñi tìm chúa, tìm tổ của mình.

- ðề phòng ong cướp mật: Ong cướp mật gây tổn thất lớn cho người nuôi ong, nhất là
trong giai ñoạn khai thác mật ong vì vậy phải hết sức ñề phòng.

+ Sữa chữa các thùng ong trước khi sữ dụng


+ ðiều chỉnh các cầu ong ñể các ñàn phát triển ñồng ñều
+ Cho ong ăn no, không ñể ñói mật
+ Quay mật ñúng kỹ thuật và tránh ong bu vào thùng quay mật ñể hút thức ăn
mang về tổ.

43
c/ Ong bốc bay:

Ong chúa và tất cả các thành viên trong ñàn bỏ tổ cũ, chạy trốn sang chổ ở mới
an toàn hơn. Ong bốc bay (absconding) khác với ong chia ñàn tự nhiên (swaming) vì
sự ra ñi một các hói hả, không chuẩn bị trước. Hiện tượng của ong bốc bay như sau:

+ Hành vi hoạt ñộng của ong không ổn ñịnh, ong chúa bay nhanh ra khỏi tổ, ong thợ di
chuyển hối hả, phát ra âm thanh khẩn trương liên tục, bay ào ạt ra cửa tổ và vụt lên
khoảng không trung, hợp quần cả tổ rồi bay ñi mất.

+ Ong thường bay lúc nắng ấm 8 – 9 giờ sáng, hay 3 – 4 giờ chiều. Ong bay ra khỏi tổ
rồi bu ñậu tạm thời một chổ nào ñó cách chỗ cũa không xa. Một thời gian sau ong bỏ
chổ ở tạm này theo ong trinh sát ñến chổ ở mới sinh sống lâu dài.

Khi gặp ong bốc bay, người nuôi ong có những biện pháp xử lý sau:

+ ðóng cửa tổ, chèn các khe hở của thùng ong.


+ Tìm cách bắt ong chúa nếu chúa ra khỏi tổ
+ Phun nước ướt cánh ong, hoặc búng văng cát lên không trung ñể cản trở ñường bay
của ong nhằm ong ñáp xuống gần ñể dễ bắt lại.
+ Tìm cách bắt các ong bay ra khỏi tổ, cho vào bao lưới ñể chiều tối xử lý.
+ Khoảng 2 giờ sau cho vào thùng ong một cầu ong có trứng và ấu trùng nhỏ ngày tuổi.
Ấu trùng nhỏ ngày tuổi tiết ra pheromon kích thích sự tiết sữa ong chúa ở ong non, nên
ong tập trung nuôi ấu trùng, phản xạ bỏ tổ cũng giảm dần và có thể sẽ kết thúc.
+ Buổi chiều cho ong ăn nước ñường, ñiều chỉnh cầu ong và thả ong từ bao lưới vào
thùng ñồng thời tìm hiểu nguyên nhân làm ong bốc bay ñể kịp thời hiệu chỉnh.

Nguyên nhân của ong bốc bay chủ yếu là do môi trường sống của ong tại nơi
ñặt ong không còn phù hợp, làm chúng không thể tồn tại ñể hoạt ñộng sinh sống ñược.
Khi môi trường sống của vật nuôi bị biến ñộng, chúng có thể phản ứng bằng cách bỏ
ăn, uống nước nhiều hay ngã bệnh. Nhưng ñối với ong mật thì gặp ñiều kiện sống nơi
này không thuận lợi, chúng sẽ di trú sang chổ ở mới vì chúng là côn trùng có cánh nên
có khả năng tự giải thoát cả ñàn của mình thoát khỏi môi trường sống không thuận lợi.
Những yếu tố không thuận lợi ñó là:

Bên trong tổ:

- Một thời gian dài trong tổ ong thiếu thức ăn, thiếu giai ñoạn ấu trùng kế thừa
- Nhiệt ñộ và ẩm ñộ trong tổ không ñược ñiều hòa do ong trong tổ phát triển kém. Hoặc
do nhiệt ñộ, ẩm ñộ bên ngoài tác ñộng mạnh khiến cả tổ ong không thể tự ñiều chỉnh vi
khí hậu trong tổ ñược
- Bánh tổ quá ñen cũ, có mùi hôi nên ong không thể sống ñược, ong chúa không ñẻ
trứng vào ñược.
- Sâu bệnh và những mối nguy hại ñến ong thường xuyên xảy ra trong và ngoài tổ.

44
Bên ngoài tổ:

- Ong bị chấn ñộng do cướp mật, do tiếng ñộng, ánh sáng, bị cản trở do việc dậy tổ, do
bị sốc lúc di chuyển ong.
- Chỗ ở không thích hợp cho ong
- Tính dã sinh làm ong bốc bay cộng hưởng, hay bị ôi chỗ.

ðề phòng ong bốc bay là phải thường xuyên quan sát bên ngoài, thực hiện
khâu chăm sóc nuôi dưỡng cho tốt, khai thác sản phẩm hợp lý không ñể ảnh hưởng ñến
hoạt ñộng của toàn ñàn.

4.2. Kỹ thuật duy trì ñàn

ðể duy trì ong trong tổ, người nuôi ong cần phải hiệu chỉnh ong trong ñàn ñược
phát triển tốt, tạo môi trường sống trong và ngoài tổ thích hợp cho ong.

Việc ñiều chỉnh ong trong một tổ ong gồm các công việc như rút bớt cầu ong,
hay viện thêm cầu ong, hay cho ong xây thêm bánh tổ mới. ðiều chỉnh các ñàn ong
trong một ñiểm ñặt ong là có thể nhập ñàn, hủy ñàn hay chia tách ñàn.

- Chỉnh ong trong tổ:

+ Khi ong yếu kém, ta có thể rút bớt các cầu ong có ấu trùng nhỏ ngày tuổi mang
sang cho ñàn khác cho ăn lương ong và mật ong. ðến khi cầu ong có nhộng vít nắp thì
ñem trả ngược về. Có thể tăng thêm cầu ong ñang nở ñể ñàn ñược mạnh lên. Khi ong
không phủ kín hai mặt bánh tổ thì rút cầu ong ra bớt, nếu bánh tổ ñen cũ thì loại bỏ hẳn
ñể tránh sâu bệnh, bánh tổ còn sáng mới thì chuyển sang ñàn khác sử dụng. Tăng
cường làm vệ sinh, ủ ấm, thu hẹp khe ong và cửa tổ, cho ong ăn thêm.

+ Khi ñàn mạnh, ta có thể cho ong xây thêm bánh tổ, khai thác sản phẩm như sữa
ong chúa, mật ong, phấn hoa, hay tạo chúa, nhân ñàn.

- Nhập ñàn trong ñiểm ñặt ong: tùy theo kế hoạch phát triển ong của người nuôi và tùy
theo sức phát triển của ñàn, có thể nhập ñàn khi cần gia tăng lực lượng ong ñể ñánh
mật, hoặc ñàn yếu cần nhập vào ñàn mạnh ñể tận dụng ong ở ñần yếu, hoặc nhập hai
ñàn yếu ñể trở thành ñàn ñông quân.

Chiều tối nhập ñàn là an toàn hơn ban ngày. Thao tác ñược hiện như sau:

+ Nhốt tạm thời ong chúa ở ñàn mạnh, và hủy ong chúa ở ñàn yếu trước khi tiến
hành nhập ñàn từ 12 – 24 giờ. ðặt ván ngăn ñể sau cầu ong cuối cùng trong ñàn mạnh.
Thổi khói vào cửa tổ và trên các xà cầu trên của 2 ñàn ñể ñồng nhất mùi. Chuyển các
cầu ong từ ñàn yếu sang, ñể cầu ngoài cùng gần ván ngăn, cầu có thức ăn ñể kế vách
thùng ong.

+ Cho ong ăn thêm nước ñường ñể dễ làm quen nhau.

45
+ Khi ong có dấu hiệu cắn vách ngăn thì rút ra, thả chúa và ñiều chỉnh trật tự các
cầu ong.

Các thao tác này tuy có mất thì giờ, nhưng khi hòa nhập thì ong dễ tiếp nhận nhau
và không hung dữ.

- Chỉnh bánh tổ ong và xây thêm bánh tổ mới: Bánh tổ ñang xây lên bị dừng lại do
thiếu thức ăn, thiếu ong non xây tổ, hay sức ñẻ trứng giảm, không có nhu cầu tăng
thêm lỗ tổ. Người nuôi ong kịp thời rút cầu ong có bánh tổ ñang xây dỡ dang này ñể
ñem qua ñàng khác có khả năng xây tiếp. Nếu không thì ñể lại cho mùa phát triển sau.
Khi có dấu hiệu xây sáp mới thêm ở mép bánh tổ, tích cực cho ong ăn nước ñường ñể
ong nhả sáp xây tổ. ðảo cầu ong về hướng ngược lại, chỉnh sữa các lỗ tổ ñể bánh tổ
xây ñược vuông vắn.

- Cho ong xây thêm bánh tổ mới: Sử dụng nền sáp nhân tạo ñể xây là hiệu quả hơn ñể
ong xây tự nhiên.

Hình 3.3: Bánh tổ tự nhiên và nền sáp nhân tạo

Gắn nền sáp vào khung cầu, ñính lên các sợi dây chỉ của khung cầu và ñổ ít sáp
lỏng ở giữa mép nền sáp và xã trên ñể có ñược khung cầu với nền sáp chắc chắn, ong
thợ sẽ xây lên các vách của lỗ tổ. Khung cầu này ñược ñưa vào vị trí các cầu ong ngoài
cùng, khi ong xây ñược 1/3 thi ñảo mặt cầu, khi ong xây ñược ½ cầu thì ñưa vào giữa
cầu có ấu trùng tuổi nhỏ ñể ong vừa xây cầu, và chúa ñẻ trứng.
46
4.3. Kỹ thuật tạo chúa và nhân ñàn

4.3.1. Kỹ thuật tạo chúa:

Chúa mới ñược tạo ra với mục ñích thay thế các chúa có sức ñẻ kém, cung cấp
chúa cho những ñàn mới chia tách, dự trữ chúa ñể ñề phòng chúa mất trong thời gian
quay mật hay bay giao phối, sử dụng chúa mới ñẻ trứng ñể cung cấp ong non cho ñàn
khai thác sữa hay ñàn yếu cần ong.

Có hai hình thức tạo chúa là tạo chúa tự nhiên và tạo chúa nhân tạo

- Tạo chúa tự nhiên theo các bước:

Bước 1: Chọn ñàn mẹ ñể cung cấp ấu trùng nhỏ ngày tuổi, chọn ñàn nuôi dưỡng là
những ñàn có sữa ong chúa nhiều hơn những ñàn khác nếu ñang có hiện tượng chia ñàn
thì càng tốt, chọn ñàn có ong ñực tốt ñể giao phối với chúa tơ sắp tạo ra.

Bước 2: Rút cầu ong có ong chúa trên bánh tổ từ ñàn nuôi chúa, ñặt vào thùng
không khác ñể cách thùng ong nuôi chúa khoảng 0,5 cm. Giới thiệu cầu ong có nhiều
ấu trùng nhỏ ngày tuổi từ ñàn mẹ vào ñàn nuôi chúa. Ong thợ thấy mất chúa sẽ tích cực
nuôi ấu trùng ñể trở thành ong chúa. Cắt bỏ một dãy lỗ tổ, khoảng 1/5 chiều cao bánh
tổ tính từ mép dưới, chọn ấu trùng nhỏ tuổi nhất giữ lại và nong rộng ô chứa ấu trùng.
Các ô lăng khác sẽ hủy bỏ ñể ong thợ tập trung nuôi ấu trùng ñể trở thành ong chúa
tương lai.

Bước 3: Mười ngày sau khi ñược nuôi, ấu trùng chuyển hóa thành nhộng và sắp nở
thành ong chúa thì người nuôi ong thu hoạch ñể dùng vào mục ñích cho trại ong.

- Tạo chúa nhân tạo theo các bước:

Bước 1: giống tạo chúa nhân tạo

Bước 2: giống tạo chúa tự nhiên, nhưng có thay ñổi ở chổ ô lăng ong chúa do người
nuôi ong làm lấy từ việc dùng khuôn ñúc thành ô lăng từ sáp lỏng rồi gắn vào hai thang
ở khung cầu tạo chúa. Mỗi khung có 24 ô lăng chúa. Sau ñó dùng dụng cụ có ñộ cong
ñể múc ấu trùng từ các ñàn mẹ, chuyển vào các lỗ tổ chúa nhân tạo.

Bước 3: giống như tạo chúa tự nhiên.

Ở những trại ong lớn, người ta sử dụng thêm ñàn giao phối ñể rộng chúa mới ñẻ
trứng nhằm cung cấp kịp thời cho những ñàn cần có ong chúa. Theo kinh nghiệm của
người nuôi ong thì ong tiếp nhận chúa mới nhiều nhất là vào mùa thu hoạch mật.
Những ñàn có ong non ñang nở dễ tiếp thu chúa mới. Nhưng ñàn mất chúa quá lâu,
nhất là ong thợ ñã ñẻ trứng thì chúa mới khó dược chấp nhận, nhất là chúa tơ.

47
Từ lúc là trứng ñến khi nở thành ong chúa, bay ñi giao phối thì ong chúa ñược
khoảng 23 – 25 ngày. Khi giao phối với ong chúa, ong ñực sẽ khoảng 12 ngày tuổi.
Thêm 24 ngày kể từ trứng thì sẽ là 36 ngày. Vậy trứng nở thành ong ñực phải xuất hiện
trước trứng của ong chúa là 12 – 13 ngày (#36 – 23).

4.3.2. Nhân ñàn

Nhân ñàn là từ một ñàn gốc, ta có thể có thêm 1 – 2 – 3 ñàn mới. Phương pháp
tách ñàn ñược gọi là chia ñàn hay hình thành ñàn mới. Các phương pháp sau ñây ñược
sử dụng phổ biến ở các ñiểm ñặt ong:

a/ Tăng thêm ong từ ñàn giao phối: phương pháp này hay sử dụng ở những người nuôi
ong nội ñịa với số lượng ít hơn 10 – 12 ñàn.

ðàn giao phối ñược hình thành như sau: Rút 1 cầu nhộng sắp nở và ong non vào
thùng khác, ñặt ở xa ñàn gốc. Ngày hôm sau giới thiệu chúa tơ vào ñể ong nuôi ñến khi
chúa bay ñi giao phối và về ñẻ trứng. Nếu có nhu cầu hình thành thêm ñàn mới thì bổ
sung thêm vào thùng này một cầu ong có giai ñoạn trứng và ấu trùng nhỏ ngày tuổi,
ñồng thời cho ong ăn thêm nước ñường vào buổi tối.

Ở ong Ý, ñàn giao phối có một miếng bánh tổ có kích thước bằng ¼ kích thức
bánh tổ ở ñàn gốc, phủ kín ong non. ðàn giao phối ñể chứa ong chúa trong 10 ngày,
khi chúa ñẻ trứng mà chưa sữ dụng thì có thể ñược rộng tiếp ở trong thùng giao phối.

b/ Tách một phần của ñàn gốc: Từ ñàn gốc mạnh, ñông quân, có khả năng nuôi chúa
tốt, có khuynh hướng chia ñàn tự nhiên rút 2 – 3 cầu có ấu trùng và nhộng (nhộng ở ñộ
tuổi 9 – 12 và 18 – 21 là ñẹp nhất) và một cầu mật mang sang thùng không khác, giũ
thêm 2 – 3 cầu ong non từ ñàn khác. ðàn mới sẽ ñược ñặt tùy ý ñể ong già bay về ñàn
cũ. Buổi tối giới thiệu mũ chúa hay chúa tơ . Khi chúa nở có thể cho thêm cầu có trứng
và nhộng sắp nở vào thêm. Có ván ngăn ñể ủ ấm và ñể mùi chúa không bị loãng ở
những khoảng trống

c/ Tách ñều số cầu có trong ñàn gốc thành hai phần bằng nhau, và ñặt hai thùng có
khoảng cách bằng nhau so với vị trí thùng gốc ban ñầu. Ba giờ sau thì cho chúa mới
nở vào ñàn không có chúa. Ngày hôm sau quan sát lượng ong bay vào ñể xê dịch cân
bằng lượng ong cho hai ñàn. Phương pháp này thường dùng cho những ñàn mạnh, có
nhiều ong trong ñộ tuổi thu hoạch thức ăn, nhằm tăng thêm số lượng ñàn ñể khai thác
mật. Việc chía ñôi ñàn mạnh ñược tiến hành trước khi khai thác mật khoảng 30 – 40
ngày.

d/ Chia ñàn song song: Khi không muốn chia thêm ñàn mới thì tạm thời chia ñàn ra
làm hai phần: ñàn gốc ñược xê dịch qua một phía, một thùng không ñược ñặt vào vị trí
cũ của ñàn gốc. Rút các cầu có ô lăng trống, có ong chúa, và cầu có thức ăn vào thùng
mới này ñể ong chúa ñẻ trứng. Giới thiệu chúa ñẻ trứng hay chúa sắp nở vào ñàn gốc.
Phương pháp này dùng ñể chía ñàn tạm thời khi ong muốn chia ñàn tự nhiên.

48
e/ Hình thành ñàn mới bằng cách ghép một số cầu ong từ nhiều ñàn trong trại, giới
thiệu chúa vào ñể duy trì ñàn.

4.4. Vận chuyển ong theo nguồn hoa

Người nuôi ong có thể ñặt ong cố ñịnh trong một ñiểm ñặt ong, nhưng cũng có
trường hợp chuyển ong theo các nguông mật ñể khai thác mật và ñể dưỡng ñàn. Trước
khi chuyển ong, người nuôi ong quan sát thảm thực vật tại vùng ñặt mới ñể xem khi
nào có thể mang ong ñến, có thể khai thác ñược bao lâu, năng suất bao nhiêu, số ñàn có
thể ñặt ñược. Người nuôi ong còn phải tìm ñường ñi ñể chuyển ong ñến ñiểm mới, liên
hệ với chủ vườn ñể ñặt ong.

Chuyển ong ñược thực hiện vào ban ñêm ñể ong tập trung vào tổ, trên ñường ñi
không gây nguy hại cho người ñi ñường và ong ñược mát mẻ hơn. ðóng gói ong vào
buổi sáng, chèn chặt các cầu ong, ñậy kín nắp thùng, ñóng cửa tổ và mở của sổ thông
thoáng phía sau. Xếp thùng ong lên xe, hay lên ghe càng nhẹ nhàng càng không chấn
ñộng ong. Trên ñường ñi, tài xế chuyên chở chú ý ñến những con ñường gập ghềnh,
ñồi dốc, ổ gà ñể không bị ñỗ ong.

49
Chương 4: CÁC SẢN PHẨM CỦA NGÀNH ONG

Nuôi ong nội ñịa (Apis cerana) có thể khai thác ñược mật ong, sáp ong và phấn
hoa. Ong Ý (Apis mellifera) còn có thể khai thác thêm các sản phẩm khác nữa như sữa
ong chúa, nọc ong, keo ong.

Chương này sinh viên tự nghiên cứu và viết bài báo cáo chuyên ñề tự chọn theo
dàn bài:
Mở ñầu
Nội dung
Kết luận
Tài liệu tham khảo.

Các chuyên ñề gồm các sản phẩm ong:


1. Mật ong
2. Phấn hoa
3. Sáp ong
4. Sữa ong chúa
5. Nọc ong
6. Keo ong
Các nội dung: ðịnh nghĩa, thành phần hóa học, phương pháp khai thác, phương pháp
sơ chế và bảo quản, ứng dụng của sản phẩm.

Bên cạnh các nội dung chuyên ñề trên, sinh viên còn có thể chọn các chuyên ñề khác
như
- Vai trò của ong trong việc thụ phán cây trồng
- Tình hình nuôi ong hiện nay của một số ñịa phương
- Hiệu quả kinh tế của việc nuôi ong
- Những bệnh thường gặp ở ong
- Ngộ ñộc ong
- Kẽ thù nguy hại ñến ong
- Những nội dung do sinh viên tự nghĩ ra.

50
Chương 5: SÂU BỆNH HẠI ONG

Ong mật khi mắc bệnh sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hô hấp và rối loạn các quá trình
hoạt ñộng khác trong cơ thể. ðiều này làm tuổi thọ của ong bị rút ngắn lại, ong yếu ñi,
dễ bị nhiều mối nguy hại tấn công và ong giảm hoạt ñộng thu hoạch mật. Trại ong có
nhiễm bệnh thì không thu ñược lợi nhuận và chịu tổn thất khi bệnh lây lan nhanh
chóng. Vì vậy cần phải biết các triệu chứng bệnh và những mối nguy hại cho ong ñể
ngăn chặn và xử lý kịp thời. ðể phòng chống bệnh cho ong có hiệu quả cần lưu ý một
số ñiểm sau:

- ðối với nghề nuôi ong thì việc chăm sóc, cho ăn no ñủ, ủ ấm, vệ sinh phòng
bệnh tốt các ñàn ong là biện pháp tối ưu nhất nhằm bảo vệ sức khoẻ cho ong. Thường
xuyên vệ sinh bên trong và xung quanh các thùng ong ñể ñảm bảo cho các thùng ong
luôn sạch sẽ, kín, giữ ấm tốt và không bị mưa thấm. Khi kiểm tra ong, luôn kết hợp với
việc ñiều chỉnh các cầu ong trong ñàn ñể ong luôn phủ kín bánh tổ và nhất là không bị
mất các giai ñoạn phát triển từ trứng - ấu trùng tuổi nhỏ - ấu trùng tuổi lớn - nhộng –
ong trong tổ - ong trưởng thành làm việc ngoài tổ. Thức ăn, nước uống cho ong cần
phải hợp vệ sinh và ñầy ñủ chất lượng, nhất là ñầy ñủ phấn hoa, mật ong. Khi ong mắc
bệnh, cần phải ñiều trị ñúng liều, khử trùng các dụng cụ nuôi ong, tránh bệnh lây lan
cho các ñàn lân cận. Những ñàn có mức ñộ nhiễm bệnh cao thì cần tiêu hủy ñốt bỏ ñể
không bị tổn thất nhiều hơn.

- Bệnh ong ñược phân loại theo mùa (như bệnh vụ ñông xuân, vụ xuân hè), hay
theo lứa tuổi ong (bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ, thối ấu trùng tuổi lớn, bệnh ở ong
trưởng thành). Theo chẩn ñoán lâm sàng có thể phát hiện ñược bệnh như bệnh bại liệt,
bệnh nhộng hóa ñá, bệnh nhộng không vít nắp. Theo tác nhân gây bệnh, có thể phân
chia bệnh ong theo con ñường lây lan nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Bệnh lây
lan nhiễm trùng ñược phân chia thành hai loại: bệnh xâm nhiễm và bệnh nhiễm khuẩn.
Bệnh xâm nhiễm do ñộng vật bên ngoài, ñặc biệt do nguyên sinh ñộng vật như nosema,
amip. Bệnh xâm nhiễm còn do ve ký sinh (ve varroa, mạc tropilaelapse, bệnh ghẻ) , do
giun sán, do côn trùng (brauloz). Bệnh nhiễm khuẩn do vi trùng (như bệnh thối ấu
trùng châu Mỹ, thối ấu trùng châu Âu, nhiễm trùng máu), do nấm, do virus (bệnh
nhộng bọc, bệnh bại liệt) và do rickettsia.

- Khả năng miễn nhiễm của ong rất cao, ñặc biệt ñối với những ñàn mạnh năng
suất mật cao, và trong tổ có số lượng ong non ñủ mọi lứa tuổi thì ñàn ñó có khả năng
chống chọi với bệnh rất lớn. Mặc khác, tác nhân gây bệnh hoạt ñộng quá mạnh, lấn ác
sự hoạt ñộng của ong mật thì khả năng nhiễm bệnh trong ñàn càng cao. Ở ñàn ong nội
ñịa ve Varroa hoạt ñộng yếu, nhưng trong ñàn ong ngoại nhập thì chúng hoạt ñộng
mạnh, hút máu các ấu trùng ong, gây dị tật về cánh của ong sắp nở, gây hiện tượng
nhộng trần, hút máu ong trưởng thành làm cả ñàn ong bị kiệt sức không khả năng tự
chống trả ñược bệnh này.

51
- Những mối nguy hại khác ñối với ong mật bao gồm côn trùng ký sinh và
những ñộng vật ăn ong. Chúng thường trú trong thùng ong, trên bánh tổ (sâu ăn sáp),
hay ăn mật ong và ong khi ong ñang bay ngoài cửa tổ.

- Các bệnh và những mối nguy hại cho ong ñang phổ biến ở các giống ong Việt
Nam là bệnh ký sinh do ve, bệnh tiêu chảy Nosema, bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ, thối
ấu trùng tuổi lớn, bệnh nhộng trần, sâu phá bánh tổ, các kẽ thù hại ong gồm côn trùng
và những ñộng vật ăn thịt, ñặc biệt ong bị ngộ ñộc bở hóa chất hay ngộ ñộc thức ăn từ
cây cho phấn cho mật có ñộc tính nguy hại ñến ong.

- Ong trưởng thành và ấu trùng ong ở các ñộ tuổi khác nhau ñều có thể bị bệnh.
Bệnh ong sẽ gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi ong nếu không có biện pháp phòng trị
bệnh kịp thời. Ở các trại ong cần phải ñề phòng bệnh hơn trị bệnh,. Việc nghiêm ngặt
việc quản lý, chăm sóc, quy trình vệ sinh phòng bệnh cho ong ñảm bảo cho các ñàn
ong không bị bệnh vẫn là biện pháp mang lại hiệu quả cao và tốt hơn khi ñể xảy ra
bệnh mới trị bệnh.

I.SÂU PHÁ BÁNH TỔ

1.1.Nguyên nhân ñàn ong bị sâu phá tổ

Sâu phá bánh tổ hay gọi là sâu ñục tầng, hay sâu ăn sáp, hay gọi nôm na là sâu
sáp. Nguyên nhân có sâu sáp phá bánh tổ ong vì:

- Ong thưa không phủ kín cầu. ðiều này dẫn ñến việc dư các lổ tổ sáp, là thức ăn ñể
sâu sáp ñến khai thác. Ong không nhiều sẽ không dọn vệ sinh và chống trả sự công phá
các lổ tổ từ sâu sáp.

- Thùng ong có nhiều khe hở, cửa ra vào ñể quá rộng nên bướm sâu dễ dàng xâm nhập
thùng ong ñể ñẻ trứng.

- Cầu ong cũ, sáp ong rơi vãi tạo nên môi trường sống cho sâu phá tổ phát triển lâu dài.

- Sáp ong loại bỏ không nấu kịp thời, sáp lọc không kỹ và bảo quản không cẩn thận là
nguyên nhân thường thấy nơi phát triển của sâu phá tổ.

1.2. ðặc ñiểm về sâu phá bánh tổ:

1.2.1. Phân loại:

Sâu phá bánh tổ ñược chia làm 2 loại, có ñặc ñiểm hình thái và tập tính giống
nhau, chỉ khác nhau về kích thước cơ thể.

52
- Sâu ăn sáp loại lớn: Galleria mellonella. Khi trưởng thành là bướm ñêm (gọi là con
Ngài), con cái dài 20mm, con ñực dài 15mm, sải cánh dài 30-35mm.

- Sâu ăn sáp loại nhỏ: Achroia grisella. Khi trưởng thành bướm cái dài 10mm, bướm
ñực dài 13mm, sải cánh dài 23mm.

Hình 5.1: Bướm ñêm từ sâu ăn sáp loại lớn 5.2: Bướm ñêm từ sâu ăn sáp loại nhỏ

1.2.2. Vòng ñời phát triển

Sâu sáp là loại côn trùng bộ cánh bướm, biến thái hoàn toàn qua 4 giai ñoạn:
trứng, sâu (ấu trùng), nhộng và bướm. Bướm ñực và cái giao phối ngoài trời, ñẻ trứng
trên các bông hoa, bụi cây hoặc ban ñêm ñẻ trứng ở cửa tổ, khe hở thùng ong. Bướm
trưởng thành từ sâu ăn sáp loại lớn Galleria mellonella có thể sản sinh ra 500 trứng.
Bướm trưởng thành từ sâu ăn sáp loại nhỏ Achroia grisella có thể sản sinh ra 200-300
trứng trong suốt giai ñoạn sinh sản.

- Trứng: có màu trắng ñược dính chặt với nhau và dính vào khe thùng hoặc sáp vụn, vì
thế ong không thể dọn ñi ñược. Sau 7-8 ngày thì trứng nở thành sâu non.

- Sâu: sâu non có màu trắng hồng. Mới nở nhỏ như sâu ñục trái, di chuyển rất nhanh.
Chúng ăn sáp vụn dưới ñáy thùng, sau ñó bò lên bánh tổ tiếp tục tìm kiếm thức ăn là
sáp bánh tổ. Chúng bài tiết phân khắp nơi làm nhiễm bẩn và cản trở hoạt ñộng của ong.
Sâu ăn sáp ñục bánh tổ thành ñường hầm, tiết tơ bao bọc ñường hầm ñể chống ong thợ
săn bắt. Ăn càng nhiều sáp ong thì sâu càng phát triển nhanh, có thể to bằng ñầu ñũa.
Sâu thường thích ăn sáp từ các lổ tổ màu tối hoặc có chứa phấn hoa, chứa áo kén và
phân của ấu trùng ong. Vào mùa thiếu thức ăn, các bánh tổ chứa ấu trùng sẽ cũ ñi rất
nhanh và sâu rất dễ dàng xâm nhập, ñục khoét tầng hầm, công phá rất nhanh. Sáp từ
một bánh tổ có thể làm thức ăn cho vài trăm sâu sáp. Chúng sống từ 4 ñến 5 tuần rồi
hóa nhộng.

- Nhộng: sau khi sâu hóa nhộng, chúng làm tổ trong thùng ong tiếp tục phát triển, kéo
kén từ lổ tổ này sang lổ tổ khác, từ bánh tổ này ñến bánh tổ liền kề. Chúng tấn công rất
nhanh làm ong thợ phải rút khỏi những nơi có sâu ăn sáp và kéo kén, ong chúa không
thể ñẻ trứng, nhộng ong không thể nở vì luôn luôn bị chấn ñộng do sự ñào ñường hầm
53
dưới ñáy lổ tổ. Nhộng ong không nở sẽ không có lớp ong thợ sinh ra, dần dần ñàn yếu
ñi và môi trường sống bị ô uế, cuối cùng cả ñàn ong phải bỏ tổ ñể tìm nơi ở mới. ðiều
này gây tổn thất cho người nuôi ong.

- Bướm: Trưởng thành của sâu ăn sáp là loài ngài thuộc họ ngài ñêm (Noctuidae) có
màu xám tro, sau khi nở vài ngày chúng giao phối vào ban ñêm rồi chui vào thùng ong
qua các khe hở ñể ñẻ trứng.

1.3. Tác hại của sâu phá bánh tổ

- Khi ăn sáp, chúng làm hỏng các lỗ tổ thức ăn như phấn, mật của ong. Chúng tàn phá
ñáy lỗ tổ có ấu trùng, nhộng ong ñang phát triển làm cho ấu trùng, nhộng ong bị suy
yếu. ðây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhộng trần.

- Bánh tổ nhanh cũ, bẩn có mùi hôi, ong chúa không thích ñẻ, ong phát triển kém. Môi
trường sống của cả ñàn ong bị nguy hại.

- Sâu ñào các ñường hầm làm cho ấu trùng, nhộng chết, ñàn sẽ bị mất ổn ñịnh nên bỏ
tổ bốc bay.

- Khi bị sâu sáp thì số ñàn ong, sản luợng sáp, sản lượng mật bị giảm và có màu sậm,
kém phẩm chất.

1.4. Biện pháp phòng trừ sâu phá bánh tổ

- Giữ ñàn ong luôn mạnh, ong thợ phủ kín mặt bánh tổ. Thường xuyên kiểm tra ong
theo 5 nội dung, nhất là thức ăn của ong và bánh tổ ong.

- Vào mùa thiếu thức ăn, khi ñàn ong yếu thì phải rút bớt cầu ong kịp thời. Có thể cắt
bỏ bớt lổ tổ ñen cũ , phần còn lại trên cầu ong phải sáng, mới và ñủ ñể ong bám kín các
lổ tổ.

- Thùng ong phải luôn giữ kín bằng cách thu hẹp cửa tổ, bịt kín các khe hở của thùng
nhất là vào thời ñiểm sinh sản của bướm ñêm (mùa nắng: tháng 1- 2, mùa mưa: tháng 7
- 8)

- Các nền sáp ñể ong xây tổ, hoặc bánh tổ cũ, cầu loại hay sáp vụn cần phải bảo quản
kỹ trong giấy báo và bao nilon phòng ngừa sâu sáp ñến kiếm ăn.

- Muốn dự trữ bánh tổ dùng cho vụ sau có thể làm bằng cách: ñốt 1 gam bột lưu huỳnh
bằng tro than ñang lên khói cho vào một thùng ong không có ong ñể xông cho 7 – 10
cầu ong giống ong Ý. Sau hai ñến ba tuần xông lần nữa, có thể xông khoảng 2 – 3 lần.
ðem ra phơi nắng khoảng 10 – 15 phút trước khi ñưa vào sử dụng.

54
- Thường xuyên vệ sinh các ñáy thùng quét sạch sáp vụn, lưỡi mèo, nắp vít và cạo kĩ
các khe thùng ñể diệt trứng sâu.

- Khi kiểm tra phát hiện cầu ong bị cắn một số lỗ tổ, cần rũ ong soi lên ánh sáng mặt
trời sẽ nhìn thấy rõ sâu trong các ñường hầm: dùng nhíp nhọn hoặc kim có ngạnh móc
sâu ra khỏi bánh tổ.

II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ONG

2.1. Bệnh ký sinh

2.1.1. Bệnh do ve Varoa

a/ ðặc ñiểm sinh học của ve Varroa:

Bệnh thường ñược gọi là bệnh chí lớn do ve Varroa jacobsoni gây ra. Chúng có
nguồn gốc từ ong Apis indica hoang dã bản xứ phía ñông bán cầu, chủ yếu ở dãy núi
Uran, Apghanixtan, giao du tìm nguồn thức ăn. Bệnh lan truyền do việc mua bán ong
không qua kiểm dịch ñã gây nguy hại cho ong nuôi Apis mellifera ở tây bán cầu. Hiện
nay ong mật A mellifera ñang bị hủy diệt vì ve varroa tấn công quá mạnh, chúng hút
dưỡng chất từ bạch huyết cầu và các chất dịch trong ấu trùng, nhộng và ong trưởng
thành khiến ong bị suy dinh dưỡng, bị dị tật (cánh bị xoắn, dài cánh không bình thường
hay không có cánh, chân bị què hay bị teo cơ). Những ñàn ong mật có ñặc tính cần cù
dọn dẹp vệ sinh, tích cực loại bỏ tất cả những nhộng ong ñang bị ve ký sinh ñể lại bỏ
những con ve non, và giảm năng suất sinh sản lâu dài ở ve cái thì mức ñộ nhiễm bệnh
sẽ ít ñi và có thể chống chọi với ve ký sinh. Những con ong thuần có gen ñiều khiển
hành vi thu dọn vệ sinh sẽ có tính kháng cự với ve varroa cao hơn những con ong lai bị
thiếu ñi gen này.
(http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/vikhuan-contrung/25467_Ong-mat-chien-
dau-chong-lai-ve-Varroa-ky-sinh.aspx)

Hiện tượng khí hậu ấm lên toàn cầu, ẩm ñộ cao, nạn cháy rừng khan hiếm thức
ăn làm ong hoang dã di chuyển nơi có ong nuôi dưỡng, ong bị lai tạp và thiếu sự quan
tâm chăm sóc của chủ nuôi là nguyên nhân ñể bệnh ve varroa ngày càng bùng phát ở
những trại ong nuôi tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.

Varroa thuộc họ bọ ve có 8 chân với nhiều giác bám nên bám rất chắc, cơ quan
miệng dạng nhiều gai sắc có thể ñâm thủng cư thể vật chủ ñể htas dưỡng chất. Con ñực
màu trắng xám, thân tròn có kích thước 1,1 - 1,2 mm. Khi trưởng thành thì cơ quan
miệng của con ñực không phát triển nên không tự ăn thức ăn và chúng sẽ chết ngay sau
khi giao phối với ve cái cùng bầy. Ve cái có hình dạng giống con cua, có kích thước
1,5 - 1,8 mm, màu nâu sáng hoặc màu cà phê màu nâu sáng, màu cà phê.

55
Hình 5.3 : Ve ñực màu trứng ñục Hình 5.4 : Ve cái màu ñỏ nâu

Ve cái ký sinh lên ong trưởng thành rồi rơi vào ô lăng có ấu trùng ong 4 – 5
ngày tuổi, nhất là những ô lăng có ấu trùng ong ñực ñể hút dịch bạch huyết. Khi nhộng
ñược vít nắp khoảng 60 giờ (2 – 2, 5 ngày) thì ve cái bắt ñầu ñẻ trứng. Trứng phát triển
thành tiền nhộng, hậu nhộng và ve trưởng thành. Vòng ñời phát dục của ve ñực là 5 - 6
ngày, ve cái là 7 -7.5 ngày. Trong một ô lăng của ong thợ có thể có từ 3 - 4 trứng ve,
mỗi ô lăng ong ñực có bình quân 4 - 5 trứng ve. Trong ñó có một hặc hai trứng không
ñược thụ tinh sẽ nở thành ve ñực. Các ve non giao phối với nhau trong lổ tổ ong, và ve
cái thụ tinh và ve mẹ sẽ bò lên khỏi ô lăng cùng ñể ký sinh lên cơ thể ong thợ ñợi ñến
khi có ấu trùng ong sắp vít nắp (khoảng 1 – 3 ngày sẽ vít nắp) thì lại chui vào ô lăng ñẻ
trứng. Mỗi ve cái ñẻ ñược 25 trứng. Vào mùa thu hoạch mật và trong các ñàn có nhiều
ấu trùng nhộng vít nắp thì tỷ lệ nhiễm ve có thể ñạt ñến 70 – 90 %.

ðiều kiện tối thiểu ñể ve sinh sống là 34 – 360C, ẩm ñộ 60 – 80%. Nơi tập trung
có nhiều ve là chổ nhộng ong săp vít nắp. Nhộng ong ñực có ve nhiều gấp 7 – 15 lần so
với nơi có nhộng của ong thợ. Ve bị ñói có thể tồn tại ñến 7 ngày, nhưng khi có thức ăn
no ñủ thì chúng sống ñến hơn 40 ngày.

b/ Mức ñộ gây hại của Varroa:

Ấu trùng và nhộng bị bệnh nặng sẽ bị suy dinh dưỡng, dị tật và sẽ chết, tạo ra
bệnh nhộng trần. Ve ký sinh chủ yếu ở phần ngực và các ñốt bụng trước của ong
trưởng thành khiến ong suy yếu, giảm ñi sức chống ñỡ với các loại sâu bệnh khác, tạo
ra các vết thương ñể các loại vi khuẩn khác xâm nhập gây rối loạn chức năng hoạt
ñộng của ong thợ. Ong mang trên mình những con ve bị hạn chế tiết sữa nuôi ấu trùng
và ong chúa, bị cản trở ñi lại ñể làm vệ sinh và làm việc trong tổ. Tốc ñộ di thu mật
phấn hoa cũng bị giảm. Các hoạt ñộng của ong bị rối loạn. Mỗi con ve có thể ký sinh
làm chết từ 1-2 con ong thợ.

c/ Các biện pháp phòng ngừa:

- ðịa ñiểm ñặt trại ong ñảm bảo thoáng mát có nhiệt ñộ từ 200C – 330C, ñộ ẩm từ 60%
– 65%. Không ñặt các trại ong gần những nơi có ong rừng dễ truyền lây bệnh ve cho
ong mật.

56
-Thùng cũ phải ñược khử trùng bằng cách phơi nắng và ñể nơi khô ráo trong vòng 15 -
30 ngày là ve sẽ chết

- Trong trại ong khi phát hiện ñàn ong có ve thì phải triệt ñể xử lý

- ðàn ong lúc nào cũng mạnh, khô ráo và vệ sinh. Không ñể ñàn quá chật hay ong thưa
sống trong thùng có ẩm ướt thường xuyên.

d/ ðiều trị ve cho ong:

+ Biện pháp sinh học:

-Trong thời gian khai thác sữa thì không cần ñánh thuốc vì không có ấu trùng nên sẽ
không có nơi sinh sản của ve cái. Sau khi ấu trùng và nhộng nở hết cũng là hết thời
gian khai thác sữa thì ta dùng thuốc ñánh liên tục 2 - 3 ñêm.

- Loại bỏ bớt nhộng ong ñực vít nắp. Hoặc dùng ấu trùng ong ñực lớn ngày tuổi cho
sang ñàn có nhiều ve ñể chúng ký sinh vào. Khi ñã vít nắp thành nhộng thì rút ra và
hủy bỏ cầu nhông ong ñực. Có thể dùng mũ chúa cho những ñàn có ve nhiều ñể cắt giai
ñoạn ký chủ một thời gian.

- Mở nắp thùng ong cho ánh sáng nóng trực tiếp chiếu vào, ve bị nóng sẽ rơi xuống ñáy
thùng có lót sẵn tờ báo, 5 phút sau lấy báo ra khỏi thùng, ñóng dần nắp thùng ong lại.

+ Biện pháp hóa học:

- Khi phát hiện ñàn ong có ve thì tách cầu trứng và cầu không, tập trung lại thành một
ñàn ñể ñánh thuốc ngay nhằm giết hết chí già. Tách cầu nhộng và cầu ấu trùng tuổi lớn
tập trung chờ nở rồi ñánh thuốc.

- Sử dụng các nhóm hóa chất sau ñây dể diệt ve varroa:


Pyrethroid (apistan, apifit, fumisan, bayvorol);
Formaniny (bipin, taktin, anitraz);
Brompropilaty (folbeks);
Axít hữu cơ (formic, oxalic, lactic);
Tinh dầu và cây thuốc.
(Dùng acit formic 85% xông khoảng 5ml vào thùng ong vào buổi chiều, 3 ngày
liên tiếp, hay dùng bột lưu huỳnh rắc lên than ñã ngún lửa ñỏ chỉ còn khói thổi nhẹ lên
người của ong thợ ở cửa tổ)

2.1.2. Bệnh do ve Tropilaelaps

Ve Tropilaelaps có hai loài phụ là Tropilaelaps clareae & T. koeningerum.

57
Hình 5.5: Ve Varroa (bên trái) và ve Tripilaelaps (bên phải)

Ve này ký sinh trên ong khoái Apis dorsata nhưng không gây tác hại gì cho
chúng mà lây lan sang cho các ong mật ñược nuôi trong thùng sống ở vùng có nhiệt ñộ
trên 300C cao. Bệnh lây lan và có ở khắp các trại ong trên thế giới, sinh sản nhiều vào
mùa khai thác mật và phát triển ấu trùng ong. Khi nhiệt ñộ của trái ñất ấm dần lên cũng
là lúc ve tropilaelaps phát tán khắp mọi nơi. Vòng ñời của chúng ngắn, ký sinh từ giai
ñoạn ấu trùng ñến ong trưởng thành.

Chí nhỏ thuôn dài, màu ñỏ nâu, kích thước 0,7 – 1 mm. Chân của chúng dài nên
bò rất nhanh. Cơ quan miệng của chí nhỏ không sắc như chí lớn nên không ñục ñược
lớp kitin của cơ thể ong mà chúng chỉ hút dưỡng chất của ấu trùng. Vì vậy chúng tập
trung ký sinh trên ấu trùng, gây chết nhiều ấu trùng làm hủy hoại cả ñàn. Bệnh gây
nguy hại hơn bệnh do varroa gây nên. Người ta dùng bột lưu huỳnh ñể xông chí
tropilaelaps.

2.1.3. Ve Neocypholaelaps indica Evans

Khi quan sát các ñàn ong nội ñịa, A.cerana, ta thấy một loại ve màu vàng nhạt
bám phần ngực của ong thợ làm việc trong tổ có số lượng lên ñến hơn 30 - 50 con ve/
ong thợ. Người dân gọi là con mạt nhện. Mạt nhện thích ký sinh lên những loài ñộng
vật có cánh, lông vũ và ăn phấn hoa. Chúng không gây chết cho ong mật nhưng gây
khó chịu và cản trở công việc làm của ong trong tổ, làm cả ñàn phát triển kém. Hiện
nay cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về loài ký sinh này.

2.1.4. Bệnh Nosema

58
ðây là bệnh tiêu chảy cho ong do nguyên sinh ñộng vật protozoa Nosema gây
ra. Nosema apis ñược phát hiện từ lâu, ñến năm 2002 Nosema cerana mới ñược phát
hiện. Xác nha bào

Nosema theo thức ăn, nước uống chui vào ống tiêu hóa của ong thợ và ong
chúa, ñôi khi chúng tồn tại ở các tuyến nước bọt, các ống bài tiết Malpighy, ống dẫn
trứng nhưng chủ yếu là sống ở ruột giữa của ong. ðến ñây Nosema thoát khỏi xác bào
dùng ñầu hút của chúng nhọn như kim tiêm ñể ghim thẳng vào niêm mạc ruột gây hoại
tử ñể tiêu thụ dịch huyết tương của ong và sinh sản dưới hình thức các nha bào. Nha
bào theo chất thảy phân của ong ñể thảy ra ngời cơ thể ong. Và tiếp tục ký sinh trở lại
trong ñường ruột của ong. Ở các nước có bốn mùa rõ rệt thì N.apis thường phổ biến
vào mùa ñông - xuân, hoặc vào mùa mưa bão kéo dài làm ong không thể bay ra khỏi tổ
ñê bài tiết, thùng ong bị bẩn và bị ñọng nước làm ong bị tiêu chảy gọi là bệnh kiết lỵ.
Mùa hè hiếm khi xuất hiện. Các chất thảy của ong bệnh Nosema có màu nâu dính ñầy
trong thùng ong và cả bên ngoài vách thùng, ở trước cửa tổ, trên nắp thùng ong, trên lá
cây. Ong bệnh thường bò dưới ñất gần nơi ñặt thùng ong, bụng chướng to. Tuy nhiên,
N. cerana thì khó chẩn ñoán vì hầu như xảy ra thường xuyên và không gây tiêu chảy,
chỉ thấy ong ngày càng chết dần ñi.

ðể ñiều trị bệnh Nosema ở cả hai thể, người ta dùng Fumagilin-B. ðây là một
chất kháng sinh có thể ức chế ñầu cực của Nosema làm nó không thể phóng ra chất
sinh sản ñể vào ñược ruột của ong. Có thể sử dụng Fumagilin-B vào mùa xuân và mùa
thu, với liều lượng 10 – 15 mg thuốc cho 20 bánh tổ ong (trong mùa không khai thác
mật).
Có thể pha siro có nước gừng tươi (10 gram gừng tươi/ 1 lít siro cho 10 bánh tổ
trong một lần ăn). Don vệ sinh thùng ong, lau khô thùng, không ñể thùng bị ẩm ướt.
http://www.vietnamgateway.org/vanhoaxa/faq/index.php?action=article&cat_id=002&id=1136&lang=

2.2. Bệnh do vi khuẩn

Có hai bệnh do vi khuẩn sinh ra là bệnh thối ấu trùng thể châu Âu và bệnh thối
ấu trùng thể Châu Mỹ. Bệnh thối ấu trùng thể châu Âu tác ñộng ñến ấu trùng tuổi nhỏ
chưa vít nắp (thối ấu trùng mở nắp) và bệnh thối ấu trùng thể Châu Mỹ gây bệnh ở ấu
trùng tuổi lớn. ðể phân biệt ñược hai dạng bệnh này, người ta quan sát ấu trùng chết:
khi chết ấu trùng chết có mùi chua như giấm, khô ñi tạo thành vảy có hình trăng khuyết
thì ñó là do bệnh (TATCA). Ấu trùng tuổi lớn nhiểm khuẩn chết ñi thì bị thối rữa sệt
như keo và mùi hôi như mùi da bò.

2.2.1. Bệnh thối ấu trùng thể châu Âu (European foul brood)

a/. Tác nhân gây bệnh:

Bệnh thối ấu trùng thể châu Âu do vi khuẩn Mellistococcus pluton gram (+) gây
ra. Sức chống chịu của vi khuẩn khá cao: trong nước sôi 1000C sau 10 phút chúng mới
chết. Trong tổ ong, chúng sống ñến 12 tháng.
59
Môi giới lan truyền bệnh có thể từ ong sang ong, từ ong sang hoa rồi từ hoa
sang ong, từ ong sang người rồi từ người sang ong.

Các ấu trùng bệnh có thể ñã có trong ñàn, nhưng ñược ong thợ gắp bỏ ra ngoài
tổ, ñến khi ñàn sinh sản nhiều, ong thợ bận việc nuôi ấu trùng nên những ấu trùng bệnh
không ñược dọn sạch ñi, làm cho bệnh bộc phát nhanh hơn. Bệnh thối ấu trùng này
thường hay gặp ở những ñàn nhỏ ñang phát triển, số lượng ong thợ nuôi dưỡng quá ít
so với ấu trùng cần phải chăm sóc.

Có khoảng 20% ñến 80% ñàn ong mật hiện nay ñang mắc bệnh này. Bệnh do
stress nhiệt ñộ, do thiếu thức ăn hay mùa thức ăn dồi dào, ong thợ tập trung thu hoạch
thức ăn nên không chú ý ñến chăm sóc ấu trùng mới nở từ trứng. Bệnh cũng xảy ra vào
ñầu mùa sinh sản, khi ấu trùng nở nhiều mà thiếu ong thợ nuôi dưỡng. Những ñàn yếu,
ong thưa ấu trùng càng dễ mắc bệnh.

b/. Triệu chứng của bệnh:

Bệnh thối ấu trùng thể Châu Âu (TATCA) xảy ra ở ấu trùng ong từ giai ñoạn
mới nở ñến 4 ngày tuổi. Lúc chớm bệnh, ñầu của ấu trùng màu trắng, sau ñó chuyển
sang màu vàng và toàn thân chuyển sang màu vàng sậm. Khi chết, ấu trùng có màu ñỏ
nâu, bốc lên mùi chua như mùi giấm. Xác chết khô tạo thành vảy khô và ñược ong thợ
gắp dọn ra ngoài tổ.

Các lổ tổ trống do ấu trùng chết ñược dọn ñi, xen kẻ với những ấu trùng khỏe
mạnh ñược vít nắp, làm cho bề mặt của bánh tổ lõm chõm như mặt rỗ. (Hình 5.4)

Hình 5.6: Bề mặt bánh tổ ong mắc bệnh thối ấu trùng


60
Khi kiểm tra ong ở những ñàn bệnh, ta thấy ong thợ làm việc uể oải, ong bám
thưa trên các lổ tổ, ong suy giảm khả năng chống cự nên khi nhấc cầu ong lên, ong xào
xạc trốn chạy xuống dưới mép bánh tổ hay phía vách thùng ong. Ong thợ ngày càng
già, mình ñen bóng vì không có lớp ong non kế thừa.

c/. Phòng và trị bệnh thối ấu trùng thể châu Âu:

- Phòng bệnh: Thường xuyên chú ý ñến vi khí hậu trong tổ ong ñể ấu trùng không bị
stress. Mùa mưa không mở ong thường xuyên nhưng cần ủ ấm và theo dõi nước mưa
rơi vào thùng ong. Dọn vệ sinh các ô lăng có ấu trùng bệnh, vệ sinh thùng ong.

ðiều chỉnh ong ñể các giai ñoạn ong trong ñàn phát triển cân ñối. Thức ăn tự
nhiên, nhất là phấn hoa, càng nhiều thì ñàn càng khỏe, không bị mắc bệnh.

- ðiều trị bệnh cho ong: Bệnh do vi khuẩn Gram (+) sinh ra nên có khả năng trị dứt
bệnh nếu ấu trùng ñược phát hiện kịp thời.

Khi ấu trùng bệnh chiếm tỷ lệ 2 – 5% trong ñàn thì ta giúp ong gắp các ấu trùng
bệnh ra khỏi tổ, hay loại bỏ cầu ong có ấu trùng bị bệnh. Sau ñó tăng cường ong nuôi
dưỡng bằng cách cho vào ñàn bệnh một cầu nhộng ong ñang nở, tạm thời nhốt chúa 1 -
2 ngày và cho ong ăn trong 2- 3 tối thuốc kháng sinh Erytromycine (0.4 – 0.5 gram/ lít
xi rô/ 10 cầu ong Ý), hoặc các loại thuốc khác như Kanamycine, oxytetracicline. Pha
thuốc vào nước chín cho tan ñều, khi chuẩn bị cho ăn mới hòa vào nước si rô ñường.

Giai ñoạn ong bị bệnh nặng là hầu hết các ấu trùng ñều bị bệnh, ong có biểu
hiện xào xạc hoảng loạn, bánh tổ ñen, có mùi chua. Những ñàn này cần phải tích cực
cho ăn thuốc, ủ ấm, chuyển thêm 1 – 2 cầu nhộng từ ñàn khỏe vào ñể thay thế dần lớp
ong ñã già. ðốt bỏ những cầu ong có ấu trùng bệnh, những cầu mật thì quay mật ra bỏ,
dùng các chất sau ñây ñể xông cầu ong ñể tái sử dụng: xông 150 ml formaline hay
giấm (acid acetic) 25% .

ðể ñiều trị nhanh hơn thì khi cho ong ăn thuốc, có thể kết hợp phun thuốc lên
cánh của ong ñể chúng liếm lẫn nhau. Nhưng cần lưu ý một số ñiểm như sau: nước
thuốc pha trong si rô không quá nhiều vì ñã có ñĩa thức ăn có thuốc; chỉ phun nhẹ lên
cánh của ong như có giọt sương chứ không nên phun ướt cánh ong do ñó cần chọn bình
phun chỉ ra dạng sương nhỏ; phun vào buổi chiều, tốt nhất là những ngày có nắng ấm.

2.2.2. Bệnh thối ấu trùng thể châu Mỹ

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bacillus alvei. Ấu trùng tuổi lớn, thường là ấu
trùng 5-6 ngày tuổi, ở giai ñoạn vít nắp chết rất nhanh nên gọi là bệnh ác tính. Ấu trùng
chết có mùi hôi thối như da bò hay mùi keo dán, biến dạng thành chất nhầy có thể kéo
thành sợi dai. Bệnh làm chết ong trong ñàn và lây lan rất nhanh cho toàn trại nếu bị
bệnh ghép với các loại bệnh khác như bệnh TATCA hay bệnh nhộng bọc.

61
ðể phòng tránh bệnh này thì phải thường xuyên chú ý ñến các giaii ñoạn ong
trong tổ ñể kịp thời ñiều chỉnh, chú ý ñến nguồn phấn hoa cho ong ăn không bị tạp
nhiễm, ủ ấm cho ong vào mùa mưa bão.

2.3. Bệnh do virus sinh ra:

2.3.1. Tác nhân gây bênh:

Bệnh thối ấu trùng dạng túi (Sacbrood) do virus Morato aetatulae holmes gây ra
trên ấu trùng tuổi lớn, khi bước qua giai ñoạn ăn lương ong. Bệnh thường xảy ra vào
mùa mưa khi ẩm ñộ ngoài không khí trên 80% và ong bị lạnh kéo dài. Sức chống chịu
của virus không cao, chúng mất khả năng gây bệnh khi ñun sôi 590C trong 10 phút.
Các ấu trùng chết khô ñi virus giảm phát triển và mất khả năng lây bệnh.

Virus ñược tìm thấy trong tuyến nước bọt của ong thợ và tuyến sinh dục của ong
chúa. Vì vậy, khi ấu trùng ñược sinh ra là ñã có mắc mầm bệnh. Ong thợ nuôi ấu trùng
làm bệnh lây lan nhanh hơn vì hàm, chân, lông ñều có dính virus gây bệnh. Càng lúc
tốc ñộ lây lan càng nhiều vì ong không ngừng nuôi ấu trùng. Lúc ban ñầu virus tấn
công vào màng tế bào của lớp kytin của ấu trùng ong, tiêu thụ các tế bào dạng mỡ,
phân hũy lớp cơ và bài tiết ra chất thải có dạng lỏng trong suốt. Trong chất lỏng này có
chứa nhiều virus, nên một ấu trùng bệnh có thể gây cho hàng ngàn ấu trùng khác nhiễm
bệnh. Khi gắp ấu trùng bị bệnh lên khỏi lỗ tổ, phần lỏng trong suốt màu vàng nằm
hướng xuống ñầu dưới của ấu trùng như một cái bọc nên bệnh còn ñược gọi là bệnh
nhộng bọc.

Hình 5.7: Ấu trùng bị bệnh nhộng bọc

62
2.3.2. Triệu chứng của bệnh:

a/ Quan sát trên ấu trùng bị bệnh:

Mầm bệnh xuất hiện khi ấu trùng ñược 2 ngày tuổi. Lúc ấu trùng lớn lên thì màu
trắng xanh biết, bóng mượt của lớp kitin của ấu trùng bị biến ñổi, màu sắc chuyển dần
chuyển sang trắng ngà và ñục, các ñốt trên cơ thể không còn phân biệt rõ. Ấu trùng
duỗi thẳng cơ thể và dựa vào thành vách lỗ tổ vì không ñứng vững ñược, cơ thể mềm
nhũng ra và nằm tụt xuống lỗ tổ. Trên ñầu có chấm ñen vì bị hoại tử, dần dần toàn bộ
cơ thể ấu trùng từ màu trắng bệt chuyển sang vàng nhạt rồi hóa màu nâu. Ấu trùng chết
không gây ra mùi hôi thối. Khô dần tạo thành vảy cong như trăng khuyết, ong thợ gắp
ra dễ dàng hơn gắp ấu trùng bệnh tuổi nhỏ.

b/ Quan sát bánh tổ:

Do có ấu trùng bệnh xen kẽ với ấu trùng không bệnh nên sự trám nắp sáp trên
bề mặt bánh tổ không ñồng ñều. ðặc biệt là sau khi trám nắp, ấu trùng bị chết không
hóa nhộng ñược thì ong thợ khêu nắp sáp một cách nham nhỡ. Ong bám lưa thưa trên
bề mặt bánh tổ.

c/ Quan sát trên ong thợ: ta thấy mình ong ñen bóng, rất hung dữ. Mật phấn mang về
không ñược cho ấu trùng ăn nên bị mốc hư. Ong ít dần ñi, ñàn ong suy giảm nhanh.
Ong chúa giảm sức ñẻ trứng hoặc ngưng ñẻ trứng và bỏ tổ bốc bay khi hết ấu trùng
trong tổ.

2.3.3. Phòng trị bệnh:

Bệnh thối ấu trùng túi do virus sinh ra nên không có khả năng ñiều trị mà chỉ có
thể tăng cường phòng chống và xử lý phòng ngừa lây lan phát tán bệnh cho những ñàn
khác và các trại ong khác.

Trước nhất, phải chọn ñàn khỏ, có sức chống chọi cao ñể tạo chúa. Thường
xuyên kiểm tra ong và xử lý kịp thời các ñàn yếu. Luôn ñể ong bám ñầy hai mặt của
bánh tổ. Những cầu ong có bệnh này thì phải rút ra khỏi ñàn và ñốt bỏ bánh tổ sáp. Khi
ong vừa mới có bệnh thì nhẹ tay khêu gắp ấu trùng bệnh ra khỏi lỗ tổ. Phun nước
ñường có pha thuốc tím 0.1% trong một lít xirô lên cánh của ong thợ nhằm sát trùng.
Khi tỷ lệ nhiễm bệnh từ 10 – 15% thì nhốt ong chúa ñể cắt ñứt giai ñoạn phát triển ấu
trùng tuổi nhỏ, ñồng thời cho thêm một khung cầu ong có nhộng ñang nở. Mười Sau 10
ngày tì thả ong chúa ra và theo dõi tiếp tục. Nếu ñàn còn bệnh thì tìm cách diệt ong
chúa. Trường hợp ong bệnh vào mùa sinh sản thì thay chú mới, nếu trong mùa thiếu
thức ăn có thể hủy cả ñàn ñể tránh lây lan.

63
Cho ăn thêm kháng sinh, hay phun nhẹ lên cánh của ong thợ nước ñường có
kháng sinh như Ampicyline, Biomycine, Erythromycine, Furazolidone, Kanamycine,
Tetracyline, với liều lượng 1 gram thuốc cho 50 cầu ong.

III. NHỮNG MỐI NGUY HẠI ðẾN ONG

3.1. Côn trùng hại ong:

3.1.1. Kiến:

Bên cạnh sâu phá bánh tổ, ñàn ong mật còn có mối nguy hại khác không kém.
Một trong số ñó là loài kiến vàng, kiến lửa, kiến ñen. Chúng vào tổ ong ñể hút mật ong,
ăn ấu trùng ong. Khi bị chống trả thì chúng phản ứng lại, kéo cánh ong và cán phá ong,
làm tổ ong bị náo loạn, ong hoãng sợ và phải bỏ tổ bốc bay ñi nơi khác ñể sống.

ðể tránh kiến tấn công, người nuôi ong có những biện pháp như sau:

- Không ñặt thùng ong ngay dưới gốc cây thường có kiến như cây, xoài, bưởi, sapo.
- Tìm ổ kiến ñể tiêu diệt chúng.
- Cẩn thận ñể tránh ong bị chết vì thuốc diệt kiến.
- Rộng nước hoặc quấn vải vụn có tẩm nhớt cặn
- Lưu ý vào mùa mật, những ñàn có mật nhiều thường hay bị tấn công. Vào mùa mưa
thì những ñàn yếu dễ bị kiến cướp thức ăn vào chiếm chổ ñể chúng trú ẩn.

3.1.2. Vò vẽ (Vespa)

Một số loài ong vò vẽ sống thành xã hội, nhưng cũng có một số loài ong sống
ñơn lẽ. Chúng không hút mật ong mà thích ăn ong, nhất là phần ức của ong. Ong Ý
không kháng cự lại với ong vò vẽ, nhưng ong nội ñịa thì chống trả quyết liệt và kháng
cự rất tốt. Khi cả tổ ra bao vây ong vò vẽ, nhiệt ñộ của cụm ong này tăng lên ñến 460C,
làm ong vò vẽ nóng và chết. (Ono, 1987)

Người nuôi ong khi ñến thăm ong của mình thì thường hay tìm cách diệt tại chổ
các ong vò vẽ bay quanh thùng ong ñể gắp các ong thợ bay ñi làm ngoài tổ. Mùa hè
thường có ong vò vẽ nên cần phải phòng tránh mối nguy hại này cho ong mật. Người ta
cũng có thể bẩy ong vò vẽ bằng cách ngày ñầu tiên cho miếng thịt hay vụn cá tươi ñể
gần của tổ cho ong vò vẽ ñên hút chất tiết từ nguồn ñộng vật này. Ngày hôm sau ñể
thức ăn lên cao và xa ñường bay của ong nuôi trong tổ. Khi thấy ong vò vẽ bu càng
nhiều vào miếng mồi thì rắc thuốc trừ sâu vào ñể diệt chúng.

3.1.3. Chuồn chuồn:

Chuồn chuồn bắt ong thợ khi ong bay ñi thu hoạch thức ăn. Chúng cũng bắt ong
chúa khi chúa tập bay hay ñang bay ñi giao phối. Ấu trùng chuồn chuồn sống ở trong
64
nước, vì vậy ong mật ñược nuôi gần ao hồ sẽ dễ bị làm mồi cho chuồn chuồn. Mùa
mưa chuồn chuồn phát triển nhiều nhất, mùa này cũng không nên tạo chúa mới.

3.1.4 Các côn trùng khác

Các côn trùng có hại cho ong mật như bướm ñầu lâu, các bọ cánh cứng, gián,
nhện, mối, ruồi ký sinh có màu xanh lá cây. Chúng thường sống trong thùng ong và ăn
thức ăn của ong, ăn luôn cả ong non, chúng bài tiết chất thải làm hôi tổ ong làm cho
ong bị stress, trở nên hung dữ và thường bị yếu ñi hay bỏ tổ tìm nơi ở mới.

3.2. ðộng vật hại ong

3.2.1.Chim ăn ong:

Một số loài chim ăn ong như chim trảu Merops, chim én Apodidae, chim chèo
bẻo Dicrurudae, chim gõ kiến. Chúng bắt ong thợ trên ñường bay, bắt luôn cả ong chúa
và ong ñực ñang giao phối, vì thế tỷ lệ chúa giao phối về tổ rất thấp. Cũng có thể chim
biết mùa vừa qua khu vực này có mồi nhiều thì mùa sau chúng kéo ñến ñông hơn ñể ăn
mồi.

Ở ñiều kiện nước ta không thể làm lưới trên cao ñể bảo vệ ong. Chỉ có thể giảm
bớt mối nguy hại này bằng cách dùng súng hơi ñể ñuổi, bắt chim. Cũng sẽ không tạo
chúa liên tiếp nhiều mùa tại một ñiểm có nhiều chim di trú.

3.2.2. Các loài bò sát

Các loài bò sát như thằn lằn, rắn mối, tắc kè thích trú trong thùng ong ñể tránh
thời tiết bên ngoài và có thể ăn ong, làm khuấy ñộng hoạt ñộng của ong.

3.2.3. Các loài ñộng vật khác

Cóc, nhái, gà, gấu rất tích ăn mật ong, ăn ong thợ trong và ngoài tổ. ðể ñề
phòng những loài này, ta phải thu hẹp cửa tổ, tích cực quét dọn vệ sinh trong thùng ong
và bên ngoài thùng. Không ñể thùng ong quá thấp, và thường xuyên chăm sóc ong ñể
tránh những kẽ thù nguy hại ñến ong.

3.3. ðộc chất hại ong

3.3.1. Nguyên nhân ong bị ngộ ñộc:

Ong mật có hai nguyên nhân bị ngộ ñộc: ngộ ñộc hóa chất trong môi trường
sống và ngộ ñộc bởi thức ăn cho ong.

65
- Ong bị ngộ ñộc do ñặt ong hay ñường bay của ong ở những nơi có hóa chất, chất thải
công nghiệp, do nhà máy sản xuất thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu thải ra.

- Môi trường xung quanh ñặt ong bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm nguồn nước, các tạp chất
ngấm trong nước, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn. Bị nhiễm ñộc do hút chất dịch từ côn
trùng khác bị chết tiết ra.

- Những vùng ñặt ong có cây cho mật, cho phấn có xịt thuốc bảo vệ thực vật làm ong
bị ngộ ñộc thuốc. Nguy hiểm nhất là thuốc diệt côn trùng (diệt ruồi, rệp, sâu hại cây,
hại hoa, gián), kế ñến là thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và tuyến trùng cho cây cũng
rất có hại cho ong.

- Một số cây có chức ñộc tố trong các cơ quan như ñộc tố trên nhị hoa, trên nách lá,
nhựa cây như cây trà, cây trúc ñào, cây lim, một số cây rừng…

3.3.2.Triệu chứng của ong bị ngộ ñộc

Khi bị ngộ ñộc nặng thì ong chết ngay nơi thu hoạch phấn, mật, hay chết dài
trên ñường từ nguồn thức ăn về ñến tổ ong. Trường hợp thuốc nhiễm thấm lâu thì ong
bay về và chết ngay cửa tổ. Liều lượng ñộc tố, thời tiết nắng mưa, lượng thức ăn ñược
thu lượm sẽ tác ñộng trực tiếp ñến các cơ quan hô hấp của ong, và làm cho ong chết
nhanh hay châm, chết cả ấu trùng ăn phấn, mật.

Ong bị ngộ ñộc có lưỡi thè ra, chết nằm cong bụng. Ấu trùng bị ngộ ñộc thức ăn
sẽ không biến hóa thành nhộng ñược.

3.3.3. Xử lý ong bị ngộ ñộc

Ong bị ngộ ñộc chết rất nhanh và ñôi khi bị chết toàn trại.

Khi bị ngộ ñộc nên rút hết các cầu thức ăn ra khỏi tổ, nới rộng khe ong, ñóng
cửa tổ. Tổ chức quét dọn xác ong chết ñể không bốc mùi thối, tạo mưa nhân tạo. Hòa
vitamin B và vitamin C với nước ñường rồi phun nhẹ lên cánh của ong. Nếu có mật
tràm, pha loãng ñể cho ong ăn thì tốt nhất.

3.3.4. ðề phòng sự ngộ ñộc cho ong

ðể ñề phòng ong bị ngộ ñộc thì phải quan sát môi trường sống trước khi mang
ong ñến nuôi. Cần liên hệ chặt chẽ với người làm vườn, nơi ñặt ong ñể biết lịch phun
thuốc trừ sâu ñể kịp thời ñóng cửa tổ ong. Nên chuyển ong khi ong bị sống trong ñiều
kiện bất lợi.

66
THỰC TẬP MÔN CHĂN NUÔI ONG ( 10 tiết chuẩn)
from a bird shop
Bài 1: CẤU TẠO CƠ THỂ ONG MẬT

I. Các bước chuẩn bị:

1. Bắt ong còn sống trong tổ ong bằng lưới bắt ong
2. Gây ngạc cho ong bằng cồn hay bằng sáp nóng chảy
3. ðặt ong lên ñĩa petri, dùng pen ñể tách cơ thể ong theo từng phần:

- Phần ñầu: Vòi hút


- Phần ức: Hai ñôi cánh và 3 ñôi chân
- Phần bụng: các ñốt bụng ở phần lưng và phần bụng dưới

4. Chuẩn bị hai miếng lame cho mỗi con ong ñể làm tiêu bản theo
thứ tự sau:

Miếng lame thứ nhất: Miếng lame thứ hai:


Vòi hút
Cánh ðốt lưng thứ 1 Cánh trước Chân ðốt bụng thứ 1 Chân trước
trước trước
ðốt lưng thứ 2 ðốt bụng thứ 2
Cánh sau ðốt lưng thứ 3 Cánh sau Chân ðốt bụng thứ 3 Chân giữa
giữa
ðốt lưng thứ 4 ðốt bụng thứ 4
ðốt lưng thứ 5 Chân sau ðốt bụng thứ 5 Chân sau

ðốt lưng thứ 6 ðốt bụng thứ 6


Ngòi ñốt

II. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy số liệu
Lấy số liệu trên cùng một cơ thể ong ñể dễ so sánh. Thực hiện trên ong thợ và
ong ñực, mỗi thành phần gồm 3 con xem như 3 lần lập lại.
Sử dụng thước kẹp có ñộ thập phân 0,02 mm
Số liệu ñược ghi vào bảng sau:

Ong thợ Ong ñực


Các chỉ tiêu, mm
x1 x2 x3 ¯ x¯ x1 x2 x3 ¯ x¯
Chiều dài vòi hút
Cánh trước
Cánh sau
ðốt lưng

67
ðốt bụng
ðốt chày

2.1 Chiều dài vòi hút: ðo từ gốc hàm, ñỉnh chót của hình tam giác xuống ñến
ñầu mút tròn của lưỡi. ðo 3 cong ong thợ, 3 con ong ñực.

2.2. Cánh trước:


- ðo ñộ dài cánh trước
- ðo ñộ rộng cánh trước
- ðo ñộ dài gân cánh (a) và (b)

2.3. Cánh sau:


ðếm số mốc cánh ở cánh sau ñể xác ñịnh tuổi của ong.

2.4. ðốt lưng:


ðo chiều cao và chiều rộng của các tấm lưng bụng 3 – 4- 5 của ong ñể biết
kích thước cơ thể ong.

2.5. ðốt bụng:


ðo chiều cao và chiều rộng của các tấm bụng dưới 3 – 4 – 5, nơi có gương
sáp cao nhất, ñể biết vị trí tiết ra sáp ở ong thợ.

2.6. ðo chiều dài và chiều rộng của ñốt chày, nơi ong thợ ñựng phấn hoa ñể
mang về tổ.

III.Xem các cơ quan của ong dưới kính hiển vi và vẽ hình

3.1. Vòi hút

3.2. Cánh: cánh trước có gân cánh ở phía dưới cánh, cánh sau có số móc cánh

3.3. Chân: chân trước có móc khóa, chân giữa có cựa ở ñốt chày và hình trăng
khuyết ở ñốt chày, chân sau có “giỏ ñựng phấn”

3.4. Gương sáp và các sợi kitin ñể nối các ñốt và nối ñốt trước với ñốt sau

3.5. Ngòi ñốt: vẽ hình ngòi ñốt ñể biết ong ñang ở trạng thái cảnh giác hay trạng
thái bình thường khi bị bắt khỏi tổ ong.

Hết bài 1.

68
Bài 2: KỸ THUẬT CHĂM SÓC ONG

I. Xác ñịnh vị trí ñiểm ñặt ong

1.1.Vẽ sơ ñồ bố trí các thùng ong có trong ñiểm ñặt ong. Nhận xét về khoảng
cách của các thùng ong; mặt bằng; giá ñỡ thùng ong; mái che; chống kiến….
1.2.Xác ñịnh hướng của cửa tổ với hướng mặt trời, hướng gió. Nhận xét ảnh
hưởng của hướng ñặt thùng ong ñến sự hoạt ñộng của ong trong thùng ong.
1.3. Nhận xét về môi trường tại ñiểm ñặt ong:
- Thảm thực vật
- Nhiệt ñộ, bóng mát, ñộ ẩm, âm thanh, cỏ dại, côn trùng và những kẽ thù hại
ong.
- Nguồn nước, ñộ thoáng của không khí
- Thuốc bảo vệ thực vật.

II. Vật tư nuôi ong

2.1.Thùng ong:
ðo kích thước và vẽ hình thùng ong, cầu ong. Chú ý cấu trúc của thùng ong,
vật liệu làm ván ngăn ñặt trong thùng ong.

2.2. Các dụng cụ khác

III. Chăm sóc ong

3.1. Chăm sóc bên ngoài tổ:


- Dọn vệ sinh quanh thùng
- Che nắng hoặc che mưa cho ong.
- Dụng cụ chống kiến, diệt ong vò vẽ…

3.2. Chăm sóc bên trong tổ:


- Thao tác mở , ñóng thùng ong, thao tác nhấc cầu ong ñể không ñộng ong
- Kiểm tra 5 nội dung:
+ Ong chúa: sự hiện diện của ong chúa, hình thái của ong chúa, sức ñẻ trứng của
ong chúa.
+ Các giai ñoạn ong trong lỗ tổ và ong bám trên bánh tổ: hiện tựng bất thường
+ Thức ăn sữa ong chúa, phấn, mật: dư, thiếu, ñủ; vị trí các lại trên bánh tổ
+ Bánh tổ: số lượng và chất lượng bánh tổ; khoảng cách giữa hai cầu ong.
+ Tình hình vệ sinh dịch bệnh
- Góp ý xử lý, tiên ñoán kết quả sau khi xử lý

69
IV. Tạo chúa nhân tạo

4.1. Tạo ñàn nuôi dưỡng: nhốt chúa một ngày trước khi tạo chúa nhân tạo
4.2.Chọn cầu ong có ấu trùng tuổi nhỏ ñể múc ấu trùng.
4.3.Chuẩn bị khung cầu tạo chúa, chuẩn bị sáp nguyên chất chưng cách thủy
ñể sáp nóng chảy
4.4.Chuẩn bị cốc nước lạnh và lọ ñựng mũ chúa nhân tạo.
4.5.Ngâm khuông ñúc mũ chúa vào nước lạnh ñể ổn ñịnh nhiệt của khuôn
ñúc. Trước khi nhúng vào sáp lỏng phải lưu ý không có giọt nước ñọng lại ở dưới
khuôn.
4.6.Các bước tiến hành:

- Tạo mũ chúa nhân tạo:


+ Dùng dụng cụ làm khuôn ñúc mũ chúa nhúng vào sáp nóng chảy (lưu ý sáp không
ñược sôi) khoảng ñộ sâu 9 mm.
+ Nhúng lại lần thứ hai với ñộ sâu không quá 7 mm
+ Nhúng nhanh vào nước lạnh rồi xoay nhẹ ñể dễ lấy mũ chúa ra
+ Gắn mũ chúa lên các thang ở khung cầu tạo chúa. Mỗi thang khoảng 12 mũ chúa
+ ðánh giá chất lượng của mũ chúa nhân tạo và kỹ thuật gắn mũ chúa:
Vành miệng chén sáp tròn trĩnh, thành vách mũ chúa trơn láng, không ñọng giọt sáp
ở phần ñáy. Khi mũ chúa ñược gắn vào các thang, ñáy của mũ chúa không ñược thụng
ñội lên, không nghiêng, không rơi.

- Cấy ấu trùng:
+ Cho vào mũ chúa nhân tạo một ít nước hay mật ong, hoặc có sữa ong chúa càng tốt.
+ Chọn ấu trùng càng nhỏ, dùng kim có ñộ cong ñể múc phần lưng của ấu trùng nhấc
ra khỏi lỗ tổ thật khéo dể không bị nát ấu trùng.
+ ðặt ấu trùng nhỏ ngày tuổi vào giữa ñáy lỗ tổ ong chúa nhân tạo.

- ðặt khung cầu tạo chúa vào giữa các cầu ong ở ñàn nuôi dưỡng.

- ðợi ñến 5 ngày sau ñể biết kết quả sự tiếp nhận ấu trùng của ong thợ.

V. Chia ñàn tự nhiên

5.1. Chuẩn bị thùng không sạch, không bị hư hỏng. Chuẩn vị một ván ngăn làm
từ giấy báo.
5.2. Tách một cầu ong có chúa từ một ñàn có hiện tượng chia tự nhiên cho vào
thùng không mới và ñặt cách thùng cũ khoảng 0,5 mét. Thùng gốc sẽ ñược
ñặt hướng ngược lại, cách khoảng 0,5 mét. Sáng hôm sau kiểm tra sự hiện
diện của ong ở hai thùng ñể xê dịch khoảng cách hay ñổi vị trí hai thùng
ong.

70
5.3. Cũng có thể thực hiện việc hình thành ñàn mới theo như trong giáo trình
phần “Hình thành ñàn mới”

VI. Cho ong ăn

Cho ong ăn vào buổi chiều. Ước lượng số cầu ong ñể cân ñường hay các thực
liệu thay thế ñạm
Kỹ thuật rót nước ñường vào máng ăn của ong ñể không bị rơi xuống ñáy thùng
hay xuống ñất phòng tránh kiến kiếm ăn.

Hết bài 2

71
Bài 3: ðÁNH GIÁ NGUỒN THỨC ĂN TỰ NHIÊN CHO ONG

Mỗi sinh viên thực hiện mẫu ñiều tra như sau:
- Họ tên sinh viên thực hiện
- Thời gian thực hiện
- ðịa ñiểm thực hiện

Nguồn cung cấp


Stt Tên loại thực vật Mật ñộ Thời gian hoa nở Ghi chú
Mật Phấn
1
..
..
..
..
30

Dựa vào bảng ñiều tra này, snh viên ñưa ra các nhận xét:
1. Về thảm thực vật
2. Khả năng cung tấp thức ăn tự nhiên cho ong
3. ðề nghị số lượng thùng ong có thể ñặt tại thảm thực vật trên.

Hết bài 3

72
Bài 4: ðÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ONG

I. ðánh giá mật ong

1.1 Một số phương pháp ñánh giá mật ong

Phương pháp cảm quan


Phương pháp hóa học
Phương pháp lý học
Phương pháp dân gian

1.2 Kết quả thu nhận ñược ghi ñầy ñủ vào bảng dưới ñây:

Cảm quan
Stt mẫu % nước pH D,mm Phân loại Ghi chú
Màu Mùi Vị

II. ðánh giá sáp ong


III. ðánh giá phấn hoa
IV. ðánh giá sữa ong chúa

Hết bài 4

73
Bài 5: THAM QUAN TRẠI ONG TƯ NHÂN

Các sinh viên chuẩn bị sẳn nội dung sau ñây ñể học hỏi tại trại ong tư nhân:

Câu 1: Làm sao ñể phân biệt ñược các ô có phấn, có mật, có ấu trùng?
Câu 2: Vị trí của các thùng ong trong vườn?
Câu 3: Tại sao ong hung dữ? Có thể làm giảm bớt tính này của ong?
Câu 4: Cấu tạo, kích thước của thùng nuôi ong?
Câu 5: Dụng cụ nuôi ong?
Câu 6: Nền sáp là gì? Cách gắn nền sáp vào khung cầu?
Câu 7: Cấu tạo của thùng quay mật?
Câu 8: Bố trí sắp xếp các cầu ong trong một thùng ong?
Câu 9: ðiều kiện môi trường trong ñiểm ñặt ong?
Câu 10: Biểu hiện thế nào ñể biết ñó là một tổ ong mạnh?
Câu 11: Các thành phần ong trong tổ?
Câu 12: Thức ăn của ong gồm những loại nào trong tự nhiên?
Câu 13: Cách cho ong ăn thức ăn nhân tạo như thế nào?
Câu 14: Tình hình vệ sinh và những kẽ thù nguy hại cho ong?
Câu 15: Tạo chúa? Tách ñàn?
Câu 16: Hình thái ong mật ñược tham quan (giống ong: Apis mellifera)?
Câu 17: Tư thế mở nắp thùng ong, cầu ong?
Câu 18: Các công ñoạn khai thác mật ong?
Câu 19: Các khoảng chi trong việc nuôi ong, các khoang thu trong việc nuôi
ong?
Câu 20: Nhận xét về trại ong ñang tham quan?

Hết bài 5

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Mai Anh, Chu Văn ðang.1984. Bệnh thối ấu trùng ong ở Việt Nam, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
2. Phan Thanh Bình và Nguyễn Quang Tấn. 1994. Nuôi ong nội ñịa apis cerana ở
miền Nam Việt Nam và hiệu quả kinh tế. NXB Nông nghiệp
3. Burenin N.L. và Kotova G.N. 1985. Sổ tay nuôi ong. Người dịch Nguyễn Phẩm
Hạnh. NXB Nông nghiệp
4. Tạ Thành Cấu.1984. Các chất khai thác từ ong mật. NXB Thành phố Hồ Chí Minh
5. Tạ Thành Cấu. 1986. Kỹ thuật nuôi và khai thác ong mật. NXB Thành phố Hồ Chí
Minh.
6. Tống Xuân Chinh. 1995. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của ong nội ñịa
Apis cerana. LVTN ðại học Tổng hợp Hà Nội
7. Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện.1999. Kỹ thuật nuôi ong nội ñịa Apis cerana ở
Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
8. Eva Crane.1990. Con ong và nghề nuôi ong - Cơ sở khoa học, thực tiễn và những
nguồn tài nguyên thế giới, NXB Heinemann Newes - Oxford London (người dịch:
Phùng Hữu Chính, Trần Công Tá).
9. Huang Shu, Woei et al. 1986. Dùng bột nhân tạo thay thế phấn hoa trong vụ sản
xuất mật ong. Người dịch Trần Xuân Trà. Thông tin KHKT Ngành Ong, tháng 3/1986
10.Vũ Công Hậu. 1987. Cây ăn trái miền Nam. NXB Nông nghiệp
11. ðỗ Tất Lợi. 1983. Con ong – Dược sĩ có cánh. NXB Y học Hà Nội
12. Ngô ðắc Thắng. 2000. Kinh tế - Kỹ thuật nuôi ong nội. NXB Thanh Hoá.

II. Tài liệu tiếng Anh

1. Cook, V. 1986. Queen rearing – Simplied. British Bee Publications Ltd.


Geddington. Northants
2. James Devillers and Minh-Ha Pham. 2002. Honey Bees: Estimating the
Environmental Impact of Chemicals. First published by Taylor & Francis. 11 New
Fetter Lane, London EC4P 4EE
3. Krell R. 1992. Value – Added production from beekeeping. FAO Agricultural
Services Bulletin No 124. FAO, Viale delle Terme di Caracalla, 00100 Rome, Italy.
4. Robin F.A. Moritz, and Edward E. Southwick. 1992. Bees as Superorganisms. An
evolutionayry Reality. Springer – Verlag Berlin Heidelberg. Printed in Germany

I still have many unanswered questions and missed the chance to collect specimens or
take photos of certain species. For instance, I have not either found, seen or
photographed Vespa analis. I have not been able to get a photograph or specimen of
Vespa tropica either. I also saw what was probably Vespa velutina but could not catch

75
it for a closer look. Most importantly, I could not find out anything about the giant
hornet with the black body and yellow head. There are also many other species of
solitary types which I wasn’t able to photograph, such as the huge black Sphecid. There
are probably many more weird and wonderful species waiting to be found. But these
are all goals for the future…

76
Chương 1: Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ NGÀNH ONG

I. Ý NGHĨA NGÀNH ONG

Từ xa xưa người dân Việt Nam ñã biết vào rừng săn ong lấy mật và ñã biết nuôi
giữ tổ ong ñể phát triển gia tăng sản lượng mật. Trong các ngành chăn nuôi, nuôi ong
có vốn ñầu tư thấp, ít tốn thời gian chăm sóc, chi phí lao ñộng không cao mà lại có hiệu
quả kinh tế cho người nuôi ong.

Những sản phẩm của ong như mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa, nọc
ong, keo ong chẳng những hữu ích cho ñời sống chúng ta mà còn là nguyên liệu rất giá
trị cho các ngành thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, và một số ngành công nghiệp như
ñiện tử viễn thông, công nghiệp hóa học, chế tạo ô tô v.v…

Nuôi ong mật còn có một ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp.
Những cây hoa màu, cây lương thực và cây ăn quả ñược ong thụ phấn sẽ cho năng suất
cao.

Tuy nhiên, ngành nuôi ong ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh thuộc vùng
ðồng bằng Sông Cữu Long vẫn chưa vẫn chưa ñược chú ý ñúng mức mặc dù ñiều kiện
ở nước ta khá thuận lợi cho nghề nuôi ong phát triển. Một trong nhiều nguyên nhân là
việc sử dụng hóa chất trên ruộng ñồng ñã tiêu hại ñến môi trường sống của ong mật.
Nạn cháy rừng, chặt phá rừng, phát hoang hoa cỏ dại ñể xây dựng công trình ñã làm
cho nguồi thức ăn tự nhiên của ong mật ngày càng bị kiệt huệ.

1.1 Các sản phẩm ngành ong

- Mật ong: là chất lỏng có vị ngọt do ong hút từ hoa và các cơ quan khác của thực vật
ñem về tổ chế biến thành thức ăn ñể nuôi các cá thể trong ñàn và ñể dự trữ cho mùa
khan hiếm. Những vùng miền trên thế giới có thời tiết càng khắc nghiệt thì lượng mật
dự trữ trong tổ ong càng cao hơn những tổ ong ở những vùng miền có thời tiết thuận
lợi. ðể lấy ñược 1 kg mật, ong thợ phải miệt mài tìm nhụy mật ở khoảng 10 triệu bông
hoa. Mỗi giọt mật khoảng 40 – 60 mg ñược ong hút vào diều mật rồi lại ợ ra ở ñầu vòi
hút khoảng 120 – 240 lần, lâu tới 15 – 20 phút. Không khí nóng trong tổ sẽ làm cho
mật bốc hơi nước.

Mật ong có nhiều ñường ñơn nên cơ thể chúng ta dễ hấp thu và tạo năng lượng
rất nhanh. Trong mật ong có nhiều vitamin, men tiêu hóa, chất kháng sinh trợ giúp cho
sức khỏe thêm tốt hơn.

Các nước sản xuất nhiều mật ong thì có giá thành thấp, nhưng nếu xuất khẩu
ñược thì mật ong có giá rất cao.

- Sữa ong chúa: là nguồn dinh dưỡng có giá trị cao ñể nuôi ấu trùng nhỏ ngày tuổi và
ñể nuôi ong chúa. Sữa ong chúa ñược tiết ra từ tuyến nước bọt ở ong thợ từ 8 – 12 ngày

1
tuối, chứa nhiều acid amin ñặc biệt là acid pantothenic có tác dụng kích thích sự sinh
trưởng của tế bào mới và làm chậm sự lão hóa của tế bào.
Hợp chất mật ong + phấn hoa + sữa ong chúa là nguồn tăng lực cho các vận
ñộng viên trong quá trình tham gia thi ñấu thể thao. Do có tác dụng thúc ñẩy quá trình
tuần hoàn não nên ngày nay sữa ong chúa ñược con người tiêu dùng rất nhiều mặc dù
giá thành cao do kỹ thuật khai thác bị mất rất nhiều ấu trùng ong thợ.

- Phấn hoa: là tế bào sinh dục ñực của hoa ñược ong thợ mang về chế biến với mật ong
tạo thành lương thực chính yếu cho ấu trùng tuổi lớn và các con ong làm việc trong tổ.
Phấn hoa chứa nhiều chất ñạm, ñường, béo, vitamin và các khoáng chất nên phấn hoa
vừa có giá trị về dinh dưỡng vừa có giá trị hổ trợ sức khỏe cho người bệnh, nhất là
bệnh về da, về gan, lách.

- Sáp ong: ñược tiết ra từ các tuyến sáp ở các ñốt bụng của ong thợ từ 12 – 18 ngày
tuổi. Sáp ong ñược nhào trộn với mật ong ñể làm nên chất cimen cho ong xây tổ. Sáp
ong là thành phần cơ bản trong nhiều loại thuốc mỡ, thuốc cao, kem mỹ phẩm, dược
phẩm, các ngành công nghiệp. Nhờ có sáp ong trộn vào phẩm màu nên màu sắc của vải
lâu phai, các bức tranh màu sơn dầu có sáp ong và keo ong trở nên bóng mượt, màu tự
nhiên làm tranh thêm sinh ñộng.

- Keo ong: ñược ong mật hút nhựa cây và nhào trộn với sáp ong ñể tạo nên chất dính
dán những khe hở của tổ ñể phòng chống lạnh cho tổ.

Keo của ong Dú (stingless bees) có giá trị và khai thác ñược nhiều hơn các
giống ong khác. Keo ong dùng trong ñông dược rất phổ biến ñể trị viêm loét, u nhọt.
Người ta còn dùng keo ong ñể chế tạo adao cho công nghệ ñồ gỗ.

- Nọc ong: là vũ khí tự vệ của ong có ngòi ñốt. Ong gác kèo có kích thước cơ thể lớn
nên túi chúa nọc chứa ñược nhiều nọc ong. Tuy nhiên, trong thành phần hóa học của
nọc ong nội ñịa (Apis cerana) có nhiều melittin hơn. Nhờ chất melittin ngăn chặn hoạt
ñộng sao chép và liên kết AND, nên ñang ñược y học sử dụng ñể ñiều trị ung thư. Với
phương pháp này theo báo cáo của tờ ðiều tra Y học, trong các thử nghiệm với
melittin, mức tăng các khối ung thư vú ñã giảm ¼ và các khối u ung thư da giảm tới
75%. ðiều quan trọng là phương pháp này không gây ra tác dụng phụ nên không có
các triệu chứng như rụng tóc và buồn nôn.

Ngày nay người ta dùng nọc ong ñể ñiều trị thấp khớp, bệnh thần kinh, hổ trợ
cho việc cai nghiên thuốc lá.

Tuy nhiên, khi bị dị ứng với nọc ong ta nên dùng khăn thấm nước nóng có pha
muối ăn ñể ñắp lên chổ ong chích ñể bớt phù nề, ngứa hay ñau nhức.

2
1.2 Vai trò của ong mật trong nông nghiệp

Giữa người, ong và hoa có mối quan hệ rất thân thiết mà ong mật là chiếc cầu
nối giữa người và hoa. Ong ñóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất và
chất lượng sản phẩm cây trồng vì có trên 60% cây trồng nông nghiêp cần ong cho việc
thụ phấn hoa. So với côn trùng khác, ong mật có nhiều ưu việt hơn nhờ có nhiều lông
tơ, siêng năng, số lượng lớn, thường lấy hạt phấn của nhiều hoa, ñể lấy ñầy diều mật và
2 giỏ phấn ong phải thăm từ 100-150 bông.

Khi sử dụng ong mật thụ phấn cây trồng ñã ñem lại giá trị kinh tế cao nhờ tăng
năng suất cây trồng, người ta thấy kết quả là quả to, các cây con nảy mầm khỏe, năng
suất tăng 20-30%, có thể tới 50%… Ong thụ phấn giúp: Hồng chín nhanh 30-40 ngày ;
Cây bông thêm quả 40-50% ; Trà tỉ lệ nẩy mầm tăng gấp ñôi; Bắp cải hạt nhiều 4-5
lần; Dưa chuột sai quả 5-10 lần.

Nơi thực hiện công tác này tốt nhất và qui mô nhất thế giới là ở California, nơi
có khoảng 1 triệu tổ ong, phục vụ cho vườn hạnh (almond orchards) mỗi mùa xuân.
Một mùa táo ở New York cần khoảng 30.000 tổ ong, ngoài ra ong còn mang lợi ích rất
lớn trong việc trồng các như cây dưa leo, dưa hấu, bí, dâu tây…Nhiều người nuôi ong
cho thuê ong ñể thụ phấn cây trồng ñã mang lại thu nhập ñáng kể hơn thu nhập từ các
sản phẩm ong. Ở Israel: thuê 100 ñôla/ñàn/ 2 tháng ñể thụ phấn cho dưa và hành tây và
20-30 ñôla/ñàn cho dưa hấu và lựu. Ở Canada ñể thụ phấn cho dưa chuột phải thuê 50
ñôla/ñàn, thụ phấn cho táo phải thuê với giá 18 ñôla/ñàn.

3
1.3 Tính bền vững của các mối quan hệ trong ngành ong

Sơ ñồ sau ñây cho mối liên kết từ ong mật với người nuôi ong, ñiểm ñặt ong,
phương pháp làm việc với ong cùng trang thiết bị ñi kèm, ñã tạo ra nhiều sản phẩm
ngành ong, ñáp ứng với thị trường tiêu thụ ngày một chất lượng hơn. ðể có ñược chất
lượng trong ngành ong, sáu ñỉnh ñiểm ñược liên kết hai chiều bền vững dưới tác ñộng
của môi trường, , tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, xã hội, pháp chế và hiệu quả kinh tế.

ONG MẬT
Môi trường Xã hội

ðIỂM ðẶT ONG NGƯỜI NUÔI ONG

Tài nguyên CHẤT LƯỢNG Khí hậu

PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC SẢN PHẨM NGÀNH ONG


TRANG THIẾT BỊ

Pháp chế
Kinh tế
THỊ TRƯỜNG

Sơ ñồ 1.1: Các mối quan hệ bền chặt trong ngành ong

4
II. LỊCH SỬ NGÀNH ONG

2.1.Trên thế giới

Nhiều lịch sữ ñã ghi chép lại rằng loài ong mật ñược nuôi ñầu tiên ở Ai Cập từ
thế kỷ thứ III TCN. Từ chỗ biết săn lùng ong ñể lấy mật ñể làm thức uống và xoa vết
thương khi ñi săn thú, con người ñã biết thuần hóa và nuôi dưỡng ong mật trong các
thùng nuôi bằng gỗ tròn giống như tổ ong xây trong hốc cây ngoài tự nhiên. Người Ai
Cập ñã biết nhốt giữ ong và di chuyển chúng ñến nguồn bông hoa từ Thượng Ai Cập
và Hạ Ai Cập ñể thu ñược nhiều mật ong hơn.

Tiếp theo ñó, song song với sự phát triển của xã hội loài người, thế giới loài ong
ngày càng ñược tìm hiểu và tiến ñến là tác ñộng nhiều kỹ thuật hơn với với mục ñích
khai thác ñược nhiều sản phẩm từ ong ñể phục vụ cho ñời sống của con người. Các
nước Liên Xô, Do Thái, Trung Quốc, Ấn ðộ bắt ñầu chú ý ñến sự phát triển ngành
ong.
ðến thế kỷ thứ XV thì ong mật ñã ñược nuôi khắp các nước Châu Á, Châu Âu,
Châu Phi. Châu Mỹ, Châu Úc, Tân Tây Lan phát triễn ngành ong sau ñoa, chủ yếu là
ñể phục vụ cho việc thụ phấn cho các cây trồng nông nghiệp.

ðến thế kỷ thứ XVII – XVIII sản lượng mật ong trên thế giới bị giảm xuống ñột
ngột do việc phát triển của ngành công nghiệp ñường mía và rượu nho.

ðến thế kỷ thứ XIX ngành nuôi ong ñược khôi phục lại và phát triển mạnh mẽ
nhờ những phát minh và cải tiến những dụng cụ nuôi ong.

- Năm 1814 Prokopovich (Liên Xô cũ) ñã sáng chế ra thùng nuôi ong mật nhiều
khung cầu, và ñã ñiều trị bệnh cho ong, chia ñàn nhân tạo.

- Năm 1845 Dziecson (BaA Lan) ñã tìm ra 1 nguyên lý nuôi ong dựa vào các
ñặc ñiểm của ong mật.

- Năm 1852 Langstroth (Mỹ) ñã chế ra các khung cầu di ñộng và thùng nuôi ong
Ý có kích thước tiêu chuẩn ñược sử dụng ñến ngày nay nhờ vào việc nghiên cứu các lối
ñi của ong trông tổ.

- Năm 1857 Merinh (ðức) ñã dùng nề bừng sáp ong ñể cho xây bánh tổ.

- Năm 1865 Grusca ñã sáng chế ra thùng trích lấy mật ong từ các lỗ tổ mật ong
bằng phương pháp quay ly tâm.

Từ ñầu thế kỷ thứ 20 có rất nhiều thành tựu nghiên cứu về sinh học, kỹ thuật
nuôi dưỡng, nhân giống, chữa bệnh cho ong ñã thúc ñẩy ngành ong hoàn thiện hơn.

5
Các giống ong ñược lan nhanh khắp thế giới:
• Apis mellifera sống ở lục ñịa châu Phi, → châu Âu, → phía Bắc, → nam
bán ñảo Scandinavia và rừng Taiga ở nước Nga, → ñông dãy Uran, →
nam Iran, → du nhập qua Mỹ, có mặt khắp nơi.
• Apis cerana sống ở miền nhiệt ñới châu Á, → phía ñông châu Á, → phía
Bắc châu Á, → ñến Liên Xô, → ñến sát bờ biển Thái Bình Dương.
• Apis dorsata sống ở miền nhiệt ñới châu Á, nhưng không lên phía Bắc,
không sang phía Tây. Chúng ở từ phía Nam Trung Quốc, Tây Tạng, Tây
Vân Nam, Việt Nam, Ấn ðộ, phát triển ra phía ñông, tới Indo.
• Apis florea sống khắp nơi miền nhiệt ñới châu Á

Vào những năm cuối thế kỷ 20 có nhiều nước nuôi ong với tổng ñàn rất lớn như:
Liên Xô: 9 triệu ñàn; Mỹ: 4,5; TQ: 4,5; Mêhico: 4; Etiopia: 1,5; Tây Ban Nha; Ba Lan;
Tây ðức: 1,3 triệu ñàn; VN : 260.000 ñàn.

Trong ñó, các nước xuất khẩu mật ong nhiều nhất là Trung Quốc: 44 ngàn tấn;
Mêhico: 43 ngàn tấn; Achentina : 38 ngàn tấn; LX: 22 ngàn tấn; Úc: 17,6 ngàn tấn;
Canada: 17,3 ngàn tấn; Hungari: 15 ngàn tấn; ðức: 14 ngàn tấn; Cuba: 8 ngàn tấn; Mỹ:
3 ngàn tấn; Pháp: 1,6 ngàn tấn; Hà Lan: 1,7 ngàn tấn; VN: 11,5 ngàn tấn/ năm.

Tuy nhiên, từ những năm ñầu của thế kỷ 21 ñến nay số lượng ong mật sụt giảm
nghiêm trọng. Ở Mỹ, tỷ lệ ong chết lên ñến 30% vào cuối mùa ñông năm 2009. Canada
mất 1/3 số ong. Ở châu Âu, các số liệu dao ñộng từ 10 – 30%. Ở Trung ðông, tỷ lệ ong
chết vào năm 2008 lên ñến khoảng 20%. Ở Argentina, Brazil, Nhật, Trung Quốc, Việt
Nam tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng những người nuôi ong phải vất vả về
việc ong chết hàng loạt, nhiều trường hợp ong chết toàn trại.

Tùy theo vùng miền trên thế giới mà có nhiều nguyên nhân gây ong chết. Các
nguyên nhân ñó có thể tóm tắt như sau:

1/. Ong không khỏe, bị suy yếu bởi nhiều tác nhân: ve Varroa, nấm nguyên bào
Nosema, virus gây bệnh thối ấu trùng.

2/. Sự biến ñổi khí hậu, thuốc trừ sâu, sự mất cân bằng sinh thái trong môi trường
sống của ong nên ong ngày càng bị hủy diệt. Trong ñó phải kể tới ong bắp cày ñang tấn
công ong mật, chúng ăn ong và ăn mật ong. Nhiệt ñộ biến ñổi nên ong thường xuyên
phải tăng ñiều hòa nhiệt ñộ trong tổ khiến ong bị suy kiệt cơ thể, giảm tuổi thọ nhanh
chóng.

3/. Ong bị ñói vì nguồn thức ăn tự nhiên bị cạn kiệt do nạn ñốt phá rừng, thay ñổi ñất
trồng, canh tác, cắt bỏ số lượng hoa dại trong nông thôn.

6
2.2. Trong nước

Người dân biết khai thác mật ong ruồi (Apis florea) rât lâu vì chúng sống hoang
dã khắp nơi nơi. Ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc nước Việt Nam còn khai thác
thêm mật của ong rừng, sống trong vách ñá tên là ong ðá (Apis laboriosa) có sản
lượng như ong gác kèo ở các rừng tràm vùng U Minh. Người dân cũng thu nhặt mật
ong Dú (Apis Melliponinae) ñể tiêu dùng. Nhưng những ong này không thể nuôi giữ ñể
nhân giống, năng suất mật lại thấp nên người nuôi ong không chú trọng ñến.

Khi Pháp ñến xâm lược ñất nước ta vào những năm 1860, có mang theo những
thùng ong mật (Apis mellifera) ñến ñồn diền cao su ở các tỉnh miền ðông Nam bộ ñể
lấy mật lá cao su. Một trăm năm sau ñó, nhiều người Hongkong vượt ñường biển ñến
Việt Nam lập nghiệp cũng có mang theo ong mật từ châu Á, cũng là giống Apis
mellifera ñược nuôi ñầu tiên ở Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh miền duyên hải có trồng
sú vẹt. Tài liệu nuôi ong ñược viết từ người Pháp và người Hongkong rất ñáng quí cho
ñến bây giờ. Nuôi ong trong thùng kế lững có kích thước bằng ½ thùng gốc ñã phổ
biến rất lâu. Người nuôi ong còn biết khai thác sữa ong chúa, phấn hoa, tạo chúa, nhân
giống và chuyển ong theo vùng nở hoa từ miền Tây nguyên ñến miền Tây nam Bộ.

Hiện nay cả nước có khoảng 360.000 ñàn ong Ý ñược nuôi ở các hộ nông dân,
các xí nghiệp và công ty chuyên ngành ong, sản lượng bình quân 16.000 tấn/năm. Là
lượng mật chính ñể xuất khẩu. Người dân muốn nuôi ong Ý thì phải có vốn ñầu tư lớn;
phải tìm ñược nguồn hoa tập trung và có kỹ thuật chăm soc nuôi dưỡng cao.

Năm 1960 nhập từ Trung Quốc 100 ñàn ong giồng Apis cerana ñược nuôi trong
thùng có khung cầu di ñộng. Nhiều người nuôi ong ñược các chuyên gia người Trung
Quốc hướng dẫn cho cách chăm sóc, nhân ñàn và khai thác mật ong. Sau năm 1975,
ong nội ñịa ñược người dân tập kết mang vào Nam ñể chăn nuôi làm kinh tế gia ñình.
Cái nôi của ong nội ñịa xuất phát từ xứ dừa Giồng Trôm Bến Tre và ñược lan tỏa
nhanh chóng ra các tỉnh ðồng bằng sông Cửu Long vì nuôi ong mang lại hiệu quả kinh
tế “một vốn bốn lời”cho người dân.

Những ñiều ñang ñược quan tâm ở ngành ong Việt Nam hiện nay là nuôi ong ñể
xóa ñói giảm nghèo; quản lý bệnh dịch trên ong ; cải tạo các giống ñang bị thoái hóa;
quản lý chất lượng mật ong; sản xuất, tiếp thị mật ong thương mại.

Người nuôi ong Việt Nam ngày nay có tri thức ñể thấy rõ ñược các yếu tố ảnh
hưởng ñến thành công của việc nuôi ong. Các yếu tố ñó là:

- Thảm thực vật phải phong phú mật và phấn hoa.


- Thảm thực vật không ñộc ñối với ong
- Kỹ thuật chăm sóc và nuôi ong phải tốt
- ðiều kiện môi trường xung quanh
- ðiều trị bệnh cho ong
- Nhân giống và chia ñàn hợp lý theo mùa khai thác
- Tạo chúa mới ñể thay thế chúa già

7
- Luôn kiểm tra bánh tổ
- Luôn kiểm tra bên ngoài tổ
- ðầu ra của sản phẩm, thị trường tiêu thụ
- Chất lượng mật ong

8
Chương 2: SINH HỌC ONG MẬT

I.CÁC GIỐNG ONG MẬT Ở VIỆT NAM

1.1 Phân loại ong mật

Trong lớp côn trùng có 20.000 loài ong. Về cấu tạo cơ thể, có những loài ong
không ngòi ñốt, nhưng cũng có loài ong có cơ quan ngòi ñốt ñể tự vệ và bảo vệ tổ của
mình. Theo ñặc tính sinh sống thì có 60% loài ong sống ñơn ñộc như ong lỗ, ong vò vẽ,
ong bầu và có 40% loài ong sống thành xã hội. Những ñàn ong sống thành xã hội, và
các cá thể sống suốt ñời trong một cộng ñồng xã hội gọi là ðÀN. Các thành viên trong
ñàn có cùng chung một mục tiêu là bay ñi thu hoạch thức ăn về ñể nuôi dưỡng các
thành viên trong tổ và dự trữ thức ăn dành cho mùa khan hiếm. Thức ăn chủ yếu ñể dự
trữ là mật ong nên người ta gọi những ñàn có tập tính trên là ong mật.

Trong hệ thống phân loại, ong mật thuộc:


- Giới ñộng vật (Animalia)
- Ngành chân khớp (Arthropoda)
- Lớp côn trùng (Insecta)
- Bộ cánh màng (Hymenoptera)
- Họ ong (Apidae)
- Họ phụ ong có ngòi ñốt (Apinae) và ong không ngòi ñốt (Melliponinae)
- Giống ong mật (Apis)

Ong không ngòi ñốt (stingless bee) thường sống các ống tre, hay các cột bê tông
thường có ong không ngòi ñốt làm tổ. Chúng không có kim chích ñể tự vệ, nhưng
chúng tiết ra chất keo nhựa làm ñối phương rất khó có thể thoát khỏi khi bị dính chất
nhựa này. Các lỗ tổ của ong này có dạng hình cầu và dính chùm nhau như chùm nho.
Mỗi chùm có chứa hoặc là thức ăn, hoặc là nhộng ong. Dân gian gọi ong không ngòi
ñôt là ong Dú vì khi thức ăn ñược mang về, chúng không chế biến mà ñể dú chín tự
nhiên trong mỗi lỗ tổ. Mật ong của ong Dú có sản lượng ít hơn và chua hơn mật ong do
ong có ngòi ñốt chế biến.

Trong các giống ong mật, có loài Apis mellifera (A.m) là có ý nghĩa kinh tế hơn
cả.

Qua quá trình tiến hóa, ong ñược chia ra làm nhiều chủng, sống thích nghi với
từng miền, vùng ñịa lý và có hình thái kích thước, màu sắc và ñặc tính khác nhau. Tên
của chúng ñược ñặt theo tên ñịa phương cư trú hoặc theo ñặc trưng hình thể của chúng.
Thí dụ như loài Apis mellifera có trên 20 chủng khác nhau như A.m ligustica, A.m
caucasia, A.m. mellifera, A.m.iran, A.m.sahariensis, A.m. karpat…

Ở Việt Nam có 4 giống ong mật ñang ñược chú ý ñể khai thác mật:

+ Ong gác kèo, hay còn ñược gọi là ong khoái, ong ñại Ấn (Apis dorsata)

9
+ Ong ruồi, hay còn gọi là ong tiểu Ấn, ong hoa (Apis florea)
+ Ong nội ñịa, hay còn ñược gọi là ong trung Ấn, ong rằn (Apis cerana)
+ Ong Ý, hay còn ñược gọi là ong ngoại nhập (Apis mellifera)

1.2. Các ñặc ñiểm ñể phân biệt các giống ong mật ở Việt Nam.

Các giống ong mật ở Việt Nam có ñặc ñiểm khác nhau ñược thể hiện ở bảng 1.

Ong có một bánh tổ và sống lộ thiên ưa sáng là A. dorsata và A.florea, chúng


vẫn còn hoang dã, chưa thuần hóa ñược ở Việt Nam. Ong A.cerana và A. mellifera ưa
tối, cho nhiều năng suất mật và dễ thuần hóa, nhất là A.m. ðối với ong A.cerana, theo
phân bố ñịa lý có ba chủng ong như sau: A.c.japonica thường sống ở các ñảo phía
ðông Á. A.c.cerana sống ở phía bắc như Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, Lào, Ong
A.c.indica sống ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Ấn ñộ, Miến
ðiện…

1.3. Một số vấn ñề lưu ý khi nghiên cứu về ong mật:

Khi nghiên cứu về ong mật, chúng ta cần lưu ý ñến các ñiểm sau:

a/ Ong mật sống thành từng ñàn nên việc nghiên cứu muốn có tính chính xác thì
không phải chọn số con/ ñàn mà nên chọn nhiều ñàn/ ñiểm ñặt ong ñể theo dõi kết quả.

b/ Trong tổ ong có các giai ñoạn phát triển liên tục, các công việc ñược tiến hành
hài hòa và ổn ñịnh theo ñộ tuổi của ong thợ và theo các mùi pheromon tồn tại trong tổ
ong. Vì vậy việc ghi nhận số liệu sẽ cản trở công việc của ong, khiến chúng có thể bốc
bay hoặc rối loạn công việc. ðiều này ảnh hưởng ñến số liệu và những ghi nhận trong
quá trinh nghiên cứu.

c/ Lưu ý tính ñồng nhất khi chọn ñàn thí nghiệm vì mỗi ñàn ong có qui luật hoạt
ñộng và phát triển khác nhau.

II.CẤU TẠO CƠ THỂ ONG

2.1 Cấu tạo bên ngoài của ong

Ong mật là côn trùng có ba phần gồm ñầu, ức và bụng. Bên ngoài cơ thể bao
phủ bởi lớp da cứng, rắn chắc và ñàn hồi gọi là kitin.

2.1.1. Kitin:

Kitin (chitin) có tính ñàn hồi, có chứa ni tơ trong phân tử polysacharid. Kitin
khó tan trong nước, trong các loại muối, acid, nhưng dễ tan trong dung dịch kiềm.

10
Hình 2.1 : Cấu tạo hóa học của kitin

Lớp kitin này có chức năng như da của ñộng vật, như bộ khung xương của các
loài có xương sống. Trên lớp kitin có bao phủ lớp lông nhiều hình dạng khác nhau: một
nhánh hoặc nhiều nhánh. Vai trò của lớp lông cũng khác nhau: làm sạch vệ sinh cơ thể
khỏi bụi và phấn hoa, giữ thăng bằng khi bay, có nhiều thần kinh trên lông gồm thần
kinh xúc giác, khứu giác. Màu sắc của kitin phụ thuộc vào mỗi loài ong.

Các nghiên cứu gần ñây cho thấy ve Varroa thích ký sinh lên ong sống trong tổ
hơn ký sinh lên ong thu hoạch phấn hoa. Nguyên nhân là do lớp kitin của ong thu
hoạch phấn hoa có chứa carbohydrat tên là (Z)-8-heptadecence nhiều hơn trong lớp
kitin của ong nuôi dưỡng. Chất này tạo nên mùi khó chịu, làm giảm sự sinh sản của ve
Varroa

2.1.2. ðầu:

ðầu của ong chúa và ong ñực dạng hình tròn trong khi ñầu của ong thợ hình tam
giác lệch về phía trước. Trên ñầu của ong có chứa các cơ quan mắt, râu, miệng.

a/ Mắt của ong có ba mắt ñơn và hai mắt kép. Mắt ñơn của ong chúa và ong ñực
nằm trước trán, mắt ñơn của ong thợ nằm ở ñỉnh ñầu ñể tiện việc quan sát môi trường
xung quanh nó.. Mắt ñơn có chức năng cảm nhận ánh sang. Mắt kép có chức năng ñể
nhìn các vật thể. Mắt kép nằm ở hai bên sườn ñầu. Mắt kép tập hợp nhiều mắt con có
cấu tạo bên ngoài là thủy tinh thể, bên trong là thân kinh thị giác, ñược bao phủ bởi các
sắc tố. Ong ñực có hơn 8000 mắt con, ong chúa có khoảng 5000 mắt con, ong thợ có
khoảng 4000 mắt con hợp lại.

b/ ðôi râu: Dựa vào số ñốt roi râu ñể phân biệt con ñục hay con cái ở ong mật. Ong
chúa và ong thợ có 10 ñốt ở mỗi râu, trong khi ong ñực có 11 ñốt roi râu. Râu của ong
giống như anten vì ñốt chân râu ñược gắn chắc lên phía trước của ñầu con ong bằng
lớp kitin mỏng và ñàn hồi ñể giúp ong có thể xoay tròn 3600 trong lúc ñịnh hướng âm
thanh và mùi vị xung quanh. Trên bề mặt của các ñốt roi râu có nhiều lỗ hốc nhỏ ñược
phủ bằng một màng xốp gọi là các lỗ khứu giác, gồm có nhiều tế bào khứu giác.

11
c/ Cơ quan miệng của ong ñược cấu tạo theo dạng gặm hút, không như những loài
ong khác là dạng hút chích.
Miệng của ong có môi trên và môi dưới. Môi trên che lấp miệng, mặt trước của
môi trên có ñôi hàm trên là hai phiến kitin cứng như ngàm của kiến vàng có chức năng
ñể tách xé bao phấn ñể thu hạt phấn hoa, ñể tách phiến sáp từ các ñốt bụng của ong thợ,
cắn mũ chúa, và gắp dọn vệ sinh tổ. Hàm trên của thợ rất phát triển. Hàm trên của ong
chúa rộng hơn của ong thợ. Hàm trên của ong ñực phát triển kém vì ong ñực không sử
dụng hàm trên trong ñời sống của mình.

Môi dưới gồm các phần gốc càm hình tam giác, phần dài to là càm chính, phần
dài nhỏ ngoài là lưỡi . ðầu lưỡi hơi rộng giống hình muỗng gọi là ñĩa liếm. Dọc theo
lưỡi có hai râu môi dưới. Lưỡi ñược bao phủ bởi lớp lông khứu giác và vị giác, có vòng
kitin ñể lưỡi co giãn ñược. Hàm dưới có gốc hàm và lá hàm. Vòi hút của ong bao gồm
hàm dưới và môi dưới, dùng ñể hút thức ăn dạng lỏng.

Hình 2.2: Cấu tạo phần ñầu của ong,


ðặc biệt phần miệng gồm môi trên, hàm trên, hàm dưới, râu lưỡi, vòi hút, ñầu lưỡi.

2.1.3. Ức của ong:

Còn gọi là ngực của ong. Ức của ong gồm có ba khoang là khoang ñầu, khoang
giữa và khoang sau. Khoang ñầu của ức phát triển kém, nối với phần ñầu của ong bằng
12
màng kitin mỏng, giúp ong có thể tự quay ñầu 3600 một cách dễ dàng. Mỗi ức có gắn
một ñôi chân. Ức giữa còn có thêm cánh trước, ức sau có thêm cánh sau.

- Cánh của ong: Ong có hai ñôi cánh màng: cánh trước và cánh sau. Tuy cánh của ong
chúa ngắn hơn bụng của ong chúa, nhưng chiều dài cánh của ong chúa dài hơn cánh
của ong thợ. Trên cánh có nhiều gân cánh làm cho cánh thêm vững chắc. Phần trên của
cánh sau có nhiều mốc cánh ñể mốc vào gân cánh của cánh trước ñể tạo thành một mặt
phẳng ñồng nhất gồm hai cánh ñể dễ dàng trong lúc bay. Tốc ñộ bay khi ong không
mang thức ăn là 65 – 70 km/giờ, khi mang thức ăn thì vận tốc bay giảm ñi một nữa.
Ong có thể vẫy cánh khoảng 200 – 400 lần/ giây. Ong nội ñịa bay xa 700 – 800 m , ong
Ý bay xa khoảng 2 km, ong khoái bay xa 4 – 5 km.

- Chân ong: Ong có ba ñôi chân gồm chân trước, chân giữa và chân sau. Mỗi chân có
5 ñốt gồm ñốt chậu, ñốt chuyển, ñốt ñùi, ñốt ống, và ñốt bàn chân.. ðốt bàn chân ñược
kết thúc bởi 5 ñốt và ñược kết thúc bởi 2 vuốt và có lớp ñệm phí mặt dưới giúp ong
bám chặt lên một mặt phẳng mà không trượt. Nhiệm vụ của chân ong là ñể chuyển
ñộng, thu hoạch phấn hoa, ñể làm vệ sinh cơ thể ong.

Chân trước: Ở ñốt ống có một cái cựa hợp với nữa hình vòng khuyên ở ñốt bàn
chân thứ nhất ñể dọn vệ sinh râu ñầu và chuyển phấn vào giỏ phấn.

Chân giữa: Ở mặt ngoài của ñốt ống có bộ phận ñặc biệt gọi là cựa ong dùng ñể
tháo viên phân từ giỏ phấn ở chân sau ñể cho vào lỗ tổ.

Chân sau: Mặt ngoài của ñốt ống hơi lõm có một lông cứng ở giữa ñể giữ cho
viên phấn hoa ñược chắc chắn trong lúc bay. Hai hàng lông dài và cong nằm ở phía
mặt ngoài của ñốt ống bao trọn viên phấn nên ñược gọi là “giỏ ñựng phấn. ðốt bàn
chân sau của ong thợ có nhiều dãy lông rậm cứng như bàn chải ñể ong làm sạch cơ thể
và lẩy các tấm sáp từ bụng ra, ñưa lên hàm trên nhai khi xây tổ. Ở ong chúa, các lớp
lông này phát ra âm thanh và mùi của chúa, vì vậy chúa ñi ñến ñau ñều ñể lại dấu vết
có mùi ñể ổn ñịnh ñàn.

13
Hình 2.3: Cấu tạo bên ngoài của ong

2.1.4. Bụng của ong:

Bụng của ong chúa có 6 ñốt, bụng của ong ñực có 7 ñốt. Mỗi vòng ñốt do mãnh
lưng và mãnh bụng khép kín lại bởi các sợi kitin mỏng, ñàn hồi. ðốt trước và ñốt sau
ñược nối bằng hai mấu kitin nhỏ ñàn hồi hình tam giác ñể bụng ong dễ dàng co giãn
ñược. Từ mãnh bụng thứ 2 ñến thứ 5 của ong thợ có ñôi tuyến sáp, nhưng ở ong chúa
và ong ñực thì không có. Tuyến sáp của ong thợ 3 – 4 ngày tuổi bắt ñầu phát triển, nếu
ñược ăn phấn hoa và mật ong nhiều thì ñến ngày tuổi từ 12 – 18 sự tiết sáp ñạt cực ñại,
ong tích cực xây tổ. Tuyến thơm Nasonoff nằm ở giữa ñốt bụng thứ 6 của ong thợ giúp
ong thợ tìm ñược mùi của nhau ñể ổn ñịnh ñàn và ñể biết mùi của thức ăn ñể thu
hoạch.

14
Phần cuối ñốt bụng của ong thợ có ngòi ñốt phát triển, nhưng ong ñực thì không
có cơ quan này. Ngòi ñốt của ong chúa trơn láng ñể tạo thành máng hứng trứng.

2.2. Cấu tạo bên trong của ong mật

2.2.1. Hệ thần kinh:

Thần kinh của ong gồm có thần kinh trung ương, thần kinh ngoại vi và thần
kinh giao cảm.

- Thần kinh trung ương có não, hạch thần kinh ngực, và hạch thần kinh bụng.

+ Não ñiều khiển mọi hoạt ñộng của cơ quan bên ngoài và cơ quan bên trong
của ong. ðặc biệt là các cơ quan vùng ñầu như mắt, râu, vòi hút.

+ Hạch thần kinh ngực ở ong có hai hạch ở ñốt giữa và ñốt sau có nhiệm vụ ñể
ñiều khiển cánh và chân.

+ Hạch thần kinh bụng: ở ong ñực có 5 hạch, ong chúa và ong thợ có 4 hạch ñể
ñiều khiển các cơ quan bên trong.

- Thần kinh ngoại vi: ñiều khiển các hoạt ñộng ở bên ngoài cơ thể của ong từ phần
ñầu, ức và bụng.

- Thần kinh giao cảm: ðiều khiển mọi hoạt ñộng của các cơ quan bên trong cơ thể
của ong như cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và sinh sản.

2.2.2. Cơ quan cảm giác của ong:

Gồm có các cơ quan xúc giác, vị giác, khứu giác, thính giác và thị giác.

- Cơ quan xúc giác: nằm ở râu ñầu, râu hàm dưới, môi. Mỗi chân lông ở các cơ quan
này nối liền với dây thần kinh ngoại vi và thần kinh trung ương. Thần kinh xúc giác
của ong rất nhạy với những biến ñổi môi trường xung quanh chúng, ñặc biệt ñối với sự
thay ñổi ñột ngột của nhiệt ñộ, ánh sáng, tiếng ñộng.

- Cơ quan khứu giác và vị giác: ong phân biệt ñược nồng ñộ ngọt của thức ăn, nhưng
phân biệt vị ñắng rất kém. Thần kinh vị giác nằm ở lưỡi, thần kinh khứu giác nằm ở râu
ñầu.
- Cơ quan thính giác và phát âm: Thần kinh thính giác tập trung nhiều ở ñốt thứ hai
của râu ñầu và ñốt chayfowr chân trước của ong. Cơ quan phát ra âm thanh là ở ñôi
cánh.

- Cơ quan thị giác của ong nằm ở mắt ñơn và mắt kép. Ong ñực nhìn vật thể tốt hơn
ong chúa và ong thợ vì chúng có nhiều mắt con ở mỗi mắt kép. Nhưng về cảm nhận

15
ánh sáng thì ong thợ cảm nhân ñược tốt hơn vì ba mắt ñơn nằm ở ñỉnh ñầu có thể nhận
ánh sáng từ mọi phía.

2.2.3. Cơ quan tiêu hóa và hệ tiêu hóa

a/ Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:

Cơ quan tiêu hóa của ong mật gồm có ruột trước, ruột giữa và ruột sau.

- Ruột trước: gồm có miệng, thực quản và diều mật. Diều mật là một túi mỏng, trong
suốt, dùng ñể chứa mật hoa. Diều mật ở mỗi giống ong có chứa thể tích khác nhau, sức
chứa tối ña khoảng 50 – 60 mg, nhưng bình thường chúng chỉ chứa 35 – 45 mg thức
ăn. Diều mật ngăn cách ruột giữa bằng một cái van ñể thức ăn có thể ñược giữ lại và ợ
ngược trở ra ngoài cơ thể ong. Van có cấu tạo giống như một cái phễu dầy mà một ñầu
nhỏ kết nối vào ruột giữa, miệng phình rộng hình chữ X gồm 4 miếng cơ hình tam
giác.

- Ruột giữa: là dạ dày của ong mật có dạng hình ống dài 12 – 13 mm với nhiều lớp
nhăn. Dịch tiêu hóa phát triển ñể tiêu hóa thức ăn thành dưỡng chất thấm vào thành
ruột

- Ruột sau: Gồm có ruột non và ruột già.

Khi thức ăn ñược ñưa từ ruột giữa xuống, chúng tiếp tục hấp thu ở ruột non.
Những thức ăn không hấp thu ñược sẽ di chuyển xuống ruột già, bị mất nước và dưỡng
chất, trở thành chất bã và hình thành nên phân ñể thải ra ngoài. Ruột già có nhiều nếp
nhăn nên có thể trữ ñược một lượng lớn chất bã khi ong không thể ra ngoài tổ ñể bài
tiết. Trong ruột già có 6 tuyến tiết ra men catalaza ñể giữ cho phân không bị thối.

Hình 2.4: Cấu tạo các cơ quan bên trong của ong thợ
16
b/ Tuyến tiêu hóa ở ong hay còn gọi là truyến nước bọt, gồm có 4 ñôi tuyến: tuyến
hàm trên, tuyến họng, tuyến sau ñầu và tuyến ngực.

- Tuyến hàm trên: ñược phân bố ở gốc hàm trên. Ong chúa và ong thợ phát triển tuyến
này. Từ tuyến này ở ong thợ non tiết ra chất tham gia vào thành phần của sữa ong chúa,
ở ong thợ lớn tuổi tiết ra chất hòa tan sáp trong quá trình xây tổ, ở ong chúa tiết ra
pheromon.

- Tuyến họng: Nằm ñằng trước não, ống tiết dịch hướng xuống dưới họng. Tuyến họng
ở ong thợ 8 – 12 ngày tuổi tiết ra sữa ong chúa ñể nuôi ong chúa hoặc nuôi ấu trùng tổi
nhỏ. Khi ong thợ chuyển sang việc chế biến mật ong thì tuyến họng có chứa ngày càng
nhiều men invertaza. Ong chúa và ong ñực không có tuyến này.

- Tuyến sau ñầu: Nằm ñàng sau não, ống dẫn của tuyến ñổ vào môi dưới. Chất tiết của
tuyến này như chất mỡ ñể bôi trơn phần kitin vào phần lưỡi. Ong ñực không phát triển
tuyến này.

- Tuyến ngực: Nằm ở phần ngực, ống dẫn ñổ chung vào tuyến sau ñầu. Chất tiết của
tuyến này ñược coi là nước bọt, có khả năng hòa tan các tinh thể ñường cứng và có tác
dụng tăng cường hoạt tính của các men ở ruột giữa. Tuyến ngực phát triển ở ong chúa,
ong thợ và ong ñực.

Hình 2.5: Tuyến nước bọt của ong


1. Tuyến hàm trên; 2.Tuyến họng; 3. Tuyến sau ñầu; 5. Tuyến ngực

2.2.4. Hệ tuần hoàn:

Hệ tuần hoàn của ong là một hệ thống hở, có cấu tạo gồm ñộng mạch và tim.

17
- ðộng mạch nối từ tim ở vùng bụng ñến thẳng vùng ñầu, ở phần tiếp giáp giữa bụng
và ngực của ong, ñộng mạch có hình xếp như lò xo ñể có thể chuyển ñộng nhịp nhàn
theo cơ thể khi ong bay hay co cong bụng lúc hút thức ăn dạng lỏng.

- Tim của ong mật có 5 buồng hình dạng giống trái me chua, ở hai bên sườn của mỗi
buồng có cửa tim ñể máu từ xoang bụng ñược lùa vào tim, buồng tim sau cùng khép
kín. Cơ của buồng tim hình rẽ quạt nên co bóp một cách liên tục ñể vận chuyển máu
vào tim theo cơ chế sau: khi buồng tim phình ra, máu ở bên ngoài tim, vùng bụng, ñổ
vào tim qua cửa buồng tim sau cùng. Khi máu ñầy trong buồng tim thì tim co thắt ñể
ñẩy máu dồn lên buồng tim kế tiếp ñể, buồng tim này phình ra ñể nhận máu từ buồng
tim liền sau nó và má từ cửa tim ñẩy vào. Năm buồng tim hoạt ñộng so le liên tục ñể
bơm dưỡng chất từ khoang bụng ñưa vào tim, rồi ñến ñộng mạch và thoát ra ngoài hệ
tuần hoàn ở phần xoang ñầu. Tại ñây máu sẽ lan tỏa ra ñều khắp các cơ quan của ong,
những cơ quan nào hoạt ñộng mạnh, cần dinh dưỡng thì sẽ hút dưỡng chất nhiều hơn
các cơ quan khác theo hiện tượng thẩm thấu, dưỡng chất còn dư sẽ chuyển hóa dần
thành hai dạng, một dạng dưỡng chất có tinh acid ñược dự trữ vào túi nọc lớn, một
dạng có tính kiềm ñược dự trữ vào túi nọc nhỏ của ong. Các dưỡng chất này sẽ tự hủy
ñi theo tuổi thọ khi ong không cần dùng ñến. Vì vậy hệ thống tuần hoàn ở ong là một
hệ thống hở.

Máu của ong không có hồng cầu nên không có màu sắc, chủ yếu là huyết tương
(plasma) và bạch huyết cầu (hêmôxit). Máu chiếm 23 – 30% trọng lượng cơ thể ong.
Bạch huyết bơi trong huyết tương, có nhiệm vụ bảo vệ và bao vây và tiêu diệt vi
khuẩn. Trong máu có chứa ñủ các dưỡng chất như ñạm, ñường, béo, khoáng, vitamin,
và một số men.

2.2.5. Hệ hô hấp

Cấu tạo của hệ hô hấp của ong gồm có; các lổ thở, các ống khí quản, túi khí, vi
khí quản.

- Lỗ thở có van ñóng mở ñược. Ba ñôi lỗ thở nằm ở hai bên sườn phần ngực, ở phần
bụng có 6 ñôi lỗ thở.

- Ống khí quản nối lỗ thở ñến các túi khí, từ túi khí các ống khí quản phân nhánh nhỏ
hơn gọi là vi khí quản, chúng dễ xâm nhập vào từng tế bào, từng mô của các cơ quan.

- Túi khí: làm nhiệm vụ dự trữa khí. Phần ñấu có 3 ñôi túi khí, phần ngực có 2 ñôi túi
khí, phần bụng có 1 ñôi túi khí rất lớn. Mỗi cặp túi khí ñược nối với nhau bởi ống khí
quản lớn.

Khi hô hấp, oxy ñược ong hít vào qua các lỗ khí sẽ ñến các túi khí và ống khí
quản lớn theo hiện tượng thông khí cơ học do tăng giảm thể tích khí. Từ các vi khí
quản, oxy ñến các tế bào và các mô bằng con ñường khuếch tán.

18
Khi hô hấp, ong bài tiết lượng nước ra ngoài cơ thể dưới dạng hơi qua các lỗ
chân lông của ong. Nếu ẩm ñộ không khí bảo hòa, ong không thể thoát ñược hơi nước
dư thừa ra ngoài không khí thì cơ thể ong sẽ bị ẩm ướt gọi là hiện tượng hấp hơi, ong
sẽ bị chết khi ngạc nhiều hơi nước.

Vào mùa hè khi ong hoạt ñộng mạnh, và nhiệt ñộ không khí tương ñối cao (24 –
250C) thì 1kg ong sẽ tiêu thụ bình quân 20 lít không khí/giờ. Vào mùa ñông, hai yếu tố
trên giảm thì ong tiêu thụ khoảng 4 lít không khí/ giờ.

Nhiệt ñộ cơ thể ong không giống như nhiệt ñộ của cả tổ ong vì ong là ñộng vật
máu lạnh nên nhiệt ñộ cơ thể của chúng tự ñiều tiết qua quá trình hô hấp, thân nhiệt của
chúng phụ thuộc vào nhiệt ñộ của không khí và năng lượng sinh ra ñể hoạt ñộng trong
quá trình sống.

2.2.6. Hệ bài tiết

Cơ quan bài tiết của ong gồm các ống Manphigi. Mỗi ống dài khoảng 20 mm,
dầy từ 0,01 – 0,02 mm, nằm trong xoang bụng của ong có một ñầu ngập trong máu của
ong và một ñầu ñổ vào chổ tiếp giáp giữa ruột giữa và ruột sau. Số lượng ống
Manphigi phụ thuộc vào các giống ong, dao ñộng từ 80 – 100 ống. Vai trò của các ống
bài tiết là hấp thu các acid uric và các muối Natri và Kali không cần thiết ñối với cơ thể
từ máu ñể chuyển tải chúng vào ruột sau và thải ra ngoài hậu môn. Do ñó, phân của
ong vừa là cặn bã của thức ăn, vừa là nước tiểu. Các ống Malphigi tương tợ như thận
của ñộng vật bậc cao.

2.2.7. Các cơ quan sinh sản

a/ Cơ quan sinh dục của ong ñực gồm một ñôi dịch hoàn, ống dẫn tinh, tuyến phụ,
và bộ phận giao phối.

Tinh trùng ñược sinh ra từ ống sinh tinh. Mỗi dịch hoàn có chứa 200 ống sinh
tinh nhỏ dạng sợi. Mỗi ong ñực có từ 0,43 – 0,5 mg tinh dịch, chứa 10,9 triệu tinh
trùng.

b/ Cơ quan sinh dục của ong chúa gồm hai buồng trứng, ống dẫn trứng, túi chứa
tinh, ống phóng tinh, âm ñạo, máng trứng (ngòi ñốt)

Buồng trứng hình quả lê phần rộng nằm ở phí dưới bụng, hai ñầu tóp trên ñược
tiếp xúc với nhau. Ong chúa phát triển tốt có khoảng 180 – 200 ống trứng, mỗi ống
trứng có từ 12 – 13 ngăn trứng.

Túi chứa tinh hình cầu, có ñường kính từ 1,5 – 1,8 mm, là nơi dự trữ và bảo
quản tinh trùng sau khi giao phối với ong ñực. Ong chúa giống Apis mellifera có ñường
kính tí trữ tinh là 1,6 mm, chúa ñược 17 mm3 tinh dịch của ong ñực.

19
Ong chúa ñược nở ra từ trứng có thụ tinh. Trong suốt giai ñoạn ấu trùng ñược
nuôi bằng sữa ong chúa. Dưỡng chất này có lượng ñường cao gấp ba lần ñường có
trong sữa nuôi ong thợ (34 % ñường) nên thúc ñẩy sự hình thành và phát triển hocmon
ấu trùng, nhộng ong chúa. Càng nhiều hocmon này (hocmon Neotenin) thì càng nhiều
lần lột xác và mau hóa thành ong. Hocmon Neotenin này cũng rất cần thiết ñể sản xuất
trứng một cách bình thường ở ong chúa. Ong thợ không phát triển ñược buồng trứng vì
có ít Neotenin trong máu.

c/ Cơ quan sinh sản của ong thợ: Có cấu tạo giống cơ quan sinh sản của ong
chúa, nhưng buồng trứng không phát triển, và có khoảng 1 – 12 ống trứng. Ong thợ
giống nội ñịa có 17 ống trứng, ong gác kèo có 66 ống trứng. Ong thợ không có túi chứa
tinh, không bay giao phối với ong ñực. Nhưng khi mất ong chúa thì ong thợ vẫn ñẻ
ñược trứng, hiện tượng này gọi là hiện tượng sinh trinh ở ong mật.

III. SINH LÝ SINH SẢN VÀ PHÁT DỤC CỦA ONG TRONG TỔ

3.1 Sự sinh sản cá thể:

Ong mật là côn trùng ñược phát triển thành thục qua 4 giai ñoạn: trứng - ấu
trùng - nhộng - ong. Ba giai ñoạn ñầu nằm trong lỗ tổ, có sự biến hóa hình thái ñể
chuyển sang giai ñoạn kế tiếp. Giai ñoạn ong sống ở bề mặt của bánh tổ và thường ở
ngoài ñồng ñể tìm kiếm, thu lượm thức ăn.

- Trứng mới ñược ñẻ ra màu trắng xanh bóng, hình dạng cong như quả chuối, thẳng
ñứng ở giữa ñáy lỗ tổ. Ngày sau trứng không còn ấm nên không dính mà hơi ngã
nghiêng một bên, trong trứng có nhân ñang phân chia và ñang hình thành các tế bào, cơ
quan trong có thể ong. Trứng ở ngày tuổi thứ 3 nằm hẳn dưới ñáy lỗ tổ. Nhìn vào chiều
nghiêng của trứng, người nuôi ong biết ñược sự hiện diện của ong chúa trong ñàn. Khi
không thấy trứng 3 ngày tuổi mà thấy ong trở nên dữ chứng tỏ ñàn mất chúa từ 1 – 2
ngày trước. Nếu ong chúa có trong ñàn nhưng không có trứng, nghĩa là ong chúa
ngừng ñể ñể chuẩn bị cho chuyến bay xa bỏ tổ.

- Ấu trùng mới nở màu trắng xanh mướt, có dạng hơi thẳng sau ñó cong dần thành
hình chữ C. Ấu trùng lột xác hầu như mỗi ngày ñể lớn lên. Ba ngày ñầu ấu trùng ñược
cho ăn sữa ong chúa, sau ñó ấu trùng ñược chuyển sang ăn lương ong và mật ong.
Riêng ấu trùng ong chúa ñược cho ăn sữa ong chúa ñến khi chuyển hóa thành nhộng.
Ấu trùng ñược cho ăn rất nhiều lần trong ngày (từ 1000 – 3000 lần). Vì vậy ấu trùng
lớn rất mau: ấu trùng ong thợ tăng 300 lần, ấu trùng ong chúa tăng 3000 lần. Ấu trùng
nhỏ ngày tuổi nằm không kín ñáy tổ, nhỏ như sợi chỉ mảnh. Ấu trùng hơn 4 ngày tuổi
dầy lên và chiếm bề ngang lẫn bề cao lỗ tổ. Khi ñược 6 ngày tuổi, ấu trùng duỗi thẳng
ra ñể chuẩn bị hóa nhộng. Ấu trùng tiếp nhận thức ăn bằng cách thẩm thấu vào màng
ruột giữa, lúc này ruột giữa và ruột sau không nối liền nhau. Khi hóa nhộng, ruột giữa
vỡ ra, phân ñộng lại ở ñáy lỗ tổ. Khi ong chui ra khỏi lỗ tổ thì ong thợ mới ñến ñê dọn
vệ sinh.

20
- Nhộng ong: nhộng ong màu trắng ñục, sau ñoa chuyển sang mà hồng rồi màu nâu
sẫm do sắc tố trong cơ thể bắt ñầu hoạt ñộng. Giai ñoạn tiền nhộng các cơ quan cánh
chân và cơ quan bên trong hình thành dần. Mắt kép có sắc tố tăng dần. Dựa vào mắt,
người nuôi ong biết ñược tuổi của nhộng. Nhộng kéo kén và thảy phân dưởi ñáy lỗ tổ.
Ong trám nắp các lỗ tổ ñể giữ nhiệt ñộ ổn ñịnh cho việc hóa nhộng thành công.

Trứng phát triển trong 3 ngày ở ong chúa, ong thợ, ong ñực.

Ấu trùng phát triển theo lần lượt 5 – 6 – 7 ngày ñối với ong chúa, ong thợ, ong
ñực.

Nhộng phát triển theo lần lượt 8 – 12 – 14 ngày ở ong chúa, ong thợ và ong ñực.

Ong chúa nở sau 16 ngày nằm trong lỗ tổ, kể từ trứng . Ong thợ nở sau 21 ngày,
ong ñực nở sau 24 ngày kể từ trứng.

3.2 Sự sinh sản tập thể (chia ñàn tự nhiên)

Các cá thể ong trong ñàn ong lớn dần lên, thực hiện các công việc theo sự phát
triển của cơ thể. Ong chúa ñược ăn nhiều sữa ong chúa nên gia tăng sức ñẻ trứng, làm
cho dân số trong ñàn tăng lên ñáng kể. Mùa sinh sản của côn trùng thúc ñẩy dân số ong
trong ñàn càng tăng, ñến một thời ñiểm pheromon của ong chúa không thể ảnh hưởng
toàn ñàn thì tổ ong chuẩn bị chía tách nhỏ ra, hiện tượng này gọi là sinh sản tập thể.
Như vậy, trong ñiều kiện tự nhiên, một ñàn ong nguyên vẹn sản sinh bằng cách tách ra
một phần cùng với ong chúa tạo thành ñàn mới, gọi là sự chia ñàn.

Ong chuẩn bị cho việc chia ñàn từ 15 – 20 ngày trước ñó. ðầu tiên ong chuẩn bị
số lượng ong ñực rất lớn, sau ñó xây mũ chúa. Khi ñẻ trứng vào các tỗ tổ ong chúa (mũ
chúa) thì chuá giảm dần sức ñẻ trứng ñể bụng nhẹ, dễ bay xa. Ba ngày trước khi ñi,
chúa ngưng ñẻ trứng. Những ong chúa già tiết ra mùi pheromon yếu kém sẽ dẫn các
ong non tách tổ bay ñi, nhường chổ cho ong chúa mới sắp nở.

Trong việc nuôi ong lấy mật, người nuôi ong cũng có thể không muốn gia tăng
số lượng ñàn vì ảnh hưởng ñến sản lượng mật khai thác. Vì vậy họ có thể ngăn ngừa sự
chia ñàn bằng các biện pháp sau:

- Chọn lọc và nuôi ong có tính tụ ñàn lớn


- Kịp thời thay chúa già bằng chúa tơ
- Hủy bỏ nhộng ong ñực, hủy bỏ mũ chúa, cho ong xây thêm bánh tổ mới,
chuyển bớt cầu nhộng sang những ñàn yếu, ñàn có chúa tơ.
- Nới rộng khe ong, hoặc cho thêm cầu không có nước trong các lỗ tổ ñể ong
quạt gió, giảm nhiệt
- ðặt thùng ong dưới bóng mát, tạo diều kiện cho ong làm việc như cho vào ñàn
cầu ong có ấu trùng nhỏ ngày tuổi ñể ong nuôi, loại bớt ccaauf ñen cũ ñể ong tăng tốc
xây cầu.

21
3.3. Tập tính của ong

Tập tính của ong hay còn gọi là hành vi hoạt ñộng của ong theo sự phản xạ có
ñiều kiện và không ñiều kiện ñể thích nghi với môi trường sống của ong.

a/ Phản xạ không ñiều kiện là phản xạ bẩm sinh, không qua thời kỳ luyện tập và ñược
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thí dụ hành vi chích kẽ thù, thấy khói là chạy
trốn, cho ấu trùng ăn, di thu hoạch thức ăn, chia ñàn hay bốc bay.

Việc ñi thu hoạch thức ăn là phản xạ không ñiều kiện, nhưng do sự biến ñổi của
màu sắc bông hoa, thì việc tìm kiếm thức ăn sẽ thay ñổi theo ñiều kiện của nguồn thức
ăn hiện có. Phản xạ này là phản xạ có ñiều kiện.

b/ Phản xạ có ñiều kiện ñược xuất hiện trong quá trình sống, là mối quan hệ tạm thời
giữa thần kinh trung ương với ngoại cảnh. Khi ngoại cảnh thay ñổi thì phản xạ này
cũng sẽ kết thúc.

IV. ðẶC TÍNH DI TRUYỀN Ở ONG

4.1. Sự thụ tinh ở ong chúa:

- Vì túi trữ tinh trong cở thể của ong chúa có thể chứa tinh dịch của từ 8 – 10 ong ñực
nên khi giao phối ong chúa sẽ phối với nhiều ong ñực mà ta không thể kiểm soát ñược
nguồn gốc của ong ñực này. Do ñó, trong ñàn sẽ có nhiều ong thợ có cùng mẹ khác
cha.

- Ong chúa giao phối với ong ñực trên không trung vào những ngày quang ñãng trời
không có gió. Khi ñiều kiện thuận lợi, ong chúa chỉ ra ngoài tổ một lần ñể giao phối.
Khi thời tiết không thuận lợi, ong chúa bay ñi giao phốimột buổi rồi nghỉ ñể ñến ngày
hôm sau bay ñi giao phối tiếp cho ñến khi túi trữ tinh ñầy tinh trùng rồi mới nghỉ bay.

Tuy nhiên, những ong chúa gặp trục trặc như vậy thì sức ñẻ trứng không tốt.
Khi bắt ñầu ñẻ trứng thì chúa không bay ñi giao phối nữa, chúa chỉ ra khỏi tổ cùng với
cả tổ trong trường hợp bốc bay hoặc với một số lượng ong non trong trường hợp chia
ñàn.
Khi kết thúc chuyến bay cuối cùng, ong chúa về tổ với sợi tơ nhỏ trắng ngà ở
cuối bụng. ðây là cơ quan giao cấu của ong ñực cuối cùng, gọi là ñay giao phối. Nhìn
thấy dấu hiệu này, cả ñàn ong sôi ñộng hơn, ong thợ xúm quanh ong chúa ñể giúp tháo
gỡ ñay ra, nhóm ong thợ khác chải lông cho ong chúa, nhóm khác dùng vòi hút ñể cho
ong chúa ăn sữa ong chúa.

- Lúc ban ñầu chúa ñẻ trứng không ñều và ñôi khi là trứng không thụ tinh. ðến tuần lễ
thứ nhì thì chúa ñẻ trứng ñều ñặn theo hình xoắn ốc từ trung tâm bánh tổ xoáy ra ngoài
bìa bánh tổ. Sức ñẻ trứng của ong chúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống ong, thức ăn,
và mùa vụ nuôi ong.

22
- Ong chúa ñẻ ra hai loại trứng là trứng thụ tinh và trứng không thụ tinh. Trứng thụ tinh
sẽ nở ra ong cái, có thể là ong chúa hay có thể là ong thợ, chúng có nhiễm sắc thể 2n =
32. Trứng không thụ tinh sẽ nở ra ong ñực, vì chỉ nhận ñược gen di truyền từ mẹ nên
ong ñực là cá thể ñơn bội 1n = 16.

4.2. Hiện tượng cận huyết ở ong mật:

Nếu không thụ tinh nhân tạo hay ñưa chúa tơ và ong ñực ñến bãi giao phối cách
ly thì ta không thể nào biết ñược nguồn gốc của ong ñực sẽ giao phối với chúa tơ. Vì
vậy hiện tượng cận huyết cũng dễ xảy ra ở các ñàn ong ñược nuôi lâu năm.

- Theo kinh nghiệm thực tế của người nuôi ong nội ñịa (A. cerana) cho thấy nếu ong
ñực và ong chúa tơ cùng ñược sinh ra từ một chúa mẹ thì thế hệ mới nở (F1) khi chúng
giao phối nhau vẫn chưa có hiện tượng cận huyết, các thế hệ này cho năng suất mật
cao, siêng năng thu dọn vệ sinh tổ nên ít có dịch bệnh. Tuy nhiên, khi ong chúa tơ và
ong ñực ở F1 giao phối nhau thì thế hệ do chúng sinh ra là F2 sẽ bắt ñầu có hiện tượng
cận huyết. Nếu các ong chúa tơ và ong ñực F2 giao phối nhau thì tỷ lệ cận huyết càng
gia tăng ở F3. ðến thế hệ F5 - F6 thì ong suy giảm mạnh, cũng có thể là sẽ tiêu hết ong.

- Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi ong chúa giao phối với ong ñực cùng họ hàng
(từ F2 trở ñi) thì trong ñàn ong có hiện tượng nhộng ong thợ vít nắp không ñều trên các
bánh tổ.

- Mackensen (1951) cho rằng giới tính của ong mật ñược xác ñịnh bởi nhiều alen tại 1
ổ (locus) gen ñơn, nơi mà các cá thể dị hợp tử có 2 alen khác nhau là cá thể cái, còn cá
thể ñồng hợp tử có 2 alen giống nhau là các ong ñực lưỡng bội. Như vậy, ong ñực
lưỡng bội cũng sẽ có 32 nst. Woyke (1963) ñã thấy rằng các ấu trùng ong ñực lưỡng
bội sau khi nở một vài giờ thì tiết ra chất “cannibalism” khiến ong thợ ñến thu dọn ñi.
Nếu ấu trùng lưỡng bội vẫn còn sống sót thì chúng sẽ trở thành ong ñực có mắt kép bị
trắng ñục vì gen sắc tố không hoạt ñộng của chúng không hoạt ñộng.

4.3. Công tác giống trong nghề nuôi ong

Công tác giống với ñối tượng là ong mật khác biệt rất lớn ñối với công tác giống
vật nuôi và cây trồng. Một trong sự khác biệt ñó là ong mật tự chọn lọc và loại bỏ
những cá thể không ñạt theo yêu cầu hoạt ñộng của cả ñàn. Thí dụ như ong chọn những
ấu trùng tốt, khỏe, trẻ ñể bồi dục trở thàng ong chúa trong trường hợp thay thế chúa tự
nhiên. Ấu trùng cũng ñược ong thợ chọn lọc rất chuẩn ñịnh ñể ñược ăn sữa ong chúa từ
khi mới nở ñến khi kéo kén. Ong thợ cũng có chọn lọc một ong chúa từ nhiều ong chúa
sắp nở ñể duy trì ñàn. Không phải ong chúa nào giới thiệu vào ñàn mất chúa thì ong
thợ cũng sẽ chấp nhận, vì ong thợ tuy mất chúa, nhưng chúng chọn lọc và chỉ giữ lại
cho tổ của mình ong chúa nào có mùi pheromon mạnh hơn cả. Do ñó, khi sự chọn lọc
nhân tạo trùng với chọn lọc tự nhiên thì vừa có lợi cho ñời sống phát triển ñàn ong, vừa
có lợi cho công tác giống ong mật.

23
Chọn lọc nhân tạo trong nghề ong gồm: chọn lọc quần thể, chọn lọc cá thể, chọn lọc
giống thuần.

4.3.1.Chọn lọc quần thể:

Toàn thể các tổ ong có trong trại nuôi ñều ñược phân loại ñể chọn lọc phân chia
nhóm theo chỉ tiêu muốn chọn.
+ Nhóm 1: Chỉ tiêu mong muốn ñạt chất lượng cao nhất. Trại giống tốt khi
trong trại có từ 10 – 25% ñàn ong thuộc nhóm này.
+ Nhóm 2: Chỉ tiêu ñạt chất lượng trung bình. Các ñàn này dùng ñể thu sản
phẩm và nhận ong chúa từ các ñàn ở nhóm 1 tạo ra.
+ Nhóm 3: Chỉ tiêu ñạt chất lượng yếu. Trong trại có số ñàn không quá 20%
trong tổng ñàn ñang có.

Sự chọn lọc quần thể ñược tiến hành nhiều năm. Từ nhóm 1 sẽ cơ cấu thành 3
loại ñàn: ñàn mẹ, ñàn nuôi dưỡng và ñàn bố. Các ong chúa của nhóm này sẽ ñược cung
cấp cho cả 3 nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3. Tuy nhiên, sau 3 – 4 năm khi có hiện tượng
cận huyết nên cần phải thu thập ñàn bố từ các trại ong khác ñể giao phối với chúa ñược
sinh từ ñàn mẹ. Những ong ñực trong tất cả các ñàn còn lại ñể phải hủy bỏ.

4.3.2.Chọn lọc cá thể:

Mục ñích là ñể kiểm tra thế hệ chúa tơ do chúa mẹ ñẻ ra

4.3.3.Chọn lọc giống thuần chủng:

Mục ñích lưu giữ lại phân loaì giống thuần, không bị lai tạp với phân loài khác.

V.CẤU TẠO TỔ ONG

Tổ ong là nơi ở của ong, chúng sinh sống trong tổ theo hình thức hoạt ñộng bầy
ñàn có tính tập thể trong một cộng ñồng xã hội. Những giống ong ưa sáng như ong gác
kèo, ong ruồi thì xây tổ ngoài trời có tính lộ thiên, ong ưa tối như ong Ý, ong nội ñịa
xây tổ trong hốc cây, vách ñá, trong cột ñiện, ngăn tủ trong nhà.

Nhiệt ñộ là nhân tố quan trọng nhất tác ñộng ñến ñời sống của ong, ñể mật ong mau
chín, trứng ong ñược nở tốt, ong non ñược ấm áp và ong thợ hăng hái làm việc thì nhiệt
ñộ trong tổ phải ñủ ấm. Khi nhiệt ñộ bên ngoài thay ñổi, các cá thể ong lập tức hiệu
chỉnh nhiệt ñộ trong tổ ñể duy trì ở mức ổn ñịnh: vùng có ấu trùng, nhiệt ñộ khoảng
360C, vùng có nhộng sắp nở thì nhiệt ñộ từ 32- 350C. Khi nhiệt ñộ môi trường cao, ong
quạt gió liên tục, lấy nước về tổ, giãn quân xổ nực, bám dây ngoài tổ cả ngày lẫn ñêm.
ðiều này làm ong mau mệt và phát triển kém. Khi nhiệt ñộ bên ngoài xuống thấp thì
ong trong tổ sẽ bu lại với nhau ñể ủ ấm. Ong xếp lớp trên bánh tổ tạo thành vảy như
mái ngói ñể dễ truyền nhiệt cho nhau và ấm cả tổ.

24
Ẩm ñộ trung bình trong tổ ong là 65 – 80%. Khi trời khô, ong ñể giọt mật quanh
các lỗ tổ ấu trùng và tăng tốc quạt cánh ñể giảm nhiệt ñộ và tăng ẩm ñộ trong tổ

5.1 Bánh tổ ong

Tổ ong gồm một số bánh tổ bằng sáp, xếp song song thẳng ñứng.

Hình 2.6: Các bánh tổ ñược xây lên từ sáp ong

Mỗi bánh tổ là một tấm nền sáp ñể ong xây lên vách tổ về phía hai bên. ðáy của
lỗ tổ không phẳng, mà là hình của 6 cạnh gặp ghềnh hợp bởi 3 hình thoi ghép lại với
nhau làm cho ñáy trũng xuống. Vì vậy các lỗ tổ ở hai mặt không nằm trên một trục
thẳng mà hướng chếch lên, tạo một gốc 70032’ giữa các vách lỗ tổ và nền sáp, ñiều này
mật lỏng không bị chảy ra khỏi lỗ tổ và ong non nằm dốc ñầu hướng lên một cách yên
ổ cho sự hô hấp của ong.

25
Hình 2.7: Cấu tạo các lỗ tổ ong trên bánh tổ

Kích thước bề mặt của lỗ tổ ong Ý là 4,7 – 5,4 mm, ñối với ong nội ñịa là 4,2 –
4,48 mm, có ñộ sâu 13 – 16 mm. Các lỗ tổ chứa mật, chứa phấn, chứa các giai ñoạn
phát triển từ trứng, ấu trùng ñến nhộng của ong chúa, ong thợ và ong ñực. Mỗi lứa ong
nở ra sẽ làm cho kích thước của lỗ tổ nhỏ lại vì vách lỗ tổ còn dính áo nhộng, nếu trên
40 lứa ong nở ra mà ta không thay bánh tổ khác thì cơ thể của ong thợ sẽ giảm ñi ½
kích thước so với cơ thể của lứa ong ban ñầu. Bánh tổ mới có màu vàng sáng và thơm
mùi sáp có lẫn mùi mật ong. Bánh tổ càng lâu sẽ có màu sẫm tối, mùi ôi chua do xác áo
nhộng và chất bã thảy ra trong quá trình biến hóa nhộng nên bánh tổ cũ ñi. Những bánh
tổ chay cứng, bị mốc, giòn và dễ bị nát vụn làm chất lượng sáp giảm ñi, ong chúa
không thích ñẻ trứng vào và cả tổ có thể bốc bay ñể xây chổ ở mới. Khi cuối mùa mưa
thay các bánh tổ thì ta ñược ong xây bánh tổ mới nhanh và nhiều vào mùa sính sản.

ðối với ong Ý, mỗi bánh tổ ñều có các lỗ tổ phân biệt rõ ràng và trong thùng ong Ý
cúng có sự sắp xếp các loại cầu rất trật tự: cầu phấn sát vách thùng, cầu chứa ñủ các
giai ñoạn ong chưa thành thục thì nằm ở giữa (ấu trùng tuổi lớn - ấu trùng tuổi nhỏ -
trứng – nhộng ñang nở - nhộng lớn – nhộng mới vít nắp), bánh tổ chứa mật ong chưa
chín thì ở sau cùng, khi cho ong vây sáp mới thì khung cầu có nền sáp ñược ñặt ở vị trí
này. ðối với ong nội ñịa, mỗi bánh tổ có ¼ số lỗ tổ ñể chứa thức ăn, ¾ lỗ tổ còn lại ñể
chúa các giai ñoạn ong chưa thành thục.

26
Hình 2.8 : Cầu ong nội ñịa bao gồm các lỗ tổ chứa mật, phấn,
nhộng ong ñực, nhộng ong thợ.

Hai bánh tổ cách nhau 28 – 32 mm tạo thành khe ñể ong qua lại giữa hai bánh tổ
nên còn gọi là khe ong, hay lối ñi của ong ở trong tổ. Khe ong ñóng vai trò quan trọng
trong việc ñiều hòa nhiệt ñộ ong trong tổ, vì vậy khi thời tiết nóng thì người nuôi ong
nới rộng khe ong ñến 12 mm ñối với ong ngoại nhập và khoảng 9 mm ñối với ong nội
ñịa. Mặc khác, khi ñến mùa mật rộ, cũng có thể giãn khe ong ñể ong thợ tăng thêm
chiều cao lỗ tổ chứa thức ăn.

5.2.Thức ăn tự nhiên của ong

a/ Sữa ong chúa: là một chất sệt, màu trắng ñục, dễ ngã vàng vì bị oxy hóa khi ñể ở
ngoài không khí có nhiệt ñộ cao. Sữa ong chúa ñược tiết ra từ tuyến họng của ong thợ
từ 8 – 12 ngày tuổi ñể nuôi ấu trùng ong ñực và ong thợ nhỏ ngày tuổi và nuôi ong
chúa từ lúc là ấu trùng một ngày tuổi ñến khi chúa già ñi. Ngoài các dưỡng chất khác
thì sữa ong chúa dành cho ong chúa có nhiều ñường và hocmoon kích thích sinh dục
hơn sữa ong chúa dành cho ấu trùng ong thợ và ấu trùng ong ñực. Vậy nên ong chúa
sớm phát triển, cơ thể to hơn và tuổi thọ kéo dài hơn ong thợ. Ong thợ ở 4-5 ngày tuổi
ăn nhiều lương ong, giàu ñạm thì tuyến họng ñược kích thích phát triển nhanh, sẽ cho
nhiều sữa ong chúa.

Không có thức ăn nhân tạo nào có thể thay thế ñược sữa ong chúa.

b/ Lương ong: là thức ăn giàu ñạm ñược chế biến từ phấn hoa ở nhị ñực của hoa
kho ong mang vể và nén chặt vào các lỗ tổ, sau ñó mật ong ñược phủ lên trên cùng ñể
lên men chua nhờ hoạt ñộng của vi khuẩn lactic có trong phấn hoa. Một thời gian sau,
các protein trong phấn hoa trở thành các acid amin dễ hấp thu, nhiều dưỡng chất như
vitamin A, D, E và các khoáng chất như Ca, P, Co, Mg, Mn…Lương ong có vị chua,
ñược gọi là lương thực của ong hay lương ong (bee bread)

27
Trong lúc ăn lương ong thì ong thợ 3 – 4 ngày tuổi cũng cho ấu trùng ong thợ,
ong ñực lớn ngày tuổi ăn lương ong theo. Khi ong bay ra tổ ñể thu hoạch thức ăn thì
ong không còn nhu cầu tiêu thụ lương ong nữa mà chuyển sang tiêu thụ mật ong ñể có
nhiều năng lượng.

Khi thiếu lương ong, người ta có thể dùng thức ăn thay thế gồm có phấn hoa pha
chế với bột ñậu nành, bột sữa, men bánh mì, ñường, và các vitamin.
Một công thức pha chế thức ăn ñạm như sau:

- Bột ñậu nành rang khô xay nhuyễn: 70%


- Phấn hoa khô xay nhuyễn: 10%
- Men bia: 10%
- Bột sữa: 10% (hoặc thay bằng phấn hoa khô theo tỷ lệ của bột sữa)

Các hỗn hợp này ñược ngâm trong nước ñường, ñánh nhuyễn thành hồ nhão rồi cho
ong ăn dạng xảm cầu, hay dạng sệt trét trên xà cầu.

c/ Mật ong: Mật hoa từ tuyến mật ở nhụy hoa tiết ra hay ở các chồi non của lá,
ñược ong thợ ở tuổi ñi làm ngoài ñồng mang về và chứa ở các lỗ tổ trống phía bánh tổ
ngoài bìa. Ong chọn mật hoa có nồng ñộ ñường thích hợp mới thu hút mang về tổ và
chế biến theo 4 công ñoạn sau:

- Loại bỏ lượng nước dư thừa có trong mật hoa từ 50 – 85% xuống còn 17 – 24%
bằng cách ñổ mật hoa mới mang về tạm thời vào 1/3 chiều cao các lỗ tổ trống phía
dưới của bánh tổ ngoài bìa. Lỗ tổ có miệng càng rộng thì hơi nước thoát càng nhanh
khi ong tích cực quạt gió. Sau ñó ong hút mật vào bụng rồi ợ ra cho vào lỗ tổ cao hơn
ñể quạt gió rồi hút vào rồi ợ ra nhiều lần (khoảng 120 – 140 lần). ðến khi mật ñạt ¾
chiều cao bánh tổ thì ong ra sức quạt gió ñể mật mau già.

- Chuyển hóa ñường ñôi thành ñường ñơn nhờ men Invertaza có trong tuyến nước
bọt của ong thợ ở ñộ tuổi làm mật: từ 12 – 18 ngày tuổi. Nhiều glucose và fructose
ñược hình thành nên mật ong vó vị ngọt hơn mật hoa.

- Sản sinh ra Acid gluconic ñồng thời với sự sinh khí CO2 và H2O thoát lên, mật có
tính acid pH = 3,8 – 4,2 theo chuỗi phản ứng:

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2


C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

- Chuyển mật chín vào kho dự trữ là các lỗ tổ phía trên cùng ở các bánh tổ phía trong
cùng sát vách thùng, và trám nắp sáp các lỗ tổ mật.

Khi bên ngoài thiếu nguồn cung cấp mật thì có thể thay thế mật ong bằng nước
ñường ñể cho ong ăn theo công thức pha chế 600 gram ñường pha trong 600 ml nước
ấm nóng (40 – 450C) thành dung dịch siro.

28
5.3.Các thành phần ong trong tổ

Ong mật sống thành bầy ñàn và hợp lại tạo thành quần thể gọi là ổ ong (tổ ong),
các cá thể sinh hoạt cộng ñồng như một xã hội có cơ cấu tổ chức gồm có: một con ong
ñầu ñàn là con ong chúa, vài trăm con ong ñực, vài ngàn con ong thợ. ðể nhận biết
ñược 3 thành phần ong này trong ñàn phải căn cứ vào hình thái của mỗi con ong như
về ñộ lớn, về số lượng, về màu sắc và căn cứ vào các hoạt ñộng của chúng.

Các cá thể ong thường xuyên quan hệ nhau nhờ tác ñộng của một mùi ñồng nhất
(mùi chúa) trong tổ của chúng, những quy ñịnh trong cuộc sống của từng tổ ong ñược
phổ biến cho nhau qua việc tiếp xúc cho ong ăn, các ñiệu múa, và âm thanh do con ong
phát ra.

Trật tự xã hội của tổ ong bị xáo trộn khi có các trường hợp:
*Trong ñàn không có ong chúa, hay có nhiều hơn một ong chúa.
*Ong ñực quá nhiều do ong chúa già ñẻ hay ong thợ ñẻ ra
* Số lượng và chất lượng ong thợ của ong bị yếu kém.

5.3.1. Ong chúa:

Trong ñàn ong dù có ong nhiều hay ít vẫn chỉ có một con ong chúa, làm nhiệm
vụ gia tăng dân số cho xã hội ong và ñiều hòa hoạt ñộng ong ñể cho xã hội ñược ổn
ñịnh và phát triển bền vững. Khi ñàn chuẩn bị chia tách hay chúa trong ñàn bị mất, ong
thợ sẽ nhả sữa ong chúa ñể nuôi ấu trùng, từ ấu trùng này sẽ trở thành ong chúa mới
cho ñàn.

Trong ñàn chia ñàn tự nhiên sẽ có từ 7 – 12 chúa mới ñược tạo ra. Ong chúa này
có chất lượng tốt nhất vì do ong thợ chọn lọc ấu trùng có chất lượng và ñược ăn nhiều
sữa ong chúa có dinh dưỡng cao. Khi chúa mẹ già thì ong thợ cũng có thể chọn những
ấu trùng nhỏ ngày tuổi ñể bồi dục trở thành ong chúa về sau. Những ñàn có chúa thay
thế tự nhiên chỉ có khoảng 3 – 5 ong chúa mới.Trường hợp mất chúa ñột ngột, ong thợ
khẩn cấp tạo ra ong chúa mới gọi là chúa cấp tạo từ các ấu trùng có thể ñã ñến giai
ñoạn ăn chế ñộ lương ong nên chất lượng không tốt. Nhìn vị trí của các lỗ tổ chứa ấu
trùng ong chúa trên bề mặt bánh tổ ta biết ñó là những ấu trùng chúa ñược sinh ra trong
trường hợp mất chúa ñột ngột. Người nuôi ong khi kiểm tra chúa sẽ nhớ lại các thao tác
ñã qua và những nguyên nhân gì khiến chúa bị mất ñể kịp thời xử lý.

Ong chúa mới nở nhiều lông tơ, ñược cho ăn nhiều thức ăn, tích cực làm quen tổ
và tỏa ra mùi ñể ong thợ nhận biết ñàn ñã có chúa, ong thợ sẽ hủy các ấu trùng còn lại.
Nếu hai ong chúa ñược nở cùng lúc thì chúng dùng ngòi ñốt ñẻ diệt ñối phương dành
sự tồn tại duy nhất trong ñàn. Có trường hợp chúa mẹ và chúa tơ sống cùng một ñàn
trong một thời gian, nhưng khi chúa tở ñẻ trứng thì chúa mẹ sẽ suy yếu và chết bên
ngoài tổ ong.

29
Trước 5 ngày tuổi, chúa tơ tiết ra chất 9–ODA (acid 9-oxy-2 decenoic) ở miệng,
nhưng không ảnh hưởng lớn ñến các con ong khác trong tổ. Sau 5 ngày tuổi chất 9-
ODA phát triển mạnh tạo ñiều kiện ñể chúa bay ñi giao phối. Chúa ñẻ trứng có nhiều
9-ODA, chúa về già 9-ODA giảm nên ong thợ tổ chức thay chúa khác.

Tuổi thọ của ong chúa có thể từ 4 – 5 năm, nhưng người nuôi ong chỉ giữ ong
chúa trong 18 – 24 tháng.

Trong khi ong thợ từ 17 – 18 ngày tuối mới tập bay ñể bay ra ngoài tìm thức ăn
thì ong chúa từ 5 – 7 ngày tuổi ong ñã tập bay ñể bay ñi giao phối. Sau khi giao phối
xong khoảng 2 – 3 ngày thì ong chúa bắt ñầu ñẻ trứng. Khi chúa quá 15 ngày tuổi mà
không ñẻ thì ta nên loại chúa này ñi. Ong chúa giống A. mellifera ñẻ từ 1500 – 2000
trứng/ 24 giờ, ong chúa giống A. cerana ñẻ từ 250 – 400 trứng/24 giờ.

Hình 2.9: Cơ quan sinh sản của ong chúa

5.3.2. Ong thợ:

Trong tổ ong, ong thợ chiếm số lượng nhiều nhất: từ vài ngàn ñến vài chục ngàn
con.

Khi chui ra khỏi lỗ tổ, ong thợ bò khắp các bánh tổ ñể làm quen với tổ của mình
và ñược các ong thợ lớn ngày tuổi cho ăn mật ong. Khi ong thợ còn trong tổ chúng to
tròn, mướt lông và nặng vì ñược ăn lương ong. Nhưng khi ñi ra ngoài tổ ñể thu hoạch
thức ăn thì ong thợ nhẹ ñi, cơ thể thon gọn, giảm 25% trọng lượng cơ thể. Chiều cao
các gương sáp của ong thợ lúc ñi thu hoạch thức ăn giảm 85% , túi chứa tuyến tiêu hóa

30
và thể tích của ruột giảm từ 50 - 65%. Vào mùa thu hoạch thức ăn, do làm việc nhiều
nên tuổi thọ của mỗi ong thợ chỉ từ 30 – 45 ngày tuổi. Khi công việc làm ít thì ong thợ
có thể sống từ 60 – 90 ngày tuổi.

Giới tính của ong thợ là cái, do ñảm nhiệm tất cả các công việc trong ñàn như
một công nhân nên ñược gọi là ong thợ (worker bee). Các công việc của ong như sau:

1. Dọn vệ sinh các lổ tổ khi ong thợ 2 - 3 ngày tuổi


2. Nuôi ấu trùng tuổi lớn khi ong thợ 3 - 8 ngày tuổi
3. Nuôi ấu trùng tuổi nhỏ và nuôi chúa ong thợ 8 - 12 ngày tuổi
4. Tiết sáp xây tổ khi ong thợ 12 - 18 ngày tuổi
5. Tiếp nhận thức ăn và chế biến thức ăn ong thợ 8-16 ngày tuổi
6. Các công việc khác:
ði tìm nguồn thức ăn và nguồn nước.
ði tìm chổ ở mới khi cần thiết
Làm vệ sinh tổ: dọn rác, nắp sáp lổ tổ
ðiều hòa nhiệt ñộ ở khu vực ấu trùng, và khu vực nhộng.
ði thu hoạch thức ăn
Bảo vệ tổ (những ong thợ khỏe, trên 25 ngày tuổi)

Sự phân công công việc trong tổ ong rất có khoa học vì công việc ñược thực
hiện từ mức ñộ dễ dàng, nhẹ nhàng ñến phức tạp, nặng nhọc. Các công việc phù hợp
với sự phát triển của cơ thể theo từng lứa tuổi. Ong hoạt ñộng không tùy tiện hay
không ñơn lẽ mà hoạt ñộng theo nhóm công việc có trật tự và thích ứng với ñiều kiện
sống ñể duy trì cả ñàn hoạt ñộng một cách hoàn thiện.

Trong hoạt ñộng xã hội, vai trò của ong thợ rất quan trọng cho sự tăng trưởng và
phát triển về sau của toàn ñàn. Các vai trò ñược thể hiện rất cụ thể như: quyết ñịnh ấu
trùng ñó sẽ trở thành ong chúa hay ong thợ; tự ñiều hòa nhiệt ñộ trong tổ ở mức ổn
ñịnh ñể gắn bó với môi trường sống tại chổ, không bỏ tổ bay tìm nơi ở mới; gia tăng
hay giảm dân số trong tổ; có quyền chấp nhận hay không chấp nhận ong chúa mới; có
quyền chọn lớp kế thừa ñể thay thế khi ong chúa ñã già.

5.3.4. Ong ñực:

Khi chui ra khỉ lỗ tổ, ong ñực không bay ra ngoài và không biết kiếm thức ăn,
chúng ong thợ mớm cho ăn. ðến tuổi thành thục 12 – 20 ngày tuổi thì bay ñi giao phối
với ong chúa ngoài không trung. Sự ñấu tranh sinh tồn giữa các con ong ñực là lúc
chúng bay theo ong chúa ñể giao phối, chúng dùng ñầu ñể chọi nhau vì không có ngòi
ñốt ñể tiêu diệt ñối phương. Khi giao phối xong ong ñực bị chết vì mất ñay giao phối.
Nhũng ong ñực không giao phối ñược sẽ về tổ ñể ñợi dịp khác.

5.4 . Pheromon của ong

Pheromon là hợp chất hóa học gồm chất lỏng và chất bay hơi do các tuyến trên
cơ thể của ong tiết ra môi trường xung quanh ñể tác ñộng ñến hành vi hoạt ñộng của

31
các cá thể cùng loài. Pheromon ở ong ñực phát triển kém và chỉ xuất hiện trong quá
trình bay ñi giao phối. Pheromon ở ong chúa phát triển mạnh khi ong chúa còn trẻ,
chúa già có mùi pheromon yếu nên có sự thay thế chúa tự nhiên hay chia ñàn nhỏ ra ñể
quản lý. ðàn ong hoạt ñộng ổn ñịnh và phát triển mạnh mẽ khi pheromon của ong chúa
mạnh, lan tỏa từng cá thể ong trong ñàn. Pheromon ở ấu trùng và các con ong thợ cũng
tác ñộng ñến các cá thể khác trong tổ ong.

5.4.1. Pheromon ở ong chúa hay còn gọi là mùi chúa gồm có pheromon
dẫn dụ, pheromon biến tính sinh dục và pheromon ổn ñịnh lúc chia ñàn.

a/ Pheromon dẫn dụ: có tác dụng quyến rũ và hấp dẫn ong ñực trong quá trình
bay ñi giao phối. Pheromon này ñược tiết ra từ tuyến hàm trên của chúa tơ từ 3 – 8
ngày tuổi, thành phần hóa học gồm acid 9 – oxydec, 2 – enoic, và photphat lipid.
Pheromon này sẽ mất ñi khi ong chúa bắt ñầu ñẻ trứng.

b/ Pheromon biến tính sinh dục: có tác dụng kìm hãm sự phát triển trứng trong
buồng trứng của ong thợ và ngăn bản năng xây mũ chúa trong tổ. Pheromon này ở
tuyến hàm trên của chúa tơ (thành phần hóa học là acid axetic 9 – dexen, 2 – transoic α
β không no) và ở dưới lớp da bụng của chúa ñã ñẻ trứng (là chất pheenin axetat +
metin propionat).

c/ Pheromon ổn ñịnh lúc chia ñàn: có tác dụng ổn ñịnh ong ngoài không trung
khi ong vỡ tổ chia ñàn hoặc bốc bay. Pheromon bày nằm ở trong tuyến hàm trên của
ong chúa có thành phần hóa học là acid oxy 9 dexen, 2 transoic.

Ong thợ lúc cho ong chúa ăn, ñã tiếp nhận các chất này từ chúa và chuyển ñến
các cá thể cùng ñàn bằng vòi hút của mình.

5.4.2. Pheromon ở ong thợ gồm pheromon báo ñộng và pheromon ñánh
dấu.

a/ pheromon báo ñộng: ñược tiết ra từ tuyến hàm trên và từ cơ quan ngòi ñốt của
ong thợ, có mùi như mùi dầu chuối với thành phần hóa học là izoamin axetat và
heptanol - 2

b/ pheromon ñánh dấu do tuyến thơm Nasonoff giữa ñốt bụng thứ 6 của ong thợ
tiết ra ñể giúp các con ong trong tổ biết ñược vị trí của chổ ở mứi hay vị trí của thức ăn
mà ong trinh sát ñã tìm thấy. Thành phần hóa học của pheromon ñánh dấu thay ñổi
theo hương vị của thức ăn.

5.5.ðiệu múa của ong

Từ vị trí tổ, ong ñịnh hướng nguồn thức ăn theo hướng của mặt trời.

32
- Khi nguồn thức ăn cùng hướng với mặt trời thì ong trinh sát sẽ lắc lư chuyển ñộng từ
dưới bánh tổ hướng lên. Khi nguồn thức ăn không cùng hướng với mặt trời thì ong sẽ
chuyển ñộng từ trên xuống dưới mép bánh tổ

- Nguồn thức ăn lệch bao nhiêu ñộ so với mặt trời thì ong trinh sát sẽ lệch bấy nhiêu ñộ
so với phương thẳng ñứng của bánh tổ.

- Khi nguồn thức ăn cách xa tổ <200 mét thì ong múa theo hình tròn. Nếu nguồn thức
ăn xa vị trí tổ >200 mét thì ong chạy thành nửa vòng tròn, sau ñó theo ñường thẳng gốc
với bánh tổ và chạy tiếp thành nữa vòng tròn thứ hai, rồi lập lại ñường chuyển ñộng
của vòng ñầu . Nguồn thức ăn càng xa thì ong múa càng chậm và lắc lư cơ thể mạnh
hơn, hai nữa của hình tròn sẽ kéo dài ra như hình số 8.

33
Hình 2.10: ðường di chuyển của ong trinh sát

34
Chương 3: KỸ THUẬT NUÔI ONG

I. VẬT TƯ VÀ DỤNG CỤ NUÔI ONG

1.1 Thùng ong

Thùng ong là nơi ở của con ong do con người tạo ra ñể ong sống ñược thuận lợi
và người nuôi ong khai thác mật cũng thuận tiện.

Vật tư làm thùng ong là bằng gỗ ñể mùi của gỗ giống cây cối như nơi ở trong
thiên nhiên của ong. Trong thùng bằng gỗ, ong ñiều tiết nhiệt ñộ và ẩm ñộ dễ dàng hơn
trong thùng ong làm bằng xi măng, bằng mo cau, bằng móp, thùng giấy hay lá dừa
nước. Thùng ong có cấu trúc gồm nắp thùng và thân thùng, ở ñáy thùng có miếng ván
rộng khoảng 4 – 5 cm trước cử tổ ñể làm bãi ñáp cho ong. Những vùng thời tiết lạnh,
thùng ong cần có thêm nắp phụ ñể lên xà cầu và bề dầy của gỗ làm thân thùng là từ 2 –
2,5 cm. Vùng có nhiệt ñộ nóng quanh năm như ở miền Nam thì gỗ làm thân thùng
khoảng <2 cm. Thùng ong Ý ñạt tiêu chuẩn của thùng 10 cầu, thùng ong nội ñịa chưa
ñạt chuẩn vì khả năng quản lý ong chưa cao, ong có tính tụ ñàn không ñồng ñều và ñặc
ñiểm sinh thái, sinh học có sự khác biệt.

Trong thùng ong có các cầu ong và ván ngăn. Nếu không có nắp phụ thì người
ta hay dùng những cây thước có chiều dài bằng với chiều dài cầu ong, bản vuông
khoảng 1 cm. Mỗi xà cầu trên hợp với thước kẽ có ñộ rộng 3,2 cm cũng bằng với
khoảng cách giữa hai tâm bánh tổ trong ñiều kiện sống tự nhiên của ong.

Nền sáp nhân tạo không thể thiếu cho người nuôi ong ý hay ong nội ñịa có tính
chuyên môn cao.

1.2 Các vật tư khác

a/ Dụng cụ chăm sóc ong: bình phun khói, dao chuyên dùng có một ñầu bằng nhọn
như cây ñục ñể nạy cầu ong lên khỏi thùng ong do ong dùng keo ong dán chặt tai cầu
vào vách thùng ong, lồng nhốt chúa, lưới ngăn chúa, nón bắt ong, lưới che mặt, chổi
quét ong, máng ăn cho ong, thau, can nhựa ñựng thức ăn cho ong.

b/ Dụng cụ khai thác các sản phẩm:

- Dụng cụ khai thác mật ong: Thùng quay mật, dao cắt nắp sáp mật, phễu lọc mật, can
chứa mật.
- Dụng cụ khai thác phấn hoa: lưới toát phấn, khay hứng phấn, hộp ñựng phấn
- Dụng cụ khai thác sữa ong chúa: gồm khuôn ñúc mũ chúa, kim di ấu trùng, khung
cầu tạo sữa, dao cắt nắp sáp mũ chúa, lọ thủy tinh, phích ñá.
- Dụng cụ khai thác sáp ong: nồi nấu sáp, ñồ lọc sáp, khuôn ñổ sáp
- Các dụng cụ khác: bình xịt nước, giá ñặt thùng ong, lều bạc v. v….

35
II. CON GIỐNG

Các nguồn cung cấp ong giống:

Ong ruồi (Apis florea) sống trong tự nhiên, người ta không thể tạo ong giống từ
chúng vì chúng rất nhạy với môi trường và dễ bỏ tổ bốc bay. ðối với ong gác kèo
(Apis dorsata) người ta làm bộ kèo ñặt nơi có ñiều kiện thích hợp ñể ñón ong về làm tổ.
Tỷ lệ ong ñậu kèo trên 70% là thành quả ñáng kể cho người làm nghề ong gác kèo.
Trong bốn giống ong ở Việt Nam, ong Ý ñã ñược thuần hóa và nuôi dưỡng từ khi
chúng có mặt tại Việt Nam. Người nuôi ong tự tách ñàn ñể có ong giống, hoặc có thể
trao ñổi ong chúa cho nhau ñể tránh hiện tượng cận huyết cho ñàn. Ngày nay, những
người nuôi ong Ý có thể mua ong chúa mới ñẻ từ các dịch vụ có thụ tinh nhân tạo cho
chúa, hoặc có thể mua cả ñàn ong từ những nơi chuyên sản xuất ong giống trong và
ngoài nước.

Nguồn con giống ở ong Nội ñịa hiện nay có từ nhiều nơi: có thể bắt tổ ong
ngoài tự nhiên về nuôi, có thể tự gầy thêm ñàn mới bằng cách tách từ ñàn ñang có của
mình, cũng có thể mua thêm ong giống từ các chủ trại ong khác.

2.1 Bắt tổ ong ngoài tự nhiên:

a/ Các bước chuẩn bị: Khảo sát vị trí ñóng tổ của ong ngoài tự nhiên, quan sát
ñường bay và ñộ lớn của tổ ong. Chuẩn bị khói, lưới che mặt, lưới nhốt chúa, nón bắt
ong, hay vợt vớt ong hay thùng ñựng ong, dao cắt bánh tổ, khung cầu. Nếu cần thổi
ong trong cột ñiện thi cần có thêm long não.

b/ Các thao tác bắt ong:

- Bước 1: ðộng tổ ong: thổi khói vào tổ, hoặc tạo âm thanh ñể náo ñộng tổ ong

- Bước 2: Tìm bắt ong chúa: Ong ñã ñóng tổ lâu, có nhiều bánh tổ thì ong chúa ñang ở
giữu tổ, vì vậy thổi khói và tập trung nhìn vào những bánh tổ trung tâm. Nếu tổ ong
ñóng chưa lâu thì ong chúa còn bò ngoài tổ ñể tỏa pheromon ổn ñịnh ñàn, lúc này tìm
thật nhanh ở những lớp ong ở bìa ngoài. Tìm thấy ñược ong chú thì bắt cho vào lồng
nhốt chúa và treo bên trong nón bắt ong hoặc treo tạm lên xà cầu trên của khung cầu.
Nếu ñã ñộng ổ quá lâu mà chưa tìm ñược ong chúa thì ta phải dừng việc bắt ong, ñợi
qua ngày sau, khi ong ổn ñịnh rồi bắt chúng lần nữa.

- Bước 3: Hốt ong thợ cho vào cùng chổ với ong chúa, thổi cho những ong thợ còn lại
bò theo hướng chổ có chúa. Thao tác này phải nhẹ nhàn và nhanh gọn, không ñể ong
thợ bung ra ngoài không trung nhiều, không náo loạn ong thì sau này ong ổn ñịnh ñàn
rất nhanh.

- Bước 4: Cắt bảnh tổ và gắn vào khung cầu, dùng dây nilon buộc cho chắc chắn rồi
cho vào thùng ong ñể ong bám.

36
- Bước 5: Mang thùng có ong về ñặt nơi thoáng mát, có thảm thực vật ñể nuôi ong.

- Bước 6: Buổi tối cho ong ăn nước ñường.

Hình 3.1 : Bánh tổ ngoài tự nhiên ñã ñược gắn vào khung cầu

2.2. Gầy ñàn từ ñàn ñã có sẵn là hình thành ñàn mới từ các ñàn ñang có trong
ñiểm ñặt ong.

- Trường hợp chỉ có một ñàn: Lấy một cầu ong có ong chúa, tốt nhất là cầu ong ñang
có ấu trùng lớn ngày tuổi, ñem sang một thùng không khác. Thùng mới này có thể ñặt
cách thùng cũ khoảng , 0,5 mét hoặc mang thùng không có chúa ñi xa trên 100 mét ñể
ong quên ñường về tổ. ðàn không có chúa sẽ nhả sữa ñể nuôi ấu trùng ñể trở thành ong
chúa mới.

- Trường hợp ñã nuôi ñược nhiều ñàn tại ñiểm ñặt ong thì có thể tiến hành tạo chúa
bằng phương pháp tạo chúa tự nhiên hay tạo chúa nhân tạo. Khi chúa sắp nở thì tách
cầu ong từ ñàn mạnh, có ñủ các giai ñoạn ong (nhất là giai ñoạn trứng) cho vào thùng
không rồi gắn mũ chúa vào. Khi ong chúa nở, bay ñi giao phối về, ñến khi ñẻ trứng thì
ta ñã có ñược một ñàn ong mới. ðể tăng thêm sức hoạt ñộng của ñàn này thì ta bổ sung
thêm một cầu có ong ñang nở và cầu có thức ăn.

2.3.Mua ong giống

Một ñàn ong giống là ñàn có nhiều ong non khỏe mạnh, hăng hái ñi làm và sức
ñẻ trứng của ong chúa cao. Giá tiền của một cầu ong giống tương ñương với một kg
mật ong, tuy nhiên cũng có thể dao ñộng vì mua ong vào các thời ñiểm mùa dưỡng ñàn
hay mùa khai thác mật. Khi chọn mua ong giống thì chọn chúa trẻ, không dị tật ngoại
hình, vòng trứng rộng xuống tới dưới mép bánh tổ. Tỷ lệ các giai ñoạn ong trong lỗ tổ
nên là 1 trứng: 2 ấu trùng : 4 nhộng , thì ñàn ñó phát triển bền vững. Không có hiện
37
tượng bệnh ở các giai ñoạn ong. Bánh tổ mới, không bị chai cũ, có ong bám ñầy hai
mặt của bánh tổ.

III. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA ONG

3.1. Thảm thực vật

Ong phụ thuộc vào nguồn thức ăn có từ bông hoa cây cỏ, vì vậy ñời sống của
ong gắn liền với ñời sống và phát triển của thực vật tại ñiểm ñặt ong. Ong Ý có khả
năng bay ca 2 km, ong nội ñịa có khả năng bay xa 700 – 800 mét, ong gác kèo bay xa
trên 5 km. Lấy tâm là vị trí các tổ ong, và khả năng bay xa của ong làm bán kính, ta có
ñược diện tích mặt bằng mà trên diện tích ñó, cây cỏ phát triển ñược gọi là thảm thực
vật. Trên thảm thực vật, không chỉ là những loại cây làm nguồn thức ăn tự nhiên cho
ong, mà còn có những loại thực vật khác ñể che mát và chắn gió cho ong. Thảm thực
vật tạo nên không khí trong lành và mát mẻ, không có thuốc hóa chất ñộc hại, cung cấp
liên tục nguồn thức ăn cho ong, thảm thực vật ñó có tính bền vững thì việc nuôi ong sẽ
thuận lợi và ñạt ñược kinh tế lâu dài.

Khi bắt tay vào việc nuôi ong thì cần phải ñiều tra thảm thực vật nơi ñó có thể
cung cấp ñược nguồn thức ăn cho ong là bao lâu ñể sau ñó có thể chuyển ong ñi nơi
khác hoặc cho ong ăn thêm thức ăn nhân tạo. Bên cạnh ñó, tìm hiểu lịch phun thuốc
bảo vệ thực vật của nông dân ñể tránh tổn thất lớn cho việc nuôi ong. Sau ñây là một
bảng ñiều tra mẫu tại thời ñiểm tháng 3 năm 2009, tại ấp Hòa Tạo, xã ðịnh Hòa, huyện
Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

STT Tên loại thực Mật Phấn Mật ñộ Thời gian trổ
vật bông
1. Bạch ñàn Nhiều ít Trung bình Tháng 4-6
2. Bàng ít ít Trung bình Tháng 4
3. Bắp Nhiều Trung bình Theo vụ
4. Bí ñỏ ít Trung bình Nhiều Tháng 12-2
5. Bí xanh ít Trung bình Nhiều Tháng 3-4
6. Bình linh ít Trung bình ít Tháng 6-9
7. Bông Súng Trung bình ít Nhiều Tháng 3-6
8. Bưởi ít Nhiều Nhiều Tháng 6
9. Cà ít ít Trung bình Tháng 3-4
10. Cam ít Trung bình Nhiều Tháng 2-3
11. Chanh ít ít ít Tháng 12-1
12. Chuối ít ít Nhiều Quanh năm
13. Dừa ít ít Nhiều Quanh năm
14. Dừa nước ít ít Nhiều Quanh năm
15. ðu ñủ ít ít Nhiều Quanh năm
16. Hoa cúc dại ít Trung bình ít Tháng 9-11
17. Khoai lang Trung bình ít Nhiều Tháng 12-1
38
18. Lúa Trung bình Nhiều Theo vụ
19. Mận ít Nhiều Trung bình Tháng 12-3
20. Me ít ít ít Tháng 3-5
21. Mướp ít ít Nhiều Tháng 4-8
22. Nhãn Nhiều ít ít Tháng 10
23. Ổi ít Trung bình Nhiều Tháng 5
24. Rau dền gai ít Trung bình ít Tháng 3-6
25. Sầu riêng ít ít ít Tháng 1-3
26. Táo ta Nhiều ít ít Tháng 9-10
27. Thanh long ít ít ít Tháng 6
28. Tràm Nhiều Trung bình Nhiều Tháng 1-4
29. Trứng cá Trung bình ít Tháng 9-10
30. Xoài ít ít Trung bình Tháng 12-3

Từ bảng ñiều tra thảm thực vật tại ñịa phương này cho ta thấy:
+ Các loại thực vật có từ cây lâu năm, cây ngắn hạn, cây dây leo, thân bụi, cây gỗ, cây
hoa màu, cây lương thực, cây hoa kiểng.

+ Bên cạnh những thực vật có hoa nở tập trung từ tháng 12- 4 thì cũng có những thực
vật có hoa nở quanh năm. Vì vậy ta có thể ñặt ong trong thời gian này ñể khai thác mật.

Tuy nhiên, thảm thực vật này cũng không bền vững vì:

- Do cây trồng phân bố rải rác nên việc ñặt ong rất khó khăn, ñàn ong sẽ không sử
dụng triệt ñể nguồn mật và phấn.

- Số lượng cây và lượng cung cấp mật, phấn không nhiều.


- Có thể bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực, hoặc cỏ dại tấn công.
Từ những nhận xét trên, ta có thể kết luận rằng thảm thực vật này có khả năng
cung cấp thức ăn tự nhiên cho ong khoảng 80%, còn lại thì ong cần cung cấp thức ăn
bổ sung hoặc có thể chuyển sang chổ ở mới. Người nuôi ong có thể ñặt từ 15 – 20 ñàn
ong nội ñịa nuôi trong thời gian 8 – 10 tháng, hoặc 200 ñàn ong Ý ñặt trong tràm ñể lấy
mật trong 2 tháng, có thể khai thác mật của ong gác kèo trong thảm thực vật này từ 1
ñến 3 lần.

3.2. Chọn ñịa ñiểm ñặt ong

Bước ñầu tiên trong việc nuôi ong là chọn thảm thực vật, bước kế tiếp là chọn vị
trí ñặt ong trong thảm thực vật ñó.

- Nếu thảm thực vật ở khu vườn cây ăn trái thì ta phải lưu ý ñến những côn trùng cạnh
tranh môi trường sống với ong mật của ta nuôi, lưu ý ñến nguồn nước, thuốc diệt côn
trùng, diệt nấm, thuốc dưỡng bông….Nhiều tán lá sẽ làm cho ẩm ñộ chổ ñặt ong cao,
khiến ong làm việc uể oải, và dễ phát sinh những bệnh cho thực vật. Vì vậy người nuôi

39
ong ngoài việc chăm sóc ong của mình, cũng cần phải giúp nhà vườn làm vệ sinh thảm
thực vật nơi co ong minh ñang trú ngụ.

- Nếu ñặt ong trong rừng thì cần phải lưu ý ñến một số ñộng vật thích ăn mặt ong, lưu ý
ñến ñường ñi sao cho thuận tiện cho việc chuyển ong, khai thác mật và chuyển mật ra
khỏi rừng. ðặt ong trong rừng có thảm thực vật tốt sẽ thu hoạch mật ong nhiều, thuận
tiện cho việc quản lý vì ong tự phát triển lên. Tuy nhiên, ñời sống của người nuôi ong
sẽ thiếu thốn, khó khăn vì sống trong rừng. Vì vậy chọn ñiểm ñặt ong trong rừng phải
chuẩn bị cho ong và cho cả người nuôi ong trước khi chuyển ñến.

Hình 3.2: Các thùng ong giống ong Ý ñặt trong rừng tràm

- ðặt ong nơi ñồng trống cũng cần lưu ý ñến kiều kiện nhiệt ñộ, thời tiết nơi ñặt ong.
ðồng thời phải chú ý ñến các nhà máy hóa chất, nhà máy ñường, nhà máy ñiện ở khu
vực xung quanh.

3.3. Bố trí các thùng ong trong ñiểm ñặt ong

3.3.1. ðối với ong gác kèo:

Hướng ñầu kèo cần phải trên gió, và tia nắng mặt trời không chiếu thẳng vào
các lỗ tổ. Một năm có hai mùa ñặt ong tại một ñiểm ñặt, nhưng do vị trí của mặt trời có
khác nhau nên ñầu kèo có sự thay ñổi. Yêu cầu mỗi kèo ong cần có một khoảng trống
trên không ( gọi là trãng) ñể thuận tiện cho việc cất cánh và hạ cánh bay của ong gác
kèo (Apis dorsata).

3.3.2. ðối với ong Ý:

Việc bố trí thùng ong phải sao cho thuận tiện cho việc ñi lại của người nuôi ong
từ thùng ong này sang thùng ong khác trong lúc kiểm tra ong, lúc khai thác mật ong,
hay chuyển ong.
40
3.3.3. ðới với ong nội ñịa:

Việc bố trí thùng ong ngược lại với bố trí thùng ong Ý: mỗi ñàn phải cách xa từ
2 ñến 5 mét ñẻ phòng ngừa các trường hợp sau:
- Ong chúa có thể vào nhầm tổ, chúa sẽ bị vây bắt và giết chết.
- Ong thợ bốc bay cộng hưởng.
- Chia ñàn song song không thành công.
- Dịch bệnh có thể lây lan từ thùng ong này sang thùng ong khác.

IV. KỸ THUẬT NUÔI ONG

4.1 Chăm sóc ong

Ong là một sinh vật có chu kỳ phát triển và hoạt ñộng theo biểu ñồ hình sin.
Những lúc các cá thể ong và cả tổ ong phất triển ở mức cực ñại và cực tiểu cũng cần cớ
sự quan tâm chăm sóc của người nuôi ñể tổ ong phát triển lâu bền và theo chiều hướng
khai thác sản phẩm. Chăm sóc ong ñược người nuôi ong thực hiện ở bên ngoài và bên
trong tổ và kịp thời xử lý các trường hợp bất thường ở ong ñể ong ñược ổn ñịnh trong
môi trường sống của chúng.

4.1.1. Chăm sóc ngoài tổ ong

a/. Thường xuyên quan sát những yếu tố bất lợi cho ong ở môi trường xung
quanh, những yếu tố ñó là:

- Nắng gắt chiếu vào thùng ong, nhất là chiếu vào cửa tổ hay cầu có mật ong.
- Mưa dột lên nắp thùng ong
- Những mối nguy hại cho ong như ong vò vẽ, nhện, chim ăn ong, kiến, các ñộng vật
khác.
- Tiếng ñộng, mùi hôi thối, khói lan tỏa.
- Vệ sinh mặt bằng nơi ñặt thùng ong: cỏ dại mọc cao, choáng lối ra vào của ong, rác
bẩn, sáp thừa, xác ong chết, mặt bằng không khô ráo.

Mỗi ngày quan sát và có biện pháp xử lý các yếu tố bất lợi trên cho ong

b/ Quan sát thường xuyên trạng thái ong bay ra bay vào ở cửa tổ ñể biết tình
trạng trong ñàn:

- Ong tập bay, xổ nực, bay bài tiết


- Ong thu hoạch phấn, thu hoạch mật, ong lấy nước
- Ong bỏ tổ bốc bay
- Ong cướp mật
- Ong chết ngoài cửa tổ.

41
4.1.2. Chăm sóc trong tổ ong

- ðể chăm sóc, xử lý và nuôi dưỡng ong trong tổ thì phải mở nắp thùng ong ñể quan sát
cụ thể ong trong thùng ở các cầu ong. ðiều này sẽ làm gián ñoạn các công việc của ong
trong tổ như việc nuôi ấu trùng, xây tổ, tiếp nhận thức ăn và chế biến thức ăn, ñồng
thời khi dậy ổ là gây sốc cho ong vì thay ñổi ñột ngột nhiệt ñộ, ánh sáng, tiếng ñộng
xung quanh ong. Do ñó ñể ong ổn ñịnh và tự hoạt ñộng thì khoảng 7 ñến 10 ngày mới
ñộng ổ ong mật lần. Trừ trường hợp kiểm tra ñột xuất nội dung nào người nuôi ong cần
lưu ý mới mở xem và không phải xem hết toàn bộ cầu ong ñang có trong tổ. Thí dụ
như xem việc chấp nhận ong chúa ở những ñàn mất chúa, kiểm tra chúa ñẻ trứng, kiểm
tra tốc ñộ xây cầu ong từ nền sáp nhân tạo, kiểm tra cầu mật ñể lên kế hoạch khai thác,
kiểm tra mức ñộ sạch bệnh của ong trong quá trình ñiều trị thuốc, v.v….

- Việc kiểm tra, xử lý phải nhanh và gọn ñể không là ảnh hưởng dên hoạt ñộng của ong
trong tổ.

- Thời ñiểm mở nắp thùng ong là khi trời không có gió, không có mưa, tốt nhất là vào
buổi sáng, có nắng, nhiệt ñộ ấm áp, ong già ñi làm việc ngoài ñồng. Khi mở nắp thùng
có 5 nội dung cần ñược quan sát và xử lý kịp thời trong quá trình kiểm tra:

+ Kiểm tra ong chúa


+ Kiểm tra các giai ñoạn ong trong các lỗ tổ, ong thợ và ong ñực trên bề mặt bánh
tổ.
+ Kiểm tra chất lượng và số lượng bánh tổ
+ Kiểm tra thức ăn có trong tổ
+ Kiểm tra vệ sinh và dịc bệnh, những mối nguy hại trong thùng ñối với ong.

4.1.3. Các trường hợp bất thường ở ong

Trong ñời sống của ong, có ba trường hợp bất thường khiến ong bị xáo trộn và ảnh
hưởng rất lớn ñến ong, ñến năng suất mật ong. ðó là trường hợp ong thợ ñẻ trứng, ong
cướp mật và ong bỏ tổ bốc bay.

a/ Ong thợ ñẻ trứng:

- Nguyên nhân của ong thợ ñẻ trứng là do tổ ong bị mất chúa quá lâu, không còn giai
ñoạn ấu trùng nên không có mùi pheromon biến tính sinh dục tác ñộng ñến việc ñẻ
trứng nên theo bản năng, ong thợ ñẻ trứng ñể duy trì các thể cho tổ.

- Hiện tượng của ong thợ ñẻ trứng ñược quan sát từ trứng của ong thợ ñẻ, cơ thể của
ong thợ ñẻ trứng, số lượng ong ñực sinh ra, ong không yên ổn, rối loạn và ong rất dữ
khi dậy ong.

- Biện pháp xử lý: Khi mới xuất hiện trứng do ong thợ ñẻ ra, bánh tổ còn sáng mới, có
thể tận dụng ñược thì nên cho nước ñường pha loãng vào các lỗ tổ này ñể ong dọn vệ
sinh. Nếu nhiều bánh tổ có trứng và ấu trùng nhỏ ngày tuổi do ong thợ ñẻ thì có thể ñổ

42
nước vào các lỗ tổ này và quay ly tâm ñể loại chúng ñi. Cho ấu trùng nhỏ ngày tuổi từ
các ñàn khác vào. Giới thiệu chúa mới có sức ñẻ trứng mạnh cho tổ.

Trường hợp xuất hiện nhiều ong ñực, có nghĩa là mất chúa quá lâu, (trên một
tháng) thì nên hủy bỏ ong thợ này vi chúng ñã già, số lượng ong thợ ñẻ trứng càng gia
tăng, không còn khả năng thu hoạch thức ăn ñược nữa.

- ðề phòng ong thợ ñẻ trứng: Vào mùa sinh sản, tổ ong thường chia dàn tự nhiên hay
nhân tạo, nên phải thường xuyên kiểm tra sự hiện diện của ong chúa trong tổ. Trong
quá trình kiểm tra ong, phải chú ý ñến các giai ñoạn ong trong lỗ tổ, nhất là trứng của
ong. Trứng do ong chúa ñẻ có sự khác biệt sau ñây so với trứng do ong thợ ñẻ ra:
Trứng do ong chúa ñẻ ra có màu trắng trong, hình cong như quả chuối, mỗi lỗ tổ có
một trứng nằm ở giữa ñáy tổ. Trứng do ong thợ ñẻ ra có màu trắng ñực, hình que, mỗi
lỗ tổ có 7 – 9 trứng, nằm ngỗng ngang vách lỗ tổ.

b/ Ong cướp mật:

- Nguyên nhân chính gây nên ong cướp mật là do khan hiếm thức ăn tại ñiểm ñặt ong.
Bên cạnh ñó, do sức phát triển ñàn trong trại ong không ñồng ñều: có những ñàn mạnh
xen lẫn với những ñàn yếu, ñàn bệnh. Mùi thơm của mật lan tỏa ra không khung trong
lúc quay mật ong hay từ các khe nứt của thùng khiến ong cẩm nhận là nguồn thức ăn
ñang có nên ñến ñể thu hoạch về tổ của mình.

- Ong cướp mật biểu hiện sau ñây: ở thùng ong bị cướp có sự xung ñột, ong cướp mật
tìm cách len lõi vào thùng ong từ các khe hở, ong bảo vệ tổ rượt ñuổi và dùng ngòi ñốt
ñể tấn công chống trả, cả bầy ong quần nhau trước cửa tổ và phía trên thùng ong, ong
chết chùm trước của tổ ở trạng thái hai ngòi ñốt ñang chích nhau.

- Xử lý hiện tựng ong cướp mật: Khi thấy ong cướp mật thì phải ngừng ngay việc quay
mật ong. Cắt ñứt phản xạ cướp mật ở thùng bị cướp bằng nhiều cách như phun nước
làm mát tổ ñể làm loãng bớt mùi mật và làm ướt cánh ñể ong tưởng mưa mà bay nhanh
về tổ, dùng dầu lữa hay ắc ín nhựa ñường ñể quét lên thùng ong. ðóng cửa tổ và chèn
các khe hở của thùng ong bị cướp.

ðem dời tạm những thùng ong ñi cướp và thay chổ ñó bằng các thùng không có
các bông gòn tẩm giấm, khi ong trở về không thấy tổ của mình mà có mùi lạ thì cũng
không còn phản xạ bay thu hoạch thức ăn mà lo ñi tìm chúa, tìm tổ của mình.

- ðề phòng ong cướp mật: Ong cướp mật gây tổn thất lớn cho người nuôi ong, nhất là
trong giai ñoạn khai thác mật ong vì vậy phải hết sức ñề phòng.

+ Sữa chữa các thùng ong trước khi sữ dụng


+ ðiều chỉnh các cầu ong ñể các ñàn phát triển ñồng ñều
+ Cho ong ăn no, không ñể ñói mật
+ Quay mật ñúng kỹ thuật và tránh ong bu vào thùng quay mật ñể hút thức ăn
mang về tổ.

43
c/ Ong bốc bay:

Ong chúa và tất cả các thành viên trong ñàn bỏ tổ cũ, chạy trốn sang chổ ở mới
an toàn hơn. Ong bốc bay (absconding) khác với ong chia ñàn tự nhiên (swaming) vì
sự ra ñi một các hói hả, không chuẩn bị trước. Hiện tượng của ong bốc bay như sau:

+ Hành vi hoạt ñộng của ong không ổn ñịnh, ong chúa bay nhanh ra khỏi tổ, ong thợ di
chuyển hối hả, phát ra âm thanh khẩn trương liên tục, bay ào ạt ra cửa tổ và vụt lên
khoảng không trung, hợp quần cả tổ rồi bay ñi mất.

+ Ong thường bay lúc nắng ấm 8 – 9 giờ sáng, hay 3 – 4 giờ chiều. Ong bay ra khỏi tổ
rồi bu ñậu tạm thời một chổ nào ñó cách chỗ cũa không xa. Một thời gian sau ong bỏ
chổ ở tạm này theo ong trinh sát ñến chổ ở mới sinh sống lâu dài.

Khi gặp ong bốc bay, người nuôi ong có những biện pháp xử lý sau:

+ ðóng cửa tổ, chèn các khe hở của thùng ong.


+ Tìm cách bắt ong chúa nếu chúa ra khỏi tổ
+ Phun nước ướt cánh ong, hoặc búng văng cát lên không trung ñể cản trở ñường bay
của ong nhằm ong ñáp xuống gần ñể dễ bắt lại.
+ Tìm cách bắt các ong bay ra khỏi tổ, cho vào bao lưới ñể chiều tối xử lý.
+ Khoảng 2 giờ sau cho vào thùng ong một cầu ong có trứng và ấu trùng nhỏ ngày tuổi.
Ấu trùng nhỏ ngày tuổi tiết ra pheromon kích thích sự tiết sữa ong chúa ở ong non, nên
ong tập trung nuôi ấu trùng, phản xạ bỏ tổ cũng giảm dần và có thể sẽ kết thúc.
+ Buổi chiều cho ong ăn nước ñường, ñiều chỉnh cầu ong và thả ong từ bao lưới vào
thùng ñồng thời tìm hiểu nguyên nhân làm ong bốc bay ñể kịp thời hiệu chỉnh.

Nguyên nhân của ong bốc bay chủ yếu là do môi trường sống của ong tại nơi
ñặt ong không còn phù hợp, làm chúng không thể tồn tại ñể hoạt ñộng sinh sống ñược.
Khi môi trường sống của vật nuôi bị biến ñộng, chúng có thể phản ứng bằng cách bỏ
ăn, uống nước nhiều hay ngã bệnh. Nhưng ñối với ong mật thì gặp ñiều kiện sống nơi
này không thuận lợi, chúng sẽ di trú sang chổ ở mới vì chúng là côn trùng có cánh nên
có khả năng tự giải thoát cả ñàn của mình thoát khỏi môi trường sống không thuận lợi.
Những yếu tố không thuận lợi ñó là:

Bên trong tổ:

- Một thời gian dài trong tổ ong thiếu thức ăn, thiếu giai ñoạn ấu trùng kế thừa
- Nhiệt ñộ và ẩm ñộ trong tổ không ñược ñiều hòa do ong trong tổ phát triển kém. Hoặc
do nhiệt ñộ, ẩm ñộ bên ngoài tác ñộng mạnh khiến cả tổ ong không thể tự ñiều chỉnh vi
khí hậu trong tổ ñược
- Bánh tổ quá ñen cũ, có mùi hôi nên ong không thể sống ñược, ong chúa không ñẻ
trứng vào ñược.
- Sâu bệnh và những mối nguy hại ñến ong thường xuyên xảy ra trong và ngoài tổ.

44
Bên ngoài tổ:

- Ong bị chấn ñộng do cướp mật, do tiếng ñộng, ánh sáng, bị cản trở do việc dậy tổ, do
bị sốc lúc di chuyển ong.
- Chỗ ở không thích hợp cho ong
- Tính dã sinh làm ong bốc bay cộng hưởng, hay bị ôi chỗ.

ðề phòng ong bốc bay là phải thường xuyên quan sát bên ngoài, thực hiện
khâu chăm sóc nuôi dưỡng cho tốt, khai thác sản phẩm hợp lý không ñể ảnh hưởng ñến
hoạt ñộng của toàn ñàn.

4.2. Kỹ thuật duy trì ñàn

ðể duy trì ong trong tổ, người nuôi ong cần phải hiệu chỉnh ong trong ñàn ñược
phát triển tốt, tạo môi trường sống trong và ngoài tổ thích hợp cho ong.

Việc ñiều chỉnh ong trong một tổ ong gồm các công việc như rút bớt cầu ong,
hay viện thêm cầu ong, hay cho ong xây thêm bánh tổ mới. ðiều chỉnh các ñàn ong
trong một ñiểm ñặt ong là có thể nhập ñàn, hủy ñàn hay chia tách ñàn.

- Chỉnh ong trong tổ:

+ Khi ong yếu kém, ta có thể rút bớt các cầu ong có ấu trùng nhỏ ngày tuổi mang
sang cho ñàn khác cho ăn lương ong và mật ong. ðến khi cầu ong có nhộng vít nắp thì
ñem trả ngược về. Có thể tăng thêm cầu ong ñang nở ñể ñàn ñược mạnh lên. Khi ong
không phủ kín hai mặt bánh tổ thì rút cầu ong ra bớt, nếu bánh tổ ñen cũ thì loại bỏ hẳn
ñể tránh sâu bệnh, bánh tổ còn sáng mới thì chuyển sang ñàn khác sử dụng. Tăng
cường làm vệ sinh, ủ ấm, thu hẹp khe ong và cửa tổ, cho ong ăn thêm.

+ Khi ñàn mạnh, ta có thể cho ong xây thêm bánh tổ, khai thác sản phẩm như sữa
ong chúa, mật ong, phấn hoa, hay tạo chúa, nhân ñàn.

- Nhập ñàn trong ñiểm ñặt ong: tùy theo kế hoạch phát triển ong của người nuôi và tùy
theo sức phát triển của ñàn, có thể nhập ñàn khi cần gia tăng lực lượng ong ñể ñánh
mật, hoặc ñàn yếu cần nhập vào ñàn mạnh ñể tận dụng ong ở ñần yếu, hoặc nhập hai
ñàn yếu ñể trở thành ñàn ñông quân.

Chiều tối nhập ñàn là an toàn hơn ban ngày. Thao tác ñược hiện như sau:

+ Nhốt tạm thời ong chúa ở ñàn mạnh, và hủy ong chúa ở ñàn yếu trước khi tiến
hành nhập ñàn từ 12 – 24 giờ. ðặt ván ngăn ñể sau cầu ong cuối cùng trong ñàn mạnh.
Thổi khói vào cửa tổ và trên các xà cầu trên của 2 ñàn ñể ñồng nhất mùi. Chuyển các
cầu ong từ ñàn yếu sang, ñể cầu ngoài cùng gần ván ngăn, cầu có thức ăn ñể kế vách
thùng ong.

+ Cho ong ăn thêm nước ñường ñể dễ làm quen nhau.

45
+ Khi ong có dấu hiệu cắn vách ngăn thì rút ra, thả chúa và ñiều chỉnh trật tự các
cầu ong.

Các thao tác này tuy có mất thì giờ, nhưng khi hòa nhập thì ong dễ tiếp nhận nhau
và không hung dữ.

- Chỉnh bánh tổ ong và xây thêm bánh tổ mới: Bánh tổ ñang xây lên bị dừng lại do
thiếu thức ăn, thiếu ong non xây tổ, hay sức ñẻ trứng giảm, không có nhu cầu tăng
thêm lỗ tổ. Người nuôi ong kịp thời rút cầu ong có bánh tổ ñang xây dỡ dang này ñể
ñem qua ñàng khác có khả năng xây tiếp. Nếu không thì ñể lại cho mùa phát triển sau.
Khi có dấu hiệu xây sáp mới thêm ở mép bánh tổ, tích cực cho ong ăn nước ñường ñể
ong nhả sáp xây tổ. ðảo cầu ong về hướng ngược lại, chỉnh sữa các lỗ tổ ñể bánh tổ
xây ñược vuông vắn.

- Cho ong xây thêm bánh tổ mới: Sử dụng nền sáp nhân tạo ñể xây là hiệu quả hơn ñể
ong xây tự nhiên.

Hình 3.3: Bánh tổ tự nhiên và nền sáp nhân tạo

Gắn nền sáp vào khung cầu, ñính lên các sợi dây chỉ của khung cầu và ñổ ít sáp
lỏng ở giữa mép nền sáp và xã trên ñể có ñược khung cầu với nền sáp chắc chắn, ong
thợ sẽ xây lên các vách của lỗ tổ. Khung cầu này ñược ñưa vào vị trí các cầu ong ngoài
cùng, khi ong xây ñược 1/3 thi ñảo mặt cầu, khi ong xây ñược ½ cầu thì ñưa vào giữa
cầu có ấu trùng tuổi nhỏ ñể ong vừa xây cầu, và chúa ñẻ trứng.
46
4.3. Kỹ thuật tạo chúa và nhân ñàn

4.3.1. Kỹ thuật tạo chúa:

Chúa mới ñược tạo ra với mục ñích thay thế các chúa có sức ñẻ kém, cung cấp
chúa cho những ñàn mới chia tách, dự trữ chúa ñể ñề phòng chúa mất trong thời gian
quay mật hay bay giao phối, sử dụng chúa mới ñẻ trứng ñể cung cấp ong non cho ñàn
khai thác sữa hay ñàn yếu cần ong.

Có hai hình thức tạo chúa là tạo chúa tự nhiên và tạo chúa nhân tạo

- Tạo chúa tự nhiên theo các bước:

Bước 1: Chọn ñàn mẹ ñể cung cấp ấu trùng nhỏ ngày tuổi, chọn ñàn nuôi dưỡng là
những ñàn có sữa ong chúa nhiều hơn những ñàn khác nếu ñang có hiện tượng chia ñàn
thì càng tốt, chọn ñàn có ong ñực tốt ñể giao phối với chúa tơ sắp tạo ra.

Bước 2: Rút cầu ong có ong chúa trên bánh tổ từ ñàn nuôi chúa, ñặt vào thùng
không khác ñể cách thùng ong nuôi chúa khoảng 0,5 cm. Giới thiệu cầu ong có nhiều
ấu trùng nhỏ ngày tuổi từ ñàn mẹ vào ñàn nuôi chúa. Ong thợ thấy mất chúa sẽ tích cực
nuôi ấu trùng ñể trở thành ong chúa. Cắt bỏ một dãy lỗ tổ, khoảng 1/5 chiều cao bánh
tổ tính từ mép dưới, chọn ấu trùng nhỏ tuổi nhất giữ lại và nong rộng ô chứa ấu trùng.
Các ô lăng khác sẽ hủy bỏ ñể ong thợ tập trung nuôi ấu trùng ñể trở thành ong chúa
tương lai.

Bước 3: Mười ngày sau khi ñược nuôi, ấu trùng chuyển hóa thành nhộng và sắp nở
thành ong chúa thì người nuôi ong thu hoạch ñể dùng vào mục ñích cho trại ong.

- Tạo chúa nhân tạo theo các bước:

Bước 1: giống tạo chúa nhân tạo

Bước 2: giống tạo chúa tự nhiên, nhưng có thay ñổi ở chổ ô lăng ong chúa do người
nuôi ong làm lấy từ việc dùng khuôn ñúc thành ô lăng từ sáp lỏng rồi gắn vào hai thang
ở khung cầu tạo chúa. Mỗi khung có 24 ô lăng chúa. Sau ñó dùng dụng cụ có ñộ cong
ñể múc ấu trùng từ các ñàn mẹ, chuyển vào các lỗ tổ chúa nhân tạo.

Bước 3: giống như tạo chúa tự nhiên.

Ở những trại ong lớn, người ta sử dụng thêm ñàn giao phối ñể rộng chúa mới ñẻ
trứng nhằm cung cấp kịp thời cho những ñàn cần có ong chúa. Theo kinh nghiệm của
người nuôi ong thì ong tiếp nhận chúa mới nhiều nhất là vào mùa thu hoạch mật.
Những ñàn có ong non ñang nở dễ tiếp thu chúa mới. Nhưng ñàn mất chúa quá lâu,
nhất là ong thợ ñã ñẻ trứng thì chúa mới khó dược chấp nhận, nhất là chúa tơ.

47
Từ lúc là trứng ñến khi nở thành ong chúa, bay ñi giao phối thì ong chúa ñược
khoảng 23 – 25 ngày. Khi giao phối với ong chúa, ong ñực sẽ khoảng 12 ngày tuổi.
Thêm 24 ngày kể từ trứng thì sẽ là 36 ngày. Vậy trứng nở thành ong ñực phải xuất hiện
trước trứng của ong chúa là 12 – 13 ngày (#36 – 23).

4.3.2. Nhân ñàn

Nhân ñàn là từ một ñàn gốc, ta có thể có thêm 1 – 2 – 3 ñàn mới. Phương pháp
tách ñàn ñược gọi là chia ñàn hay hình thành ñàn mới. Các phương pháp sau ñây ñược
sử dụng phổ biến ở các ñiểm ñặt ong:

a/ Tăng thêm ong từ ñàn giao phối: phương pháp này hay sử dụng ở những người nuôi
ong nội ñịa với số lượng ít hơn 10 – 12 ñàn.

ðàn giao phối ñược hình thành như sau: Rút 1 cầu nhộng sắp nở và ong non vào
thùng khác, ñặt ở xa ñàn gốc. Ngày hôm sau giới thiệu chúa tơ vào ñể ong nuôi ñến khi
chúa bay ñi giao phối và về ñẻ trứng. Nếu có nhu cầu hình thành thêm ñàn mới thì bổ
sung thêm vào thùng này một cầu ong có giai ñoạn trứng và ấu trùng nhỏ ngày tuổi,
ñồng thời cho ong ăn thêm nước ñường vào buổi tối.

Ở ong Ý, ñàn giao phối có một miếng bánh tổ có kích thước bằng ¼ kích thức
bánh tổ ở ñàn gốc, phủ kín ong non. ðàn giao phối ñể chứa ong chúa trong 10 ngày,
khi chúa ñẻ trứng mà chưa sữ dụng thì có thể ñược rộng tiếp ở trong thùng giao phối.

b/ Tách một phần của ñàn gốc: Từ ñàn gốc mạnh, ñông quân, có khả năng nuôi chúa
tốt, có khuynh hướng chia ñàn tự nhiên rút 2 – 3 cầu có ấu trùng và nhộng (nhộng ở ñộ
tuổi 9 – 12 và 18 – 21 là ñẹp nhất) và một cầu mật mang sang thùng không khác, giũ
thêm 2 – 3 cầu ong non từ ñàn khác. ðàn mới sẽ ñược ñặt tùy ý ñể ong già bay về ñàn
cũ. Buổi tối giới thiệu mũ chúa hay chúa tơ . Khi chúa nở có thể cho thêm cầu có trứng
và nhộng sắp nở vào thêm. Có ván ngăn ñể ủ ấm và ñể mùi chúa không bị loãng ở
những khoảng trống

c/ Tách ñều số cầu có trong ñàn gốc thành hai phần bằng nhau, và ñặt hai thùng có
khoảng cách bằng nhau so với vị trí thùng gốc ban ñầu. Ba giờ sau thì cho chúa mới
nở vào ñàn không có chúa. Ngày hôm sau quan sát lượng ong bay vào ñể xê dịch cân
bằng lượng ong cho hai ñàn. Phương pháp này thường dùng cho những ñàn mạnh, có
nhiều ong trong ñộ tuổi thu hoạch thức ăn, nhằm tăng thêm số lượng ñàn ñể khai thác
mật. Việc chía ñôi ñàn mạnh ñược tiến hành trước khi khai thác mật khoảng 30 – 40
ngày.

d/ Chia ñàn song song: Khi không muốn chia thêm ñàn mới thì tạm thời chia ñàn ra
làm hai phần: ñàn gốc ñược xê dịch qua một phía, một thùng không ñược ñặt vào vị trí
cũ của ñàn gốc. Rút các cầu có ô lăng trống, có ong chúa, và cầu có thức ăn vào thùng
mới này ñể ong chúa ñẻ trứng. Giới thiệu chúa ñẻ trứng hay chúa sắp nở vào ñàn gốc.
Phương pháp này dùng ñể chía ñàn tạm thời khi ong muốn chia ñàn tự nhiên.

48
e/ Hình thành ñàn mới bằng cách ghép một số cầu ong từ nhiều ñàn trong trại, giới
thiệu chúa vào ñể duy trì ñàn.

4.4. Vận chuyển ong theo nguồn hoa

Người nuôi ong có thể ñặt ong cố ñịnh trong một ñiểm ñặt ong, nhưng cũng có
trường hợp chuyển ong theo các nguông mật ñể khai thác mật và ñể dưỡng ñàn. Trước
khi chuyển ong, người nuôi ong quan sát thảm thực vật tại vùng ñặt mới ñể xem khi
nào có thể mang ong ñến, có thể khai thác ñược bao lâu, năng suất bao nhiêu, số ñàn có
thể ñặt ñược. Người nuôi ong còn phải tìm ñường ñi ñể chuyển ong ñến ñiểm mới, liên
hệ với chủ vườn ñể ñặt ong.

Chuyển ong ñược thực hiện vào ban ñêm ñể ong tập trung vào tổ, trên ñường ñi
không gây nguy hại cho người ñi ñường và ong ñược mát mẻ hơn. ðóng gói ong vào
buổi sáng, chèn chặt các cầu ong, ñậy kín nắp thùng, ñóng cửa tổ và mở của sổ thông
thoáng phía sau. Xếp thùng ong lên xe, hay lên ghe càng nhẹ nhàng càng không chấn
ñộng ong. Trên ñường ñi, tài xế chuyên chở chú ý ñến những con ñường gập ghềnh,
ñồi dốc, ổ gà ñể không bị ñỗ ong.

49
Chương 4: CÁC SẢN PHẨM CỦA NGÀNH ONG

Nuôi ong nội ñịa (Apis cerana) có thể khai thác ñược mật ong, sáp ong và phấn
hoa. Ong Ý (Apis mellifera) còn có thể khai thác thêm các sản phẩm khác nữa như sữa
ong chúa, nọc ong, keo ong.

Chương này sinh viên tự nghiên cứu và viết bài báo cáo chuyên ñề tự chọn theo
dàn bài:
Mở ñầu
Nội dung
Kết luận
Tài liệu tham khảo.

Các chuyên ñề gồm các sản phẩm ong:


1. Mật ong
2. Phấn hoa
3. Sáp ong
4. Sữa ong chúa
5. Nọc ong
6. Keo ong
Các nội dung: ðịnh nghĩa, thành phần hóa học, phương pháp khai thác, phương pháp
sơ chế và bảo quản, ứng dụng của sản phẩm.

Bên cạnh các nội dung chuyên ñề trên, sinh viên còn có thể chọn các chuyên ñề khác
như
- Vai trò của ong trong việc thụ phán cây trồng
- Tình hình nuôi ong hiện nay của một số ñịa phương
- Hiệu quả kinh tế của việc nuôi ong
- Những bệnh thường gặp ở ong
- Ngộ ñộc ong
- Kẽ thù nguy hại ñến ong
- Những nội dung do sinh viên tự nghĩ ra.

50
Chương 5: SÂU BỆNH HẠI ONG

Ong mật khi mắc bệnh sẽ bị rối loạn tiêu hóa, hô hấp và rối loạn các quá trình
hoạt ñộng khác trong cơ thể. ðiều này làm tuổi thọ của ong bị rút ngắn lại, ong yếu ñi,
dễ bị nhiều mối nguy hại tấn công và ong giảm hoạt ñộng thu hoạch mật. Trại ong có
nhiễm bệnh thì không thu ñược lợi nhuận và chịu tổn thất khi bệnh lây lan nhanh
chóng. Vì vậy cần phải biết các triệu chứng bệnh và những mối nguy hại cho ong ñể
ngăn chặn và xử lý kịp thời. ðể phòng chống bệnh cho ong có hiệu quả cần lưu ý một
số ñiểm sau:

- ðối với nghề nuôi ong thì việc chăm sóc, cho ăn no ñủ, ủ ấm, vệ sinh phòng
bệnh tốt các ñàn ong là biện pháp tối ưu nhất nhằm bảo vệ sức khoẻ cho ong. Thường
xuyên vệ sinh bên trong và xung quanh các thùng ong ñể ñảm bảo cho các thùng ong
luôn sạch sẽ, kín, giữ ấm tốt và không bị mưa thấm. Khi kiểm tra ong, luôn kết hợp với
việc ñiều chỉnh các cầu ong trong ñàn ñể ong luôn phủ kín bánh tổ và nhất là không bị
mất các giai ñoạn phát triển từ trứng - ấu trùng tuổi nhỏ - ấu trùng tuổi lớn - nhộng –
ong trong tổ - ong trưởng thành làm việc ngoài tổ. Thức ăn, nước uống cho ong cần
phải hợp vệ sinh và ñầy ñủ chất lượng, nhất là ñầy ñủ phấn hoa, mật ong. Khi ong mắc
bệnh, cần phải ñiều trị ñúng liều, khử trùng các dụng cụ nuôi ong, tránh bệnh lây lan
cho các ñàn lân cận. Những ñàn có mức ñộ nhiễm bệnh cao thì cần tiêu hủy ñốt bỏ ñể
không bị tổn thất nhiều hơn.

- Bệnh ong ñược phân loại theo mùa (như bệnh vụ ñông xuân, vụ xuân hè), hay
theo lứa tuổi ong (bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ, thối ấu trùng tuổi lớn, bệnh ở ong
trưởng thành). Theo chẩn ñoán lâm sàng có thể phát hiện ñược bệnh như bệnh bại liệt,
bệnh nhộng hóa ñá, bệnh nhộng không vít nắp. Theo tác nhân gây bệnh, có thể phân
chia bệnh ong theo con ñường lây lan nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Bệnh lây
lan nhiễm trùng ñược phân chia thành hai loại: bệnh xâm nhiễm và bệnh nhiễm khuẩn.
Bệnh xâm nhiễm do ñộng vật bên ngoài, ñặc biệt do nguyên sinh ñộng vật như nosema,
amip. Bệnh xâm nhiễm còn do ve ký sinh (ve varroa, mạc tropilaelapse, bệnh ghẻ) , do
giun sán, do côn trùng (brauloz). Bệnh nhiễm khuẩn do vi trùng (như bệnh thối ấu
trùng châu Mỹ, thối ấu trùng châu Âu, nhiễm trùng máu), do nấm, do virus (bệnh
nhộng bọc, bệnh bại liệt) và do rickettsia.

- Khả năng miễn nhiễm của ong rất cao, ñặc biệt ñối với những ñàn mạnh năng
suất mật cao, và trong tổ có số lượng ong non ñủ mọi lứa tuổi thì ñàn ñó có khả năng
chống chọi với bệnh rất lớn. Mặc khác, tác nhân gây bệnh hoạt ñộng quá mạnh, lấn ác
sự hoạt ñộng của ong mật thì khả năng nhiễm bệnh trong ñàn càng cao. Ở ñàn ong nội
ñịa ve Varroa hoạt ñộng yếu, nhưng trong ñàn ong ngoại nhập thì chúng hoạt ñộng
mạnh, hút máu các ấu trùng ong, gây dị tật về cánh của ong sắp nở, gây hiện tượng
nhộng trần, hút máu ong trưởng thành làm cả ñàn ong bị kiệt sức không khả năng tự
chống trả ñược bệnh này.

51
- Những mối nguy hại khác ñối với ong mật bao gồm côn trùng ký sinh và
những ñộng vật ăn ong. Chúng thường trú trong thùng ong, trên bánh tổ (sâu ăn sáp),
hay ăn mật ong và ong khi ong ñang bay ngoài cửa tổ.

- Các bệnh và những mối nguy hại cho ong ñang phổ biến ở các giống ong Việt
Nam là bệnh ký sinh do ve, bệnh tiêu chảy Nosema, bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ, thối
ấu trùng tuổi lớn, bệnh nhộng trần, sâu phá bánh tổ, các kẽ thù hại ong gồm côn trùng
và những ñộng vật ăn thịt, ñặc biệt ong bị ngộ ñộc bở hóa chất hay ngộ ñộc thức ăn từ
cây cho phấn cho mật có ñộc tính nguy hại ñến ong.

- Ong trưởng thành và ấu trùng ong ở các ñộ tuổi khác nhau ñều có thể bị bệnh.
Bệnh ong sẽ gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi ong nếu không có biện pháp phòng trị
bệnh kịp thời. Ở các trại ong cần phải ñề phòng bệnh hơn trị bệnh,. Việc nghiêm ngặt
việc quản lý, chăm sóc, quy trình vệ sinh phòng bệnh cho ong ñảm bảo cho các ñàn
ong không bị bệnh vẫn là biện pháp mang lại hiệu quả cao và tốt hơn khi ñể xảy ra
bệnh mới trị bệnh.

I.SÂU PHÁ BÁNH TỔ

1.1.Nguyên nhân ñàn ong bị sâu phá tổ

Sâu phá bánh tổ hay gọi là sâu ñục tầng, hay sâu ăn sáp, hay gọi nôm na là sâu
sáp. Nguyên nhân có sâu sáp phá bánh tổ ong vì:

- Ong thưa không phủ kín cầu. ðiều này dẫn ñến việc dư các lổ tổ sáp, là thức ăn ñể
sâu sáp ñến khai thác. Ong không nhiều sẽ không dọn vệ sinh và chống trả sự công phá
các lổ tổ từ sâu sáp.

- Thùng ong có nhiều khe hở, cửa ra vào ñể quá rộng nên bướm sâu dễ dàng xâm nhập
thùng ong ñể ñẻ trứng.

- Cầu ong cũ, sáp ong rơi vãi tạo nên môi trường sống cho sâu phá tổ phát triển lâu dài.

- Sáp ong loại bỏ không nấu kịp thời, sáp lọc không kỹ và bảo quản không cẩn thận là
nguyên nhân thường thấy nơi phát triển của sâu phá tổ.

1.2. ðặc ñiểm về sâu phá bánh tổ:

1.2.1. Phân loại:

Sâu phá bánh tổ ñược chia làm 2 loại, có ñặc ñiểm hình thái và tập tính giống
nhau, chỉ khác nhau về kích thước cơ thể.

52
- Sâu ăn sáp loại lớn: Galleria mellonella. Khi trưởng thành là bướm ñêm (gọi là con
Ngài), con cái dài 20mm, con ñực dài 15mm, sải cánh dài 30-35mm.

- Sâu ăn sáp loại nhỏ: Achroia grisella. Khi trưởng thành bướm cái dài 10mm, bướm
ñực dài 13mm, sải cánh dài 23mm.

Hình 5.1: Bướm ñêm từ sâu ăn sáp loại lớn 5.2: Bướm ñêm từ sâu ăn sáp loại nhỏ

1.2.2. Vòng ñời phát triển

Sâu sáp là loại côn trùng bộ cánh bướm, biến thái hoàn toàn qua 4 giai ñoạn:
trứng, sâu (ấu trùng), nhộng và bướm. Bướm ñực và cái giao phối ngoài trời, ñẻ trứng
trên các bông hoa, bụi cây hoặc ban ñêm ñẻ trứng ở cửa tổ, khe hở thùng ong. Bướm
trưởng thành từ sâu ăn sáp loại lớn Galleria mellonella có thể sản sinh ra 500 trứng.
Bướm trưởng thành từ sâu ăn sáp loại nhỏ Achroia grisella có thể sản sinh ra 200-300
trứng trong suốt giai ñoạn sinh sản.

- Trứng: có màu trắng ñược dính chặt với nhau và dính vào khe thùng hoặc sáp vụn, vì
thế ong không thể dọn ñi ñược. Sau 7-8 ngày thì trứng nở thành sâu non.

- Sâu: sâu non có màu trắng hồng. Mới nở nhỏ như sâu ñục trái, di chuyển rất nhanh.
Chúng ăn sáp vụn dưới ñáy thùng, sau ñó bò lên bánh tổ tiếp tục tìm kiếm thức ăn là
sáp bánh tổ. Chúng bài tiết phân khắp nơi làm nhiễm bẩn và cản trở hoạt ñộng của ong.
Sâu ăn sáp ñục bánh tổ thành ñường hầm, tiết tơ bao bọc ñường hầm ñể chống ong thợ
săn bắt. Ăn càng nhiều sáp ong thì sâu càng phát triển nhanh, có thể to bằng ñầu ñũa.
Sâu thường thích ăn sáp từ các lổ tổ màu tối hoặc có chứa phấn hoa, chứa áo kén và
phân của ấu trùng ong. Vào mùa thiếu thức ăn, các bánh tổ chứa ấu trùng sẽ cũ ñi rất
nhanh và sâu rất dễ dàng xâm nhập, ñục khoét tầng hầm, công phá rất nhanh. Sáp từ
một bánh tổ có thể làm thức ăn cho vài trăm sâu sáp. Chúng sống từ 4 ñến 5 tuần rồi
hóa nhộng.

- Nhộng: sau khi sâu hóa nhộng, chúng làm tổ trong thùng ong tiếp tục phát triển, kéo
kén từ lổ tổ này sang lổ tổ khác, từ bánh tổ này ñến bánh tổ liền kề. Chúng tấn công rất
nhanh làm ong thợ phải rút khỏi những nơi có sâu ăn sáp và kéo kén, ong chúa không
thể ñẻ trứng, nhộng ong không thể nở vì luôn luôn bị chấn ñộng do sự ñào ñường hầm
53
dưới ñáy lổ tổ. Nhộng ong không nở sẽ không có lớp ong thợ sinh ra, dần dần ñàn yếu
ñi và môi trường sống bị ô uế, cuối cùng cả ñàn ong phải bỏ tổ ñể tìm nơi ở mới. ðiều
này gây tổn thất cho người nuôi ong.

- Bướm: Trưởng thành của sâu ăn sáp là loài ngài thuộc họ ngài ñêm (Noctuidae) có
màu xám tro, sau khi nở vài ngày chúng giao phối vào ban ñêm rồi chui vào thùng ong
qua các khe hở ñể ñẻ trứng.

1.3. Tác hại của sâu phá bánh tổ

- Khi ăn sáp, chúng làm hỏng các lỗ tổ thức ăn như phấn, mật của ong. Chúng tàn phá
ñáy lỗ tổ có ấu trùng, nhộng ong ñang phát triển làm cho ấu trùng, nhộng ong bị suy
yếu. ðây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhộng trần.

- Bánh tổ nhanh cũ, bẩn có mùi hôi, ong chúa không thích ñẻ, ong phát triển kém. Môi
trường sống của cả ñàn ong bị nguy hại.

- Sâu ñào các ñường hầm làm cho ấu trùng, nhộng chết, ñàn sẽ bị mất ổn ñịnh nên bỏ
tổ bốc bay.

- Khi bị sâu sáp thì số ñàn ong, sản luợng sáp, sản lượng mật bị giảm và có màu sậm,
kém phẩm chất.

1.4. Biện pháp phòng trừ sâu phá bánh tổ

- Giữ ñàn ong luôn mạnh, ong thợ phủ kín mặt bánh tổ. Thường xuyên kiểm tra ong
theo 5 nội dung, nhất là thức ăn của ong và bánh tổ ong.

- Vào mùa thiếu thức ăn, khi ñàn ong yếu thì phải rút bớt cầu ong kịp thời. Có thể cắt
bỏ bớt lổ tổ ñen cũ , phần còn lại trên cầu ong phải sáng, mới và ñủ ñể ong bám kín các
lổ tổ.

- Thùng ong phải luôn giữ kín bằng cách thu hẹp cửa tổ, bịt kín các khe hở của thùng
nhất là vào thời ñiểm sinh sản của bướm ñêm (mùa nắng: tháng 1- 2, mùa mưa: tháng 7
- 8)

- Các nền sáp ñể ong xây tổ, hoặc bánh tổ cũ, cầu loại hay sáp vụn cần phải bảo quản
kỹ trong giấy báo và bao nilon phòng ngừa sâu sáp ñến kiếm ăn.

- Muốn dự trữ bánh tổ dùng cho vụ sau có thể làm bằng cách: ñốt 1 gam bột lưu huỳnh
bằng tro than ñang lên khói cho vào một thùng ong không có ong ñể xông cho 7 – 10
cầu ong giống ong Ý. Sau hai ñến ba tuần xông lần nữa, có thể xông khoảng 2 – 3 lần.
ðem ra phơi nắng khoảng 10 – 15 phút trước khi ñưa vào sử dụng.

54
- Thường xuyên vệ sinh các ñáy thùng quét sạch sáp vụn, lưỡi mèo, nắp vít và cạo kĩ
các khe thùng ñể diệt trứng sâu.

- Khi kiểm tra phát hiện cầu ong bị cắn một số lỗ tổ, cần rũ ong soi lên ánh sáng mặt
trời sẽ nhìn thấy rõ sâu trong các ñường hầm: dùng nhíp nhọn hoặc kim có ngạnh móc
sâu ra khỏi bánh tổ.

II. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ONG

2.1. Bệnh ký sinh

2.1.1. Bệnh do ve Varoa

a/ ðặc ñiểm sinh học của ve Varroa:

Bệnh thường ñược gọi là bệnh chí lớn do ve Varroa jacobsoni gây ra. Chúng có
nguồn gốc từ ong Apis indica hoang dã bản xứ phía ñông bán cầu, chủ yếu ở dãy núi
Uran, Apghanixtan, giao du tìm nguồn thức ăn. Bệnh lan truyền do việc mua bán ong
không qua kiểm dịch ñã gây nguy hại cho ong nuôi Apis mellifera ở tây bán cầu. Hiện
nay ong mật A mellifera ñang bị hủy diệt vì ve varroa tấn công quá mạnh, chúng hút
dưỡng chất từ bạch huyết cầu và các chất dịch trong ấu trùng, nhộng và ong trưởng
thành khiến ong bị suy dinh dưỡng, bị dị tật (cánh bị xoắn, dài cánh không bình thường
hay không có cánh, chân bị què hay bị teo cơ). Những ñàn ong mật có ñặc tính cần cù
dọn dẹp vệ sinh, tích cực loại bỏ tất cả những nhộng ong ñang bị ve ký sinh ñể lại bỏ
những con ve non, và giảm năng suất sinh sản lâu dài ở ve cái thì mức ñộ nhiễm bệnh
sẽ ít ñi và có thể chống chọi với ve ký sinh. Những con ong thuần có gen ñiều khiển
hành vi thu dọn vệ sinh sẽ có tính kháng cự với ve varroa cao hơn những con ong lai bị
thiếu ñi gen này.
(http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/vikhuan-contrung/25467_Ong-mat-chien-
dau-chong-lai-ve-Varroa-ky-sinh.aspx)

Hiện tượng khí hậu ấm lên toàn cầu, ẩm ñộ cao, nạn cháy rừng khan hiếm thức
ăn làm ong hoang dã di chuyển nơi có ong nuôi dưỡng, ong bị lai tạp và thiếu sự quan
tâm chăm sóc của chủ nuôi là nguyên nhân ñể bệnh ve varroa ngày càng bùng phát ở
những trại ong nuôi tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.

Varroa thuộc họ bọ ve có 8 chân với nhiều giác bám nên bám rất chắc, cơ quan
miệng dạng nhiều gai sắc có thể ñâm thủng cư thể vật chủ ñể htas dưỡng chất. Con ñực
màu trắng xám, thân tròn có kích thước 1,1 - 1,2 mm. Khi trưởng thành thì cơ quan
miệng của con ñực không phát triển nên không tự ăn thức ăn và chúng sẽ chết ngay sau
khi giao phối với ve cái cùng bầy. Ve cái có hình dạng giống con cua, có kích thước
1,5 - 1,8 mm, màu nâu sáng hoặc màu cà phê màu nâu sáng, màu cà phê.

55
Hình 5.3 : Ve ñực màu trứng ñục Hình 5.4 : Ve cái màu ñỏ nâu

Ve cái ký sinh lên ong trưởng thành rồi rơi vào ô lăng có ấu trùng ong 4 – 5
ngày tuổi, nhất là những ô lăng có ấu trùng ong ñực ñể hút dịch bạch huyết. Khi nhộng
ñược vít nắp khoảng 60 giờ (2 – 2, 5 ngày) thì ve cái bắt ñầu ñẻ trứng. Trứng phát triển
thành tiền nhộng, hậu nhộng và ve trưởng thành. Vòng ñời phát dục của ve ñực là 5 - 6
ngày, ve cái là 7 -7.5 ngày. Trong một ô lăng của ong thợ có thể có từ 3 - 4 trứng ve,
mỗi ô lăng ong ñực có bình quân 4 - 5 trứng ve. Trong ñó có một hặc hai trứng không
ñược thụ tinh sẽ nở thành ve ñực. Các ve non giao phối với nhau trong lổ tổ ong, và ve
cái thụ tinh và ve mẹ sẽ bò lên khỏi ô lăng cùng ñể ký sinh lên cơ thể ong thợ ñợi ñến
khi có ấu trùng ong sắp vít nắp (khoảng 1 – 3 ngày sẽ vít nắp) thì lại chui vào ô lăng ñẻ
trứng. Mỗi ve cái ñẻ ñược 25 trứng. Vào mùa thu hoạch mật và trong các ñàn có nhiều
ấu trùng nhộng vít nắp thì tỷ lệ nhiễm ve có thể ñạt ñến 70 – 90 %.

ðiều kiện tối thiểu ñể ve sinh sống là 34 – 360C, ẩm ñộ 60 – 80%. Nơi tập trung
có nhiều ve là chổ nhộng ong săp vít nắp. Nhộng ong ñực có ve nhiều gấp 7 – 15 lần so
với nơi có nhộng của ong thợ. Ve bị ñói có thể tồn tại ñến 7 ngày, nhưng khi có thức ăn
no ñủ thì chúng sống ñến hơn 40 ngày.

b/ Mức ñộ gây hại của Varroa:

Ấu trùng và nhộng bị bệnh nặng sẽ bị suy dinh dưỡng, dị tật và sẽ chết, tạo ra
bệnh nhộng trần. Ve ký sinh chủ yếu ở phần ngực và các ñốt bụng trước của ong
trưởng thành khiến ong suy yếu, giảm ñi sức chống ñỡ với các loại sâu bệnh khác, tạo
ra các vết thương ñể các loại vi khuẩn khác xâm nhập gây rối loạn chức năng hoạt
ñộng của ong thợ. Ong mang trên mình những con ve bị hạn chế tiết sữa nuôi ấu trùng
và ong chúa, bị cản trở ñi lại ñể làm vệ sinh và làm việc trong tổ. Tốc ñộ di thu mật
phấn hoa cũng bị giảm. Các hoạt ñộng của ong bị rối loạn. Mỗi con ve có thể ký sinh
làm chết từ 1-2 con ong thợ.

c/ Các biện pháp phòng ngừa:

- ðịa ñiểm ñặt trại ong ñảm bảo thoáng mát có nhiệt ñộ từ 200C – 330C, ñộ ẩm từ 60%
– 65%. Không ñặt các trại ong gần những nơi có ong rừng dễ truyền lây bệnh ve cho
ong mật.

56
-Thùng cũ phải ñược khử trùng bằng cách phơi nắng và ñể nơi khô ráo trong vòng 15 -
30 ngày là ve sẽ chết

- Trong trại ong khi phát hiện ñàn ong có ve thì phải triệt ñể xử lý

- ðàn ong lúc nào cũng mạnh, khô ráo và vệ sinh. Không ñể ñàn quá chật hay ong thưa
sống trong thùng có ẩm ướt thường xuyên.

d/ ðiều trị ve cho ong:

+ Biện pháp sinh học:

-Trong thời gian khai thác sữa thì không cần ñánh thuốc vì không có ấu trùng nên sẽ
không có nơi sinh sản của ve cái. Sau khi ấu trùng và nhộng nở hết cũng là hết thời
gian khai thác sữa thì ta dùng thuốc ñánh liên tục 2 - 3 ñêm.

- Loại bỏ bớt nhộng ong ñực vít nắp. Hoặc dùng ấu trùng ong ñực lớn ngày tuổi cho
sang ñàn có nhiều ve ñể chúng ký sinh vào. Khi ñã vít nắp thành nhộng thì rút ra và
hủy bỏ cầu nhông ong ñực. Có thể dùng mũ chúa cho những ñàn có ve nhiều ñể cắt giai
ñoạn ký chủ một thời gian.

- Mở nắp thùng ong cho ánh sáng nóng trực tiếp chiếu vào, ve bị nóng sẽ rơi xuống ñáy
thùng có lót sẵn tờ báo, 5 phút sau lấy báo ra khỏi thùng, ñóng dần nắp thùng ong lại.

+ Biện pháp hóa học:

- Khi phát hiện ñàn ong có ve thì tách cầu trứng và cầu không, tập trung lại thành một
ñàn ñể ñánh thuốc ngay nhằm giết hết chí già. Tách cầu nhộng và cầu ấu trùng tuổi lớn
tập trung chờ nở rồi ñánh thuốc.

- Sử dụng các nhóm hóa chất sau ñây dể diệt ve varroa:


Pyrethroid (apistan, apifit, fumisan, bayvorol);
Formaniny (bipin, taktin, anitraz);
Brompropilaty (folbeks);
Axít hữu cơ (formic, oxalic, lactic);
Tinh dầu và cây thuốc.
(Dùng acit formic 85% xông khoảng 5ml vào thùng ong vào buổi chiều, 3 ngày
liên tiếp, hay dùng bột lưu huỳnh rắc lên than ñã ngún lửa ñỏ chỉ còn khói thổi nhẹ lên
người của ong thợ ở cửa tổ)

2.1.2. Bệnh do ve Tropilaelaps

Ve Tropilaelaps có hai loài phụ là Tropilaelaps clareae & T. koeningerum.

57
Hình 5.5: Ve Varroa (bên trái) và ve Tripilaelaps (bên phải)

Ve này ký sinh trên ong khoái Apis dorsata nhưng không gây tác hại gì cho
chúng mà lây lan sang cho các ong mật ñược nuôi trong thùng sống ở vùng có nhiệt ñộ
trên 300C cao. Bệnh lây lan và có ở khắp các trại ong trên thế giới, sinh sản nhiều vào
mùa khai thác mật và phát triển ấu trùng ong. Khi nhiệt ñộ của trái ñất ấm dần lên cũng
là lúc ve tropilaelaps phát tán khắp mọi nơi. Vòng ñời của chúng ngắn, ký sinh từ giai
ñoạn ấu trùng ñến ong trưởng thành.

Chí nhỏ thuôn dài, màu ñỏ nâu, kích thước 0,7 – 1 mm. Chân của chúng dài nên
bò rất nhanh. Cơ quan miệng của chí nhỏ không sắc như chí lớn nên không ñục ñược
lớp kitin của cơ thể ong mà chúng chỉ hút dưỡng chất của ấu trùng. Vì vậy chúng tập
trung ký sinh trên ấu trùng, gây chết nhiều ấu trùng làm hủy hoại cả ñàn. Bệnh gây
nguy hại hơn bệnh do varroa gây nên. Người ta dùng bột lưu huỳnh ñể xông chí
tropilaelaps.

2.1.3. Ve Neocypholaelaps indica Evans

Khi quan sát các ñàn ong nội ñịa, A.cerana, ta thấy một loại ve màu vàng nhạt
bám phần ngực của ong thợ làm việc trong tổ có số lượng lên ñến hơn 30 - 50 con ve/
ong thợ. Người dân gọi là con mạt nhện. Mạt nhện thích ký sinh lên những loài ñộng
vật có cánh, lông vũ và ăn phấn hoa. Chúng không gây chết cho ong mật nhưng gây
khó chịu và cản trở công việc làm của ong trong tổ, làm cả ñàn phát triển kém. Hiện
nay cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về loài ký sinh này.

2.1.4. Bệnh Nosema

58
ðây là bệnh tiêu chảy cho ong do nguyên sinh ñộng vật protozoa Nosema gây
ra. Nosema apis ñược phát hiện từ lâu, ñến năm 2002 Nosema cerana mới ñược phát
hiện. Xác nha bào

Nosema theo thức ăn, nước uống chui vào ống tiêu hóa của ong thợ và ong
chúa, ñôi khi chúng tồn tại ở các tuyến nước bọt, các ống bài tiết Malpighy, ống dẫn
trứng nhưng chủ yếu là sống ở ruột giữa của ong. ðến ñây Nosema thoát khỏi xác bào
dùng ñầu hút của chúng nhọn như kim tiêm ñể ghim thẳng vào niêm mạc ruột gây hoại
tử ñể tiêu thụ dịch huyết tương của ong và sinh sản dưới hình thức các nha bào. Nha
bào theo chất thảy phân của ong ñể thảy ra ngời cơ thể ong. Và tiếp tục ký sinh trở lại
trong ñường ruột của ong. Ở các nước có bốn mùa rõ rệt thì N.apis thường phổ biến
vào mùa ñông - xuân, hoặc vào mùa mưa bão kéo dài làm ong không thể bay ra khỏi tổ
ñê bài tiết, thùng ong bị bẩn và bị ñọng nước làm ong bị tiêu chảy gọi là bệnh kiết lỵ.
Mùa hè hiếm khi xuất hiện. Các chất thảy của ong bệnh Nosema có màu nâu dính ñầy
trong thùng ong và cả bên ngoài vách thùng, ở trước cửa tổ, trên nắp thùng ong, trên lá
cây. Ong bệnh thường bò dưới ñất gần nơi ñặt thùng ong, bụng chướng to. Tuy nhiên,
N. cerana thì khó chẩn ñoán vì hầu như xảy ra thường xuyên và không gây tiêu chảy,
chỉ thấy ong ngày càng chết dần ñi.

ðể ñiều trị bệnh Nosema ở cả hai thể, người ta dùng Fumagilin-B. ðây là một
chất kháng sinh có thể ức chế ñầu cực của Nosema làm nó không thể phóng ra chất
sinh sản ñể vào ñược ruột của ong. Có thể sử dụng Fumagilin-B vào mùa xuân và mùa
thu, với liều lượng 10 – 15 mg thuốc cho 20 bánh tổ ong (trong mùa không khai thác
mật).
Có thể pha siro có nước gừng tươi (10 gram gừng tươi/ 1 lít siro cho 10 bánh tổ
trong một lần ăn). Don vệ sinh thùng ong, lau khô thùng, không ñể thùng bị ẩm ướt.
http://www.vietnamgateway.org/vanhoaxa/faq/index.php?action=article&cat_id=002&id=1136&lang=

2.2. Bệnh do vi khuẩn

Có hai bệnh do vi khuẩn sinh ra là bệnh thối ấu trùng thể châu Âu và bệnh thối
ấu trùng thể Châu Mỹ. Bệnh thối ấu trùng thể châu Âu tác ñộng ñến ấu trùng tuổi nhỏ
chưa vít nắp (thối ấu trùng mở nắp) và bệnh thối ấu trùng thể Châu Mỹ gây bệnh ở ấu
trùng tuổi lớn. ðể phân biệt ñược hai dạng bệnh này, người ta quan sát ấu trùng chết:
khi chết ấu trùng chết có mùi chua như giấm, khô ñi tạo thành vảy có hình trăng khuyết
thì ñó là do bệnh (TATCA). Ấu trùng tuổi lớn nhiểm khuẩn chết ñi thì bị thối rữa sệt
như keo và mùi hôi như mùi da bò.

2.2.1. Bệnh thối ấu trùng thể châu Âu (European foul brood)

a/. Tác nhân gây bệnh:

Bệnh thối ấu trùng thể châu Âu do vi khuẩn Mellistococcus pluton gram (+) gây
ra. Sức chống chịu của vi khuẩn khá cao: trong nước sôi 1000C sau 10 phút chúng mới
chết. Trong tổ ong, chúng sống ñến 12 tháng.
59
Môi giới lan truyền bệnh có thể từ ong sang ong, từ ong sang hoa rồi từ hoa
sang ong, từ ong sang người rồi từ người sang ong.

Các ấu trùng bệnh có thể ñã có trong ñàn, nhưng ñược ong thợ gắp bỏ ra ngoài
tổ, ñến khi ñàn sinh sản nhiều, ong thợ bận việc nuôi ấu trùng nên những ấu trùng bệnh
không ñược dọn sạch ñi, làm cho bệnh bộc phát nhanh hơn. Bệnh thối ấu trùng này
thường hay gặp ở những ñàn nhỏ ñang phát triển, số lượng ong thợ nuôi dưỡng quá ít
so với ấu trùng cần phải chăm sóc.

Có khoảng 20% ñến 80% ñàn ong mật hiện nay ñang mắc bệnh này. Bệnh do
stress nhiệt ñộ, do thiếu thức ăn hay mùa thức ăn dồi dào, ong thợ tập trung thu hoạch
thức ăn nên không chú ý ñến chăm sóc ấu trùng mới nở từ trứng. Bệnh cũng xảy ra vào
ñầu mùa sinh sản, khi ấu trùng nở nhiều mà thiếu ong thợ nuôi dưỡng. Những ñàn yếu,
ong thưa ấu trùng càng dễ mắc bệnh.

b/. Triệu chứng của bệnh:

Bệnh thối ấu trùng thể Châu Âu (TATCA) xảy ra ở ấu trùng ong từ giai ñoạn
mới nở ñến 4 ngày tuổi. Lúc chớm bệnh, ñầu của ấu trùng màu trắng, sau ñó chuyển
sang màu vàng và toàn thân chuyển sang màu vàng sậm. Khi chết, ấu trùng có màu ñỏ
nâu, bốc lên mùi chua như mùi giấm. Xác chết khô tạo thành vảy khô và ñược ong thợ
gắp dọn ra ngoài tổ.

Các lổ tổ trống do ấu trùng chết ñược dọn ñi, xen kẻ với những ấu trùng khỏe
mạnh ñược vít nắp, làm cho bề mặt của bánh tổ lõm chõm như mặt rỗ. (Hình 5.4)

Hình 5.6: Bề mặt bánh tổ ong mắc bệnh thối ấu trùng


60
Khi kiểm tra ong ở những ñàn bệnh, ta thấy ong thợ làm việc uể oải, ong bám
thưa trên các lổ tổ, ong suy giảm khả năng chống cự nên khi nhấc cầu ong lên, ong xào
xạc trốn chạy xuống dưới mép bánh tổ hay phía vách thùng ong. Ong thợ ngày càng
già, mình ñen bóng vì không có lớp ong non kế thừa.

c/. Phòng và trị bệnh thối ấu trùng thể châu Âu:

- Phòng bệnh: Thường xuyên chú ý ñến vi khí hậu trong tổ ong ñể ấu trùng không bị
stress. Mùa mưa không mở ong thường xuyên nhưng cần ủ ấm và theo dõi nước mưa
rơi vào thùng ong. Dọn vệ sinh các ô lăng có ấu trùng bệnh, vệ sinh thùng ong.

ðiều chỉnh ong ñể các giai ñoạn ong trong ñàn phát triển cân ñối. Thức ăn tự
nhiên, nhất là phấn hoa, càng nhiều thì ñàn càng khỏe, không bị mắc bệnh.

- ðiều trị bệnh cho ong: Bệnh do vi khuẩn Gram (+) sinh ra nên có khả năng trị dứt
bệnh nếu ấu trùng ñược phát hiện kịp thời.

Khi ấu trùng bệnh chiếm tỷ lệ 2 – 5% trong ñàn thì ta giúp ong gắp các ấu trùng
bệnh ra khỏi tổ, hay loại bỏ cầu ong có ấu trùng bị bệnh. Sau ñó tăng cường ong nuôi
dưỡng bằng cách cho vào ñàn bệnh một cầu nhộng ong ñang nở, tạm thời nhốt chúa 1 -
2 ngày và cho ong ăn trong 2- 3 tối thuốc kháng sinh Erytromycine (0.4 – 0.5 gram/ lít
xi rô/ 10 cầu ong Ý), hoặc các loại thuốc khác như Kanamycine, oxytetracicline. Pha
thuốc vào nước chín cho tan ñều, khi chuẩn bị cho ăn mới hòa vào nước si rô ñường.

Giai ñoạn ong bị bệnh nặng là hầu hết các ấu trùng ñều bị bệnh, ong có biểu
hiện xào xạc hoảng loạn, bánh tổ ñen, có mùi chua. Những ñàn này cần phải tích cực
cho ăn thuốc, ủ ấm, chuyển thêm 1 – 2 cầu nhộng từ ñàn khỏe vào ñể thay thế dần lớp
ong ñã già. ðốt bỏ những cầu ong có ấu trùng bệnh, những cầu mật thì quay mật ra bỏ,
dùng các chất sau ñây ñể xông cầu ong ñể tái sử dụng: xông 150 ml formaline hay
giấm (acid acetic) 25% .

ðể ñiều trị nhanh hơn thì khi cho ong ăn thuốc, có thể kết hợp phun thuốc lên
cánh của ong ñể chúng liếm lẫn nhau. Nhưng cần lưu ý một số ñiểm như sau: nước
thuốc pha trong si rô không quá nhiều vì ñã có ñĩa thức ăn có thuốc; chỉ phun nhẹ lên
cánh của ong như có giọt sương chứ không nên phun ướt cánh ong do ñó cần chọn bình
phun chỉ ra dạng sương nhỏ; phun vào buổi chiều, tốt nhất là những ngày có nắng ấm.

2.2.2. Bệnh thối ấu trùng thể châu Mỹ

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bacillus alvei. Ấu trùng tuổi lớn, thường là ấu
trùng 5-6 ngày tuổi, ở giai ñoạn vít nắp chết rất nhanh nên gọi là bệnh ác tính. Ấu trùng
chết có mùi hôi thối như da bò hay mùi keo dán, biến dạng thành chất nhầy có thể kéo
thành sợi dai. Bệnh làm chết ong trong ñàn và lây lan rất nhanh cho toàn trại nếu bị
bệnh ghép với các loại bệnh khác như bệnh TATCA hay bệnh nhộng bọc.

61
ðể phòng tránh bệnh này thì phải thường xuyên chú ý ñến các giaii ñoạn ong
trong tổ ñể kịp thời ñiều chỉnh, chú ý ñến nguồn phấn hoa cho ong ăn không bị tạp
nhiễm, ủ ấm cho ong vào mùa mưa bão.

2.3. Bệnh do virus sinh ra:

2.3.1. Tác nhân gây bênh:

Bệnh thối ấu trùng dạng túi (Sacbrood) do virus Morato aetatulae holmes gây ra
trên ấu trùng tuổi lớn, khi bước qua giai ñoạn ăn lương ong. Bệnh thường xảy ra vào
mùa mưa khi ẩm ñộ ngoài không khí trên 80% và ong bị lạnh kéo dài. Sức chống chịu
của virus không cao, chúng mất khả năng gây bệnh khi ñun sôi 590C trong 10 phút.
Các ấu trùng chết khô ñi virus giảm phát triển và mất khả năng lây bệnh.

Virus ñược tìm thấy trong tuyến nước bọt của ong thợ và tuyến sinh dục của ong
chúa. Vì vậy, khi ấu trùng ñược sinh ra là ñã có mắc mầm bệnh. Ong thợ nuôi ấu trùng
làm bệnh lây lan nhanh hơn vì hàm, chân, lông ñều có dính virus gây bệnh. Càng lúc
tốc ñộ lây lan càng nhiều vì ong không ngừng nuôi ấu trùng. Lúc ban ñầu virus tấn
công vào màng tế bào của lớp kytin của ấu trùng ong, tiêu thụ các tế bào dạng mỡ,
phân hũy lớp cơ và bài tiết ra chất thải có dạng lỏng trong suốt. Trong chất lỏng này có
chứa nhiều virus, nên một ấu trùng bệnh có thể gây cho hàng ngàn ấu trùng khác nhiễm
bệnh. Khi gắp ấu trùng bị bệnh lên khỏi lỗ tổ, phần lỏng trong suốt màu vàng nằm
hướng xuống ñầu dưới của ấu trùng như một cái bọc nên bệnh còn ñược gọi là bệnh
nhộng bọc.

Hình 5.7: Ấu trùng bị bệnh nhộng bọc

62
2.3.2. Triệu chứng của bệnh:

a/ Quan sát trên ấu trùng bị bệnh:

Mầm bệnh xuất hiện khi ấu trùng ñược 2 ngày tuổi. Lúc ấu trùng lớn lên thì màu
trắng xanh biết, bóng mượt của lớp kitin của ấu trùng bị biến ñổi, màu sắc chuyển dần
chuyển sang trắng ngà và ñục, các ñốt trên cơ thể không còn phân biệt rõ. Ấu trùng
duỗi thẳng cơ thể và dựa vào thành vách lỗ tổ vì không ñứng vững ñược, cơ thể mềm
nhũng ra và nằm tụt xuống lỗ tổ. Trên ñầu có chấm ñen vì bị hoại tử, dần dần toàn bộ
cơ thể ấu trùng từ màu trắng bệt chuyển sang vàng nhạt rồi hóa màu nâu. Ấu trùng chết
không gây ra mùi hôi thối. Khô dần tạo thành vảy cong như trăng khuyết, ong thợ gắp
ra dễ dàng hơn gắp ấu trùng bệnh tuổi nhỏ.

b/ Quan sát bánh tổ:

Do có ấu trùng bệnh xen kẽ với ấu trùng không bệnh nên sự trám nắp sáp trên
bề mặt bánh tổ không ñồng ñều. ðặc biệt là sau khi trám nắp, ấu trùng bị chết không
hóa nhộng ñược thì ong thợ khêu nắp sáp một cách nham nhỡ. Ong bám lưa thưa trên
bề mặt bánh tổ.

c/ Quan sát trên ong thợ: ta thấy mình ong ñen bóng, rất hung dữ. Mật phấn mang về
không ñược cho ấu trùng ăn nên bị mốc hư. Ong ít dần ñi, ñàn ong suy giảm nhanh.
Ong chúa giảm sức ñẻ trứng hoặc ngưng ñẻ trứng và bỏ tổ bốc bay khi hết ấu trùng
trong tổ.

2.3.3. Phòng trị bệnh:

Bệnh thối ấu trùng túi do virus sinh ra nên không có khả năng ñiều trị mà chỉ có
thể tăng cường phòng chống và xử lý phòng ngừa lây lan phát tán bệnh cho những ñàn
khác và các trại ong khác.

Trước nhất, phải chọn ñàn khỏ, có sức chống chọi cao ñể tạo chúa. Thường
xuyên kiểm tra ong và xử lý kịp thời các ñàn yếu. Luôn ñể ong bám ñầy hai mặt của
bánh tổ. Những cầu ong có bệnh này thì phải rút ra khỏi ñàn và ñốt bỏ bánh tổ sáp. Khi
ong vừa mới có bệnh thì nhẹ tay khêu gắp ấu trùng bệnh ra khỏi lỗ tổ. Phun nước
ñường có pha thuốc tím 0.1% trong một lít xirô lên cánh của ong thợ nhằm sát trùng.
Khi tỷ lệ nhiễm bệnh từ 10 – 15% thì nhốt ong chúa ñể cắt ñứt giai ñoạn phát triển ấu
trùng tuổi nhỏ, ñồng thời cho thêm một khung cầu ong có nhộng ñang nở. Mười Sau 10
ngày tì thả ong chúa ra và theo dõi tiếp tục. Nếu ñàn còn bệnh thì tìm cách diệt ong
chúa. Trường hợp ong bệnh vào mùa sinh sản thì thay chú mới, nếu trong mùa thiếu
thức ăn có thể hủy cả ñàn ñể tránh lây lan.

63
Cho ăn thêm kháng sinh, hay phun nhẹ lên cánh của ong thợ nước ñường có
kháng sinh như Ampicyline, Biomycine, Erythromycine, Furazolidone, Kanamycine,
Tetracyline, với liều lượng 1 gram thuốc cho 50 cầu ong.

III. NHỮNG MỐI NGUY HẠI ðẾN ONG

3.1. Côn trùng hại ong:

3.1.1. Kiến:

Bên cạnh sâu phá bánh tổ, ñàn ong mật còn có mối nguy hại khác không kém.
Một trong số ñó là loài kiến vàng, kiến lửa, kiến ñen. Chúng vào tổ ong ñể hút mật ong,
ăn ấu trùng ong. Khi bị chống trả thì chúng phản ứng lại, kéo cánh ong và cán phá ong,
làm tổ ong bị náo loạn, ong hoãng sợ và phải bỏ tổ bốc bay ñi nơi khác ñể sống.

ðể tránh kiến tấn công, người nuôi ong có những biện pháp như sau:

- Không ñặt thùng ong ngay dưới gốc cây thường có kiến như cây, xoài, bưởi, sapo.
- Tìm ổ kiến ñể tiêu diệt chúng.
- Cẩn thận ñể tránh ong bị chết vì thuốc diệt kiến.
- Rộng nước hoặc quấn vải vụn có tẩm nhớt cặn
- Lưu ý vào mùa mật, những ñàn có mật nhiều thường hay bị tấn công. Vào mùa mưa
thì những ñàn yếu dễ bị kiến cướp thức ăn vào chiếm chổ ñể chúng trú ẩn.

3.1.2. Vò vẽ (Vespa)

Một số loài ong vò vẽ sống thành xã hội, nhưng cũng có một số loài ong sống
ñơn lẽ. Chúng không hút mật ong mà thích ăn ong, nhất là phần ức của ong. Ong Ý
không kháng cự lại với ong vò vẽ, nhưng ong nội ñịa thì chống trả quyết liệt và kháng
cự rất tốt. Khi cả tổ ra bao vây ong vò vẽ, nhiệt ñộ của cụm ong này tăng lên ñến 460C,
làm ong vò vẽ nóng và chết. (Ono, 1987)

Người nuôi ong khi ñến thăm ong của mình thì thường hay tìm cách diệt tại chổ
các ong vò vẽ bay quanh thùng ong ñể gắp các ong thợ bay ñi làm ngoài tổ. Mùa hè
thường có ong vò vẽ nên cần phải phòng tránh mối nguy hại này cho ong mật. Người ta
cũng có thể bẩy ong vò vẽ bằng cách ngày ñầu tiên cho miếng thịt hay vụn cá tươi ñể
gần của tổ cho ong vò vẽ ñên hút chất tiết từ nguồn ñộng vật này. Ngày hôm sau ñể
thức ăn lên cao và xa ñường bay của ong nuôi trong tổ. Khi thấy ong vò vẽ bu càng
nhiều vào miếng mồi thì rắc thuốc trừ sâu vào ñể diệt chúng.

3.1.3. Chuồn chuồn:

Chuồn chuồn bắt ong thợ khi ong bay ñi thu hoạch thức ăn. Chúng cũng bắt ong
chúa khi chúa tập bay hay ñang bay ñi giao phối. Ấu trùng chuồn chuồn sống ở trong
64
nước, vì vậy ong mật ñược nuôi gần ao hồ sẽ dễ bị làm mồi cho chuồn chuồn. Mùa
mưa chuồn chuồn phát triển nhiều nhất, mùa này cũng không nên tạo chúa mới.

3.1.4 Các côn trùng khác

Các côn trùng có hại cho ong mật như bướm ñầu lâu, các bọ cánh cứng, gián,
nhện, mối, ruồi ký sinh có màu xanh lá cây. Chúng thường sống trong thùng ong và ăn
thức ăn của ong, ăn luôn cả ong non, chúng bài tiết chất thải làm hôi tổ ong làm cho
ong bị stress, trở nên hung dữ và thường bị yếu ñi hay bỏ tổ tìm nơi ở mới.

3.2. ðộng vật hại ong

3.2.1.Chim ăn ong:

Một số loài chim ăn ong như chim trảu Merops, chim én Apodidae, chim chèo
bẻo Dicrurudae, chim gõ kiến. Chúng bắt ong thợ trên ñường bay, bắt luôn cả ong chúa
và ong ñực ñang giao phối, vì thế tỷ lệ chúa giao phối về tổ rất thấp. Cũng có thể chim
biết mùa vừa qua khu vực này có mồi nhiều thì mùa sau chúng kéo ñến ñông hơn ñể ăn
mồi.

Ở ñiều kiện nước ta không thể làm lưới trên cao ñể bảo vệ ong. Chỉ có thể giảm
bớt mối nguy hại này bằng cách dùng súng hơi ñể ñuổi, bắt chim. Cũng sẽ không tạo
chúa liên tiếp nhiều mùa tại một ñiểm có nhiều chim di trú.

3.2.2. Các loài bò sát

Các loài bò sát như thằn lằn, rắn mối, tắc kè thích trú trong thùng ong ñể tránh
thời tiết bên ngoài và có thể ăn ong, làm khuấy ñộng hoạt ñộng của ong.

3.2.3. Các loài ñộng vật khác

Cóc, nhái, gà, gấu rất tích ăn mật ong, ăn ong thợ trong và ngoài tổ. ðể ñề
phòng những loài này, ta phải thu hẹp cửa tổ, tích cực quét dọn vệ sinh trong thùng ong
và bên ngoài thùng. Không ñể thùng ong quá thấp, và thường xuyên chăm sóc ong ñể
tránh những kẽ thù nguy hại ñến ong.

3.3. ðộc chất hại ong

3.3.1. Nguyên nhân ong bị ngộ ñộc:

Ong mật có hai nguyên nhân bị ngộ ñộc: ngộ ñộc hóa chất trong môi trường
sống và ngộ ñộc bởi thức ăn cho ong.

65
- Ong bị ngộ ñộc do ñặt ong hay ñường bay của ong ở những nơi có hóa chất, chất thải
công nghiệp, do nhà máy sản xuất thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu thải ra.

- Môi trường xung quanh ñặt ong bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm nguồn nước, các tạp chất
ngấm trong nước, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn. Bị nhiễm ñộc do hút chất dịch từ côn
trùng khác bị chết tiết ra.

- Những vùng ñặt ong có cây cho mật, cho phấn có xịt thuốc bảo vệ thực vật làm ong
bị ngộ ñộc thuốc. Nguy hiểm nhất là thuốc diệt côn trùng (diệt ruồi, rệp, sâu hại cây,
hại hoa, gián), kế ñến là thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và tuyến trùng cho cây cũng
rất có hại cho ong.

- Một số cây có chức ñộc tố trong các cơ quan như ñộc tố trên nhị hoa, trên nách lá,
nhựa cây như cây trà, cây trúc ñào, cây lim, một số cây rừng…

3.3.2.Triệu chứng của ong bị ngộ ñộc

Khi bị ngộ ñộc nặng thì ong chết ngay nơi thu hoạch phấn, mật, hay chết dài
trên ñường từ nguồn thức ăn về ñến tổ ong. Trường hợp thuốc nhiễm thấm lâu thì ong
bay về và chết ngay cửa tổ. Liều lượng ñộc tố, thời tiết nắng mưa, lượng thức ăn ñược
thu lượm sẽ tác ñộng trực tiếp ñến các cơ quan hô hấp của ong, và làm cho ong chết
nhanh hay châm, chết cả ấu trùng ăn phấn, mật.

Ong bị ngộ ñộc có lưỡi thè ra, chết nằm cong bụng. Ấu trùng bị ngộ ñộc thức ăn
sẽ không biến hóa thành nhộng ñược.

3.3.3. Xử lý ong bị ngộ ñộc

Ong bị ngộ ñộc chết rất nhanh và ñôi khi bị chết toàn trại.

Khi bị ngộ ñộc nên rút hết các cầu thức ăn ra khỏi tổ, nới rộng khe ong, ñóng
cửa tổ. Tổ chức quét dọn xác ong chết ñể không bốc mùi thối, tạo mưa nhân tạo. Hòa
vitamin B và vitamin C với nước ñường rồi phun nhẹ lên cánh của ong. Nếu có mật
tràm, pha loãng ñể cho ong ăn thì tốt nhất.

3.3.4. ðề phòng sự ngộ ñộc cho ong

ðể ñề phòng ong bị ngộ ñộc thì phải quan sát môi trường sống trước khi mang
ong ñến nuôi. Cần liên hệ chặt chẽ với người làm vườn, nơi ñặt ong ñể biết lịch phun
thuốc trừ sâu ñể kịp thời ñóng cửa tổ ong. Nên chuyển ong khi ong bị sống trong ñiều
kiện bất lợi.

66
THỰC TẬP MÔN CHĂN NUÔI ONG ( 10 tiết chuẩn)
from a bird shop
Bài 1: CẤU TẠO CƠ THỂ ONG MẬT

I. Các bước chuẩn bị:

1. Bắt ong còn sống trong tổ ong bằng lưới bắt ong
2. Gây ngạc cho ong bằng cồn hay bằng sáp nóng chảy
3. ðặt ong lên ñĩa petri, dùng pen ñể tách cơ thể ong theo từng phần:

- Phần ñầu: Vòi hút


- Phần ức: Hai ñôi cánh và 3 ñôi chân
- Phần bụng: các ñốt bụng ở phần lưng và phần bụng dưới

4. Chuẩn bị hai miếng lame cho mỗi con ong ñể làm tiêu bản theo
thứ tự sau:

Miếng lame thứ nhất: Miếng lame thứ hai:


Vòi hút
Cánh ðốt lưng thứ 1 Cánh trước Chân ðốt bụng thứ 1 Chân trước
trước trước
ðốt lưng thứ 2 ðốt bụng thứ 2
Cánh sau ðốt lưng thứ 3 Cánh sau Chân ðốt bụng thứ 3 Chân giữa
giữa
ðốt lưng thứ 4 ðốt bụng thứ 4
ðốt lưng thứ 5 Chân sau ðốt bụng thứ 5 Chân sau

ðốt lưng thứ 6 ðốt bụng thứ 6


Ngòi ñốt

II. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp lấy số liệu
Lấy số liệu trên cùng một cơ thể ong ñể dễ so sánh. Thực hiện trên ong thợ và
ong ñực, mỗi thành phần gồm 3 con xem như 3 lần lập lại.
Sử dụng thước kẹp có ñộ thập phân 0,02 mm
Số liệu ñược ghi vào bảng sau:

Ong thợ Ong ñực


Các chỉ tiêu, mm
x1 x2 x3 ¯ x¯ x1 x2 x3 ¯ x¯
Chiều dài vòi hút
Cánh trước
Cánh sau
ðốt lưng

67
ðốt bụng
ðốt chày

2.1 Chiều dài vòi hút: ðo từ gốc hàm, ñỉnh chót của hình tam giác xuống ñến
ñầu mút tròn của lưỡi. ðo 3 cong ong thợ, 3 con ong ñực.

2.2. Cánh trước:


- ðo ñộ dài cánh trước
- ðo ñộ rộng cánh trước
- ðo ñộ dài gân cánh (a) và (b)

2.3. Cánh sau:


ðếm số mốc cánh ở cánh sau ñể xác ñịnh tuổi của ong.

2.4. ðốt lưng:


ðo chiều cao và chiều rộng của các tấm lưng bụng 3 – 4- 5 của ong ñể biết
kích thước cơ thể ong.

2.5. ðốt bụng:


ðo chiều cao và chiều rộng của các tấm bụng dưới 3 – 4 – 5, nơi có gương
sáp cao nhất, ñể biết vị trí tiết ra sáp ở ong thợ.

2.6. ðo chiều dài và chiều rộng của ñốt chày, nơi ong thợ ñựng phấn hoa ñể
mang về tổ.

III.Xem các cơ quan của ong dưới kính hiển vi và vẽ hình

3.1. Vòi hút

3.2. Cánh: cánh trước có gân cánh ở phía dưới cánh, cánh sau có số móc cánh

3.3. Chân: chân trước có móc khóa, chân giữa có cựa ở ñốt chày và hình trăng
khuyết ở ñốt chày, chân sau có “giỏ ñựng phấn”

3.4. Gương sáp và các sợi kitin ñể nối các ñốt và nối ñốt trước với ñốt sau

3.5. Ngòi ñốt: vẽ hình ngòi ñốt ñể biết ong ñang ở trạng thái cảnh giác hay trạng
thái bình thường khi bị bắt khỏi tổ ong.

Hết bài 1.

68
Bài 2: KỸ THUẬT CHĂM SÓC ONG

I. Xác ñịnh vị trí ñiểm ñặt ong

1.1.Vẽ sơ ñồ bố trí các thùng ong có trong ñiểm ñặt ong. Nhận xét về khoảng
cách của các thùng ong; mặt bằng; giá ñỡ thùng ong; mái che; chống kiến….
1.2.Xác ñịnh hướng của cửa tổ với hướng mặt trời, hướng gió. Nhận xét ảnh
hưởng của hướng ñặt thùng ong ñến sự hoạt ñộng của ong trong thùng ong.
1.3. Nhận xét về môi trường tại ñiểm ñặt ong:
- Thảm thực vật
- Nhiệt ñộ, bóng mát, ñộ ẩm, âm thanh, cỏ dại, côn trùng và những kẽ thù hại
ong.
- Nguồn nước, ñộ thoáng của không khí
- Thuốc bảo vệ thực vật.

II. Vật tư nuôi ong

2.1.Thùng ong:
ðo kích thước và vẽ hình thùng ong, cầu ong. Chú ý cấu trúc của thùng ong,
vật liệu làm ván ngăn ñặt trong thùng ong.

2.2. Các dụng cụ khác

III. Chăm sóc ong

3.1. Chăm sóc bên ngoài tổ:


- Dọn vệ sinh quanh thùng
- Che nắng hoặc che mưa cho ong.
- Dụng cụ chống kiến, diệt ong vò vẽ…

3.2. Chăm sóc bên trong tổ:


- Thao tác mở , ñóng thùng ong, thao tác nhấc cầu ong ñể không ñộng ong
- Kiểm tra 5 nội dung:
+ Ong chúa: sự hiện diện của ong chúa, hình thái của ong chúa, sức ñẻ trứng của
ong chúa.
+ Các giai ñoạn ong trong lỗ tổ và ong bám trên bánh tổ: hiện tựng bất thường
+ Thức ăn sữa ong chúa, phấn, mật: dư, thiếu, ñủ; vị trí các lại trên bánh tổ
+ Bánh tổ: số lượng và chất lượng bánh tổ; khoảng cách giữa hai cầu ong.
+ Tình hình vệ sinh dịch bệnh
- Góp ý xử lý, tiên ñoán kết quả sau khi xử lý

69
IV. Tạo chúa nhân tạo

4.1. Tạo ñàn nuôi dưỡng: nhốt chúa một ngày trước khi tạo chúa nhân tạo
4.2.Chọn cầu ong có ấu trùng tuổi nhỏ ñể múc ấu trùng.
4.3.Chuẩn bị khung cầu tạo chúa, chuẩn bị sáp nguyên chất chưng cách thủy
ñể sáp nóng chảy
4.4.Chuẩn bị cốc nước lạnh và lọ ñựng mũ chúa nhân tạo.
4.5.Ngâm khuông ñúc mũ chúa vào nước lạnh ñể ổn ñịnh nhiệt của khuôn
ñúc. Trước khi nhúng vào sáp lỏng phải lưu ý không có giọt nước ñọng lại ở dưới
khuôn.
4.6.Các bước tiến hành:

- Tạo mũ chúa nhân tạo:


+ Dùng dụng cụ làm khuôn ñúc mũ chúa nhúng vào sáp nóng chảy (lưu ý sáp không
ñược sôi) khoảng ñộ sâu 9 mm.
+ Nhúng lại lần thứ hai với ñộ sâu không quá 7 mm
+ Nhúng nhanh vào nước lạnh rồi xoay nhẹ ñể dễ lấy mũ chúa ra
+ Gắn mũ chúa lên các thang ở khung cầu tạo chúa. Mỗi thang khoảng 12 mũ chúa
+ ðánh giá chất lượng của mũ chúa nhân tạo và kỹ thuật gắn mũ chúa:
Vành miệng chén sáp tròn trĩnh, thành vách mũ chúa trơn láng, không ñọng giọt sáp
ở phần ñáy. Khi mũ chúa ñược gắn vào các thang, ñáy của mũ chúa không ñược thụng
ñội lên, không nghiêng, không rơi.

- Cấy ấu trùng:
+ Cho vào mũ chúa nhân tạo một ít nước hay mật ong, hoặc có sữa ong chúa càng tốt.
+ Chọn ấu trùng càng nhỏ, dùng kim có ñộ cong ñể múc phần lưng của ấu trùng nhấc
ra khỏi lỗ tổ thật khéo dể không bị nát ấu trùng.
+ ðặt ấu trùng nhỏ ngày tuổi vào giữa ñáy lỗ tổ ong chúa nhân tạo.

- ðặt khung cầu tạo chúa vào giữa các cầu ong ở ñàn nuôi dưỡng.

- ðợi ñến 5 ngày sau ñể biết kết quả sự tiếp nhận ấu trùng của ong thợ.

V. Chia ñàn tự nhiên

5.1. Chuẩn bị thùng không sạch, không bị hư hỏng. Chuẩn vị một ván ngăn làm
từ giấy báo.
5.2. Tách một cầu ong có chúa từ một ñàn có hiện tượng chia tự nhiên cho vào
thùng không mới và ñặt cách thùng cũ khoảng 0,5 mét. Thùng gốc sẽ ñược
ñặt hướng ngược lại, cách khoảng 0,5 mét. Sáng hôm sau kiểm tra sự hiện
diện của ong ở hai thùng ñể xê dịch khoảng cách hay ñổi vị trí hai thùng
ong.

70
5.3. Cũng có thể thực hiện việc hình thành ñàn mới theo như trong giáo trình
phần “Hình thành ñàn mới”

VI. Cho ong ăn

Cho ong ăn vào buổi chiều. Ước lượng số cầu ong ñể cân ñường hay các thực
liệu thay thế ñạm
Kỹ thuật rót nước ñường vào máng ăn của ong ñể không bị rơi xuống ñáy thùng
hay xuống ñất phòng tránh kiến kiếm ăn.

Hết bài 2

71
Bài 3: ðÁNH GIÁ NGUỒN THỨC ĂN TỰ NHIÊN CHO ONG

Mỗi sinh viên thực hiện mẫu ñiều tra như sau:
- Họ tên sinh viên thực hiện
- Thời gian thực hiện
- ðịa ñiểm thực hiện

Nguồn cung cấp


Stt Tên loại thực vật Mật ñộ Thời gian hoa nở Ghi chú
Mật Phấn
1
..
..
..
..
30

Dựa vào bảng ñiều tra này, snh viên ñưa ra các nhận xét:
1. Về thảm thực vật
2. Khả năng cung tấp thức ăn tự nhiên cho ong
3. ðề nghị số lượng thùng ong có thể ñặt tại thảm thực vật trên.

Hết bài 3

72
Bài 4: ðÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ONG

I. ðánh giá mật ong

1.1 Một số phương pháp ñánh giá mật ong

Phương pháp cảm quan


Phương pháp hóa học
Phương pháp lý học
Phương pháp dân gian

1.2 Kết quả thu nhận ñược ghi ñầy ñủ vào bảng dưới ñây:

Cảm quan
Stt mẫu % nước pH D,mm Phân loại Ghi chú
Màu Mùi Vị

II. ðánh giá sáp ong


III. ðánh giá phấn hoa
IV. ðánh giá sữa ong chúa

Hết bài 4

73
Bài 5: THAM QUAN TRẠI ONG TƯ NHÂN

Các sinh viên chuẩn bị sẳn nội dung sau ñây ñể học hỏi tại trại ong tư nhân:

Câu 1: Làm sao ñể phân biệt ñược các ô có phấn, có mật, có ấu trùng?
Câu 2: Vị trí của các thùng ong trong vườn?
Câu 3: Tại sao ong hung dữ? Có thể làm giảm bớt tính này của ong?
Câu 4: Cấu tạo, kích thước của thùng nuôi ong?
Câu 5: Dụng cụ nuôi ong?
Câu 6: Nền sáp là gì? Cách gắn nền sáp vào khung cầu?
Câu 7: Cấu tạo của thùng quay mật?
Câu 8: Bố trí sắp xếp các cầu ong trong một thùng ong?
Câu 9: ðiều kiện môi trường trong ñiểm ñặt ong?
Câu 10: Biểu hiện thế nào ñể biết ñó là một tổ ong mạnh?
Câu 11: Các thành phần ong trong tổ?
Câu 12: Thức ăn của ong gồm những loại nào trong tự nhiên?
Câu 13: Cách cho ong ăn thức ăn nhân tạo như thế nào?
Câu 14: Tình hình vệ sinh và những kẽ thù nguy hại cho ong?
Câu 15: Tạo chúa? Tách ñàn?
Câu 16: Hình thái ong mật ñược tham quan (giống ong: Apis mellifera)?
Câu 17: Tư thế mở nắp thùng ong, cầu ong?
Câu 18: Các công ñoạn khai thác mật ong?
Câu 19: Các khoảng chi trong việc nuôi ong, các khoang thu trong việc nuôi
ong?
Câu 20: Nhận xét về trại ong ñang tham quan?

Hết bài 5

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Mai Anh, Chu Văn ðang.1984. Bệnh thối ấu trùng ong ở Việt Nam, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
2. Phan Thanh Bình và Nguyễn Quang Tấn. 1994. Nuôi ong nội ñịa apis cerana ở
miền Nam Việt Nam và hiệu quả kinh tế. NXB Nông nghiệp
3. Burenin N.L. và Kotova G.N. 1985. Sổ tay nuôi ong. Người dịch Nguyễn Phẩm
Hạnh. NXB Nông nghiệp
4. Tạ Thành Cấu.1984. Các chất khai thác từ ong mật. NXB Thành phố Hồ Chí Minh
5. Tạ Thành Cấu. 1986. Kỹ thuật nuôi và khai thác ong mật. NXB Thành phố Hồ Chí
Minh.
6. Tống Xuân Chinh. 1995. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của ong nội ñịa
Apis cerana. LVTN ðại học Tổng hợp Hà Nội
7. Phùng Hữu Chính, Vũ Văn Luyện.1999. Kỹ thuật nuôi ong nội ñịa Apis cerana ở
Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
8. Eva Crane.1990. Con ong và nghề nuôi ong - Cơ sở khoa học, thực tiễn và những
nguồn tài nguyên thế giới, NXB Heinemann Newes - Oxford London (người dịch:
Phùng Hữu Chính, Trần Công Tá).
9. Huang Shu, Woei et al. 1986. Dùng bột nhân tạo thay thế phấn hoa trong vụ sản
xuất mật ong. Người dịch Trần Xuân Trà. Thông tin KHKT Ngành Ong, tháng 3/1986
10.Vũ Công Hậu. 1987. Cây ăn trái miền Nam. NXB Nông nghiệp
11. ðỗ Tất Lợi. 1983. Con ong – Dược sĩ có cánh. NXB Y học Hà Nội
12. Ngô ðắc Thắng. 2000. Kinh tế - Kỹ thuật nuôi ong nội. NXB Thanh Hoá.

II. Tài liệu tiếng Anh

1. Cook, V. 1986. Queen rearing – Simplied. British Bee Publications Ltd.


Geddington. Northants
2. James Devillers and Minh-Ha Pham. 2002. Honey Bees: Estimating the
Environmental Impact of Chemicals. First published by Taylor & Francis. 11 New
Fetter Lane, London EC4P 4EE
3. Krell R. 1992. Value – Added production from beekeeping. FAO Agricultural
Services Bulletin No 124. FAO, Viale delle Terme di Caracalla, 00100 Rome, Italy.
4. Robin F.A. Moritz, and Edward E. Southwick. 1992. Bees as Superorganisms. An
evolutionayry Reality. Springer – Verlag Berlin Heidelberg. Printed in Germany

I still have many unanswered questions and missed the chance to collect specimens or
take photos of certain species. For instance, I have not either found, seen or
photographed Vespa analis. I have not been able to get a photograph or specimen of
Vespa tropica either. I also saw what was probably Vespa velutina but could not catch

75
it for a closer look. Most importantly, I could not find out anything about the giant
hornet with the black body and yellow head. There are also many other species of
solitary types which I wasn’t able to photograph, such as the huge black Sphecid. There
are probably many more weird and wonderful species waiting to be found. But these
are all goals for the future…

76
Bảng 1: CÁC CHỈ TIÊU SINH HỌC SO SÁNH GIỮA CÁC GIỐNG ONG MẬT Ở VIỆT NAM
STT Các chỉ tiêu so sánh Apis dorsata Apis cerana Apis florea Apis mellifera
1 Nơi phổ biến ở Việt Nam Nơi có rừng tràm Từ Bắc ñến Nam Kháp nơi Từ Bắc ñến Nam VN
2 Màu sắc cơ thể (của ong chúa - ong ñực - ong thợ) ðen-ñen-vàng nâu ðen-ñen-vàng ñen ðen-ñen-nâu hoặc xám ðen-ñen-ñen vàng
3 Chiều dài cơ thể (của ong chúa- ong ñực-ong thợ), mm 19-16-18 16 - 12 - 10 13 - 13 - 7 20 - 17 - 15
4 Trọng lượng cơ thể của ong chúa (lúc còn tơ - lúc ñẻ trứng), mg ? 120 - 140 ? 130 - 150
5 Trọng lượng cơ thể của ong thợ lúc bay ñi làm việc, mg 80 100
6 Chiều dài vòi hút max của ong thợ, mm 7 4,2 3,5 5,2
7 Vị trí bánh tổ trong thiên nhiên Ưa sáng, trên cao Ưa tối, dưới thấp Ưa sáng, dưới thấp Ưa tối dưới thấp
8 Kích thước mỗi bánh tổ (chiều ngang, chiều sâu), cm 210 x 120 40 x 20 26 x 20 43 x 25
9 Bề dầy bánh tổ (nơi chứa mật - nơi chứa ấu trùng), mm 110 - 34 30 - 25 20 - 10 35 - 30
10 Số lỗ tổ/ bánh tổ 70000 6500 5000 8000
11 Số bánh tổ trong một ñàn 1 >3 1 >6
12 Lượng mật mỗi lần khai thác/mỗi ñàn, kg 7-May 1 0,5 3
13 Hướng khai thác sản phẩm từ ong mật: Mật ong, sáp ong Mật ong Mật ong Mật ong, sáp ong, phấn hoa,
sữa ong chúa, nọc, keo ong
14 Ưu ñiểm mật ong Sản lượng mật cao Màu và mùi mật bền lâu Có mùi thơm ñặc trưng Sản lượng mật cao
Màu mật ñẹp khi mới khai thác Có enzime cao % nước thấp
Mật ong nhiều vitamin C,
Mật ong nhiều chất kháng sinh
15 Nhược ñiểm của giống ong Dã sinh, hay bỏ tổ, hung dữ Dã sinh: hay bỏ tổ, dữ Hay bỏ tổ Dễ thuần dưỡng, kha thác

You might also like