You are on page 1of 3

Bài tập QTTB 2: Quá trình và thiết bị truyền nhiệt

Bài số 1
Một thiết bị truyền nhiệt loại ống lồng ống, dùng để làm lạnh một lưu thể với lưu lượng
bằng G=3600kg/h. Nhiệt dung riêng Cp=3900J/kg.độ. Nhiệt độ đầu của lưu thể tđ=80
C, nhiệt độ cuối tc= 30C. Hỏi lượng nhiệt Q cần trao đổi là bao nhiêu.

Bài số 2
Xác định hiệu số nhiệt độ trung bình tb của thiết bị truyền nhiệt khi bố trí lưu thể chuyển
động cùng chiều và ngược chiều. Biết rằng lưu thể 1: nhiệt độ t1đ=300C, t1c=200C.
Lưu thể 2: t2đ=25C, t2c=275C.

Bài số 3

Một thiết bị truyền nhiệt có hiệu số nhiệt độ trung bình là 54C. Hệ số 1= 250W/m2độ,
2= 100W/m2độ. ống truyền nhiệt bằng thép có chiều dày =3mm. Hệ số dẫn nhiệt
=50 W/m.độ . Bề mặt truyền nhiệt là 25m2. Hỏi lượng nhiệt Q trao đổi là bao nhiêu?

Bài số 4

Bề mặt truyền nhiệt là bao nhiêu để làm lạnh dung dịch có nhiệt độ t1d= 80C xuống đến
t1c= 40C với năng suất G= 7200 kg/h. Nhiệt dung riêng của dung dịch Cp= 4500J/kg.độ.
Môi chất làm lạnh có nhiệt độ đầu t2d= 20C và nhiệt độ cuối t2c= 50C. Hệ số truyền
nhiệt K=320W/m2độ. Bố trí lưu thể chuyển động ngược chiều nhau.

Bài số 5

Xác định bề mặt truyền nhiệt F của thiết bị ngưng tụ hơi benzen năng suất 3100 kg/h. ẩn
nhiệt ngưng tụ của hơi r= (95,5 x 4190) J/kg. Nhiệt độ của hơi benzen là 80C. Dùng
nước để làm lạnh, nhiệt độ đầu của nước tnd= 16C và nhiệt độ cuối của nước tnc= 40C.
Hệ số truyền nhiệt K=550W/m2độ.

Bài số 6

Bề mặt truyền nhiệt F và lượng nước G2 cần dùng là bao nhiêu để làm lạnh dung dịch có
nhiệt độ t1d= 90C xuống đến t1c= 45C với năng suất G1= 9000 kg/h. Nhiệt dung riêng
của dung dịch Cp= 3350J/kg.độ. Môi chất làm lạnh có nhiệt độ đầu t2d= 25C và nhiệt độ
cuối
t2c= 45C , nhiệt dung riêng của nước CPn=4190j/kgđộ. Hệ số truyền nhiệt
K=290W/m2độ. Bố trí lưu thể chuyển động ngược chiều nhau.

Bài số 7
Xác định nhiệt lượng trao đổi do bức xạ nhiệt giữa hai bức tường có bề mặt là 1 m2.
Nhiệt độ của một tường là 127C và nhiệt độ của tường kia là 27C. Một tường bằng
thép =0,8, một tường bằng đồng =0,2. Hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối C0 = 5,7W/m2
( 0K)4.

Bài số 8

Xác định nhiệt lượng trao đổi do bức xạ nhiệt giữa hai bức tường có bề mặt là 1 m2.
Nhiệt độ của một tường là 257C và nhiệt độ của tường kia là 27C. Một tường bằng
thép =0,79, một tường bằng đồng =0,22. Hệ số bức xạ của vật đen tuyệt đối C0 =
5,7W/m2 ( 0K)4.

Bài số 9

Một thiết bị truyền nhiệt có thành dày 1 mm, chiều dày lớp bảo ôn 2 mm. Chất lỏng
chảy bên trong thiết bị có nhiệt độ t1. Bên ngoài lớp bảo ôn có nhiệt độ t5 (nhiệt độ môi
trường). Tính nhiệt độ ở mặt tường trong t2, giữa tường và lớp bảo ôn t3 và mặt ngoài lớp
bảo ôn t4.
Cho 1 = 5 mm ; 2 = 50 mm ;
Hệ số dẫn nhiệt thép th = 40 kcal/mhđộ ; lớp bảo ôn b = 0,1 kcal/mhđộ;
Hệ số cấp nhiệt : phía nước 1 = 200 kcal/m2hđộ;
phía không khí 2 = bx+đl = 9 kcal/m2hđộ.
Bài số 10
Dùng nhiệt của sản phẩm Cracking để làm nóng dầu mỏ qua thiết bị trao đổi nhiệt. Tính
hiệu số nhiệt độ trường hợp xuôi chiều và ngược chiều. Cho nhiệt độ đầu và cuối của sản
phẩm Cracking tff = 300  C, tc = 200  C và của dầu mỏ t1 = 25  C và t2 = 175  C.
Bài số 11
Tính lượng nước lạnh cần thiết và bề mặt truyền nhiệt của thiết bị gia nhiệt loại ống
chùm, để làm lạnh khí nitơ từ nhiệt độ t1đến t2. Nước làm lạnh có nhiệt độ tđ, tc, khối
lượng riêng của nitơ N = 1,25 kg/m3, của nước n = 1000 kg/m3, nhiệt dung của nitơ C =
0,25 kcal/kgđộ, của nước 1 kcal/kgđộ. Hệ số truyền nhiệt K = 60 kcal/m 2hđộ. Năng suất
tính theo khí nitơ m m3/h.

Bài số 12
Để làm lạnh m kg Toluen trong bể chứa từ nhiệt độ 105  C xuống 25  C, người ta dùng
gia nhiệt ống xoắn có bề mặt truyền nhiệt F m2. Nước lạnh chảy trong ống xoắn có nhiệt
độ đầu 13  C và nhiệt độ trung bình cuối 18,8  C. Tính lượng nước lạnh chảy trong ống
và thời gian làm lạnh. Biết hệ số truyền nhiệt K = 220 kcal/m 2hdộ, nhiệt dung của Toluen
là 0,43 kcal/kgđộ, hiệu số nhiệt độ trung bình của hai lưu thể ttb = 36,4  C; cho m =
1400 kg, F = 3,2 m2.

You might also like