You are on page 1of 3

Câu 1: Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở Việt Nam

* Khái niệm: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN: là một kiểu tổ chức kinh tế
vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường vừa trên cơ sở được
dẫn dắt và chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất CNXH thể hiện trên 3 mặt : sở
hữu, tổ chức quản lý và phân phối.

* Tất yếu khách quan:của sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những điều kiện chung để kinh
tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại. Do đó, sự tồn tại kinh tế hàng hóa , kinh tế thị
trường ở nước ta là một tất yếu khách quan:

+ Phân công lao động xã hội là cơ sở tất yếu của nền sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại và
ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở nước ta hiện nay

Phân công lao động xã hội phát triển thể hiện ở chỗ các ngành nghề ở nước ta ngày
càng đa dạng, phong phú, chuyên môn hóa sâu. Tác động của phân công lao động:

– Góp phần phá vỡ tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế tự nhiên trước đây và thúc
đẩy kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ hơn.

– Là cơ sở và là động lực để nâng cao năng suất lao động xã hội, nghĩa là làm cho nền
kinh tế ngày càng có nhiều sản phẩm thặng dư dùng để trao đổi, mua bán. Do đó, làm
cho trao đổi, mua bán hàng hóa trên thị trường ngày càng phát triển hơn.

+ Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế: Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu ( sở hữu
toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể
kinh tế độc lập, lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng
quan hệ hàng hóa -tiền tệ.

+ Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền
tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có lợi ích riêng, mặt khác các đơn vị kinh tế còn có
sự khác nhau về trình độ kỹ thuật – công nghệ, về trình độ quản lý, nên chi phí sản
xuất và hiệu quả cũng khác nhau nên quan hệ kinh tế giữa họ phải thực hiện bằng
quan hệ hàng hóa tiền tệ.

+ Trong quan hệ kinh tế đối ngoại trong điều kiện phân công lao động quốc tế mỗi
quốc gia riêng biệt là chủ sở hữu đối với mỗi hàng hóa đưa ra trao đổi trên thị trường,
sự trao đổi này phải trên nguyên tắc ngang giá.

Với bốn lý do trên, kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu.
Câu 2: Phân tích những đặc trưng cơ bản và nhiệm vụ chủ yếu của KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam
Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
được thể hiện ở những điểm sau:
 Thứ nhất, có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các
chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.
 Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực
xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng
hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường
bất động sản, thị trường khoa học - công nghệ...
 Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là
môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; động lực
trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã
hội khác; nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế;
thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố
tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
 Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị
trường quốc tế.
 Các đặc trưng trên mang tính phổ biến của mọi nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, tùy theo chế độ chính trị - xã hội của
mỗi quốc gia, ngoài những đặc trưng chung, mỗi nền kinh tế thị trường quốc
gia có thể có đặc trưng riêng, tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh tế thị
trường khác nhau.

Những nhiệm vụ chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam được thể hiện ở những điểm sau:
 Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo các chủ thể
kinh tế. KTTT đóng vai trò là phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo
trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
tự do của họ, qua đó, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất,
làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả.
 Hai là, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể,
các vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia. Thông qua vai trò gắn kết của thị
trường mà nền KTTT trở thành phương thức hiệu quả bởi kinh tế thị trường
phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng, miền trong
quốc gia, của từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với các nước còn lại của thế
giới.
 Ba là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa
nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội. Nền
KTTT luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối lượng,
cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng
hóa, dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời; người tiêu dùng được thỏa mãn
nhu cầu cũng như đáp ứng đầy đủ mọi chủng loại hàng hóa, dịch vụ.

You might also like