You are on page 1of 3

Họ Tên: Nguyễn Thị Thùy Dung ¿ MSSV: 2153401020055 ¿ Lớp: QTL46A1

Bài tập kinh tế chinh trị Mác- Lênin


1. Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm
thay đổi lượng giá trị của hàng hóa
- Đây là nhận định sai
- Khái niệm: Lượng giá trị của hàng hóa chỉ về một đại lượng đo bằng lượng lao
động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính
bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết. Lượng lao
động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một
hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
- Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi giá
cả của hàng hóa chứ không làm thay đổi lượng giá trị của nó. Liên quan đến quy
luật cung- cầu.
+ Nếu nhu cầu không đổi, mà nguồn cung tăng thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá
cân bằng thấp hơn.
+ Nếu cầu không thay đổi và nguồn cung giảm thì tình trạng thiếu hụt xảy ra,
dẫn đến giá cân bằng cao hơn.
- Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:
+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.
+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.
+ Thứ ba, là mức độ phức tạp của lao động
 Ví dụ: Trái thanh long ruột đỏ vào thời điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần
giá trên 20.000 đồng/kg, nay giảm xuống còn 3.000 - 5.000 đồng/kg do
ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu Việt –Trung.
2. Khi nền kinh tế rơi vào lạm phát thì chính phủ và nhân dân nên ra
sức tiết kiệm
- Đây là nhận định sai
- Khái niệm: Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa
và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức
giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn
so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị
tiền tệ.
- Một vài nguyên nhân gây ra lạm phát: Lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi
phí đẩy, lạm phát do cơ cấu, lạm phát do cầu thay đổi, lạm phát do xuất khẩu,
nhập khẩu, lạm phát tiền tệ,…
- Đối với mỗi một quốc gia việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế luôn
được đặt lên hàng đầu. Một số phương án kiểm soát lạm phát bao gồm:
 Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông:
+ Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông trong xã hội.
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào
thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa
các ngân hàng với nhau.
+ Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế
các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để
chiết khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền
vào ngân hàng nhiều hơn.
+ Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng
từ có giá cho các ngân hàng thương mại.
+ Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
+ Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư
công.
+ Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội,
tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
 Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông:
+ Khuyến khích tự do mậu dịch
+ Giảm thuế
+ Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu
⇒ Vì vậy, khi lạm phát xảy ra chính phủ và nhân dân nên dùng tiền đầu tư kích
thích nền kinh tế thay vì giữ lượng tiền mặt lớn sẽ làm đồng tiền đó sẽ mất giá
trị.
 Ví dụ: Năm 1988-1989, Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát phi mã. Và
chinh phủ đã sử dụng các biện pháp sau: đẩy mạnh sản xuất hàng hóa
trong nước, tạo nên một quỹ hàng hóa để ứng phó với những biến động
về cung cầu hàng hóa, khuyến khích kiều bào ở nước ngoài gửi kiều hối
về nước,… Kết quả là lạm phát bị chặn đứng.

You might also like