You are on page 1of 5

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Câu 3: Phân tích lý luận về hàng hóa sức lao động. Qua đó đề xuất giải pháp nâng cao
khả năng cạnh tranh của hàng hóa sức lao động VN trên thị trường lao động hiện nay? 

BÀI LÀM

I) Trình bày lý luận về hàng hóa sức lao động


Khái niệm: Theo C. Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những
năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và
được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.

1. Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động
của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định. (vd: Trong xã hội
chiếm hữu nô lệ, người nô lệ chẳng những không được tự do mà còn không có quyền
quyết định cho bản thân mình, ngay cả quyền được sống họ cũng không có).

Thứ hai, người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức
lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động. (vd: Người
nô lệ sau khi được giải phóng, mặc dù họ đã có quyền tự do, quyết định bản thân mình
nhưng họ vẫn không có tư liệu sản xuất hay của cải nên họ đành phải bán sức lao động để
duy trì cuộc sống).

2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Thứ nhất, giá trị của hàng hóa sức lao động

Giá trị của hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất sức lao động quyết định. 

Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực
đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Do đó, giá trị của
hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu
sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.

Cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ bao gồm các bộ phận sau:

 Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao
động.  

 Phí tổn đào tạo người lao động.

 Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của
người lao động. 

Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng
hóa sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên

Thứ hai, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu
cầu của người mua.

Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn
hơn. giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá
trình sử dụng sức lao động.

Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa
thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được
bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn
gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư nêu trên do hao phí sức lao động mà có.

II) Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sức
lao động Việt Nam trên thị trường lao động hiện nay
1. Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng hóa sức lao động và thị trường lao
động ở Việt Nam hiện nay

a) Thị trường lao động


Thị trường lao động (Thị trường sức lao động) là một phần của hệ thống thị trường,
tại đó xảy ra quá trình trao đổi giữa người lao động tự do và người có nhu cầu sử dụng
lao động. Quá trình này được thiết lập, thỏa thuận dựa trên cơ sở các mối quan hệ lao
động như tiền lương, môi trường làm việc, chế độ xã hội…thông qua hợp đồng làm việc
bằng văn bản hoặc bằng miệng.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, thị trường lao động Việt Nam đã có những sự
chuyển biến và phục hồi đáng kể. Năm 2021, dịch bệnh đã làm đứt gãy hoàn toàn thị
trường lao động của nước ta khiến tỷ lệ người có việc làm giảm sâu, số người thất nghiệp
và thiếu việc làm tăng cao, thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm
trọng. Dẫn đến mặt thiếu hụt về mặt hàng hóa sức lao động cho xuất khẩu và tiêu dùng
trong nước.

Tuy nhiên, trong năm 2022, với những giải pháp thích ứng linh hoạt kịp thời, nền
kinh tế nước ta đang có nhiều tín hiệu khởi sắc, nhờ đó thị trường lao động cũng hoạt
động nhộn nhịp trở lại, hứa hẹn nhiều tín hiệu phục hồi lạc quan về chuỗi sản xuất hàng
hóa sức lao động. Cũng bởi ảnh hưởng từ dịch bệnh, xu hướng lao động trong năm 2022
ở nước ta đã có những thay đổi mới như đầu tư máy móc tự động hóa nhiều hơn hoặc
tuyển dụng và trả lương cho người lao động theo sản phẩm, không nhất thiết phải theo
mô hình ký kết hợp đồng lao động nữa. 

b) Khả năng cạnh tranh của hàng hóa sức lao động

Hiện nay, công cuộc đổi mới và hội nhập ở nước ta ngày càng được đẩy mạnh, Việt
Nam dần tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, và đó cũng là cơ hội để Việt Nam gia tăng
xuất khẩu hàng hóa trong nước ra nước ngoài. Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức lớn
đối với các hàng hóa trong nước. Với mẫu mã đẹp, chất lượng cao hàng hóa nước ngoài
nhanh chóng được nhiều người tiêu dùng yêu thích và trở thành đối thủ cạnh tranh của
hàng hóa sức lao động trong nước. 

Không chỉ vậy, do tác động của đại dịch, mô hình buôn bán online đang dần trở
thành xu hướng bởi sự tiện lợi, nhanh chóng, và đảm bảo an toàn dịch bệnh tốt. Vì vậy,
trong thời buổi ngày nay có thể nói nếu một doanh nghiệp không kịp thời bắt kịp xu
hướng thì mức độ cạnh tranh hàng hóa của họ sẽ bị giảm đi đáng kể vì không đáp ứng
được nhu cầu chung của người tiêu dùng.

2. Giải pháp giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sức lao động Việt
Nam trên thị trường lao động hiện nay

Để tồn tại và phát triển, trong thị trường thế giới đầy khắc nghiệt, các nhà kinh tế
Việt Nam cần có những chiến lược khái quát và cụ thể để nhằm nâng cao sức cạnh tranh
của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sức lao động. Về khái quát, Nhà nước và các doanh
nghiệp cần chú ý:

Thứ nhất, cần chú trọng vào đổi mới và nâng cao chất lượng thị trường lao động hiện
nay bằng việc nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị hiện
đại cho lao động. Có thể nói, thị trường lao động là một trong những yếu tố nền tảng giúp
gia tăng mức độ cạnh tranh của hàng hóa sức lao động. Đồng thời việc đổi mới và áp
dụng mô hình khoa học công nghệ vào sản xuất nhiều hơn sẽ giúp nâng cao chất lượng
sản phẩm từ đó giúp duy trì mà còn tạo cơ hội tăng mức độ cạnh tranh hàng hóa sức lao
động của doanh nghiệp.

Thứ hai, chủ động chuẩn bị nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây
dựng kế hoạch dài hạn, bài bản trong sản xuất hàng hóa sức lao động. Giải pháp giúp tạo
cho doanh nghiệp một tâm thế chuẩn bị cao độ trước những biến cố có thể xảy ra đồng
thời giữ cho chuỗi sản xuất không bị đứt gãy, lượng hàng hóa sản xuất ra không bị thụt
giảm. Đáp ứng một cách nhanh chóng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Thứ ba, mở rộng nền tảng buôn bán hàng hóa sức lao động. Trước thời đại kỹ thuật
số 4.0 hiện này cũng như trước những biến đổi do dịch bệnh gây nên, mô hình “bán hàng
online” đang là một giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh
tranh hàng hóa của mình. Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng ngồi nhà mua sắm
nhiều hơn, một phần do sự tiện lợi mà mua hàng online mang lại, một phần là muốn đảm
bảo sức khỏe. Vì vậy, mô hình “bán hàng online” đang là một trong những giải pháp
được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Về cụ thể, các mặt về giá cả, chất lượng và tiếp thị cần được các doanh nghiệp đẩy mạnh
và quan tâm nếu mong muốn nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa sức lao động của
mình:

a) Giá cả

Phải tính toán sao cho giá thành hợp lí, đủ sức cạnh tranh với các hàng hoá sức lao
động khác trên thị trường, không quá cao cũng không quá thấp đồng thời đi đôi với chất
lượng. Phải có sự chuyên môn hoa cao để có sự lựa chọn sản phẩm mà không cạnh tranh
triệt tiêu nhau.

b) Chất lượng

Vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động phải gắn liền với việc hình thành đội ngũ
lao động có trình độ và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mới đáp ứng được nhu cầu của thực
tiễn. Phải biết nắm bắt sử dụng có hiệu quả những phương tiện kỹ thuật hiện đại. Đi đôi
với việc đào tạo tay nghề cần quan tâm tới giáo dục phẩm chất cho người lao động, rèn
luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với
mục tiêu, lí tưởng mà Đảng và Nhà nước đề ra.

c) Tiếp thị

Cải thiện môi trường kinh doanh để ai cũng có thể kinh doanh theo pháp luật một
cách thuận lợi và được hưởng các dịch vụ rõ ràn. Đặc biệt là Nhà Nước cần hỗ trợ tích
cực doanh nghiệp và nghiên cứu triển khai tiếp thị, xuất khẩu và đào tạo nguồn nhân lực
hàng hoá sức lao động.

You might also like