You are on page 1of 25

Buổi thảo luận thứ hai: GIAO DỊCH DÂN SỰ

***************************

Lớp QTL46A1
Nhóm 1:
1. Nguyễn Ngọc Anh _ 2153401020013
2. Huỳnh Phạm Minh Châu _ 2153401020035
3. Nguyễn Thị Thùy Dung _ 2153401020055
4. Hồ Huỳnh Hạ Dương _ 2153401020060
5. Lê Cao Kỳ Duyên _ 2153401020063
6. Bùi Thị Trà Giang _ 2153401020068
7. Hoàng Ngân Giang _ 2153401020069
8. Võ Phương Hiền _ 2153401020089

1
 Năng lực pháp luật dặn của chủ thế trong xác lập giao dịch

Tóm tắt bản án:


Bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018
- Nguyên đơn: J Ph T, A Th Ph (L Th H).
Bị đơn: L K Đ.
Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: L Nh T, L Th A Nh.
- Nội dung vụ án:
+ Ngày 31/5/2004 vợ chồng nguyên đơn mua nền thổ cư 200m 2 với giá 60.000.000
đồng.
+ Ngày 02/6/2004 bà L K Đ tiếp tục bán cho nguyên đơn phần đất gắn liền với căn
nhà mới xây tổng diện tích là 1.051,8m2.
+ Ngày 16/3/2011 có xác nhận của Trưởng ấp là cam kết tổng thể về việc chuyển
nhượng nhà và đất cho nguyên đơn, có trước khi bị đơn được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
+ Đến khi vợ chồng ông J Ph T và bà A Th Ph về nước yêu cầu bà L K Đ giao trả nhà
là 200m2 và đất vườn có diện tích 1.051,8m2.
+ Sau đó, tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn đã thay đổi yêu cầu khởi kiện: yêu cầu bà
L K Đ phải trả lại cho nguyên đơn giá trị nhà và đất là 550.000.000 đồng.
- Nhận định của Tòa án:
Xét thấy việc mua bán giữa nguyên đơn và bị đơn là có thật. Tại bản tự khai ngày
09/5/2018 và các lời trình bày của bị đơn trong các phiên tòa hòa giải bà cũng thừa
nhận là có nhận tiền của nguyên đơn và khi nào nguyên đơn về Việt Nam thì bà cho
nguyên đơn một nền thổ cư, bà cũng thừa nhận căn nhà cấp 4 gắn liền với phần đất
tranh chấp là do bà xây dựng nhưng nguồn tiền là do phía nguyên đơn gửi về. Tuy
nhiên giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004
được lập giữa nguyên đơn và bị đơn xét về hình thức thì tờ cho đất thổ cư không tuân
thủ theo quy định của pháp luật, không được công chứng chứng thực theo quy định tại
Điều 127 của Luật hợp đồng. Hơn nữa ông Ph J T và bà L Th H là người Việt Nam ở
nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121
của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu
nhà ởViệt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt
động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm

2
phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam
và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà tại
Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã
về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở
riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất
ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam vì vậy các giao dịch giấy cho nền
thổ cư ngày 31/5/2004 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và do không tuân
thủ quy định về hình thức theo Điều 117, 123, 129 của Bộ luật dân sự và căn cứ theo
Điều 131 của Bộ luật dân sự thì các đương sự phải khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Nguyên đơn trình bày đã gửi tiền về cho bà Đ với số tiền 13.950 USD và bản thân bà
Đ cũng thừa nhận là đã nhận số tiền trên và số tiền này quy đổi ra tiền Việt Nam là
329.220.000 đồng và bà đồng ý trả lại số tiền này cho nguyên đơn nhưng tại phiên tòa
đại diện bị đơn bà L K Đ tự nguyên trả cho nguyên đơn số tiền 350.000.000 đồng.
- Quyết định: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
+ Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004
và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm của pháp
luật.
+ Buộc bà L K Đ hoàn trả cho ông J Ph (Ph J T) và bà A Th Ph (L Th H) số tiền
350.000.000 đồng.

- So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên.

Theo Bộ luật dân sự 2015:

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp
pháp luật có quy định.

3
- BLDS 2015:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp luật có quy định.

- Những điểm thay đổi ở BLDS 2015 so với BLDS 2005:

+ Thay “người” trong BLDS 2005 thành “chủ thể” trong BLDS 2015.

=> Chủ thể tham gia giao dịch dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Sự thay đổi
này đã mở rộng phạm vi tham gia giao dịch dân sự.

+ BLDS 2015 có thêm quy định “phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”.

=> Yêu cầu về mức độ năng lực hành vi dân sự của chủ thể sẽ thay đổi ở mỗi giao dịch
dân sự khác nhau, sự thay đổi này giúp điều luật trở nên rõ ràng hơn.

+ BLDS 2015 có thêm điều kiện “năng lực pháp luật dân sự”.

=> Quy định càng thêm cụ thể.

+ BLDS 2005 quy định “không vi phạm điều cấm của pháp luật” còn BLDS 2015 thì
quy định “không vi phạm điều cấm của luật”.

=> “Pháp luật” có nội hàm rộng hơn so với “luật”. Nên việc thay “pháp luật” thành
“luật” sẽ mở rộng phạm vi giao dịch cho các chủ thể tham gia. Ở BLDS 2015, điều
cấm được giới hạn bởi văn bản do Quốc hội ban hành (luật).

- Đoạn nào của bản án trên cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở
tại Việt Nam?

4
- Bản án cho thấy ông T và bà H không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam ở phần
“Nhận định của Tòa án”:

“[2] Xét về nội dung:...Hơn nữa ông J Ph T và bà L Th H là người Việt Nam ở nước
ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và Điều 121 của
Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà
ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về
đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn
hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ
sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các
đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định này đã về
Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở
riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu quyền sử dụng đất
ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam....”

- Đoạn nào của bản án trên cho thấy giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị
Tòa án tuyên bố vô hiệu?

Giao dịch của ông T và bà H với bà Đ đã bị Tòa án tuyên bố vô hiệu ở phần “Quyết
định”:

“Tuyên xử:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi của nguyên đơn.

- Vô hiệu giấy cho nền thổ cư ngày 31/5/2004, giấy nhường đất thổ cư ngày 02/6/2004
và giấy cam kết ngày 16/3/2011 mà các bên đã xác lập do vi phạm điều cấm của pháp
luật....”

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị (trong mối quan hệ với năng lực pháp luật của chủ thể) về
căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu?

- Trong phần “Nhận định của toà án” của bản án số 32/2018/DS-ST ngày 20-12-2018
của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long có ghi: “...ông J Ph T và bà L Th H là người Việt
Nam ở nước ngoài đã nhập quốc tịch Mỹ thì theo quy định Luật đất đai năm 2003 và
Điều 121 của Luật nhà ở năm 2005 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được
quyền sở hữu nhà ở Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện sau: “Người Việt Nam định
cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước,
5
nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt
Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại
Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam”. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy
định này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở
hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ” do đó ông T và bà H không được sở hữu
quyền sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm tại Việt Nam....”

=> Ông T và bà H không có quyền được sử dụng đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu
năm tại Việt Nam. => Ông T và bà H không có năng lực mua bán quyền sử dụng đất
tại Việt Nam.

- Căn cứ:

+ Điều 127 BLDS 2005: Giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự không có một
trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.

+ Điều 122 BLDS 2015: Giao dịch dân sự vô hiệu: Giao dịch dân sự không có một
trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường
hợp Bộ luật này có quy định khác.

- Cụ thể:

+ BLDS 2005: “Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội....”

+ BLDS 2015: “Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch
dân sự được xác lập....”

=> Không thể xác lập gia dịch dân sự.

=> Căn cứ để Tòa án tuyên bố giao dịch trên vô hiệu hoàn toàn hợp lý.

6
 Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thức

- Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời
điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
Theo quyết định 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao thì:
 Thời điểm thực chất ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức: vào năm
2007 ông Hội bị tai biến năm liệt một chỗ không nhận thức được.
 Thời điểm ông Hội bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự: từ ngày
07/05/2010 bởi Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa vào ngày 10/08/2010.

- Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông
Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
Căn cứ vào quyết định 329/2013/DS-GĐT ngày 25/7/2013 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao thì ta có thể kết luận rằng giao dịch của ông Hội được xác lập trước
khi ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế
lúc này ông Hội đã mất đi năng lực hành vi dân sự.

- Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không?
Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội bị vô hiệu.
Ông Hội bị Toà án nhân dân thành phố Tuy Hoà tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự vào7/5/2010 và qua đời vào 10/8/2010. Việc tuyên bố ông Hội mất năng lực
hành vi nhân sự là quá muộn khiến cho các giao dịch được thực hiện dù không có sự
đồng ý của ông Hội. Chị Đặng Thị Kim Ánh sau đó là người đại diện cho ông Hội và
thừa kế quyền, nghĩa vụ của ông Hội do đó chị có quyền khởi kiện, yêu cầu giao dịch
của ông Hội là vô hiệu.
Căn cứ theo:
 Quy định tại Điều 130 và 133 Bộ luật dân sự 2005:
“Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của
người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định
của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.”

7
“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên
bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”
 Quy định tại Khoản 1, Điều 125 BLDS 2015:
“Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa
án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do
người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.”

- Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và
Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 của Tòa án nhân dân huyện Văn
Chấn tỉnh Yên Bái có tình tiết tương tự hoàn cảnh của ông Hội.
Hướng giải quyết của Tòa án: Tuyên bố GDDS vô hiệu toàn bộ do vi phạm quy
định tại Điều 133 BLDS 2005 (giao dịch vô hiệu do người xác lập không nhận thức và
làm chủ hành vi của mình).
Tóm tắt: Ngày 20/01/2004, ông Cường và bà Bình (vợ ông Cường) ký giấy
chuyển nhượng cho anh Thăng (con riêng của bà Bình) một bất động sản (BĐS). Đến
ngày 10/08/2005, anh Hưng là con trai ông Cường và bà Chế (đã ly hôm năm 1979)
mới đăng ký việc giám hộ cho ông Cường tại UBND xã. Tại Biêm bản giám định pháp
y tâm thần số 147/GĐPY ngày 15/12/2005 có kết luận: ông Cường bị mắc bệnh “Loạn
thần do sử dụng rượu”. Thời điểm mắc bệnh là trước ngày 1/1/2004 với biểu hiện của
chứng bệnh là mất hoàn toàn khả năng tư duy, khả năng hiểu biết và khả năng điều
khiển hành vi của mình. Từ đó, Tòa án xác định: “Ông Cường được coi là mất hoàn
toàn năng lực trách nhiệm, năng lực hành vi dân sự từ thời điểm trước ngày
01/01/2004”. Như vậy, hợp đồng được xác lập ngày 20/01/2004 nhưng sau ngày này
ông mới được Tòa án xác nhận mất năng lực hành vi dân sự. Thêm vào đó, BĐS này
được coi là tài sản riêng của ông Cường nêm việc bà Bình tự ý định đoạt BĐS này là
trái với qui định của pháp luật về quyền sở hữu. Vì vậy, hợp đồng giao dịch giữa ông
Cường, bà Bình và anh Thăng là giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ do vi phạm Điều 133
BLDS 2005. Cuối cùng, Tòa án nhân dân huyện Văn Chấn đã ra quyết định hủy bỏ hợp
đồng giao dịch đã xác lập giữa các bên; yêu cầu anh Hưng (người đại diện cho ông

8
Cường) và bà Bình phải cùng chịu trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ số tiền từ anh
Thăng và chi phí khi anh Thăng đầu tư xây dựng công trình trên đất.

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ
việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa
ra hướng xử lý.
Theo em, hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao: quyết định huỷ toàn bộ
bản án dân sự phúc thẩm số 35/2012/DSPT ngày 10/07/2012 của Toà án nhân dân tỉnh
Phú Yên và bản án dân sự sơ thẩm số 98/2011/DSST ngày 22/12/2011 của Toà án
nhân dân tỉnh Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành
phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật là hợp lý.
Căn cứ vào:
Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong
trường hợp luật có quy định.
Việc chuyển nhượng phần đất này là giao dịch hợp đồng nên phải có sự thỏa thuận
giữa các bên, nhưng ông Hội đã bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được từ
năm 2007 khi thực hiện giao dịch, vì thế mà giao dịch do ông và vợ thực hiện bị vô
hiệu.
Ngoài ra, bà Hương đã bán căn nhà gắn liền với mảnh đất có diện tích 167,3m2 cho
ông Hùng. Tuy nhiên, theo biên bản giám định 30/6/2001 của Toà án nhân dân thành
phố Tuy Hoà xác định ngoài diện tích mà bà Hương đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì còn có 43,7m2 đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nên hợp đồng mua bán giữa bà Hương và ông Hùng bị vô hiệu.

- Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có bị
vô hiệu không? Vì sao?

9
Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó
không bị vô hiệu ngay cả khi ông Hội bị mất năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ vào:
Khoản 2 Điều 125 BLDS 2005: “Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc
hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên
hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một
bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ
giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.”
Khoản 2 Điều 125 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ
miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ”
 Việc xác lập giao dịch không làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của ông
mà chỉ phát sinh thêm quyền và lợi ích của ông Hội.

10
 Giao dịch xác lập do có lừa dối

Tóm tắt bản án:

1. Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/08/2010

- Nguyên đơn: Nguyễn Danh Đô, Phạm Thị Thu


Bị đơn: Trần Thị Phố (Trần Thị Phú), Nguyễn Thế Vinh

Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan : Trần Bá Toàn, Trần Thị Phú
Vân

- Ông Nguyễn Danh Đô và bà Phạm Thị Thu bán căn nhà cho bà Trần Thị Phố
(Trần Thị Phú), đã hoàn thành thủ tục sang tên chứng thực với giá 330 lượng
vàng. Bà Phố đã đưa 230 lượng vàng cho bên bán, tuy nhiên sau đó con trai bà
Phố anh Nguyễn Thế Vinh lại thỏa thuận riêng với vợ chồng bà Thu, thay vì đưa
100 lượng vàng còn lại anh sẽ hoán nhượng cho bà Thu sở hữu, sử dụng ½ diện
tích nhà, đất khác thuộc sở hữu của anh. Nhưng nhà và đất đó trước đó đã có
Quyết định giải tỏa đền bù nhưng anh Vinh và họ hàng của anh có biết lại không
nói cho vợ chồng bà Thu, có ý định lừa đảo.
- Quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 810/2008/DS-PT ngày 29/7/2008
của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự sơ thẩm số
15/2008/DS-PT ngày 10 đến ngày 14/01/2008 của Tòa án nhân dân quận Gò
Vấp về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà” của các nguyên đơn và bị
đơn nêu trên. Giao vụ án cho Tòa án nhân dân quận Gò Vấp xét xử sơ thẩm lại
theo đúng quy định của pháp luật.
2. Quyết định số 210/2013/DS-GĐT ngày 21/05/2013

- Nguyên đơn: Châu Thị Nhất


Bị đơn: Nguyễn Văn Dưỡng

Những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Võ Thị Hậu, Võ Văn Dũng, Võ
Văn Tân, Võ Minh Thi, Châu Ngọc Diễm, Võ Minh Tiến, Huỳnh Thị Hồng
Tươi; tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Theo đơn kiện ngày 13/12/2010, bà Châu Thị Nhất cho biết tài sản chung của
hai vợ chồng bà là 5 lô đất. Trong thời gian bà đi xuất khẩu lao động Đài Loan
từ 10/2001 đến 4/2004, ông Dưỡng đã giả mạo chữ ký của bà Nhất để bán thửa

11
đất đứng tên bà (Lô đất số 2) cho ông Võ Minh Thi vào tháng 2/2003. Và đến
8/2007 bà và ông Dưỡng ly hôn bà mới biết sự việc trên. Đến nay bà yêu cầu
hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà với ông Thi vì bà
không ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng.
- Tại tòa giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao quyết định: chấp nhận Kháng
nghị số 27/QĐ-KNGĐT-V5 ngày 27/03/2013; hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc
thẩm số 199/2012/DSPT ngày 19/9/2012 và hủy toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm
số 14/2012/DS-ST ngày 18/4/2012; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân
huyện Hòn Đất, Kiên Giang xử sơ thẩm lại vụ án.

- Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS
2005 và BLDS 2015

Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo:

+ BLDS 2005: Điều 132 Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc
bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội
dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
+ BLDS 2015: Điều 127 Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc
bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội
dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Điều 132 mục 1 phần B Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm,
kể từ ngày: Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác
lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối

- Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên
vô hiệu do có lừa dối?

Đoạn “ Việc anh Vinh và người có liên quan… áp dụng Điều 132 BLDS để giải
quyết.” cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên bố vô hiệu do có lừa dối. Vì theo
12
Điều 132 BLDS 2015 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy
định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

b.Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm
lẫn, do bị lừa dối. Áp dụng Điều 132 để giải quyết tức là thừa nhận thỏa thuận hoán
nhượng này là có lừa dối và bị tuyên bố vô hiệu.

- Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.

Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ. Cụ thể năm 2004 ông Nguyễn Dương K (là em
ruột bà Nguyễn Thị Xuân M) và vợ là Cao Thị Mỹ L có sang nhượng cho bà một phần
đất có diện tích 465,50m2, đất tọa lạc tại tỉnh Tây Ninh. Tại thời điểm các bên làm thủ
tục sang nhượng phần đất trên thì bà M có việc ở TPHCM nên giao toàn bộ cho ông K,
bà L đi làm thủ tục chuyển nhượng. Trong quá trình làm thủ tục thì bà L tự ký tên thay
cho ông Nguyễn Dương K (chồng bà), bà Nguyễn Thị Xuân M, ông Mai Văn N (đóng
giả là chồng bà, chồng thật của bà là Trương Văn H đang đi tù). Sau đó bà M được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hộ gia đình nhưng đến lúc bà M có nhu cầu
chuyển nhượng phần đất trên cho người khác thì không làm thủ tục chuyển nhượng
được do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình mà ông N không phải
là chồng bà M nên không thể thực hiện việc chuyển nhượng, bà M phát hiện giao dịch
chuyển nhượng có sự lừa dối nên yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông, bà, bà M, ông N lập ngày 08/4/2004 là vô hiệu.
Đây là tranh chấp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối xảy ra tại thời điểm giao dịch
là ngày 08/4/2004 nội dung phù hợp với quy định tại Điều 132 của Bộ luật Dân sự
2005, nay là Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án.

Và Quyết định của Tòa án cũng là căn cứ vào Điều 132 BLDS 2005 chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của bà Nguyễn Thị Xuân M về tranh chấp yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu do bị lừa dối đối với ông Nguyễn Dương K , bà Cao Thị Mỹ L và ông Mai Văn
N . Tuyên bố giao dịch dân sự là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số
228/HĐ-CN do UBND thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh chứng thực
ngày 08/4/2004 là vô hiệu do bị lừa dối. Đề nghị UBND huyện Tân Châu thu hồi giấy

13
CNQSDĐ số 01697QSDĐ/817/QĐ-UB (HL) do UBND huyện Tân Châu cấp cho hộ
bà Nguyễn Thị Xuân M ngày 04/5/2004.1

- Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS 2015 không? Vì sao?

Hướng giải quyết trên vẫn còn phù hợp với BLDS 2015. Vì Tòa án đưa ra Quyết định
theo Điều 132 BLDS 2005 mà Điều 132 BLDS 2005 là gần như giống hoàn toàn với
Điều 127 BLDS 2015 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Ở
Điều 127 BLDS 2015 ngoài thêm trường hợp cưỡng ép vào cùng với đe dọa và lừa dối,
thay đổi từ các đối tượng cụ thể “cha, mẹ, vợ, chồng, con” ở điều bị cưỡng ép thành từ
“người thân thích của mình” thì nội dung ở mục lừa dối vẫn giữ nguyên hoàn toàn
không đổi. Nên Tòa án áp dụng BLDS 2005 thì hướng giải quyết vẫn giống hoàn toàn
với BLDS 2015, không có gì khác biệt.

- Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu
Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?

Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, người được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
có tranh chấp vô hiệu (do bị lừa dối) là ông Võ Minh Thi và người người không được
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu là bà Châu Thị Nhất.

- Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?

- Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vô hiệu do lừa dối không còn.
- Vì theo Khoản 1 Điều 142 BLDS 1995 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu
tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối là
một năm; Khoản 1 Điều 136 BLDS năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu
cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối
là hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập. Còn trong trường hợp pháp luật
không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày
1
Bản án về tranh chấp yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối số 76/2018/DS-ST
(thuvienphapluat.vn)
14
người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm
(Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự). Bà Nhất khai năm 2007 hai vợ chồng ly hôn
bà mới biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông
Thi, nhưng đến 10/2010 bà Nhất mới khởi kiện, khi này đã hết thời hạn khởi
kiện.

- Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?

- Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do
lừa dối, Tòa án không công nhận hợp đồng.
- “Vì khi hết thời hiệu khởi kiện thì quyền khởi kiện sẽ mất đi, điều này không có
nghĩa là hợp đồng sẽ trở nên có hiệu lực (Theo khoản 3 Điều 150 BLDS 2015).
Bởi lẽ sau khi hết thời hiệu, quyền khởi kiện mất đi nhưng “quyền và lợi ích
hợp pháp” của bên mất quyền khởi kiện không mất đi, đặc biệt là trong trường
hợp hợp đồng vô hiệu, sau khi hết thời hiệu khởi kiện, hợp đồng không trở nên
có hiệu lực.”2
Ví dụ: Bản án về tranh chấp yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa
dối số 76/2018/DS-ST, ông Nguyễn Dương K (là em ruột bà Nguyễn Thị Xuân
M) và vợ là Cao Thị Mỹ L có sang nhượng cho bà M một phần đất có diện tích
465,50m2, đất tọa lạc tại tỉnh Tây Ninh tuy nhiên khi bà L làm thủ tục thì tự ý
nhờ ông N giả làm chồng bà M dẫn đến khi bà M cần sử dụng giấy tờ quyền sử
dụng đất thì không được nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 228/HĐ-CN là vô hiệu do bị lừa dối. Dù
thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa
dối là 2 năm tính đến thời điểm đó thì thời hiệu khởi kiện vụ án đã hết, nhưng
Tòa án vẫn tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 228/HĐ-CN
do UBND thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh chứng thực ngày
08/4/2004 là vô hiệu do bị lừa dối.3

2
Vấn đề áp dụng thời hiệu khi hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được - Nghiên
cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Pháp (tapchitoaan.vn)
3
Bản án về tranh chấp yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối số 76/2018/DS-ST
(thuvienphapluat.vn)
15
- Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định tương
ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?

- Câu trả lời cho các câu hỏi trên không khác nếu áp dụng các quy định tương ứng
của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210
- Vì Tòa án đưa ra quyết định theo Điều 132, Điều 136 BLDS năm 2005, mà
Điều 132 BLDS 2005 gần như giống với Điều 127 BLDS 2015 và Điều 136
BLDS 2005 gần như giống với Điều 132 BLDS 2015. Ở Điều 127 BLDS 2015
ngoài thêm trường hợp cưỡng ép vào cùng với đe dọa và lừa dối, thay đổi từ
các đối tượng cụ thể “cha, mẹ, vợ, chồng, con” ở điều bị cưỡng ép thành từ
“người thân thích của mình” thì nội dung ở mục lừa dối vẫn giữ nguyên hoàn
toàn không đổi. Còn Điều 132 BLDS 2015 thêm một khoản “Hết thời hiệu quy
định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực”, nhưng nội dung này cũng không ảnh
hưởng đến Quyết định 210. Vì vậy, câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ không
thay đổi nếu áp dụng tương ứng các quy định của BLDS 2015.

16
 Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu

Tóm tắt Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13-8-2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao:

 Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Orange Engineering (gọi tắt là Công
ty Orange).
Bị đơn: Công ty cổ phần phát triển Phú Mỹ (gọi tắt là Công ty Phú Mỹ).

 Đại diện nguyên đơn trình bày: Ngày 15/06/2007, Công ty Orange và Công ty
Phú Mỹ ký kết hợp đồng dịch vụ. Công ty Phú Mỹ chỉ định Công ty Orange làm
nhà thầu cung cấp dịch vụ thiết kế cho Dự án đầu tư xây dựng công trình “Câu
lạc bộ quốc gia và sân Golf Đôi Chim Câu” tại xã Phú Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương (Dự án do Công ty Phú Mỹ làm chủ đầu tư); phạm vi công
việc: căn cứ theo “Phạm vi công việc” đính kèm Hợp đồng bao gồm: Thiết kế
cơ bản (gồm hạng mục thiết kế kế hoạch và thiết kế cơ bản) và Thiết kế thực
hiện (gồm hạng mục công trình dân dụng, CD sân golf và kế hoạch thiết bị phụ
trợ); thời hạn dịch vụ là 3 tháng sau ngày ký kết hợp đồng; phí dịch vụ là
400.000.000 KRW (tiền Won Hàn Quốc) chưa tính VAT và mọi khoản thuế
phải đóng tại Việt Nam; về thanh toán: l) Thanh toán lần 1 là 120.000.000 KRW
trong vòng 7 ngày sau khi ký kết hợp đồng, 2) Thanh toán lần 2 là 120.000.000
KRW trên cơ sở chấp nhận theo kế hoạch công việc, 3) Thanh toán lần 3 là
160.000.000 KRW trên cơ sở chấp nhận CD và bản vẽ chi tiết (Điều 4). Sau khi
ký kết hợp đồng, Công ty Orange đã triển khai ngay các công việc theo hợp
đồng và Công ty Phú Mỹ cũng đã thực hiện việc thanh toán lần 1 và lần 2 với
tổng số tiền là 240.000.000 KRW theo đúng cam kết. Công ty Phú Mỹ không
tiếp tục thực hiện việc thanh toán lần 3 với giá trị 160.000.000 KRW (tương
đương với 141.969 USD) theo cam kết, nên Công ty Orange khởi kiện yêu cầu
chấm dứt hợp đồng và buộc Công ty Phú Mỹ thanh toán số tiền 141.969 USD
cùng lãi suất chậm thanh toán tính từ ngày 30-9-2007 đến ngày 31-12-2010 là
141.969 USD x 39 tháng x 12%/12 tháng = 55.367 USD.
Đại diện bị đơn: Ngày 15-6-2007, Công ty Orange và Công ty Phú Mỹ ký kết
hợp đồng dịch vụ thiết kế như đại diện nguyên đơn trình bày. Tháng 9-
2007, Công ty Orange trình bản thảo đầu tiên. Tuy nhiên, do bản thảo còn sơ sài

17
nên tại cuộc họp qua mạng vào tháng 10-2007, Công ty Phú Mỹ đã thông báo
với Công ty Orange sự trì hoãn thi công xây dựng sân Golf do bản vẽ chưa hoàn
thành. Đến tháng 11-2007, Công ty Orange trình bản thảo thứ hai nhưng vẫn
chưa hoàn chỉnh. đến tháng 01-2008, Công ty Phú Mỹ nhận được kế hoạch về
hệ thống thoát nước dưới lòng đất nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh rõ ràng. Công ty
Phú Mỹ khẳng định chưa nhận được các gói công việc hoàn chỉnh cũng như bản
chi tiết phối cảnh cây xanh bao gồm cả phần chỉnh sửa cách bố trí khu vực bờ
suối và các chi tiết được yêu cầu bổ sung khác từ Công ty Orange. Thậm chí bản
phần mềm trên máy tính cũng chưa được chỉnh sửa; các bản vẽ của Công ty
Orange trình hoàn toàn không xem xét đến yếu tố tự nhiên, thời tiết của Việt
Nam mà lại sử dụng bản vẽ mang đặc trưng của Hàn Quốc, điều này Công ty
Phú Mỹ đã nhiều lần phản ánh nhưng Công ty Orange vẫn không thể hiện trong
bản thiết kế. Công ty Orange không bàn giao các bản vẽ thiết kế đúng theo yêu
cầu nên Công ty Phú Mỹ bị tổn thất do chậm triển khai thi công, phải thuê nhà
thiết kế khác, phải bồi thường cho nhà thầu do chậm triển khai thi công...thiệt
hại ước tính lên đến 1.800.000 USD, chưa kể việc Công ty chậm trễ trong
việc khai trương và đưa vào kinh doanh. Vì vậy, Công ty Orange đã vi phạm
Điều 13 của hợp đồng đã ký kết. Căn cứ theo Điều 14, Điều 10 của Hợp đồng
thì Công ty Phú Mỹ có quyền chấm dứt hợp đồng và Công ty Orange phải bồi
thường thiệt hại cho Công ty Phú Mỹ. Mặt khác, Công ty Orange không đủ năng
lực chuyên môn để thực hiện công việc theo yêu cầu và không có giấy phép
hành nghề thiết kế theo quy định của pháp luật Việt Nam, nên Công ty Phú Mỹ
đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Orange.

 Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 08/2011/KDTM-ST


ngày 07-4-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã quyết định:
“Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Orange Engineering Co.LTD.
- Chấm dứt hợp đồng dịch vụ giữa Orange Engineering Co.LTD và Công ty cổ
phần phát triển Phú Mỹ ngày 15-6-2007.
- Buộc Công ty cổ phần phát triển Phú Mỹ thanh toán số tiền 3.720.448.347
đồng cho Orange Engineering Co.LTD.”

18
Kể từ ngày Orange Engineering Co.LTD có đơn yêu cầu thi hành án, nếu Công ty cổ
phần phát triển Phú Mỹ không thanh toán khoản tiền nêu trên, thì ngoài khoản phải thi
hành án, Công ty cổ phần phát triển Phú Mỹ còn phải chịu thêm tiền lãi suất theo lãi
suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm thi hành án tương ứng với
số tiền và thời gian chậm thi hành án.

 Về việc xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án
cấp phúc thẩm xác định quan hệ pháp luật có tranh chấp trong vụ án là “Hợp
đồng dịch vụ” đồng thời áp dụng các quy định tại Bộ luật dân sự và Luật thương
mại để giải quyết vụ án là không đúng. Về tính hợp pháp của Hợp đồng dịch vụ
ngày 15-6-2007 ,Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập
đầy đủ tài liệu và chưa làm rõ các vấn đề nêu trên mà đã xác định Hợp đồng
dịch vụ ngày 15-6-2007 là hợp đồng hợp pháp (xử chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện của Công ty Orange chấm dứt hợp đồng dịch vụ ngày 15-6-2007;
buộc Công ty Phú Mỹ thanh toán số tiền 3.720.448.347 đồng cho Công ty
Orange) đều là không đúng.

 Cuối cùng, Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định hủy toàn bộ Bản án kinh
doanh, thương mại phúc thẩm số 127/2011/KDTM-PT ngày 12-8-2011 của Tòa
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh
doanh, thương mại sơ thẩm số 08/2011/KDTM-ST ngày 07-4-2011 của Tòa án
nhân dân tỉnh Bình Dương; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình
Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

- Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

 Cơ sở pháp lý: Theo khoản 1 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 và khoản 1 Điều
137 Bộ luật dân sự 2005: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các bên kể từ thời điểm giao dịch
được xác lập”.

19
- Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ có
phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công
việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?

 Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ
phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công
việc mà Công ty Orange đã thực hiện.

 Ngày 20/09/2007, Công ty Orange đã hoàn tất và bàn giao cho Công ty Phú Mỹ
CD và bộ bản vẽ chi tiết của Dự án theo đúng khối lượng và tiến độ công việc
đã cam kết trong hợp đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 “Phạm vi công
việc” đính kèm Hợp đồng dịch vụ: “Khách hàng hoàn thành việc kiểm tra trong
10 ngày kể từ ngày nhận được sản phẩm dịch vụ từ bên thiết kế và phải thông
báo kết quả kiểm tra. Trường hợp không có thông báo khác thì việc kiểm tra coi
như là đã thông qua.” thì Công ty Phú Mỹ (Khách hàng) có nghĩa vụ kiểm tra và
thông báo kết quả kiểm tra sản phẩm do công ty Orange (bên thiết kế) thực hiện
trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận bàn giao, tuy nhiên Công ty Orange đã
không nhận được bất cứ phản hồi nào từ Công ty Phú Mỹ liên quan đến CD và
bộ bản vẽ chi tiết của Dự án do Công ty Orange thực hiện. Như vậy, Công ty
Phú Mỹ đã chấp nhận sản phẩm do Công ty Orange thực hiện mà không có
khiếu nại. Công ty Orange đã hoàn thành công việc theo hợp đồng và Công ty
Phú Mỹ cũng đã sử dụng bộ bản vẽ chi tiết của dự án do Công ty Orange thực
hiện để xin Giấy phép xây dựng và tiến hành xây dựng trên thực tế.

 Theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả”. Công ty Phú Mỹ cũng đã sử dụng bộ bản vẽ chi tiết của dự án do Công ty
Orange thực hiện để xin Giấy phép xây dựng và tiến hành xây dựng trên thực tế
nên không thể khôi phục được tình trạng ban đầu bằng cách trả lại hiện vật. Vì
vậy, Công ty Phú Mỹ phải thanh toán giá trị tiền tương đương với khối lượng
công đã thực hiện cho Công ty Orange.

20
- Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện như thế nào?

 Cơ sở pháp lý: Điều 131 BLDS 2015

 Hướng giải quyết: Hủy toàn bộ Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số
127/2011/KDTM-PT ngày 12/8/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số
08/2011/KDTM-ST ngày 7/4/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương; giao
hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng
quy định của pháp luật.

- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên
quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp
đồng vô hiệu.

 Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc
mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu là hợp lý.

 Theo khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn
trả”. Công ty Phú Mỹ cũng đã sử dụng bộ bản vẽ chi tiết của dự án do Công ty
Orange thực hiện để xin Giấy phép xây dựng và tiến hành xây dựng trên thực tế
nên không thể khôi phục được tình trạng ban đầu bằng cách trả lại hiện vật. Vì
vậy, Công ty Phú Mỹ phải thanh toán giá trị tiền tương đương với khối lượng
công đã thực hiện cho Công ty Orange.

 Hướng giải quyết giúp cả hai bên đều nhận được quyền lợi công bằng, tránh
trường hợp một bên bị tổn hại và một bên có lợi từ hợp đồng trên.

- Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu?

21
Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế
nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?

 Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297; các khoản 1 và 2 Điều 299
Bộ luật Tố tụng dân sự.

 Nếu xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải
thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc
mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng. Còn nếu Hợp
đồng dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho
Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm
thanh toán theo quy định của pháp luật.

 Theo em, hướng xử lý của tòa án là hợp lý. Công ty Orange đã hoàn thành lượng
công việc đã ký kết với công ty Phú Mỹ và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn.
Trong thời hạn 10 ngày, công ty Phú Mỹ không phản ánh về tình hình bản vẽ
với công ty Orange gây nên thất thoát cho công ty nên đó là lỗi của bên công ty
Phú Mỹ

Tóm tắt quyết định số 75/2012/DS-GĐT ngày 23/02/2012 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao:

Nguyên đơn: ông Nguyễn Văn Sanh; Bị đơn: anh Nguyễn Văn Dư, tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 25/10/2006 anh Dư, chị Chúc chuyển
nhượng cho ông Sanh 100m trị giá 160.000.000 đ. Ông Sanh chia làm 2 đợt để trả Đợt
1: 150.000.000 đ tại ngân hàng vào buổi chiều; đợt 2: 10.000.000 cho chị Chúc vào
19h cùng ngày. Giữa hai đợt, anh Dư đã đi thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng.
Năm 2007, ông xây dựng nhà xưởng trên đất chuyển nhượng, đề nghị tòa án công nhận
quyền sử dụng đất. Nay anh Dư đề nghị ông Sanh thao dỡ công trình xây dựng và trả
ông Sanh 350.000.000 đ. Theo Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 42/2010/DSPT ngày
23/7/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và hủy bản án dân sự sơ thẩm
06/2010/DSST ngày 29/4/2010 của Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

22
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm
lại theo quy định của pháp luật:

- Trong Quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp
đồng vô hiệu?

 Căn cứ pháp lý: Điều 49 Bộ luật lao động 2019

1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc
giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;

c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật
nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu vì vợ chồng anh Dự và
chị Chúc không chịu hợp tác để hòan thiện các thủ tục về hình thức của hợp đồng.

- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp
đồng vô hiệu trong Quyết định trên.

 Việc Tòa dân sự TAND tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định 75
là phù hợp với quy định của pháp luật.

 Từ hồ sơ vụ án, ngày 25/6/2006, vợ chồng anh Dư và chị Chúc đã chuyển


nhượng quyền sử dụng diện tích 100m2 đất thuộc thửa 373, tờ bản đồ số 06 ở
thôn Xuân Chiểm, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc cho ông
Sanh với giá thỏa thuận là 160.000.00đ. Vào cùng ngày, hai bên lập một giấy
“chuyển nhượng đất” và một giấy “chuyển nhượng đất thổ cư và nhận tiền”, cả
hai tài liệu trên đều có xác nhận của UBND xã Trung Kiên. Tuy nhiên đến ngày
28/10/2006, khi ông Sanh yêu cầu hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng theo quy
định của pháp luật thì vợ chồng anh Dư, chị Chúc không thực hiện. Năm 2007,

23
ông Sanh xây dựng nhà xưởng trên đất. Ngày 27/8/2009, ông Sanh nộp đơn
khởi kiện yêu cầu TAND huyện Yên Lạc giải quyết tranh chấp hợp đồng. Ngày
18/10/2010, TAND huyện Yên Lạc ra Quyết định 01/TA gia hạn để các bên
thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng nhưng vợ chồng anh Dư, chị
Chúc cũng không thực hiện. Bên cạnh đó, theo như bị đơn Nguyễn Văn Dư
trình bày, anh đã ghi tên và ký tên thay cho vợ là chị Chúc trong giấy chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ngày 25/10/2006. Như vậy, hợp đồng này vi phạm
điều 134 BLDS 2005 ( Điều 129 BLDS 2015), do đó, việc TAND tối cao xác
định hợp đồng trên vô hiệu là có căn cứ chính xác.

- Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được
bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Quyết định số 75 của TAND tối cao đã xác định hợp đồng vô hiệu do lỗi của vợ chồng
anh Dư, chị Chúc không chịu hợp tác để hoàn thành các thủ tục về hình thức của hợp
đồng. Do đó, căn cứ Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 (Khoản 4 Điều 131 BLDS 2015),
bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Dựa trên quy định đó, TAND tối cao nhận
định anh Dư và chị Chúc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông Sanh tương đương
với phần giá trị hợp đồng đã thanh toán. Như vậy, ông Sanh sẽ được bồi thường thiệt
hại 160.000.000đ.

Tóm tắt Bản án số 133/2017/DSPT ngày 15/5/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội:

Các đương sự gồm có:


- Nguyên đơn: Ông Bùi Tiến Văn và bà Nguyễn Thị Tằm.
- Bị đơn: Anh Bùi Tiến Dậu; anh Bùi Tiến Bình; anh Bùi Tiến Sinh.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: UBND xã Đông Tân, thành phố Thanh
Hóa, tỉnh Thanh Hóa; UBND thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung vụ án:
- Ông Văn, bà Tằm khởi kiện yêu cầu Tòa án ra quyết định “Hủy hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Cụ thể, ông
Văn và bà Tằm có một khu đất ở diện tích 350m2 giáp quốc lộ 47 đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hai ông bà vào năm 1992. Năm
24
2008, anh Dậu là con của hai ông bà xin trích lục đất trên để thế chấp vay vốn
ngân hàng làm ăn. Sau đó, anh Dậu lại không làm như lời đã nói mà chuẩn bị
sẵn các hợp đồng chuyển nhượng đất và lừa ông Văn ký xác nhận lúc bà Tằm
không có nhà. Ông Văn cũng đồng thời ghi và ký tên xác nhận thay cho bà Tằm.
Năm 2010, do ông Văn, bà Tằm có mâu thuẫn với anh Dậu nên anh Dậu đã
công bố “Nhà đất này không còn của ông bà” và đuổi ông Văn, bà Tằm ra khỏi
nhà. Khi lấy được quyền sử dụng đất, anh Dậu lập ba hợp đồng tặng cho mang
tên ba người cụ thể: Bùi Tiến Dậu 164m2, Bùi Tiến Bình 88m2, Bùi Tiến Sinh
98m2 và được UBND huyện Đông Sơn cấp ba giấy CNQSD đất mang tên ba
người cụ thể như trên. Nay ông Văn, bà Tằm khởi kiện yêu cầu hủy bỏ 3 hợp
đồng tặng cho quyền sử dụng đất, giấy CNQSD đất trái pháp luật; buộc anh
Dậu, anh Bình, anh Sinh trả lại cho hai ông bà 350m2 đất.
Quyết định:
- Xác nhận “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất”
không số giữa bên tặng cho là ông Bùi Tiến Văn, bà Nguyễn Thị Tằm và bên
được tặng cho là anh Bùi Tiến Dậu, do UBND xã Đông Tân, huyện Đông Sơn
chứng thực ngày 24/6/2018 là hợp đồng vô hiệu.
- Hủy giấy CNQSD đất do UNBD huyện Đông Sơn cấp ngày 25/7/2018 số AB
706098 diện tích 164m2 mang tên anh Bùi Tiến Dậu.
- Ông Bùi Tiến Văn, bà Nguyễn Thị Tằm có quyền liên hệ với UBND xã Đông
Tân và UBND thành phố Thanh Hóa để làm thủ tục cấp lại quyền sử dụng đất.

- Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận giấy chứng nhận
cấp cho anh Dậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có
thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của
giao dịch dân sự vô hiệu không? Vì sao?

Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và ghi
nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Bởi vì theo
Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu như
sau: “ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì
trị giá thành tiền để hoàn trả”.

25

You might also like