You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT

BÀI TIỂU LUẬN


GIÁO DỤC THỂ CHẤT 2 – MÔN HỌC BÓNG CHUYỀN

Họ và tên: Ngô Xuân Thanh


Mã sinh viên: 2121060426
Gv hướng dẫn: Lương Anh Hùng
Mã môn học: 7010702

Hà nội 04 – 2022
1. Môn bóng chuyền có các kỹ thuật cơ bản nào? Trình bày các kỹ
thuật đó?
Trong bóng chuyền có 3 kỹ thuật cơ bản:
1.1. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay chính diện

Hình 1: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay chính diện

a. Tư thế chuẩn bị
Khi chuyền bóng, điều quan trọng là phải xác định hướng bóng bay tới để
nhanh chóng di chuyển, chọn vị trí hợp lý để chuyền bóng.
Đứng hai chân rộng hơn vai (hoặc chân, trước chân sau), hạ thấp trọng tâm
bằng cách khụy khớp gối, trọng tâm dồn nhiều về chân trước.
b. Đánh bóng:
- Hình tay: 2 tay mở rộng tự nhiên tạo hình túi, 2 ngón cái hướng nhau trên 1
đường thẳng, lòng bàn tay hướng trước.
- Điểm tiếp xúc: Các ngón tay và một phần trai tay của ngón tay trỏ và tay giữa.
- Tầm tiếp xúc: Chếch trước và trên trán, hai ngón tay cái cách trán chừng 15cm.
Khi bóng tới tầm thích hợp, hạ thấp trọng tâm bằng cách khụy gối rồi nhanh
chóng đẩy trọng tâm cơ thể lên trên và hơi chếch ra phía trước, đồng thời đưa 2 tay
lên trước trán, thời điểm chuyền bóng, cổ tay và các ngón tay bật đẩy tích cực vào
bóng để chuyền bóng đi, phải dùng sức cả mười ngón tay, (3 ngón tay cái, tay trỏ,
ngón giữa là các ngón dùng lực chính).
c. Kết thúc động tác
Hai tay vươn lên theo bóng rồi trở về tư thế chuẩn bị.
1.2. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng 2 tay (đệm bóng)

2
a. Tư thế chuẩn bị
Phán đoán, di chuyển chọn vị trí hợp lý để đánh bóng, đứng hai chân rộng hơn
vai (hoặc chân, trước chân sau), hạ thấp trọng tâm bằng cách khụy khớp gối,
trọng tâm dồn nhiều về chân trước.
b. Đánh bóng:
- Hình tay: Hai bàn tay đặt lên nhau, nắm tay lại, 2 ngón cái đặt sát nhau, cánh tay
thẳng.
- Điểm tiếp xúc bóng: 1/3 cẳng tay, gần vị trí cổ tay nhất.
- Tầm tiếp xúc: Ngang thắt lưng
Cách dùng lực: Bóng tới tầm thích hợp, 2 tay nắm lại, hạ thấp trọng tâm, chân
đạp đất, duỗi khớp gối, nâng cao trọng tâm cơ thể lên và ra trước, kết hợp 2 tay
chuyển động từ trong ra trước lên trên, khi tay chạm bóng, bẻ cổ tay, làm căng
nhóm cơ trên cẳng tay để đánh bóng đi.
c. Kết thúc động tác
2 tay chuyển động theo bóng đến ngang ngực rồi buông tay ra, trở về tư thế
chuẩn bị.

Hình 2: Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng 2 tay chính diện (đệm bóng)

1.3. Kỹ thuật phát bóng


a. Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt (chính diện)
• Tư thế chuẩn bị: Đứng mặt hướng vào lưới. Đứng chân trước, chân sau. chân
trước (chân không thuận) mũi chân trước vuông góc với đường biên ngang, chân
sau (cùng phía với tay thuận đánh bóng) cách chân trước nửa bước, trọng tâm dồn
đều 2 chân. Tay không thuận cầm bóng để trước bụng.

3
• Đánh bóng:
- Hình tay: Tay đánh bóng nắm chặt.
- Điểm tiếp xúc: Tiếp xúc mặt phẳng của tay nắm đấm trong hoặc tay nắm đấm
cạnh (vị trí tay cái và tay trỏ).
- Tầm tiếp xúc: Ngang thắt lưng.
Tung bóng: Tay không thuận tung bóng lên cao khoảng 40 - 50 cm và hơi
chếch lên trước về bên tay thuận.
Vung tay đánh bóng: Cùng lúc tay không thuận tung bóng, trọng lượng cơ thể
chuyển về chân sau, gối hơi khuỵu, tay thuận đánh bóng vung ra sau. Khi đánh
bóng tay duỗi thẳng tự nhiên vung từ sau - xuống dưới - ra trước - lên trên theo
hướng vuông góc với lưới. Dùng bàn tay đánh vào phần sau, phía dưới và tâm
bóng ở tầm ngay thắt lưng.Khi đánh bóng trọng tâm cơ thể chuyển dần từ sau ra
trước.
• Kết thúc động tác: Thân người và tay vươn thẳng theo hướng bóng, nhanh chóng
bước chân sau lên trở về tư thế chuẩn bị.

Hình 3: Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện

b. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt (chính diện)


• Tư thế chuẩn bị: Như kỹ thuật phát bóng thấp tay nhưng trọng tâm dồn đều 2
chân.
• Đánh bóng:
- Hình tay: Các ngón tay hơi tách nhau, mũi tay hướng lên trên
- Điểm tiếp xúc: Ngón tay và lòng bàn tay
- Tầm tiếp xúc: khoảng một cẳng tay.
Tung bóng: Tay không thuận tung bóng lên cao hơn đầu khoảng 0,8 - 1m và
hơi chếch sang tay thuận (tay đánh bóng).

4
Hình 4: Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện

Vung tay đánh bóng: Cùng lúc tay phải vung ra sau, trọng tâm chuyển về chân
sau. Chân sau đạp đất, duỗi khớp gối, nâng cao trọng tâm cơ thể, chuyển từ chân sau
lên chân trước đồng thời tay đánh bóng chuyển từ sau ra trước lên trên. Khi bóng rơi
xuống tầm thích hợp thì đánh mạnh vào phía sau, phần dưới tâm của bóng.
*Kết thúc động tác: Tay đánh bóng tiếp tục vươn theo bóng rồi thu tay lại,
chân bước lên trước, trở về tư thế chuẩn bị.
2. Trình bày đặc điểm môn bóng chuyền? Các vị trí trên sân bóng
chuyền? Ý nghĩa mỗi vị trí đó?
2.1. Đặc điểm môn bóng chuyền:
Bóng chuyền là môn thể thao thi đấu giữa hai đội chơi trên một sân có lưới
phân cách ở giữa. Có nhiều hình thức chơi cho từng trường hợp cụ thể, phù hợp
với tất cả mọi người. Mục đích của cuộc chơi là đánh bóng qua trên lưới sao cho
bóng chạm sân đối phương và ngăn không cho đối phương làm tương tự như vậy
đối với đội của mình. Mỗi đội được chạm bóng tối đa là 3 lần để đưa bóng sang
sân đối phương (không kể lần chắn bóng). Bóng vào cuộc bằng phát bóng do cầu
thủ phát bóng đánh bóng qua lưới sang sân đối phương. Một pha bóng chỉ kết thúc
khi chạm sân đấu, ra ngoài hoặc một đội bị phạm lỗi. Trong bóng chuyền, đội
thắng mỗi pha bóng được một điểm (tính điểm trực tiếp). Khi đội đỡ phát bóng
thắng được pha bóng, đội đó ghi được một điểm đồng thời giành được quyền phát
bóng và các cầu thủ đội đó thực hiện di chuyển xoay vòng theo chiều kim đồng hồ

5
một vị trí.

2.2. Các vị trí trên sân bóng chuyền:


- Đội hình thi đấu của đội: Mỗi đội phải luôn có 6 cầu thủ khi thi đấu. Đội
hình thi đấu ban đầu chỉ rõ trật tự xoay vòng của các cầu thủ trên sân. Trật tự này
phải giữ đúng suốt hiệp đấu. Các vận động viên không có trong đội hình thi đấu
đầu tiên của hiệp đó là cầu thủ dự bị.
- Vị trí của các vận động viên được xác định đánh số như sau: Ba vận
động viên đứng dọc theo lưới là những vận động viên hàng trước: vị trí số 4 (trước
bên trái), số 3 (trước giữa) và số 2 (trước bên phải). Ba vận động viên còn lại là
các vận động viên hàng sau: Vị trí số 5 (sau trái), số 6 (ở sau giữa) và 1 (sau bên
phải). Khi bóng đã phát đi, các vận động viên có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị
trí nào trên sân của mình và khu tự do.

Hình 5: Vị trí của các vận động viên trên sân

2.3. Ý nghĩa của mỗi vị trí trên sân:


• Chuyền 2: Chuyền 2 là vị trí đảm nhiệm việc điều tiết sự phối hợp của toàn
đội. VĐV ở vị trí chuyền 2 là người sẽ chạm bóng lần thứ 2 và có nhiệm vụ
đưa bóng đến đúng vị trí của các tay đập để ghi điểm. Giữa chuyền 2 và các

6
tay đập phải có sự ăn khớp với nhau, sắp xếp để giữ nhịp cho toàn đội và
chọn tay đập phù hợp cho đợt tấn công để chuyền bóng. Chuyền 2 phải là
người nhanh nhẹn, có kinh nghiệm, chiến thuật đúng đắn và có tốc độ trong
việc di chuyển khắp mặt sân.
• Libero: Libero hay còn gọi là chuyên gia phòng thủ, người ở vị trí này có
nhiệm vụ đỡ bóng lần thứ nhất, cứu bóng cho toàn đội và giao bóng. Libero
thường là những người có phản ứng trước tiên trên sân và khả năng nắm bắt
tình huống tốt.
• Chủ công: Đây là vị trí ghi nhiều điểm nhất của mỗi đội bóng chuyền. Nhiệm
vụ của họ là nhận bóng từ chuyền 2 và tận dụng đường bóng đó, cố gắng ghi
điểm cho đội. Chủ công là một trong những người có sức bật cao nhất của đội
và phải có lực tay khỏe để tạo ra những cú đập uy lực khiến đối phương khó
có thể đỡ được.
• Đối chuyền: Đối chuyền là vị trí đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ dưới lưới. Họ
là người tạo ra rào chắn khi đối phương có cơ hội tấn công. Vì vậy họ là
người có khả năng phán đoán hướng bóng của đối phương. Đôi khi, đối
chuyền có thể trở thành một chuyền 2 tạo ra các đường bóng tấn công khi có
cơ hội thích hợp.
• Phụ công: Là vị trí di chuyển xoay quanh chuyền 2, phối hợp với chuyền 2
tạo ra các đường bóng tấn công nhanh khiến đối phương bất ngờ. Khi chuyển
sang trạng thái phòng ngự thì họ cùng với đối chuyền tạo ra rào chắn và
phòng thủ dưới lưới. Người chơi ở vị trí này cần phải nhanh nhẹn trong di
chuyển, cần có sức bật tốt để tạo ra những đường bóng tấn công gây bất ngờ
cho đối phương.
3 Câu 3. Luật thay người trong môn bóng chuyền: Giới hạn thay người: Một hiệp mỗi đội được
thay tối đa 6 lần người. Cùng một lần có thể thay một hay nhiều vận động viên. Một vận động
viên của đội hình chính thức có thể được thay ra sân và lại thay vào sân, nhưng trong một hiệp
chỉ được một lần và phải đúng vị trí của mình trong đội hình đã đăng ký. Một vận động viên dự
bị được vào sân thay cho một vận động viên chính thức 1 lần trong 1 hiệp, nhưng chỉ được thay
ra bằng chính vận động viên chính thức đã thay. -Thay người ngoại lệ: Khi một vận động viên
đang đầu trên sản bị chắn thương (trừ Libero) không thể thi đấu tiếp được được thay người hợp
lệ. Trường hợp không thể thay người hợp lệ thì đội đó được thay người ngoại lệ ngoài giỏi hạn
của. Thay người ngoại lệ nghĩa là bất cứ vận động viên nào không có trên sân lúc xảy ra chắn
thương trừ vận động viên Libero hay vận động viên thay cho anh ta có thể vào thay vận động
viên bị thương. Vận động viên dự bị bị chấn thương đã thay ra không được phép vào sân thi đấu
nữa. Thay người ngoại lệ đều không được tính là thuy người thông thưởng. -Thay người bắt
buộc: Một vận động viên bị phạt
11:55

7
3. Luật thay người trong môn bóng chuyền: Giới hạn thay người:

Một hiệp mỗi đội được thay tối đa 6 lần người. Cùng một lần có thể thay một
hay nhiều vận động viên. Một vận động viên của đội hình chính thức có thể
được thay ra sân và lại thay vào sân, nhưng trong một hiệp chỉ được một lần và
phải đúng vị trí của mình trong đội hình đã đăng ký.

Một vận động viên dự bị được vào sân thay cho một vận động viên chính thức
1 lần trong 1 hiệp, nhưng chỉ được thay ra bằng chính vận động viên chính thức
đã thay.

-Thay người ngoại lệ:

Khi một vận động viên đang đầu trên sản bị chắn thương (trừ Libero) không
thể thi đấu tiếp được được thay người hợp lệ. Trường hợp không thể thay người
hợp lệ thì đội đó được thay người ngoại lệ ngoài giỏi hạn của.

Thay người ngoại lệ nghĩa là bất cứ vận động viên nào không có trên sân lúc
xảy ra chắn thương trừ vận động viên Libero hay vận động viên thay cho anh
ta có thể vào thay vận động viên bị thương. Vận động viên dự bị bị chấn thương
đã thay ra không được phép vào sân thi đấu nữa.

Thay người ngoại lệ đều không được tính là thuy người thông thưởng.

-Thay người bắt buộc: Một vận động viên bị phạt

Khi bị thẻ đỏ thì vận động viên phải rời khỏi sân và ngồi trên ghế phạt đến hết
hiệp thi đấu mới được quay trở lại sân thi đấu

You might also like