You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG – BẢO HIỂM




BÀI THẢO LUẬN


BỘ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 1

ĐỀ TÀI SỐ 3:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2006-2010 VÀ PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP MÀ
CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
LỚP HP:22103MAEC0111
NHÓM 8_TNA

1|Page
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN

STT Họvàtên Mãsinhviên

72 Hoàng Hà Vy 20K610242

73 Đặng thị Hải Yến 20K610243

74 Nguyễn Hữu Cường 20K620186

75 Nguyễn Thái Dương 20K620027

76 Nhữ Vũ Huyền My 20K620117

77 Đào Thị Diễm Quỳnh 20K620147

78 Đỗ Diễm Quỳnh 20K620148


Lương Ngọc Quỳnh
79 20K620149
(Nhóm trưởng)
80 Nguyễn Như Quỳnh 20K620150

2|Page
MỤC LỤC
Lời mở đầu.......................................................................................4
A. Lý thuyết tổng quan về lạm phát.............................................5
I) Khái niệm lạm phát là gì...............................................................5
II) Nguyên nhân gây ra lạm phát......................................................5
III) Hậu quả của lạm phát.................................................................7
B. Thực trạng..................................................................................8
I) Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 ...............8
C. Giải pháp thực tế và đánh giá..................................................16
I) Một số giải pháp của chính phủ....................................................16
II) Phân tích một vài giải pháp cụ thể của chính phủ.......................17
Kết luận............................................................................................22

3|Page
LỜI MỞ ĐẦU

Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế vĩmô. Sự
tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp vàkhông
phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế . Lạm phát là một vấn đềkhông
phải xa lạ và là một đặc diểm của nền kinh tế hàng hoá và ở mỗi thời kì kinhtế với
các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp.Do vậy
vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là mộtđề tài rất
hấp dẫn.
Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó
đối với sự tăng trưởng kinh tế . Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải ,
hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao , đặc biệt là năm 2007 và 2008 và nó
đã và đang là “ kẻ phả hoại có tác động xấu đến các hoạt động kinh tế . Nó như
một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đầu tư
lớn về thời gian và trí tuế mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan . Cùng với
sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát
cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển thị trường ở nước ta theo
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước , việc nghiên cứu về lạm
phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp
phần vào sự phát triển đất nước, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới
có thể mong muốn đạt kết quả khả quan. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong
phú của nền kinh tế , và nuyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp.Để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thìđương nhiên các giải pháp điều hành vĩ mô đưa ra
là nhằm nâng cao lạm phát củanền kinh tế nếu như chúng có quan hệ thuận với
nhau và do vậy các giải pháp nhưcung ứng tiền, phá giá đồng nội tệ… sẽ được
xem xét ở mức độ hợp lý. Còn không,các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc
các giải pháp vĩ mô để thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và yếu tố lạm phát trở thành
thứ yếu. Mặc dù vẫn phải duy trì mứcđộ kiểm soát. Ở nước ta trong bối cảnh đổi
mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng,Trong sự nghiệp phát triển thị trường ở
nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước việc nghiên
cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò
lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam
trong giai đoạn 2006-2010 và phân tích các biện pháp mà chính phủ sử dụng để
kiểm soát lạm phát”, để có thể nghiên cứu kỹ hơn về lạm pháp và các biện pháp
của chính phủ để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam và qua đó nhóm em có thể rút ra
các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát
triển một các đồng bộ ở Việt Nam.

4|Page
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nhóm em kính
mong nhận dược sự góp ý chân thành của cô và bạn đọc để đề tài được phát triển
hoàn thiện hơn.

A. LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT


I. Khái niệm lạm phát là gì?
-Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng
hóa và dịch vụ theo thời gianvà sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức
giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so
với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền
tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một
quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì
người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một
quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác
động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.Phạm vi ảnh hưởng của hai
thành phần này vẫn là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
-Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác
nhau.
Lạm phát có 3 mức độ:
+ Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
+ Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
+ Siêu lạm phát: trên 1000%
-Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống.
Bạn thử nghĩ đi, một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá
tầm 5% là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.
-Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy
chục năm qua, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ổn định giá trị của đồng tiền, hoạt
động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của ngưòi dân.
-Lạm phát có 2 loại sau đây:
+Lạm phát dự kiến: Là loại lạm phát xuất hiện do yếu tố tâm lý, dự đoán của các
cá nhân về tốc độ tăng giá trong tương lai và lạm phát trong quá khứ. Lạm phát dự
kiến ảnh hưởng không lớn và chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.
+Lạm phát không dự kiến: Là loại lạm phát xuất hiện do các cú sốc từ bên ngoài và
các tác nhân trong nền kinh tế không dự kiến được dẫn đến bị bất ngờ.

II.Nguyên nhân gây ra lạm phát


1)Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo có nghĩa là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào
đó tăng lên, sẽ kéo theo giá cả của mặt hàng đó cũng tăng theo. Điều này khiến giá

5|Page
cả của nhiều mặt hàng khác cũng “leo thang”. Giá trị của đồng tiền vì thế bị mất
giá, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hoặc sử dụng
một dịch vụ.
Ở Việt Nam ví dụ điển hình cho tình trạng lạm phát do cầu kéo có thể kể đến như
giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản
tăng....

2)Lạm phát do chi phí đẩy


Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào,
máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí
sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, điều này khiến doanh nghiệp buộc phải
tăng giá thành sản phẩm nhằm bảo toàn lợi nhuận. Và cuối cùng dẫn đến mức giá
chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên. Đây gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

3) Lạm phát do cơ cấu


Với các ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh
nghĩa” cho người lao động. Còn có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả
nhưng doanh nghiệp vẫn buộc phải tăng tiền công cho người lao động.
Tuy nhiên, vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả nên khi phải tăng
tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản
phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

4)Lạm phát do cầu thay đổi


Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu
về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và
giá cả có tính chất cứng nhắc (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà
lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì
lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

5)Lạm phát do xuất khẩu


Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ
lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu
khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước)
khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân
bằng sẽ nảy sinh lạm phát.

6)Lạm phát do nhập khẩu

6|Page
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế
giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung
bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.

7)Lạm phát tiền tệ


Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương
mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay
do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng
tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

III.Hậu quả của lạm phát


Lạm phát có những tác động đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt gồm
cả tích cực và tiêu cực. Trong đó:
1.Về mặt tích cực
Khi tốc độ lạm phát vừa phải, từ 2 - 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các
nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
Giúp chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào
những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu
nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng
thời gian nhất định có chọn lọc. 

2.Về mặt tiêu cực


Lạm phát tác động lên lãi suất
Đây là sự tác động tiêu cực nhất của lạm phát. Khi lạm phát tác động trực tiếp lên
lãi suất sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến các yếu tố khác của nền kinh tế. Nhằm duy
trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Do đó khi tỷ lệ lạm phát
tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa
phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả
mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập thực tế
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với
nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay
đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn
làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các
khoản lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên
cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi
suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng.

7|Page
Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi
tỉ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy
thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn
hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ...
Lạm phát khiến phân phối thu nhập không bình đẳng
Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình
vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm
mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng
hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.
Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ
thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó, những
kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm
phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách
lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
Lạm phát tác động đến khoản nợ quốc gia
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân,
nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn. Chính phủ được lợi
trong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá
giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước
ngoài tính trên cá khoản nợ.
Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác
hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở
tốc độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

B. Thực trạng
I) Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2006 đến năm 2010
1. Năm 2006
- Mức lạm phát trung bình trong năm 2006 ở vào khoảng 7.6%. Mức độ này tương
đối thấp hơm hai năm 2004-2005, nhưng còn khá cao so với những năm 2001-
2003 và so với những nước Á châu khác. Nhu cầu nội địa tiếp tục tăng làm cho
việc hạn chế lạm phát trở nên khó khăn. Ngoài ra giá cả hàng hóa trên thị trường
quốc tế gia tăng.
- Ảnh hưởng nhiều nhất đến mức lạm phát là giá thực phẩm (9%), nhà ở, vật liệu
xây cất (9.8%), chuyên chở - dịch vụ viễn thông (7.9%), hàng dệt may (6.1%) theo
số liệu cho tháng 8, 2006 của Tổng Cục Thống Kê Việt-Nam. Hơn nữa nhà nước
tăng lương bổng của khu vực công và mức lương tối thiểu của công nhân lên
khoảng 40% bắt đầu có hiệu qủa vào 1/4/2006.
- Một điều đáng chú ý là giá xăng dầu tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến mức
lạm phát tại Việt-Nam. Một phần vì xăng dầu chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (1%) so với
8|Page
thực phẩm (50%) trong công thức tính chỉ số tiêu thụ. Lý do thứ hai là nhà nước
vừa giảm thuế nhập cảng lại vừa dùng biện pháp hành chánh để kìm giá xăng dầu.
Trong khi nhà nước tăng giá 9 lần từ cuối năm 2003 đến tháng 8, 2006, xăng dầu ở
Việt-Nam vẫn rẻ hơn so với giá thị trường quốc tế.
- Từ đầu năm 2006, nhà nước Việt-Nam dự trù giảm hay bãi bỏ bao cấp giá đối với
một số sản phẩm như xăng dầu và than. Tuy nhiên nhà nước không chủ trương thả
nổi hoàn toàn giá cả mà vẫn kiểm soát giá đối với những sản phẩm quan trọng cho
nền kinh tế như gạo, đường và thép. Chính sách này ngày càng khó áp dụng vì sau
khi hội nhập với thị trường quốc tế, Việt-Nam giảm thuế nhập cảng và phải đối
phó với ngân sách thiếu hụt có thể xẩy ra.
- Để ngăn chặn lạm phát, Ngân Hàng Nhà Nước Việt-Nam kể từ tháng 6/2006 đã
giảm tỉ lệ gia tăng tín dụng xuống còn 21% và gia tăng dự trữ ngoại tệ từ 9.8 vào
năm 2005 lên lên 11.2 tuần lễ trị giá hàng nhập cảng.
- Lạm phát cao là một trong những rủi ro cho sự phát triển kinh tế. Lạm phát gia
tăng sẽ kéo theo lãi xuất và và chi phí sản xuất. Hậu qủa là sự gia tăng đầu tư sẽ
bớt vì tiền lời cao và giảm bới khả năng cạnh tranh của hàng xuất cảng. Giới nghèo
với đồng lương cố định sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn cả.

2. Năm 2007
- Hầu hết 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đều tăng vào năm 2007. Điều đó
chứng tỏ, bên cạnh những yếu tố mang tính khách quan (như giá cả quốc tế, một số
mặt hàng bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,...) thì không thể không có yếu tố
tiền tệ, không thể không có nguyên nhân từ việc điều hành chính sách tiền tệ - một
điều mà các nhà hoạch định chính sách của một số cơ quan chức năng, đặc biệt là
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính vẫn cứ muốn "đẩy trách nhiệm" cho nguyên
nhân khách quan.
- Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ, nhóm thực phẩm (chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong "rổ" hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng) giá tăng cao nhất (tháng 12 tăng tới 4,69%,
cả năm tăng tới 21,16%).
- Nhóm lương thực (nhóm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong "rổ" hàng hóa, dịch vụ
tiêu dùng) có giá tăng cao thứ ba (tháng 12 tăng 2,98%, cả năm tăng 15,4%). Tình
hình này tưởng rằng sẽ làm cho nông dân có lợi, nhưng đó chỉ là "được mùa thì
mất giá, được giá thì mất mùa" - điệp khúc lặp đi lặp lại đối với người nông dân,
một bộ phận đi trước nhất nhưng lại yếu thế nhất trong kinh tế thị trường, mở cửa,
hội nhập.

9|Page
- Giá nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật
liệu xây dựng) tháng 12 tăng 3,28%, cả năm tăng tới 17,12% (cao thứ hai sau
nhóm thực phẩm).
- Thế là nhiều gia đình nếu trước đây sớm "tiến lên" đun nấu gas, dùng điện nhiều
hơn thì nay "lùi lại" để đun than tổ ong, còn không khí có ô nhiễm hơn hay không
thì đâu có ai nhìn thấy. Giá vật liệu xây dựng tăng cao đã làm cho giá bất động sản
tăng kép (tăng do giá đất tăng, tăng do giá xây dựng tăng), khác với các lần sốt
trước chỉ có giá đất tăng. Tình hình trên làm cho những người thu nhập thấp khó có
khả năng "cải thiện" nhà ở.
- Giá phương tiện đi lại, bưu điện tháng 12 tăng 4,38%, nhưng nếu không kể giá
bưu điện giảm (- 0,77%) thì giá phương tiện đi lại còn tăng cao hơn nữa, do giá
xăng dầu tăng cao. Đây mới là tháng 12 giá xăng dầu trực tiếp tăng (vào cuối tháng
11), nhưng tác động dây chuyền đến các hàng hóa và dịch vụ khác trong thời gian
tới sẽ còn rộng, lớn hơn nhiều.
- Đáng lưu ý là tốc độ tăng giá tiêu dùng đã cao hơn nhiều so với lãi suất huy động
tiết kiệm, nhất là lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng thương mại nhà
nước (lãi suất cả năm chỉ dưới 8%); ngay các ngân hàng thương mại cổ phần có lãi
suất trên dưới 9%/năm thì cũng thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng.

3. Năm 2008
- Tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất kể từ năm 1991, khi Việt Nam gặp khó khăn
về tài chính. Các chuyên gia cảnh báo lạm phát trong cả năm 2008 có thể lên trên
30%, bộ Kế hoạch – Đầu tư Việt Nam dự đoán con số lạm phát cả năm sẽ vào
khoảng 25%.
- Theo thông tin của tổng cục thống kê, chỉ số lạm phát khởi điểm năm 2008 với
mức chỉ số CPI tháng 1 là 2.38% cho thấy dấu hiệu lạm phát tăng cao trong năm
2008, lạm phát bắt đầu tăng bất thường vào tháng 3/2008 tăng 2.99% ( tháng 2
tăng 3.56% ).
- Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ tháng này tăng mạnh đẩy giá lên là các
nhóm hàng lương thực tăng 10.5%, phương tiện đi lại, bưu điện tăng 5.76%, nhà ở
và vật liệu xây dựng tăng 3.55%, các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng ở
mức 0.3-1.5%.
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2008 đã tăng thấp mức tăng của các tháng trước
nhưng vẫn còn tăng và nhiều mặt hàng đang ở mức giá cao. Giá cả thị trường diễn
biến phức tạp. Giá tiêu dùng tháng 5/2008 so với tháng trước tăng 3.59% tăng cao
nhất trong 5 tháng đầu năm 2008.

10 | P a g e
- Giá tiêu dùng tháng 6/2008 đã tăng chậm lại, ở mức tăng 2.14% so với tháng
trước. Giá tiêu dùng tháng 7 đã giảm, chỉ số tiêu dùng ( CPI ) tawg 1.13% so với
tháng 6. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
- Giá lương thực tháng 6 giảm 0.37% so với tháng 6, vì đang được mùa lúa gạo.
- Theo Tổng cục Thống kê, các nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, đồ uống và
thuốc lá, may mặc, mũ nón, giầy dép,… đều tiếp tục giảm mạnh so với tháng
trước.
- Giá tiêu dùng tháng 9 tăng chậm lại một mặt do giá trên thị trường thế giới của
một số hàng hóa nước ta nhập khẩu đã giảm và sản xuất nông nghiệp trong nước
được mùa, nhưng yếu tố quan trọng nhất là do những nỗ lực của các cấp các ngành
trong việc thực hiện 8 nhóm giải pháp của chính phủ. Giá tiêu dùng tháng 12/2008
so với tháng 11 giảm 0.68%.
- Lạm phát thực sự bùng nổ và thực sự gây nên những bất ổn vĩ mô vào năm 2008.
Lạm phát đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2008 khi lên tới 30% (YoY). Kết thúc năm
2008, lạm phát lùi về còn 19.89%, đây là mức cao nhất trong vòng 17 năm qua.
Trong đó CPI của lương thực tăng cao nhất và đạt 49.16%.
- Tháng 5/2008, CPI 1 tháng tăng gần 4%, đó là thời điểm tăng đột biến của giá
lương thực (CPI lương thực tăng 22.19%). Trước đó tháng 3/2008 lạm phát cũng
tăng 3.56% so với tháng trước. Trung bình 6 tháng đầu năm 2008 lạm phát lên tới
2.86% cho mỗi tháng.
- Các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, các biện pháp kìm chế lạm phát của
chính phủ đồng thời từ tháng 9/2008 khủng hoảng tài chính từ Mỹ bắt đầu lan rộng
ra toàn cầu làm giá cả nhiều mặt hàng giảm mạnh, nhờ đó lạm phát kể từ tháng 9
đã giảm mạnh so với những tháng trước đó. Liên tiếp 3 tháng 10,11,12 và 12/2008
CPI tăng trưởng âm.

4. Năm 2009
- Những tháng đầu năm 2009 lạm phát không còn là 1 vấn đề đáng lo ngại. Trung
bình 7 tháng đầu năm lạm phát chỉ tăng 0.45%/ tháng, so với tháng 12/2008 đến
tháng 7/2009 lạm phát chỉ tăng 3.22%, trong đó lương thực thực phẩm giảm
0.33%.
- CPI năm 2009 có mức tăng chậm hơn so với các năm trước, không có những đột
biến lớn không có bất thường về quy luật. Lạm phát cả năm 2009 được công bố
chính thức là 6.88%.
- Trong tháng 1/2009 CPI lên nhẹ 0.32% chủ yếu do yếu tố tâm lý, người tiêu dùng
chấp nhận giá cao hơn trong tháng giáp Tết Nguyên đán. Sang tháng 2 CPI tăng

11 | P a g e
1.17% do vào dịp Tết và rằm tháng giêng kéo giá lương thực, thực phẩm và nhiều
loại hàng hóa dịch vụ đồng loạt lên mức cao.
- Chỉ số giá USD đã tăng 10.7% trong vòng 1 năm, tính đến tháng 12/2009 gây áp
lực rất lớn lên giá hàng hóa nhập khẩu và cá mặt hàng sử dụng nguyên liệu nhập
khẩu.

Biểu đồ 1 : Biểu đồ diễn biến CPI năm 2009


Nguồn : Tổng cục thống kê

- Theo quy luật, giá cả 1 số mặt hàng thiết yếu thường tăng giá trước Tết nguyên
đán. Mức tăng này đã đẩy chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng 12 tăng 6.88% so
với tháng trước và tăng 4.57% so với năm 2008.
- Mặt hàng thực phẩm so với tháng trước không còn tăng mạnh nhưng so với năm
2008 lại có mức tăng cao 8.39%.
- Sức tăng của 2 mặt hàng này đã đưa chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
trong tháng 12 tăng mạnh ở mức 2.06%. So với năm ngoái mức tăng này chênh cao
8.71%.
- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng bao gồm : tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt
và vật liệu xây dựng tháng 12 cũng tăng ở mức 1.4%. So với năm 2008, mức tăng
này thấp hơn so với 1 số nhóm hàng khác.
- Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0.97%, nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng
0.81%. Một số nhóm khác có mức tăng không cao, đạt ở mức từ 0.07 đến 0.25%
như nhóm văng hóa, giải trí, thiết bị và đồ dùng gia đình.

12 | P a g e
- Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ và tiêu dùng thiết yếu, trong tháng 12 và cả
năm 2009 nhóm Bưu chính viễn thông lại giảm 0.11%.
- Riêng chỉ số giá vàng trong tháng qua đã tăng cao 10.49%, đưa cả năm tăng
19.16% so với năm 2008. Chỉ số đô la Mỹ tháng 12 tăng 3.19% đưa con số că năm
2009 lên 9.17% so với năm 2008. Mức tăng này cũng đã được các chuyên giá dự
báo ngay từ đầu năm. Tuy nhiên với những chính sách bình ổn hiện nay, dự báo
chỉ số giá vàng sẽ nằm trong vòng ổn định hơn trong những tháng tới.
- Một số chuyên gia nhận định, chỉ số giá năm 2009 đang nằm trong mức như
mong đợi, tuy nhiên vẫn còn 1 số lo ngại bởi, so với cùng kỳ năm ngoái 1 số mặt
hàng thiết yếu vẫn đang có xu hướng tăng cao, từ 8.53 đến 9.56%.

Biểu đồ 2 : Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2009


Nguồn : Tổng cục thống kê
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 đã góp phần làm giảm lạm phát ở Việt
Nam từ cuối năm 2009, giá quốc tế giảm cùng với tổng cầu giảm đã giúp Việt Nam
đảo ngược xu thế đáng ngại so với năm 2008.

5. Năm 2010
- Diễn biến CPI năm 2010 tạo bởi mức chênh lệch giữa tháng tăng đỉnh và đáy lên
đến hơn 1.5%, khả tương đồng với năm 2007. Hai điểm tăng cao nhất được tạo
thành từ mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2 và tháng 12.

13 | P a g e
- Tết Canh Dần rơi vào đầu tháng 2/2020 các mức tăng CPI hai đầu tháng đầu năm
đều trên 1% và tiến gần 2%, nhưng khác biệt trong nă nay lại rơi vào tháng 3 khih
chỉ số giá tiêu dùng không giảm mạnh như các năm trước.
- Trong tháng 3 bắt đầu có những đột biến :
+) NHH công bố tỷ giá VND/USD tăng 2% ở mức giá trần là 19.000
+) Đồng loạt áp dụng từ ngày 1/3 : giá than bán cho điện tâng đến 47% tùy loại,
giá điện tăng 6.8%, giá nước sạch tại TPHCM tăng khoảng 50%.
+) Một tác động khác gây ảnh hưởng lớn đến giá cả và tâm lý người dân, ngay
trước các viên chức trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết kéo dài, trưa 21/2, giá xăng đột
ngột được điều chỉnh tăng khoảng 3.6%.
+) Tiếp theo các diễn biến này, gas, xi măng, sắt thép… cũng kéo nhau tăng giá.
+) Ngay sau đó, từ ngày 15/3 những thông tin về khả năng CPI tháng sau Tết tăng
cao đã được 1 số nguồn tin dự báo sớm. Con số chính thức sau đó chốt lại mức
tăng 0.75%, chỉ kém năm 2008 đột biến nhưng tương đương năm 2004 và 1996.
- Mục tiêu được chính phủ đặt ra lúc này là ổng định nền kinh tế, đặc biệt là kiềm
chế lạm phát, tăng trưởng cung tiền cả năm giới hạn ở 20% so với cuối năm 2009,
tăng trưởng thị trường tín dụng 25%.
- Trái với sự suy luận trong khoảng 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ số giá tiêu
dùng liên tục tăng rất thấp, về gần sát mức 0% ( tháng 7 chỉ tăng 0.06% so với
tháng 6). Xét về cao độ, các mức tăng này lập kỷ lục về độ thấp kể từ 2004.
+) Sức mua tăng đột ngột thể hiện ở tổng mức bán lẻ đi lên trong tháng 4 và đến
tháng 5 đạt mức tăng gần 27% so với cùng kỳ.
+) Mức tăng trưởng đi xuống dần và đến tháng 10/2010, giá trị sản xuất công
nghiệp đã giảm 3.4% so với tháng 9.
- Trong 4 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng liên tục suy trì ở mức cao. Có tới 3
tháng đạt kỷ lục về cao độ, cho thấy sức nóng của lạm phát đã ở gần.
+) Ngày 9/8, giá xăng dầu sau 2 thời gian dài được giữ cố định đã điều chỉnh tăng
lên khoảng 2.5%, đẩy CPI tháng 9 vào vòng thử thách mới.
+) Ngày 18/8, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân
hàng giữa VND với USD lên mức 18.932 VND ( tăng gần 2.1%) và giữ nguyên
biên độ tỷ giá +/-3%.
+) Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội kéo dài 10 ngày cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 10. Lại thêm lũ lụt diễn ra liên miên tại miền
Trung kéo dài thêm chuỗi tác động đến chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn cuối năm.
+) Khoảng trung tuần tháng 10, thị trường lại ghi nhận các đợt leo thang của giá
vàng và USD, trong bối cảnh xu hướng CPI đã bắt đầu tăng cao.

14 | P a g e
+) Chính sách tiền tệ đã nới lỏng hơn, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 11 đã tăng
4.9% so với tháng 10 và dự kiến tháng 12 này còn tăng khoảng 6% so với tháng
trước. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến cũng giảm dần về mức 28% tăng
hơn so với cùng kỳ.
+) Lạm phát dự báo vẫn ở mức thấp trong bối cảnh dư thừa năng lực sản xuất và tỷ
lệ thất nghiệp cao. Sự phục hồi giá cả hàng hóa đã làm tăng chỉ số giá tiêu dùng
trên phạm vi toàn cầu. ước tính lạm phát của các nước phát triển sẽ tăng lên mức
1.4% trong năm 2010 so với mức 0,1% trong năm 2009, lạm phát tại các mức mới
nổi và đang phát triển châu Á, lạm phát dự kiến tăng lên mức 6.1% so với mức
3.1% của năm 2009 ( biểu đồ 3 ).

Biểu đồ 3 : Biểu đồ lạm phát tại các nước phát triển, các nước mới nổi và
đang phát triển, các nước đang phát triển châu Á, Việt Nam
Nguồn : World Economic Outlook, IMF, 10/2010

- Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009, vượt xa
chỉ tiêu lạm phát Quốc hội thông qua đầu năm là không quá 7% và mục tiêu Chính
phủ điều chỉnh là không quá 8%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng
16,18%, với quyền số 39,9, nhóm này đã đóng góp vào mức tăng chung của chỉ số
CPI khoảng 6.64%, hơn 1 nửa mức tăng CPI của cả năm. Tiếp đến là nhóm nhà ở,
điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng, tăng 15.74%, với quyền số 10.01%, nhóm
này đã góp phần làm tăng chỉ số chung khoảng 1.57%. Nhóm giáo dục có mức

15 | P a g e
tăng cao nhất 19.38%, với quyền số không lớn là 5.72%, nhưng nhóm này đã đóng
góp mức tăng khoảng 1.1% vào mức tăng chung của chỉ số CPI.

Biểu đồ 4 : Diễn biến chỉ số CPI theo tháng giai đoạn 2008-2010
Nguồn : Tổng cục thống kê

- Nhìn chung trong cả năm 2010, diễn biến CPI gần như song hành cùng những
thay đổi chính sách vĩ mô và can thiệp thị trường từ cơ quan chức năng. Những
ngày năm mới đang đến cũng đóng lại 1 năm lạm phát không đạt chỉ tiêu, nhưng
còn neo lại những đoán định về hướng điều chỉnh chính sách có thể xuất hiện trong
đầu năm tới.

C.GIẢI PHÁP THỰC TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ


I)Một số giải pháp của chính phủ:
-Chính sách tài khoá thu hẹp
-Chính sách tiền tệ thu hẹp
-Giải pháp khác:
+Cắt giảm đầu tư, chi phí không cần thiết

16 | P a g e
+Đẩy mạnh sản xuất
+Đảm bảo cân đối các mặt hàng chủ yếu, đẩy mãnh xuất khẩu chống nhập siêu
+Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng
+Quản lý thị trường, chống đầu cơ
+Ồn định tình hình kinh tế xã hội
II) Phân tích một vài giải pháp cụ thể của chính phủ:
1)Sử dụng chính sách tài khoá thu hẹp
a) CSTK trong mô hình tổng cung tổng cầu (AD-AS).
Khi nền kinh tế ở quá xa về bên trái hoặc về bên phải mức sản lượng tiềm năng thì
là lúc cần có tác động của chính sách tài khóa để đưa nền kinh tế về mức sản lượng
tiềm năng. Khi nền kinh tế đang trong trạng thái lạm phát tăng, chính phủ có thể
giảm chi tiêu, tăng thuế hoặc kết hợp cả giảm chi tiêu và tăng thuế nhờ đó mức chi
tiêu chung giảm đi, sản lượng giảm theo vàlạm phát sẽ chững lại.
→ Mục tiêu của chính phủ là kiềm soát lạm phát.
Qua mô hình AD-AS ta thấy rõ rằng: giả sử ban đầu AD∩AS = E ( Y0,P0). Khi
nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát tăng hay AD →AD1.
AD1∩AS=E1(Y01,P1) lúc này mục tiêu của chính phủ là kiềm chế lạm phát do đó
chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt tức là giảm chi tiêu của chính phủ
làm cho tổng cầu giảm từ AD1→AD, tổng cầu giảm làm cho sản lượng giảm và
giá cả giảm hay sản lượng và giá cả có xu hướng trở về trạng thái ban đầu. Hoặc
chính phủ tăng thuế làm cho chi tiêu và đầu tư giảm → AD↓ dẫn đến P,Y có xu
hướng trở về trạng thái ban đầu. Hoặc kết hợp giảm chi tiêu và tăng thuế thì kếtquả
cũng tương tự AD1→ AD

Kết quả của chính sách tài khóa thắt chặt làm cho tổng cầu giảm, sản lượng và giá
giảm theo số nhân chi tiêu dẫn đến kiềm chế được lạm phát.

b) CSTK trong mô hình IS-LM

17 | P a g e
Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng đường IS cắt đường LM tại
điểm E (i0, Y)
Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa chặt làm cho tổng cầu giảm, dẫn đến
đường IS dịch chuyển song song sang trái thành đường IS1.
Kết quả:
Ø Trong ngắn hạn đường IS1 cắt đường LM tại điểm E1 (i1, Y01). Tại điểm E1 ta
có i1< i0 và Y01 < Y0.
Ø Trong dài hạn i tăng làm cho đầu tư giảm dẫn đến tổng cầu giảm và sản lượng
giảm.
Tác động của chính sách tài khóa thu hẹp làm cho tổng cầu giảm và kiềm chế
được lạm phát.
Về bản chất chính sách tài khóa tác động rất mạnh đến lạm phát đặc biệt là với mô
hình kinh tế như Việt Nam hiện nay, từ cả phía thu ngân sách, chi ngân sách cũng
như quy mô bội chi ngân sách nhà nước và cách thức bội chi ngân sách nhà nước.
Theo nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2008 chính phủ Việt
Nam đã sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp: kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả
chi tiêu công.
- Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng
cao hiệu quả vốn đầu tư ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp
nhà nước nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
của chính phủ, phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
- Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch
năm 2008 từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư nhà
nước và đầu tư của các doanh nhà nước, trước hết là các công trình đầu tư kém
hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
cùng bộ Tài chính triển khai nội dung này ngay trong việc rà soát lại và cân đối
nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước. Các Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh
tế, tổng công ty nhà nước, theo chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện việc rà
soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư để cắt bỏ các công

18 | P a g e
trình đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành,
những công trình đầu tư cho sản xuất hàng hóa thuộc mọi thành phần kinh tế để
đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.
- Thực hiện tiết kiệm bình quân 10% chi phí hành chính của các cơ quan sử dụng
ngân sách nhà nước, thực hiện cắt giảm các khoản chi mua sắm chưa cần thiết,
giảm tối đa các hội nghị toàn quốc, giảm chi phí đi lại, tiết kiệm năng lượng,
phương tiện triệt để hơn nữa. Giảm các chi phí cho hoạt động lễ hội …
- Năm 2008 thu ngân sách vượt dự toán, giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Nhờ những chính sách tài khóa thắt chặt này mà tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam năm
2008 là 22,3% đến năm 2009 giảm xuống mức lạm phát một con số là 7%, nền
kinh tế Việt Nam phục hồi, tốc độ tăng trưởng GDP tăng trưởng trở lại.
-Tuy nhiên chính sách tài khóa là công cụ vĩ mô tương đối cứng nhắc, thiếu độ linh
hoạt vì mỗi sự thay đổi dự toán chi ngân sách hay thay đổi thuế suất từng sắc thuế
đều phải thực hiện theo những quy trình tương đối phức tạp.

2)Sử dụng chính sách tiền tệ thu hẹp.


-Hai công cụ chính của chính sách tiền tệ là lãi suất và mức cung tiền.
-Cụ thể là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng
các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng
phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng. Sử dụng linh hoạt các công cụ
chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách
lãi suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt
động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định
về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. “Để hút bớt tiền ra khỏi lưu thông,
13/2/2008 thống đốc NHNH đã ban hành quyết định 346 về việc ban hành tín
phiếu NHNN với tổng giá trị 20300 tỉ VNĐ dưới hình thức bắt buộc đối với các
NHTM. Nên lượng tiền được rút khỏi lưu thông khoảng 40000 – 60000 tỉ VNĐ.
+Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc (rb ). Giữa năm 2007 rb là 10% tăng gấp 2 lần so với
trước đó (2005)và đến 16/1/2008 thống đốc NHNN lại ra quyết định về việc tăng tỉ
lệ dự trữ bắt buộc 1% với các NHTM để hạn chế tăng trưởng tín dụng. 30/1/2008
NHNN đã thông báo điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn,
lãi suất chiết khấu áp dụng từ 1/2/2008 Cụ thể: - Lãi suất cơ bản từ 8,25%/ năm
tăng lên 8.75%/ năm
- Lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/ năm tăng lên 7,5%/ năm
- Lãi suất chiết khấu từ 4,5%/ năm tăng lên 6%/ năm
Sang năm 2009, để kiềm chế lạm phát chặt chễ hơn chính phủ đã phát hành 55.000
tỷ trái phiếu, đưa ra mức lãi suất cơ bản là 7%/năm và tăng lãi suất cho vay lên tối
đa là 10,5%/năm để giảm đầu tư.”
a) CSTT trong mô hình tổng cung tổng cầu (AD-AS)

19 | P a g e
Giả sử ban đầu thị trường tiền tệ cân bằng tại A(M0,i0)= MS∩LP hay A’(I0,i0).
Giả sử tại E(Y0,P0)=AD∩ASS nền kinh tế đang tăng trưởng nóng, AD tăng cao
lạm phát tăng, giá cả và sản lượng cũng đang tăng do đó mục tiêu mà chính phủ đề
ra lúc này là bình ổn giá cả kiềm chế lạm phát. Biện pháp mà chính phủ và ngân
hàng trung ương đưa ra lúc này là tăng rb, tăng lãi suất chiết khấu đồng thời bán
trái phiếu trên thị trường mở. Lúc này mức cung tiền MS sẽ giảm đến MS1 làm
cho đầu tư I giảm từ I0→I1 và lãi suất i tăng từ i0→i1 và kết quả là
AD↓ theo hệ số nhân chi tiêu → sản lượng và giá cả giảm. Điểm cân bằng mới
E1(Y1,P1)=ASL∩AD1) → kiềm chế được lạm phát.

b) CSTT trong mô hình IS-LM


Ban đầu nền kinh tế đạt TTCB tại E(Y0,i0)=IS∩LM. Khi chính phủ thực hiện
CSTT thắt chặt làm cho LM→LM1 kết quả là:
-Trong ngắn hạn: E1(Y1,i1)=IS∩LM1 và tại đây i1>i0, Y1<Y0
-Trong dài hạn chính sách tiền tệ có hiệu quả tốt trong việc kiềm chế lạm phát.

20 | P a g e
3. Sử dụng kết hợp CSTK thu hẹp và CSTT thu hẹp
Hiệu quả của việc sử dụng kết hợp 2 chính sách này là kiềm chế được lạm phát
nhanh chóng hơn. Điều đó được thể hiện rõ hơn qua mô hình IS-LM. Giả sử ban
đầu nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng E (Y0, i0) =IS∩LM.

Khi chính phủ thực hiện -Nếu kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm E(Yo;io) =
IS LM
_Để giảm bớt tốc độ tăng trưởng khống chế lạm phát chính phủ thực hiện CSTK
chặt => IS tịnh tiến sang trái IS1.
Điểm cân bằng mới E1(YO1;i1) = IS1 LM
_Để giảm bớt sản lượng được nhanh chóng chính phủ cần phối hợp với CSTT chặt
=> LM tịnh tiến sang LM1
Điểm cân bằng mới E2(Y02;io) = IS1 LM1
Kết Qủa : giảm được sự phát triển quá nóng của nền kinh tế và ổn định lãi suất

4. Một số giải pháp khác mà chính phủ thực hiện.


Song song với 2 nhóm biện pháp nêu trên, Chính phủ cũng yêu cầu thực hiện:
 tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm
cân đối cung cầu về hàng hóa
 Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu (Chính phủ
phải nới biên độ tỷ giá từ ±0,75% lên ±1% vào ngày 10/03/2008 và từ 1% lên 2%
vào ngày 27/06/2008, tận dụng sự trượt giá VND so USD thúc đẩy xuất khẩu, giảm
nhập khẩu).
Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dung.
 Đồng thời tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của
nhân dân.
 Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội và đẩy mạnh thông tin
và tuyên truyền một cách chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách của Nhà
nước trên lĩnh vực nhạy cảm này, tránh thông tin sai sự thật có tính kích động, gây
tâm lý bất an trong xã hội.
Trong năm 2008 CPI ở ba quí đầu năm liên tục tăng cao tuy nhiên với việc phát
hành 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc thì lượng tền trong lưu thông đã giảm

21 | P a g e
khoảng 40.000-60.000 tỷ VND. Bên cạnh đó việc chính phủ yêu cầu cắt giảm 10%
chi tiêu hành chính đã tiết kiệm đươc hơn 300 tỷ VND và ngừng chi cho các công
trình kém hiệu quả, các dự án chưa cần thiết số tiền khoảng 599 tỷ VND. Thì CPI
ở quí IV năm đã giảm xuống so với các tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng
11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0.86%.

KẾT LUẬN

Lạm phát và phát triển kinh tế là hai vấn đề có quan hệ rất chắc chẽ, phức tạp.
Lạm phát có thể là động lực thúc đẩy kinh tế ngược lại cũng có thể là tác nhân kìm
hãm sự phát triển kinh tế. Vì vậy cần chú trọng sự cân đối, mối quan hệ hài hòa
với vấn đề này chỉ có vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam trong
giai đoàn 2006-2010. Trong giai đoạn này Việt Nam đã có những thành tựu nhất
định về kinh tế đó cũng là nhờ một phần đóng góp của các chính sách điều chỉnh tỷ
lệ lạm phát hợp lý của chính phủ. Tuy nghiên những bất ổn sự cân đối giữa lạm
phát trong một số thời gian là dấu hiệu để chúng ta cần điều chỉnh và đưa ra
những chính sách có hiệu quả. Hiểu rõ và giải quyết tốt vấn đề này sẽ góp phần
không nhỏ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở đất nước ta.

22 | P a g e

You might also like