You are on page 1of 9

Câu 1: Từ lý luận về hàng hoá, hãy nêu phương pháp nâng cao

năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong hội nhập kinh tế

Quốc tế.

I. Lý luận:

1. Khái niệm và thuộc tính của hàng hoá:

1.1 Khái niệm hàng hoá: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể

thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Sản phẩm của lao động là hàng hoá khi nhằm đưa ra trao đổi, mua

bán trên thị trường. Hàng hoá có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.

1.2 Thuộc tính của hàng hoá: Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử

dụng và giá trị

- Giá trị sử dụng của hàng hoá: Giá trị sử dụng của hàng hoá là công

dụng của sản phẩm, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần, có thể

là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.

Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng.

Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng

giup cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử

dụng của sản phẩm.

Giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng nhằm đáo ứng yêu cầu

của người mua. Cho nên, nếu là người sản xuất, phải chú ý hoàn thiện giá

trị sử dụng của hàng hoá do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáo ứng
nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua.

- Giá trị của hàng hoá: Để nhận biết được thuộc tính giá trị, xét trong

mối quan hệ trao đổi.

Thí dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: xA=yB

Ở đây, số lượng x đơn vị hàng hoá A, được trao đổi lấy số lượng y

đơn vị hàng hoá B. Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này

được gọi là giá trị trao đổi.

Sở dĩ các hàng hoá trao đổi được với nhau là vì giữa chúng có một

điểm chung. Điểm chung đó không phải là giá trị sử dụng mặc dù giá trị

sử dụng là yếu tố cần thiết để quan hệ trao đổi được diễn ra. Điểm chung

đó phải nằm ở trong cả hai hàng hoá.

Nếu gặt giá trị sử dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một

bên thì giữa chúng có điểm chung duy nhất: đều là sản phẩm của lao

động; một lượng lao động bằng nhau đã hao phí để tạo ra số lượng các

giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi đó.

Trong trường hợp quan hệ trao đổi đang xét, lượng lao động đã hao

phí để tạo ra x đơn vị hàng hoá A đúng bằng lượng lao động đã hao ohis

để tạo ra y đơn vị hàng hoá B. Đó là cơ sở để các hàng hoá có giá trị sử

dụng khác nhau trao đổi được với nhau theo tỷ lệ nhất định; một thực thể

chung giống nhau là lao động xã hội đã hao phí để sản xuất ra các hàng

hoá có giá trị sử dụng khác nhau. Lao động xã hội đã hao phí để tạo ra

hàng hoá là giá trị hàng hoá.


Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong

hàng hoá.

Giá trị hàng hoá biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản

xuất, trao đổi hàng hoá và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất

và trao đổi hàng hoá, khi đó có phạm trù giá trị hàng hoá. Giá trị trao đổi

là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở

của trao đổi. Khi trao đổi người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn

dấu trong hàng hoá với nhau.

Trong thực hiện sản xuất hàng hoá, để thu được hao phí lao động đã

kết tinh người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị

trường chấp nhận. Hàng hoá phải được bán đi.

II. Vận dụng:

1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt

Nam

1.1 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa giá trị sử dụng của hàng

hóa

Nâng cao chất lượng giá trị sử dụng hàng hoá là nâng cao phẩm chất

của sản phầm hàng hoá làm ra như thế hàng hoá mới có cơ hội tăng giá

và sức cạnh tranh trên thị trường.Thị trường ngày nay vô cùng nhiều các

loại hàng hoá dịch vụ và chính vì sự đa dạng đó nếu hàng hoá của nước ta
không cải thiện về chất lượng thì không thể cạnh tranh được so với các

nước phát triển khác.Bên cạnh đó việc đa dạng hoá gía trị sử dụng hàng

hoá cũng là một giả pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh cho hàng

hoá Việt Nam.Với nhu cầu ngày càng nâng cao của con người thì việc sử

dụng hàng hoá nhiều là điều tất yếu, nếu hàng hoá được đa dạng về giá trị

sử dụng thì hàng hoá đó chính là sự lựa chọn của hầu hết con người.Nắm

bắt được nhu cầu của con người cùng khoa học kĩ thuật phát triển thì việc

đa dạng hoá giá trị sử dụng hàng hoá là việc không khó nhất là với nền

kinh tế nước ta hiện nay.

1.2 Hạ thấp giá trị của hàng hóa

Với quy luật của cung cầu : khi giá hàng hoá dịch vụ giảm thì lượng

cầu tăng. Áp dụng quy luật ấy, để tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá của

Việt Nam thì việc hạ thấp giá của hàng hoá là mộ biện pháp tốt.Khi ta tìm

cách giảm chi phí làm ra sản phẩm (giảm lao động của người sản xuất)

cũng là cách giảm giá sản phẩm đó.Có rất nhiều cách để hạ thấp giá trị

của hàng hoá như sử dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, khai thác

nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ,vân dụng chính sách phương hướng

hợp lí với thị trường….Khi doanh nghiệp có thể tạo ra hàng hoá chất

lượng mà giá cả phù hợp đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng thì

tất yếu năng lực cạnh tranh sẽ nâng cao đáng kể.
2. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt

Nam

2.1 Nâng cao trình độ lành nghề của người lao động Việt Nam

Trong các nước ASEAN, Việt Nam đang dẫn đầu về tình trạng thiếu

đội ngũ quản lý lao động và lao động cao cấp. Đây là một thực trạng đáng

báo động và cần sớm có những giải pháp để tháo gỡ. Việt Nam đã đón

nhận luồng đầu tư mới tăng mạnh nhưng đội ngũ cán bộ có đủ kinh

nghiệm lại chưa phát triển tương xứng. Theo điều tra thị trường lao động

của Tổng cục dạy nghề, trong các DN được điều tra, số lao động được gọi

là có trình độ cao và lao động lành nghề chỉ chiếm khoảng 23% Để nâng

cao trình độ lành nghề của người lao động Vịêt Nam thì chính sách của

Đảng và Nhà nước rất cần thiết và có vai trò quan trọng.Nhà nước ta cần

có những biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ cho người lao động

như:

-Phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện

đại hóa bao gồm (cơ sở đào tạo nghề công lập, ngoài công lập và cơ sở

đào tạo nghề thuộc các DN); Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa một

số trường dạy nghề đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

-Khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập, tại các
DN và cở sở đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài… Đa dạng hóa cấp

độ đào tạo theo nhu cầu sử dụng của DN theo 3 trình độ: sơ cấp nghề,

trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Đây là cơ sở để đào tạo ra những lao

động có trình độ cao, lao động lành nghề đáp ứng các nhu cầu của các

DN và của các ngành kinh tế mũi nhọn.

- Mở rộng quy mô và loại hình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị

trường lao động và nguyện vọng học tập suốt đời của người lao động;

đồng thời với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề để cung cấp lực

lượng lao động trình độ cao, lao động lành nghề, cần chú trọng đào tạo

lao động lành nghề ở một số ngành mà các DNVVN có nhu cầu cao là tài

chính, kế toán; công nghệ thông tin, quản lý nhân lực… Gắn đào tạo nghề

với nhu cầu sử dụng và với việc làm của các DNVVN -Tăng cường mối

quan hệ gắn bó giữa DNVVN và cơ sở dạy nghề trong từng địa bàn, từng

khu vực, thông qua các hợp đồng cung ứng lao động, kế hoạch học tập tại

trường và thực tập tại các DNVVN… Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý

nhằm tạo ra bước đột phá trong lính vực đào tạo nghề, đáp ứng được sự

phát triển của các DNVVN, đồng thời thiết lập hệ thống thông tin thị

trường lao động để thường xuyên nắm bắt nhu cầu lao động, trong đó có

lao động trình độ cao, lao động lành nghề theo từng nghề, từng nhóm cụ

thể của các DNVVN để kịp thời có kế hoạch đào tạo, cung ứng lao động

phù hợp.
2.2 Tăng năng lực nội sinh về khoa học công nghệ Việt Nam

2.3 Cải tiến tổ chức và quản lý kinh tế

Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch Đầu tư Phan Quang

Trung, Thủ tướng đã phê duyệt Định hướng chiến lược phát triển bền

vững ở VN. Theo đó, VN sẽ chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng chủ yếu

theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng có hiệu

quả các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, chuyển từ kinh tế khai

thác sang chế biến, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm và

hạn chế tiêu dùng... Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ sẽ cơ cấu lại

hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ tiêu dùng theo hướng tiêu thụ ít

năng lượng và nguyên nhiên vật liệu đồng thời có ít chất thải. Thuế tiêu

dùng và các biện pháp quản lý hành chính sẽ là công cụ chủ yếu để điều

chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý. Ngoài ra, ngành nông

nghiệp sẽ có các chính sách hướng đến phát triển bền vững như khuyến

khích đô thị hóa hợp lý, phát triển công nghiệp chế biến, mở rộng sản

xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch. Chính phủ sẽ ưu tiên phát

triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng bứt phá lên trước,

đồng thời chú ý hỗ trợ các vùng kém phát triển nhằm tạo sự cân đối trong

phát triển không gian.

2.4 Đổi mới và nâng cao hiệu suất của tư liệu lao động, tiết kiệm

nguyên, nhiên vật liệu.


Với vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu suất của tư liệu sản xuất: Tư liệu

lao động là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng

nó để tác động vào đối tượng lao động..TLLĐ nếu được sử dụng đúng

mục đích sẽ phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản

lý sử dụng như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá… được tiến

hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư

liệu sản xuất, nâng cao cả về số và chất lượng sản phẩm sản xuất và như

vậy doanh nghiệp sẽ thực hiên được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của

mình. vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý sẽ góp phần phát triển sản xuất, thu

hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không

ngừng TLLĐ, là những mục tiêu quan trọng đưa vào sử dụng. Trong thực

tế, hiện nay, ở Việt Nam đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế

hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên

TLLĐ sử dụng một cách lãng phí, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh

tế của chúng và như vậy là lãng phí.

Chính vì vậy yêu cầu được đặt ra chính là đổi mới và nâng cao hiệu

suất của TLLĐ.Một điều quan trọng của đổi mới TLLĐ là đổi mới công

nghệ sản xuất đón đầu khoa học kĩ thuật, đầu tư trang thiết bị mấy móc

tiên tiến cho dây chuyền sản xuất chỉ như vậy thì năng suất phẩm chất

hàng hoá mới đc nâng cao đồng thời tiết kiệm chi phí làm ra sản phẩm

tiét kiệm giá trị hàng hoá như vậy hàng hóa sẽ có cơ hội cạnh tranh trên

nhiều thị trường.


Để tạo ra hàng hóa cần có nguyên nhiên vật liệu.Nhiên liệu là những

tài nguyên thiên nhiên đã có trong tự nhiên được con người khai thác chế

biến thành sản phẩm.Do nó có sẵn trong tự nhiên điều đó có nghĩa nhiên

liệu là nguồn tài nguyên có hạn nếu khai thác bừa bãi lãng phí thì trong

một thời gian ngắn sẽ khiến nguồn nguyên nhiên liệu cạn kiệt ko đủ cung

cấp cho nhu cầu của con người.Cần có văn bản quy định chế độ khai thác

hợp lí đi đôi với cải tạo phục hồi những ngành thuộc về khai thác như

khai thác than,rừng, khoáng sản, thủy sản,…Ra chủ chương tuyên truyền

vận động tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu như tiết kiệm điện nước tận

dụng tối đa các nguồn nguyên nhiên liệu.Tiết kiệm được nguyên vật liệu

chính là tiết kiệm được chi phí tạo ra sản phẩm tiết kiệm tiền của của

doanh nghiệp như vậy doanh nghiệp sẽ càng phát triển mang lại nhiều lợi

nhuận phát triển ngày càng rộng từ đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa

cũng như doanh nghiệp càng được nâng cao ,nên kinh tế phát triển bền

vững với môi trường hệ sinh thái.

You might also like