You are on page 1of 59

Chương 1: Ma trận & định thức

Phần 1. ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH


Gv: Phan Ngô Tuấn Anh
Khoa Toán – Thống Kê, UEH

Chương 1. Ma trận & định thức

I. Ma trận
1.1 Định nghĩa
Một ma trận (matrix) A cấp m  n là một bảng số gồm có m dòng, n cột. Các phần tử của A là
những số thực tùy ý.
 a11 a12  a1n 
 
a a 22  a 2n 
A   21
     
 
 a m1 a m 2  a mn 

Trong ma trận A ở trên thì a ij   là phần tử thuộc dòng i, cột j của A. Ta ký hiệu ma trận A là
A  (a ij ) mn

 3 4 2 
Ví dụ: A    (ma trận cấp 2  3 )
 1 0 7
Ma trận cấp n  n được gọi là ma trận vuông cấp n.
Ví dụ:
 2 3 
A  (ma trận vuông cấp 2)
5 1

 2 3 0 
 
A   1 1 4  (ma trận vuông cấp 3)
 1 6 5 
 
Đối với ma trận A  (a ij ) nn vuông cấp n thì các phần tử a11 , a 22 , , a nn (có chỉ số dòng bằng chỉ số
cột) tạo thành đường chéo chính của A:

Trang | 1
Chương 1: Ma trận & định thức

 a11 x  x 
 
x a 22  x 
A
     
 
 x x  a nn 

1 4 5
 
Ví dụ: Với ma trận A   6 2 7  thì đường chéo chính gồm các phần tử là 1, 2,3
8 9 3
 
Ma trận mà mọi phần tử của nó đều bằng 0 được gọi là ma trận không (ma trận zero), ký hiệu là
Omn (hoặc ký hiệu là O, nếu cấp của ma trận được hiểu ngầm).

0 0 0 0 0
Ví dụ: O 23    ; O22   
0 0 0 0 0
Ma trận đơn vị cấp n, ký hiệu là I n (Identity matrix), là ma trận vuông cấp n có dạng:

1 0 0  0
 
0 1 0  0
In   0 0 1  0
 
    
0 0 0  1 

(các phần tử thuộc đường chéo chính đều bằng 1, các phần tử còn lại đều bằng 0)
Ví dụ:
1 0
I2    (ma trận đơn vị cấp 2)
0 1
1 0 0
 
I3   0 1 0  (ma trận đơn vị cấp 3)
0 0 1
 
Cho A  (a ij )nn là ma trận vuông cấp n. Ta nói:

- Ma trận A có dạng tam giác trên (upper triangle matrix) nếu mọi phần tử nằm phía dưới đường
chéo chính của A đều bằng 0:

Trang | 2
Chương 1: Ma trận & định thức

 a11 a12 a13  a1n 


 
 0 a 22 a 23  a 2n 
A 0 0 a 33  a 3n  (ma trận tam giác trên)
 
      
 0 0 0 0 a nn 

1 2 1
 
Ví dụ: A   0 4 3  (ma trận tam giác trên)
 0 0 5
 
- Ma trận A có dạng tam giác dưới (lower triangle matrix) nếu mọi phần tử nằm phía trên đường
chéo chính của A đều bằng 0:
 a11 0 0  0 
 
 a 21 a 22 0  0 
A   a 31 a 32 a 33  0  (ma trận tam giác dưới)
 
      
a a n3  a nn 
 n1 a n 2

1 0 0
Ví dụ: A   2 3 0  (ma trận tam giác dưới)
4 5 6
 
Nhận xét: Ma trận đơn vị I n là ma trận tam giác trên và cũng là ma trận tam giác dưới.

Ta quy ước hai ma trận A và B là bằng nhau nếu chúng có cùng cấp (kích thước) và có số liệu hoàn
toàn giống nhau, ký hiệu là A  B
1.2 Các phép toán ma trận
a) Phép cộng ma trận (addition)
Cho A và B là hai ma trận có cùng cấp m  n , khi đó ma trận tổng A  B có được bằng cách cộng
các phần tử tương ứng của A và B.
1 2 1 3 1 5  4 3 6
Ví dụ: A   ; B   AB 
3 5 4 1 2 1  4 7 5
b) Phép nhân vô hướng (scalar multiplication)
Cho A là ma trận cấp m  n và  là một số thực, khi đó ma trận tích A có được bằng cách nhân số
 vào tất cả các phần tử của A.

Trang | 3
Chương 1: Ma trận & định thức

1 
2 1 0
1 2 0 1 1
Ví dụ: A   ;    A  A   
6 5 4 2 2 3 5
2 

 2 
Mệnh đề. Cho A, B, C là các ma trận cấp m  n và ,  là các số thực. Ta có:

 (A  B)  C  A  (B  C) (tính kết hợp của phép cộng)


 A  B  B  A (tính giao hoán của phép cộng)
 A  O m n  A
 A  ( 1)A  O mn (ma trận (1)A được gọi là ma trận đối của A, ký hiệu là A )
 0.A  O mn và 1.A  A
 (A  B)  A  B
 (  )A  A  A
 (A)  ()A  (A)
c) Phép chuyển vị (Transpose)
Cho A là ma trận cấp m  n , khi đó ma trận chuyển vị A T có được từ A bằng cách xoay các dòng
của A thành các cột tương ứng của A T . Ma trận A T có cấp là n  m
1 4
1 2 3  
Ví dụ: A     A  2 5
T

 4 5 6 3 6
 

1 2 3 1 4 7
   
Ví dụ: A   4 5 6   A   2 5 8 
T

7 8 9  3 6 9
   
Do phép chuyển vị là xoay dòng thành cột nên ta có:
Mệnh đề. Cho A, B là các ma trận cấp m  n và  là số thực. Ta có:

 A 
T T
A
 (A  B)T  A T  BT
 (A)T  A T

Ví dụ: (2A  3B)T  2A T  3BT


d) Phép nhân ma trận (matrix product)
Cho các ma trận A  (a ij ) mp và B  (bij ) pn (số cột của A phải bằng với số dòng của B).

Khi đó, ma trận tích AB có cấp là m  n

Trang | 4
Chương 1: Ma trận & định thức

Để tính các phần tử của ma trận AB , chẳng hạn muốn tính phần tử (AB)ij thì ta:

 quan sát dòng thứ i của A và cột thứ j của B (là những véc tơ gồm p tọa độ):
- dòng i của A là a i1 a i2  a ip

b1j
b2 j
- cột j của B là

b pj

 nhân từng cặp tọa độ tương ứng của hai véc tơ này với nhau, rồi cộng lại:
(AB)ij  a i1b1j  a i2 b 2 j   a ip b pj

Nói cách khác, phần tử (AB)ij là tích vô hướng của véc tơ dòng i của A với véc tơ cột j của B

 2 1 3 1
1 2 1  
Ví dụ: Cho A    ; B   4 5 0 3
 3 0 2  23  3 5 1 6
 34
Ma trận A có cấp 2  3 , ma trận B có cấp 3  4 nên ma trận AB có cấp 2  4

c c c13 c14 
AB   11 12 
 c 21 c22 c 23 c24  24

Ta tính các phần tử của AB như sau:


Phần tử c11 thuộc dòng 1, cột 1 của AB nên ta quan sát:

 véc tơ dòng 1 của A: 1 2 1


2
 véc tơ cột 1 của B: 4
3
 nhân từng cặp tọa độ của hai véc tơ này rồi cộng lại:
c11  1 2  2  4  1 3  13

Phần tử c12 thuộc dòng 1, cột 2 của AB nên ta quan sát:

 véc tơ dòng 1 của A: 1 2 1


1
 véc tơ cột 2 của B: 5
5

Trang | 5
Chương 1: Ma trận & định thức

 nhân từng cặp tọa độ của hai véc tơ này rồi cộng lại:
c12  11  2  5  1 5  16

Phần tử c13 thuộc dòng 1, cột 3 của AB nên ta quan sát:

 véc tơ dòng 1 của A: 1 2 1


3
 véc tơ cột 3 của B: 0
1
 nhân từng cặp tọa độ của hai véc tơ này rồi cộng lại:
c13  1 3  2  0  1 1  4

Phần tử c14 thuộc dòng 1, cột 4 của AB nên ta quan sát:

 véc tơ dòng 1 của A: 1 2 1


1
 véc tơ cột 4 của B: 3
6
 nhân từng cặp tọa độ của hai véc tơ này rồi cộng lại:
c14  11  2  3  1 6  13
Các phần tử của dòng 2 được tính tương tự và sau khi tính, ta được:
 13 16 4 13 
AB   
12 13 11 15 24
Chú ý rằng, trong ví dụ này thì ma trận BA không tồn tại vì số cột của B khác số dòng của A.
7
 1 2 3  
Ví dụ: Cho A    ; B  8
 4 5 6  23 9
 31
Ma trận A có cấp 2  3 , ma trận B có cấp 3  1 nên ma trận AB có cấp 2 1

c 
AB   11 
 c 21  21
Phần tử c11 thuộc dòng 1, cột 1 của AB nên ta quan sát:

 véc tơ dòng 1 của A: 1 2 3

Trang | 6
Chương 1: Ma trận & định thức

7
 véc tơ cột 1 của B: 8
9
 nhân từng cặp tọa độ của hai véc tơ này rồi cộng lại:
c11  1 7  2  8  3  9  50

Phần tử c 21 thuộc dòng 2, cột 1 của AB nên ta quan sát:

 véc tơ dòng 2 của A: 4 5 6


7
 véc tơ cột 1 của B: 8
9
 nhân từng cặp tọa độ của hai véc tơ này rồi cộng lại:
c21  4  7  5  8  6  9  122

 50 
Vậy AB   
122 21
Chú ý rằng, trong ví dụ này thì ma trận BA không tồn tại vì số cột của B khác số dòng của A.
 1 2 3  2 1 
   
Ví dụ: Cho A   4 5 6  và B   3 2 
7 8 9  4 3 
 33  32
Ma trận A có cấp 3  3 , ma trận B có cấp 3  2 nên ma trận AB có cấp 3  2

 c11 c12 
 
AB   c21 c22 
c 
 31 c32 32
Lập luận tương tự các ví dụ trên, ta có:
c11  1 2  2  3  3  4  20 (quan sát dòng 1 của A và cột 1 của B)

c12  1 ( 1)  2  (2)  3  (3)  14 (quan sát dòng 1 của A và cột 2 của B)

c21  4  2  5  3  6  4  47 (quan sát dòng 2 của A và cột 1 của B)

c22  4  (1)  5  (2)  6  (3)  32 (quan sát dòng 2 của A và cột 2 của B)

c31  7  2  8  3  9  4  74 (quan sát dòng 3 của A và cột 1 của B)

c32  7  (1)  8  (2)  9  ( 3)  50 (quan sát dòng 3 của A và cột 2 của B)

Trang | 7
Chương 1: Ma trận & định thức

Vậy,
 20 14 
 
AB   47 32 
 74 50 
 32
Trong ví dụ này thì ma trận BA cũng không tồn tại vì số cột của B khác số dòng của A.
1 2 5 6
Ví dụ: Cho A    và B    thì AB và BA đều có cấp 2  2
 3 4  22  7 8  22

 1 2   5 6   19 22 
AB      
 3 4   7 8   43 50 
 5 6   1 2   23 34 
BA     
 7 8   3 4   31 46 
(tích của hai ma trận vuông cấp 2 là một ma trận vuông cấp 2)
Ta thấy AB  BA
1 2
Ví dụ: Cho A    thì
 3 4  22

 1 2   1 3   5 11 
AA T     
 3 4   2 4   11 25 
 1 3   1 2   10 14 
ATA      
 2 4   3 4   14 20 
Ta lại thấy AA T  A T A
Nhận xét: Phép nhân ma trận, nói chung, không có tính giao hoán. Do đó, khi nhân các ma trận thì
ta không được phép đảo thứ tự của các ma trận.
 1 1 1 1 0 0
Ví dụ: Cho A    và B    thì AB     O 22 (ma trận không)
 1 1 1 1 0 0
Nhưng cả A và B đều khác ma trận không.
Nhận xét: Nếu A và B là các ma trận thì từ đẳng thức AB  O (ma trận không) ta không thể suy ra
A  O hay B  O (trong hệ thống số thực thì xy  0  x  0 hay y  0 )

Ví dụ: Tìm các ma trận A, B vuông cấp 2 thỏa AB  O 22 nhưng BA  O 22

1 2  2 2
Lấy A    và B    thì
 2 4  1 1 

Trang | 8
Chương 1: Ma trận & định thức

1 2  2 2 0 0
AB       O 22
 2 4   1 1  0 0 
Nhưng
 2 2   1 2   6 12 
BA        O22
 1 1  2 4   3 6 
Đối với số thực, nếu ab  ac với a  0 thì suy ra b  c , nhưng đối với ma trận thì điều này không
còn đúng nữa. Hãy xem ví dụ sau:
Ví dụ: Tìm các ma trận A, B, C vuông cấp 2, khác không thỏa AB  AC nhưng B  C

 1 1  1 1  2 2
Lấy A   ; B  và C    thì
 1 1  1 1  2 2
 1 1 1 1  0 0 
AB      
 1 1 1 1  0 0 
 1 1  2 2   0 0 
AC      
 1 1  2 2   0 0 
Vậy AB  AC nhưng rõ ràng B  C

 a11 a12  a1n  1


   
a a 22  a 2n  0
Ví dụ: Cho A   21 và B    (B là véc tơ đơn vị thứ nhất)
      
   
 a n1 a n 2  a nn  nn  0  n1
Ma trận A có cấp n  n , ma trận B có cấp n  1 nên ma trận AB có cấp n  1
 a11 a12  a1n   1   a11 
   
a a 22  a 2n   0   a 21 
AB   21   : cột 1 của A
         
     
 a n1 a n 2  a nn   0   a n1 

Tổng quát, nếu lấy A nhân với véc tơ đơn vị thứ i thì ta được cột thứ i của A.
(nhắc lại, véc tơ đơn vị thứ i có tính chất: riêng thành phần thứ i thì bằng 1, các thành phần còn lại
đều bằng 0).
Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp 3 thỏa AA T  O33 . Chứng minh rằng A  O33

 a1 a2 a3   a1 b1 c1 
   
Đặt A   b1 b2 b3  thì A   a 2
T
b2 c2 
c c2 c3  a b3 c3 
 1  3

Trang | 9
Chương 1: Ma trận & định thức

Các phần tử thuộc đường chéo chính của AA T là:


(AA T )11  (a1 ) 2  (a 2 ) 2  (a 3 ) 2
(AA T ) 22  (b1 ) 2  (b 2 ) 2  (b3 ) 2
(AA T )33  (c1 )2  (c 2 ) 2  (c3 ) 2

Do AA T  O33 nên suy ra các phần tử thuộc đường chéo chính của AA T bằng 0, nghĩa là:

(AA T )11  (a1 ) 2  (a 2 ) 2  (a 3 ) 2  0


(AA T )22  (b1 ) 2  (b 2 ) 2  (b3 ) 2  0
(AA T )33  (c1 )2  (c 2 ) 2  (c3 ) 2  0

Vậy
a 1  a 2  a 3  0

b1  b 2  b3  0  A  O33
c  c  c  0
 1 2 3

Phép nhân ma trận, tuy mất đi tính giao hoán, nhưng vẫn còn giữ lại được một số tính chất quen
thuộc, cụ thể là:
Mệnh đề.
 Nếu A là ma trận cấp m  p , B là ma trận cấp p  q , C là ma trận cấp q  n thì
(AB)C  A(BC) (tính kết hợp của phép nhân)

 Nếu A là ma trận cấp m  n thì A.O nq  Omq và O pm .A  O pn


 Nếu A là ma trận cấp m  n thì A.I n  A và I m .A  A

Đặc biệt, nếu A là ma trận vuông cấp n thì A.I n  A  I n .A

Tính chất này nói rằng, trong phép nhân ma trận thì ma trận I n đóng vai trò giống như số 1
trong phép nhân số thực (nghĩa là a.1  a  1.a ). Do đó, từ nay trở đi, ta sẽ gọi ma trận I n là
phần tử đơn vị trong phép nhân ma trận.
 Nếu A là là ma trận cấp m  p , B và C là các ma trận cấp p  n thì
A(B  C)  AB  AC (tính phân phối của phép nhân đối với phép cộng)
 Nếu A và B là các ma trận cấp m  p , C là ma trận cấp p  n thì
(A  B)C  AC  BC (tính phân phối của phép nhân đối với phép cộng)
 Nếu A là ma trận cấp m  p , B là ma trận cấp p  n và  là số thực thì
A(B)  (AB)  (A)B

Trang | 10
Chương 1: Ma trận & định thức

 Nếu A là ma trận cấp m  p và B là ma trận cấp p  n thì

(AB)T  BT A T

(ta có thể mở rộng: (ABC) T  C T BT A T )


Nhận xét: Do tính kết hợp của phép nhân ma trận nên với A, B,C, D là các ma trận thì ta có thể
viết:
ABCD  (ABC)D
 (AB)(CD)
 A(BC)D
 A(BCD)
nhưng phải chú ý giữ nguyên thứ tự của các ma trận trong mỗi cách kết hợp vì phép nhân ma trận
không có tính giao hoán.
e) Lũy thừa ma trận (powers of matrix)
Cho A là ma trận vuông cấp n và k là số nguyên dương. Ta định nghĩa:
A1  A
A 2  A.A
  
A k  A.A

A  A k 1.A
k

Ta quy ước A 0  I n (phần tử đơn vị)

1 2
Ví dụ: Cho A    thì
3 4
 1 2   1 2   7 10 
A 2  A.A     
 3 4   3 4  15 22 

0 a 1
 
Ví dụ: Cho A   0 0 a  , tìm biểu thức của A n (với n là số nguyên dương).
0 0 0
 
Với n  1 thì A1  A
Với n  2 thì

Trang | 11
Chương 1: Ma trận & định thức

A2  A.A
0 a 1 0 a 1
   
  0 0 a  0 0 a 
0 0 0 0 0 0
   
 0 0 a2 
 
 0 0 0 
0 0 0 
 
Với n  3 thì
A3  A 2 .A
 0 0 a2   0 a 1 
   
  0 0 0   0 0 a 
0 0 0   0 0 0
   
0 0 0
 
 0 0 0
0 0 0
 
 O33

Suy ra A n  O33 (ma trận không) khi n  3

 cos   sin  
Ví dụ: Tính A n với A   
 sin  cos  
 cos   sin  
Với n  1 thì A1  A   
 sin  cos  
Với n  2 thì
A2  A.A
 cos   sin    cos   sin  
    
 sin  cos    sin  cos  
 cos2   sin 2  2sin  cos  
  
 2sin  cos   sin   cos  
2 2

 cos 2  sin 2 
  
 sin 2 cos 2 
Ta sẽ chứng minh

Trang | 12
Chương 1: Ma trận & định thức

 cos n  sin n 
An    n  1 ()
 sin n cos n 
bằng phương pháp quy nạp.
Với n  1 thì hiển nhiên () đúng.
Giả sử () đúng với số nguyên n  k , nghĩa là ta có:

 cos k  sin k 
Ak    ()
 sin k cos k 
Ta sẽ chứng minh () cũng đúng với số nguyên n  k  1 , nghĩa là chứng minh:

 cos(k  1)  sin(k  1) 


A k 1   
 sin(k  1) cos(k  1) 
Ta có:
A k 1  A k .A
 cos k  sin k   cos   sin  
     (do (  ))
 sin k cos k   sin  cos  
 cos k cos   sin k sin   cos k sin   sin k cos  
  
 sin k cos   cos k sin   sin k sin   cos k cos  
Dùng công thức lượng giác:
cos a cos b  sin a sin b  cos(a  b)
sin a cos b  sin b cos a  sin(a  b)
thì ta được:
cos k cos   sin k sin   cos(k  )  cos(k  1)
sin k cos   cos k sin   sin(k  )  sin(k  1)
Vậy
 cos(k  1)  sin(k  1) 
A k 1   
 sin(k  1) cos(k  1) 
nghĩa là () đúng với số nguyên n  k  1
Theo nguyên lý quy nạp, () đúng với mọi n  1

Nhận xét: I 2n  I n .In  I n (lũy thừa của phần tử đơn vị là phần tử đơn vị)

Ghi chú. Trong hệ thống số thực  thì ta có những hằng đẳng thức quen thuộc, chẳng hạn:
(a  b) 2  a 2  2ab  b 2 ; (a  b)(a  b)  a 2  b 2 ; (a  b)3  a 3  3a 2 b  3ab 2  b3

Trang | 13
Chương 1: Ma trận & định thức

Các đẳng thức này là đúng vì phép nhân số thực có tính giao hoán, nghĩa là ab  ba . Tuy nhiên,
phép nhân ma trận lại không có tính giao hoán, nghĩa là nói chung thì AB  BA . Do đó, nói chung
thì các hằng đẳng thức trên không còn đúng đối với ma trận.
Nếu hai ma trận vuông A và B thỏa AB  BA (giao hoán với nhau) thì các hằng đẳng thức trên vẫn
áp dụng được cho ma trận, cụ thể là:
(A  B) 2  A 2  2AB  B2
(A  B)(A  B)  A 2  B2
Thật vậy, ta có
(A  B)2  (A  B)(A
  B)
C

 AC  BC
 A(A  B)  B(A  B)
 A 2  AB  BA  B2
Do đó, với giả thiết AB  BA thì
(A  B) 2  A 2  AB  BA  B2  A 2  AB  AB  B2  A 2  2AB  B2

Đẳng thức (A  B)(A  B)  A 2  B2 được chứng minh tương tự.

Nhận xét: Ta có nhận xét là A.I n  In .A (vì cùng bằng A), nghĩa là các ma trận A và I n giao hoán
với nhau đối với phép toán nhân ma trận. Vì thế, ta có thể áp dụng các hằng đẳng thức quen thuộc
cho hai ma trận này, chằng hạn:
(In  A)(In  A)  I n 2  A 2  In  A 2

(dùng hằng đẳng thức (a  b)(a  b)  a 2  b 2 )


Hoặc
I n 3  A3  (In  A)(I n 2  In .A  A 2 )  In  A3  (In  A)(I n  A  A 2 )

(dùng hằng đẳng thức a 3  b3  (a  b)(a 2  ab  b2 ) )

Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n thỏa AB  BA . Chứng minh rằng A k B  BA k k
rồi suy ra A k Bl  Bl A k k, l

Ta dùng quy nạp để chứng minh A k B  BA k k ()

Với k  1 thì () là hiển nhiên. Giả sử () đúng với số nguyên k, nghĩa là: A k B  BA k ()
Khi đó,
do ( )
A k 1B  (AA k )B  A(A k B)  A(BA k )  (AB)A k  (BA)A k  BA k 1

Trang | 14
Chương 1: Ma trận & định thức

Vậy, () cũng đúng với số nguyên k  1


Theo nguyên lý quy nạp thì () đúng với mọi k.

Đổi vai trò giữa A và B thì ta có ABl  Bl A l , nghĩa là A giao hoán với Bl . Áp dụng lại () với B
được thay bởi Bl thì ta được A k Bl  Bl A k k, l
Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n thỏa AB  BA . Chứng minh rằng
(AB) k  A k Bk k

Ta dùng quy nạp để chứng minh (AB) k  A k Bk k ()

Với k  1 thì () là hiển nhiên. Giả sử () đúng với số nguyên k, nghĩa là: (AB) k  A k Bk ()
Khi đó,
do ( )
(AB)k 1  (AB)(AB) k  (AB)(A k Bk )

Do AB  BA nên theo ví dụ trên (lấy l  k ) thì A k Bk  Bk A k . Do đó,


do ( )
(AB) k 1  (AB)(AB) k  (AB)(A k Bk )  (AB)(Bk A k )  A(BBk )A k  ABk 1A k

Cũng do AB  BA nên theo ví dụ trên thì Bk 1A k  A k Bk 1


Vậy,
(AB) k 1  ABk 1A k  AA k Bk 1  A k 1Bk 1
Vậy đẳng thức () cũng đúng với số nguyên k  1
Theo nguyên lý quy nạp thì () đúng với mọi k.

Ghi chú: Nếu AB  BA thì đẳng thức (AB)k  A k Bk là sai

1 2  1 1
Thật vậy, nếu chọn A    và B    và lấy k  2 thì
3 4  1 1
 1 2   1 1  3 3 
AB      
 3 4   1 1  7 7 
 3 3   3 3   30 30 
(AB)2     
 7 7   7 7   70 70 
Trong khi đó,

Trang | 15
Chương 1: Ma trận & định thức

1 2   1 2   7 10 
A2      
3 4   3 4  15 22 
1 1   1 1  2 2 
B2      
1 1   1 1  2 2 
 7 10   2 2   34 34 
A 2 B2     
15 22   2 2   74 74 
Vậy (AB)2  A 2 B2

Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n. Chứng minh rằng (AB)T  A T BT  AB  BA

Giả sử (AB)T  A T BT , lấy chuyển vị 2 vế ta được:

 (AB)    A B 
T T T T T
 AB  (BT )T .(A T )T  BA

Ngược lại, nếu AB  BA thì lấy chuyển vị 2 vế sẽ được (AB)T  (BA)T  A T BT

Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n thỏa BA  O nn (ma trận không). Chứng minh rằng
(AB) 2  Onn và B2 A 2  O nn

Ta có: (AB) 2  (AB)(AB)  A(BA)B


  O nn và B A  (BB)(AA)  B(BA)A
2 2
  O n n
O nn Onn

Chú ý: Ta không thể viết B2 A 2  (BA)2 vì không có giả thiết AB  BA

BÀI TẬP
4 7
1. Cho A  1 2 313 và B   5 8 
6 9
 32
Tính AB , ma trận BA có tồn tại không?
 1 1 2 
2. Cho A    , hãy tính AA
T

 4 3 5 23
3. Có 3 mặt hàng tên là A, B, C được bán trong 2 ngày liên tiếp. Giá (price) của 3 mặt hàng được
cho bởi ma trận P   23 15 30 13 (tính bằng đơn vị tiền). Lượng hàng (quantity) được bán ra
trong 2 ngày này được cho bởi 2 cột tương ứng của của ma trận:
 210 200 
 
Q   450 480  (tính bằng đơn vị sản phẩm)
 135 160 
 32

Trang | 16
Chương 1: Ma trận & định thức

(mỗi cột của Q thể hiện lượng hàng được bán ra trong ngày tương ứng)
Tính ma trận tích PQ và nêu ý nghĩa các phần tử của ma trận này. Tính tổng doanh thu bán hàng
trong 2 ngày này.
HD: Ma trận P có cấp 1  3 , ma trận Q có cấp 3  2 nên ma trận PQ có cấp 1 2
PQ   c11 c12 

Phần tử c11 thuộc dòng 1, cột 1 nên ta quan sát:

 véc tơ dòng 1 của P: 23 15 30


210
 véc tơ cột 1 của Q: 450
135
 nhân từng cặp tọa độ của hai véc tơ này rồi cộng lại:
c11  23  210  15  450  30 135  15630

Phần tử c12 thuộc dòng 1, cột 2 nên ta quan sát:

 véc tơ dòng 1 của P: 23 15 30


200
 véc tơ cột 2 của Q: 480
160
 nhân từng cặp tọa độ của hai véc tơ này rồi cộng lại:
c12  23  200  15  480  30  160  16600

Vậy PQ  15630 16600 

Các phần tử của PQ chính là tổng doanh thu 3 mặt hàng trong ngày thứ nhất, ngày thứ hai.
 1 1 1 
 
4. Cho A   2 1 3  , hãy tính A 2
 0 3 4
 
5. Cho A là ma trận cấp m  n thỏa AX  O n1 với mọi ma trận X cấp n 1 .
Chứng minh rằng A  O mn
HD: Lấy X là véc tơ đơn vị cột thứ i (thành phần thứ i bằng 1, các thành phần khác bằng 0) thì AX
chính là cột thứ i của A. Do AX  O n1 nên suy ra cột thứ i của A bằng On1
Vậy mọi cột của A đều bằng On1 , nghĩa là A  Omn

Trang | 17
Chương 1: Ma trận & định thức

II. Định thức (determinant)


2.1 Định nghĩa
Cho A  (a ij )nn là ma trận vuông cấp n.

Định thức của A là một số thực, ký hiệu là det A hoặc A , được định nghĩa như sau:

- Với n  1 : A   a11  thì det A  a11 (chính là phần tử duy nhất của A)

a a12  a11 a12


- Với n  2 : A   11  thì det A   a11a 22  a 21a12
 a 21 a 22  a 21 a 22

1 2 1 2
Ví dụ: A     det A   1 4  3  2  4  6  2
3 4 3 4

 a11 a12  a1n 


 
a a 22  a 2n 
- Với n  3 : A   21
     
 
 a n1 a n 2  a nn 

Định thức của A được gọi là định thức cấp n và định thức cấp n này sẽ được tính thông qua những
định thức con cấp n  1 như sau:
Với mỗi i và với mỗi j, ta gọi M ij là định thức của một ma trận có được từ A bằng cách xóa dòng i
và cột j.
3 1 4
 
Ví dụ: Cho A   5 0 2  thì ta có
6 8 7
 
0 2
M11   0.7  8.2  16 (xóa dòng 1, cột 1)
8 7

3 1
M 23   3.8  6.1  18 (xóa dòng 2, cột 3)
6 8

1 4
M 31   1.2  0.4  2 (xóa dòng 3, cột 1)
0 2

Trong ví dụ này, ta thấy A là ma trận vuông cấp 3 và mỗi định thức con M11 , M 23 , M 31 là định thức
cấp 2 (nhỏ hơn cấp của A một bậc).

Trang | 18
Chương 1: Ma trận & định thức

Mỗi định thức con M ij được gọi là định thức con bù hoặc được gọi là phần phụ đại số (Minors) của
ma trận A và là định thức cấp n  1
Định thức của A sẽ tính theo các định thức con bù bởi quy tắc khai triển theo dòng hoặc khai triển
theo cột như sau:
a) Khai triển theo dòng: chọn một dòng bất kỳ của A, chẳng hạn ta chọn dòng i
a i1 a i2  a in

Duyệt các phần tử của dòng i này từ trái qua phải, ta có:

det A  (1)i 1 a i1Mi1  (1)i  2 a i2 M i2    (1)i  n a in Min

Trong đó, M ij là định thức của có được từ A bằng cách xóa dòng i và cột j

3 2 5
 
Ví dụ: Cho A   1 4 7
6 2 3 

Khai triển theo dòng 1, ta được:
4 7 1 7 1 4
det A  (1)11 .3.  (1)1 2 .2.  (1)13 .5.
 2 3  6 3  6 2
1  1  1 
2 39 22

 6  78  110
 38
Nếu khai triển theo dòng 2 thì ta được:
3 2 5
det A  1 4 7
6 2 3
2 5 3 5 3 2
 (1) 21 .1.  (1)2 2 .4.  (1) 2 3 .7.
 2 3  6 3  6 2
1  1  1 
4 21 6

 4  84  42
 38
Ta thấy kết quả không phụ thuộc vào dòng khai triển.
Cũng áp dụng quy tắc này, nhưng thay vì duyệt phần tử trên dòng, ta duyệt phần tử trên cột thì ta có
công thức khai triển theo cột:
b) Khai triển theo cột: chọn một cột bất kỳ của A, chẳng hạn ta chọn cột j

Trang | 19
Chương 1: Ma trận & định thức

a1j
a2 j

a nj

Duyệt các phần tử của cột j này từ trên xuống dưới, ta có:

det A  (1)1 j a1j M1j  ( 1) 2  j a 2 jM 2 j    ( 1) n  j a njM nj

Trong đó, M ij là định thức của có được từ A bằng cách xóa dòng i và cột j

Ví dụ: Vẫn với ma trận trên


3 2 5
 
A  1 4 7
 
6 2 3 

Khai triển theo cột 3, ta được:
1 4 3 2 3 2
det A  (1)13 .5.  (1) 23 .7.  (1)33 .3.
 6 2  6 2  1 4
1  1  1 
22 6 10

 110  42  30
 38
Ta thấy kết quả không phụ thuộc vào cột khai triển. Thật vậy, ta có:
Mệnh đề. Định thức không phụ thuộc vào dòng hoặc cột khai triển, nghĩa là xác định duy nhất.
Hệ quả. Nếu trong định thức có chứa một dòng (cột) nào đó bằng 0 thì định thức sẽ bằng 0.
0 0 0
Ví dụ: a b c  0 (dòng 1 bằng 0)
x y z

a 0 x
b 0 y  0 (cột 2 bằng 0)
c 0 z

Đối với ma trận tam giác (trên hoặc dưới) thì việc tính định thức rất đơn giản, cụ thể là:
Mệnh đề. Định thức của ma trận tam giác thì bằng tích của các phần tử thuộc đường chéo chính.

Trang | 20
Chương 1: Ma trận & định thức

2 a b
Ví dụ: 0 3 c  2.3.4  24 (có dạng tam giác trên)
0 0 4

3 0 0
x 2 0  3.2.5  30 (có dạng tam giác dưới)
y z 5

Ví dụ: Với I n là ma trận đơn vị cấp n

1 0 
0 0
 
0 1 
0 0
In   0 0 
1 0
 
  
 
0 0 0  1 

thì do I n là ma trận tam giác nên det In  1.1
 1  1  1
n

Quy tắc Sarrus


Khi tính định thức cấp 3, ngoài cách khai triển theo dòng (cột) thì ta có thể dùng sơ đồ sau đây, còn
được gọi là quy tắc Sarrus:

3 2 5
 
Ví dụ: Lấy lại ma trận trong ví dụ trên A   1 4 7 
6 2 3
 
Dùng quy tắc Sarrus, ta có:

Tính định thức trên máy tính Casio FX-570 ES PLUS

Trang | 21
Chương 1: Ma trận & định thức

Để tính định thức (det) của ma trận vuông cấp 3 trên Casio FX-570 ES PLUS, ta nhớ sẽ có 2 giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Nhập ma trận và lưu vào bộ nhớ của máy tính
 Bấm phím MODE (SETUP)
 Chọn mục MATRIX
 Chọn mục MatA
 Chọn mục 3×3 (khai báo cấp của ma trận MatA)
(đối với máy tính Casio FX-580 thì ta khai báo số dòng (rows) là 3 và số cột (columns) là 3
 Nhập số liệu vào ma trận MatA
 Bấm phím AC để lưu vào bộ nhớ (sau động tác này thì màn hình sẽ bị xóa trắng)
Như thế, trong bộ nhớ của máy tính đã lưu một ma trận có tên là MatA và có số liệu như ta đã nhập
vào.
Giai đoạn 2: Gọi chức năng tính định thức (det) để tính định thức của ma trận đã lưu trong bộ nhớ
 Bấm tổ hợp phím Shift-4 (bấm phím Shift, rồi bấm phím số 4)
(đối với máy tính Casio-FX-580 thì thay vì bấm tổ hợp phím Shift-4, ta sẽ bấm phím OPTI)
 Chọn mục det (chọn mục định thức – determinant)
 Lại bấm tổ hợp phím Shift-4
(đối với máy tính Casio-FX-580 thì thay vì bấm tổ hợp phím Shift-4, ta sẽ bấm phím OPTI)
 Chọn mục MatA và lúc này, trên màn hình sẽ hiển thị det(MatA
 Bấm dấu =

2.2 Tính chất của định thức


a) det(A T )  det A

a1 a2 a 3 a1 b1 c1
Ví dụ: b1 b2 b3  a 2 b2 c2
c1 c2 c3 a 3 b3 c3
 
A AT

b) Khi đổi chỗ 2 dòng (cột) của định thức thì chỉ làm định thức đổi dấu mà thôi.
a1 a2 a3 b1 b2 b3
d1  d 2
Ví dụ: b1 b2 b3   a1 a2 a3 (đổi chỗ dòng 1 và dòng 2)
c1 c2 c3 c1 c2 c3

Suy ra, nếu trong định thức có 2 dòng giống nhau (hoặc có 2 cột giống nhau) thì định thức sẽ bằng 0

Trang | 22
Chương 1: Ma trận & định thức

a b c
Ví dụ: a b c  0 (dòng 1 và dòng 2 giống nhau)
x y z

a x a
b y b  0 (cột 1 và cột 3 giống nhau)
c z c

c) Nếu trên một dòng (cột) của định thức có thừa số chung thì ta có thể mang thừa số chung này ra
trước dấu định thức.
a 1  a 2 a 3 a1 a2 a3
Ví dụ: b1 b2 b3  . b1 b2 b3 (dòng 1 có thừa số chung)
c1 c2 c3 c1 c2 c3

a 1 a2 a3 a1 a2 a3
b1 b 2 b3  . b1 b2 b3 (cột 1 có thừa số chung)
c1 c 2 c3 c1 c2 c3

Suy ra, nếu A là ma trận vuông cấp n thì


det(A)   n det A

 0.3 0.2 0.5 


 
Chẳng hạn, cho A   0.1 0.4 0.7  là ma trận vuông cấp 3 thì
 0.6 0.2 0.3 
 
0.3 0.2 0.5 3 2 5
det A  0.1 0.4 0.7  (0.1) . 1 4 7  (0.1)3 .(38)  0.038
3

0.6 0.2 0.3 6 2 3


 
38

2 4 6 1 2 3
Ví dụ: 3 6 9  2.3. 1 2 3  0 (định thức có 2 dòng giống nhau thì bằng 0)
x y z x y z
 
0

d) Nếu lấy một dòng cộng (hoặc trừ) với  lần dòng khác thì định thức không thay đổi giá trị
(tương tự đối với cột)
m 1 1
Ví dụ: Tính định thức 1 m 1 với m là tham số
1 1 m

Trang | 23
Chương 1: Ma trận & định thức

Ý tưởng là, ta sẽ dùng các tính chất của định thức ở trên để biến đổi định thức này về dạng tam giác,
khi đó định thức dạng tam giác sẽ bằng tích của các phần tử thuộc đường chéo chính.
Ta biến đổi như sau:
m 1 1 m2 m2 m2
d1  d 2  d3
1 m 1  1 m 1
1 1 m 1 1 m
m2 0 0
c2  c1
 1 m 1 0  (m  2)(m  1) 2
c3  c1
1 0 m 1

Trong ví dụ này, ta dùng tính chất: định thức không thay đổi khi lấy một dòng cộng với dòng khác,
hoặc khi lấy một cột trừ đi cột khác.

1 a a2
Ví dụ: Tính định thức 1 b b 2 với a, b,c là các tham số
1 c c2

Cũng như ví dụ trên, ta sẽ biến đổi định thức này về dạng tam giác như sau:

1 a a2 1 a a2 1 a a2
d 2  d1
1 b b2  0 b  a b2  a 2  (b  a)(c  a) 0 1 b  a
d 3  d1
1 c c 2
0 ca c a
2 2
0 1 ca

1 a a2
d3  d 2
 (b  a)(c  a) 0 1 ba
0 0 cb

cb

 (b  a)(c  a)(c  b)
Ví dụ: Không khai triển định thức, hãy chứng minh
a bc 1
b c  a 1  0 (với a, b,c là tham số)
c ab 1

Ta có:
a bc 1 abc bc 1 1 bc 1
c1  c 2
b ca 1  bca c  a 1  (a  b  c) 1 c  a 1  0 (có 2 cột giống nhau)
c ab 1 cab ab 1 1 ab 1

0

Trang | 24
Chương 1: Ma trận & định thức

e) Nếu A và B là các ma trận vuông cùng cấp thì


det(AB)  det A det B
(từ đó suy ra det(AB)  det(BA)  det A.det B )

Ví dụ: Nếu A là ma trận vuông thì để tính định thức của ma trận AA T cho nhanh, ta dùng tính chất
trên
det(AA T )  det A.det(A T )  det A.det A  (det A) 2

Tương tự, ta có det(A 2 )  det(A.A)  det A.det A  (det A) 2

Tổng quát, det(A k )  (det A) k k


1
Ví dụ: Cho A,B,C là các ma trận vuông cấp 3 và det A  2; det B  6; det C  .
9
Đặt M  3A 2 BT C3 , tính det M
HD:
det M  det(3A

  )  3 det(A B C )  3 det(A ) det(B ) det(C )
2 T 3
B C 3 2 T 3 3 2 T 3

33

Vậy
det M  33 det(A 2 ) det(BT ) det(C3 )
 33 (det A) 2 det B(det C)3

Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp 3 thỏa det A  1 và A 2007  3A 2006  4I3 . Tính det(6I3  2A)

Ta có:
det(6I3  2A)  det[2(A  3I3 )]  (2)3 det(A  3I3 )  8det(A  3I3 )

33

Theo giả thiết:


A 2007  3A 2006  4I3  A 2006 (A  3I3 )  4I3  det[A 2006 (A  3I3 )]  det(4I3 )

det[A 2006 (A  3I3 )]  det(A 2006 ) det(A  3I3 )  (det
 A) 2006 det(A  3I3 )  det(A  3I3 )
1

det(4I3 )  43 det I3  43  64

1

Vậy, det(A  3I3 )  64 và det(6I3  2A)  8det(A  3I3 )  8.64  512

Một ứng dụng rất quan trọng của định thức là tính ma trận đảo.
III. Ma trận đảo (Inverse of matrix)
Trang | 25
Chương 1: Ma trận & định thức

3.1 Định nghĩa


Cho A là ma trận vuông cấp n.
Nhắc lại, trong phép nhân ma trận thì ma trận I n có vai trò giống như phần tử đơn vị:

A.I n  A  In .A

Nếu tồn tại ma trận B (vuông cấp n) thỏa:


AB  I n  BA

thì ta nói ma trận A khả đảo (khả nghịch - invertible) và B được gọi là ma trận đảo của A.
(sở dĩ ta gọi B là ma trận đảo của A là vì khi tích của hai phần tử bằng phần tử đơn vị thì phần tử
này được gọi là nghịch đảo của phần tử kia).
Ma trận B, nếu tồn tại, thì duy nhất và được ký hiệu là A 1
Vậy, ma trận đảo A 1 có tính chất đặc trưng:
AA 1  In  A 1A

(nhớ rằng, I n có vai trò là phần tử đơn vị trong phép nhân ma trận).

Chú ý:
1
 Ký hiệu A 1 hoàn toàn không có nghĩa là , vì trong phép toán ma trận không có phép
A
1
toán chia nên ký hiệu là vô nghĩa.
A
 Về sau, ta có thể chứng minh được rằng, nếu AB  I n thì BA  I n , nghĩa là chỉ cần AB  I n
(hoặc BA  I n ) thì đủ kết luận là A 1  B

 2 1  3 1
Ví dụ: Cho A    và B    là các ma trận vuông cấp 2.
 5 3  5 2 
Ta có:
 2 1   3 1   1 0 
AB       I2 : ma trận đơn vị cấp 2 (phần tử đơn vị)
 5 3   5 2   0 1 
 3 1  2 1   1 0 
BA       I 2 : ma trận đơn vị cấp 2 (phần tử đơn vị)
 5 2   5 3   0 1 
Vậy, theo định nghĩa thì ta nói A khả đảo và B chính là ma trận đảo của A:
 3 1
A 1  B   
 5 2 

Trang | 26
Chương 1: Ma trận & định thức

1 2 1  2 7 5 
   
Ví dụ: Cho A   2 3 4  và B   0 3 2  là các ma trận vuông cấp 3.
 3 5 6  1 1 1
   
Ta có:
 1 2 1   2 7 5   1 0 0 
     
AB   2 3 4    0 3 2    0 1 0   I3 : phần tử đơn vị
 3 5 6   1 1 1   0 0 1 
     

 2 7 5   1 2 1   1 0 0 
     
BA   0 3 2    2 3 4    0 1 0   I3 : phần tử đơn vị
 1 1 1  3 5 6   0 0 1 
     
Vậy, theo định nghĩa, ta nói A khả đảo và B chính là ma trận đảo của A:
 2 7 5 
1  
A  B   0 3 2 
 1 1 1
 

Nhận xét: Vì In .I n  I n nên  In   I n (nghịch đảo của phần tử đơn vị chính là phần tử đơn vị)
1

Ví dụ: Nếu AB  I n với   0 thì

1 1  1
AB  I n  A  B   I n  A 1  B
   

Ví dụ: Nếu A 2  I n thì A.A  In  A 1  A

Ví dụ: Nếu A3  In thì A.A2  In A1  A2

3 1
Ví dụ: Cho A   
5 2
a) Chứng minh rằng: A 2  5A  I2  O22

Ta có:
3 1   3 1   14 5 
A 2  A.A      
5 2   5 2   25 9 
 15 5  1 0
5A   ; I2   
 25 10  0 1
Vậy,

Trang | 27
Chương 1: Ma trận & định thức

 14 5   15 5   1 0   0 0 
A 2  5A  I 2        O 22
 25 9   25 10   0 1   0 0 
b) Suy ra A 1
Để tìm A 1 , ta sẽ tìm ma trận B thỏa AB  I 2  BA , lúc đó B chính là A 1

Theo câu trên, ta có:


A 2  5A  I 2  O 22  5A  A 2  I 2
 A(5I 2  A)  I 2

B

Đặt
 1 0   3 1   5 0   3 1   2 1
B  5I 2  A  5      
0 1   5 2   0 5   5 2   5 3 
 
I2 A

thì theo trên AB  I 2 và

 2 1   3 1   1 0 
BA       I2
 5 3   5 2   0 1 
 2 1
Vậy, theo định nghĩa, ta kết luận A 1  B   
 5 3 
Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp n.
a) Chứng minh rằng: (In  A)(In  A)  In  A 2  (In  A)(In  A)

Dùng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, ta có:
(I n  A)(I n  A)  I n .(In  A)  A.(I n  A)
 (In ) 2  I n .A  A.I n  A 2
 In  A  A  A 2
 In  A 2
Đẳng thức còn lại chứng minh tương tự.
b) Suy ra rằng, nếu A2  O (ma trận không) thì I n  A khả đảo và (In  A)1  I n  A

Nếu A 2  O thì theo câu trên, ta có:


(I n  A)(In  A)  I n  (In  A)(I n  A)

Theo định nghĩa, ta kết luận I n  A khả đảo và (In  A)1  In  A

Ví dụ: (tự làm) Cho A là ma trận vuông cấp n

Trang | 28
Chương 1: Ma trận & định thức

a) Chứng minh rằng: (In  A)(I n  A  A 2 )  I n  A3

b) Suy ra rằng, nếu A3  O (ma trận không) thì I n  A khả đảo và (In  A)1  I n  A  A 2

Ghi chú: Trong các ví dụ trên, ta có nhận xét là A.I n  In .A (vì cùng bằng A), nghĩa là các ma trận
A và I n giao hoán với nhau đối với phép toán nhân ma trận. Vì thế, ta có thể áp dụng các hằng đẳng
thức quen thuộc cho hai ma trận này, chằng hạn:
(In  A)(In  A)  I n 2  A 2  In  A 2

(dùng hằng đẳng thức (a  b)(a  b)  a 2  b 2 )


Hoặc
I n 3  A3  (In  A)(I n 2  In .A  A 2 )  In  A3  (In  A)(I n  A  A 2 )

(dùng hằng đẳng thức a 3  b3  (a  b)(a 2  ab  b2 ) )

1
Ví dụ: Chứng minh rằng, nếu A khả đảo thì det(A 1 ) 
det A
Ta có: AA 1  I n  det(AA 1 )  det I n

Mà det(AA 1 )  det A.det(A 1 ) và det I n  1

1
Vậy, ta có: det A.det(A 1 )  1  det(A 1 ) 
det A
Ví dụ: Cho A, B,C là các ma trận vuông cấp 3, biết rằng det A  2;det B  5; det C  16

Hãy tính det(4A 2 B1CT )


2 1 T 2 1 T 1
 )  4 det(A B C )  4 det(A ) det(B ) det(C ) và dùng
3 3 2 T
HD: Phân tích det(4 A
B C
33

det(A 2 )  det(A.A)  det A.det A  (det A) 2  (2) 2  4



 1 1 1
det(B )  
 det B 5
det(C )  det C  16
T

Từ định nghĩa của ma trận đảo, ta rút ra:


Mệnh đề. Cho A và B là các ma trận vuông cấp n và  là một số thực. Khi đó
- Nếu A khả đảo thì A 1 cũng khả đảo và

A 
1 1
A

- Nếu A khả đảo và   0 thì A khả đảo và

Trang | 29
Chương 1: Ma trận & định thức

1 1
 A 
1
  1A 1  A

- Nếu A và B khả đảo thì AB khả đảo và
(AB) 1  B1A 1

- Nếu A khả đảo thì A T khả đảo và

A  T 1
  A 1 
T

Ví dụ: Nếu A khả đảo thì


1 1
 0.1A 
1
 A  10A 1
0.1
Ví dụ: Nếu A và B khả đảo thì
1 1 T 1 1 T 1 1
 2A BT    A B    B  .  A 1    B1  .A
1 1 1 T

2 2 2
Ví dụ: Nếu A khả đảo thì A 2  A.A cũng khả đảo và

A 
2 1
 (A.A)1  A 1.A 1   A 1 
2

Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp n, khả đảo và B là ma trận cấp n  q


Tìm ma trận X thỏa AX  B
Ta khử ma trận A trong phương trình AX  B bằng cách sau:
Nhân 2 vế của phương trình với A 1 vào cùng phía bên trái :
A 1 (AX)  A 1B  (A

1
A)X  A 1B  In X  A 1B  X  A 1B
I

n X

Vậy, phương trình trên có nghiệm duy nhất là X  A 1B


Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp n, khả đảo và B là ma trận cấp p  n
Tìm ma trận X thỏa XA  B
Ta khử ma trận A trong phương trình XA  B bằng cách sau:
Nhân 2 vế của phương trình với A 1 vào cùng phía bên phải :
(XA)A 1  BA 1  X(AA 1 1
 )  BA  XI n  BA
1
 X  BA 1
I

n X

Vậy, phương trình trên có nghiệm duy nhất là X  BA 1


Ví dụ: Cho A, B, C, D là các ma trận vuông cấp n, khả đảo. Tìm ma trận X thỏa AXBT C1  D
Từ phương trình AXBT C1  D , ta khử A bằng cách nhân A 1 vào bên trái 2 vế:
Trang | 30
Chương 1: Ma trận & định thức

A 1 (AXBT C 1 )  A 1D  (A

1
A)XBT C 1  A 1D  XBT C 1  A 1D
In

Từ phương trình XBT C1  A 1D , ta khử C1 bằng cách nhân C vào bên phải 2 vế:
(XBT C 1 )C  (A 1D)C  XBT (C

1
C)  A 1DC  XBT  A 1DC
In

Từ phương trình XBT  A 1DC , ta khử BT bằng cách nhân (BT ) 1 vào bên phải 2 vế:

(XBT )(BT )1  (A 1DC)(BT ) 1  X  BT (BT )1   A 1DC(BT ) 1  X  A 1DC(BT ) 1  A 1DC(B1 )T



In

Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n thỏa AB  BA và A khả đảo.


Chứng minh rằng A 1B  BA 1
Ta có: B  B.I n  B(AA 1 )  (BA)A 1  (AB)A 1  A(BA 1 )

Vậy, B  A(BA 1 ) và nhân A 1 vào bên trái 2 vế của đẳng thức này thì ta được:

A 1B  A

1
A (BA 1 )  A 1B  BA 1
In

Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n, khả đảo. Chứng minh rằng
(AB) 1  A 1B1  AB  BA

Giả sử (AB) 1  A 1B1 , khi đó ta lấy nghịch đảo 2 vế:

 (AB) 
1 1
  A 1B1   AB  (B1 ) 1.(A 1 ) 1  BA
1

Ngược lại, giả sử AB  BA , ta cũng lấy nghịch đảo 2 vế thì được: (AB) 1  (BA)1  A 1B1

Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n thỏa A  P 1BP với P là ma trận vuông cấp n khả
đảo. Chứng minh rằng: B3  PA3P 1
Ta có: A  P 1BP  PA  P(P 1BP)  (PP 1
 )BP  BP
In

Vậy PA  BP  (PA)P 1  (BP)P 1  B(PP 1


)  B
In

Tóm lại, ta được B  PAP 1 , suy ra:


B2  B.B  (PAP 1 )(PAP 1 )  PA(P

1
P)AP 1  PA 2 P 1
In

B3  B2 B  (PA 2 P 1 )(PAP 1 )  PA 2 (P

1
P)AP 1  PA 3 P 1
In

Chú ý: Qua vi dụ này, ta thấy nếu A  P 1BP thì B  PAP 1 và A k  P 1Bk P ; Bk  PA k P 1

Trang | 31
Chương 1: Ma trận & định thức

Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp n thỏa A 2  2A . Chứng minh rằng (A  I n )2  I n rồi từ đó suy
ra (A  In )1

Vì A.I n  I n .A nên ta áp dụng được hằng đẳng thức (a  b)2  a 2  2ab  b 2 cho A và I n

(A  In ) 2  A 2  2A.I n  (In ) 2  A

2
 2A
  In  In
Onn

(nhắc lại, nếu AB  BA thì (A  B) 2  A 2  2AB  B2 )

Vậy (A  I n )2  I n  (A  I n )(A  I n )  I n  (A  I n )1  A  In

3.2 Điều kiện khả đảo


Cho A là ma trận vuông cấp n. Để A khả đảo thì điều kiện cần và đủ là det A  0
A khả đảo  det A  0
Ví dụ: Ma trận nào sau đây là khả đảo?
 1 2 3
a) A   4 5 6 
7 8 9
 
1 2 3
Casio
det A  4 5 6  0 nên A không khả đảo, nghĩa là A 1 không tồn tại.
7 8 9

3 2 5
 
b) A   1 4 7 
6 2 3
 
3 2 5
Casio
det A  1 4 7   38  0 nên A khả đảo, nghĩa là A 1 tồn tại.
6 2 3

Ví dụ: Tìm điều kiện để ma trận sau là khả đảo


1 1 2
 
A   2 3 5  (m là tham số)
3 m 7
 
Để A khả đảo thì det A  0

Trang | 32
Chương 1: Ma trận & định thức

1 1 2
Sarrus
det A  2 3 5  m4
3 m 7

Nhắc lại quy tắc Sarrus:

Vậy, A khả đảo khi và chỉ khi  m  4  0  m  4


(đề nghị bạn đọc xem lại quy tắc Sarrus, rồi áp dụng để tính lại định thức trong ví dụ này)
Ghi chú. Cho A là ma trận vuông cấp n. Ta nói:
 A không suy biến (non-singular) nếu det A  0 , nghĩa là A khả đảo
 A suy biến (singular) nếu det A  0 , nghĩa là A không khả đảo
Ví dụ: Tìm điều kiện để ma trận sau là không suy biến
1 3 2
 
A   2 5 3
 3 m 5
 
Để A không suy biến (khả đảo) thì det A  0
1 3 2
Sarrus
det A  2 5 3  m 8
3 m 5

Nhắc lại quy tắc Sarrus:

Vậy, A không suy biến (khả đảo) khi và chỉ khi m  8  0  m  8


Ví dụ: Tìm điều kiện để ma trận sau là suy biến
1 1 1 
 
A  2 3 1 
3 4 m
 

Trang | 33
Chương 1: Ma trận & định thức

Để A suy biến (không khả đảo) thì det A  0


1 1 1
Sarrus
det A  2 3 1  m  2
3 4 m

Nhắc lại quy tắc Sarrus:

Vậy, A suy biến (không khả đảo) khi và chỉ khi m  2  0  m  2


 m 1 0 1 3 2
   
Ví dụ: Cho A   3 2 1  ; B   2 4 3  và đặt C  2AB . Tìm điều kiện để C2 không suy
 2 1 1 1 m 1
   
biến (khả đảo).
HD: Để C 2 không suy biến thì det(C 2 )  0  (det C) 2  0  det C  0

Trong đó, det C  det(2 AB)


  2 det(AB)  8det A.det B
3

33

det A  0
Vậy C 2 không suy biến khi: 8det A.det B  0  
 det B  0
(tính det A và det B bằng quy tắc Sarrus)

1 1 2 
 
Ví dụ: Cho A   2 2 1 và đặt B  (2I3  A) 2 . Tìm điều kiện để B suy biến.
1 m 3 
 
Để B suy biến thì det B  0
Mà det B  det(2I3  A) 2  [det(2I3  A)]2 (nhắc lại, ta có det(C 2 )  (det C) 2 )

 1 0 0   1 1 2   2 0 0   1 1 2   1 1 2 
         
2I3  A  2  0 1 0    2 2 1   0 2 0    2 2 1   2 0 1
 0 0 1   1 m 3   0 0 2   1 m 3   1 m 1
         

 1 1 2 
  Sarrus
det(2I3  A)  det  2 0 1   3m  3
 1 m 1
 

Trang | 34
Chương 1: Ma trận & định thức

Nhắc lại quy tắc Sarrus:

Vậy, det B  (3m  3) 2 và do đó B suy biến khi và chỉ khi (3m  3) 2  0  m  1

Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n thỏa AB  In với   0 . Chứng minh rằng A và B
1
khả đảo và A 1  B

Ta có: det(AB)  det(I n ) , mà det(AB)  (det A)(det B) và det(I n )   n det I n   n nên

1

(det A)(det B)    0
n

Suy ra det A  0 , nghĩa là A khả đảo (tồn tại A 1 ).


Nhân A 1 vào bên trái 2 vế của đẳng thức AB  In thì ta được:

1
A 1 (AB)  A 1 (I n )  (A

1
A)B   A 1In  B  A 1  A 1  B
In
 
1
A

Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n thỏa A  O nn ; B  O nn và AB  O nn (ma trận
không). Chứng minh rằng cả A và B đều suy biến.
Giả sử A không suy biến. Khi đó A khả đảo (tồn tại A 1 ).
Nhân A 1 vào bên trái 2 vế của đẳng thức AB  O nn thì ta được:

A 1 (AB)  A 1.O nn  (A



1
A)B  O nn  B  O nn : mâu thuẫn với giả thiết B  O nn
In

Vậy A suy biến.


Tương tự, giả sử B không suy biến. Khi đó B khả đảo (tồn tại B1 ).
Nhân B1 vào bên phải 2 vế của đẳng thức AB  O nn thì ta được:

(AB)B1  O nn .B1  A(BB 1


 )  O nn  A  O nn : mâu thuẫn với giả thiết A  O nn
In

Vậy B suy biến.


3.3 Tìm ma trận đảo
Cho A  (a ij )nn là ma trận vuông cấp n, khả đảo. Khi đó,

Trang | 35
Chương 1: Ma trận & định thức

 A1n 
T
 A11 A12
 
1  A 21 A 22  A 2n 
A 1 
det A      
 
 A n1 An 2  A nn 

(nhớ là có chuyển vị)


Trong đó,
A ij  (1)i  j M ij

(nhắc lại, M ij là định thức con có được từ A bằng cách xóa dòng i, cột j)

Nếu ta đặt

A12  A1n 
T
 A11
 
A A 22  A 2n 
PA   21 (có chuyển vị)
     
 
 A n1 A n 2  A nn 

(ma trận PA được gọi là ma trận phụ hợp (co-adjoint matrix) của A)

thì công thức tính ma trận đảo trở thành:


1
A 1  PA
det A
1 2 1
Ví dụ: Cho A    , tìm A
 3 4 
1 2
Ta có: det A   1.4  3.2  2  0 nên A khả đảo, nghĩa là tồn tại A 1
3 4
Theo công thức tìm ma trận đảo trên:
T
1 1  A11 A12 
A    (có chuyển vị)
det A  A 21 A 22 

Trang | 36
Chương 1: Ma trận & định thức

det A  2
A11  (1)11 M11  4

1

A12  (1)1 2 M12  3



1

A 21  (1) 21 M 21  2

1

A 22  (1)2 2 M 22  1

1

Thay vào, ta được:


T  2 1
11  4 3  1  4 2   
A       
  3 1
2  2 1 2  3 1 
 2 2
a b
Chú ý: Nếu A    với ad
 bc  0 thì
c d det A

1  d b 
A 1   
ad  bc  c a

1 2  5 6 4 6
Ví dụ: Cho A   ; B   ; C    và giả sử ma trận X thỏa XA  B . Tìm CX
3 4 7 8  0 2
Ta tìm X từ phương trình XA  B như sau:
1  4 2  1  4 2 
Do det A  2  0 nên A khả đảo và A 1     
2  3 1 2  3 1

Nhân A 1 vào bên phải 2 vế của phương trình XA  B thì được:


(XA)A 1  BA 1  X(AA 1 1
 )  BA  X  BA
1

I2

Vậy,
 5 6  1  4 2  1  5 6  4 2  1  2 4    1 2 
X         
 7 8  2  3 1 2  7 8  3 1 2  4 6   2 3 
Do đó,
 4 6  1 2   16 26 
CX     
 0 2  2 3   4 6 
Ví dụ: Tìm A 1 với

Trang | 37
Chương 1: Ma trận & định thức

1 3 1
 
A   2 5 0
 3 7 1
 
Ta có:
1 3 1
Casio
det A  2 5 0   2  0
3 7 1

Vậy A khả đảo và


T
 A11 A12 A13 
1  
A 1  A 21 A 22 A 23  (có chuyển vị)
det A 
 A 31 A 32 A33 

Trong đó,

det A  2
5 0
A11  (1)11 M11  5
 7 1
1

2 0
A12  ( 1)1 2 M12    2
 3 1
1 
2

2 5
A13  (1)13 M13   1
 3 7
1

3 1
A 21  ( 1) 21 M 21   4
 7 1
1 
4

1 1
A 22  ( 1)2 2 M 22   2
 3 1
1

1 3
A 23  ( 1) 23 M 23   2
 3 7
1 
2

3 1
A 31  ( 1)31 M 31   5
 5 0
1

Trang | 38
Chương 1: Ma trận & định thức

1 1
A 32  ( 1)3 2 M 32   2
 2 0
1 
2

1 3
A33  ( 1)33 M 33   1
 2 5
1

Thay vào, ta được:


T
 5 2 1  5 4 5    52 2 2
5

1 1   1   
A   4 2 2     2 2 2    1 1 1
2   2   1 1
 5 2 1  1 2 1  2 1 2 
Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp n, khả đảo. Gọi PA là ma trận phụ hợp của A, chứng minh rằng:

det(PA )  (det A) n 1

1 1
Ta có: A 1  PA , đặt   det A thì A 1  PA  PA  A 1
det A 
Vậy,
1 1 1 1
det(PA )  det( A
 )   det(A )   
n n
 (det A) n   (det A) n 1
n n det A det A
Ví dụ: Cho A và B là ma trận vuông cấp n, khả đảo và   0 . Gọi PA , PB , PAB , PA lần lượt là ma
trận phụ hợp của A, B, AB , A
Chứng minh rằng PAB  PB PA và PA   n 1PA

1
Do A và B khả đảo nên AB cũng khả đảo và (AB) 1  PAB  PAB  det(AB)(AB) 1
det(AB)

Mà det(AB)  det A.det B và (AB) 1  B1A 1 nên:

PAB  det A.det B.(B1A 1 )  (det B)B1 (det A)A 1  PB PA


 
PB PA

1
Do A và nên   0 nên A cũng khả đảo và (A) 1  PA  PA  det(A).(A) 1
det(A)
1 1
Mà det(A)   n det A và (A)1  A nên:

1 
PA  det(A).(A) 1    n det A   A 1    n 1 (det A)A 1   n 1PA
  
P A

Trang | 39
Chương 1: Ma trận & định thức

Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp n, khả đảo. Chứng minh rằng PA1  (PA ) 1

Do A khả đảo nên A 1 khả đảo và


1
PA1  det(A 1 ).(A 1 ) 1   (A 1 ) 1  (det A) 1.(A 1 ) 1  [(det A).(A 1 )]1  (PA ) 1
det A   
PA

1
Nhận xét: PA 1  det(A 1 ).(A 1 ) 1  A
det A
Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp n, khả đảo. Gọi PA là ma trận phụ hợp của A và đặt B  PA

Chứng minh rằng PB  (det A) n  2 A , trong đó PB là ma trận phụ hợp của B.

1
Ta có A 1  PA  PA  (det A)A 1
det A
1
Vì det A  0 và A 1 khả đảo nên B  PA  (det A)A 1 khả đảo và B1  PB  PB  (det B)B1
det B
1 1
Mà det B  det PA  (det A)n 1 và B1  (PA )1  [(det A)A 1 ]1  (A 1 ) 1  A nên:
det A det A
1
PB  (det B)B1  (det A) n 1  A  (det A) n 2 A
det A

Tìm ma trận đảo trên máy tính Casio FX-570 ES PLUS


Để tìm ma trận đảo (inverse of matrix) trên Casio FX-570 ES PLUS, ta thực hiện 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhập ma trận và lưu vào bộ nhớ của máy tính
 Bấm phím MODE (SETUP)
 Chọn mục MATRIX
 Chọn mục MatA
 Chọn mục 3×3 ( khai báo cấp của ma trận MatA)
(đối với máy tính Casio-FX-580 thì ta khai báo số dòng (rows) là 3 và số cột (columns) là 3)
 Nhập số liệu (vào ma trận MatA)
 Bấm phím AC để lưu vào bộ nhớ (sau động tác này thì màn hình sẽ bị xóa trắng)
Như thế, trong bộ nhớ của máy tính đã lưu một ma trận có tên là MatA và có số liệu như ta đã nhập
vào.
Giai đoạn 2: Gọi chức năng tính nghịch đảo để tính nghịch đảo của ma trận đã lưu trong bộ nhớ
 Bấm tổ hợp phím Shift-4 (bấm phím Shift, rồi bấm phím số 4)
(đối với máy tính Casio-FX-580 thì thay vì bấm tổ hợp phím Shift-4, ta sẽ bấm phím OPTI)
 Chọn mục MatA

Trang | 40
Chương 1: Ma trận & định thức

 Bấm phím x 1 (lúc này, trên màn hình sẽ hiển thị MatA 1 )
 Bấm dấu =

BÀI TẬP
 2 4 5
1. Dùng Casio, tính định thức ma trận A   1 5 3 
 3 9 7
 
Ma trận này có khả đảo không, nếu có, hãy dùng công thức (tính toán chi tiết trên giấy) để tìm ma
trận đảo A 1 . Sau đó, dùng Casio để kiểm tra lại kết quả của A 1
m 2 1
 
2. Cho ma trận A   3 1 4 
 4 3 5
 
a) Tìm điều kiện để A không suy biến
b) Khi m  0 , tìm A 1 (dùng công thức và trình bày tính toán chi tiết)

3.4 Ứng dụng của ma trận đảo


Xét hệ phương trình tuyến tính gồm có n phương trình và n ẩn số:
 a11x1  a12 x 2    a1n x n  b1
a x  a x    a x  b2
 21 1 22 2 2n n

   
a n1x1  a n 2 x 2    a nn x n  bn

với n ẩn số (unknowns) là x1 , x 2 , , x n

Đặt
 a11 a12  a1n   x1   b1 
     
 a 21 a 22  a 2 n   x2  b
A ; X ; B 2
          
     
 a n1 a n 2  a nn  nn  x n n1  b n  n1
Ta gọi A là ma trận hệ số của hệ phương trình, ma trận này chứa hệ số của n ẩn.
Ta có:

Trang | 41
Chương 1: Ma trận & định thức

 a11 a12  a1n   x1   a11x1  a12 x 2    a1n x n 


     
 a 21 a 22  a 2n   x 2   a 21x1  a 22 x 2    a 2 n x n 
AX   
          
     
a n1 a n 2  a nn   x n   a n1x1  a n 2 x 2    a nn x n  n1
  
n n n 1

Do đó, hệ phương trình trên trở thành: AX  B


Ta giả sử A khả đảo, khi đó tồn tại A 1
Nhân A 1 vào bên trái hai vế của phương trình AX  B thì được:
A 1 (AX)  A 1B
1
 (A
 A)X  A 1B
In (nhân cùng phía)
1
 In X  A B
 X  A 1 B

Vậy, hệ có nghiệm duy nhất là X  A 1B


Hệ quả. Nếu hệ phương trình tuyến tính AX  B có ma trận hệ số A không suy biến thì hệ có
nghiệm duy nhất cho bởi X  A 1B
Ví dụ: Một công ty sản xuất 2 loại ô tô là I và II. Biết rằng:
 Mỗi ô tô loại I cần 0.8 giờ để sơn và 0.6 giờ để đánh bóng
 Mỗi ô tô loại II cần 0.7 giờ để sơn và 0.4 giờ để đánh bóng
 Tổng thời gian để sơn là 53 giờ, tổng số giờ để đánh bóng là 36 giờ
Tính số ô tô loại I và loại II đã được sản xuất.
Gọi x1 , x 2 lần lượt là số ô tô loại I và loại II được sản xuất thì

 Tổng thời gian để sơn là 0.8x1  0.7x 2


 Tổng thời gian để đánh bóng là 0.6x1  0.4x 2
Vậy, ta có hệ phương trình:
0.8x1  0.7x 2  53

0.6x1  0.4x 2  36
Đặt

 0.8 0.7   x1   53 
A ; X   x ; B   
 0.6 0.4   2  36 
thì hệ phương trình có dạng AX  B

Trang | 42
Chương 1: Ma trận & định thức

0.8 0.7
Vì det A   0.1  0 nên A khả đảo và
0.6 0.4

1  0.4 0.7   0.4 0.7   4 7 


A 1     10   
0.1  0.6 0.8   0.6 0.8   6 8 
Vậy
 4 7   53   40 
X  A 1B       
 6 8   36   30 
 x  40
Số ô tô loại I và loại II đã được sản xuất là:  1
 x 2  30
Ví dụ: Xét hệ phương trình tuyến tính
 2x1  x 2  3x 3  17

3x1  2x 2  x 3  7
 x  3x  2x  14
 1 2 3

Ma trận hệ số của hệ phương trình là:


 2 1 3 
 
A   3 2 1 
 1 3 2
 
2 1 3
Casio
Vì det A  3 2 1  42  0 nên hệ có nghiệm duy nhất cho bởi X  A 1B với
1 3 2

 x1  17 
   
X   x2  ; B   7 
x   14 
 3  
Dùng công thức
T
 A11 A12 A13 
1 1  
A  A 21 A 22 A 23  (có chuyển vị)
det A 
 A 31 A 32 A33 

Trong đó,
det A  42

Trang | 43
Chương 1: Ma trận & định thức

2 1
A11  (1)11 M11  7
 3 2
1

3 1
A12  ( 1)1 2 M12    7
 1 2
1 
7

3 2
A13  (1)13 M13  7
 1 3
1

1 3
A 21  ( 1) 21 M 21    11
 3 2
1 
11

2 3
A 22  (1)2 2 M 22  1
 1 2
1

2 1
A 23  (1) 23 M 23    7
 1 3
1 
7

1 3
A31  ( 1)31 M 31   5
 2  1
1

2 3
A32  (1)3 2 M 32    11
 3  1
1 
11

2 1
A33  ( 1)33 M 33  7
 3 2
1

Thay vào, ta được:


T
 7 7 7   7 11 5 
1 1   1  
A   11 1 7    7 1 11 (nhớ chuyển vị)
42   42  7 7 7 
 5 11 7   
Vậy, nghiệm duy nhất của hệ cho bởi:
 7 11 5  17  126   3   x1  3
11     1     
X  A B   7 1 11   7    42    1    x 2  1
42     42  168   4  
 7 7 7   14      x3  4

Trang | 44
Chương 1: Ma trận & định thức

 1 1 2
 
Ví dụ: Cho ma trận A   3 2 5 
 4 3 8
 
a) Tìm A 1
1 1 2
Casio
det A  3 2 5   1  0
4 3 8

nên A khả đảo, nghĩa là tồn tại A 1 và


T
 A11 A12 A13 
1 1  
A  A 21 A 22 A 23  (có chuyển vị)
det A 
 A 31 A 32 A33 

Trong đó,

det A  1
2 5
A11  (1)11 M11  1
 3 8
1

3 5
A12  ( 1)1 2 M12    4
 4 8
1 
4

3 2
A13  (1)13 M13  1
 4 3
1

1 2
A 21  ( 1) 21 M 21    2
 3 8
1 
2

1 2
A 22  (1) 2 2 M 22  0
 4 8
1

1 1
A 23  ( 1) 23 M 23   1
 4 3
1 
1

1 2
A31  ( 1)31 M 31  1
 2 5
1

Trang | 45
Chương 1: Ma trận & định thức

1 2
A32  ( 1)3 2 M 32   1
 3 5
1 
1

1 1
A33  ( 1)33 M 33   1
 3 2
1

Thay vào, ta được:


T
 1 4 1   1 2 1  1 2 1
1 1      
A   2 0 1    4 0 1   4 0 1
1    1 1 1  1 1 1
 1 1 1    
b) Tìm ma trận X thỏa phương trình XA  A T
Do A khả đảo nên tồn tại A 1 , nhân A 1 vào bên phải hai vế của phương trình XA  A T :
(XA)A 1  A T A 1
1 T 1
 X(AA
)  A A
I3 (nhớ là nhân cùng phía)
1
 X.I3  A A
T

 X  A T A 1
Vậy,
 1 3 4   1 2 1  7 2 0 
1     
X  A A   1 2 3    4 0 1    4 1 0 
T

 2 5 8   1 1 1  10 4 1
     

BÀI TẬP
1 3 2
 
Cho ma trận A   1 4 3 
 2 7 4
 
a) Tìm A 1 (trình bày tính toán chi tiết)
b) Từ đó, tìm ma trận X sao cho AX  I3  A
(HD: nhân 2 vế của phương trình này với A 1 vào bên trái thì được
X  A 1 (I3  A)  A 1I3  A 1
A  A 1  I3
  I
A 1 3

Trang | 46
Chương 1: Ma trận & định thức

IV. Hạng của ma trận (rank of matrix)


4.1 Ma trận bậc thang (step-like matrix)
Xét ma trận sau:
 7 1 2 2 3
 
 0 4 3 5 6
A 
 0 0 0 2 1
 0 0 0 0 0 

Ma trận này có 3 dòng đầu khác 0, còn dòng cuối thì bằng 0.
Quan sát các phần tử khác 0 đầu tiên (từ trái qua phải) ở mỗi dòng, ta thấy chúng tuân theo một quy
luật, đó là:
“Phần tử khác 0 đầu tiên của mỗi dòng luôn bị dịch chuyển qua bên phải ít nhất một cột so với phần
tử khác 0 đầu tiên của dòng đứng ngay phía trên”

Cụ thể, phần tử khác 0 đầu tiên của dòng thứ hai là số 4 đã bị dịch chuyển ít nhất một cột so với
phần tử khác 0 đầu tiên của dòng thứ nhất là số 7

Tương tự, phần tử khác 0 đầu tiên của dòng thứ ba là số 2 đã bị dịch chuyển ít nhất một cột so với
phần tử khác 0 đầu tiên của dòng thứ hai là số 4
Các phần tử khác 0 đầu tiên của mỗi dòng tạo thành những bậc thang, cụ thể trong ma trận trên thì
ta có tất cả 3 bậc thang.
Một ma trận được gọi là bậc thang nếu nó thỏa hai điều kiện sau:
 Những dòng bằng 0 (nếu có) thì nằm dưới những dòng khác 0 (nằm dưới đáy của ma trận)
 Đối với những dòng khác 0 thì phần tử khác 0 đầu tiên của mỗi dòng luôn bị dịch chuyển
qua bên phải ít nhất một cột so với phần tử khác 0 đầu tiên của dòng đứng ngay phía trên.
Ví dụ: Ma trận sau là bậc thang

0 1 3 5
  5 1 3 2 4 0 0 7
5 1 7    
  0 0 7 2
A 0 3  ; B  0  ; C 0 2 7 1 0 0 9 1
2
 0 0 4   ; D 
  0 0 0 4 0 0 0 3
0 0 8  0 0 0 0
   0 0 0 
0 0 0 0 0 
 
0 0 0 0 

Ghi chú: Ma trận đơn vị In là ma trận bậc thang.

Trang | 47
Chương 1: Ma trận & định thức

 4 1 6
 
Ví dụ: Ma trận A   0 3 5  không là ma trận bậc thang vì phần tử 7 của D đã vi phạm điều
 
 0 7 2
 
kiện thứ hai của ma trận bậc thang.
4.2 Các phép biến đổi sơ cấp trên dòng và cột
Cho A là một ma trận. Ta có 3 loại phép biến đổi tác động lên các dòng của A, cụ thể là:
 Loại 1: đổi chỗ 2 dòng nào đó của A
 Loại 2: nhân một dòng nào đó của A với một số thực khác 0
 Loại 3: lấy một dòng của A cộng (hoặc trừ) với  lần dòng khác, trong đó  là một số thực
tùy ý (có thể bằng 0)
Dĩ nhiên, qua các phép biến đổi sơ cấp này thì ta nhận được một ma trận mới khác với ma trận A.
Ví dụ: Đổi chỗ 2 dòng của A
2 1 1  4 0 2
  d1 d3  
A   3 5 8    3 5 8 
 4 0 2  2 1 1
   
Ví dụ: Nhân một dòng của A với một số thực khác 0
2 1 1 1  2 1 1
  2 d3  
A   3 5 8    3 5 8 
 4 0 2  2 0 1
   
Ví dụ: Lấy một dòng của A cộng (hoặc trừ) với  lần dòng khác
2 1 1 2 1 1
  d3  2d1  
A   3 5 8    3 5 8 
 4 0 2  0 2 0 
   
Tương tự, ta cũng có 3 loại phép biến đổi sơ cấp tác động lên các cột của ma trận.
Ví dụ: Lấy một cột trừ đi  lần cột khác

2 1 1  0 1 1
  c1  2c2  
A   3 5 8    7 5 8 
4 6 2  8 6 2 
   
Các phép biến đổi sơ cấp trên dòng hoặc cột là bình đẳng, nghĩa là, hễ có phép biến đổi sơ cấp nào
trên dòng thì cũng có phép biến đổi sơ cấp tương tự trên cột. Phép biến đổi sơ cấp trên dòng có tính
chất gì thì phép biến đổi sơ cấp trên cột cũng có tính chất giống như thế.
Ta có một kết quả quan trọng sau:

Trang | 48
Chương 1: Ma trận & định thức

Mệnh đề. Cho A là một ma trận. Khi đó,


 Tồn tại các phép biến đổi sơ cấp sao cho qua các phép biến đổi này thì A sẽ chuyển thành
một ma trận bậc thang, mà ta gọi là B.
A  A1  A 2    B (ma trận B là bậc thang)

 Số dòng khác 0 của ma trận bậc thang B là một số nguyên duy nhất, không phụ thuộc vào
các phép biến đổi sơ cấp.
Chú ý rằng, từ ma trận A, ta có thể đưa về vô số ma trận bậc thang khác nhau bằng các phép biến
đổi sơ cấp. Nói cách khác, ma trận bậc thang nhận được từ A là không duy nhất. Tuy nhiên, số dòng
khác 0 của các ma trận bậc thang này lại là duy nhất, không phụ thuộc vào cách chọn các phép biến
đổi sơ cấp.
Ví dụ: Đưa ma trận sau về dạng bậc thang
1 2 0 4
 
A   2 5 1 3
 3 8 2 2
 
Ta dùng các phép biến đổi sơ cấp:

1 2 0 4 1 2 0 4 1 2 0 4
  d2  2d1   d  2d  
A2 3 1 3  
d3 3d1
 0 1 1 5  
3 2
 0 1 1 5   B
3    
 4 2 2  0 2 2 10  0 0 0 0
   
Ma trận B là bậc thang và số dòng khác 0 của B là 2. Số dòng khác 0 này là duy nhất, nghĩa là nếu
ta chọn các phép biến đổi sơ cấp khác thì ma trận bậc thang nhận được vẫn có đúng 2 dòng khác 0
mà thôi.
Từ mệnh đề trên, ta đi đến định nghĩa hạng của ma trận:
4.3 Định nghĩa hạng của ma trận
Cho A là một ma trận.
Giả sử qua các phép biến đổi sơ cấp thích hợp, ma trận A chuyển thành ma trận B bậc thang. Khi
đó, số dòng khác 0 của B là duy nhất.
Ta gọi số dòng khác 0 của B là hạng của A, ký hiệu là r(A) hoặc rank(A)
Để tìm hạng của ma trận A, ta hãy dùng các phép biến đổi sơ cấp thích hợp để chuyển A về một ma
trận bậc thang. Khi đó, số dòng khác 0 của ma trận bậc thang này chính là hạng của A.
 1 2 3
Ví dụ: Tìm hạng ma trận A   4 5 6 
7 8 9
 
Ta dùng các phép biến đổi sơ cấp đưa A về dạng bậc thang:
Trang | 49
Chương 1: Ma trận & định thức

1 2 3 1 2 3 1 3
2
  d2  4d1   d 2d  
A4 5 6  
d3  7d1
 0 3 6  
3 2
 0 3 6   B
7     
 8 9 0 6 12  0 0 0
   
Ma trận B là bậc thang và có 2 dòng khác 0, do đó r(A)  2

 1 1 0 
 
Ví dụ: Tìm hạng ma trận A   2 2 4 
 3 5 7
 
Ta dùng các phép biến đổi sơ cấp đưa A về dạng bậc thang:

 1 1 0   1 1 0  1 2 3
  d2  2d1   d 2  d3  
A   2 2 4  
d3 3d1
  0 0 4    0 8 7  B
 3 5 7  0 8 7  
    0 0 4 

Ma trận B là bậc thang và có 3 dòng khác 0, do đó r(A)  3

 1 1 1
 
Ví dụ: Tìm hạng ma trận A   2 4 3 
 3 2 4
 
Ta dùng các phép biến đổi sơ cấp đưa A về dạng bậc thang:

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
  d2  2d1   d 2  d3   d d  
A2 4 3  
d 3  3d1
  0 2 1    0 1 2  
3 2
 0 1 2B
3    
 2 4   0 1 1
   0 1 1  0 0 3 
  
Ma trận B là bậc thang và có 3 dòng khác 0, do đó r(A)  3

1 2 1 3
 
3 5 4 8
Ví dụ: Tìm hạng ma trận A  
1 1 2 2
 
4 6 6 9
Ta dùng các phép biến đổi sơ cấp đưa A về dạng bậc thang:

Trang | 50
Chương 1: Ma trận & định thức

1 2 1 3 1 2 3
1
  d2 3d1  
3 5 4 8  d3  d1  0 1 1 1
A  
1 2 4 1  0 
d  4d
1 2
 1 1 1
 
4 6 6 9  0
 2 2 3 
1 2 13 1 2 1 3
   
1 1 1 d3  d 4  0 1 1 1
 
d3  d 2 0

d 4  2d 2    B
0 0 0 0 0 0 0 1 
0  0
 0 0 1  0 0 0 

Ma trận B là bậc thang và có 3 dòng khác 0, do đó r(A)  3


Ví dụ: Tìm hạng ma trận
1 2 1 3
 
A   2 5 4 5  (với m là tham số)
3 8 m 7
 
Ta dùng các phép biến đổi sơ cấp đưa A về dạng bậc thang:

1 2 1 3 1 2 1 3 1 2 1 3
  d2  2d1   d 2d  
A2 5 4 5  
d 3  3d1
 0 1 2 1  
3 2
 0 1 2 1  B
3     
 8 m 7 0 2 m  3 2  0 0 m7 0 
  
Ta thấy 2 dòng đầu của B đã khác 0 rồi, còn dòng cuối thì phụ thuộc vào m, cụ thể là:
 Nếu m  7  0  m  7 thì dòng cuối của B bằng 0, do đó B có 2 dòng khác 0, suy ra
r(A)  2
 Nếu m  7  0  m  7 thì dòng cuối của B khác 0, do đó B có 3 dòng khác 0, suy ra
r(A)  3
Vậy, ta kết luận:
2 khi m  7
r(A)  
3 khi m  7

m 1 1 
Ví dụ: Tìm hạng ma trận A   1 m 1  (với m là tham số)
 1 1 m
 
Ta dùng các phép biến đổi sơ cấp liên tiếp:

Trang | 51
Chương 1: Ma trận & định thức

m 1 1   m  2 m  2 m  2
  d1  d 2  d3   
A   1 m 1    1 m 1 A
 1 1 m  1 1 m 
  
Xét 2 trường hợp:
Trường hợp 1: m  2  0  m  2
 cho m  2 :
Lúc này, ta chia dòng 1 của A

 m  2 m  2 m  2 1 1 1 1 1 1 
  1
1
 m2 d   d2 d1  
1    1 m 1    0 m 1 0 B
1
A  m d 3  d1
 1  
 1 m  1
 1 m  0 0 m  1 

Hạng của A phụ thuộc vào số dòng khác 0 của B. Ta biện luận:
 Nếu m  1  0  m  1 thì B chỉ có đúng 1 dòng khác 0, do đó r(A)  1
 Nếu m  1  0 và m  2 , nghĩa là m  1 và m  2 thì B có đúng 3 dòng khác 0, do đó
r(A)  3
Trường hợp 2: m  2  0  m  2
:
Lúc này, ta thay m  2 vào ma trận A

 0 0 0 1 1 2  1 1 2 
   
   1 2
A 1
 d1 d3
  1 2 1 d 2 d1
  0 3 3  B
   
 1 1 2   0 0 0  
    0 0 0
 
Ma trận B có đúng 2 dòng khác 0, do đó r(A)  2
Tóm lại, ta có kết luận:
1 khi m  1

r(A)   2 khi m  2
3 khi m  1  m  2

Hạng của một ma trận cho ta biết ma trận này có khả đảo hay không, cụ thể là:
Mệnh đề. Cho A là ma trận vuông cấp n. Để A khả đảo thì điều kiện cần và đủ là r(A)  n
A khả đảo  r(A)  n  det A  0
Ví dụ: Ma trận sau có khả đảo không?

Trang | 52
Chương 1: Ma trận & định thức

 1 1 1
 
a) A   2 4 3  (n  3)
 3 2 4
 
Ta dùng các phép biến đổi sơ cấp đưa A về dạng bậc thang:

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
  d2  2d1   d 2  d3   d d  
A2 4 3  
d 3  3d1
  0 2 1    0 1 2  
3 2
 0 1 2B
3    
 2 4   0 1 1
   0 1 1  0 0 3 
  
Ma trận B là bậc thang và có 3 dòng khác 0, do đó r(A)  3  n
Vậy A khả đảo.
1 2 3
b) A   4 5 6  (n  3)
7 8 9
 
Ta dùng các phép biến đổi sơ cấp đưa A về dạng bậc thang:

1 2 3 1 2 3 1 2 3
  d2  4d1   d 2d  
A4 5 6  
d3  7d1
 0 3 6  
3 2
 0 3 6   B
7    
 8 9  0 6 12  0 0 0
   
Ma trận B là bậc thang và có 2 dòng khác 0, do đó r(A)  2  n
Vậy A không khả đảo.
Ví dụ: Tìm hạng ma trận
1 2 2
 
A   3 m 4  (với m là tham số)
1 5 4
 
Ta thấy A là ma trận vuông cấp n  3
1 2 2
Sarrus
det A  3 m 4  2m  6
1 5 4

Nhắc lại quy tắc Sarrus:

Trang | 53
Chương 1: Ma trận & định thức

Xét 2 trường hợp


Trường hợp 1: det A  0  2m  6  0  m  3
Khi đó, A khả đảo và theo mệnh đề trên thì suy ra r(A)  n  3
Trường hợp 2: det A  0  2m  6  0  m  3
Thay m  3 vào A rồi đưa A về dạng bậc thang bằng các phép biến đổi sơ cấp:

1 2 2 1 2 2 1 2 2
  d2 3d1   d d  
A3 3 4  
d3  d1
 0 3 2  
3 2
 0 3 2   B
1    
 5 4  0 3 2 0 0 0
   
Ma trận B có đúng 2 dòng khác 0, do đó r(A)  2
Tóm lại, ta có kết luận:
2 khi m  3
r(A)  
3 khi m  3
Trong ví dụ này, ta cũng có thể tìm hạng của A bằng cách đưa A về dạng bậc thang như sau:

1 2 2 1 2 2 1 2 2 
  d2 3d1   c 2  c3  
A3 m 4  
d 3  d1
 0 m  6 2    0 2 m  6
1  
 5 4  0
 3 2  0 2 3 
 
1 2 2 
d3  d 2
 
  0 2 m6   B
 
0 0 m  3 

Hai dòng đầu của B luôn khác 0, còn dòng 3 thì phụ thuộc vào số hạng m  3 , do đó ta biện luận:
2 khi m  3
r(A)  
3 khi m  3
Ví dụ: Cho A và B là các ma trận vuông cấp n, không suy biến. Chứng minh rằng:
r(AB)  r(BA) và r(A 1B)  r(B1A)

Trang | 54
Chương 1: Ma trận & định thức

 n
Do A và B không suy biến nên A và B đều khả đảo, suy ra AB và BA khả đảo. Do đó, r(AB)
n n

  n . Vậy r(AB)  r(BA)  n


và r(BA)
n n

Lập luận tương tự câu trên, với chú ý rằng, nếu A và B khả đảo thì A 1 và B1 cũng khả đảo thì ta
được r(A 1B)  n  r(B1A)
Chú ý rằng, nếu không có giả thiết A, B không suy biến thì đẳng thức r(AB)  r(BA) là sai. Thật
 1 2  2 2
vậy, nếu lấy A    và B    (đều suy biến vì có định thức bằng 0) thì
 2 4  1 1 
 0 0
AB     r(AB)  0
 0 0
 6 12 
và BA   
 3 6 
Ta tìm hạng của BA bằng cách đưa về dạng bậc thang:

 6 12  16 d1  1 2  d2 3d1  1 2 
BA          : bậc thang
 3 6   3 6   0 0
Vậy r(BA)  1 , suy ra r(AB)  r(BA)
Hạng của ma trận có tính chất sau:
Mệnh đề. Cho A là ma trận cấp m  n , khi đó
 r(A)  m và r(A)  n (nghĩa là r(A)  min{m, n} )
 r(A) không thay đổi qua các phép biến đổi sơ cấp, nghĩa là, nếu C là ma trận có được từ A
bởi các phép biến đổi sơ cấp thì r(C)  r(A)
 r(A T )  r(A)
Ví dụ: Chứng minh rằng r(2A)  r(A)
Ma trận 2A có được từ ma trận A bằng các phép biến đổi sơ cấp: nhân từng dòng của A với 2. Mà
qua các phép biến đổi sơ cấp thì hạng ma trận không thay đổi, do đó r(2A)  r(A)
Trong phần tiếp theo, ta xem xét một kết quả quan trọng về hạng của ma trận.
Cho A là ma trận cấp m  n và k là số nguyên dương thỏa k  min{m, n} . Một định thức con cấp k
của A có được bằng cách lấy phần giao của k dòng và k cột nào đó của A.
 1 2 3
Chẳng hạn, cho A    ( m  2, n  3 ) thì:
 4 5 6
 Các định thức con cấp 1 của A là: 1, 2,3, 4,5, 6

Trang | 55
Chương 1: Ma trận & định thức

1 2 1 3 2 3
 Các định thức con cấp 2 của A là:  3;  6;  3
4 5 4 6 5 6

Mệnh đề. Hạng của ma trận A là cấp cao nhất của định thức con khác 0 của A. Cụ thể, r(A)  p
khi và chỉ khi:
 Tồn tại một định thức con cấp p nào đó của A khác 0
 Mọi định thức con của A có cấp lớn hơn p thì đều bằng 0
 1 2 3
Ví dụ: Tìm hạng ma trận A   
 4 5 6
Ma trận A có 2 dòng, 3 cột nên định thức con cấp cao nhất của A là cấp 2 và ta thấy trong A có chứa
1 2
ít nhất một định thức con cấp 2 khác 0, chẳng hạn là:  3  0 . Vây, r(A)  2
4 5

 1 2 3
Ví dụ: Tìm hạng ma trận A   4 5 6 
7 8 9
 
Ma trận A có 3 dòng, 3 cột nên định thức con cấp cao nhất của A là cấp 3 và chỉ có duy nhất một
định thức cấp 3 là:
1 2 3
det A  4 5 6  0
7 8 9

Nói cách khác, mọi định thức con cấp 3 của đều bằng 0. Vậy, r(A)  3 , nghĩa là r(A)  2

1 2
Trong A có chứa ít nhất một định thức con cấp 2 khác 0, chẳng hạn là:  3  0
4 5

Vậy, cấp cao nhất của định thức con khác 0 của A là cấp 2, do đó r(A)  2

2 5 1 
 
Ví dụ: Cho A   m m  1 1  , tìm m để r(A)  2
1 1 2 

Ta thấy A là ma trận có 3 dòng, 3 cột nên r(A)  3
Hạng của A là cấp cao nhất của định thức con khác 0 của A
Định thức con cấp cao nhất của A chính là det A , với

Trang | 56
Chương 1: Ma trận & định thức

2 5 1
Sarrus
det A  m m  1 1  6m  6
1 1 2

Nhắc lại quy tắc Sarrus:

Nếu det A  0  m  1 thì cấp cao nhất của định thức con khác 0 của A là cấp 3, vậy r(A)  3
Do đó, muốn r(A)  2 thì m  1

1 2 2
Ví dụ: Tìm hạng ma trận A   3 5 9 
1 m 5
 
Ma trận A có 3 dòng, 3 cột nên định thức con cấp cao nhất của A là cấp 3 và định thức con cấp 3
duy nhất này chính là:

1 2 2
  Sarrus
det A  det  3 5 9    3m  3
1 m 5
 
Nhắc lại quy tắc Sarrus:

Xét 2 trường hợp:


Trường hợp 1: det A  0  m  1
Khi đó, cấp cao nhất của định thức con khác 0 của A là cấp 3, vậy r(A)  3
Trường hợp 2: det A  0  m  1
Khi đó,

Trang | 57
Chương 1: Ma trận & định thức

1 2 2
 
A  3 5 9
1 1 5
 
Mọi định thức con cấp 3 (cấp cao nhất) của A đều bằng 0 nên r(A)  2
Hơn nữa, ta thấy trong A có chứa ít nhất một định thức con cấp 2 khác 0, chẳng hạn là:
1 2
 1  0
3 5

Vậy r(A)  2

Ví dụ: Cho A là ma trận vuông cấp 5 thỏa r(A)  3 và gọi PA là ma trận phụ hợp của A. Chứng
minh rằng PA chính là ma trận không.

Nhắc lại, PA là ma trận vuông cấp 5 có dạng: PA   Aij 


T
với A ij  (1)i  j .M ij
55

Trong đó, M ij là định thức con cấp 4 của A có được từ A bằng cách xóa dòng i, cột j
Vì r(A)  3 nên cấp cao nhất của định thức con khác 0 của A không thể vượt quá 3. Vậy mọi định
thức con cấp lớn hơn 3 của A đều phải bằng 0. Suy ra mọi định thức con cấp 4 của A đều bằng 0,
nghĩa là Mij  0 i, j . Do đó, Aij  0 i, j , suy ra mọi phần tử của PA đều bằng 0.

BÀI TẬP
m 2 3
1. Cho A   2 m  2 5  . Tìm điều kiện để r(A)  2

3 5 8 

HD: Tính det A rồi xét trường hợp det A  0 và trường hợp det A  0
2. Cho A là ma trận vuông cấp 3, suy biến. Phát biểu sau đây đúng hay sai:
a) r(A T A)  3
b) det(2A)  2det A

c) r(2A)  r(3A T )

d) r(A 2  2A)  2
HD: Nhắc lại giáo khoa, một ma trận C vuông cấp n là khả đảo khi và chỉ khi r(C)  n

 Nếu A suy biến thì det A  0 , do đó det(A T A)  det(A T ) detA  (det A) 2  0 , vậy A T A là ma
 
det A

trận vuông cấp 3 và không khả đảo. Do đó, r(A A)  3


T

Trang | 58
Chương 1: Ma trận & định thức

 Vì A là ma trận vuông cấp 3 nên det(2A)  23 det


 A  0 , suy ra det(2A)  0  2det A
0

 Vì 2A có được từ A bởi các phép biến đổi sơ cấp (nhân từng dòng của A với 2) nên
r(2A)  r(A)
Tương tự, ta có r(3A T )  r(A T )  r(A)
Do đó, r(2A)  r(A)  r(3A T )
 Vì det(A 2  2A)  det[A(A  2I3 )]  det
 A det(A  2I3 )  0 nên A

2
 2A
 không khả đảo, do đó
0 33

r(A  2A)  2
2

Vậy, cả bốn phát biểu a),b),c),d) đều đúng.

HẾT CHƯƠNG 1

Trang | 59

You might also like