You are on page 1of 5

Chương 1.

NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT


CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Chất
Bao quanh chúng ta là thế giới vật chất. Không khí, nước, cây cỏ, động vật, máy móc, tàu hỏa, tàu
thủy… đều được tạo ra từ vật chất.
Mỗi chất hóa học được cấu tạo từ những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hay thuộc các
nguyên tố khác nhau. Các nguyên tử liên kết với nhau bằng một loại lực gọi là liên kết hóa học.
- Đơn chất là chất hóa học được cấu tạo từ những nguyên tử của cùng một nguyên tố.
- Hợp chất là chất hóa học được cấu tạo từ những nguyên tử của các nguyên tố khác nhau.
1.1.2. Nguyên tố
Mỗi loại nguyên tử mà hạt nhân có cùng đơn vị điện tích là một nguyên tố hóa học.
Ví dụ: Nguyên tố oxy có số đơn vị điện tích của hạt nhân nguyên tử bằng 8 (Z = 8). Trong thực tế
có 3 nguyên tử oxy với khối lượng khác nhau là 16; 17; 18 nhưng đều có số đơn vị điện tích hạt nhân
bằng 8 đó là các nguyên tử khác nhau của cùng một nguyên tố oxy (được viết là: 168O, 178O, 188O).
1.1.3. Phân tử
Phân tử là phần tử (hay hạt) nhỏ nhất của một chất có thể tồn tại độc lập mà vẫn giữ nguyên tính
chất của chất đó.
Ví dụ: CO là phân tử cacbon oxit, cháy được (là một thành phần trong khí than dùng làm chất đốt).
0
CO + 1/2O2 t→ CO2; H < 0 (tỏa nhiệt)

CO2 là phân tử cacbon đioxit, không cháy được (dùng để dập tắt các đám cháy lớn).
Về mặt hóa học, khi đề cập đến một chất tức là đề cập đến phân tử chất đó. Ta cũng có thể nói
ngược lại: Nói đến một phân tử là đề cập đến một chất. Mối liên hệ đó có thể diễn đạt như sau:
Chất  Phân tử
1.2. Đơn vị đo trong hóa học
1.2.1. Đơn vị đo khối lượng
1.2.1.1. Số Avogadro (NA)
Là số nguyên tử có trong 12g 12C; NA= 6,023.1023
1.2.1.2. Đơn vị khối lượng nguyên tử (u hay đơn vị Cacbon)
Đơn vị khối lượng (u hay đvC) bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử 12C
1u = 1đvC = 1/12 m 12C = 1/12.12 (g)/NA = 1,66056.10-24 (g)
1.2.1.3. Khối lượng nguyên tử (nguyên tử lượng)
Là khối lượng nguyên tử tính ra đơn vị cacbon. Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các
hạt e, p, n.
1.2.1.4. Khối lượng phân tử (phân tử lượng)
Là khối lượng phân tử tính ra đơn vị cacbon. Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các
nguyên tử có trong phân tử.
1.2.1.5. Nguyên tử khối - Phân tử khối
- Nguyên tử khối của nguyên tử X hay khối lượng tương đối của nguyên tử X (A X) cho biết khối
lượng của nguyên tử X gấp bao nhiêu lần khối lượng được chọn làm đơn vị, nghĩa là gấp bao nhiêu lần
1/12 khối lượng của nguyên tử 12C (1đvC).
Nguyên tử khối không có đơn vị
Ví dụ: MH = 1,0079
- Phân tử khối của một phân tử bằng tổng số nguyên tử khối của các nguyên tử tạo thành.
Ví dụ: MH2 = 1,0079.2 = 2,0158
1.2.1.6. Mol
Mol là lượng chất chứa NA hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion, electron…).
1.2.1.7. Khối lượng mol
Khối lượng mol (ký hiệu M) của một chất là khối lượng của 1 mol phần tử cùng cấu trúc (nguyên
tử, phân tử, ion, đơn vị công thức) của chất đó và có đơn vị là g/mol.
Ví dụ: khối lượng mol của Fe là 55.85 g/mol, của H2O là 18,02 g/mol.
1.2.2. Đương lượng (Đ)
1.2.2.1. Định nghĩa
Đương lượng của một nguyên tố là lượng nguyên tố đó có thể kết hợp hoặc thay thế 1 mol nguyên
tử H trong phản ứng hóa học.
* Quy ước: ĐH = 1, ĐO = 8
Ví dụ 1: H2 + 1/2O2  H2O
Cứ 2 mol nguyên tử H kết hợp với 16 gam Oxy, vậy 1 mol nguyên tử H kết hợp với 8 gam Oxy. Từ
đó ĐO = 8.
Ví dụ 2: Na + HCl  NaCl + 1/2H2
1 mol Na kết hợp với 1 mol H/HCl. ĐNa = 23
* Đương lượng của một nguyên tố là tỉ số giữa nguyên tử khối của nguyên tố và hóa trị của nó.
Đ = M/n ; n: hóa trị
* Đương lượng của một chất: Là lượng chất đó có thể kết hợp hoặc thay thế với 1 đương lượng của
1 chất khác
ĐA = MA/n
Cách tính n:
+ Đối với axit: n là số ion H+ mà 1 phân tử axit trao đổi trong phản ứng
Ví dụ: ĐHCl = 36,5/1 = 36,5
ĐH 2 S O4 =?
2NaOH + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O  Đ H 2 S O4 = 98/2 = 49
NaOH + H2SO4  NaHSO4 + H2O  Đ H 2 S O4 = 98/1 = 98
+ Đối với bazơ: n là số ion OH- mà 1 phân tử bazơ trao đổi trong phản ứng
Ví dụ: ĐNaOH = 40/1 = 40
Đ Cu (OH ) = ?2

Cu(OH)2 + 2HCl  CuCl2 + 2H2O  Đ Cu(OH ) = 98/2 = 49 2

Cu(OH)2 + HCl  Cu(OH)Cl + H2O  Đ Cu(OH ) = 98/1 = 98 2

+ Đối với muối hay oxit: n là tích số điện tích của cation hay anion với số nguyên tử của nó trong
phân tử.
Ví dụ: Đ Al ¿¿ = M/6, Đ K O = M/2
2 2

+ Đối với phản ứng oxi hóa - khử: n là số e mà 1 phân tử chất đó trao đổi trong phản ứng.
Ví dụ: KMnO4 + FeSO4+ H2SO4  Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Ta có: MnO4- + 5e + 8H+  Mn2+ + 4H2O  Đ KMnO = M/5


4

Fe2+  Fe 3+ + 1e  Đ FeSO = M/1


4

1.2.2.2. Định luật đương lượng


Trong các phản ứng hóa học, các chất phản ứng với nhau theo các số đương lượng bằng nhau
hay: Trong các phản ứng hóa học, các chất phản ứng với nhau theo các khối lượng tỉ lệ với đương
lượng của chúng.
Xét phản ứng: A+BC
mA ĐA mA mB
= ⇔ =
mB ĐB ĐA ĐB
Chú ý: Số đương lượng gam = m/Đ
1.3. Một số định luật quan trọng trong hóa học
1.3.1. Định luật bảo toàn khối lượng (Lavoisier và Lomonosov)
Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất thu được sau phản
ứng.
A+BC+D
Ta có: mA + mB = mC + mD
1.3.2. Định luật thành phần không đổi (Proust)
Một hợp chất hóa học dù được điều chế bằng cách nào cũng đều có thành phần không đổi.
1.3.3. Định luật tỉ lệ bội (John Dalton)
Nếu hai nguyên tử hóa học tạo với nhau một số hợp chất thì các lượng của một nguyên tố này kết
hợp với cùng một lượng của nguyên tố kia tỉ lệ với nhau như các số nguyên.
Ví dụ: Hợp chất giữa C và O là CO và CO2
 Tỉ lệ oxi trong 2 phân tử này là: 1:2
1.3.4. Định luật Avogadro
“Ở nhiệt độ giống nhau, áp suất giống nhau, những thể tích bằng nhau của các chất khí khác nhau
đều chứa số lượng phân tử giống nhau”
Bài tập
1.1. Tính đương lượng của các chất tham gia phản ứng trong các phản ứng sau:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
1.2. Đốt cháy 9,3g Mg thu được 15,42g MgO. Tính đương lượng của Mg tham gia phản ứng trên
1.3. Tính khối lượng của axit oxalic (đương lượng bằng 45) vừa đủ để làm mất màu 0,79 g thuốc
tím trong môi trường axit.
1.4. Một bình kín dung tích 10 lít chứa chất khí A ở điều kiện 27 0C và 1,5atm. Tính số mol khí A
trong bình.
1.5. Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị II và hóa trị III bằng dung
dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí thoát ra (đktc). Tính khối lượng muối khan thu được khi
cô cạn dung dịch A.
1.6. Một dung dịch chứa 0,02mol Cu 2+; 0,03mol K+; x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các
muối tan có trong dung dịch là 5,435g. Tìm giá trị của x và y.
1.7. Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian biến thành 12 gam hỗn hợp khí X
gồm Fe và các oxit sắt. Cho X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HNO 3 thu được 2,24 lít khí duy nhất
NO (đktc). Tính m.
1.8. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe 2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H2SO4
0,1M vừa đủ. Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
bao nhiêu?
1.9. Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan X trong dung dịch
HNO3 dư thấy thoát ra 0,56 lít NO duy nhất ở đktc. Tính m.

You might also like