You are on page 1of 3

Bức tranh TMDT ở Việt Nam những năm về trước

Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc


biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi
ngày, TMĐT Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong
những năm tới, khảo sát của Bộ công thương cho thấy hơn 70% người
tiêu dùng thích mua sắm online.
Theo kết quả khảo sát, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam
năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng 25% so với năm trước, dự báo mức
tăng trưởng này tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo.
Điển hình như trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu năm 2017 đạt mức 35%. Một số doanh nghiệp chuyển phát
có quy mô lớn tăng trưởng doanh thu từ 62-200%. Lĩnh vực thanh
toán theo đó cũng tăng cao.
Thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam
(NAPAS) cho thấy năm 2017 số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội
địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng tới
75%. Ở mảng tiếp thị trực tuyến, một số công ty có tốc độ tăng trưởng
từ 100-200% trong năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của
nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết.
Năm 2017, Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bùng nổ
về thương mại điện tử xuyên biên giới. Tốc độ tăng trưởng của thị
trường TMĐT trong năm 2017, 2018 ước tính trên 25%. Riêng với
lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT
cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Với lĩnh
vực thanh toán, năm 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến
thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao
dịch tăng trưởng tới 75%.
Vào những năm 2020, 2011 khi sức ép của Covid-19 đưa
thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành kênh mua sắm
quen thuộc hơn và "cứu" doanh thu cho nhiều đơn vị.
Xét về quy mô, thị trường thương mại điện tử Việt Năm năm
2021 tăng trưởng đến 53% so với 2020, lên 13 tỷ USD, theo tính toán
của Google, Temasel, Bain & Company. Vậy điều gì đã tạo nên một
năm mở rộng mạnh mẽ này? Câu trả lời chính theo ông Trần Tuấn
Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, chính là quá trình
chuyển đổi số được rút ngắn nhờ đại dịch.
Quá trình này hiện diện ở cả người mua hàng, nhà kinh doanh
lẫn các nền tảng bán lẻ trực tuyến. Báo cáo "e-Conomy SEA 2021"
chỉ ra rằng Việt Nam có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới
từ khi đại dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021), trong đó 55%
đến từ các khu vực không thuộc cấp thành thị.
Trong một sự kiện gần đây, ông James Dong, Giám đốc Điều
hành Lazada Việt Nam nói "2021 là một năm đáng nhớ". Theo ông,
đại dịch đã kích thích hàng triệu khách hàng mới trải nghiệm mua
sắm trực tuyến lần đầu tiên.
Thương hiệu và nhà bán hàng có thêm một kênh tiềm năng để
phát triển và phục hồi kinh doanh sau làn sóng Covid-19. "Do đó,
thương mại điện tử thực sự đã chuyển mình từ một kênh phụ trở thành
một phần cốt lõi trong chiến lược tăng trưởng của thương hiệu và nhà
bán hàng", ông đánh giá.
Không chỉ phát triển về quy mô, năm 2021 cũng chứng kiến
những điểm nhấn thay đổi bên trong ngành thương mại điện tử Việt
Nam. Đầu tiên, từ một kênh bán đồ điện tử, thời trang và sản phẩm
không thiết yếu là chính, các nền tảng thương mại điện tử chuyển
mình thành kênh tiếp cận hàng tiêu dùng, thực phẩm để "chia lửa"
cùng các hệ thống bán lẻ offline những ngày giãn cách.
Nhóm ngành hàng bách hoá trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ.
iPrice cho biết, Covid-19 là chất xúc tác mạnh mẽ, một trong những
cú hích làm bùng nổ nhu cầu mua sắm sản phẩm thiết yếu trên bách
hóa online.
Theo số liệu của Euromonitor, với tốc độ tăng trưởng trung bình
vào khoảng 33%/năm, dự kiến giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ
đạt mốc 106 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, tương ứng với khoảng
4,6 tỷ đô la Mỹ.
Từ những dẫn chứng trên, bức tranh TMDT Việt Nam trong
những năm sắp tới hứa hẹn còn nhiều nét chấm phá hấp dẫn.

You might also like