You are on page 1of 6

BÀI TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG A1 TỔNG HỢP

CHƯƠNG I - ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM


A. BÀI TẬP TẠI LỚP
1. Hình 1.2 cho đồ thị chuyển động của vật A (I) và một vật B (II). Hỏi:
a. Hai vật có khởi hành cùng lúc và tại cùng một địa điểm hay không?
b. Chuyển động của hai vật đó là chuyển động gì? Tính vận tốc (hay vận
tốc trung bình) của mỗi vật.
c. Sau bao lâu vật A đuổi kịp vật B?
d. Quãng đường mỗi vật đi được từ lúc khởi hành tới lúc gặp nhau?
2. Trên đường thẳng AB, cùng một lúc xe thứ nhất khởi hành từ A về B với
vận tốc 40 km/h, xe thứ hai từ B đi cùng chiều với vận tốc 30 km/h. Biết
AB = 20 km. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe với cùng một hệ qui chiếu.
3. Lúc 7 h, một người ở A chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h đuổi theo một người ở B đang
chuyển động với vận tốc 5 m/s. Biết AB = 18 km.
a/ Viết phương trình chuyển động của hai người.
b/ Người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai lúc mấy giờ? Ở đâu?
4. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72 km/h thì hãm tốc độ chuyển động chậm dần đều.
Sau 25 s nó đạt vận tốc 36 km/h. Tính:
a. Gia tốc của xe.
b. Vận tốc của xe ở thời điểm sau khi hãm tốc độ được 30 s.
c. Quãng đường ô tô đi được trong 30 s đó.
5. Phương trình cơ bản của một vật chuyển động thẳng là: x = 6t2 - 18t + 12 (cm; s)
Hãy xác định:
a. Gia tốc của chuyển động và cho biết tính chất của chuyển động.
b. Vận tốc của vật ở thời điểm t = 2 s.
c. Tọa độ của vật khi nó có vận tốc v = 36 cm/s.
d. Độ dời của vật trong khoảng thời gian t = 1s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
6. Một người đi xe đạp vận tốc không đổi v1 = 16,2 km/h khi ngang qua một ô tô thì ô tô bắt đầu chuyển
bánh cùng chiều với người đi xe đạp với gia tốc a = 0,4 m/s2. Chọn gốc tọa độ là vị trí ô tô bắt đầu
chuyển bánh, chiều dương là chiều chuyển động của hai xe, gốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu chuyển
động. Hỏi:
a/ Sau bao lâu ô tô đuổi kịp người đi xe đạp.
b/ Vận tốc của ô tô và tọa độ lúc hai xe gặp nhau.
7. Một xe lửa dừng lại hẳn sau 20 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh và trong thời gian đó xe chạy được 120 m.
Tìm vận tốc của xe lửa lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của xe lửa.
8. Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều với v0 = 18 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu chuyển
động nhanh dần xe đi được 12 m. Tính gia tốc và quãng đường xe đi được trong 4 giây đó.
9. Một thang máy chuyển động không vận tốc đầu từ mặt đất đi xuống một giếng sâu 150 m. Trong 2/3
quãng đường đầu tiên thang máy có gia tốc 0,5 m/s2, trong 1/3 quãng đường sau thang máy chuyển động
chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn ở đáy giếng. Vận tốc cực đại của thang là bao nhiêu?
ĐS: 36 km/h
10. Một chiếc xe chuyển động với vận tốc 10 m/s với gia tốc không đổi là 1 m/s2 cho đến khi đạt được
vận tốc 15 m/s.

1
a. Tính thời gian xe đã di chuyển.
b. Tính quãng đường xe đã di chuyển.
c. Giả sử xe đi được quãng đường 100 m thì vận tốc xe bằng bao nhiêu?
ĐS: a) t = 5 s; b) s = 62,5 m; c) v1= 17,32 m/s
11. Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, khi đi hết 1 km thứ nhất thì vận tốc của đoàn tàu
là 10 m/s. Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi đi hết 2 km.
ĐS: v2  14,1m/s
12. Phương trình chuyển động của một vật trên đường thẳng là: x = 2t2 + 10t + 100 (m,s)
a. Tính vận tốc của vật lúc t = 2s.
b. Tính quãng đường vật đi được khi vận tốc đạt 30 m/s.
ĐS: a) vt = 8 m/s; b) s =100 m
13. Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 4 m/s, gia tốc 0,2 m/s2.
a. Viết phương trình tọa độ.
b. Tính vận tốc và quãng đường đi được sau 5 s.
c. Viết phương trình vận tốc.
ĐS: x = 4t + 0,1t2; v = 5m/s; s = 22,5m
14. Hãy viết phương trình đường đi và tính đường đi của các vật chuyển động sau 5s. Biết phương trình
vận tốc của các vật chuyển động như các trường hợp sau:
a. v = 5 + 4t (m/s)
b. v = 8t (m/s)
c. v = 10 – 2t (m/s)
ĐS: a) s = 2t2 + 5t; s = 75m, b) s = 4t2; s = 100 m ; c) s = - t2 +10t; s = 25 m
15. Một người đi xe đạp lên một dốc dài 50 m. Vận tốc khi bắt đầu lên dốc là 18 km/h và cuối cùng là 3
m/s. Giả sử chuyển động chậm dần đều. Tìm gia tốc của chuyển động và thời gian để lên hết dốc.
ĐS: a = - 0,16 m/s2; t = 12,5 s
16. Một phi thuyền đi xuống bề mặt Mặt Trăng với vận tốc đều là 10 m/s. Ở độ cao 120 m một vật từ phi
thuyền được thả xuống. Biết gMT = 1,6 m/s2. Tính vận tốc của vật khi chạm bề mặt Mặt Trăng.
ĐS: vt = 22 m/s
17. Một vật chuyển động trên trục Ox với gia tốc a = 0,5 m/s2. Khi t = 0 vật ở gốc tọa độ O và có vận tốc
vo = 0.
a. Vẽ đồ thị vận tốc và nêu tính chất chuyển động của vật.
b. Lập phương trình chuyển động của vật.
c. Xác định tọa độ và vận tốc của vật ở thời điểm t = 40 s.
ĐS: a) v = 0,5t (m/s); b) x = 0,25t2; c) v40 = 20 m/s; x40 = 400 m
18. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, theo phương trình: x = 10 - 2t + 2,5t2 trong đó x tính
bằng mét, t tính bằng giây.
a. Hãy xác định gia tốc của chất điểm.
b. Tìm tọa độ và vận tốc tức thời của chất điểm lúc t = 5 s.
c. Tính độ dời của vật trong thời gian 5 s đầu tiên
ĐS: a) a = 5 m/s2; b. x5 = 62,5 m; v5 = 23 m/s; c) x = 52,5 m
19. Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính 15 cm với vận tốc góc
không đổi bằng 5 vòng/s. Tính chu kì, vận tốc dài.
20. Trong một máy gia tốc êlectrôn chuyển động trên một quĩ đạo tròn có bán kính R = 1 m. Thời gian
êlectrôn quay hết 5 vòng là 5.10-7 s. Hãy tính vận tốc góc, vận tốc dài và gia tốc hướng tâm của êlectrôn.

2
21. Một chất điểm chuyển động tròn đều trên một đường tròn bán kính 40 cm. Biết nó đi được 5 vòng
trong thời gian 2 s. Khi t = 0 toạ độ góc của chất điểm là 0 = 0.
a/Tính vận tốc góc, vận tốc dài, gia tốc của chất điểm.
b/Toạ độ góc chất điểm ở thời điểm t = 3 s.
c/Quãng đường chất điểm đi được trong 3 s đầu tiên.
22. Một xe tải có bánh xe đường kính 80 cm, chuyển động đều với vận tốc 36 km/h. Tính chu kì, tần số,
vận tốc góc của đầu van xe.
ĐS:  = 25 rad/s; T = 0,25 s; f = 4 Hz
23. Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R = 25 m, với vận tốc dài 90 km/h. Xác
định gia tốc hướng tâm của chất điểm.
ĐS: aht = 25 m/s2
24. Một đĩa quay đều quanh trục qua tâm O, với vận tốc quay 300 vòng trong một phút.
a. Tính vận tốc góc và chu kỳ quay.
b. Tính vận tốc dài và gia tốc của một điểm trên đĩa cách tâm 10 cm. Cho g = 10m/s2.
ĐS: a)  = 31,4 rad/s; b) v = 3,14 m/s; a = 98,6 m/s2
25. Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn tâm O, bán kính R = 50 cm. Biết rằng ở thời điểm
t1 = 1s chất điểm ở tọa độ góc 1 = 45o; ở thời điểm t2 = 5s chất điểm ở tọa độ góc 2 = 90o và nó chưa
quay hết một vòng. Tính độ lớn của vận tốc dài và vận tốc góc trung bình của chất điểm.
ĐS: TB =/16 rad/s; vTB = 9,82 cm/s
26. Chiều dài của chiếc kim giây của một đồng hồ dài gấp 1,5 lần kim giờ của nó. Hỏi vận tốc dài của
đầu kim giây gấp mấy lần vận tốc dài của kim giờ?
ĐS: v1/v2 = 1080
27. Một đĩa đặc đồng chất có dạng hình tròn bánh kính R = 30 cm đang quay tròn đều quanh trục của nó.
Biết thời gian quay hết 1 vòng là 2 s. Tính vận tốc dài và vận tốc góc của hai điểm A và B nằm trên cùng
một đường kính của đĩa. Biết rằng điểm A nằm trên vành đĩa, điểm B nằm trung điểm giữa tâm O của
vòng tròn với vành đĩa.
ĐS: A = B =  = 2/T =  rad/s; vA = 0,94 m/s; vB = 0,47 m/s
28. Một trái táo rụng từ trên cây có độ cao h = 5 m so với mặt đất xuống một giếng sâu cạn nước mất 4
s. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính độ sâu của giếng.
b. Tính vận tốc của trái táo lúc qua miệng giếng và lúc chạm đáy giếng.
29. Thả hai vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h1  h2. Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ nhất
gấp ba lần của vật thứ hai. So sánh h1 với h2 và vận tốc chạm đất v1 với v2 của hai vật
30. Người ta thả lần lượt hai viên sỏi ở cùng một độ cao h nhưng cách nhau một khoảng thời gian 0,5 s.
Lấy g = 10 m/s2. Tính:
a. Khoảng cách giữa hai viên sỏi khi viên thứ nhất rơi được 2 s.
b. Biết vận tốc của hai viên sỏi lúc chạm đất là 30 m/s. tính độ cao h
31. Một vật rơi tự do từ một độ cao h. Biết rằng trong ba giây cuối cùng vật rơi được quãng đường 90 m.
Tính:
a. Thời gian rơi của vật.
b. Vận tốc của vật lúc chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
Đáp số: a. t = 4,5 s; b. v = 45 m/s
32. Một vật được bắn từ một độ cao h0 = 33,5 m so với mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận
tốc đầu v0 = 9,8 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí.
a. Tính độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật có thể đạt được.
3
b. Sau bao lâu vật lại đi qua điểm bắn.
c. Xác định thời gian từ lúc bắn tới lúc chạm đất và vận tốc lúc chạm đất.
Đáp số: a. hmax = 38,4 m; b. t2 =2 s; c. tcđ = 3,8 s; vcđ = 27,44 m/s
33. Một vật được ném từ độ cao 80 m với vận tốc đầu v0 = 5 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian từ lúc
ném đến lúc vật chạm đất và vận tốc của vật khi chạm đất trong hai trường hợp sau:
a/ v0 thẳng đứng hướng lên.
b/ v0 thẳng đứng hướng xuống.
34. Từ một sân thượng cao 20 m một người đã ném một hòn sỏi theo phương ngang với vận tốc ban đầu
là 4 m/s. Lấy g = 10 m/s2.
a/ Viết phương trình chuyển động của hòn sỏi.
b/ Viết phương trình quĩ đạo của hòn sỏi.
c/ Hòn sỏi đạt tầm xa bằng bao nhiêu? Vận tốc của nó khi chạm đất?
35. Từ mặt đất một viên đạn được bắn lên với vận tốc ban đầu vo = 60 m/s theo phương hợp với mặt đất
nằm ngang một góc  = 30o. Sau 4 s viên đạn chui vào cửa sổ một tòa nhà.
a/ Lập phương trình chuyển động và phương trình quĩ đạo của viên đạn.
b/ Tính khoảng cách từ điểm bắn đến cửa sổ.
c/ Tính tầm xa và tầm cao của viên đạn.
36. Người ta ném từ mặt đất một vật có khối lượng m = 100 g lên cao theo phương thẳng đứng. Thời
gian từ lúc ném đến lúc vật đạt độ cao cực đại là 3 s và thời gian từ lúc ném đến lúc rơi trở lại mặt đất là
4,5 s. Tính độ lớn của lực cản không khí. Coi độ lớn lực cản này không đổi trong suốt quá trình chuyển
động. Lấy g = 10 m/s2.
Đáp số: FC = 0,6 N
37. Một máy bay ném bom bay theo phương ngang ở độ cao 2 km với tốc độ 504 km/h. Hỏi viên phi
công phải thả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để bom rơi trúng mục tiêu? Lấy g
= 10 m/s2.
Đáp số: L = 2,8 km
38. Từ độ cao 15 m so với mặt đất, một vật được ném chếch lên với vận tốc ban đầu 20 m/s: hợp với
phương nằm ngang một góc 30o. Hãy tính:
a/ Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất.
b/ Độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật đạt tới.
c/ Tầm bay xa của vật (khoảng cách từ hình chiếu của điểm ném trên mặt đất đến điểm rơi). Lấy g = 10
m/s2.
Đáp số: a) t = 3,7 s; b) H = 20 m; c) L = 64,6 m
39. Hai vật được ném đồng thời từ mặt đất vật thứ nhất được ném thẳng đứng lên trên và vật thứ hai
được ném lên hợp một góc 30o so với phương ngang. Vận tốc đầu của mỗi vật vo = 30 m/s. Bỏ qua sức
cản của không khí, tìm độ chênh lệch độ cao giữa hai vật sau khoảng thời gian t = 2s.
Đáp số: h = 30 m
40. Một chất điểm chuyển động theo chiều dương trên trục Ox, bắt đầu từ O với vận tốc đầu bằng 0. Gia
tốc của chất điểm có độ lớn: a = b – cx, với b, c là các hằng số dương.
a) Tìm vận tốc cực đại vmax của chất điểm
b) Tìm quãng đường s vật đi được từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc dừng lại.

4
B. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1.1. Xác định quỹ đạo của chất điểm chuyển động với phương trình chuyển động sau đây:
a) x  t, y  2t 2 ,z  0
b) x  cos t, y  cos 2t, z  0
c) x  2sin t, y  0, z  2cos t
d) x  0, y  3e2t ,z  4e2t
1.2. Xác định quỹ đạo của chất điểm chuyển động với phương trình chuyển động sau đây:
a) x   sin 2t, y  2, z  2sin 2 t  1
b) x  3, y  sin t, z  2cos t
c) x  cos t, y  bcos  t   , z  2
1.3. Một chất điểm chuyển động trên quỹ đạo tròn, bán kính bằng 50m. Quãng đường đi được trên quỹ đạo
được cho bởi công thức s  0,5t 2  10t  10(m) . Tìm gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến và gia tốc toàn
phần của chất điểm lúc t  5(s) .
ĐS: a) -1 m/s2, b) 0,5 m/s2, c) 1,12 m/s2
1.4. Từ độ cao h = 25m một vật được ném theo phương nằm ngang với vận tốc v0 = 15 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.
Xác định:
a) Quỹ đạo của vật
b) Thời gian chuyển động của vật cho tới lúc chạm đất
c) Gia tốc toàn phần, gia tốc toàn phần, gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến của vật lúc chạm đất.
d) Bán kính cong của quỹ đạo tại điểm chạm đất.
ĐS: b) t = 2,26 s, c) a = 9,8 m/s2, at = 8,1 m/s2, an = 5,6 m/s2, R = 127m
1.5. Một viên đạn được bắn lên với vận tốc v0  800m / s theo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang mọt góc
  300 .
a) Xác định tầm xa của viên đạn
b) Tính độ cao lớn nhất mà viên đạn đạt được
ĐS: a) 56003 m, b) 40,7 m và 8100 m
1.6. Trong nguyên tử hydro, ta có thể coi electron chuyển động tròn đều xung quanh hạt nhân với bán kính
R  0,5.108 cm , với vận tốc v  2,2.108 cm / s . Tìm:
a) Vận tốc góc của electron
b) Chu kỳ quay của electron
ĐS: a) 4,4.1016 rad/s, b) 1,4.1016 s
1.7. Một chất điểm quay xung quanh một điểm cố định sao cho góc quay phụ thuộc vào thời gian theo quy
luật   kt 2 với k  0,2rad / s2 . Hãy xác định gia tốc toàn phần của chất điểm lúc t = 2,5(s), biết rằng lúc
đó vận tốc dài của nó bằng v = 0,65m/s.
ĐS: 0,7 m/s2
1.8. Một chất điểm chuyển động theo một cung tròn bán kính R. Góc α giữa vector gia tốc toàn phần và vector
2s
vận tốc thỏa mãn hệ thức: tg  , trong đó s là quãng đường đi được. Hãy chứng minh vận tốc của chất
R
điểm phụ thuộc vào s theo quy luật v  k s với k là một hằng số.
1.9. Một chất điểm đang quay với vận tốc 300 vòng/phút thì bị hãm lại. Sau khi hãm 1 phút vận tốc góc của
chất điểm còn lại 180 vòng/phút. Tính:
a) Gia tốc của chất điểm khi bị hãm.
b) Số vòng mà chất điểm đã quay được trong thời gian 1 phút hãm đó.
5
ĐS: a) -0,21 rad/s2, b) 240 vòng
1.10. Một bánh xe bán kính 10cm quay tròn với gia tốc góc 3,14 rad/s2. Sau giây đầu tiên:
a) Vận tốc của bánh xe bằng bao nhiêu
b) Vận tốc dài, gia tốc tiếp tuyến, pháp tuyến và toàn phần của một điểm trên vành bánh xe bằng bao
nhiêu
ĐS: a)  = 3,14 rad/s, b) 0,314 m/s, at = 0,314 m/s2, an = 0,986 m/s2
1.11. Một đoàn tàu bắt đầu chạy vào một đoạn đường tròn, bán kính 1km, dài 600m, với vận tốc 54km/giờ.
Đoàn tàu chạy hết quãng đường đó hết 30 giây. Tìm vận tốc dài, gia tốc pháp tuyến, gia tốc tiếp tuyến,
gia tốc toàn phần và gia tốc góc của đoàn tàu ở cuối quãng đường đó. Coi chuyển động của đoàn tàu là
nhanh dần đều.
ĐS: v = 25 m/s, an = 0,625 m/s2, at = 0,33 m/s2,  = 3.10-4 rad/s2
1.12. Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc đầu v0 hợp với đường nằm ngang một góc α. Bỏ qua sức
cản của không khí, hãy xác định:
a) Góc α để chiều cao bằng tầm xa
b) Bán kính cong tại gốc và tại đỉnh quỹ đạo
ĐS: a) 76°, b)
1.13. Hai viên đạn lần lượt được bắn lên bởi một sung đại bác với cùng vận tốc v0, một viên bắn dưới góc
1  600 , viên kia bắn dưới góc  2  450 (cùng trong một mặt phẳng thẳng đứng). Khoảng thời gian giữa
hai lần bắn là t  11s . Bỏ qua sức cản của không khí, hãy xác định vận tốc của v0 để hai viên đạn gặp
nhau.
ĐS: 250 m/s
1.14. Một chất điểm chuyển động tròn với vận tốc góc   kt 2 , trong đó k  102 rad / s3 . Hỏi trong khoảng thời
gian t = 7s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vector gia tốc toàn phần của chất điểm làm một góc  bằng
bao nhiêu với vector vận tốc của nó.
ĐS: 90°
1.15. Một chất điểm chuyển động tròn quanh một điểm cố định. Góc quay θ là hàm của vận tốc góc ω sao
0  
cho   với 0 và a là những hằng số dương. Tại thời điểm t = 0 vận tốc góc   0 . Hãy xác định
a
(t) , (t) .
1.20. Hai vật được ném cùng lúc từ cùng thời điểm. Một vật được ném thẳng đứng và vật khác được ném dưới
một góc 600 so với phương ngang. Vận tốc đầu của mỗi vật v0  25km/s. Bỏ qua sức cản của không khí,
tìm khoảng cách giữa hai vật sau khoảng thời gian t = 1,7s.
ĐS: 22m

You might also like