You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NÔNG HỌC

BÀI THU HOẠCH CHĂM SÓC CÂY MÔN CÂY ĂN QUẢ

GVHD: Th.S Thái Nguyễn Diễm Hương SVTH: Lê Nguyên Khôi


MSSV: 18113066
NGÀNH: Nông học
NIÊN KHÓA: 2018 - 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2022


1. Cây mít Chaigai (Artocarpus heterophyllus) tại trại khoa nông học thành phố Hồ
Chí Minh
1.1 Thông tin đối tượng chăm sóc

Mít Changai (Artocarpus heterophyllus) xuất xứ tại Thái Lan. Đặc điểm nhận diện:
mặt lá phẳng, phiến lá dài, độ nhám cao, có lông ở dưới mặt lá. Ngoài ra, giống mít này
còn được gọi là mít siêu sớm tên gọi để chỉ những đặc tính nổi trội của mít changai.

1.2 Các chỉ tiêu sinh theo dõi trong quá trình chăm sóc
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây.
- Đường kính tán (m): Đo đường kính tán, đo ở 2 vị trí khác nhau lấy trung bình.
- Đường kính thân (cm): Đo chỗ phình to nhất của thân.
- Số cành cấp 1 (cm): Đếm các cành mọc ra từ thân chính.
- Theo dõi sâu bệnh hại: số lá bị bệnh/tổng số lá của cành theo dõi.
Phương pháp chọn 5 cành cấp 1 ngẫu nhiên của cây để theo dõi sâu bệnh hại.
Bảng 1: Chỉ tiêu sinh trưởng của cây mít Chaigai trong quá trình chăm sóc
7/12/2021 22/01/2022 10/02/2022
Chiều cao cây (m) 2,2 2,55 3,1
Đường kính tán (m) 1,3 1,7 1,8
Đường kính thân (cm) 3,1 4,2 4,3
Số cành cấp 1 (cành/cây) 19 22 25

1.3 Tình trạng cây

1.3.1 Tình trạng cây trước khi chăm sóc

Tại thời điểm ngày 7/12/2021 cây mít Chaigai cao 2,4 mét, đường kính tán 1,3 mét,
đường kính thân 3,1 cm, có 19 cành cấp 1. Cây đang trong thời kì sinh trưởng sinh dưỡng,
chưa xuất hiện bị sâu bệnh hại và phát triển bình thường.

1.3.2 Chăm sóc cây

- Tưới nước: Do có dây tưới nhỏ giọt tự động nên nước tưới gần như cung cấp đầy đủ
cho cây. Tuy nhiên cần kiểm tra dây tưới 2 ngày/lần để đảo bảm nước được tưới và không bị
tắt.
- Tỉa cành: tỉa bỏ những cành sinh trưởng kém, ốm yếu, cành cọ xát vào nhau tạo độ
thông thoáng để hạn chế sâu bệnh.

- Làm cỏ quanh gốc và kết hợp bón phân: ở giai đoạn này mức phân bón cho cây mít
trong 1 năm là: 1,5 kg vôi bột, 30 - 50 kg phân chuồng hoai; 0,5 kg urê; 0,5 - 1 kg lân; 0,3 -
0,5 kg kali, chia làm 4 đợt.

- Phương pháp bón: chia làm 2 thời điểm ngày 10/12/2021 và 10/01/2022 mỗi lần bón
130g phân NPK 16 - 16 - 8 TE kết hợp tưới gốc phân humic 10g/5 lít nước.

- Sâu, bệnh hại: thường xuyên theo dõi quan sát theo dõi.

1.3.3 Tình trạng sau khi chăm sóc

Cây mít Changai sau 2 tháng chăm sóc có sự thay đổi tích cực nhờ cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng và quản lý cỏ dại nhằm giảm bớt cạnh tranh dinh dưỡng. Chiều cao cây 3,1 m tăng 90
cm, đường kính tán 1,8 m tăng 50 cm, số cành cấp 1 25 cành tăng 6 cành cấp 1. Sau khi cung
cấp đủ phân bón và nước tưới cây đã phát triển rất mạnh, nhiều cành và lá non mọc ra, lá xanh
tốt và không xuất hiện sâu bệnh gây hại.

1.4 Một số hình ảnh trong quá trình chăm sóc

Hình 1: Cây mít ở thời điểm 7/12/2021 Hình 2: Cây mít ở thời điểm 22/01/2022
Hình 3: Cây mít ở thời điểm 10/02/2022

2. Cây chanh không hạt (citrus latifolia) tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

2.1. Thông tin đối tượng chăm sóc

Địa điểm chăm sóc: khu phố 3, thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu,
tỉnh Tây Ninh.

Mô tả giống: Giống chanh không hạt (Citrus latifolia) ít gai ở thân và quả giống với quả
chanh truyền thống. Khi cành ở giai đoạn thành thục thì các gai bị thoái hóa, cây cho quả sai,
một chùm cho 7 - 8 quả. Từ năm thứ 3 - 4 sẽ cho năng suất cao hơn. Chanh không hạt cho trái
quanh năm.

2.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi trong quá trình chăm sóc

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây.

- Đường kính thân (cm): Đo chỗ phình to nhất của thân.

- Số cành cấp 1 (cm): Đếm các cành mọc ra từ thân chính.

- Theo dõi sâu bệnh hại: số lá bị bệnh/tổng số lá của cây.


Bảng 1: Chỉ tiêu sinh trưởng của cây chanh không hạt trong quá trình chăm sóc

20/12/2021 30/01/2022
Chiều cao cây (m) 0,6 0,45
Đường kính thân (cm) 1,3 1,3
Số cành cấp 1 (cành/cây) 6 9

2.3 Tình trạng cây

2.3.1 Tình trạng cây trước khi chăm sóc

Tại thời điểm ngày 20/12/2021, cây chanh không hạt chiều cao 60 cm, đường kính thân
1,3 cm, có 4 cành cấp 1. Cây giống được trồng trong chậu, sinh trưởng kém, ít lá, lá ở một số
cành đã rụng, chưa xuất hiện sâu bệnh hại. Cần tỉa tạo tán.

2.3.2 Chăm sóc cây

- Thay sang chậu lớn hơn, tưới nước 2 lần/ngày đảm bảo đủ độ ẩm cho cây.

- Ngày 20/12/2021 tỉa cành vươn quá cao để giảm ưu thế ngọn, chỉ để lại 5 chồi ở các vị
trí khác nhau nhằm tạo tán cho cây ra đều hơn.

- Lượng phân bón cần bón mỗi cây trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng 1 năm gồm:
30kg phân chuồng, 150g ure, 150 kali, 300g lân. Chia làm 4 đợt bón trong 1 năm.

- Ngày 25/12/2021, 25/01/2022 mỗi lần bón 60g NPK 16 - 16 - 8.

- Thường xuyên theo dõi quan sát sâu bệnh hại.

2.3.3 Tình trạng sau khi chăm sóc

Cây chanh sau 40 ngày chăm sóc đã có những sự thay đổi tích cực như số cành cấp 1
tăng từ 6 cành lên 9 cành cấp 1, lá non mọc ra nhiều hơn nhờ trong quá trình chăm sóc đã cắt
tỉa, cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây. Trong quá trình chăm sóc không xuất hiện
sâu bệnh hại.
2.4 Một số hình ảnh trong quá trình chăm sóc

Hình 1: Cây chanh mới được mang về Hình 2: Cây chanh sau khi được thay
chậu và tỉa cành

Hình 3: Cây chanh ở thời điểm 30/01/2022

You might also like