You are on page 1of 6

BÀI TẬP TRIẾT HỌC MÁC-LENIN

Phần bắt buộc

BÀI TẬP 1: Dựa trên cơ sở nào để phân biệt các trường phái
triết học khác nhau? Hãy chứng mình cụ thể. (thường)
 Bài làm:
- Cơ sở duy nhất để phân biệt hai trường phái triết học đối lập nhau là dựa trên
mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học hay còn gọi là mặt bản thể luận.
 Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học (mặt bản thể luận) đề cập đến các
câu hỏi là giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau; cái
nào quyết định cái nào? Thế giới vật chất sinh ra trước và quy định thế
giới tinh thần hay ngược lại, thế giới tinh thần sinh ra trước và quy định
thế giới vật chất? Hay nói cách khác, khi truy tìm nguyên nhân cuối cùng
của sự vật, hiện tượng hay sự vận động đang cần phải giải thích thì
nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết
định.
 Việc giải quyết mặt bản thể luận của vấn đề cơ bản của triết học như thế
nào sẽ là cơ sở để phân biệt các trường phái triết học và chia làm hai
trường phái lớn:
+ Chủ nghĩa duy vật: hình thành từ các học thuyết của những nhà duy
vật cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quy định ý thức
của con người.
+ Chủ nghĩa duy tâm: hình thành từ các học thuyết của những nhà duy
tâm cho rằng ý thức, tinh thần xuất hiện trước vật chất và sản sinh ra
giới tự nhiên.
- Chứng minh cụ thể:
 Với chủ nghĩa duy tâm thì nó thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người,
trường phái này cho rằng ý thức con người xuất hiện trước giới tự nhiên và
sản sinh ra vật chất. Đồng thời chủ nghĩa duy tâm cũng thừa nhận sự sáng
tạo của một lực lượng siêu nhiên nào đó. Như những người theo đạo Thiên
chúa, họ cho rằng Chúa là người khơi sinh ra thế giới này, Người tạo ra vật
chất, của cải. Và cũng từ chủ nghĩa duy tâm ta có hai hình thức chính là duy
tâm khách quan và duy tâm chủ quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con
người nhưng lại cho rằng ý thức tồn tại độc lập với con người chúng ta.
Đại diện cho chủ nghĩa này ta có Platon, qua tác phẩm “Phaidon”, dẫn
lời Socrate, Platon đã có nhận định rằng nhận thức là sự hồi tưởng, tức
sự nhớ lại những điều đã biết trong quá khứ. Con người sinh ra đã có sẵn
nhiều tri thứ (tri thức bẩm sinh), điều này chứng tỏ linh hồn của con
người đã từng tồn tại trước cơ thể, đã nhận thức được tất cả và còn tiếp
tục tồn tại sau cái chết của cơ thể. Theo Platon thì ý thức tồn tại như điều
độc lập ra khỏi con người, giống như việc dân gian vẫn thường nói rằng
con người ta tồn tại hai phần: phần hồn và phần xác. Khi ta chết đi, phần
hồn đó sẽ tách khỏi cơ thể và trở về với cõi vĩnh hằng như những lời
truyền miệng từ xa xưa kia.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
nhưng lại cho rằng sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của cảm giác. Tức
là ta phải có cảm giác về sự vật, hiện tượng đó thì sự vật, hiện tượng đó
mới tồn tại. Đại diện rõ nét nhất là Berkely thì ông đã nhận định rằng đối
với sự vật thì “tồn tại nghĩa là được cảm nhận”. Điều này cũng giống
như việc nếu ta cho rằng cái bàn, cái ghế kia tồn tại thì chúng mới thật sự
tồn tại.
 Với chủ nghĩa duy vật thì nó cho rằng vật chất là chất cơ bản trong tự nhiên
và tất cả mọi thứ. Khẳng định rằng vật chất là cái có trước và tác động lên
chính ý thức con người. Chủ nghĩa duy vật được thể hiện qua ba hình thức
cơ bản:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác: là kết quả từ của các nhà triết học duy
vật thời cổ đại. Chủ nghĩa này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất
nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể của vật
chất. VD: Cho rằng vật chất là nước, là không khí, là lửa hay là
nguyên tử. Đại diện cho chủ nghĩa này là các nhà triết học của Ấn Độ,
Trung Quốc. Ở Ấn Độ có hình thành nên Trường phái Nyaya thừa
nhận sự tồn tại của vật chất và cho rằng thế giới này tồn tại trong
không gian là do các hạt nhỏ cấu tạo nên gọi là nguyên tử. Hay như ở
Trung Quốc có Thuyết Âm-Dương nói về nguyên lý vận hành của vạn
vật, rằng trong thế giới vật chất con người tồn tại hai thể cực âm
dương, vạn vật sẽ tự sinh khắc, kiềm chế lẫn nhau.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình: chịu tác động mạnh mẽ của tư duy siêu
hình, nên đã xem xét sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh, không có
vận động. Nổi bật suốt thế kỉ XV đến thế kỷ XVIII, với đại diện như
Fransic Bacon.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: đây là hình thức cao nhất, đúng đắn
nhất của chủ nghĩa duy vật. Từ việc kế thừa, khắc phục và phê phán
của các chủ nghĩa duy vật trước đó mà chủ nghĩa duy vật này đã coi
sự vật, hiện tượng là một tồn tại khách quan, xem xét nó trong trạng
thái luôn phát triển và vận động, xem xét nó trong mối quan hệ với
các sự vật, hiện tượng khác. Đại diện cho chủ nghĩa duy vật cao nhất
này là C.Mác và Ph.Ăngghen. Theo Ăngghen, “Vật chất, với tính cách
là vật chất, là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một sự trừu
tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về vật chất của những sự
vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại hữu hình,
vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất nhất định và
đang tồn tại, vật chất với tính cách là vật chất, không có sự cảm tính”
(trích C.Mác và Ph.Ăngghen (1994).Toàn tập, t.20, Sđd.tr.751) đã bác
bỏ đi các chủ nghĩa trước đó và cho rằng vật chất là một tồn tại khách
quan, là một sáng tạo thuần túy của tư duy.
 Khi xét những nhận định, ý kiến, học thuyết trên, dù đúng hay sai thì nó vẫn
hình thành nên một trường phái triết học khác biệt, đó là trường phái duy tâm.
Chính cách giải quyết mặt bản luận vấn đề cơ bản của triết học đã khiến họ
hình thành nên một trường phái riêng cho mình cũng như chủ nghĩa duy vật
cũng có những nhận định, học thuyết riêng để rồi hình thành nên chủ nghĩa
duy vật.

BÀI TẬP 2: Phân loại mâu thuẫn. Cho ví dụ từng loại?


(thường)
- Phân loại mâu thuẫn:
 Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, hiện tượng:
 Mâu thuẫn cơ bản: tác động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật,
hiện tượng;
 VD: Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
 Mâu thuẩn không cơ bản: đặc trưng cho một phương diện nào đó
 VD: Mâu thuẫn giữa nước theo chủ nghĩa xã hội và nước
theo chủ nghĩa tư bản.

 Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai
đoạn nhất định:
 Mâu thuẫn chủ yếu: nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát
triển của sự vật, hiện tượng.
 VD: Nước ta giai đoạn 1940-1943 tồn tại mâu thuẫn giữa
toàn thể dân tộc Việt Nam đối với thực dân Pháp
 Mâu thuẫn thứ yếu: không đóng vai trò quyết định trong sự
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
 VD: Ở nước ta giai đoạn 1940 -1943 tồn tại mâu thuẫn giữa
địa chủ và nông dân

 Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối với sự vật hiện tượng:
 Mâu thuẫn bên trong: là sự tác động qua lại giữa các mặt, các
khuynh hướng… đối lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng.
 VD: Trong lớp QTL46A tồn tại mâu thuẫn trong việc giành
học bổng giữa các sinh viên với nhau.
 Mâu thuẫn bên ngoài: là mâu thuẫn xuất hiện trong mối liện hệ
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
 VD: Mâu thuẫn giữa lớp QTL46A và lớp QTL46B trong
việc giành danh hiệu lớp sinh viên xuất sắc.

 Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản trong quan hệ giai cấp:
 Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, lực
lượng, tập đoàn người, xu hướng xã hội,… có lợi ích cơ bản
đối lập nhau và không điều hòa được.
 VD: Nông dân >< Địa chủ; Thuộc địa >< Chính quốc;
Nô lệ >< Giới cầm quyền,…
 Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp,
lực lượng, tập đoàn người, xu hướng xã hội,… có lợi ích cơ
bản không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời.
 VD: Nông thôn >< Thành thị; Lao động trí óc >< Lao
động chân tay,…
3. Mâu thuẫn, bước nhảy, phủ định biện chứng là những phạm
trù triết học giống nhau. (Giữa kỳ)
 Đây là một nhận định sai.
 Ta có các khái niệm:
- Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách
vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn
nhau giữa các mặt đối lập.
- Bước nhảy là khái niệm dùng dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về
chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là
bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.
- Phủ định biện chứng là khái niệm để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều
kiện cho sự phát triển.
 Mâu thuẫn, bước nhảy, phủ định biện chứng là những phạm trù triết học
không giống nhau:
- Mâu thuẫn là phạm trù triết học để chỉ ra nguồn gốc, động lực, nguyên nhân
cho sự phát triển của sự vật là từ sự đấu tranh, thống nhất lẫn nhau của sự vật,
hiện tượng. Chúng đòi hỏi, nương tựa, tác động, cân bằng lẫn nhau từ đó việc
giải quyết mâu thuẫn sẽ dẫn đến sự hình thành, phát triển của sự vật, hiện
tượng mới. -> Mâu thuẫn là động lực, nguyên nhân cho sự phát triểt của sự
vật
VD: Mâu thuẫn giữa mặt tích cực và mặt tiêu cực của một loại Vacxin là
nguồn gốc, cơ sở cho việc hình thành các phương pháp giúp cải thiện, phát
triển thành các loại Vacxin sau đó được tốt hơn.
- Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về
chất của sự vật, hiện tượng do những thay đỏi về lượng trước đó. Sự vật, hiện
tượng khi trải qua độ và đạt đến điểm nút sẽ diễn ra bước nhảy làm thay đổi
chất cơ bản của sự vật thì sự vật, hiện tượng mới sẽ ra đời. -> Bước nhảy là
bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.
VD: Khi đun nước lọc đến 100oC (điểm nút) thì nước sẽ thực hiện bước
nhảy để thay đổi chất ban đầu của bản thân là thể lỏng chuyển thành thể
khí.
- Phủ định biện chứng là phạm trù triết học chỉ sự phủ định tự thân, tự phát
triển của một sự vật, hiện tượng. Trong suốt quá trình phát triển, chúng tự phủ
định mình để hình thành sự vật, hiện tượng mới thay thế sự vật, hiện tượng
cũ. -> Phủ định biện chứng là một khâu, một mắt xích, nấc thang trong sự
phát triển của sự vật.
VD: Chu kỳ cây lúa: hạt lúa khi gặp những điều kiện thích hợp thì hạt lúa
bị phủ định bởi cây lúa, hạt lúa mất đi cây lúa ra đời; khi cây lúa gặp
điều kiện thích hợp thì cây lúa trổ bông ra những hạt lúa mới, hạt lúa mới
phủ định lại cây lúa.
 Vậy, nhận định “Mâu thuẫn, bước nhảy, phủ định biện chứng là những phạm
trù triết học giống nhau.” là sai. Bởi mỗi phạm trù đều chỉ một thuộc tính, mối
liên hệ khác nhau trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.

You might also like