You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH


BÀI TẬP 2
MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: LỰA CHỌN 1 MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG & THẤT BẠI NẾU
CÓ CỦA MÔ HÌNH. NÊU RA CÁC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA.

Giảng viên hướng dẫn : Trần Khánh


Sinh viên thức hiện : Nhóm 7
Lớp học phần : 420300386702

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 3 năm 2022


1.

2. Phân tích môi trường kinh doanh ban đầu – hiện tại

Đồ second được ưa chuộng từ xưa đến nay. Nó được xuất hiện lần
đầu tiên tại thị trường Việt Nam vào cuối những năm 1980. Tại thời điểm
trên, Hiệp Hội tổ chức hợp tác phát triển Quốc tế Thụy Điển (gọi tắt là
SIDA) tổ chức một chương trình thiện nguyện, quyên góp quần áo cũ cho
người dân Việt Nam. Đồ Sida, hay còn gọi là đồ second hand từ đây mà
ra.
Đương nhiên rằng, quần áo cũ đã được giặt giũ sạch sẽ, gấp xếp
gọn gàng. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, những thùng đồ này được tung
ra thị trường với mục đích mua bán. Chúng có mặt ở những vỉa hè hay các
cửa hàng buôn bán quần áo nhỏ lẻ.
Sau một thời gian thì những món đồ second hand này được khách
hàng ngày càng ưa chuộng. Dần dần phát triển trở thành những second
hand shop bán đủ thứ đồ đã qua sử dụng, chẳng hạn như quần áo, giày
dép, phụ kiện…
Loại hình kinh doanh quần áo cũ này đang hot trong một vài năm
trở lại đây. Mặc dù ẩn chứa nhiều rủi ro, song chúng vẫn được yêu thích
vì sự tiện lợi, phong phú về mẫu mã.
Nhắc đến hàng sida, nhiều người sẽ nhớ đến khu Đông Tác – Hà
Nội, chuyên mua bán quần áo cũ, kinh doanh nguồn hàng thùng, tuy
nhiên hiện nay kinh doanh quần áo cũ không chỉ gói gọn ở các khu chợ,
shop nhỏ lẻ mà còn nở rộ trên Internet.
Thanh lý quần áo, những món đồ đã qua sử dụng, sang thì gọi là đồ
Second hand, bình dân thì gọi là đồ si, đang trở thành một xu hướng mà
“mắt thường” cũng có thể thấy được, không cần đến những báo cáo thị
trường để chứng minh cho điều này.
Thredup, Poshmark và The Real Real – những startup tiên phong
trong lĩnh vực thời trang ký gửi đều đã IPO thành công (niêm yết cổ phiếu
trên sàn chứng khoán) và cho thấy tiềm năng của thị trường này. Kể từ
nay, không cần phải e dè, bạn đã có thể dõng dạc tuyên bố với cả thế giới:
“Tôi đang mặc đồ si!”.
Báo cáo hàng năm trong 5 năm gần đây của Thredup (kết hợp với
công ty nghiên cứu thị trường GlobalData) đã cho thấy những phản hồi
tích cực của người dùng đối với thị trường Second hand. Và bất chấp bối
cảnh đại dịch COVID-19, nó cho thấy tình hình vẫn đang ổn và thậm chí
còn có dấu hiệu khả quan hơn bất kỳ ngành nghề bán lẻ nào khác: giá trị
của thị trường thời trang Second hand sẽ tiếp tục tăng đến 77 tỷ USD vào
năm 2025. Báo cáo năm nay còn chỉ ra một vài insights mới vô cùng thú
vị mà các thương hiệu có thể áp dụng một khi nền kinh tế và thị trường
khởi động lại trạng thái “bình thường mới”.
Nếu đại dịch gây ra vô vàn khó khăn cho các ngành nghề, thì một
cách kỳ diệu nào đó, nó lại là “cái nôi sản sinh” những người có nhu cầu
mua sắm đồ cũ. Vào năm 2020, số liệu cho thấy có 33 triệu người dùng
lần đầu tiên mua quần áo cũ. Và theo khảo sát, 76% những người này dự
định sẽ tiếp tục mua đồ cũ trong vòng 5 năm tới.

Ở phía ngược lại, nguồn cung cho thị trường này cũng ghi nhận
những con số đáng kể: Với tổng số seller là 52,6 triệu người vào năm
2020, trong đó có 36,2 triệu người (chiếm gần 69%) là lần đầu tiên tham
gia thanh lý quần áo của mình. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng
đến 118,8 triệu người, và sẽ tiếp tục thu hút 76% (90 triệu người) những
seller lần-đầu-tiên tham gia thị trường resale.
Những con số biết nói trên đã phần nào phản ánh tác động của đại
dịch lên thói quen mua sắm thời trang của mọi người. Và đáng mừng hơn,
những thay đổi này hoàn toàn có lợi cho ngành hàng mua đi – bán lại, bao
gồm: tính bền vững, tiết kiệm chi phí, vòng đời-chất lượng sản phẩm và
tiêu dùng một cách thông minh.
Về thói quen mua hàng, báo cáo của Thredup cho thấy, sau đại
dịch, cứ 3 người thì sẽ có 1 người quan tâm hơn về thời trang bền vững,
và giảm thiểu chi tiêu cho quần áo trở thành mối ưu tiên hàng đầu của
50% số người tham gia khảo sát.
Về tư duy tiêu dùng, có đến 43% người dùng chia sẻ rằng họ đang
quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm, hy vọng có thể kéo dài vòng
đời của chúng bằng cách bán lại cho người có nhu cầu, hơn là bỏ đi như
trước đây. Mối quan tâm này đồng thời dẫn đến một thái độ “bài trừ” thói
lãng phí quần áo: 50% phản đối việc thải ra rác thải quần áo và 60% ủng
hộ việc thắt chặt chi tiêu cho việc mua sắm.
Không khó để thấy, động lực chính ẩn sau những thay đổi và thói
quen mua hàng của người dùng chính là mong muốn tiết kiệm tiền và
giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Nhưng đồ Second hand không
phải là lựa chọn duy nhất thỏa mãn hai nhu cầu trên của người dùng.
Khách hàng hoàn toàn có thể chọn những hãng thời trang nhanh,
những chuỗi cửa hàng giảm giá (discount chain) để tiết kiệm chi phí, và
họ có thể thuê quần áo, hoặc mua từ những thương hiệu lấy tính bền vững
làm giá trị cốt lõi để tránh “làm hại” môi trường.
Nhưng dù thế nào, đồ Second hand vẫn đang là “top of mind” trong
tâm trí người dùng khi so với các đối thủ trong cùng phân khúc nói riêng
và trong toàn bộ ngành hàng thời trang nói chung.
Một khảo sát được thực hiện để tìm ra xu hướng mua sắm mới của
người dùng, với các “điểm bán” như cửa hàng đồ cũ, cửa hàng giảm giá,
sàn thương mại điện tử, trung tâm thương mại, thời trang nhanh,… và
chúng ta sẽ thấy được người dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn cho
mỗi điểm bán đó trong vòng 5 tới.
Đồ Second hand và chuỗi cửa hàng giảm giá đang dẫn đầu danh
sách với 42% và 40% người dùng lựa chọn sẽ tiếp tục ủng hộ hai hình
thức mua sắm này. Trong đó, có đến 53% là millennials và Gen Z quyết
định sẽ chi tiêu nhiều hơn cho việc mua lại đồ cũ.
Ngạc nhiên hơn, những thương hiệu thời trang bền vững đang có sự
tụt hạng nhẹ khi xếp thứ 9 trên tổng số 11, rơi 8 điểm và mức chênh lệch
giữa “mua nhiều hơn” và “mua ít hơn” chỉ là 1% (26% sẽ tiếp tục chi và
25% sẽ giảm mức chi cho các sản phẩm mang tính bền vững)
Thredup ước tính rằng 9 tỷ mặt hàng quần áo đang ngủ yên trong tủ
quần áo của người dùng và 34 tỷ mặt hàng đang bị vứt bỏ ở Mỹ mỗi năm
– và 95% trong số đó hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng hoặc tái chế.

3. Phân tích các nguyên nhân thành công và thất bại

3.1 Nguyên nhân thành công

Giá thành rẻ
Thay vì bỏ ra một số tiền lớn chỉ để mua được 1 bộ đồ thì cũng với
số tiền đó đi mua đồ Second hand lại là một câu chuyện khác. Nếu biết
chỗ mua thì có thể mua được 5 tới 10 món đồ là chuyện bình thường. Chi
phí mua đồ Second hand chỉ bằng 1/10 so với mua các sản phẩm quần áo
mới nhưng chất lượng thì không thua kém nhiều hơn là bao.

Đồ Second hand rất độc lạ và ‘chất chơi’


Đôi khi chịu khó săn lùng thì ta còn có thể mua được một số món
đồ vẫn còn tag, new 100%, xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới nên style
rất là độc lạ và khó kím ở Việt Nam. Hơn hết đồ Second hand thường chỉ
có duy nhất 1 mẫu, không lo bị đụng hàng. Bạn sở hữu trong tủ đồ của
mình những bộ váy áo, phụ kiện… mà chỉ bạn mới có

Đồ Second hand đa dạng phong cách


Rất nhiều bạn trẻ đam mê phong cách retro,vintage chắc chắn
không thể bỏ qua những sản phẩm Second hand. Hoặc cá tính thích phong
cách độc lạ, riêng biệt thì đồ Second hand là một sự lựa chọn đúng đắn.

Phù hợp với mọi đối tượng


Không quá “khó tính” như các loại quần áo khác, hàng Second
hand đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phong cách, size phù hợp với mọi
đối tượng. Từ các bạn sinh viên cho đến dân văn phòng, từ thanh niên cho
đến những người trung tuổi nếu là một “tín đồ” của hàng Second hand
bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ bất kì một cơ hội nào để “săn lùng” cho bằng
được những món đồ mà mình ưng ý. Nắm bắt những tâm lí chung đó của
người mua hàng, việc kinh doanh những sản phẩm Second hand trở nên
rất thịnh hành và được nhiều người ủng hộ.

Bảo vệ môi trường


Việc bạn mua đồ Second hand đã góp phần kéo dài tuổi thọ của
quần áo, hay nói một cách trịnh trọng hơn là bạn đã bảo vệ môi trường, vì
bản thân đồ Second hand đã đáp ứng được 3 yếu tố quan trọng trong việc
bảo vệ môi trường.
* Reduce: Giảm bớt nhu cầu tiêu thụ, từ đó giảm bớt lượng sản phẩm
sản xuất hàng năm.
* Reuse: Với việc mua sắm đồ Second hand, bạn đang dùng lại quần
áo mà chủ trước đây của nó không còn dùng nữa.
* Recycling: Những cửa hàng Second hand là những trung tâm tái
chế, những người quyên góp quần áo của họ (hoặc bán lại với giá cực
rẻ) cho những cửa hàng này thay vì ném chúng vào sọt rác. Và nhiệm
vụ của những cửa hàng Second hand lúc này là bán lại chúng cho
những nơi tái chế chúng thành những bộ quần áo mới. Biến những
chiếc váy rộng thùng thình thành chiếc váy ngắn bạn ưa thích

3.2 Nguyên nhân thất bại

Ở trên là những phân tích cho sự thành công của mô hình kinh doanh áo
quần Second hand online. Tuy nhiên, việc gì cũng có 2 mặt tốt – xấu, trong
kinh doanh và kinh doanh online cũng vậy, cũng sẽ phải đối mặt với những rủi
ro hoặc ít hoặc nhiều. Và sau đây là những rủi ro – nguyên nhân có thể gây thất
bại cho mô hình kinh doanh quần áo Second hand.
Khó khăn trong nhập nguồn hàng

Kinh doanh quần áo Second hand có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều
vào nguồn hàng nhập về như thế nào, phát triển hay không còn phụ thuộc vào
mối hàng có ổn định lâu dài chưa? Hàng có chất lượng và đẹp không? Vì thế,
việc tìm kiếm nguồn hàng là việc hết sức quan trọng và quyết định việc kinh
doanh có phát triển thành công hay không?

Sẽ rất khó khăn để tìm được nguồn cung ứng hàng với số lượng lớn, giá
thành rẻ, mẫu mã đa dạng, phù hợp với túi tiền và thị hiếu của người Việt. Bởi
đây là quần áo cũ, nên việc tìm ra nhiều nhà bán sỉ để chọn lọc được những
kiện hàng tốt là việc mất rất nhiều công sức.

Chưa hết, khi đã tìm được nguồn cung ứng sản phẩm, chủ shop phải
dành nhiều thời gian để lựa chọn những món hàng chất lượng và đem chúng đi
giặt ủi, chỉnh sửa nếu có hư hao. Bởi trong một kiện hàng nhập về chưa chắc
100% đều là hàng tốt, có thể trong số đó đến hơn một nửa là không sử dụng
được.

Khó khăn trong việc định mức giá bán

Lý do đầu tiên khách hàng lựa chọn đồ Second hand là bởi giá thành sản
phẩm rẻ - đẹp. Tuy nhiên, nguồn cung cấp hàng thì ít mà nhu cầu thì lại nhiều
dẫn đến tình trạng giá thành một kiện hàng không hề rẻ như trước kia nữa. Mà
nếu có rẻ chỉ là do hàng xấu, hàng lỗi, bị bỏ lại,... .Khó khăn là người kinh
doanh phải định giá bán sao cho phù hợp với chất lượng của sản phẩm mà phải
có lời. Nên việc định giá bán sản phẩm là việc không hề đơn giản.

Khó khăn do không biết cách quảng cáo để phổ biến thương hiệu đến
khách hàng

Cứ ngồi im chờ đợi khách hàng đến mà không chủ động tạo quảng cáo
để tiếp cận khách hàng, đây là sai lầm phổ biến khiến cửa hàng online thất bại.
Trong khi đối thủ của bạn tích cực tiếp cận khách hàng thì việc bạn không có
tiến triển gì sẽ làm cho đối thủ bỏ cách bạn một đoạn dài và bạn mãi không thể
đuổi kịp. Vì vậy việc này sẽ dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của bạn. Đã kinh
doanh online thì không được bỏ qua việc quảng cáo.
4. Trình bày kinh nghiệm rút ra
Thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay đã mang đến
những cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả cho người làm kinh doanh, bán
hàng. Kinh doanh áo quần cũ online là lĩnh vực được nhiều người lựa
chọn để khởi nghiệp. Tuy nhiên, với hình thức kinh doanh này, không
phải ai cũng biết nên bắt đầu từ đâu và phải làm thế nào để có thể thu hút
được nhiều khách hàng, mang lại lợi nhuận cao. Muốn mang lại lợi nhuận
nhờ kinh doanh online thì luôn có những điều kiện tiên quyết.
4.1. Chụp ảnh sản phẩm

Hình thức là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến kinh
doanh online thành công. Để chụp ảnh sản phẩm đẹp bạn nên chọn nơi có
background đẹp, màu trầm để làm nổi bật bộ quần áo. Bạn có thể đăng
theo album ảnh, tức là nhiều ảnh trên 1 status hoặc đăng 1 ảnh tổng thể và
những sản phẩm cụ thể sẽ được thêm dưới phần comment. Đăng theo
album ảnh bạn sẽ dễ dàng phân loại và xử lý comment, đơn đặt hàng của
khách hơn còn đăng dưới phần bình luận thì dễ dàng cho khách hàng chọn
lựa.

Trước tiên, hãy gấp gọn tất cả quần áo cũ bạn định rao bán, sắp xếp
chúng gọn gàng, ngăn nắp, có thể trang trí thêm bình hoa nho nhỏ hoặc
vật trang trí đơn giản cho thêm sinh động rồi chụp 1 bức ảnh toàn diện về
những sản phẩm mình định bán.

Đến từng sản phẩm, bạn cũng có thể lựa chọn chụp với mẫu hoặc
không mẫu trong đó nên chụp với mẫu thì người mua sẽ dễ dàng hình
dung hơn. Trong trường hợp không có mẫu, bạn hãy để quần áo trên nền
trầm để nổi bật. Bạn có thể học bố trí chụp ảnh trên các trang web bán
hàng ví dụ như Alibaba, Taobao… hay những website thời trang khác.

4.2. Đăng bán trên tài khoản cá nhân và các group trên mạng
xã hội

Để việc kinh doanh đồ si hiệu quả hơn là công việc còn lại của bạn
chỉ là đăng ảnh và giá, thêm một chút thông tin về sản phẩm như tên, chất
liệu, giá mới, hiện trạng…

Một mánh khóe khi rao bán đồ cũ đó là đưa ra câu caption hấp dẫn,
thu hút kiểu dạng như thanh lý giá siêu rẻ, thanh lý hết tủ quần áo để đi
nước ngoài hay sau khi đẻ xong chật hết đồ nên muốn thanh lý nhanh, giá
nào cũng bán cho đỡ chật tủ…

Một điểm chú ý bạn nên đăng ảnh sản phẩm thật và ghi rõ hiện
trạng trên tài khoản bán hàng trên facebook, bán hàng trên Zalo để tránh
xảy ra những tranh cãi, trả lại hàng khi giao dịch vừa mất uy tín vừa tốn
thời gian, công sức.

4.3 Khảo sát thị trường, lập kế hoạch kinh doanh


Không ít các bạn trẻ kinh doanh quần thời trang nói chung và áo
quần second hand nói riêng, chỉ vì sở thích và cũng vì thế mà chỉ dựa vào
mắt thẩm mỹ của mình để chọn đồ về bán. Đó cũng là một trong những
sai lầm mà nhiều người kinh doanh nói chung mắc phải.
Để việc kinh doanh quần áo cũ online có được hướng đi đúng đắn,
bạn không được phép bỏ qua khâu khảo sát thị trường và lập kế hoạch
kinh doanh để có thể nắm bắt được xu hướng cũng như tâm lý của người
tiêu dùng. Trước tiên, cần tham khảo mô hình, cách thức, tình trạng kinh
doanh của các cửa hàng thời trang offline và onling cũng như các mẫu
mã, thể loại, kiểu dáng thời trang đang được ưa chuộng nhất. Sau đó, tìm
hiểu kỹ hơn vè giá cả, phân tích các cửa hàng tốt ở chỗ nào, chưa tốt ở
đâu,... để rút kinh nghiệm cho shop online của mình. Cá nhân sẽ cần phải
nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng, tìm hiểu đối thủ và tìm ra cách vận
hành cửa hàng tốt nhất cho mình. Ý tưởng bán quần áo cũ online không
chỉ đơn thuần là một cửa hàng trực tuyến bạn tạo ra trên Facebook hay
các nền tảng thương mại điện tử mà còn đòi hỏi thực hiện rất nhiều bước
khác nhau, kèm theo đó là những rủi ro nếu chưa lập ra một kế hoạch kinh
doanh hoàn chỉnh.
4.4 Đầu tư cho quảng cáo online
Dù là bán hàng trực tuyến hay truyền thống thì quảng cáo vẫn đóng
vai trò rất quan trọng, nhất là khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp kinh doanh
của mình. Quảng cáo giúp thương hiệu và sản phẩm cả bạn tiếp cận và thu
hút được sự quan tâm của nhiều người. Hiện nay, có rất nhiều giải pháp
để bán quần áo cũ online hiệu quả bằng cách tận dụng các kênh quảng cáo
trực tuyến. Những phương thức quảng cáo như Google Ads, Facebook
Ads đều có thể mang lại cho bạn một lượng khách hàng dồi dào nếu biết
cách tận dụng tốt.
5. Tài liệu tham khảo

1) Sapo.vn. 2022. Khởi nghiệp với ý tưởng kinh doanh quần áo cũ tưởng cũ mà


không hề cũ. [online] Available at: <https://www.sapo.vn/blog/y-tuong-kinh-
doanh-quan-ao-cu> [Accessed 18 March 2022].

2) Style-Republik.com. 2022. Sự phát triển của thị trường secondhand: Thói


quen mua sắm thay đổi, chủ nghĩa tiết kiệm lên ngôi - Style-Republik.com.
[online] Available at: <https://style-republik.com/hau-dai-dich-va-su-phat-
trien-cua-thi-truong-secondhand/> [Accessed 18 March 2022].

3) Sapo.vn. n.d. Kinh nghiệm "xương máu" để kinh doanh quần áo hàng thùng.
[online] Available at: <https://www.sapo.vn/blog/kinh-doanh-quan-ao-hang-
thung> [Accessed 2 May 2020].

4) Nguyên nhân thất bại trong kinh doanh quần áo online. n.d. Nguyên nhân thất
bại trong kinh doanh quần áo online. [online] Available at:
<https://shopal.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-that-bai-trong-kinh-doanh-quan-ao-
online.html> [Accessed 13 May 2019].

5) Vietnam.net. n.d. Vì sao thời trang second hand ngày càng được yêu thích
[online] Available at: <https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/thoi-
trang-second-hand-ngay-cang-duoc-yeu-thich-788358.html> [Accessed 4
August 2017].

You might also like