You are on page 1of 16

VIET TRI UNIVERSITY OF INDUSTRY

FACULTY OF FOREIGN LANGUAGES

SPEECH TRANSLATION
Course book
For students majoring in English Language

Complied by:

Nguyen Thi Nhung, M.A


Dương Thi Hong Men, M.A

Phu Tho, 2020

1
UNIT 5: HOLIDAYS AND SPECIAL OCCASIONS

Part 1. VIETNAMESE – ENGLISH SPEECH INTERPRETING PRACTICE


1.1. Một số ngày lễ lớn trong năm ở Việt Nam
Listen to the teacher reading each sentence and interpret into English
Ngày quốc khánh
1. Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2
tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một
trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Kì nghỉ lễ Quốc khánh năm nào cũng có nhiều hoạt động kỷ niệm, giải trí nghệ thuật
thu hút rất nhiều người xem do đây là kì nghỉ lễ lớn và quan trọng đối với Việt Nam.
3. Nhắc đến ngày lễ Quốc khánh 2/9 trong trái tim mỗi người Việt Nam lại bùng lên
những cảm xúc thiêng liêng, xúc động, niềm tin kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Đây
cũng là dịp để bất cứ người dân Việt Nam, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài cùng hướng
về Tổ quốc, cùng nhau tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh bất khuất và biết
ơn công lao của Bác Hồ vĩ đại – vị anh hùng dân tộc.
4. Tại quảng trường Ba Đình lịch sử trước hơn 50 vạn dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thay mặt chính phủ lâm thời đọc Bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt
Nam và thế giới: khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với ý nghĩa lịch sử
trọng đại này ngày mùng 2/9 đã được lấy làm ngày Quốc khánh của Việt Nam.
5. Ngày 2/9 như một mốc son chói lọi, như một “chứng nhân lịch sử” dù thời gian đã
trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với
bản tuyên ngôn bất hủ mà các thế hệ sẽ không thể nào quên.

2
6. Ngày Quốc khánh mùng 2/9 không chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn mà còn như lời
nhắc nhở thế hệ trẻ ngày nay khi sinh ra trong hòa bình, không phải chứng kiến cảnh
đất nước chia cắt, súng đạn và chiến tranh, phải luôn luôn học tập, rèn luyện sao cho
xứng đáng với câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó
có thanh niên”, cũng như giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của ông cha ta,
đã kiên cường bất khuất đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ Tổ quốc.

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương

7. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ là một ngày lễ của Việt
Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước
của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3
âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam
trên toàn thế giới kỷ niệm.
8. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt
Nam ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1)
và UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
9. Từ năm 2001, ngày giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ nước Việt Nam sau thời
kỳ Đổi mới dù nét văn hóa và tín ngưỡng này không sâu đậm và phổ biến tại Nam Việt
Nam.Từ năm 2007, ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ.
10. Lễ hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn
sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích
lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành
phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v.

3
11. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ
hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân
tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3
âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.

12. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng
lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.
13. Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu, nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu,
trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền
Thượng, nơi làm lễ dâng hương.
14. Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống
tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm
nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Theo quan niệm của người Việt, mỗi
nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân
hương.
15. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo),
một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi
trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện
chiến.
Tết Trung Thu
16. Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày
tết của trẻ em (Tết thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ
em rất mong đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông
sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo.

4
17. Vào ngày Tết Trung Thu, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên
cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ
chức múa lân, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. Tại Trung Quốc và các khu phố
người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.

18. Rước đèn là một trong những phong tục không thể thiếu và được các em nhỏ ở cả
nông thôn và thành thị yêu thích. Vào những ngày này, các bé sẽ cùng cha mẹ, ông bà
tự tay làm những chiếc lồng đèn xinh xắn bằng những vật liệu đơn giản như giấy màu,
giấy kính, khung tre,... Vào đêm trăng rằm, các bé sẽ ở mọi nhà sẽ cùng nhau rước đèn
khắp các các con đường của làng quê, phố phường và ngân nga những ca khúc mang
đậm sắc màu của ngày Tết thiếu nhi.
19. Múa lân là một trong những hoạt động đặc sắc và được các em nhỏ mong đợi nhất
trong dịp này. Hòa vào tiếng trống nhộn nhịp và những sắc màu đầy nổi bật của những
chú lân chắc chắn sẽ đem đến cho các bé những trải nghiệm khó quên nhất.
20. Tết Trung thu rơi vào ngày 15/08 (Âm Lịch) và cũng là ngày mà trăng tròn nhất
trong tháng nên sẽ là dịp vô cùng lý tưởng cho cả nhà cùng quây quần bên nhau ngắm
trăng, hàn huyên tâm sự với nhau về mọi điều trong cuộc sống.
1.2. Tết cổ truyền dân tộc của Việt Nam
Look at each of the following passages and interpret into English
1. Nước ta là một trong những nước nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc.
Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa
lịch sử lâu đời ấy. Đặc sắc nhất có lẽ phải kể tới ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
2. Tết cổ truyền là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng giống
như với các nước phương tây theo đạo Thiên chúa lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng
và quan trọng.

5
3. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết Nguyên đán hay tết âm lịch, và được coi là thời khắc
quan trọng nhất của một năm.
4. Tết bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết Nguyên đán thường
rơi vào khoảng cuối tháng Một đến giữa tháng Hai dương lịch của một năm.
5. Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này thì mọi nhà thường sắm sửa rất
nhiều đồ mới, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên.

6. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Nguyên đán thì mọi người dù
làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thông thường thời gian được nghỉ là từ một
tuần làm việc trở lên (đối với người đi làm) và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ
hai đến ba ngày.
7. Mâm cơm ngày Tết có lẽ là việc làm được chuẩn bị kỹ càng nhất ở mỗi địa phương,
và ở mỗi nơi lại có những nét đặc sắc riêng. Điểm chung nhất không thể thiếu đó là gà,
bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày,
mâm cơm ngàyTết thịnh soạn và đặc sắc hơn.
8. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt,
bia lon, rượu, hoa tươi cắm lọ ... Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường
có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. … Tất cả tạo nên một Tết Việt
rất đậm đà, rất riêng biệt, không hề giống với bất cứ một đất nước nào.

6
9. Chiếc bánh chưng, bánh tét xanh được làm nên từ những vật phẩm thân quen của
nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối, … Ở khắp
mọi nhà, trên mọi miền quê của đất Việt, dù là giàu sang hay nghèo khó, thiếu thốn
hay đủ đầy, đô thị hay nông thôn thì cứ đến Tết là phải có bánh chưng, bánh Tét trong
nhà.

10. Bên nồi bánh chưng đỏ lửa, ông bà cha mẹ lại kể cho con cháu nghe về truyền
thuyết Lang Liêu gói bánh chưng bánh giầy dâng vua Hùng, kể về truyền thống gia
đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà giáo dục con cháu về đạo lý uống nước nhớ nguồn,
về lễ hiếu và cách gìn giữ trân trọng truyền thống.

7
11. Ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục thăm hỏi người lớn tuổi, người thân
trong gia đình, bạn bè, hàng xóm mỗi khi Tết đến xuân về. Khi đó gia chủ hoặc người
lớn sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi cùng những lời chúc vào đầu năm mới an
khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn
hóa của người Việt, để thể hiện quan tâm, hy vọng có một cuộc sống đủ đầy và bình an
cho mọi người.

11. Nhắc đến Tết, cũng không thể thiếu các hoạt động được tổ chức xung quanh ngày
này như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các trò chơi dân
gian được tổ chức chủ yếu tại đình làng, nhà văn hóa nhằm khuấy động không khí
ngày Tết thêm rộn ràng hơn.
12. Các phiên chợ Tết, chợ hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sắc xuân
của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong
một năm mới với hy vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của
người Việt. Từ người già đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới
thuận lợi hơn. Và đó là những hình ảnh không thể nào quên của ngày Tết.

8
13. Tết còn được coi là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của
người dân Việt Nam. Những người xa quê ngày Tết là cơ hội hiếm có để cùng ăn bữa
cơm đoàn viên cùng gia đình. Cùng nhau dán vài ba câu đối đỏ ngoài cửa đã trở thành
hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương.
14. Vào năm mới không thể không nhắc tới tục xông đất (hay xông nhà) vào ngày
mùng 1 Tết. Theo quan niệm dân gian của người Việt, nếu ngày mồng Một mà mọi
việc suôn sẻ, thuận lợi, may mắn thì cả năm cũng được tốt lành, thuận lợi. Chính vì thế
người khách đến thăm nhà đầu tiên trong năm cũng rất quan trọng đối với gia chủ.
15. Tục đi lễ chùa để cầu bình an, cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho một năm mới là
phong tục không thể thiếu vào dịp Tết cổ truyền. Có người chọn sáng mùng 1 Tết vừa
xuất hành vừa đi lễ chùa khấn cầu những điều may mắn cho gia đình, cầu mong một
năm mới bình yên, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.

16. Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm
của người Việt ta, là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân,
hiếu kính với ông bà, cha mẹ.
17. Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết Nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và
đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan
đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến.
18. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập
quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng phong tục đón Tết Nguyên đán truyền thống của
người Việt vẫn được lưu giữ trọn vẹn nhất.

9
19. Tết là để trở về, để sum họp, để đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức
của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố
gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, người thân của mình.
Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để
gìn giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

20. Dù có bao lâu đi chăng nữa, Tết Việt vẫn giữ được hồn riêng, vẫn là ngày lễ quan
trọng nhất, ấm áp nhất, đủ đầy nhất của cả dân tộc. Mỗi mùa xuân về, mỗi dịp Tết đến
là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh và lan tỏa tới tất cả mọi thế hệ cũng là
dịp tuyệt vời nhất để ngày Tết cổ truyền được lưu truyền cho tới mãi mai sau.

10
Part 2. ENGLISH - VIETNAMESE SPEECH INTERPRETING PRACTICE
2.1. Festivals around the world
Look at each of the following passages and interpret into Vietnamese
Diwali, India

1. Also known as the 'festival of lights', this one day festival usually occurs between
mid-October and mid-November and is celebrated in many countries.
2. Overall it is a celebration of good over evil, light over darkness and knowledge over
ignorance, but for Hindus, Sikhs and Jains the festival has different religious
meanings.
3. Many houses, shops and public places are decorated with small earthenware lamps
called diyas, fireworks are set off, religious rituals are practised and gifts are
exchanged.

Dia De Los Muertos, Mexico

4. A Mexican holiday, 'Day of the Dead' focuses on gatherings of family and friends to
pray for and remember friends and family members who have died.
5. The celebration takes place on 1st and 2nd November (All Saints' Day and All
Souls' Day) and traditions connected with the holiday include building private altars
honouring the deceased using sugar skulls and marigolds, eating the favourite foods
and beverages of the departed and visiting graves with gifts.

11
Songkran Festival

6. Songkran is the welcoming of spring and the vernal equinox in Thailand, although
it's also celebrated in Cambodia, Laos and Myanmar, albeit under different names and
on slightly different dates.
7. In Thailand it begins on 13th April and ends on 15th April and is the traditional
New Year when holiday is taken.
8. The most famous celebrations last for six days in the northern city of Chiang Mai
and Thais celebrate by throwing water at each other and passers-by in the street. It also
marks the end of the dry season in Thailand and the hottest time of year.

Obon Festival, Japan

9. The Obon Festival lasts for three days across Japan, usually in August. It is a
Buddhist festival to commemorate one's ancestors and is celebrated through Bon Odori
dances and a giant bonfire lit in the hills of Kyoto.
10. The festival is also known as the "festival of lanterns", as one of the customs
during this time is to send paper lanterns floating along the river to symbolise the souls
of those departed returning to their graves in peace.

12
11. Carnaval, Brazil: Carnaval the Brazil version of Mardi Gras – so you know it’s
going to be a party! The costumes are over the top, the parades are amazing, and the
music will get your feet moving.

12. Bastille Day, France: This holiday commemorates the Storming of the Bastille in
1789. There is a large military parade along the Champs Elysees (the biggest in
Europe!), parties, and fireworks.
13. Oktoberfest, Germany: During the last weeks of September and first of October,
Munich is host to the biggest beer festivals in the world. If you like beer and brats,
Oktoberfest is for you.
14. Chinese New Year, China: This celebration marks the turn of the Chinese calendar
and takes place in January or February. Throughout the country you’ll find dragons,
fireworks, lanterns, flowers, and people in traditional dress.
15. Dia de los Muertos, Mexico: On the day after Halloween, there’s a big “Day of the
Dead” celebration in Mexico celebrating those who have passed away with costumes
and a feast.
16. Kwanzaa, United States: African-Americans honor their African heritage during
Kwanzaa, a 7-day holiday from December 26-January 1. Observers celebrate by
decorating their homes with African cloth and art.

13
17. Up Helly Aa Fire Festival, Scotland: Scots in the Shetland area of Scotland mark
the end of the yule season with—as the name suggests—fire! Participants carry torches
and set a replica of a Viking ship on fire.
18. Boryeong Mud Festival, South Korea: This festival began to promote a line of
cosmetics that used mud from the Boryeong mud flats and has grown to attract over 2
million visitors. Events range from mud slides, mud skiing, colored mud for body
painting, and more.
19. Macy’s Thanksgiving Day Parade, New York City, USA: Thanksgiving is
celebrated throughout the United States, but for many the holiday kicks off with the
Macy’s Thanksgiving Parade. Huge balloons make their way down the streets of New
York, starting in Central Park West and ending at Herald Square.

20. May Day, England: Dating back to ancient time, May Day is celebrated on the first
day of May. The maypole is the center of the festivities and children dance around it.

14
2.2. Customs and traditions on special occasions
Listen to each of the following talks and interpret into Vietnamese. Note down the
key words or phrases you hear.

Audio 1
No Key words/phrases No Key words/phrases
1 6
2 7
3 8
4 9
5 10

Audio 2
No Key words/phrases No Key words/phrases
1 6
2 7
3 8
4 9
5 10

Audio 3
No Key words/phrases No Key words/phrases
1 6
2 7
3 8
4 9
5 10

Audio 4
No Key words/phrases No Key words/phrases
1 6
2 7
3 8
4 9
5 10

15
Audio 5
No Key words/phrases No Key words/phrases
1 6
2 7
3 8
4 9
5 10

Part 3. VOCABULARY CONSOLIDATION


Put the terms/phrases related to the topic of the whole lesson into the table, then
write a short paragraph using the words chosen to make a presentation.

No English Pronunciation Vietnamese


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

16

You might also like